Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Bước đầu đánh giá mức độ thiếu hụt thính lực lời ở bệnh nhân điếc đột ngột tại bệnh viện tai mũi họng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đo thính lực lời là một trong những phương pháp thăm dò chức năng thính
giác cần thiết khi chẩn đoán bệnh nhân nghe kém. Các nghiên cứu trước đây đã
chỉ ra rằng kết quả thính lực lời mang lại nhiều lợi ích, trước tiên nó giúp kiểm
định ngưỡng nghe đơn âm đồng thời xác định khả năng nghe hiểu lời nói, chức
năng quan trọng của hệ thống thính giác bao gồm cả tai và thần kinh thính giác
trung ương. Kết quả của thính lực lời có giá trị lớn trong chỉ định, hiệu chỉnh máy
trợ thính và đặc biệt quan trọng với trẻ nghe kém; nó cho phép theo dõi khả năng
phát triển ngôn ngữ khi huấn luyện trẻ. Thính lực lời đánh giá chính xác khả
năng giao tiếp xã hội về phương diện nghe của con người hơn bất kỳ một
phương pháp nào khác do đó thính lực lời không thể thiếu trong giám định sức
khoẻ. Hơn nữa, thính lực lời còn có thể giúp các nhà lâm sàng sơ bộ chẩn đoán
định khu tổn thương tại ốc tai hay sau ốc tai .
Đo thính lực lời là dùng chất liệu kích thích (stimulus) bằng tiếng nói đã
được chuẩn hóa, thống nhất để khảo sát và đánh giá chức năng nghe. Chất
liệu ngữ âm chủ yếu để tiến hành là các bộ tử thử bao gồm các bản từ thử có
một hoặc hai âm tiết hay các bản câu thử. Mỗi ngôn ngữ khác nhau có bộ từ
thử đặc trưng.
Phương pháp đo thính lực lời được ra đời và hoàn chỉnh đầu tiên tại My
từ những năm 1942 – 1952 bởi Hirsch, Huggins và Egan, sang thập kỷ 50 ky
thuật đo thính lực lời đã được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi ở châu Âu . Các
nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng thính lực lời trong môi trường ồn (Speech
in noise test) có thể cung các thông tin về khả năng nghe của con người một
cách chính xác, hữu ích trong phát hiện điếc tiếp nhận . Ngày nay tại các nước
phát triển trên thế giới, đo thính lực lời đã trở thành thường quy trong lâm
sàng.


2



Ở Việt Nam, Năm 1966 Trần Hữu Tước và Phạm Kim lần đầu tiên giới
thiệu phương pháp đo thính lực lời và đề xuất ý kiến xây dựng các bản từ thử.
Sau đó nhiều năm các tác giả Phạm Kim, Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Hữu Khôi đã
xây dựng được các bản từ thử, số thử tiếng Việt. Tuy nhiên cho đến nay phương
pháp đo thính lực lời không những chưa được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng
mà thậm chí việc nghiên cứu về thính lực lời ở Việt Nam cũng còn rất hạn chế.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thính lực lời trên các bệnh
nhân điếc đột ngột, một bệnh lý hay gặp trong chuyên khoa TMH và đang có
xu hướng gia tăng. Điếc đột ngột là điếc tiếp âm ≥ 30 dB ở 3 tần số liên tiếp
xảy ra trong 3 ngày. Điếc tiếp âm này có thể biểu hiện bất thường của ốc tai,
dây thần kinh hoặc trung tâm tiếp nhận và xử lý thính giác. Trên 90% các điếc
đột ngột không rõ nguyên nhân, tuy nhiên nó cũng có thể là triệu chứng khởi
đầu của các bệnh khác như u dây VIII, tai biến mạch máu não… Thính lực lời
có thể giúp thầy thuốc TMH đánh giá mức độ thiếu hụt khả năng nghe và
phân biệt lời, từ đó phần nào giúp định khu tổn thương. Chúng tôi tiến hành
đề tài “Bước đầu đánh giá mức độ thiếu hụt thính lực lời ở bệnh nhân
điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Mô tả hình thái thính lực đồ đơn âm ở bệnh nhân điếc đột ngột.
2. Đối chiếu mức độ thiếu hụt thính lực lời với thính lực đơn âm ở
bệnh nhân điếc đột ngột.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý bộ máy thính giác
1.1.1. Sơ lược giải phẫu bộ máy thính giác
Bộ máy thính giác bao gồm: Tai và hệ thống dẫn truyền, xử lý cảm giác

thính giác.
Tai ngoài

Tai giữa

Tai trong

TK ốc tai
Dẫn truyền, khuếch đại
âm thanh

Tiếp nhận, xử lý âm
thanh

Hình 1.1: Bộ máy thính giác
Tai:
Tai chia 3 phần với các chức năng khác nhau:
 Tai ngoài: bao gồm vành tai và ống tai ngoài, có chức năng đón nhận
và hướng âm thanh
 Tai giữa: gồm 3 phần (hòm nhĩ, màng nhĩ và vòi nhĩ) có chức năng
khuyếch đại và dẫn truyền âm thanh.
Tai trong: gồm ốc tai và tiền đình, trong đó ốc tai đảm bảo vai trò tiếp
nhận âm thanh, chuyển tín hiệu âm thanh dạng sóng cơ học sang xung động
thần kinh.


4

Hệ thống dẫn truyền, xử lý cảm giác thính giác:
Hệ thống này bao gồm vỏ não thùy thái dương và đường dẫn truyền cảm

giác thính giác từ ốc tai lên vỏ não.
ĐĐN là điếc tiếp âm nên trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin được
trình bày về ốc tai và hệ thống dẫn truyền, xử lý cảm giác thính giác.
1.1.1.1. Ốc tai
Ốc tai có dạng xoắn ốc 2,5 vòng, bên trong có chứa dịch. Ốc tai chia
thành ba phần: vịn tiền đình, vịn nhĩ, vịn trung gian. Vịn trung gian có cạnh
trên là màng Reissner, ngăn ốc tai màng với vịn tiền đình, cạnh dưới là màng
đáy ngăn ốc tai màng với vịn nhĩ. Cạnh ngoài là mảnh vòng quanh được lớp
vân mạch máu che phủ, nuôi dưỡng ốc tai. Ống ốc tai nằm tựa trên màng đáy
chứa nội dịch, còn vịn tiền đình và vịn nhĩ chứa ngoại dịch.
Màng mái
Dây chằng
xoắn ngoài
Ống ốc tai

Vịn tiền đình
Màng Reissner

Vân mạch

Vịn Nhĩ
Màng đáy

Hình 1.2: Thiết đồ cắt ngang ống ốc tai.
Màng đáy dài khoảng 30mm, ở phía đáy ốc tai thì mỏng và rộng, ở đỉnh
thì dầy, hẹp. Âm thanh có tần số cao được tiếp nhận ở vùng đáy, còn âm tần số
thấp được tiếp nhận ở vùng đỉnh.
Trên màng đáy là cơ quan Corti, cơ quan nhận cảm thính giác. Cơ quan
Corti có tế bào lông, tế bào đệm và màng mái. Tế bào lông có hai loại: tế bào
lông trong và tế bào lông ngoài. Tế bào lông ngoài có vai trò chính trong quá

trình nghe.


5

Màng mái

TB lông ngoài
TB Hensen

Sợi TB lông trong

TB Claudius
TB lông trong

Các TB trụ

TB Boettcher

Màng nền

Sợi hướng tâm

TB Deiters

Hầm Corti

Hình 1.3: Cơ quan Corti
1.1.1.2. Hệ thống dẫn truyền cảm giác thính giác
Hệ thống dẫn truyền cảm giác thính giác bao gồm: dây thần kinh ốc tai,

Nhân ốc tai, Phức hợp nhân trám bên, Dải Reil bên, Củ não sinh tư dưới, Thể
gối giữa. Hệ thống này có chức năng dẫn truyền xung động thần kinh thính
giác lên vỏ não thùy thái dương.
Dây thần kinh ốc tai
Nguyên uỷ: thân neuron hướng tâm hai cực nằm tại hạch xoắn. Từ các
neuron này cho sợi đi ra đến tạo synap với các tế bào lông, sợi đi vào tạo
thành các dây nhỏ qua trụ ốc tai tới đáy ống tai trong tụ họp thành dây thần
kinh ốc tai. Phần ốc tai và phần tiền đình tạo thành dây VIII nằm trong một
bao chung trong ống tai trong, có liên quan với dây thần kinh VIII, sau đó
thoát ra ở lỗ ống tai trong rồi đi đến hành tuỷ .
Nhân ốc tai.
Phức hợp nhân ốc tai gồm 3 nhân: nhân ốc tai bụng trước, nhân ốc tai
bụng sau và nhân ốc tai lưng. Nhân ốc tai nằm ở hai bên rãnh hành cầu và
phía ngoài điểm vào của dây VIII.
Các âm tần số thấp được tiếp nhận ở nhân ốc tai bụng và các âm tần số
cao được tiếp nhận ở nhân ốc tai lưng.


6

Phức hợp nhân ốc tai tiếp nhận toàn bộ các sợi hướng tâm từ thần kinh
ốc tai cùng bên.
Phức hợp nhân trám trên
Phức hợp nhân trám trên nằm ở phần sau của cầu não, là vị trí tiếp nhận
âm đầu tiên trên đường dẫn truyền thần kinh thính giác ở cả hai tai.
Gồm hai nhân chính là nhân trám trên ngoài (tiếp nhận âm thanh tần số
cao, giúp phân biệt cường độ âm) và nhân trám trên trong (tiếp nhận âm thanh
tần số thấp, giúp phân biệt thời gian truyền âm đến hai tai).
Các trục của phức hợp trám trên quy tụ thành dải bên.
Dải Reil bên (dải cảm giác ngoài)

Dải Reil bên là đường hướng tâm chính dẫn truyền cảm giác âm thanh,
nằm phía sau sát mặt ngoài của thân não. Nó nối nhân ốc tai và phúc hợp trám
trên với của não sinh tư dưới. Đi kèm với rải Reil bên là ba nhóm nhân đó là
nhân bụng, nhân lưng và nhân giữa. Các tần số thấp tiếp nhận ở nhân lưng,
các tần số cao tiếp nhận ở nhân bụng. Nhân lưng tiếp nhận âm cả hai bên tai,
nhân bụng chỉ tiếp nhận âm đối bên.
Củ não sinh tư dưới
Củ não sinh tư dưới là một trong những cấu trúc lớn của bộ máy thính
giác, nằm ở mặt lưng của não giữa.
Phần lớn các sợi thính giác từ dải Reil bên và các trung tâm thính giác thấp
hơn nối trực tiếp hay gián tiếp, cùng bên hay đối bên với củ não sinh tư dưới.
Từ củ não sinh tư dưới có các nhánh dẫn truyền cảm giác âm thanh tới
thể gối giữa cùng bên.
Thể gối giữa
Thể gối giữa nằm ở mặt lưng bên của đồi thị, cách củ não sinh tư dưới
khoảng 1cm.


7

Từ thể gối giữa cho các tia thính giác đi tới vùng nghe ở thuỳ thái dương
trên vỏ não cùng bên.
1.1.2. Sinh lý tiếp nhận âm thanh
1.1.2.1. Sự phát sinh xung động thần kinh tại ốc tai
Tại ốc tai: Khi loa đạo tiếp nhận kích thích âm, xuất hiện vi điện thế hoạt
động nội trong tế bào lông dẫn tới sự giải phóng chất trung gian hoá học trong
tế bào, làm xuất hiện điện thế hoạt động ở synap giữa tế bào lông và sợi thần
kinh thính giác. Từ đây điện thế hoạt động sẽ được dẫn truyền dưới dạng xung
động thần kinh theo dây ốc tai qua thân não lên vỏ não .
1.1.2.2. Sự dẫn truyền xung động thần kinh từ ốc tai lên vỏ não

Các xung động thần kinh thính giác được dẫn truyền từ ốc tai lên vỏ não
qua các chặng sau:
- Chặng 1: từ ốc tai đến các nhân ốc tai cùng bên
- Chặng 2: Từ nhân ốc tai lên phức hợp trám trên cùng bên hoặc đối bên
- Chặng 3: Từ phức hợp trám trên đi theo dải Reil bên để tới củ não sinh
tư dưới
- Chặng 4: Từ củ não sinh tư dưới đi qua thể gối giữa để đến vỏ não.


8

Hình 1.4: Đường dẫn truyền cảm giác thính giác
1.1.2.3. Sự mã hóa kích thích âm thanh
Các nghiên cứu trên thế giới ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên và
người lớn tuổi bao gồm cả những người nghe bình thường và nghe kém đã chỉ
ra vai trò mã hóa các kích thích âm thanh của vùng thân não thính giác. Điều
này đã giúp con người không chỉ tiếp nhận thông tin của lời nói, khoảng cách
xa – gần từ người nói đến tai mà còn có khả năng định dạng giọng nói (xác
định người nói) .


9

Hình 1.5: Cơ chế nghe
1.2. Các phương pháp thăm dò chức năng nghe
1.2.1. Các phương pháp thăm dò chức năng nghe
1.2.1.1. Đo sức nghe giản đơn (Acoummétrie)
Đo sức nghe giản đơn cho ta khái niệm định tính về tình trạng sức nghe,
mức độ nghe kém trong giao tiếp và sơ bộ xác định tổn thương nghe.
Đo sức nghe bằng tiếng nói

Dùng ngay tiếng nói của thầy thuốc (tiếng nói thầm và tiếng nói thường)
để khảo sát sức nghe của bệnh nhân. Mức độ nghe kém tính theo khoảng cách
giữa thầy thuốc và đối tượng để nghe được tiếng nói.
Đo sức nghe bằng âm thoa
Âm thoa thường được sử sụng có tần số rung là 258Hz. Đo sức nghe
bằng âm thoa chủ yếu được thực hiện theo đường khí, đường xương - đường
xương tuyệt đối và đường xương tương đối.


10

1.2.1.2. Đo thính lực (Audiométrie)
Đo thính lực là dùng các máy đo sức nghe đo trong buồng cách âm. Đo
thính lực giúp chúng ta đánh giá được tình trạng sức nghe, xác định thể loại
nghe kém, mức độ nghe kém và định khu tổn thương cơ quan thính giác.
Trong thực hành đo thính lực bao gồm: đo thính lực đơn âm và đo thính
lực lời.
1.2.1.3. Đo nhĩ lượng và phản xạ cơ bàn đạp
1.2.1.4. Đo thính lực khách quan
- Đo âm ốc tai
- Đo điện ốc tai
- Đo Đáp ứng thính giác thân não (ABR)
- Đo điện thính giác ổn định khách quan (ASSR)
1.2.2. Phương pháp đo thính lực lời
Đo thính lực lời là dùng tiếng nói đã được chuẩn hóa, thống nhất để khảo
sát, đánh giá chức năng nghe.
1.2.2.1. Lịch sử thính lực lời
Thính lực lời được ra đời và sử dụng lần đầu tiên ở My trong khoảng thời
gian từ 1942 – 1952 tại phòng thí nghiệm âm thanh học, Đại học Harward: J.I.
Hirsch, C.V. Hudgins và cộng sự xây dựng bản thừ thử (BTT) 2 âm tiết và sau

đó J. P. Egan xây dựng BTT 1 âm tiết cân bằng ngữ âm. Bước sang thập kỷ 50
các nước châu Âu tiếp thu và ứng dụng ky thuật này và xây dựng các BTT
theo tiêu chuẩn của các tác giả My. Ở Pháp quá trình xây dựng BTT và
nghiên cứu ứng dụng đo thính lực lời diễn ra trong những năm 1948 – 1952
với các BTT của P. Falconnet, BTT cuả J.E. Fournier, BTT của J.C. Lafon. Ở
Thụy Điển bắt đầu nghiên cứu ứng dụng đo thính lực lời vào khoảng 1949 –
1954. Ở Đức có các BTT của Meister, của Hahlbrock từ những năm đầu của
thập kỷ 50. Tiếp theo là các quá trình nghiên cứu ứng dụng đo thính lực lời và


11

xây dựng các BTT tiếng Nga (1955) của Efrussi, tiếng Nam Tư (1955) của
Sercer, tiếng Tiệp (1957) của Vachek và Seemann, tiếng Ả Rập (1957) của
Hadi Messonak. Năm 1964 S. Horiguti đã thống kê được BTT từ 23 thứ tiếng
khác nhau và ngày càng có nhiều nước trên thế giới nghiên cứu ứng dụng ky
thuật này vào nước mình .
Ở Việt Nam, năm 1966 Trần Hữu Tước và Phạm Kim lần đầu tiên giới
thiệu phương pháp đo thính lực lời và đề xuất ý kiến xây dựng 2 BTT: BTT 2
âm tiết và BTT 1 âm tiết. Năm 1976 Phạm Kim và cộng sự xây dựng “BTT
hỗn hợp” gồm các từ thử 2 âm tiết và các từ thử 1 âm tiết. Năm 1977 Ngô
Ngọc Liễn giới thiệu “Bản thính lực lời” dùng trong chẩn đoán và giám định
Điếc nghề nghiệp gồm các con số và từ 1 âm tiết. Năm 1986 Nguyễn Hữu
Khôi đã xây dựng được BTT 2 âm tiết và BTT 1 âm tiết cân bằng ngữ âm .
Nhưng cho đến hiện tại, thính lực lời vẫn chưa được sử dụng thường quy
trong lâm sàng.
1.2.2.2. Ứng dụng của thính lực lời
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra kết quả của thính lực lời mang lại
nhiều lợi ích, trước tiên nó giúp kiểm định ngưỡng nghe đơn âm đồng thời
xác định khả năng nghe hiểu lời nói, chức năng quan trọng của cơ quan thính

giác trong giao tiếp xã hội của con người. Kết quả của thính lực lời có giá trị
lớn trong chỉ định, hiệu chỉnh máy trợ thính và đặc biệt quan trọng với trẻ
nghe kém; nó cho phép theo dõi khả năng phát triển ngôn ngữ khi huấn luyện
trẻ. Qua đối chiếu thính lực đơn âm và thính lực lời có thể giúp phần nào phân
biệt các tổn thương tại ốc tai hay tổn thương sau ốc tai .
1.2.2.3. Các thể loại thính lực lời.
Thể loại một âm tiết cân bằng ngữ âm
Sử dụng BTT 1 âm tiết cân bằng ngữ âm (CBNA) để xác định khả năng
phân biệt lời của bộ máy thính giác. BTT 1 âm tiết CBNA thường có từ 120


12

đến 400 từ 1 âm tiết, chia thành các danh sách khác nhau, mỗi danh sách đều
có số lượng từ như nhau. Tiêu chuẩn BTT 1 âm tiết CBNA được Carhart R.
đưa ra đầu tiên tại My từ năm 1951sau đó được bổ sung và hoàn chỉnh và
được công nhận là tiêu chuẩn cơ bản của BTT, bao gồm :
- Các từ thử trong bản đều là từ 1 âm tiết, có nghĩa, thông dụng
- Từ được chia thành các danh sách có số lượng từ bằng nhau, mỗi từ chỉ
xuất hiện 1 lần trong danh sách và không lặp lại ở bất kỳ danh sách nào khác.
- Bản từ thử thể hiện được toàn bộ phổ âm của tiếng nói (cao, trung và trầm)
- Các danh sách phải đạt được sự cân bằn ngữ âm và sự đồng đều về
các yếu tố tiêu chuẩn khác sao cho các danh sách có giá trị sử dụng ngang
nhau và cho kết qủa giống nhau.
Thể loại hai âm tiết
BTT 2 âm tiết dùng để đo ngưỡng nghe lời. BTT 2 âm tiết không có yêu
cầu chặt chẽ về mặt cân bằng ngữ âm như BTT 1 âm tiết, nhưng phải thuộc
tiếng nói phổ thông, thông dụng, thể hiện được toàn bộ phổ âm của tiếng nói.
Thể loại Freiburger
- Một bản từ thử với các từ một âm tiết đều là danh từ, có nghĩa. Bản từ

thử chỉ để tìm phân biệt từ nên chỉ gồm 20 từ thử.
- Một bản số thử, với các số từ 11 đến 99 thay cho bản từ thử 2 âm tiết
để tìm ngưỡng nghe lời, mỗi hàng chỉ có 10 số.
- Mỗi bản từ thử và số thử đều có 10 hàng, cân bằng về ngữ âm nên mỗi
hàng được coi là 1 đơn vị đo tính riêng, tương đương nhau.
Các loại bản từ thử khác:
Ngoài hai loại bản từ thử 1 âm tiết và 2 âm tiết, trên thế giới còn sử dụng
các loại bản từ thử sau:


13

- BTT cho trẻ nhỏ: gồm các từ phù hợp với trẻ nhỏ, thường kèm theo đồ
chơi và hình ảnh.
- BTT gồm các câu đơn giản.
- BTT hỗn hợp: gồm các từ 1 âm tiết và nhiều âm tiết.
Tại Việt Nam cho đến nay đã có 2 tác giả xây dựng lên 2 bộ thính lực lời:
- Bộ thính lực lời thể loại Freiburger của Ngô Ngọc Liễn gồm: Bản từ
thử 1 âm tiết và bản số thử
- Bộ thính lực lời của Nguyễn Hữu Khôi gồm: Bản từ thử 1 âm tiết
CBNA và BTT 2 âm tiết
1.2.2.4. Các chỉ số sử dụng trong thính lực lời
Ngưỡng phát hiện lời
Là mức cường độ thấp nhất mà tại đó bệnh nhân phát hiện ra ít nhất 50%
số từ thử. Hiện nay chỉ sử dụng chỉ số này khi đo thính lực lời cho các trường
hợp đặc biệt: trẻ em dưới 2 tuổi, bệnh nhân tai biến mạch máu não, hay các
trường hợp bệnh nhân là người nước ngoài.
Ngưỡng nghe lời
Là mức cường độ nhỏ nhất mà tại đó bệnh nhân nghe hiểu và phân biệt
được tối thiểu 50% số từ thử.

Ngưỡng nghe lời thường gần với ngưỡng nghe trung bình 3 tần số 500
Hz, 1000Hz và 2000Hz. Theo F.Legent (2011) khi có sự không thống nhất
giữa hai chỉ số này: chênh lệch nhau > 10dB thì nên cân nhắc đến tổn thương
sau ốc tai .
Phần trăm nghe hiểu trên ngưỡng
Chỉ số phân biệt lời tối đa (PB max): Là phần trăm nghe hiểu tối đa mà
bệnh nhân đạt được.


14

Các trường hợp sức nghe bình thường có PBmax đạt từ 95 – 100% tại
mức cường độ lớn hơn ngưỡng nghe đơn âm trung bình 3 tần số khoảng
30dB; các trường hợp điếc dẫn truyền có PBmax trong giới hạn bình thường
nhưng tại mức cường độ cao tuỳ mức độ nghe kém. Các trường hợp điếc tiếp
nhận có PBmax 60 – 100% tuỳ mức độ nghe kém. Đặc biệt những trường hợp
điếc tiếp nhận nguyên nhân sau ốc tai thì chỉ số phân biệt lời khá nghèo nàn
so với thính lực đơn âm .
Chỉ số phân biệt lời tối thiều (PBmin): là chỉ số phân biệt lời thấp nhất
đạt được khi tăng ngưỡng nghe lên trên mức ngưỡng nghe vừa đạt được chỉ
số phân biệt lời tối đa.
Chỉ số phân biệt lời tối thiểu thường xuất hiện khi có tổn thương sau ốc tai.
Chỉ số Roll-over :
- Cách tính chỉ số Roll-over:
Roll-over index (RI) = (PBmax – PBmin) / PBmax
- Ý nghĩa chỉ số Roll-over theo James Jerger (1971)
+ Nghe kém tại ốc tai:

RI = 0 – 0,40


+ Nghe kém sau ốc tai:

RI = 0,45 – 1,00

Các dạng biểu đồ thính lực lời
- Biểu độ thính lực lời chuần: Đồ thị phân biệt lời hình chữ S, nằm
ngang với độ dốc khoảng 40dB, đồ thị biến thiên từ 5 – 100% với cường độ
tăng từ 5 – 50dB
- Dạng chữ S gần như biểu đồ chuẩn, song song, xa với đường chuẩn:
thường gặp trong điếc dẫn truyền.
- Dạng cao nguyên: phần trăm nghe hiểu tối đa không đạt 100%, cường
độ lời tăng nhưng phần trăm nghe hiểu chỉ tăng đến mức tối đa nào đó. Dạng
này gặp trong điếc tiếp nhận nguyên nhân ốc tai.


15

- Dạng hình chuông: phần trăm nghe hiểu tối đa không đạt 100%,
cường độ lời tăng thì phần trăm nghe hiểu tăng đến một mức tối đa nào đó,
sau đó nếu cường độ lời tiếp tục tăng thì phần trăm nghe hiểu sẽ giảm dần.
Dạng này gặp trong điếc tiếp nhận nguyên nhân sau ốc tai.
1.2.2.5. Các chỉ số thính lực lời bình thường của người Việt Nam
Ngưỡng nghe hiểu lời là 10dB.
Đồ thị phân biệt lời hình chữ S, nằm ngang với độ dốc khoảng 40dB, đồ
thị biến thiên từ 5 – 100% với cường độ tăng từ 5 – 45dB. Người Việt với sức
nghe bình thường có thể bắt đầu phân biệt được các từ 1 âm tiết ở cường độ 5
– 10dB và phân biệt tất cả các từ 1 âm tiết ở cường độ 35 – 45dB
NK dẫn truyền
Bình thường


Chỉ số phân biệt lời

NK tiếp nhận tại ốc tai tại

NK tiếp nhận sau
ốc tai

Cường độ âm lời (dB HL)

Hình 1.6: Hình thái thính lực đồ lời
1.3. Vai trò của ABR, MRI và CT trong chẩn đoán định khu tổn thương
sau ốc tai
Ngày nay sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và ky thuật thăm dò
chức năng phần nào giúp các nhà lâm sàng định khu tổn thương tại ốc tai hay


16

sau ốc tai ở bệnh nhân nghe kém. Cho đến thời điểm hiện tại thì chẩn đoán
tổn thương sau ốc tai chủ yếu dựa vào kết quả Đáp ứng thính giác thân não
(ABR) và Cộng hưởng từ sọ não (MRI)
1.3.1. Vai trò của ABR trong chẩn đoán u dây VIII
Theo thống kê của Phạm Tiến Dũng: kết quả các tác giả trên thế giới đã
công nhận độ nhạy và độ đặc hiệu của ABR trong chẩn đoán u dây VIII là khá
cao .
- Độ nhạy của ABR trong việc phát hiện u dây VIII kích thước vừa và lớn >
1cm đường kính) là rất cao (90 - 98%); tuy nhiên với những khối u nhỏ, đường
kính dưới 1cm thì độ nhạy của ABR giảm chỉ còn khoảng 80 - 90%.
- Độ đặc hiệu của ABR đạt tới > 90%.
1.3.2. Vai trò của MRI trong chẩn đoán u dây VIII

Chụp MRI được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán các khối u
dây VIII, khối u góc cầu tiểu não, hay u hố não sau. Ngoài ra chụp MRI còn
phát hiện ra các nguyên nhân khác như bệnh xơ cứng rải rác, viêm mê nhĩ….
1.4. Điếc đột ngột
ĐĐN là điếc tiếp nhận, đặc trưng bởi tình trạng giảm thính lực từ 30dB
trở lên ở ít nhất 3 tần số liên tiếp trong vòng 72 giờ .
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở lứa tuổi lao động.
Bệnh thường xảy ra một bên tai, nhưng cũng có thể xuất hiện ở cả hai tai.
Mức độ suy giảm thính lực rất thay đổi, có thể chỉ là giảm nhẹ từ 25 – 20dB,
nhưng cũng có thể giảm đến 70dB, và thậm chí là điếc đặc .


17

1.4.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh ĐĐN
Đa số các trường hợp điếc đột ngột là vô căn (90%), chỉ khoảng 10% các
trường hợp có thể tìm thấy nguyên nhân. Cho đến nay những hiểu biết về cơ chế
bệnh sinh của điếc đột ngột còn rất ít. Tuy nhiên có một số giả thuyết về nguyên
nhât của điếc đột ngột đã được đề cập. Các giả thuyết chủ yếu như sau:
1.4.1.1. Nguyên nhân tại ốc tai.
Nhiễm vi rút
Wilson và cộng sự (1983) thấy rằng có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm
bị nhiễm virus và nhóm chứng .
David và Johnson đã chứng minh khả năng virus cúm và quai bị có thể
tác động vào tai trong. A. Rabinstein và J. Jerry báo cáo một trường hợp điếc
đột ngột cả hai tai trên bệnh nhân nhiễm vi rút herpes type 1.
Westmore GA và cộng sự đã phân lập được virus quai bị trong ngoại
dịch của bệnh nhân điếc đột ngột .
Ngày nay thuyết vi rút có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế.
Do mạch máu:

Mạch máu nuôi ốc tai thuộc loại nhánh tận, vì vậy tất cả các yếu tố làm
giảm lưu lượng hay tắc nghẽn các động mạch này đều gây ra tình trạng thiếu
oxy ốc tai. Nghiên cứu của Albers và Schirm trên động vật thí nghiệm cho
thấy sự thay đổi của cơ quan Corti, màng đáy, vân mạch, thần kinh ốc tai và
cơ quan tiền đình, khi ngừng cung cấp máu cho tai trong . Người ta thấy rằng
sự tắc nghẽn động mạch mê nhĩ sẽ gây tổn thương nhanh chóng và hoàn toàn
ốc tai trong thời gian ngắn khoảng một giờ. Tuy nhiên trên thực tế điều này


18

còn phụ thuộc vào vị trí tắc, vào sự phân bố mạch máu tai trong, tuổi bệnh
nhân.
- Các bệnh lý có thể gây ĐĐN như: Tăng huyết áp, huyết áp thấp, thiếu
máu, tăng mỡ máu, tiểu đường, Bệnh máu tăng đông, Tăng độ nhớt của máu.
Các bệnh lý này có thể gây ra hiện tượng tắc mạch, co thắt mạch, hoặc vỡ
mạch ở ốc tai dẫn đến ĐĐN.
- Tổn thương trực tiếp các nhánh tận cấp máu cho ốc tai: Co thắt động
mạch hạch xoắn, động mạch dây chằng xoắn; Co thắt động mạch ốc tai riêng.
Do nguyên nhân miễn dịch:
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy các kháng thể đặc hiệu hoặc không đặc
hiệu có tính kháng nguyên của tai trong như: các protein ốc tai (P30, P80),
cardiolipid, phospholipids, serotonine và gangliosid trên những bệnh nhân
điếc đột ngột .
Trên lâm sàng, ĐĐN có thể gặp trên những bệnh nhân bị Luput, viêm nút
quanh động mạch... Test ức chế miễn dịch dương tính ở những bệnh nhân nghiên
cứu, và việc điều trị bằng corticoid có kết quả tốt cũng chứng minh cho giả
thuyết này.
Do nhiễm độc:
Ivan A.lopez và cộng sự tìm thấy sự có mặt của các opioids và receptors

của chúng trong tai trong.
Ngoài ra nhiễm độc tai trong còn gặp do các thuốc khác, do rượu, thuốc lá


19

Do rối loạn chuyển hoá:
Các nguyên nhân gây rối loạn chuyển hoá như tiểu đường, tăng lipid
máu, suy giáp, suy thận... thường đưa đến tình trạng thiếu máu của tai trong
hoặc gây tình trạng nhiễm độc tai trong.
Nguyên nhân do chấn thương
Chấn thương làm rách màng mê nhĩ, gây dò ngoại dịch như vỡ xương
đá, chấn thương do áp lực, do chấn động âm quá lớn, hoặc sau phẫu thuật vào
vùng cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục. Cũng có thể gặp điếc đột ngột trên bệnh
nhân bị điện giật, sau điều trị tia xạ .
Ngoài ra dò mê đạo có thể gặp sau một viêm do lao, giang mai.
1.4.1.2. Nguyên nhân sau ốc tai
Tổn thương sau ốc tai có thế do bệnh lý ở dây thần kinh thính giác hoặc
hệ thống thần kinh trung ương.
Do tổn thương dây thần kinh thính giác
- U dây thần kinh số VIII.
- U góc cầu tiểu não
- Viêm dây thần kinh thính giác.
Do tổn thương hệ thống thần kinh trung ương
- Thiểu năng tuần hoàn: Động mạch cột sống thân nền
- Khối u hành não cầu
- U củ não sinh tư
- Bệnh xơ cưng rải rác



20

1.4.2. Triệu chứng lâm sàng
1.4.2.1. Nghe kém
Nghe kém là triệu chứng chủ yếu. Nghe kém ở 1 hoặc 2 bên tai, xuất
hiện một cách đột ngột. Đa số nghe kém xuất hiện và tiến triển nhanh trong
vòng vài phút đến vài giờ. Nghe kém cũng có thể xuất hiện rồi tăng dần trong
vòng một vài ngày. Nếu nghe kém cả hai bên bệnh nhân sẽ phát hiện ngay tức
khắc do không nghe được khi giao tiếp, nhưng nếu nghe kém một bên có khi
bệnh nhân không phát hiện được cho đến khi gặp sự cố nư khi nghe điện thoại
di động. Nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau từ nghe kém nhẹ đến điếc đặc .
1.4.2.2. Ù tai
Ù tai là triệu chứng khó chịu nhất. Có thể ù tai tiếng trầm như tiếng cối
xay lúa, nhưng đa số là ù tai tiếng cao như tiếng ve kêu, tiếng còi tàu… Ù tai
thường xuất hiện cùng với nghe kém nhưng có khi ù tai xuất hiện trước nghe
kém vài giờ, lắng đi trong vòng 1 tháng, cũng có thể kéo dài suốt thời gian bị
điếc hoặc lâu hơn. Ù tai thường là triệu chứng làm bệnh nhân khó chịu hơn cả
nghe kém .
1.4.2.3. Chóng mặt
Khoảng 30 – 40% bệnh nhân điếc đột ngột bị chóng mặt thoáng qua
hoặc nhẹ, 10% bị chóng mặt nặng không thể làm việc được. Chóng mặt kéo
dài 4 – 7 ngày, có trường hợp kéo dài đến 7 tuần. Buồn nôn và nôn thường đi
cùng chóng mặt nặng .
1.4.2.4. Cảm giác đầy tai
Người bệnh mô tả như bị đút nút tai hoặc có cảm giác bị chèn ép bên tai
điếc .


21


1.4.2.5. Các triệu chứng khác
Ngoài ra có thể gặp: Đau đầu, đau tai, sốt. Các triệu chứng nhiễm trùng
đường hô hấp trên do siêu vi sảy ra trong khoảng 25% bệnh nhân.
Soi tai thường không thấy tổn thương, một số ít trường hợp có biểu hiện
viêm tai thanh dịch.
1.4.3. Cận lâm sàng
Đo thính lực bằng âm thoa: Cho thấy là một điếc tiếp nhận (Weber
nghiêng về bên lành, Rinner +, Schwabach < 20s.)
Thính lực đơn âm: Điếc tiếp nhận ở các mức độ khác nhau. Ngưỡng
nghe đường khí và đường xương đều tăng từ 30 dB trở lên ở ít nhất ở 3 tần số
liên tiếp nhau, nhưng ở mỗi tần số ngưỡng nghe đường khí và đường xương
không quá lệch nhau 10 dB. Biểu đồ đường khí và đường xương luôn luôn
song hành .
Các dạng thính lực đồ đơn âm
ĐĐN gồm 5 dạng thính lực đồ đơn âm cơ bản :
•Thính lực đồ đi lên, giảm nhiều ở các tần số trầm (ngưỡng ở 500 Hz
thấp hơn 20dB so với ngưỡng ở 4000 Hz). Dạng này thường gặp trong cơn
đầu tiên của ứ nước, tiên lượng tốt nhưng có khả năng tái phát.
• Thính lực đồ đi xuống (ngưỡng ở 4000 Hz thấp hơn ngưỡng ở 500
Hz). Tổn thương vi rút hay mạch. Tiên lượng vừa phải.
•Thính lực đồ nằm ngang. Tất cả các tần số đều giảm như nhau. Thường
gặp trong tổn thương vân mạch hay các tiểu động mạch. Tiên lượng khá tốt.
• Thính lực đồ biến thiên. Gặp trong vỡ mê nhĩ, cơn cấp trên trường hợp
điếc bẩm sinh. Tiên lượng nặng.
•Thính lực đồ dạng điếc sâu: Tổn thương vi rút hay vi khuẩn, huyết khối
động mạch. Tiên lượng rất xấu.


22


Thính lực đồ dạng đi lên

Thính lực đồ dạng ngang

Thính lực đồ dạng đi xuống

Thính lực đồ dạng chữ U

Thính lực đồ dạng điếc sâu
Hình 1.7: Hình thái thính lực đồ đơn âm


23

Thính lực lời: Nguỡng nghe lời ở các bệnh nhân ĐĐN rất khác nhau
tuỳ theo mức độ nghe kém. Cùng một ngưỡng nghe lời nhưng ở các bệnh
nhân khác nhau chỉ số phân biệt lời tối đa cũng rất khác nhau. Hầu hết các
trường hợp điếc đột ngột đều có chỉ số Roll-over nằm trong khoảng từ 0 đến
0,40 trừ các trường hợp điếc đột ngột là người cao tuổi (đặc biệt là > 60 tuổi).
Các trường hợp ĐĐN có chỉ số Roll-over cao thường là các bệnh nhân có tổn
thương sau ốc tai được xác định lại bằng hình ảnh chụp MRI sọ não.
Tương ứng với chỉ số RI, đồ thị thính lực lời (đường biểu dĩên chỉ số
phân biệt lời) ở các bệnh nhân ĐĐN chủ yếu là đồ thị hình cao nguyên và
đỉnh cao nguyên thường không đạt 95 – 100%, một số trường hợp có đồ thị
chữ S gần như bình thường. Các trường hợp có điếc đột ngột là triệu chứng
của tổn thương sau ốc tai thì có đồ thị phân biệt lời dạng hình chuông, đôi khi
sườn phải chạm trục hoành (PB min = 0%).
Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại chưa có thống kê về đặc điểm
thính lực lời ở bệnh nhân điếc đột ngột.
1.4.4. Chẩn đoán mức độ điếc

Dựa vào thính lực đồ đơn âm, theo chỉ số PTA 4 là ngưỡng nghe trung
bình đơn âm được xác định bằng trị số trung bình cộng của giá trị ngưỡng
nghe ở 4 tần số chính 500Hz, 1000Hz, 2000Hz, 4000Hz.
PTA 4 =

db(500) + dB (1000) + dB(2000) + dB (4000)
4

Phân loại điếc đột ngột theo tiêu chuẩn của WHO
≤ 25dB

: Bình thường

26 – 40 dB

: Nhẹ

41 – 60dB

: Trung bình

61 – 80 dB

: Nặng

> 80dB

: Điếc đặc (điếc sâu)



24

1.4.5. Điều trị
Đa số các trường hợp điếc đột ngột là vô căn (90%) nên việc điều trị
điếc đột ngột chủ yếu là điều trị triệu chứng .
Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị triệu chứng đều dựa trên các giả
thuyết về bệnh sinh. Các nhóm thuốc được dùng là: corticoid toàn thân hoặc
tại chỗ; thuốc kháng vi rút; thuốc giãn mạch ngoại biên, tăng cường tuần
hoàn; thuốc lợi tiểu; thuốc kháng histamine; các vitamin nhóm B; liệu pháp
oxy cao áp...
1.4.6. Diễn biến và tiên lượng
Diễn biến:
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tự hồi phục thính lực trong điếc đột ngột
dao động trong khoảng 30 – 65% .
Tiên lượng:
Hầu hết các trường hợp tiên lượng tốt, tình trạng bệnh thường có thể cải
thiện sau một vài ngày. Tuy nhiên với những bệnh nhân không cải thiện bệnh
sau 2 tuần thường không có sự phục hồi đáng kể . Một số nghiên cứu nhận
thấy sự liên quan giữa tiên lượng bệnh với mức độ giảm thính lực, dạng thính
lực đồ đơn âm, các triệu chứng đi kèm hay thời gian từ khi khởi phát bệnh
đến điều trị, nhưng những mối liên hệ này chưa thực sự được khẳng định .
1.4.7. Mức độ phục hồi thính lực: Đánh giá mức độ phục hồi sức nghe
Theo hướng dẫn của Hội Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ
năm 2012
 Phục hồi hoàn toàn:

(PTA tai bệnh – PTA tai lành) ≤ 10dB


 Phục hồi một phần:


(WRS tai lành – WRS tai bệnh) <10%
Cải thiện PTA ≥10dB

Hoặc Cải thiện WRS ≥10%
 Không hồi phục:

Cải thiện PTA <10dB


25

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm nghiên cứu: Các bệnh nhân điếc đột ngột (ĐĐN) điều trị tại
Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 10/2015 đến tháng 9/2016.
- Nhóm tham chiếu: Thanh niên khỏe mạnh, từ 20 – 35 tuổi tình nguyện
tham gia nghiên cứu, có thính lực đồ đơn âm bình thường.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu:
- Bệnh nhân điếc đột ngột: xảy ra trong vòng 72 giờ ở một hoặc 2 tai,
trên thính lực đồ đơn âm biểu hiện một điếc tiếp nhận từ 30dB trở lên ở ít nhất
3 tần số liên tiếp.
- Được đo thính lực đơn âm và thính lực lời.
- Trên 15 tuổi.
- Hợp tác tốt.
Nhóm tham chiếu:
- Tình nguyện viên từ 20 – 35 tuổi có sức nghe bình thường trên thính
lực đồ đơn âm

- Hợp tác tốt.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Nhóm nghiên cứu:
- Bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn trên.
- Tai nghiên cứu có biểu hiện bệnh lý khác như: chấn thương vỡ xương
đá, viêm tai giữa, sử dụng các thuốc độc cho tai.


×