Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất lâm thao năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 102 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Miệng là cửa ngõ của đường hô hấp và tiêu hóa, vì vậy là nơi chịu
nhiều sự tác động của môi trường bên ngoài. Đặc biệt khi đó là một môi
trường có nhiều yếu tố nguy cơ (môi trường axit) thì sẽ dẫn đến nhiều vấn
đề về sức khỏe răng miệng như mòn răng, viêm quanh răng, khô miệng,
nhạy cảm ngà…
Nhạy cảm ngà là vấn đề răng miệng khá phổ biến, theo các nghiên cứu
dịch tễ học, tỷ lệ nhạy cảm ngà gặp khoảng 3 - 57% dân số [1], [2], [3], [4].
Trong khi tỷ lệ này ở những người thường xuyên làm việc trong môi
trường axit là 80% [5].
Nghiên cứu của Chikte UM năm 1998 [6] tiến hành trên các công nhân
mỏ tại Nam Phi, ở đây các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với hơi axit
sulfuric trong môi trường làm việc thấy tỉ lệ nhạy cảm ngà là 66%.
Nghiên cứu của Chikte UM, Josie-Perez AM năm 1999 [7] tiến hành tại
1 nhà máy mạ kẽm ở Johannesburg, Nam Phi cho thấy tỷ lệ nhạy cảm ngà ở
nhóm công nhân tiếp xúc với axit sulfuric là 48%, trong khi tỷ lệ này ở nhóm
công nhân không tiếp xúc với axit sulfuric là 31% (p = 0,02).
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhạy cảm ngà, trong đó hay gặp nhất
là mòn răng. Đặc biệt là những đối tượng thường xuyên làm việc trong môi
trường axit, nguy cơ mòn răng cũng tăng lên. Vì vậy, tình trạng nhạy cảm
ngà cũng trầm trọng hơn ở các đối tượng này.
Tại Nhật Bản, mòn răng do tiếp xúc với axit và các triệu chứng của nó
đã được coi là bệnh răng miệng nghề nghiệp từ năm 1992 [8].
Sự ăn mòn răng nhận thấy ở công nhân tiếp xúc với axit vô cơ là 63%,
với axit hữu cơ là 50%, trong khi ở nhóm chứng chỉ có 25% [9].
Sự ăn mòn răng cũng tăng lên theo số năm làm việc, tỷ lệ người lao động
có ăn mòn răng sau 10 - 14 năm làm việc là 42,9%, sau 15 - 19 năm là 57,1%,
sau 20 năm là 66,7% và với 22,5% cho tổng số lao động [8].



2

Một số nghiên cứu cũng cho thấy khói axit trong không khí nơi làm việc
làm gia tăng tỷ lệ của túi nha chu. M Tuominen nghiên cứu trên 170 công
nhân, 82 người đang làm việc trong các phòng ban có chứa hơi axit, 88 người
thuộc nhóm chứng chưa bao giờ làm việc trong điều kiện như vậy. Kết quả có
36,9% số người thuộc nhóm tiếp xúc với hơi axit có túi nha chu, 30,9% số
người thuộc nhóm chứng có túi nha chu [10].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Thị Ngọc Anh ở công ty cổ phần hóa
chất Việt Trì cho thấy chỉ số mòn răng trung bình của nhóm nghiên cứu là
0,76 ± 0,45, trong khi ở nhóm chứng chỉ có 0,21 ± 0,12 [11]. Nhưng nghiên
cứu này không đánh giá về tình trạng nhạy cảm ngà ở công nhân tiếp xúc
với hóa chất.
Nhạy cảm ngà ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt
của bệnh nhân. Vì vậy, việc khám phát hiện nhạy cảm ngà và đưa ra được
những hướng xử trí cũng như dự phòng thích hợp, đặc biệt ở những đối tượng
có nguy cơ cao là rất quan trọng.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng nhạy cảm ngà răng,
như nghiên cứu của tác giả Trần Ngọc Phương Thảo, Hoàng Đạo Bảo Trâm
[12], nghiên cứu của tác giả Tống Minh Sơn [4], nhưng nghiên cứu về tình
trạng nhạy cảm ngà ở những đối tượng đặc biệt như làm việc trong môi
trường axit còn rất ít. Vì vậy nhằm đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà ở những
đối tượng này để có những hướng dự phòng thích hợp, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:
“Tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không
tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao
năm 2015” với 2 mục tiêu:
1.


So sánh tình trạng nhạy cảm ngà trên nhóm công nhân tiếp xúc và không
tiếp xúc với hóa chất tại công ty supephotphat và hóa chất Lâm Thao.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhạy cảm ngà nói trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nhạy cảm ngà
1.1.1. Định nghĩa nhạy cảm ngà
Theo Holland GR, nhạy cảm ngà được định nghĩa là: “Răng bị đau buốt
rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các kích thích như:
nhiệt độ, hơi, cọ sát, thẩm thấu, hóa chất mà không phải do khiếm khuyết
hoặc bệnh lý nào khác” [13].

Theo các điều tra dịch tễ học, tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3
đến 57%, trung bình là 46% [1], [2], [3], [4]. Tỷ lệ này có thể cao hơn với các
bệnh nhân bị bệnh quanh răng (60 – 98%) [14], bệnh nhân bị tụt lợi, bệnh nhân
hút thuốc lá kèm theo viêm quanh răng có tỷ lệ nhạy cảm ngà cao nhất là 72 98% [15], [16].


4

* Tuổi nhạy cảm ngà răng: Nhạy cảm ngà có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi
nào [17]. Tuy nhiên các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy nhạy cảm ngà đặc
biệt tập trung nhiều ở nhóm tuổi 20 – 50 tuổi, với tỉ lệ cao nhất ở lứa tuổi 30 –

39 tuổi [18]. Điều này có thể do quá trình lão hóa tự nhiên, sau khoảng 40
tuổi, ngà răng thứ phát hoặc ngà sửa chữa hình thành đi kèm với việc các ống
ngà bị xơ hóa làm giảm nhạy cảm ngà [17].
* Giới: Tỷ lệ nữ bị nhạy cảm ngà răng nhiều hơn nam, tuy nhiên sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê [19], [15], [20], [21]. Hiện tượng này có
thể là do nữ thường chải răng kĩ và nhiều hơn nam [22] và nữ nhạy cảm với
đau hơn nam, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt về giới tính trong tỷ lệ
nhạy cảm ngà [23].
* Thời gian bị nhạy cảm ngà răng: Không ít người bị nhạy cảm ngà răng trong
thời gian dài. Có từ 14 - 23% người bị nhạy cảm ngà răng từ 1 - 5 năm [24].
* Ảnh hưởng sinh hoạt: 11,4% ảnh hưởng đến ăn uống và vệ sinh
răng miệng [13]. Một số người phải hình thành các thói quen mới như bảo
vệ răng nhạy cảm bằng lưỡi, má, ăn nhai bằng bên đối diện, tránh ăn uống
các đồ lạnh…
Ảnh hưởng của cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc nguồn gốc của kích
thích, chẳng hạn như đau liên quan đến kích thích nóng, kích thích lạnh, đau
khi đánh răng hoặc thậm chí cả khi thở [25], [26]. Những kích thích phổ biến
gây nên nhạy cảm ngà theo thứ tự là kích thích lạnh, kích thích nóng, chải
răng và kích thích chua [27].


5

* Vị trí răng bị nhạy cảm ngà hay gặp:
- Răng hay bị nhạy cảm ngà nhất là răng hàm nhỏ và răng nanh [28],
[20], [19], [29].
- Bệnh nhân bị bệnh quanh răng: Thường gặp răng hàm lớn trên và răng
cửa dưới.
- Phần lớn ở cổ răng phía ngoài, hàm trên gặp nhiều hơn hàm dưới,
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê [20], [21].

Mặt nhai và mặt má cũng ngày càng bị ảnh hưởng nhiều hơn, có thể do
tác động phối hợp giữa ăn mòn hóa học và cọ mòn [30].
1.1.2. Cơ chế của nhạy cảm ngà
Tủy răng là mô giàu thần kinh. Dựa vào tốc độ dẫn truyền có thể phân
loại các sợi thần kinh ra thành: Nhóm A có tốc độ dẫn truyền trên 2 m/s, và
nhóm C có tốc độ dẫn truyền dưới 2 m/s. Đau buốt do các sợi A delta dẫn
truyền, trong khi các sợi C dẫn truyền cảm giác đau âm ỉ. Sợi A có bao
myelin liên quan tới quá cảm ngà.
- Các thuyết về nhạy cảm ngà [31]:
 Thuyết thần kinh
 Thuyết về sự dẫn truyền các tế bào tạo răng.
 Thuyết thủy động lực học


6

Hình 1.1. Các cơ chế nhạy cảm ngà [31]
Các học thuyết về nhạy cảm ngà: (1) Thuyết thần kinh: kích thích vào
ngà răng gây tác động trực tiếp lên các sợi thần kinh. (2) Thuyết về sự dẫn
truyền các nguyên bào tạo ngà: kích thích được dẫn truyền theo các nguyên
bào tạo ngà tới đầu tận cùng thần kinh cảm giác thông qua synap. (3) Thuyết
thủy động lực học: kích thích do sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà tác
động tới các sợi thần kinh.
- Thuyết thủy động lực học của Braennstrom [32] được nhiều tác giả
công nhận và được áp dụng nhiều trong điều trị nhạy cảm ngà răng. Theo tác
giả các kích thích như: nhiệt độ, hóa chất, cọ xát… tạo các dòng chảy dịch
trong ống ngà (tăng hoặc thay đổi hướng) và sự thay đổi áp lực. Sự thay đổi
này kích thích các sợi thần kinh A- delta ở biên giới ngà-tủy hoặc trong ống
ngà tạo ra cảm giác đau. Khi có kích thích lạnh, dòng dung dịch sẽ di chuyển
từ tủy ra phía ngoài, khi có kích thích nóng dòng dung dịch chuyển động

ngược lại và chậm hơn khi có kích thích lạnh, và điều này dẫn đến là kích
thích nóng ít gây đau hơn kích thích lạnh.
- Điều kiện để xuất hiện nhạy cảm ngà:
 Ngà răng bị lộ: răng mất men hoặc tổ chức quanh răng.
 Hệ thống ống ngà mở ở bên ngoài và thông với tủy ở bên trong.


7

- Dưới kính hiển vi điện tử, ngà ở răng bị nhạy cảm có số lượng ống ngà
nhiều gấp 8 lần và đường kính của ống ngà cũng rộng gấp đôi so với ngà ở
răng không nhạy cảm [33].

Hình 1.2. Thuyết thủy động lực học [32]
(A) Nguyên bào tạo ngà, (B) Ngà, (C) Sợi thần kinh A- δ, (D) Đuôi nguyên
bào tạo ngà, (E) Sự dịch chuyển dịch kích thích sợi thần kinh A- δ.
1.1.3. Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà
Có nhiều yếu tố nguy cơ được xác định dẫn đến sự phơi nhiễm của ngà
răng, lộ các ống ngà, điều này là hậu quả của việc mất mô cứng ( men răng)
hoặc mô mềm (co tụt lợi), mất men răng có thể thông qua sự ăn mòn hóa học,
cọ mòn, mòn do sang chấn khớp cắn, mài mòn. Sự tăng tốc độ mòn của ngà
răng và sự phơi nhiễm của các ống ngà thường là hậu quả của tác động phối
hợp giữa ăn mòn hóa học và cọ mòn [34].
1.1.3.1. Mòn răng
Mòn răng là tình trạng mất dần tổ chức cứng trên bề mặt của răng không do sâu.
Phân loại mòn răng: Mòn răng được phân thành 5 loại [35], [36]:
+ Sự ăn mòn hóa học (Erosion): Tác nhân gây mòn là a xít gây xói mòn
men và ngà răng, tổn thương thường là các hố sâu nhẵn.
Ngà răng được bao phủ bởi 1 lớp mùn ngà, nhưng nhiều nhà nghiên cứu
đã chỉ ra rằng lớp này không bền với axit [37], [38]. Đồ uống có gas, trái cây



8

và nước ép trái cây, một số đồ uống có cồn và một số loại trà thảo dược làm
tan lớp mùn ngà này sau vài phút tiếp xúc [37], [39], kết quả là làm mất lớp
mùn ngà này và làm mở rộng các ống ngà. Một số loại nước xúc miệng có PH
thấp cũng dễ dàng hòa tan lớp mùn ngà này, làm mở các ống ngà [40].

Hình 1.3. Mòn mặt nhai do sự ăn mòn
+ Mòn do khớp cắn (Abfraction): Sang chấn khớp cắn đặc biệt là các lực
cắn ở tư thế ngoại tâm gây uốn cong răng làm tổn thương vùng cổ răng. Tổn
thương đặc trưng là lõm hình chêm ở cổ răng hẹp và sâu.

Hình 1.4. Mòn cổ răng do lực uốn
+ Mài mòn (Abrasion): Mòn do vật ngoại lai như bàn chải cứng, kem
chải răng. Mòn hay ở cổ răng, rộng hơn là sâu. Trong quá trình đánh răng,


9

bàn chải đánh răng được cho là dễ làm tổn thương mô lợi ở một mức độ
nào đó, có thể gây nên tụt lợi [41], [42]. Một số cá nhân được biết là bị ám
ảnh về thói quen đánh răng, đặc biệt là ở người bị quá cảm ngà. Nghiên
cứu thấy rằng họ thường xuyên đánh răng 3 lần 1 ngày và trong thời gian
dài hơn so với dân số trung bình [43], [26]. Việc đánh răng với tần suất quá
thường xuyên và thói quen dùng bàn chải cứng có thể dẫn đến những tổn
thương vĩnh viễn ở lợi và tăng nguy cơ nhạy cảm ngà răng.

Hình 1.5. Mòn răng do chải răng không đúng kĩ thuật

+ Cọ mòn (Attrition): Mô tả tình trạng mòn dần dần các bề mặt răng do sự
tiếp xúc răng - răng không do ăn nhai. Mòn răng dạng này xảy ra khi nghiến
răng, nuốt, nói. Mòn mặt nhai quá mức gây giảm chiều cao cung răng.
Tổn thương hay gặp kết hợp tổn thương mặt nhai và tổn thương vùng cổ răng.


10

.
Hình 1.6. Mòn răng do tật nghiến răng [44]
+ Mòn ăn nhai (Demastication): Mô tả quá trình mất dần tổ chức cứng của
răng trong quá trình nhai thức ăn do tác động giữa thức ăn và răng. Thường gặp
mòn răng dạng này ở những người ăn trầu, thích ăn thức ăn dạng cứng.
Có 2 thể lâm sàng là:
- Mòn mặt nhai, rìa cắn do các răng đối diện chạm nhau.
- Mòn mặt bên nơi các răng tiếp giáp nhau do vận động của các răng khi ăn nhai.
Tổn thương mòn thường cứng, nhẵn, bóng hoặc có màu hơi nâu. Răng có
tiếp xúc diện diện giữa răng trên và răng dưới và thường ăn khớp với nhau.
Mòn răng dạng này là sự kết hợp giữa cọ mòn và mài mòn.
Tất cả các yếu tố trên làm mở các ống ngà và kết quả là gây nên hiện
tượng quá cảm ngà.
1.1.3.2. Chế độ ăn và thói quen vệ sinh răng miệng
- Chải răng không đúng kỹ thuật: Chải răng ngang, bàn chải cứng, lực
chải quá mạnh.
- Chế độ ăn uống nhiều chất có tính axit, nước uống có gas, nước hoa
quả chua, người có hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Khi mòn răng do


11


hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, mặt khẩu cái của răng cửa trên, rìa
cắn, mặt ngoài của răng cửa dưới sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên [45].
- Thói quen uống rượu: rượu có tính chất axit, kèm theo bệnh nhân uống
rượu hay bị nôn mửa gây tăng nguy cơ nhạy cảm ngà.
- Các yếu tố gây mòn men răng thường phối hợp với nhau: Thức ăn có
tính axit (PH < 5) hoặc axit từ dịch vị làm mềm men răng, chải răng không
đúng kỹ thuật, chải răng ngay sau khi ăn gây mòn men. Một số nghiên cứu
cho kết luận sau ăn các chất trên vài giờ men răng mới hồi phục. Vì vậy
nhiều tác giả khuyên không nên chải răng ngay sau khi ăn, đặc biệt là thức
ăn có tính axit.

Hình 1.7. Mòn răng do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản [46]
1.1.3.3. Lợi co
- Nguyên nhân:
 Bệnh quanh răng.
 Chải răng không đúng kĩ thuật.
 Sang chấn khớp cắn.
- Cơ chế: Lợi co gây hở chân răng, lộ cement và có thể dẫn đến lộ ngà.


12

Hình 1.8. Tụt lợi gây nhạy cảm ngà [47]
1.1.3.4. Lấy cao răng
- Có thể làm mất lớp ngà mùn, lộ ống ngà. Trường hợp này bệnh nhân
thường bị ê buốt trong vài ngày hoặc vài tuần rồi sẽ hết.
1.1.3.5. Sau một số phẫu thuật vùng quanh răng
- Sau phẫu thuật loại bỏ túi lợi, phẫu thuật làm dài thân răng... bệnh nhân
có thể có nhạy cảm ngà răng kéo dài một vài tuần.
Theo nghiên cứu của Fischer và cộng sự năm 1991 [48]: Trước khi điều

trị nha chu, có 9% bệnh nhân bị nhạy cảm ngà, sau khi điều trị có 55% bệnh
nhân bị nhạy cảm ngà.
Nghiên cứu của Tammaro và cs năm 2000 [49]: Có 23% nhạy cảm trước
điều trị, 54% nhạy cảm sau điều trị 1 tuần.
1.1.3.6. Tẩy trắng răng
- Nhạy cảm ngà răng hay gặp ở những người tẩy trắng răng, đặc biệt là ở
người có ngà răng bị lộ.
- Nhạy cảm ngà sau tẩy trắng răng gặp ở hầu hết các bệnh nhân và sẽ hết
sau từ 1- 4 ngày [50].


13

- Một số nghiên cứu mù đôi: Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng ở nhóm dùng
thuốc tẩy trắng răng 55-75%, ở nhóm dùng placebo từ 20-30%.
- Khoảng 25% bệnh nhân mang thuốc tẩy trắng răng bằng máng tẩy có
nhạy cảm ngà răng.
1.1.3.7. Nhạy cảm ngà do hóa chất:
Tiếp xúc với axit: công nhân sản xuất acquy, chì, axit...có nguy cơ bị
nhạy cảm ngà do hơi axít trong không khí ngấm vào nước bọt gây xói mòn
răng của công nhân. Hơi axít kích thích niêm mạc mũi nên công nhân quen
thở miệng do đó răng cửa hàm dưới thường bị mòn ở mặt ngoài và rìa cắn.
Rìa cắn răng cửa hàm trên cũng bị mòn, chỉ khi môi trên ngắn thì mặt ngoài
răng cửa hàm trên mới bị ăn mòn.
1.1.4. Chẩn đoán nhạy cảm ngà
Theo định nghĩa của Hollan GR được thông qua tại hội nghị nhạy cảm
ngà răng ở Canada tháng 6 năm 2002 thì nhạy cảm ngà răng có các đặc trưng
sau: răng bị đau buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có
các kích thích (như nhiệt độ, hơi, cọ xát, thẩm thấu, hơi axít) mà không phải
do khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào khác [13].

Chẩn đoán xác định nhạy cảm ngà răng dựa vào định nghĩa với các đặc
trưng trên và sau khi loại trừ các bệnh lý khác như:
- Sâu răng.
- Răng bị vỡ.
- Răng bị nứt.
- Viêm tủy.
- Vỡ chất hàn răng.
- Hở bờ chất hàn


14

1.2. Các phương pháp xác định mức độ nhạy cảm ngà
Xác định mức độ ê buốt của nhạy cảm ngà cung cấp một giới hạn mà từ
đó lập ra được biểu đồ về sự thay đổi sau này [51]. Mức độ ê buốt có thể xác
định thông qua 2 tiêu chí:
- Cường độ kích thích cần có để gây ê buốt: là cường độ kích thích
nhỏ nhất để gây ê buốt (ngưỡng ê buốt). Để xác định ngưỡng ê buốt cần
thử lặp lại nhiều lần, cách nhau một khoảng thời gian để thu được giá trị
trung bình hay mức ngưỡng.
- Sự đánh giá chủ quan cảm giác ê buốt gây ra bởi kích thích (hay là
sự định giá đáp ứng sau kích thích), sự đánh giá này dựa vào hai thang
phân loại:
+ Phân loại VRS (Verbal rarting scale)
Mức 0: Không thấy khó chịu
Mức 1: Hơi khó chịu
Mức 2: Khó chịu nhiều
Mức 3: Khó chịu nhiều hơn 10 giây (dưới 30 giây)
Nhược điểm của thang phân loại này là ít sự lựa chọn, không mô tả chi
tiết tình trạng ê buốt.

+ Phân loại VAS (Visual analog scale) có 10 mức đo độ ê buốt:
Mức 0: Không ê buốt
Mức 1- 3: Ê buốt nhẹ
Mức 4- 6 : Ê buốt vừa phải
Mức 7 -9: Ê buốt mạnh
Mức 10: Ê buốt không chịu nổi
Mặc dù cách đánh giá này không cho phép phân biệt giữa yếu tố khách
quan và chủ quan gây ê buốt nhưng nó thực tế và hữu dụng để đánh giá nhạy
cảm ngà.


15

Sự kết hợp hai thang đánh giá này sẽ hạn chế những sai sót.
* Các phương pháp đo mức độ nhạy cảm ngà như sau [52]:
1.2.1. Đo bằng kích thích hóa học
Sử dụng dung dịch Glucose hoặc Sucrose ưu trương. Dung dịch axit
không được sử dụng vì có thể làm trầm trọng triệu chứng.
Quét dung dịch ưu trương lên bề mặt vùng nhạy cảm bằng một que bông
trong vòng 10 giây cho đến khi bệnh nhân thấy khó chịu.
Sử dụng phương pháp này có nhược điểm là khó kiểm soát đáp ứng đạt được.
1.2.2. Đo bằng kích thích luồng khí lạnh
Sử dụng luồng khí từ ghế nha khoa được đặt vào răng trong 1 giây với
áp lực 45 psi ở nhiệt độ 19 - 24ºC, khoảng cách 1cm và vuông góc với bề
mặt răng.
Nhược điểm của phương pháp này là khó giới hạn vùng răng bị kích
thích với kỹ thuật bằng luồng khí. Thường dùng để lựa chọn ban đầu những
răng hoặc người tham gia nghiên cứu.
1.2.3. Đo bằng kích thích nước lạnh
Đây là phương pháp lý tưởng để đánh giá mức độ nhạy cảm ngà và hạn

chế dương tính giả.
Sử dụng bộ dụng cụ chứa nước ở những nhiệt độ khác nhau (từ 0 - 20ºC).
Bắt đầu với nước ấm và giảm dần nhiệt độ, áp vào răng không nên quá 3
giây, nếu không đáp ứng thì để 3 phút trước khi tiếp tục thử nghiệm với
nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ của nước giảm 5ºC với từng bước và thử
nghiệm dừng lại khi xuất hiện cơn ê buốt hoặc khi nhiệt độ giảm còn 0ºC
(không nhạy cảm ngà).
Nếu cả kích thích xúc giác và nhiệt độ (hay luồng khí) cùng được sử
dụng để đánh giá mức nhạy cảm ngà thì kích thích xúc giác được ứng dụng


16

trước để ngăn ngừa có thể có những cơn ê buốt dài sau kích thích nhiệt (do
nhiệt độ thấp) hoặc sự mất nước do luồng khí sau kích thích hơi.
1.2.4. Đo bằng kích thích nhiệt điện
Dụng cụ sử dụng là một đầu bịt nhiệt độ áp vào bề mặt răng. Nhiệt độ
trên cây thăm dò phụ thuộc vào loại dụng cụ sử dụng. Thử nghiệm bắt đầu ở
25ºC, giảm 5ºC mỗi bước thử cho đến khi có đáp ứng ê buốt. Thanh nhiệt này
phải tiếp xúc đúng với bề mặt răng để đảm bảo nhiệt độ được truyền đầy đủ
trong mỗi lần kích thích.
1.2.5. Đo bằng kích thích điện
Luồng điện được truyền từ từ vào bề mặt răng có thể được sử dụng để
đánh giá nhạy cảm ngà.
Tuy nhiên, luồng điện có thể xuyên qua mô nha chu tác động đến thần
kinh quanh răng gây nên dương tính giả.
1.2.6. Đo bằng kích thích cơ học
Dụng cụ kích thích là một cây sonde bịt đầu và máy nén cơ học, hoặc sử
dụng máy Yeaple. Những kích thích này được đặt vuông góc với răng, cường
độ tăng dần cho đến khi tới ngưỡng ê buốt. Sử dụng máy Yeaple, sự biến đổi

được kiểm soát bởi một thiết bị điện từ. Đây là một phương pháp đơn giản ,dễ
thực hiện và cho kết quả chính xác. Vì vậy trong nghiên cứu của chúng tôi sử
dụng máy Yeaple để đo mức nhạy cảm ngà.
Trong đa số trường hợp, nếu độ mạnh khoảng 70g là ngoài ngưỡng kích
thích ê buốt, răng được coi như không nhạy cảm. Bắt đầu thử bằng cường độ
nhỏ nhất, sau đó tăng dần tới khi có cảm giác ê buốt. Mỗi lần cường độ kích
thích tăng thêm 5g.
Trong kỹ thuật luồng hơi hay hóa học, cường độ kích thích là không thay
đổi, biến số nghiên cứu dựa vào đáp ứng của bệnh nhân: đó là mức trung bình


17

của các lần đánh giá dựa vào thang phân loại VRS hoặc VAS. Ngược lại,
trong các kỹ thuật nhiệt điện, điện, nước lạnh hay cơ học bệnh nhân có thể
đáp ứng cả sau kích thích nên biến số nghiên cứu dựa vào sự tăng lên hay
giảm đi của cường độ kích thích.
1.3. Chiến lược kiểm soát nhạy cảm ngà răng
1.3.1. Kiểm soát tại nhà
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ rõ ràng bằng tư vấn cho bệnh nhân hạn chế
ăn uống thức ăn có tính axit.
- Chải răng đúng kỹ thuật;
+ Động tác chải răng đúng, lực không quá mạnh, đủ thời gian…
+ Thời điểm chải răng: Không nên chải răng sau khi ăn, đặc biệt là ăn
uống những thức ăn có tính axit trong vòng 30 phút.
- Dùng kem chải răng có chất chống nhạy cảm ngà:
- Kem chải răng có Potassium nitrate 5%. Ion K+ có tác dụng khử cực,
chặn dẫn truyền thần kinh. Chất này không ảnh hưởng đến tủy răng.
- Nghiên cứu lâm sàng mù kép đã chứng minh hiệu quả của Potassium nitrate.
- Hiệu quả: Thông thường kem chải răng này có hiệu quả sau 2 tuần và

còn tác dụng sau khi ngừng dùng 4 tuần. Nhiều tác giả nghiên cứu khuyên
nên dùng loại kem chải răng này thường xuyên.
- Dưới đây là một số kem chải răng có Potassium nitrate 5%:
. Sensodyne Cool Gel
. Sensodyne Fresh Mint.
. Sensodyne Extra Whitening.
. Aquafresh Sensitive Teeth Toothpaste.
Điều cần lưu ý khi sử dụng kem đánh răng điều trị nhạy cảm là không
súc miệng ngay sau khi sử dụng vì làm hoạt chất bị pha loãng hoặc rửa trôi,
và như vậy làm giảm tác dụng của kem đánh răng.


18

Ngoài ra, sản phẩm tại nhà còn có nước súc miệng, kẹo cao su... có thành
phần chống nhạy cảm.
1.3.2. Điều trị bằng phương pháp hóa học
Phương pháp này được thực hiện bởi nha sỹ tại các cơ sở khám chữa
bệnh Răng Hàm Mặt.
Theo Landry và Voyer, các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà nên hiệu
quả ngay từ lần đầu và phải đáp ứng với những đặc điểm sau:
- Không kích ứng tủy hoặc không ê buốt
- Thực hiện dễ dàng
- Hiệu quả lâu dài
- Không làm nhiễm màu răng
- Không gây hại mô mềm và dây chằng quanh răng
- Giá thành thấp
Các hợp chất hóa học có tác dụng chống nhạy cảm ngà được chia thành
các nhóm sau:
+ Hợp chất Fluoride: Fluor làm giảm ê buốt thông qua Flour làm tăng tái

khoáng hóa men răng và làm bịt kín ống ngà, dẫn tới giảm ê buốt răng. Fluor
còn có tác dụng giảm sinh axit, làm giảm yếu tố kích thích lên răng.
+ Muối Potassium (muối Kali): theo Hodosh (1974), muối Kali không
làm giảm tính thấm của ngà trên invitro nhưng ion K+ có khả năng làm giảm
kích thích thần kinh trên mô động vật [53].
+ Hợp chất Oxalate: Năm 1981, Greenhill và Pashley báo cáo Potassium
oxalate 30% giảm tính thấm của ngà và bít kín ống ngà đến 98% [54].
+ Hợp chất calcium phosphates:
Thành phần: Chứa Bio- calcium, phosphate.
Tác dụng: tái khoáng và trung hòa axit.


19

Sản phẩm GC Tooth Mousse: Dạng gel, dùng máng giữ thuốc tối thiểu 3
phút hoặc bôi trực tiếp vào răng và tránh ăn uống trong vòng 30 phút.
+ Các Adhesives và nhựa kết tinh: Năm 1979, Brannstrom và cộng sự đề
xuất sử dụng nhựa kết tinh để giảm nhạy cảm ngà, bao gồm các Adhesives,
bonding, resin. Chúng tạo thành một lớp màng mỏng bảo vệ ngà răng khỏi các
kích thích [55].
+ Các hợp chất chứa glutaraldehyde hoặc hydroxyethyl methacrylate : có
tác dụng làm kết tủa protein trong ống ngà.
Các hợp chất này được quét lên bề mặt răng nhạy cảm, để khô 1 - 2 phút
(có thể chiếu đèn nếu là sản phẩm quang trùng hợp). Có thể sử dụng 2 - 3 lần
cách nhau 3 - 7 ngày.
1.3.3. Điều trị bằng laser
Đây là hướng điều trị nhạy cảm ngà đem lại kết quả khả quan
- Loại laser : YAG( Yttrium- Aluminum-Garnet) và CO2 laser.
- Tác dụng: Bít ống ngà do làm đông protein
- Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng từ 5% - 100%

- Điều trị bằng laser kết hợp với Sodium fluoride varnish hiệu quả đến 90%.
1.3.4. Máng nhai
- Máng nhai được dùng cho bệnh nhân có tật nghiến răng
- Máng nhẵn, máng hàm trên ổn định và dễ chịu cho bệnh nhân hơn.
- Vật liệu: Nhựa acrylic nhiệt trùng hợp, màu trong.
- Kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần để có thể ngừng hoặc làm máng mới.
1.3.5. Vật liệu phục hồi
- Các vật liệu phục hồi được chỉ định trong các trường hợp:
+ Tổ chức cứng của răng mất nhiều.
+ Các điều trị bảo tồn trước đó (kem chống nhạy cảm ngà răng, thuốc bôi)
không hiệu quả.


20

+ Vật liệu:
. Galssionomer cements
. Composites
. Sau khi hàn các vật liệu trên sẽ không thể sử dụng các kỹ thuật phủ
chân răng khác.
. Trường hợp tổn thương ở cổ răng liên quan đến sang chấn khớp cắn cần
chỉnh khớp trước khi hàn răng.
1.3.6. Điều trị tủy
- Điều trị tủy được chỉ định:
+ Sau khi các điều trị bảo tồn không kết quả.
+ Nhạy cảm ngà răng nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.
- Răng điều trị tủy tổ chức cứng sẽ không tốt nên cần cân nhắc kỹ trước
khi sử dụng phương pháp này.
1.3.7. Phẫu thuật ghép và che phủ vạt chân răng
- Các kỹ thuật này dùng các vạt lợi - niêm mạc để che phủ các chân răng

bị lộ có nhạy cảm ngà răng. Cần có kế hoạch chuẩn bị phẫu thuật chặt chẽ.
- Một số trường hợp khó dự đoán chính xác kết quả.
1.4. Các biện pháp dự phòng
- Lời khuyên của nha sỹ: Hướng dẫn BN vệ sinh răng miệng đúng cách:
 Chải răng đúng kĩ thuật: dùng bàn chải lông mềm, chải theo chiều
dọc hay xoay tròn trong vòng 3 – 5 phút với lực không quá mạnh, nên chải
răng sau khi ăn ít nhất 30phút.


21

Hình 1.9. Phương pháp chải răng đúng kĩ thuật
 Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần.
 Sử dụng kem đánh răng có chất chống nhạy cảm ngà.
 Hạn chế dùng thức ăn, nước uống có tính axit và nên dùng cùng bữa ăn.
 Nếu có tật nghiến răng nên dùng máng bảo vệ ban đêm.
 Khám kiểm tra răng miệng 6 tháng 1 lần.
1.5. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng nhạy cảm ngà ở công
nhân phơi nhiễm với axit trong môi trường làm việc:
Nghiên cứu của tác giả Amin năm 2001 [5] ở nhà máy photphat và nhà
máy pin tại Jordan, trong đó nhà máy photphat có 37 công nhân tiếp xúc với
axit và 31 công nhân không tiếp xúc với tuổi nghề trung bình là 9,5 năm, nhà
máy pin có 24 công nhân tiếp xúc và 15 công nhân không tiếp xúc axit với
tuổi nghề trung bình là 11,3 năm. Kết quả cho thấy 80% đối tượng tiếp xúc
với axit bị nhạy cảm ngà, và nguy cơ mòn răng ở nhóm tiếp xúc axit cao hơn
nhóm không tiếp xúc, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Nghiên cứu của Bamise CT năm 2008 [56] thấy 1 trong những vấn đề răng
miệng chính gặp phải ở những công nhân tiếp xúc với axit là nhạy cảm ngà.
Nghiên cứu của Chikte UM năm 1999 [7] tại nhà máy mạ kẽm ở Nam

Phi với 103 công nhân phơi nhiễm với bụi axit sulfuric với tuổi đời trung
bình là 31,4 năm và tuổi nghề trung bình là 4,2 năm, nhóm chứng có 102


22

công nhân không tiếp xúc với axit có tuổi đời và tuổi nghề tương đương
nhóm tiếp xúc. Kết quả cho thấy, tỉ lệ nhạy cảm ngà ở nhóm công nhân tiếp
xúc với axit là 48%, ở nhóm không tiếp xúc là 31%, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P=0,02).
Nghiên cứu của Chikte UM năm 1998 [6] tiến hành trên các công nhân
mỏ tại Nam Phi, ở đây công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với bụi axit
sulfuric trong quá trình mạ điện, kết quả cho thấy 2/3 số công nhân tiếp xúc bị
nhạy cảm ngà, tỉ lệ và mức độ trầm trọng của mòn răng ở nhóm tiếp xúc với
axit cũng cao hơn nhóm không tiếp xúc với axit, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05).
Nguyên nhân phổ biến gây nhạy cảm ngà là mòn răng, mòn răng tăng lên
ở những đối tượng tiếp xúc với axit:
Nghiên cứu của Arowojolu MO 2001 [57] so sánh tình trạng mòn răng ở
nhóm công nhân TX và KTX với axit thấy tỷ lệ răng bị mòn ở nhóm không
TX là 23/712 răng (chiếm 3,2%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm TX với axit là
159/388 răng (chiếm 41%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05.
Nghiên cứu của Chikte UM 2005 [58] thấy nguy cơ mòn răng ở những
người đàn ông nếm rượu chuyên nghiệp (có hàm lượng axit tartaric cao) có
nguy cơ mòn răng cao gấp 2,5 lần so với nhóm chứng.
Nghiên cứu của Tuominen M 1991 [59] cho thấy công nhân làm việc
trong môi trường axit có số răng mòn trung bình là 8,02 răng, trong khi ở
nhóm chứng là 3,93 răng.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Chikte UM năm 1999 [7] tiến hành trên các
công nhân tiếp xúc với axit và không tiếp xúc với axit, thấy nguy cơ mòn răng ở

nhóm tiếp xúc gấp 5,5 lần nhóm không tiếp xúc với axit, tỷ lệ các đối tượng bị
mòn răng hóa học ở nhóm TX với axit là 98%, ở nhóm KTX với axit là 76%.


23

Nghiên cứu của Fukayo S năm 1999 [60] cho thấy nguy cơ mòn răng ở
nhóm TX với axit gấp 3,0 lần nhóm KTX với axit.
Nghiên cứu của Suyama (2010) [8] tiến hành đánh giá tình trạng sức
khỏe răng miệng tại 1 cơ sở sản xuất pin, ắc quy cho thấy, tỷ lệ xói mòn răng
rất cao ở những người làm việc trên 10 năm và tỷ lệ này tăng theo số năm làm
việc trong môi trường axit:
+ 42,9% cho những người là 10- 14 năm
+ 57,1% cho những người là 15- 19 năm
+ 66,7% cho những người làm trên 20 năm.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Ngọc Anh [11] ở công ty cổ phần hóa
chất Việt Trì năm 2013 với tỷ lệ mòn mặt nhai/rìa cắn là cao nhất, chỉ số mòn
răng trung bình của nhóm tiếp xúc axit là 0,76±0,45, của nhóm không tiếp
xúc axit là 0,21±0,12.
1.5. Một số đặc điểm về Công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao
Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao là một đơn vị
trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam - Bộ Công Nghiệp với tổng
diện tích cơ sở sản xuất 100 ha, nằm trên địa bàn xã Cao Mại, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ.
Công ty cổ phần Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao (tiền thân là Nhà
máy Supe phốt phát Lâm Thao) được Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng, chính
thức đi vào sản xuất ngày 24/6/1962, với 2 dây chuyền chính: dây chuyền
Axít sản xuất axít sulfuric 270.000 tấn/năm và dây chuyền Supe sản xuất
Supe Lân 800.000 tấn/năm. Ngoài ra còn có dây chuyền sản xuất NPK, sản
xuất lân nung chảy, thuốc trừ sâu…



24

* Sơ đồ tóm tắt quy trình công nghệ:
a. Sản xuất axit Sulfuric: gồm 3 công đoạn
- Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
Quặng pyrite (FeS2)→Sấy, nghiền và bổ xung với bột lưu huỳnh để nâng
cao hàm lượng lưu huỳnh lên 37- 41%.
- Công đoạn 2: Tạo khí SO2 và làm sạch khí:
Nguồn nguyên liệu trên được đưa vào các lò đốt để thực hiện phản ứng:
FeS2 + 11O2 → 8SO2 + 2F2O
Khí ra lò được làm sạch và có nồng độ SO2 từ 7 - 7,55%.
- Công đoạn 3: Chuyển hóa và hấp thụ:
SO2 + ½ O2 → SO3
SO3 + H2O→ H2SO4
b. Sản xuất supephotphat đơn:
- Công đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
Quặng Apatide → sấy → nghiền (đạt kích thước hạt <0,16mm )
(3Ca3(PO4)2CaF2 có lượng P2O5 từ 32 - 35%).
- Công đoạn 2: Phản ứng tạo sản phẩm và xử lý khí thải.
Nguyên liệu trên được trộn cùng H2SO4 62 - 70% và ủ 21 ngày để thực
hiện phản ứng tạo photphat đơn:
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4.
Trong quá trình này khí Flo trong apatide bị giải phóng 25% dưới dạng
HF và sau đó là SiF4.. Để xử lý khí flo này, người ta dùng quạt hút khí vào hệ


25


thống hấp thụ flo (dung dịch hấp thụ là H20). Sản phẩm thu được là axit
H2SiF6 10% (silic florua axit).
Hiện nay toàn nhà máy có tất cả 2664 cán bộ công nhân viên, trong đó số
lượng nhân viên khối văn phòng là 478 nhân viên (gồm Ban giám đốc, văn
phòng công ty, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng kế
hoạch vật tư, phòng kỹ thuật AT, phòng cơ điện, phòng kinh doanh, phòng
xây dựng cơ bản, phòng bảo vệ, phòng y tế, nhà ăn, trường mầm non, khối
đoàn thể và ban quản lý dự án) và số công nhân làm việc trực tiếp với hóa
chất là 2186 công nhân (bao gồm công nhân làm việc trong Xí nghiệp Axít,
Supe phốt phát, NPK, Phân lân nung chảy, công nhân phân tích của các
Phòng KCS và Nghiên cứu sản phẩm mới). Công nhân được trang bị bảo hộ
lao động bằng quần áo vải tổng hợp, khẩu trang xô, găng tay vải, găng tay cao
su, giày vải, giày cao su, ủng cao su, mũ vải, mũ lá cọ, mũ cối, mũ nhựa cứng,
quần áo mưa...phụ thuộc vào vị trí công tác.


×