Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Đánh giá sự phù hợp của chương trình đào tạo đáp ứng với yêu cầu công việc của bác sĩ đa khoa tại bệnh viện huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.03 KB, 83 trang )

B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
..........***..........

HONG TH HNG

ĐáNH GIá Sự PHù HợP CủA CHƯƠNG TRìNH
ĐàO TạO ĐáP ứNG VớI YÊU CầU CÔNG VIệC CủA
BáC Sĩ ĐA KHOA TạI BệNH VIệN HUYệN
CHUYấN NGNH: DCH T HC
M S: 62.72.80.01

LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Phm Huy Tun Kit
PGS.TS. Bựi M Hnh

H NI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản
lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu
khoa học, Bộ Dịch tễ và Trung tâm Phát triển chương trình đào tạo & Tư vấn
nhân lực y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ, Đại diện
lãnh đạo và các bác sĩ của các bệnh viện huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ


Hoà và Thanh Sơn đã tạo điều kiện cho nghiên cứu được triển khai thuận lợi.
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn tới PGS.TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt và PGS.TS. Bùi Mỹ Hạnh là hai
người thầy kính mến đã dạy dỗ và hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này tôi kính trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ
và những người thân trong gia đình đã dành cho tôi mọi sự động viên chia sẻ
về tinh thần, thời gian và công sức giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015
Học viên

Hoàng Thị Hương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*

*
*

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
-

Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.

-


Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế Viện Đào tạo Y
học dự phòng và Y tế công cộng.

-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được tiến hành nghiên túc,

trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong công trình, tài liệu nào.
Tôi đã được sự cho phép Ban lãnh đạo Sở Y tế Phú Thọ và các Bệnh viện huyện
cho phép sử dụng các số liệu với mục đích nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2015
Học viên

Hoàng Thị Hương


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BS
BSĐK
CSVC
ICD
BV
MHBT
NKHHCT

NGTK
KCB
BVĐK
PTTH
YHCT
YTCC
BỘ GD-ĐT
CĐR
NCKH
TYTX
TTB
WHO
LLD

Bác sĩ
Bác sĩ đa khoa
Cơ sở vật chất
International Classification of Diseases
Bệnh viện
Mô hình bệnh tật
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Niên giám thống kê
Khám chữa bệnh
Bệnh viện Đa khoa
Phẫu thuật thực nghiệm
Y học cổ truyền
Y tế công cộng
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chuẩn đầu ra
Nghiên cứu khoa học

Trạm y tế xã
Trang thiết bị
World Health Organization
Lượt điều trị

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề y là một nghề đặc biệt, liên quan đến sức khỏe con người, vốn quý
nhất cho nguồn nhân lực phát triển xã hội. Trình độ cán bộ y tế là yếu tố quan
trọng quyết định chất lượng sức khoẻ cộng đồng. Chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực y tế luôn được quan tâm ở bất kể giai đoạn phát triển nào của mỗi
một quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc tự đánh giá
mang tính phản biện của chính các cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo hiện
nay còn rất hạn chế.
Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định, nhân lực y tế là giá trị cốt lõi của hệ
thống y tế, với nhiệm vụ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, ngăn ngừa bệnh
tật, giảm thiểu rủi ro, là đối tượng kết nối kiến thức để hoạt động y tế [1]. Ở Việt
Nam, với vai trò chăm sóc sức khỏe nhân dân của lực lượng cán bộ y tế, Nghị
Quyết 46-NQ/TW ngày 25/2/2005 của Bộ Chính trị khẳng định “Nghề y là một
nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” [2].
Một chương trình đào tạo có chất lượng phải phản ánh khả năng đáp ứng
mục tiêu tổng quát, chuẩn đầu ra cũng như năng lực cần có của người tốt
nghiệp do xã hội yêu cầu. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là hoạt

động thiết thực với cả xã hội cũng như chính bản thân trường đại học. Kết quả
đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, toàn diện, với tất cả các bên liên
quan dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể [3].
Đánh giá năng lực cơ bản là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm tra
mức độ thành công của giáo dục ở cấp độ đại học về mặt kiến thức, kỹ năng,
đạo đức, thái độ, hành vi và giá trị nghề nghiệp của sinh viên khi tốt nghiệp.
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã có rất nhiều những cải tiến về
phương pháp giảng dạy trong đào tạo bác sĩ đa khoa (BSĐK) như phương
pháp học tập chủ động, học tập dựa trên giải quyết tổng hợp vấn đề, mô
phỏng tình huống xảy ra trên bệnh nhân, học tập trên mạng… với mục tiêu là
hỗ trợ cho sinh viên phát triển những kỹ năng cơ bản và tăng cường nhận thức
về quan điểm chăm sóc sức khỏe tổng quát dựa trên bằng chứng [4].


8

Quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục - đào tạo, ban
hành ngày 01/11/2007 xác định 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí đánh giá chất lượng
giáo dục của trường đại học. Tuy nhiên, văn bản chưa xác định được năng lực
cụ thể của sinh viên tốt nghiệp từng chuyên ngành đào tạo. Việc đánh giá của
đa số các trường chưa gắn liền với việc tìm hiểu nhu cầu xã hội về năng lực
thiết yếu mà người tốt nghiệp cần phải hình thành khi hoàn thành khóa đào
tạo y khoa [5].
Trong hệ thống y tế bao gồm 4 tuyến ở Việt Nam, y tế tuyến huyện được
cho là tuyến y tế quan trọng đối với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu
thông quan việc kết hợp với hệ thống mạng lưới trạm y tế xã để đến với gần
dân. Trong những năm gần đây Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai nhiều đề án,
giải pháp nhằm hỗ trợ đào tạo như tăng cường xây dựng CSVC cho các cơ sở
y tế tuyến huyện và một số chuyên khoa; mở rộng các loại hình đào tạo, tăng
chỉ tiêu đào tạo [6],[7], [8],[9] ... Các công việc này bước đầu đã tạo ra được

những chuyển biến tích cực trong thực tế, góp phần giảm thiểu những bất cập
về số lượng, cụ thể theo niên giám thống kê năm 2013 số bác sỹ là 75,0/1000
[10]. Tuy vậy, vấn đề chất lượng đào tạo ngày càng có nguy cơ đi xuống thể
hiện bởi sự thiếu đáp ứng của BSĐK trong một bối cảnh đầy biến động và
thách thức về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân cũng như sự biến đổi
của mô hình bệnh tật [10]. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu “Đánh giá sự phù hợp của chương trình đào tạo đáp ứng
với yêu cầu công việc của bác sĩ đa khoa tại bệnh viện huyện”. Mục tiêu của
nghiên cứu là:
1.

Mô tả mô hình bệnh tật và khả năng đáp ứng của phân tuyến kỹ thuật
tại một số bệnh viện tuyến huyện, tỉnh Phú Thọ, năm 2014.

2.

Khảo sát sự phù hợp của chương trình đào tạo Nội, Ngoại, Sản và
Nhi trong chương trình Bác sĩ đa khoa của Trường Đại học Y Hà Nội
với yêu cầu phân tuyến kĩ thuật bệnh viện tuyến huyện.


9

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Mô hình bệnh tật
1.1.1. Khái niệm về mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của một cộng đồng trong một giai đoạn là cơ cấu
phần trăm các nhóm bệnh tật, các bệnh và tử vong của các bệnh của cộng
đồng đó trong giai đoạn đó [11], [12]. Từ mô hình bệnh tật người ta có thể xác

định được các bệnh/nhóm bệnh phổ biến nhất; các bệnh/nhóm bệnh có tỷ lệ tử
vong cao nhất để có cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh tật trước mắt
và lâu dài cho cộng đồng đó [11]. Thống kê bệnh tật và tử vong tại bệnh viện
thể hiện trình độ, khả năng chẩn đoán, phân loại người bệnh theo các chuyên
khoa để đảm bảo điều trị có hiệu quả, thực chất là khả năng đảm bảo phục vụ,
chăm sóc người bệnh của bệnh viện bởi lẽ có phân loại chẩn đoán đúng mới
có thể tiên lượng, điều trị đúng và có hiệu quả kinh tế cao: Giảm tỷ lệ tử vong,
tiết kiệm chi phí thuốc men và các phương tiện khác. Thống kê bệnh tật và tử
vong là đặc thù riêng của ngành y tế và là nội dung quan trọng của quản lý
bệnh tật và tử vong.
1.1.2. Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X (ICD-10) và Bảng phân loại
bệnh của Bộ Y tế
a)

Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X (ICD-10)

Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin
y tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Qua
nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản Bảng phân loại quốc tế
bệnh tật lần thứ X vào năm 1992. Bảng phân loại này được tổ chức y tế thế
giới triển khai xây dựng từ tháng 09 năm 1983. Toàn bộ danh mục được xếp
thành hai mươi mốt chương bệnh, ký hiệu từ I đến XXI theo các nhóm bệnh:


10

Đặc điểm nổi bật của ICD là phân loại theo từng chương bệnh, trong
mỗi chương lại chia ra thành từng nhóm bệnh. Từ mỗi nhóm bệnh chia nhỏ
thành tên bệnh và cuối cùng là các bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay tính
chất đặc thù của bệnh. Như vậy một bệnh theo ICD được mã hoá bởi 3 kí tự

chính và ký tự thứ 4 mã hoá tên bệnh chi tiết [13].
Với điều kiện cụ thể của Việt Nam và một số nước đang phát triển,
WHO chỉ yêu cầu mã hoá 3 ký tự ( đến tên nhóm bệnh), các chuyên khoa sâu
có thể vận dụng hệ thống mã hoá 4 ký tự để phân loại chi tiết đến từng bệnh,
phù hợp từng chuyên khoa. Một số bệnh quan trọng được mã chi tiết đến tên
bệnh [14].
Hệ thống phân loại này giúp chúng ta thống nhất tên nhóm bệnh đến
tên bệnh một cách thống nhất trên toàn thế giới. Nó giúp các nhà hoạch định
chính sách cũng như các nhà quản lý có cái nhìn bao quát, toàn diện và cụ thể
về mô hình bệnh tật để từ đó đưa ra các chiến lược, chính sách, giải pháp
thích hợp, đánh giá hiệu quả của chương trình chăm sóc sức khoẻ đó và đang
được triển khai. Nó giúp các bác sĩ lâm sàng có được có được các định nghĩa
đầy đủ về từng bệnh khi chẩn đoán.
Phân loại theo ICD giúp người quản lý dễ dàng so sánh, đánh giá mô
hình bệnh tật giữa các quốc gia, các vùng miền, các BV. Đây là cách phân loại
khá chi tiết, đòi hỏi người làm công tác thống kê phải có trình độ nhất định để
tránh nhầm lẫn cũng như đòi hỏi các bác sĩ lâm sàng phải có chẩn đoán xác
định, chi tiết. Điều này có thể khắc phục bằng việc nâng cao trình độ cho bác
sĩ lâm sàng và đào tạo, tập huấn cho những nhân viên thống kê và những
người trực tiếp mã hoá bệnh.
b)

Bảng phân loại bệnh của Bộ y tế

Vì một số lý do về phương diện thống kê, tính chuẩn xác trong chẩn
đoán và để ứng dụng trong phạm vi cả nước, năm 1998 Bộ y tế tạm thời sử


11


dụng bộ mã 03 ký tự, hay nói cách khác là tạm thời thống kê và phân loại đến
tên bệnh. Với cách phân loại này, có tổng cộng 312 bệnh được ký hiệu từ 001
đến 312 [15].
c)

Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật
A.

Các bệnh lây, suy dinh dưỡng và bệnh liên quan tới thai sản.

B.

Bệnh không lây

C.

Tai nạn, ngộ độc, chấn thương

Nhóm A gồm các bệnh phổ biến của các vùng, quốc gia nghèo, nền
kinh tế xã hội và y tế kém phát triển. Nhóm B gồm các bệnh phổ biến ở các
vùng, quốc gia không nghèo hoặc kinh tế, xã hội, y tế phát triển. Nhóm C là
bệnh thường gặp ở cả các vùng, quốc gia giàu và nghèo.
Cách phân loại này cho ta cách nhìn khái quát, tổng thể mô hình bệnh tật
ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nhất là khi xác định xu hướng phát triển
của bệnh tật. Nhìn vào mô hình bệnh tật này chung ta sơ bộ đánh giá được sự
phát triển kinh tế- xã hội và các dịch vụ y tế của mỗi quốc gia, vùng miền.
Việt Nam trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế,
mô hình bệnh tật đang từng bước tiến tới gần giống mô hình bệnh tật của các
nước phát triển. Bệnh lây năm 1976 chiếm 55,50% số đến bệnh viện, thì đến
năm 2010 chỉ còn 11,3% [16][17].

Đặc điểm cơ bản của cách phân loại này là đưa ra tên bệnh hoặc nhóm
bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất. Cách phân loại này đưa ra thứ tự của các bệnh
thường gặp cũng như mức độ nguy hiểm của một số bệnh dựa trên tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong, từ đó có những chính sách đầu tư thích hợp nhằm can
thiệp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các bệnh đó. Đây là cách
phân loại đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng ở nơi quản lý cơ sở dữ liệu bằng
máy tính.


12

1.1.3. Các loại mô hình bệnh tật trên thế giới
Thường có 3 mô hình:
- Mô hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: Bệnh nhiễm trùng
chiếm tỷ lệ cao.
- Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: Bệnh nhiễm trùng chiếm
tỷ lệ thấp, bệnh mãn tính và không nhiễm trùng là chủ yếu.
- Mô hình bệnh tật ở các nước phát triển: Bệnh tim mạch, đái tháo
đường và bệnh lý người già là chủ yếu.
1.1.4. Mô hình bệnh tật tại Việt Nam và các nghiên cứu liên quan
a)

Mô hình bệnh tật tại Việt Nam
Số liệu về số mắc, số chết và MHBT trong niên giám thống kê y tế Việt
Nam được tổng kết từ báo cáo thống kê y tế địa phương gửi về Bộ Y tế. Qua
số liệu báo cáo từ năm 1976 đến 2011, MHBT ở nước ta đã thay đổi. Xu
hướng mắc các bệnh không lây nhiễm và tại nạn, chấn thương ngày càng
tăng. Tỷ lệ giữa các bệnh lây - không lây - tai nạn, chấn thương, ngộ độc năm
1976 là 55,50% - 42,65% - 1,84%. Tuy nhiên, đến năm 2009 tỷ lệ này là
22,90% - 66,32% -10,78% [60]. Qua đó ta nhận thấy MHBT của nước ta đã

thay đổi, các bệnh truyền nhiễm đang giảm, tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong
của các bệnh tim mạch nói chung, tăng huyết áp nói riêng và các ệnh ung thư
tăng lên đáng kể. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2009, tỷ lệ các bệnh
nhiễm trùng và tai nạn, ngộ độc, chấn thương giảm nhẹ so với năm 2006.
Trong khi đó, các bệnh không lây tăng lên đáng kể (62,40% năm 2006 so với
66,32% năm 2009) [18]. Từ đó cho thấy hiệu quả của công tác phòng chống
các bệnh nhiễm trùng, phòng chống tai nạn thương tích đã dần phát huy trong
việc làm giảm số ca mắc bệnh và tử vong.
Một số bệnh lây truyền và không lây truyền cơ bản
MHBT của Việt Nam có liên quan chặt chẽ đến các điều kiện địa lý, khí
hậu kinh tế - xã hội. Ví dụ, sốt rét chủ yếu lưu hành ở khu vực Tây nguyên và
một số huyện miền núi thuộc khu vực duyên hải miền Trung; sốt xuất huyết


13

mắc nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu long; dịch hạch lưu hành cao
ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên; và viêm não Nhật Bản chủ yếu xảy ra ở
phía Bắc trong mùa mưa. Sốt rét thường xảy ra nặng ở vùng sâu, vùng xa,
trong khi đó dịch sốt xuất huyết thường xảy ra ở khu vực thành thị và đồng
bằng đông dân.


Tiêu chảy: Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm rất nhiều trong vòng 10-20 năm
qua, nhưng tiêu chảy hiện nay vẫn là nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu ở Việt
Nam với 250.000 trường hợp phải nhập viện trong năm 1998. Tuy nhiên, nhờ
việc xử trí bệnh nhân được cải thiện nên tỷ lệ chết/mắc do tiêu chảy đã giảm
đáng kể. Năm 1976, tiêu chảy là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở bệnh
viện công. Tuy vậy, kể từ 1995 tiêu chảy không còn nằm trong 10 nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu nữa [18].




Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT): NKHHCT là một trong những
nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu ở Việt Nam. Trong năm 1998, tổng số có gần
450.000 trường hợp nhập viện do viêm phổi và viêm phế quản cấp, trên cả
trường hợp mắc sốt rét, khiến NKHHCT là một nguyên nhân mắc bệnh hàng
đầu ở Việt Nam. Khác với tiêu chảy, NKHHCT - đặc biệt là viêm phổi và viêm
phế quản - là những nguyên nhân gây tử vong chính, và có đến 2.195 trường
hợp tử vong do NKHHCT tại các bệnh viện trong năm 1998 [18].



Sốt rét: Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm dần trong những năm
gần đây, do nhờ Chương trình phòng chống sốt rét thành công nhất trên thế
giới. Những chỉ số đánh giá công tác phòng chống sốt rét trong 6 - 7 năm qua
đã cho thấy những thành công đặc biệt, tỷ lệ mới mắc sốt rét giảm từ 16/1.000
dân vào năm 1991 xuống còn 6/1.000 dân vào năm 1998. Cũng trong giai
đoạn này, tỷ lệ tử vong do sốt rét cũng đã giảm xuống chỉ còn bằng 1/10 mức
của năm 1991, với tỷ lệ chỉ còn dưới 3 tử vong/ 10.000 trường hợp mắc sốt


14

rét. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về việc sử dụng
màn tẩm thuốc với trên 10 triệu người hiện nay trong diện bảo vệ.


Sốt xuất huyết: là nguyên nhân mắc bệnh thứ 4 (theo số liệu thống kê bệnh
viện). Trong vòng 4 - 5 năm qua, đặc biệt là từ năm 1997, sốt xuất huyết tăng

đến mức báo động, với tỷ lệ tăng gấp 5 lần kể từ năm 1994 đến năm 1998. Tất
nhiên do xử trí tốt hơn nên tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể từ năm đầu thập kỷ
1990, nhưng sốt xuất huyết vẫn là một trong mười nguyên nhân tử vong hàng
đầu ở Việt Nam.



Các bệnh có vắc-xin dự phòng: Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt
Nam trong y tế cộng đồng trong vòng 2 thập kỷ qua là giảm đáng kể tỷ lệ tử
vong trẻ em do các bệnh có vắc- xin dự phòng. Sự thành công này chủ yếu là
do tác động của chương trình Tiêm chủng mở rộng. Chương trình này được
triển khai thí điểm từ năm 1982 và triển khai toàn quốc vào năm 1985. Tỷ lệ
hiện mắc bại liệt giảm từ 2,6/100.000 dân vào năm 1985 xuống còn 0,61 vào
năm 1996 (xem bảng 1.1). Việt Nam đã loại trừ bại liệt vào năm 2000. Tỷ lệ
mắc bạch hầu năm 1996 chỉ còn bằng 5% so với mức năm 1986. Uốn ván sơ
sinh đã được loại trừ tại 591 huyện trong tổng số 610 huyện của cả nước [18].
Số chết do sởi cũng giảm đáng kể trong vòng 15 năm qua.
Bảng 1.1. Tỷ lệ mắc và tử vong trên 100.000 dân của các bệnh có thể dự
phòng bằng vác-xin
Bệnh
Bạch hầu
Ho gà
Bại liệt
Uốn ván
Sởi

Mắc/ 100.000 dân
1985
1990
1996

3,7
0,77
0,19
68,6
6,18
18,03
2,6
0,59
0,61
5,0
0,48
0,53
12,8
13,15
6,86

Tử vong/ 100.000
1985
1990
1996
0,40
0,09
0,02
0,08
0,04
0,01
0,15
0,02
0,02
0,40

0,31
0,27
0,45
0,04
0,01
Nguồn: BYT, 1996


15



Lao: Bệnh lao có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Số bệnh
nhân lao phổi AFB+ được phát hiện năm 1998 tăng gấp 9 lần so với 1985 - từ
6.645 lên 54.897 trường hợp. Tất nhiên sự gia tăng này có thể là kết quả của
việc mở rộng chương trình chống lao từ 23% dân số được bảo vệ năm 1985
lên 99% năm 1998. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chỉ số nguy cơ
nhiễm lao hàng năm đã gia tăng, cho thấy tỷ lệ mới mắc lao thực tế cũng đã
gia tăng. Ngoài ra, tỷ lệ kháng thuốc cũng làm cho công tác chống lao khó
khăn hơn [18].



HIV/AIDS: Từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại TP. Hồ
Chí Minh năm 1990, đại dịch này đã phát triển nhanh trong cả nước. Số người
nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm đã tăng gấp 4 lần từ năm 1993 đến
năm 1999. Tính đến năm 1998 tất cả 61 tỉnh/ thành trong cả nước đã có bệnh
nhân nhiễm HIV/ AIDS được phát hiện, tổng cộng 16.175 trường hợp nhiễm
HIV và 2.907 bệnh nhân AIDS (trong đó co1.512 trường hợp đã chết) đã phát
hiện. Tỷ lệ mới nhiễm HIV ước tính ở Việt Nam là 0,1% - thấp hơn nhiều so

với tỷ lệ 2% ớ Thái Lan.



Tai nạn, chấn thương và ngộ độc: Thuộc những nguyên nhân chính dẫn đến tử
vong tại các bệnh viện. Trong năm 1997, có 475.000 người mắc và 5.424
người chết do tai nạn, chấn thương và ngộ độc. Như đã trình bày trên đây, số
liệu này cho thấy tình hình tai nạn, chấn thương đã tăng rất nhiều so với 20
năm trước đây. Nhiều trường hợp tử vong trong số này là do tai nạn giao
thông. Đây là xu hướng thường gặp của nhiều nước đang phát triển cùng với
tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và giao thông tăng nhanh.
Theo Niên giám thống kê (NGTK) của Bộ Y tế thì cơ cấu bệnh tật ở
Việt Nam giai đoạn 1976-2001 đang có những biến đổi, các bệnh nhiễm
trùng, truyền nhiễm, đặc biệt là có vắc-xin tiêm chủng ở trẻ em giảm nhanh.
Tuy nhiên, nguy cơ mắc các bệnh sốt xuất huyết cao vì môi trường chưa được


16

cải thiện tốt. Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội,
một số vấn đề sức khỏe mới đã nảy sinh và phát triển: tai nạn thương tích,
bệnh lây qua đường tình dục (trong đó có HIV/AIDS), sức khỏe tâm thần,
bệnh ung thư và tim mạch, đặc biệt vấn đề sức khỏe do ma túy, thuốc lá tăng
rất nhanh.
Bảng 1.2. Xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam giai đoạn 1976-2001(%)
Bệnh

1976

1986


1996

2001

55,50

59,20

37,63

25,02

53,06

52,10

33,13

15,06

42,65

39,00

50,02

64,38

44,71


41,80

43,68

66,35

Mắc:

1,84

1,80

12,35

10,61

Chết:

2,20

36,10

23,30

18,05

1. Dịch lây
Mắc:
Chết:

2. Bệnh không lây
Mắc:
Chết:
3. Tai nạn, ngộ độc, chấn thương

Nguồn: Bộ Y tế, 2001 (tr.119) [18]

Theo số liệu thống kê y tế, tỷ lệ mắc, tử vong các bệnh không truyền
nhiễm có xu hướng tăng. Năm 1976, tỷ lệ mắc là 42,6% và tỷ lệ tử vong là
44,7%. Đến năm 2001 tăng lên 64,4% và 66,3%. Gần đây, tai nạn thương tích
và ngộ độc cũng có xu hướng tăng đáng kể. Năm 1976 chỉ có 1,8% trường
hợp và tỷ lệ tử vong là 2,2%. Tỷ lệ này đã tăng lên 10,6% trường hợp và
18,0% tử vong năm 2001.
Đến giai đoạn 2004-2008, xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam cũng
không thay đổi. Tỷ lệ bệnh và tử vong các bệnh không lây cũng có xu hướng
tăng (Bảng 1.3)
Bảng 1.3. Xu hướng bệnh tật tử vong ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008 (%)


17

Bệnh
1. Dịch lây

2004

2005

2006


2007

2008

Mắc:

26,13

25,18

24,94

25,73

25,15

Chết:
2. Bệnh không lây

17,00

16,53

13,23

15,41

17,23

Mắc:


60,18

62,16

62,40

60,65

63,14

Chết:
3. Tai nạn, ngộ

57,91

61,14

61,62

60,13

60,02

Mắc:

13,06

12,65


12,66

13,62

11,72

Chết:

25,09

22,33

25,15

24,47

22,75

độc, chấn thương

Qua đó chỉ ra rằng về cơ bản MHBT của nước ta đang trải qua quá
trình chuyển tiếp dịch tễ học, nghĩa là vừa phải đương đầu với các bệnh lây
nhiễm, vừa phải đương đầu với các bệnh không lây nhiễm.
Theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế, có sự thay đổi rõ rệt về mô
hình bệnh từ năm 1986 đến năm 2013 [19] và đặc biệt là theo báo cáo về cơ
cấu số lượt KCB tại cơ sở y tế nhà nước trong Niên giám thống kê năm 2010
[20], xu hướng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao
từ 39% năm 1986 thì đến năm 2010 là 72%, tỷ trọng này đã tăng lên gần gấp
đôi. Trái lại, xuất hiện sự giảm đi nhanh chóng của tỷ trọng số lượt KCB đối
với người mắc bệnh truyền nhiễm. Tỷ trọng số lượt KCB liên quan đến tai

nạn, chấn thương, ngộ độc có xu hướng chững lại. Như vậy, gánh nặng bệnh
tật chuyển dịch mạnh sang các bệnh không lây nhiễm.
b)

Một số nghiên cứu về Mô hình Bệnh tật
Nghiên cứu của Trần Văn Bảo cho thấy MHBT của Nghệ An có biểu
hiện của thời kỳ giao thời: Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng giảm rõ (2,07%),
các bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giảm hẳn, bệnh chấn
thương, ngộ độc, dị tật bẩm sinh có chiều hướng gia tăng. Bệnh lý thường gặp


18

ở cộng đồng là bệnh về răng miệng và viêm đường hô hấp. Nhóm bệnh có
liên quan đến yếu tố môi trường, điều kiện sinh hoạt, môi trường sinh thái còn
gặp tương đối nhiều. Bệnh tăng huyết áp là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong
nhóm bệnh hệ tuần hoàn. Nhóm bệnh này là một trong 10 bệnh phổ biến nhất
hiện nay [21].
Lương Thị Bình & và CS nghiên cứu MHBT tại BVĐK Xuân lộc Đồng Nai 5 năm 2001-2005 cho thấy: Các nhóm bệnh đứng hàng đầu là Chấn
thương, ngộ độc; tiếp theo là bệnh hô hấp; thai nghén, sinh đẻ và hậu sản;
nhiễm trùng và kí sinh trùng [22].
Một nghiên cứu của Đặng Tuấn Đạt, Hoàng Anh Vường, Nguyễn Xuân
Tâm và cộng sự Viện vệ sinh dịch tể Tây Nguyên (2007), tại tỉnh Champasak
nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cơ cấu bệnh tật một tỉnh liền kề với Tây
nguyên cho thấy mười căn nguyên phải nhập viện cao nhất của người dân tại
tỉnh Champasak trong 2 năm 2005 - 2006 (thống kê số liệu tại Sở Y tế tỉnh
Champasak): dạ dày: 4.773 ca, sốt rét 3.316 ca, tai nạn 3.769 ca, viêm phổi
2.258 ca, tiêu chảy 2.024 ca, viêm amidan 1.478 ca, Sốt dengue/Sốt XH
dengue 1.465 ca, huyết áp cao 481 ca, viêm thận 842 ca, viêm phế quản cấp
358 ca [23].

Mười căn nguyên gây tử vong cao nhất tại tỉnh Champasak trong 2 năm
2005 - 2006: tai nạn 48 ca, sốt rét 45 ca, sốt dengue/Sốt XH Dengue 30 ca,
Chết sơ sinh 37 ca, viêm phổi 22 ca, tiêu chảy 9 ca, viêm gan siêu vi 6 ca, tim
mạch 4 ca, đái tháo đường 2 ca, bệnh chưa xác định 28 ca [23].
Theo Ngân hàng thế giới, tổ chức SIDA Thụy Điển, tổ chức AusAID
Úc và đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, với sự cộng tác của Bộ Y tế Việt Nam
(2001) và đại sứ quán Vương quốc Hà Lan. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã
trải qua quá trình biến đổi dịch tễ học, với việc giảm đáng kể các bệnh truyền
nhiễm trong cơ cấu tử vong và mắc bệnh. Năm 1976 các bệnh truyền nhiễm


19

chiếm đến 50 - 56% các trường hợp mắc bệnh và tử vong, thì tỷ lệ này đã hạ
xuống chỉ còn 27% vào năm 1977 (mức độ thuyên giảm này chủ yếu đạt được
trong khoảng 10 năm gần đây). Điều đặc biệt là tỷ lệ tai nạn, chấn thương và
ngộ độc trong tổng số tử vong gia tăng nhanh, từ 2% năm 1976 lên đến 22%
trong năm 1997. Tỷ lệ các bệnh không truyền nhiễm cũng tăng đáng kể trong
giai đoạn này.
Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng cho thấy, tổng gánh
nặng bệnh tật của Việt Nam là 12,3 triệu DALYs, bao gồm: Bệnh không lây
nhiễm (71%); chấn thương (16%), các bệnh nhiễm trùng, sơ sinh và các bệnh
liên quan đến sinh đẻ (13%). Gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây
nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam và 77% tổng gánh nặng
bệnh tật ở nữ. Chấn thương không chủ định (18%), các bệnh tim mạch (17%)
và các bệnh tâm thần kinh (14%) là các nhóm nguyên nhân chính của gánh
nặng bệnh tật ở nam giới trong khi ở nữ giới các nhóm nguyên nhân chính của
gánh nặng bệnh tật là các bệnh tâm thần kinh (22%), các bệnh tim mạch
(18%) và ung thư (12%). Ở nam giới, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu của
gánh nặng bệnh tật (10%), tiếp đến là tai nạn giao thông (8%) và các rối loạn

do lạm dụng rượu (5%). Ở nữ giới, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu của
gánh nặng bệnh tật (12%), tiếp đến là đột quỵ (10%) và khiếm thị (4%).
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phổi) là nguyên nhân chính của gánh nặng
bệnh tật ở trẻ em, chiếm 11% tổng gánh nặng bệnh tật [24].
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân chết của trẻ dưới 5 tuổi thì
trên 50% trẻ em chết do bệnh truyền nhiễm (chủ yếu nhiễm khuẩn hố hấp),
khoảng một phần ba do bệnh không lây nhiễm (chủ yếu chết chu sinh, dị tật bẩm
sinh), và khoảng 13-14% do tai nạn, chấn thương (chủ yếu chết đuối). Đối với
người cao tuổi (70+) tử vong chủ yếu do bệnh không lây nhiễm (87%), trong khi
bệnh lây nhiễm chỉ liên quan 9% và tai nạn chấn thương liên quan 3% tử vong ơ


20

người từ 70 tuổi trở lên. Trong nhóm bệnh không lây nhiễm, bệnh tim mạch liên
quan 40% tử vong (tai biến mạch máu não là nhóm lớn nhất), trong khi ung thư
liên quan 14% tử vong ở người cao tuổi [24].
Số liệu về tình hình bệnh tật và tử vong là rất quan trọng, cho phép
đánh giá gánh nặng bệnh tật, nguyên nhân tử vong, từ đó cung cấp bằng
chứng khoa học định hướng cho việc ra quyết định và phân bổ nguồn lực. Tuy
nhiên., hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều số liệu dịch tễ học có chất lượng.
Vì vậy cần đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống ghi nhận bệnh tật và tử vong,
đồng thời nên có trung tâm lưu trữ số liệu của các điều tra, nghiên cứu để có
thể phân tích sâu và giám sát số liệu.
1.2. Phân tuyến kĩ thuật
Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh được viết
tắt là phân tuyến kĩ thuật và nó là sự phân loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
thành các tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điều 81 của Luật khám
bệnh, chữa bệnh. Cơ sở của việc phân tuyến kĩ thuật được dựa yêu cầu về
phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất,

trang thiết bị, nhân lực và năng lực thực hiện kỹ thuật của cơ sở khám chữa
bệnh [25], [26].
Các tuyến chuyên môn kỹ thuật bao gồm 4 tuyến: tuyến trung ương,
tuyến tỉnh/thành phố, tuyến huyện/quận/thị xã và tuyến xã/phường/thị trấn.
Tuyến trung ương bao gồm các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực
thuộc Bộ Y tế và bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố. Các
bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng I,
hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc các bộ ngành khác thuộc tuyến tỉnh. Các bệnh
viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có
chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương thuộc tuyến


21

huyện/quận/thị xã. Tuyến cuối cùng là tuyến xã/phường là các trạm y tế xã và
phòng khám bác sỹ gia đình.
Bảng 1.4. Mổ tả số lượng phân tuyến kỹ thuật
Nhóm ngành
Hồi sức cấp cứu
Nội khoa
Nhi khoa
Lao
Da liễu
Tâm Thần
Nội Tiết
Y học Cổ truyền
Gây mê hồi sức
Ngoại khoa
Bỏng
Ung Bướu

Phụ Sản
Mắt
Tai mũi họng
Răng Hàm Mặt
Phục hồi chức năng
Điện Quang
Y học Hạt nhân
Nội soi chẩn đoán can thiệp
Thăm dò chức năng
Huyết học
Hoá Sinh
Vi sinh- kí sinh trùng
Giải phẫu bệnh và tế bào học
Vi phẫu
Phẫu thuật nội soi
Tạo hình thẩm mỹ

Số lượng phân
tuyến kĩ thuật
quy định cho 4
tuyến

Số lượng phân
tuyến kĩ thuật quy
định cho tuyến
huyện

304
431
4.170

41
89
83
245
482
4.777
1.113
131
401
241
287
357
347
156
675
309
106
127
546
223
336
90
58
498
494

191
99
1.067
4

14
18
18
398
928
120
43
37
98
86
42
78
129
100
0
7
34
81
64
124
16
9
9
162


22

1.3. Chương trình đào tạo Bác sỹ đa khoa
1.3.1. Mô hình đào tạo bác sỹ trên thế giới

Trên thế giới, mô hình đào tạo để trở thành bác sĩ được hành nghề ở các
nước cũng rất khác nhau và khác so với Việt Nam. Theo những nghiên cứu gần
đây, có thể thấy những mô hình giáo dục y khoa được công bố có sự khác nhau
và việc đưa ra một mô hình cứng nhắc sẽ không tồn tại nhất là khi hầu hết các
nước đã và đang thuộc hệ thống chuyển đổi tín chỉ [28], [29]. [Phụ lục 1].
Những nước tổ chức đào tạo theo mô hình 1 bao gồm Argentina, Brazil,
Trung Quốc, Cộng hòa Congo, Pháp, Georgia, Đức, Ấn Độ, Ý, Mexico, Hà
Lan, Nga, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Ukraine, Uruguay. Sau tốt nghiệp phổ
thông, sinh viên sẽ được học đại học y 6 năm và đào tạo nội trú là bắt buộc.
Mục đích chủ yếu của các trường đại học y khoa thuộc nhóm 1 là đào tạo các
thầy thuốc lâm sàng (physician). Khi tốt nghiệp sinh viên được nhận bằng bác
sĩ y khoa (medical doctor) hoặc cử nhân y khoa (medical bachelor). [Phụ lục
1]
Theo mô hình 2 (Autralia (1), Bangladesh, Đan Mạch, Israel, Nhật Bản,
Pakistan, Thụy Điển, Vương quốc Anh), CTĐT cơ bản trong trường kéo dài 6
năm, người tốt nghiệp sẽ có 2 năm thực tập sau tốt nghiệp rồi mới đi vào chương
trình nội trú. Các trường đại học y khoa thuộc nhóm này nhận cả sinh viên mới
tốt nghiệp trung học phổ thông và người đã tốt nghiệp đại học. [Phụ lục 6].
Với mô hình thứ 3, những nước như Colombia, Cộng hòa Dominica,
Ethiopia, Iran, Nicaragua, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ đang áp dụng CTĐT y khoa 7
năm, sau đó người tốt nghiệp phải phục vụ cộng đồng 2 năm rồi mới tiếp tục
chuyển sang chương trình nội trú.
Mô hình 4 với các nước như Ai Cập, Nigeria, Nam Phi, Nam Sudan,
Sudan, Indonesia, người tốt nghiệp phải thực tập 1 năm, phục vụ cồng đồng 2
năm rồi mới đi học nội trú. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, phục vụ cộng đồng


23

có thể học sau khi hoàn thành chương trình học nội trú nhưng là bắt buộc.

[Phụ lục 6]
Mô hình 5 của các trường đại học y khoa khối bắc Mỹ và Canada chỉ
nhận sinh viên đã có bằng cử nhân tốt nghiệp từ một trường có liên quan gần
với khối ngành khoa học sức khoẻ ở độ tuổi từ 22-24. Điều kiện tuyển sinh ở
Mỹ là điểm số thi kiểm tra thi đầu vào (Medical College Admissions Test MCAT) và kết quả học tập ở chương trình cử nhân trước đó. Thí sinh phải qua
vòng phỏng vấn cá nhân để đánh giá được về những tính cách cá nhân, động
cơ học tập nghề y và những năng lực cốt lõi phù hợp với nghề. CTĐT là 4
năm, 2 năm học đầu tiên sinh viên được trang bị những kiến thức, kĩ năng và
thái độ cần thiết để chuẩn bị chuyển sang giai đoạn học các môn chuyên
ngành tại bệnh viện và cộng đồng. Kết thúc giai đoạn 1, sinh viên phải thi
chứng chỉ y khoa quốc gia 1 (United State Medical Licensing ExaminationsUSMLE 1). Trong 2 năm tiếp, sinh viên sẽ học các môn lâm sàng ở bệnh viện.
Sau 4 năm, sinh viên phải thi USMLE 2 (Bao gồm 2 phần thi kiến thức và kĩ
năng lâm sàng). Lúc này được công nhận đạt được trình độ Y (Medicine
Degree hoặc Doctor of Medicine). Sinh viên sẽ phải đăng ký học nội trú
(residency) trong 3-5 năm tuỳ chuyên ngành. Học xong nội trú sinh viên phải
thi USMLE 3 đánh giá khả năng áp dụng kiến thức trong thực hành độc lập,
không có giám sát và chú trọng vào quản lý người bệnh ngoại trú. Để trở
thành các bác sĩ chuyên khoa trong các chuyên ngành sâu, các bác sĩ còn phải
học thêm CTĐT dưới dạng các fellow sau đại học. Thông thường tại Mỹ, một
bác sĩ phải học 13-15 năm mới có thể được hành nghề y. [Phụ lục 1]
Theo mô hình 6, tại Autralia, Philippines cũng đào tạo y 4 năm nếu đối
tượng đầu vào đã có bằng cử nhân y khoa. Điển hình là trường đại học Y của
Sydney đào tạo theo mô hình này. Như vậy, giáo dục y học được chia thành 2
giai đoạn: trong trường đại học và giai đoạn học nghề (lâm sàng, nội trú,
chuyên khoa) mà hiện nay ta đang đồng nhất với tên gọi tiến sĩ, thạc sĩ thuộc


24

về đào tạo sau đại học. Ở đa số các quốc gia, mô hình đào tạo thực tập sinh

trong bệnh viện kéo dài 1-2 năm cho các bác sỹ mới tốt nghiệp được áp dụng
sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bậc đại học. [Phụ lục 6]
Bảng 1.5. Danh hiệu tốt nghiệp của các trình độ
Quốc gia
Australia, Bangladesh, Ấn
Độ, Nigeria, Pakistan, Ả
Rập Saudi
Nam Phi

Tiếng Anh (viết tắt)
MBBS (Bachelor of Medicine
and Bachelor of Surgery
degrees)
MBBS, MBChB (Medicinae
Baccalaureus, Baccalaureus
Chirurgiae)
Vương quốc Anh
MBBS (Bachelor of Medicine
and Bachelor of Surgery
degrees)
Ai Cập
MBChB
(Medicinae
Baccalaureus, Baccalaureus
Chirurgiae)
Nam Sudan, Sudan
MBChB
(Medicinae
Baccalaureus, Baccalaureus
Chirurgiae)

Canada,
Cộng
hòa MD (Medical Degree)
Dominica, Ethiopia, Pháp,
Georgia, Đức, Iran, Israel,
Nhật Bản, Mexico,
Hà Lan, Philippines, Peru,
Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ,
Ukraine, Uruguay, Mỹ
Nicaragua
MBBS (Bachelor of Medicine
and Bachelor of Surgery
degrees)
Congo, Ý, Nga
Colombia
Indonesia
Argentina, Brazil
Việt Nam

Medical Doctor
Y sĩ Cirujano
Dokter (dr)
MB (Bachelor of Medicine)
General Practioner

Tiếng Việt
(Cử nhân Y
khoa, Cử nhân
Phẫu thuật)
(Cử nhân Y

khoa, Cử nhân
Phẫu thuật)
(Cử nhân Y
khoa, Cử nhân
Phẫu thuật)
(Cử nhân Y
khoa, Cử nhân
Phẫu thuật)
(Cử nhân Y
khoa, Cử nhân
Phẫu thuật)
(Trình độ/Bằng Y
khoa)

Bác sĩ y và phẫu
thuật (sau khi
nghĩa vụ xã hội
và MS bắt buộc)
Bác sĩ Y khoa
Y sĩ phẫu thuật
Tiến sĩ/bác sĩ
Y sĩ
Thực hành đa
khoa


25

Các trường Y trên Thế giới lấy chương trình giáo dục y khoa cơ bản
làm xương sống để phát triển các CTĐT sau đại học như nội trú, bác sỹ

chuyên khoa và các CTĐT liên tục theo các chuyên đề nhằm nâng cao trình
độ và cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho người học để họ thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình [30],[31],[32]. Trọng tâm đào tạo là đào tạo người
bác sỹ có kiến thức, thái độ và kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội
mong muốn “ bác sỹ là nhà thực hành lâm sàng tốt, là người có nền tảng kiến
thức sâu, rộng thích hợp cho đào tạo nâng cao về bất kỳ chuyên khoa nào kể
cả y học gia đình, nội khoa, ngoại khoa… cũng như hoạt động chuyên nghiệp
trong nghiên cứu y học, y tế công cộng hay quản lý dịch vụ y tế [33]. CTĐT
của các nước được xây dựng bám rất sát các đặc tính tốt nghiệp cũng như
những chuẩn năng lực cốt lõi. Các nội dung đào tạo đi kèm với lượng tín chỉ
thể hiện khối lượng học tập của người học. Quá trình học tập trong suốt
chương trình sử dụng các nguyên tắc của tư duy phê phán (critical thinking),
giải quyết vấn đề dựa trên bằng chứng, phương pháp học tập kết hợp với thực
hành để phát triển kiến thức BSĐK cũng như khả năng quyết định lâm sàng.
Các bài tập tình huống được đưa ra để sinh viên thực hành nhận định, lên kế
hoạch chẩn đoán, can thiệp. Quá trình lượng giá với mức độ khó tăng dần phù
hợp với sự phát triển kiến thức lý thuyết và thực hành của sinh viên qua sáu
năm học [34],[35]. Các cấp độ năng lực cũng được giới thiệu trong suốt
chương trình để định hướng các mục tiêu học tập và lượng giá theo các tiêu
chuẩn phản ánh được thuộc tính tốt nghiệp và các chuẩn năng lực [36],[37].


×