Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Báo cáo CSDL phân tán Quản lý đặt phòng khách sạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.82 MB, 40 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đời sống con người ngày càng phát triển do vậy nhu cầu đi chơi, du
lịch cũng tăng mạnh. Vậy để đáp ứng nhu cầu đó thì việc có những khách sạn tốt để
đảm bảo cho những chuyến đi đó là rất quan trọng. Việc quản lý đặt phòng cho một
khách sạn nào đó là rất cần thiết. Quản lý đặt phòng khách sạn thông thường là
thực hiện thủ công nhưng với công nghệ phát triển như hiện nay thì việc đó sẽ được
thay thế bằng tin học hóa. Đặt phòng qua mạng sẽ đảm bảo được rất nhiều thời gian
cũng như chi phí.
Để quản lý tốt việc đặt phòng cho khách sạn đó thì chúng ta cần phải xây
dựng một hệ thống tổ chức cơ sở dữ liệu vừa dễ sử dụng vừa khoa học và vừa hợp
lý. Do vậy phương pháp tốt nhất để thực hiện những yêu cầu đó chính là thực hiện
cài đặt cở sở dữ liệu phân tán cho hệ thống trên. Cài đặt phân tán cho hệ thống trên
các trạm nhỏ khác nhau tạo nên một hệ thống kết nối chặt chẽ với một trạm trung
tâm. Các khách hàng sẽ được sử dụng một dịch vụ hoàn hảo và dễ thực hiện.
Trong bài báo cáo này nhóm chúng em thực hiện phân tích và cài đặt phân
tán cho hệ thống quản lý đặt phòng khách sạn về cơ bản thì đã đáp ứng được một
số yêu cầu chính song vẫn còn một số vấn đề tồn tại vậy kính mong Thầy giáo và
các bạn góp ý để chúng em hoàn thiện được tốt hơn bài tập lớp này!
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Nhóm 8

1


CHƯƠNG I: THIẾT KẾ CSDL PHÂN TÁN CHO HỆ THỐNG
I. Khảo sát hệ thống.
Quản lý đặt phòng và các dịch vụ liên quan là một công việc mà khách sạn


nào cũng cần quan tâm sâu sắc nhất. Việc tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu tốt sẽ
góp phần rất lớn vào doanh thu của khách sạn, tránh sai sót và tối ưu hóa công việc
thủ công bằng tin học.
Có rất nhiều cách để tổ chức dữ liệu nhưng để giảm bớt độ lớn của dữ liệu
tập trung vào một trạm thì dữ liệu sẽ được chia nhỏ ra từng trạm nhỏ để quản lý.
Việc tổ chức như vậy gọi là phân mảnh dữ liệu khác với tổ chức dữ liệu tập trung
dữ liệu sẽ được lưu trữ ở một trạm duy nhất. Có 3 loại phân mảnh cơ bản đó là:
Phân mảnh ngang, phân mảnh dọc và phân mảnh hỗn hợp. Về lý thuyết thì 3 loại
phân mảnh này khác nhau song mục đích chung vẫn là chia nhỏ dung lượng cơ sở
dữ liệu.
Với bài toán quản lý đặt phòng khách sạn thường thì một khách sạn có rất
nhiều chi nhánh được đặt ở nhiều địa phương khác nhau. Vì vậy phân mảnh dữ liệu
chính là chúng ta lưu trữ ở mỗi chi nhánh đó một cơ sở dữ liệu. Và hợp nhất các
trạm đó thì chính là cơ sở dữ liệu của khách sạn đó. Thông thường cơ sở dữ liệu
thường được tổ chức tập trung ở một điểm nào đó, do đó việc truy xuất dữ liệu và
quản lý thông tin của các chi nhánh là rất khó khăn, dẫn đến xử lý chậm vì lượng
dự liệu lớn.
Quản lý đặt phòng khách sạn của nhóm chúng em được phân mảnh theo 3 địa
điểm đó là: Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn. Vậy tương ứng với 3 địa điểm đó sẽ có 3
trạm cơ sở dữ liệu. Trạm chủ của khách sạn là sự kết hợp của 3 trạm đó. Việc phân
mảnh như vậy thì đảm bảo lượng dữ liệu sẽ được chia 3. Mỗi trạm sẽ quản lý dữ
Nhóm 8

2


liệu của trạm mình. Trạm khác có thể xem được dữ liệu của trạm này thông qua
trạm chủ. Trạm chủ có thể xem, thêm, sửa, xóa thông tin của cơ sở dữ liệu của các
trạm con. Đó chính là yêu cầu của phân tán dữ liệu, yêu cầu của đề tài này.



Cơ cấu hoạt động của khách sạn.
Bộ máy quản lý của khách sạn bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Phó

giám đốc, các phòng ban (Phòng kế toán, phòng kinh doanh, phòng tổ chức – hành
chính), và các tổ được bố trí theo sơ đồ sau:

Nhóm 8

3


Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quả

Nhóm 8

4


Khách sạn được hình thành từ các phòng, tổ quan hệ mật thiết hỗ trợ nhau.
Mỗi phòng ban có tổ chức rõ ràng, không chồng chéo. Mọi hoạt động quản lý, sản
xuất kinh doanh của khách sạn đều dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Ban giám
đốc chịu trách nhiệm với hội đồng quản trị cấp trên và chịu trách nhiệm trước tập
thể cán bộ công nhân viên công ty.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính của khách sạn và là người chịu
trách nhiệm trực tiếp với hội đồng quản trị cấp trên và trước tập thể cán bộ công
nhân viên.
Phó giám đốc hành chính chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tổ
chức, lao động, làm công tác khen thưởng, kỷ luật, quản trị hành chính, lưu trữ văn
thư.

Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm trước ban giám đốc chuyên sâu về vấn
đề tổ chức kinh doanh của khách sạn để đạt hiệu quả cao, đem lại nhiều lợi nhuận
cho khách sạn.
Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm trước ban giám đốc khách sạn, bộ phận
này gồm có một kế toán trưởng và các kế toán viên, có trách nhiệm thực hiện các
hoạt động về kế hoạch tài chính cà công tác kế toán, cụ thể là lập kế hoạch tài
chính, dự trù ngân sách hàng năm, tổ chức theo dõi việc thu chi của khách sạn, chi
trả lương, định giá thành và kiểm soát các hoạt động tài chính.
Bộ phận lễ tân, Bộ phận nhà phòng, Bộ phận nhà hàng và bếp, Bộ phận dịch vụ,
Bộ phận an ninh – sửa chữa, Bộ phận nhân sự, Bộ phận back office - chịu trách
nhiệm trực tiếp với phòng kinh doanh và giám đốc. Bộ phận lễ tân là chiếc cầu nối
giữa khách hàng và khách sạn.
Nhóm 8

5


Quy trình đặt phòng qua mạng:
Sau khi truy vấn những thông tin của khách sạn trên mạng, khách hàng có thể
lựa chọn việc đặt phòng tại khách sạn thông qua website. Để có thể đăng ký đặt
phòng, khách có nhu cầu cần phải đăng ký một account cho mình trên website của
khách sạn – account gồm có địa chỉ Email đang hoạt động và password của khách.
Khi tiến hành lựa chọn phòng thuê, khách sẽ đăng nhập vào website thông qua
account của mình (hoặc có thể đăng nhập sau khi đã lựa chọn được phòng phù hợp
với yêu cầu của mình), sau đó sẽ chọn loại phòng muốn đăng ký. Từ yêu cầu đặt
phòng của khách, hệ thống website sẽ tự động kiểm tra trong cơ sỡ dữ liệu rồi đưa
ra những phòng có trong loại phòng khách yêu cầu.
Từ danh sách phòng mà website đưa ra, nếu khách hàng tìm được phòng theo
yêu cầu của họ, họ sẽ đánh dấu vào phòng mình chọn, điền các thông tin bắt buộc
và không bắt buộc (những thông tin có thể điền hoặc có thể không) như: chọn loại

phòng, ngày nhận phòng (Ngày nhận phòng phải sau ngày đặt phòng tối thiều là 2
ngày), ngày trả phòng, số lượng phòng, số người ở (số người lớn và số trẻ em), họ
và tên khách (người đăng ký), giới tính, số partpost hoặc số chứng minh thư nhân
dân, số tài khoản, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, số fax (nếu có), tên nước…; và
chọn chức năng “đặt phòng”.
Thông tin của cuộc đặt phòng của khách sẽ được gửi về ban quản lý để xử lý.
Danh sách phòng được đặt và khách thuê là kết quả cuối cùng và sẽ được chuyển
cho bộ phận lễ tân.
Bộ phận phụ trách và điều hành website sẽ có trách nhiệm giải quyết những thắc
mắc, yêu cầu của khách hàng qua Email hoặc hướng dẫn qua điện thoại

Nhóm 8

6


Sơ đồ quy trình đặt phòng:
Nguồn khách

Nhận yêu cầu đặt phòng
Khách sạn không có khả năng đáp ứng

Đưa ra danh sách phòng thuộc loại phòng khách yêu cầu

Nhận thay đổi yêu cầu của khách

Nhận thông tin đặt phòng
Khách đồng ý
Khẳng định của khách


Lưu thông tin

Tổng hợp tình hình

Chuyển cho bộ phận lễ tân


Đón tiếp và xếp phòng cho khách:

Khách hủy bỏ cuộc đặt phòng

Khi khách hoặcKết
đoàn
đến khách sạn;
thúc
+ Đối với khách đã đặt phòng từ trước khi yêu cầu nhận phòng phải đưa
thông tin liên quan tới cuộc đặt phòng của mình. Nhân viên lễ tân sẽ tìm kiếm
đồ trong
quy trình
đặt phòng
thông tin đặt phòng trên Hình
máy 1.2:
tính Sơ
hoặc
sổ sách,
xác nhận lại các thông tin
Nhóm 8

7



check in và lưu vào cơ sở dữ liệu. Thông tin check in bao gồm thông tin về khách
và thông tin phòng khách thuê.
+ Còn với khách chưa đặt phòng trước có yêu cầu thuê phòng, nhân viên lễ tân
sẽ cung cấp thông tin về các phòng trống hiện có cho khách thông qua việc truy
vấn vào kho dữ liệu danh sách phòng. Khách xác nhận thuê phòng, nhân viên lễ
tân sẽ lưu thông tin vào cơ sỡ dữ liệu.
Trường hợp là khách lẻ: bộ phận lễ tân ghi nhận các thông tin về khách hàng
Trường hợp là khách đoàn: Bộ phận lễ tân sẽ ghi nhận nhưng thông tin về người
đại diện cho đoàn, thông tin về các thành viên trong đoàn, số lượng phòng, loại
phòng, danh sách khách trong từng phòng và các yêu cầu của khách hàng.
Nếu khách có yêu cầu giúp đỡ đối với hành lí của họ thì nhiệm vụ của nhận viên
này là thông báo với tổ trưởng bộ phận phục vụ khách hàng để cử nhân viên của bộ
phận đó đưa hành lý lên phòng cho khách. Bên cạnh đó, bộ phận lễ tân giới thiệu
các dịch vụ sẳn có của khách sạn phục vụ khi khách ở trong khách sạn.


Quy trình phục vụ khách hàng trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn.
Trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, khi khách có yêu cầu sử dụng
dịch vụ, khách sạn sẽ cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách. Bộ phận
lễ tân thu thập các phiếu sử dụng của khách hàng gửi lên từ các bộ phận phục vụ



khách để tiến hành lập và tổng hợp lại các khoản chi phí của khách.
Quy trình làm thủ tục và thanh toán cho khách (Check out):
Khi khách có yêu cầu trả phòng, bộ phận lễ tân có nhiệm vụ thông báo cho
các bộ phận khác trong khách sạn về việc trả phòng của khách nhằm xác định
các khoản chưa thanh toán. Khi khách trả phòng, nhân viên lập hoá đơn tổng
hợp và tiến hành thanh toán với khách.

Việc check out cho khách theo đoàn phải có khả năng phân biệt các chi phí
của đoàn và các chi phí của cá nhân trong đoàn.

Nhóm 8

8


Sau khi làm thủ tục check out xong, bộ phận lễ tân sẽ thông báo cho bộ phận
trực phòng làm thủ tục kiểm kê tài sản và vệ sinh phòng đó.
Cuối mỗi ngày bộ phận lễ tân sẽ viết báo cáo tổng hợp về tình hình khách đến,
khách đi, thực trạng phòng trống, phòng bận cũng như thu chi của ngày cũng
như ý kiến phản hồi của khách (từ bộ phận back office) cho ban giám đốc khách
sạn.
II. Bài toán
Qua khảo sát thực tế ta thấy công việc quản lý ở rất nhiều khách sạn còn thực
hiện khá thủ công. Do vậy mụ đich của đề tài này là giảm bớt tối thiểu các công
việc thủ công để đảm bảo tính chính xác, tin cậy của công việc. Việc phân tán dữ
liệu cho ba trạm sẽ giảm bớt độ lớn của dữ liệu và các trạm sẽ quản lý cơ sở dữ liệu
của trạm mình thông qua trạm trung tâm. Trạm chủ của khách sạn là sự kết hợp của
3 trạm đó. Việc phân mảnh như vậy thì đảm bảo lượng dữ liệu sẽ được chia 3. Mỗi
trạm sẽ quản lý dữ liệu của trạm mình. Trạm khác có thể xem được dữ liệu của
trạm này thông qua trạm chủ. Trạm chủ có thể xem, thêm, sửa, xóa thông tin của cơ
sở dữ liệu của các trạm con. Đây cũng là yêu cầu mà bài toán đặt ra.

2.1. Cơ sở lý thuyết phân mảnh
Xác định được thuộc tính để phân mảnh sau đó áp dụng phân mảnh ngang để thực
hiện bài toán trên.



Phân mảnh ngang:

Có hai loại phân mảnh ngang:

Nhóm 8

9


Phân mảnh ngang nguyên thủy (primary horizontal fragmentation): phân
mảnh ngang nguyên thủy của một quan hệ được thực hiện dựa trên các vị từ được
định nghĩa trên quan hệ đó.
Phân mảnh ngang dẫn xuất (derived horizontal fragmentation): phân mảnh
ngang dẫn xuất của một quan hệ được thực hiện dựa trên các vị từ được định nghĩa
trên quan hệ khác. Như vậy, trong phân mảnh ngang tập các vị từ đóng một vai trò
quan trọng.∪ ... ∪ R 2 ∪Phân mảnh ngang : phân mảnh ngang một quan hệ tổng thể
n-bộ R là tách R thành các quan hệ con n-bộ R 1 , R 2 , ..., R k sao cho quan hệ R
có thể được khôi phục lại từ các quan hệ con này bằng phép hợp: R = R 1

Hình 2.1: Mô hình phân mảnh ngang


Thiết kế cấp phát mảnh dữ liệu và xác định yêu cầu bài toán

Nhóm 8

10


Xác định cách thức mảnh dữ liệu tham khảo đến ảnh hưởng vật lý nào và

cũng xác định các bản sao của đoạn dữ liệu. Thiết kế phân mảnh mới được nghiên
cứu gần đây, tuy nhiên công việc phân mảnh trở thành đặc trung của cơ sở dữ liệu
phân tán. Bên cạnh đó vấn đề cấp phát cũng được nghiên cứu khi phát triển hệ
thống file phân tán vì trong cơ sở dữ liệu tập trung có thiết bị lưu trữ phúc tạp.
Cách phân biệt hai vấn đề này rõ ràng, vấn đề thứ nhất động lực của việc phân
mảnh quan hệ giải quyết của dữ liệu ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên phải rất
cẩn thận khi phân biệt theo cách này vì không thể xác định cách phân đoạn tốt nhất
và công việc cấp phát bằng cách giải quyết hai vấn đề độc lập vì rằng hai vấn đề
liên quan nhau. Công việc thiết kế chương trình ứng dụng được thực hiện sau khi
thiết kế sơ đồ và có kiến thức về yêu cầu của chương trình ứng dụng. Thiết kế sơ đồ
để có khả năng cung cấp hiệu quả các chương trình ứng dụng. Vì vậy trong thiết kế
cơ sở dữ liệu phân tán, hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về yêu cầu của chương trình ứng
dụng là cần thiết. Những công việc thiết kế được thực hiện thường xuyên để đạt
được sự đúng đắn.
Trên cơ sở lý thuyết đó: Bài toán quản lý đặt phòng khách sạn là phân mảnh ngang
theo 3 trạm Hà Nội, Đà Nẵng, Sài gòn phải đáp ứng được các yêu cầu của bài toán
đề ra.
2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu tập trung cho hệ thống
Trong hệ thông quản lý khách sạn, ở đây phân mảnh ngang nguyên thủy để chia hệ
thống cơ sở dữ liệu thành 3 mảnh đặt ở 3 trạm trên các khu vực và 1 trạm trung tâm
dữ liệu:
Trạm 1: Quản lý khách sạn tại Hà Nội.
Trạm 2: Quản lý khách sạn tại Đà Nẵng.
Trạm 3: Quản lý khách sạn tại Sài Gòn.
Nhóm 8

11


Trạm 4: Trung tâm dữ liệu

Trong đó trạm trung tâm(trạm 4) được truy cập dữ liệu trên tất cả các trạm, được
thêm sửa, xóa thông tin tại tất cả các trạm. Các trạm còn lại chỉ được quản lý và
truy cập thông tin tới các khách sạn của từng trạm, được phép thêm, sửa, xóa thông
tin thuộc trạm đó quản lý.



Mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu tập trung cho hệ thống

2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán cho hệ thống


Phân mảnh dữ liệu

Phân mảnh ngang quan hệ chi nhánh như sau ta có:
+ Tập các vị từ đơn giản:
P1: Tenchinhanh = ‘Hà Nội’
P2: Tenchinhanh = ‘Đà Nẵng’
P3: Tenchinhanh = ‘Sài Gòn’
Pr = {P1, P2, P3}; Pr’ = Ø, F = Ø;
Xét P1 thỏa mãn quy tắc 1
Pr’ = {P1}
Xét P2 thỏa mãn quy tắc 1
Pr’ = {P1, P2}
Xét P3 thỏa mãn quy tắc 1:
Pr’ = {P1, P2, P3}

Nhóm 8

12



+ Tập các vị từ đầy đủ và cực tiểu:
Pr’ = {p1, p2, p3 }
+ Hội sơ cấp
p1˄ p2, p1˄ p3, p2˄ p3
p1˄ ┐p2, ┐p1˄ ┐p3, p2˄ ┐p3
do p1˄ p2 = Ø, p1˄ p3= Ø,p2˄ p3= Ø

Phân mảnh ngang nguyên thủy trên quan hệ: chinhanh (Tram trung tam) thành 3
mảnh ngang như sau chinhanh(Tram1), chinhanh(Tram2), chinhanh(Tram3):
Chi nhanh:
Chinhanh1=σTenchinhanh=”Hà Nội”(Chinhanh)
Chinhanh2=σTenchinhanh=”Đà Nẳng”(Chinhanh)
Chinhanh3=σTenchinhanh=”Sài Gòn”(Chinhanh)
Phân mảnh ngang dẫn xuất các bảng: Loaiphong, phong, phongTB, Phongthue
-

Nhóm 8

Loaiphong
Loaiphong1=Loaiphong

Chinhanh1

Loaiphong2=Loaiphong

Chinhanh2

Loaiphong3=Loaiphong


Chinhanh3
13


-

-

-

-

Phong
Phong1=Phong

Loaiphong1

Phong2=Phong

Loaiphong2

Phong3=Phong

Loaiphong3

PhongTB
PhongTB1=PhongTB

Phong1


PhongTB2=PhongTB

Phong2

PhongTB3=PhongTB

Phong3

Phongthue
Phongthue1=Phongthue

Phong1

Phongthue2=Phongthue

Phong2

Phongthue3=Phongthue

Phong3

Ta có CSDL của 3 trạm:
o Tram1: Chinhanh1, Loaiphong1, Phong1, PhongTB1,
Phongthue1,Thietbi, Phieuthue, Hoadon, Khachhang, HoadonDV,
o

SudungDV, Dichvu.
Tram1: Chinhanh2, Loaiphong2, Phong2, PhongTB2,
Phongthue2,Thietbi, Phieuthue, Hoadon, Khachhang, HoadonDV,

SudungDV, Dichvu.

Nhóm 8

14


Tram1: Chinhanh3, Loaiphong3, Phong3, PhongTB3,
Phongthue3 ,Thietbi, Phieuthue, Hoadon, Khachhang, HoadonDV,
SudungDV, Dichvu


Mô tả về sử dụng dữ liệu cho mỗi trạm
Để thực hiện phân mảnh ngang để chia hệ cơ sở dữ liệu thành 3 mảnh đặt ở 3
trạm dựa vào tên các chi nhánh và 1 trạm trung tâm dữ liệu. Do đó cấu trúc cơ
sở dữ liệu tại các trạm sẽ giống trạm trung tâm. Tuy nhiên dữ liệu được lưu trữ
và sử dụng tại các trạm lại khác nhau. Với Trạm 1 chỉ lưu và sử dụng thông tin
về chi nhánh có tên “Hà Nội”, Trạm 2 chỉ lưu và sử dụng thông tin về chi nhánh
có tên “Đà Nẵng” và Trạm 3 chỉ lưu và sử dụng các thông tin về chi nhánh có



tên “Sài Gòn”.
Trạm chủ (trạm server)
Người quản lý thông qua phần mềm ứng dụng có thể quản lý thông tin tài khoản

của từng cơ sở; cấp thêm tài khoản người dùng cho mỗi khu, cập nhật thông tin tài
khoản và có quyền xóa thông tin tài khoản. Trạm máy chủ có thể phân quyền cho
từng trạm của từng chi nhánh một cách cụ thể.
Trạm Server có quyền thêm, cập nhật, xóa dữ liệu của từng cơ sở ở các trạm.

Tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu của từng cơ sở hoặc tìm kiếm dữ liệu của
cả 3 cơ sở để có thể so sánh.
Thống kê tình hình doanh thu, lợi nhuận của từng chi nhánh tới từng khách sạn
mà mỗi chi nhanh đang quản lý.
Trạm chủ có chức năng chuyển thông tin khách sạn từ khu này sang khu khác
hoặc ngược lại. Cơ sở dữ liệu tại server chứa database link kết nối đến cơ sở dữ liệu
của từng cơ sở thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán SQL SERVER. Qua đó
cơ sở dữ liệu tại server chứa các thủ tục, các hàm để thực hiện thao tác trên từng
Nhóm 8

15


khu hoặc cả 3 khu khi có lệnh yêu cầu truy xuất dữ liệu từ người quản lý. Kết quả
trả về sẽ thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng để hiển thị lên
màn hình.


Trạm Hà Nội
+ Phân quyền người dùng: cho phép hoặc hạn chế quyền sử dụng phần mềm

ứng dụng tại cơ sở “Hà Nội”.
+ Cho phép thêm, cập nhật, xóa dữ liệu: Thông tin khách hàng, phòng thuê, ,
loại phòng, hóa đơn, dịch vụ vv..tại cơ sở “Hà Nội”.
+ Tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu của cơ sở “Hà Nội”.
+ Thống kê tình hình doanh thu, tình hình hoạt động, các phòng thuê đã sử
dụng hay chưa sử dụng, diễn biến tăng giảm số lượng khách hàng thuê phòng, các
thiết bị dịch vụ trong khách sạn và trong cả cơ sở “Hà Nội”.



Trạm Đà Nẵng
+ Phân quyền người dùng: cho phép hoặc hạn chế quyền sử dụng phần mềm

ứng dụng tại cơ sở “Đà Nẵng”.
+ Cho phép thêm, cập nhật, xóa dữ liệu: Thông tin khách hàng, phòng thuê, ,
loại phòng, hóa đơn, dịch vụ vv..tại cơ sở “Đà Nẵng”.
+ Tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu của cơ sở “Đà Nẵng”.
+ Thống kê tình hình doanh thu, tình hình hoạt động, các phòng thuê đã sử dụng
hay chưa sử dụng, diễn biến tăng giảm số lượng khách hàng thuê phòng, các thiết
bị dịch vụ trong khách sạn và trong cả cơ sở “Đà Nẵng”.


Trạm Sài Gòn

Nhóm 8

16


+ Phân quyền người dùng: cho phép hoặc hạn chế quyền sử dụng phần mềm
ứng dụng tại cơ sở “Sài Gòn”.
+ Cho phép thêm, cập nhật, xóa dữ liệu: Thông tin khách hàng, phòng thuê, ,
loại phòng, hóa đơn, dịch vụ vv..tại cơ sở “Sài Gòn”.
+ Tìm kiếm thông tin trên cơ sở dữ liệu của cơ sở “Sài Gòn”.
+ Thống kê tình hình doanh thu, tình hình hoạt động, các phòng thuê đã sử dụng
hay chưa sử dụng, diễn biến tăng giảm số lượng khách hàng thuê phòng, các thiết
bị dịch vụ trong khách sạn và trong cả cơ sở “Sài Gòn”.




Mô tả quá trình nghiệp vụ cho mỗi trạm

Quá trình hoạt động của trạm trung tâm:
Giới thiệu và quảng cáo về khách sạn: Lịch sử khách sạn, vị trí địa lý, địa chỉ
của khách sạn, diện tích khuôn viên của khách sạn, các dịch vụ mà khách sạn hiện
có để cung cấp…Khách hàng có thể truy vấn thông tin về khách sạn trên mạng
Internet..
Sau khi truy vấn trên mạng, khách hàng có thể lựa chọn việc đặt phòng tại
khách sạn thông qua mạng hoặc đến trực tiếp khách sạn. Để có thể đặt phòng,
khách hàng sẽ phải đăng ký một tài khoản (account) với email của khách hàng đã
có. Sau khi khách hàng đã đặt phòng xong nhân viên lễ tân sẽ tìm kiếm thông tin
đặt phòng trên máy tính hoặc trong sổ sách hoặc nhân viên lễ tân sẽ cung cấp thông
tin trực tiếp về các phòng trống hiện có cho khách, xác nhận lại các thông tin check
in và lưu vào cơ sở dữ liệu. Thông tin check in bao gồm thông tin về khách và
thông tin phòng khách thuê (giá phòng, ngày thuê, dịch vụ, loại phòng vv..,).
Trong thời gian khách lưu trú tại khách sạn, khi khách có yêu cầu sử dụng
dịch vụ, khách sạn sẽ cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách. Bộ phận lễ
Nhóm 8

17


tân thu thập các phiếu sử dụng của khách hàng gửi lên từ các bộ phận phục vụ
khách để tiến hành lập và tổng hợp lại các khoản chi phí của khách.
Khi khách có yêu cầu trả phòng, bộ phận lễ tân có nhiệm vụ thông báo cho
các bộ phận khác trong khách sạn về việc trả phòng của khách nhằm xác định các
khoản chưa thanh toán. Khi khách trả phòng, nhân viên lập hoá đơn tổng hợp và
tiến hành thanh toán với khách.Sau khi làm thủ tục check out xong, bộ phận lễ tân
sẽ thông báo cho bộ phận trực phòng làm thủ tục kiểm kê tài sản và vệ sinh phòng
đó. Cuối mỗi ngày bộ phận lễ tân sẽ viết báo cáo tổng hợp về tình hình khách đến,

khách đi, thực trạng phòng trống, phòng bận cũng như thu chi của ngày cũng như ý
kiến phản hồi của khách (từ bộ phận back office) cho ban giám đốc khách sạn.
Trên các trạm của chi nhánh còn lại thì chỉ được thao tác quản lý với tình
hình hoạt động của khách sạn trên trạm của mình giống như trạm chủ và sau mỗi
ngày báo cáo doanh thu, diễn biến hoạt động của khách sạn lên trạm chủ.


Mô hình các trạm
 Trạm Hà Nội:
Hinh 2.2: Mô hình cơ sở dữ liệu trạm Hà Nội



Trạm Đà Nẵng
Hinh 2.3: Mô hình cơ sở dữ liệu trạm Đà Nẵng



Trạm Sài Gòn:
Hinh 2.4: Mô hình cơ sở dữ liệu trạm Sài Gòn

Nhóm 8

18


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN TRONG HỆ
QUẢN TRỊ CSDL SQL
2.1 Cấu trúc các bảng dữ liệu



Bảng dữ liệu Chi nhánh



Bảng dữ liệu Dịch vụ



Bảng dữ liệu Hóa đơn



Bảng dữ liệu Hóa đơn dịch vụ



Bảng dữ liệu Khách hàng



Bảng dữ liệu loại phòng

Nhóm 8

19





Bảng dữ liệu Phiếu thuê



Bảng dữ liệu Phòng



Bảng dữ liệu Phòng Thiết bị



Bảng dữ liệu Phòng thuê



Bảng dữ liệu Sử dụng dịch vụ



Bảng dữ liệu Thiết bị

Nhóm 8

20


2.2 Mô hình CSDL phân tán

Hình 3.1: Mô hình cơ sở dữ liệu phân tán

Khách sạn ABC có 3 cơ sở: cơ sở 1 ở Hà Nội, cơ sở 2 ở Đà Nẵng và cơ sở 3
ở Sài Gòn, để công tác quản lý được dễ dàng và chính xác thông tin nhóm xây
dựng phần mềm dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu phân tán để quản lý dữ liệu của
từng cơ sở:

Nhóm 8

21


+ Mỗi khu sẽ có một phần mềm ứng dụng, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu và
một cơ sở dữ liệu độc lập của riêng khu đó, cơ sở dữ liệu của từng khu không được
tạo liên kết với nhau mà chỉ tạo liên kết đến server.
+ Phần mềm ứng dụng tại mỗi khu được kết nối đến cơ sở dữ liệu của khu đó
thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Phần mềm ứng dụng cho phép cập nhật, thêm,
xóa dữ liệu, tìm kiếm thông tin, xuất báo cáo tại khu đó và thực hiện một số tác vụ
khác.
+ Tại mỗi cơ sở: Khi người dùng thực hiện một yêu cầu truy xuất cơ sở dữ
liệu thông qua giao diện phần mềm ứng dụng; yêu cầu này sẽ được phần mềm ứng
dụng gửi đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán thông qua kết nối chương trình ứng
dụng và hệ quản trị CSDL; sau đó hệ quản trị CSDL phân tán yêu cầu đến vị trí
chứa dữ liệu của cơ sở đó. Thực hiện xong yêu cầu, kết quả sẽ được gửi về và đưa
lên giao diện phần mềm ứng dụng để người dùng có thể xem chi tiết hoặc xuất
thông tin.
+ Server cũng có mô hình tương tự các khu gồm có: một phần mềm ứng
dụng chạy riêng tại server, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu để quản trị cơ sở dữ liệu tại
server. Cơ sở dữ liệu tại server được tạo liên kết đến cơ sở dữ liệu của từng khu
thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán SQL SERVER.
+ Phần mềm ứng dụng tại server được kết nối đến cơ sở dữ liệu tại server với
chức năng xem dữ liệu của các cơ sở của công ty, cập nhật, thêm, xóa dữ liệu ở các

cơ sở, cho phép chuyển khu công tác của nhân viên và thực hiện cập nhật ngay trên
phần mềm. Phần mềm tại server cũng giúp người quản lý tìm kiếm thông tin tại
mỗi khu, thống kê dữ liệu cho từng khu hoặc cho cả 3 khu để có thể so sánh và làm
công tác quản lý được chính xác hơn.
+ CSDL tại server được tạo liên kết đến 3 cơ sở bằng database link thông qua
hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán và môi trường mạng máy tính.
+ Tại server: khi người quản lý phát ra yêu cầu truy xuất CSDL đến CSDL
của một cơ sở nào đó thông qua giao diện phần mềm ứng dụng. Yêu cầu này sẽ
được phần mềm ứng dụng gửi đến CSDL server thông qua hệ quản trị CSDL. Tại
Nhóm 8

22


CSDL server, yêu cầu được thực hiện thông qua database link (tạm dịch: đường dẫn
kết nối các CSDL) kết nối đến CSDL của các cơ sở; thông qua database link yêu
cầu sẽ được thực hiện tại cơ sở dữ liệu của cơ sở cần truy vấn và trả về kết quả cho
server và hiển thị lên giao diện phần mềm.
2.3. Một số truy vấn phân tán trong hệ quản trị CSDL
Truy vấn thông tin về tên chi nhánh Hà Nội:
SELECT * FROM chinhanh WHERE tenchinhanh='Hà Nội'.
Truy vân thông tin về chi nhánh và loại phòng
SELECT CHINHANH.TENCHINHANH, LOAIPHONG, GIAPHONG
FROM CHINHANH, LOAIPHONG
WHERE MACHINHANH=’CN01’ AND MALOAIPHONG=’L12’
SELECT PHONG.MAPHONG, LOAIPHONG.GIAPHONG, PHONGTB.TINHTRANG
FROM LOAIPHONG, PHONG, PHONGTB
WHERE MAPHONG=’HNP01’

Truy vấn thông tin về khách hàng “Bắc Giang” đặt phòng với số tiền >500000

SELECT KHACHHANG.TENKH, PHIEUTHUE.NGAYTHUE
FROM KHACHHANG, PHIEUTHUE
WHERE DIACHI=’Bắc Giang’ AND SOTIENCOC>=500000

Nhóm 8

23


CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN
3.1 Yêu cầu phần cứng và phần mềm


Phần cứng

-

Hệ điều hành Windows XP trở lên

-

RAM 512MB trở lên

-

Máy tính có kết nối Internet( Lan), dây mạng đạt chuẩn..



Phần mềm


- Microsoft Visual Studio 2012
- Bộ cài SQL server: Microsoft SQL Server Management Studio
2012
- Các phầm mềm hỗ trợ để thiết kế và trình bày báo cáo: Microsoft
Office Word, Rational Rose, Paint…
- Môi trường thích hợp cho các Phần mềm chạy.
3.2 Thiết kế giao diện chương trình trên các trạm


Mô hình phân cấp chức năng
Ở các trạm thì chức năng là giống nhau chỉ khác nhau là ở chi nhánh nào thì sẽ

thực hiện chức năng ứng với dữ liệu của trạm đó. Dưới đây là mô hình phân cấp
chức năng cho các trạm:

Nhóm 8

24




Giao diện của chương trình

Nhóm 8

25



×