Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nước lợ ven biển tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

---------------------------

CAO LỆ QUYÊN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

HÀ NỘI – NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

---------------------------

CAO LỆ QUYÊN

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NUÔI TÔM NƢỚC LỢ VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CHU HỒI

HÀ NỘI – NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án tiến sỹ này, lời đầu tiên, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi – ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã
định hƣớng các hƣớng nghiên cứu cho luận án cũng nhƣ đã theo dõi, góp ý, hƣớng
dẫn và động viên nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận
án.
Nghiên cứu sinh cũng xin cảm ơn tập thể Lãnh đạo và cán bộ Viện Kinh tế và
Quy hoạch thủy sản (VIFEP), nhóm thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản
ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm” đã tạo
điều kiện, thời gian cho việc học tập của nghiên cứu sinh và hỗ trợ nghiên cứu sinh
thu thập các thông tin cần thiết cho luận án nghiên cứu.
Lời cảm ơn trân trọng cũng xin đƣợc gửi tới tập thể Lãnh đạo, cán bộ và các
thầy cô thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng (CRES) đã tổ chức
khóa đào tạo, giảng dạy và hƣớng dẫn các hoạt động học tập của nghiên cứu sinh
trong suốt quá trình đào tạo.
Nghiên cứu sinh cũng xin đƣợc cảm ơn chân thành các đồng nghiệp: TS.
Nguyễn Viết Thành – Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển, Trƣờng Đại học
Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), TS. Trần Văn Nhƣờng (WorldFish Center),
ThS. Nguyễn Tiến Hƣng, ThS. Trịnh Quang Tú, CN. Phan Phƣơng Thanh (VIFEP),
ThS. Cao Văn Thành, em Nguyễn Phƣơng Ly (ĐHQGHN), KS. Vũ Văn Hà, KS.
Hoàng Thị Hằng (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa) và CN. Đỗ Thị Thi
(Đài Khí tƣợng thủy văn tỉnh Thanh Hóa) đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ nghiên cứu
sinh trong việc thực hiện các nội dung về mô hình kinh tế lƣợng trong nghiên cứu.
Cuối cùng, xin dành lời cảm ơn và sự yêu quí của bản thân tới gia đình vì tình

yêu, sự thông cảm và hỗ trợ mà gia đình đã dành cho nghiên cứu sinh trong suốt quá
trình học tập vừa qua.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, 25/10/2016
Tác giả luận án

Cao Lệ Quyên

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......7
Cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi tôm nƣớc lợ ..........7

1.1

Cơ sở lý luận chung ................................................................................7


1.1.1

1.1.2 Hiệu ứng sinh thái, thích nghi của động vật thủy sản với nhiệt độ và độ
mặn….. ..............................................................................................................12
Cộng đồng người nuôi tôm nước lợ ......................................................13

1.1.3

1.2
Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu và mối liên quan đến nuôi trồng thủy
sản ven biển ...........................................................................................................14
1.3

Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc ..........................................................17

1.4

Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc...........................................................22

1.4.1 Các phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy
sản ven biển và nuôi tôm nước lợ .....................................................................22
1.4.2

Thực trạng về BĐKH tại Thanh Hóa ....................................................25

1.4.3

Dự báo xu thế BĐKH và nước biển dâng cho tỉnh Thanh Hóa ............28


1.4.4

Tác động của BĐKH đến NTTS ven biển và nuôi tôm nước lợ ............31

1.4.5 Các nỗ lực thích ứng với BĐKH trong NTTS ven biển và nuôi tôm nước
lợ…….. ..............................................................................................................34
Đánh giá chung .........................................................................................37

1.5

CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................39
Địa điểm nghiên cứu .................................................................................39

2.1
2.1.1

Địa điểm nghiên cứu đánh giá tác động cấp tỉnh ................................39

2.1.2

Địa điểm điều tra, khảo sát, đánh giá tác động ở cấp độ cộng đồng ...41

iii


2.2

Thời gian nghiên cứu ................................................................................42


2.3

Nội dung nghiên cứu .................................................................................42

2.4

Phƣơng pháp luận nghiên cứu ...................................................................44

2.5

Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................46

2.5.1

Thu thập thông tin thứ cấp ....................................................................46

2.5.2

Thu thập thông tin sơ cấp .....................................................................47

2.5.3

Xây dựng mô hình dự báo tác động của BĐKH ...................................52

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................61
Hiện trạng nuôi tôm nƣớc lợ ven biển tại Thanh Hóa ..............................61

3.1
3.1.1


Đặc điểm chung ....................................................................................61

3.1.2

Đặc điểm đối tượng nuôi ......................................................................65

3.1.3

Đặc điểm mùa vụ và kỹ thuật nuôi........................................................67

3.1.4

Năng suất nuôi ......................................................................................68

3.1.5

Kinh nghiệm nuôi tôm của cộng đồng ..................................................69

3.1.6

Nhận thức về BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng ..................71

3.1.7

Đóng góp của nuôi tôm vào thu nhập hộ gia đình ...............................72

3.1.8

Đánh giá chung .....................................................................................74
Tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ ở cấp độ cộng đồng .............74


3.2
3.2.1

Tác động của hiểm họa nhiệt độ tăng ...................................................75

3.2.2

Tác động của thay đổi lượng mưa ........................................................77

3.2.3

Tác động của nước biển dâng ...............................................................80

3.2.4

Tác động của thay đổi tần suất và cường độ bão và lũ lụt ...................82

3.2.5 Tổng hợp các tác động của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ cấp cộng
đồng…. ..............................................................................................................84
Tác động tiềm tàng của BĐKH đến nuôi tôm ở cấp tỉnh ..........................88

3.3
3.3.1

Kiểm tra các biến trong mô hình ..........................................................88

3.3.2

Ước lượng mô hình ...............................................................................90


3.3.3

Kết quả chạy mô hình hồi quy dự báo tác động của BĐKH ................92

3.3.4

Kiểm định mô hình ................................................................................95

3.3.5

Tác động tiềm tàng của BĐKH đến nuôi tôm nước lợ theo mô hình ...95

iv


3.4
Xây dựng các giải pháp thích ứng với BĐKH trong nuôi tôm nƣớc lợ tại
Thanh Hoá ...........................................................................................................102
Giải pháp thích ứng với sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa .......103

3.4.1

3.4.2 Giải pháp thích ứng với sự thay đổi tần xuất và cường độ bão, lũ và
NBD…. ............................................................................................................105
Giải pháp giám sát môi trường, dịch bệnh và quản lý chất thải ........107

3.4.3

3.4.4 Giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH và ý thức phòng chống thiên

tai……. ............................................................................................................109
3.5

Thảo luận chung ......................................................................................110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................115
Kết luận ...............................................................................................................115
Khuyến nghị ........................................................................................................116
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................119
PHỤ LỤC ................................................................................................................129
Phụ lục 1: Diện tích và sản lƣợng tôm nuôi nƣớc lợ tại Thanh Hóa trong giai đoạn
1972-2015............................................................................................................129
Phụ lục 2: Danh sách cán bộ địa phƣơng tham gia phỏng vấn ...........................130
Phụ lục 3: Các bảng hỏi và phiếu điều tra...........................................................131
Phụ lục 3.1. Bảng phỏng vấn sâu cán bộ địa phương (cấp tỉnh, huyện và xã)
.........................................................................................................................131
Phụ lục 3.2. Bảng thảo luận nhóm cộng đồng nuôi tôm .................................133
Phụ lục 3.3. Phiếu điều tra hộ gia đình nuôi tôm ...........................................137
Phụ lục 4: Kết quả chấm điểm về mức độ ảnh hƣởng của thiên tai/BĐKH đến
hoạt động nuôi tôm của cộng đồng ngƣời nuôi...................................................141
Phụ lục 4.1. Kết quả chấm điểm về ảnh hưởng của nhiệt độ tăng. ................141
Phụ lục 4.2. Kết quả chấm điểm về ảnh hưởng của thay đổi lượng mưa. ......142
Phụ lục 4.3. Kết quả chấm điểm về ảnh hưởng của NBD. ..............................144
Phụ lục 4.4. Kết quả chấm điểm về ảnh hưởng của bão và lũ lụt. .................146
Phụ lục 5: Các hình ảnh khảo sát thực địa phục vụ cho luận án .........................148

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CBD

Công ƣớc về Đa dạng sinh học

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DPSIR

Động lực (Drive) – Áp lực (Pressure) – Hiện trạng (Status) –
Tác động (Impact) – Đáp ứng (Response)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EbA

Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái

FAO


Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp quốc

HST

Hệ sinh thái

IMHEN

Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu

KTXH

Kinh tế - xã hội

NBD

Nƣớc biển dâng

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


NXB

Nhà xuất bản

PTNT

Phát triển nông thôn

QCCT

Quảng canh cải tiến



Quyết định

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

VIFEP

Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Dự báo diễn biến nhiệt độ trung bình năm (0C) tại Thanh Hóa ...............29
Bảng 1.2: Dự báo diễn biến lƣợng mƣa năm tại Thanh Hóa giai đoạn 2020-2100 ........30

Bảng 2.1: Ma trận đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ ở cấp độ
cộng đồng ngƣời nuôi tại thời điểm hiện tại .............................................................48
Bảng 2.2: Số mẫu hộ gia đình nuôi tôm đƣợc phỏng vấn ở tỉnh Thanh Hóa ...........51
Bảng 2.3. Bảng thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................58
Bảng 2.4: Mô tả dữ liệu thu thập trong giai đoạn 1972-2015 để chạy mô hình .......60
Bảng 3.1: Đặc điểm nuôi tôm nƣớc lợ tại các huyện của tỉnh Thanh Hóa năm 2013
...................................................................................................................................64
Bảng 3.2: Diện tích và sản lƣợng nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại Thanh Hóa
...................................................................................................................................65
Bảng 3.3: Các loài thủy sản nƣớc lợ đƣợc nuôi trồng chủ yếu ở Thanh Hóa ...........66
Bảng 3.4: Diện tích ao nuôi tôm sú nƣớc lợ QCCT tại Thanh Hóa ..........................67
Bảng 3.5: Mùa vụ nuôi tôm và các đối tƣợng nuôi nƣớc lợ khác tại các xã điều tra.
...................................................................................................................................68
Bảng 3.6: Hiện trạng năng suất nuôi bình quân của các hộ điều tra .........................69
Bảng 3.7: Số năm kinh nghiệm tham gia nuôi tôm của ngƣời nuôi tại Thanh Hóa..70
Bảng 3.8: Đóng góp của nuôi tôm nƣớc lợ vào thu nhập hộ gia đình tại Thanh Hóa
...................................................................................................................................72
Bảng 3.9: Số hộ gia đình nuôi tôm bị lỗ vốn đƣợc điều tra ......................................73
Bảng 3.10: Tóm tắt ý kiến thảo luận và kết quả chấm điểm (lấy trung bình) của
cộng đồng về mức độ tác động của nhiệt độ tăng đến hoạt động nuôi tôm ..............76
Bảng 3.11: Tóm tắt ý kiến thảo luận và kết quả chấm điểm của cộng đồng về mức
độ tác động của thay đổi lƣợng mƣa đến hoạt động nuôi tôm. .................................78
Bảng 3.12: Tóm tắt ý kiến thảo luận và kết quả chấm điểm của cộng đồng về tác
động của NBD đến hoạt động nuôi tôm ở vùng ngoài đê biển. ................................81
Bảng 3.13: Tóm tắt ý kiến thảo luận và điểm số trung bình của cộng đồng về tác
động của thay đổi tần suất và cƣờng độ bão, lũ lụt đến hoạt động nuôi tôm. ...........83

vii



Bảng 3.14: Tổng hợp mức độ tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ theo kết
quả chấm điểm của cộng đồng địa phƣơng. ..............................................................87
Bảng 3.15: Kết quả kiểm tra tính dừng của biến sản lƣợng ......................................89
Bảng 3.16: Kết quả kiểm tra tính dừng của sai phân bậc nhất của biến sản lƣợng ..89
Bảng 3.17: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình .....................90
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định độ trễ tối ƣu của mô hình .........................................92
Bảng 3.19: Kết quả ƣớc lƣợng ban đầu của mô hình ................................................92
Bảng 3.20: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình đánh giá tác động của BĐKH tới sản lƣợng
tôm nuôi nƣớc lợ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1972-2015 ...........................................94
Bảng 3.21: Dự báo các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình ..................100

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ tác động giữa BĐKH và NTTS ...........................................16
Hình 1.2: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm qua các năm (1980-2012) tại
trạm Khí tƣợng Tĩnh Gia ...........................................................................................26
Hình 1.3: Biểu đồ theo dõi nhiệt độ trung bình năm qua các năm (1980-2012) tại
Trạm khí tƣợng TP.Thanh Hóa .................................................................................26
Hình 1.4: Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình năm qua các năm (1971-2013) tại Trạm khí
tƣợng Tĩnh Gia ..........................................................................................................27
Hình 1.5: Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình năm qua các năm (1971-2013) tại Trạm khí
tƣợng TP.Thanh Hóa. ................................................................................................27
Hình 1.6: Diễn biến nhiệt độ tại Thanh Hoá theo kịch bản B2 .................................29
Hình 1.7: Diễn biến lƣợng mƣa tại Thanh Hoá theo kịch bản B2 ............................30
Hình 2.1: Địa điểm nghiên cứu của luận án................................................................39
Hình 2.2: Khung lý thuyết về phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................45
Hình 2.3: Tƣơng quan giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nƣớc theo 12 tháng trong
năm tại trạm Tĩnh Gia (2007-2013). .........................................................................55

Hình 2.4: Tƣơng quan giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nƣớc trong thời điểm
tháng 4-tháng 9 tại trạm Tĩnh Gia (2007-2013). .......................................................55
Hình 2.5: Tƣơng quan giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nƣớc theo 12 tháng trong
năm tại trạm Sầm Sơn (2007-2013). .........................................................................56
Hình 2.6: Tƣơng quan giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nƣớc trong thời điểm
tháng 4-tháng 9 tại trạm Sầm Sơn (2007-2013). .......................................................56
Hình 3.1: Diện tích nuôi tôm nƣớc lợ năm 2014 của Thanh Hóa và các tỉnh trong
vùng Bắc Trung bộ. ...................................................................................................63
Hình 3.2: Sản lƣợng tôm nuôi nƣớc lợ năm 2014 của Thanh Hóa và các tỉnh trong
vùng Bắc Trung bộ ....................................................................................................63
Hình 3.3: Mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ tăng đến nuôi tôm. ................................85
Hình 3.4: Mức độ ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến nuôi tôm. ......................85
Hình 3.5: Mức độ ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến nuôi tôm..............................86

ix


Hình 3.6: Mức độ ảnh hƣởng của bão, lũ đến nuôi tôm. ..........................................86
Hình 3.7: Sơ đồ tổng hợp về tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ. ...............88
Hình 3.8: Kết quả kiểm tra tính dừng của mô hình VAR(4) ....................................91
Hình 3.9: Kết quả kiểm tra tính dừng của mô hình VAR(3) ....................................91
Hình 3.10: Biểu đồ về xu hƣớng sản lƣợng tôm nuôi nƣớc lợ tại Thanh Hóa trong
điều kiện tác động của BĐKH ................................................................................101
Hình 3.11: So sánh sản lƣợng tôm nuôi kỳ vọng và sản lƣợng tôm nuôi đạt đƣợc
dƣới tác động của BĐKH (khi không có các giải pháp thích ứng) .........................102

x


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hóa là một trong sáu tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Bắc Trung bộ.
Với đặc thù về điều kiện tự nhiên và giàu tiềm năng phát triển, Thanh Hóa là tỉnh có
hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ đƣợc hình thành từ những năm 1970 của thế kỷ trƣớc
[Sở Thủy sản Thanh Hóa, 1995]. Theo thời gian, lĩnh vực nuôi tôm nƣớc lợ ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội (KTXH) của ngƣời dân
ven biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang và sẽ tiếp tục
diễn ra hết sức phức tạp thì hoạt động nuôi tôm ven biển của tỉnh Thanh Hóa cũng
là một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn từ BĐKH. Theo kịch bản quốc gia về
BĐKH và nƣớc biển dâng (NBD) [Bộ TN&MT, 2012] thì Thanh Hóa và vùng
duyên hải Bắc Trung bộ là vùng thƣờng xuyên phải chịu các tác động bất lợi của
thay đổi khí hậu nhƣ hạn hán, bão, lũ lụt, gió Lào tây nam khô nóng... gây ảnh
hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong vùng.
Thiệt hại do ảnh hƣởng của BĐKH tại Thanh Hóa trong những năm qua đã
đƣợc thống kê sơ bộ, nhƣ: một số cơn bão lớn xảy ra liên tục vào các năm 19861989 đã gây thiệt hại lớn cho các khu vực nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT)
phía ngoài đê biển của tỉnh [Liên ngành Lao động - Thƣơng binh - Xã hội và Thủy
sản Thanh Hóa, 1991]; hay các trận bão số 2 và số 4 năm 1996 cũng gây thiệt hại
862ha nuôi tôm; bão Lekima (bão số 5) và mƣa lũ sau bão năm 2007 gây thiệt hại
3.349ha NTTS [Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ƣơng, 2014]; vấn đề nƣớc
biển tràn qua bờ ao, đầm nuôi tôm hoặc độ muối có biểu hiện tăng lên đến 25 - 30‰
làm cho đối tƣợng nuôi chậm lớn hoặc có khi chết hàng loạt tại khu vực Cồn
Trƣờng (xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa) [Tƣởng Phi Lai và Đinh Xuân Lập,
2013]. Đó là một số minh chứng về tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ của
tỉnh Thanh Hóa. Các tác động này có thể đe dọa đến mục tiêu phát triển bền vững
lĩnh vực nuôi tôm nƣớc lợ nói riêng và NTTS ven biển của tỉnh nói chung.

1



Để thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ tác động của BĐKH, thời gian qua, một
số giải pháp thích ứng nhằm phát huy và tận dụng hiệu quả các tác động có lợi, hạn
chế các tác động bất lợi cũng đã đƣợc đề xuất và thử nghiệm trong các nghiên cứu.
Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến lĩnh vực nuôi
tôm nƣớc lợ của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn hạn chế, chủ yếu đƣợc kết hợp trong các
nghiên cứu có liên quan nên mang tính nhỏ lẻ, chƣa toàn diện, chƣa có nghiên cứu
cụ thể, chuyên biệt cho lĩnh vực nuôi tôm cũng nhƣ chƣa xác định đƣợc đầy đủ các
tác động. Một số nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH cho
NTTS ven biển [Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2012; Mai Văn Tài và các
cộng sự, 2014a, 2014b; Nguyễn Thị Là, 2014; Nguyễn Đức Bình và Mai Văn Tài,
2014]. Tuy nhiên, các giải pháp vẫn chƣa mang tính khả thi cao, chƣa làm rõ đƣợc
cơ sở khoa học của các giải pháp, chủ yếu định tính, thiếu định lƣợng và chƣa đặc
thù cho hoạt động nuôi tôm ven biển của tỉnh Thanh Hóa.
Chính vì vậy, đề tài luận án tiến sỹ “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu
đến nuôi tôm nƣớc lợ ven biển tỉnh Thanh Hóa” đã thực hiện nghiên cứu về các tác
động của BĐKH đến lĩnh vực nuôi tôm nƣớc lợ của tỉnh Thanh Hóa theo cả hai
mức độ: nghiên cứu định tính ở cấp độ cộng đồng và nghiên cứu định lƣợng ở cấp
tỉnh. Nghiên cứu định tính tập trung vào việc tham vấn, thu thập thông tin và ý kiến
đánh giá của cộng đồng ngƣời nuôi tôm và cán bộ quản lý tại địa phƣơng về tác
động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ tại Thanh Hóa. Nghiên cứu định lƣợng thu
thập các số liệu thứ cấp có liên quan đến tình hình sản xuất nuôi tôm nƣớc lợ của
tỉnh Thanh Hóa qua các thời kỳ từ năm 1972 đến nay, cùng với sự biến động về khí
hậu của tỉnh để lƣợng hóa đƣợc tác động của BĐKH đến sản lƣợng tôm nuôi nƣớc
lợ của địa phƣơng. Dựa trên kết quả đánh giá tác động, nghiên cứu sinh cũng đề
xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ tác động, hỗ trợ ngành và cộng
đồng ngƣời nuôi tôm ở địa phƣơng sản xuất hiệu quả và ổn định.

2



2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến lĩnh vực nuôi tôm nƣớc lợ ven biển tại
tỉnh Thanh Hóa và đề xuất đƣợc các giải pháp thích ứng với BĐKH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng phát triển nuôi tôm nƣớc lợ vùng ven biển tại
Thanh Hóa;
- Đánh giá đƣợc tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ tại Thanh Hóa;
- Đề xuất đƣợc các giải pháp thích ứng với BĐKH cho lĩnh vực nuôi tôm nƣớc
lợ tại Thanh Hóa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, các đối tƣợng nghiên cứu chính là:
- Hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ vùng ven biển tại tỉnh Thanh Hóa dƣới tác động
của BĐKH;
- Cộng đồng ngƣời nuôi tôm dễ bị tổn thƣơng bởi tác động của BĐKH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về vấn đề nghiên cứu
Luận án này tập trung vào nghiên cứu các vấn đề chính sau:
- Đánh giá hiện trạng nuôi tôm nƣớc lợ ven biển tỉnh Thanh Hóa, nhấn mạnh
đến các vấn đề liên quan tới BĐKH và NBD theo kịch bản BĐKH và NBD của
quốc gia và địa phƣơng;
- Lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu của luận án và phƣơng pháp đánh giá
định tính và tính toán định lƣợng áp dụng cho trƣờng hợp nghiên cứu ở Thanh Hóa;

3


- Tiến hành đánh giá định tính (ở cấp độ cộng đồng) và định lƣợng (cấp tỉnh)
tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ ven biển Thanh Hóa. Trong

đó, đánh giá ở cấp độ cộng đồng tập trung vào các yếu tố về thay đổi nhiệt độ,
lƣợng mƣa, thay đổi tần xuất và cƣờng độ bão, lũ và NBD; còn đánh giá định lƣợng
tác động của BĐKH ở cấp tỉnh chỉ tập trung vào sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa và
số lƣợng các cơn bão có gây ảnh hƣởng tại địa phƣơng;
- Đề xuất các nhóm giải pháp và giải pháp cụ thể thích ứng với BĐKH trong
nuôi tôm nƣớc lợ ven biển của tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở các luận cứ khoa học rút
ra từ kết quả nghiên cứu nói trên.
3.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Việc thu thập số liệu thứ cấp để xây dựng mô hình hồi qui đa biến về mối quan
hệ giữa sản lƣợng tôm nuôi nƣớc lợ cấp tỉnh với các biến đầu vào (bao gồm cả biến
về BĐKH nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, số lƣợng cơn bão trong năm) đƣợc thu thập từ
năm 1972-2015. Sau đó ứng dụng mô hình hồi qui này để dự báo tác động của
BĐKH đến sản lƣợng tôm nuôi của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
4. Câu hỏi nghiên cứu chính và luận điểm bảo vệ
4.1. Câu hỏi nghiên cứu chính
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm trả lời ba câu hỏi chính sau:
(i) Hoạt động sản xuất nuôi tôm nƣớc lợ vùng ven biển tại Thanh Hóa đang
đƣợc thực hiện nhƣ thế nào trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra hiện nay;
(ii) BĐKH tác động nhƣ thế nào đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ vùng ven
biển của tỉnh Thanh Hóa trƣớc thực trạng nuôi tôm của tỉnh hiện nay và trong tƣơng
lai?;
(ii) Những giải pháp nào có thể đƣợc thực hiện để hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ
tại địa phƣơng thích ứng với BĐKH theo hƣớng phát triển bền vững?

4


4.2. Luận điểm bảo vệ của luận án
- BĐKH, với các biểu hiện chính là thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, tần xuất và
cƣờng độ của bão, lũ và NBD có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất

nuôi tôm nƣớc lợ tại vùng ven biển của tỉnh Thanh Hoá;
- Các ảnh hƣởng này có thể đƣợc giảm nhẹ thông qua việc áp dụng hiệu quả
các giải pháp ứng phó trong sản xuất nuôi tôm nƣớc lợ; hỗ trợ quản lý các mục tiêu
phát triển dài hạn và chỉ đạo sản xuất nuôi tôm nƣớc lợ của địa phƣơng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Thời gian gần đây, một số nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế liên quan đến
đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến ngành nông nghiệp và thủy sản đã đƣợc
thực hiện, nhƣng các nghiên cứu thƣờng tập trung vào tác động của BĐKH đến sản
xuất NTTS nói chung, còn nuôi tôm nƣớc lợ nói riêng thì chƣa nhiều. Các tác động
đƣợc xác định chủ yếu mang tính định tính hoặc thống kê các thiệt hại của lĩnh vực
NTTS trong quá khứ, chƣa lƣợng hóa đƣợc các tác động. Một số nghiên cứu khác
mới chỉ dự báo đƣợc các ảnh hƣởng của NBD đến diện tích nuôi một số đối tƣợng
chủ lực nhƣ cá tra, tôm nƣớc lợ; hoặc xây dựng mối tƣơng quan giữa sản lƣợng tôm
nuôi với yếu tố nhiệt độ hoặc lƣợng mƣa. Tuy nhiên, các kết quả chạy mô hình
tƣơng quan hồi qui trong các nghiên cứu này nhìn chung chƣa đủ độ tin cậy vì chƣa
nghiên cứu toàn diện cơ sở lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn của các hệ thống nuôi tôm
nƣớc lợ và các yếu tố chủ chốt tác động đến sản lƣợng tôm nuôi bên ngoài yếu tố
BĐKH. Chính vì vậy, nghiên cứu này hy vọng góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết
và thực tiễn về các yếu tố có ảnh hƣởng đến lĩnh vực nuôi tôm nƣớc lợ ven biển
trong đó có yếu tố BĐKH.
5.2. Đóng góp thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung thêm cơ sở lý luận và thực tiễn
trong việc hoạch định các định hƣớng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển nuôi tôm

5


nƣớc lợ bền vững của tỉnh Thanh Hóa. Thông qua các giải pháp thích ứng với
BĐKH đƣợc xây dựng dựa trên kết quả đánh giá tác động, luận án sẽ cung cấp các

cơ sở khoa học và giải pháp thích ứng quan trọng phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo
sản xuất nuôi tôm nƣớc lợ hàng năm và dài hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và tính khả thi của
các quy hoạch phát triển NTTS cấp tỉnh đƣợc xây dựng trong thời gian tới, làm cơ
sở xây dựng các chính sách phát triển bền vững và thực hiện các dự án ƣu tiên đầu
tƣ cho phát triển NTTS ven biển tại các địa phƣơng.
6. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm các phần chính nhƣ sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


1.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi tôm nƣớc lợ
1.1.1 Cơ sở lý luận chung
Bản chất khoa học của NTTS (aquaculture) đƣợc nhiều tổ chức, cá nhân

nghiên cứu và lý giải. Theo Spichak và Formoso [1974], NTTS là “một hệ thống
các biện pháp và phƣơng pháp đƣợc con ngƣời áp dụng để nuôi tập trung các sinh
vật trong nƣớc” và là “một lĩnh vực đặc biệt của kinh tế quốc dân”. Karpevich
[1985] cho rằng, trong nuôi các loài thủy sinh, ngƣời ta theo đuổi mục đích thu
đƣợc sản lƣợng cao nhất trong một thời gian ngắn. Theo Tổ chức Nông lƣơng Liên
Hợp quốc (FAO) [2008], NTTS là nuôi các đối tƣợng thủy sinh: cá, nhuyễn thể,
giáp xác, các động vật không xƣơng sống, tảo đơn bào, rong, thực vật bậc cao bằng
cách sử dụng các phƣơng pháp quảng canh và thâm canh nhằm mục đích nâng cao
sản lƣợng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, cao hơn sản lƣợng của các quần
thể thủy sinh vật trong tự nhiên. Theo Ngô Đăng Nghĩa [2008], NTTS là khoa học
nghiên cứu các quy luật xuất hiện các thuộc tính tiềm năng của thủy sinh vật, vạch
ra các phƣơng pháp nuôi dƣỡng chúng trong các điều kiện tự nhiên và nhân tạo, xác
định sức tải của các bãi nuôi và đối tƣợng nuôi nhằm mục đích thu đƣợc sản lƣợng
có giá trị lớn nhất trên đơn vị diện tích hoặc thể tích trong thời gian ngắn nhất với
chi phí thấp nhất. Trần Văn Nhƣờng và Nguyễn Thanh Tùng [2014] cho rằng,
NTTS là quá trình nuôi trồng các loài thủy sinh ở trong đất liền và vùng ven bờ, bao
gồm cả sự can thiệp vào quá trình ƣơng nuôi để tăng sản lƣợng, cũng nhƣ cả các tổ
chức và cá nhân thực hiện hoạt động NTTS.
Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, NTTS là các hoạt động nuôi, trồng tập
trung động, thực vật thuỷ sinh thông qua các biện pháp công nghệ và pháp lý, nhằm
mang lại phúc lợi kinh tế cho con ngƣời, có tác động tốt về mặt xã hội, không gây
ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lợi tự nhiên.

7


Trong phát triển NTTS bền vững, môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản đƣợc sử dụng
hợp lý, không gây ảnh hƣởng xấu đến hệ sinh thái, đáp ứng đƣợc nhu cầu của các
thế hệ ngƣời tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản nuôi trong nƣớc và trên thế giới. Nhƣ
vậy, ý nghĩa quan trọng nhất của NTTS là nắm đƣợc các thuộc tính của đối tƣợng

nuôi để bảo đảm tăng trƣởng khối lƣợng, tốc độ thành thục và tích lũy khối lƣợng
cao nhất, nhƣng không gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và hệ sinh thái liên quan.
Theo Ngô Đăng Nghĩa [2008], nghề nuôi thả truyền thống khác với nghề nuôi
thả tăng sản hiện nay. Trong nghề nuôi thả truyền thống đơn thuần (hay còn gọi là
nuôi quảng canh), con ngƣời chỉ đơn giản lựa chọn các thủy vực thuận lợi, giàu
nguồn lợi để trông giữ, nuôi nhốt các sinh vật thủy sinh có sẵn và chờ đến lúc đạt
đƣợc kích cỡ thu hoạch. Mật độ nuôi trong ao thƣờng thấp do lệ thuộc vào nguồn
giống tự nhiên. Diện tích ao nuôi thƣờng lớn để đạt sản lƣợng cao. Nhƣợc điểm của
nuôi quảng canh là năng suất và lợi nhuận thấp, thƣờng cần diện tích lớn để tăng
sản lƣợng nên vận hành và quản lý khó [FAO, 2008]. Nghề nuôi thả truyền thống
phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, nguồn lợi tự nhiên nên cũng dễ bị tác động bởi
thiên tai, dễ bị tổn thƣơng trƣớc các tác động bất lợi.
Hiện nay, nghề nuôi thả tăng sản hay công nghiệp, giống nhƣ công nghiệp hoá
NTTS (hay còn gọi là nuôi thâm canh, hoặc nuôi công nghiệp) đƣợc tính toán xem
xét từ khi lựa chọn vùng nuôi. Việc lựa chọn vùng nuôi thƣờng đƣợc thực hiện với
sự cân nhắc đến các yếu tố thủy văn, thủy hoá, kỹ thuật cũng nhƣ các yếu tố xã hội
nhằm quản lý hiệu quả hoạt động nuôi và thu đƣợc lợi nhuận cao nhất nhƣng vẫn
giữ đƣợc cân bằng sinh thái trong vùng, giảm tác động tiêu cực của vùng nuôi đến
môi trƣờng xung quanh. Trong nuôi thả tăng sản hiện đại, phải áp dụng các công
nghệ mới, nhƣ kỹ thuật di truyền tạo giống để thả con giống vào thủy vực, bổ sung
thêm thức ăn nhân tạo giàu dinh dƣỡng cho vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại để phòng dịch, để tăng năng suất vật nuôi và phòng ngừa các rủi ro
sinh thái. Do đó nghề nuôi thủy sản hiện đại phải đƣợc định hƣớng, quy hoạch ngay
từ khâu chuẩn bị ban đầu để tránh gặp phải các tổn thất do các tác động không
mong muốn trong quá trình nuôi.

8


Công nghệ nuôi quảng canh cải tiến và nuôi bán thâm canh là mức độ công
nghệ nằm trong khoảng giữa của nuôi quảng canh truyền thống và nuôi tăng sản

công nghiệp. Theo định nghĩa của FAO [2008], nuôi quảng canh cải tiến là hình
thức nuôi dựa trên nền tảng của mô hình nuôi quảng canh nhƣng có bổ sung giống ở
mật độ thấp (với nuôi tôm nƣớc lợ là 0,5-2 con/m2) hoặc bổ sung thức ăn, hoặc bổ
sung cả giống và thức ăn. Hình dạng và kích cỡ ao đầm vẫn theo dạng quảng canh
nên quản lý gặp khó khăn, năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp.
Theo cách giải thích này, nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi dùng phân bón
(chất gây màu nƣớc) để gia tăng thức ăn tự nhiên trong ao và bổ sung thức ăn từ bên
ngoài nhƣ thức ăn tƣơi sống, cám gạo, thức ăn viên công nghiệp,... Giống đƣợc thả
nuôi ở mật độ tƣơng đối cao (với tôm nƣớc lợ là 10 - 15 con/m2) trong diện tích ao
nuôi nhỏ (2.000 – 5.000 m2) [FAO, 2008]. Trong hình thức này, ao đƣợc xây dựng
hoàn chỉnh, kích thƣớc nhỏ nên thuận lợi cho việc quản lý, kích cỡ sản phẩm thu
đƣợc khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp vì thả ít giống, thức ăn hỗn hợp
dùng chƣa nhiều và thức ăn tự nhiên vẫn còn quan trọng. Tuy nhiên, năng suất nuôi
vẫn còn thấp so với nuôi thâm canh.
Nuôi thâm canh là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào con giống và thức ăn bên
ngoài (thức ăn viên đơn thuần hay kết hợp với thức ăn tƣơi sống), vai trò của thức
ăn tự nhiên trở nên ít quan trọng. Toàn bộ con giống thả đƣợc sản xuất nhân tạo với
mật độ thả cao (ví dụ với tôm sú là 25 - 30 con/m2 và tôm thẻ chân trắng có thể lên
tới 90 – 120 con/m2). Diện tích ao nuôi từ 1.000 – 10.000 m2, tối ƣu là 5.000 m2
[FAO, 2008]. Trong hình thức nuôi này, ao nuôi đƣợc xây dựng rất hoàn chỉnh, cấp
và tiêu nƣớc hoàn toàn chủ động, có trang bị đầy đủ các phƣơng tiện máy móc nhƣ
thiết bị sục khí tạo ôxy, thiết bị cho ăn chủ động... nên thuận tiện cho quản lý và vận
hành ao nuôi. Tuy nhiên, chi phí đầu tƣ và vận hành cao, đòi hỏi đầu tƣ vốn lớn.
Nhìn chung, các hình thức NTTS trên đều có chung cơ sở lý luận và mục đích
nhƣng khác nhau về phƣơng pháp, kỹ thuật nuôi đối với các loài có nguồn gốc, tập

9


tính khác nhau và các hình thái sản xuất đặc thù phụ thuộc vào vị trí thủy vực, đặc

điểm môi trƣờng và điều kiện KTXH của chủ thể điều hành sản xuất.
Nuôi trồng thủy sản ven biển là những hoạt động bao gồm nuôi trồng các loài
mà các giai đoạn phát triển riêng biệt trong chu kỳ sống của chúng có liên hệ với
môi trƣờng sinh thái biển [Ngô Đăng Nghĩa, 2008]. Đối tƣợng nuôi trong NTTS ven
biển rất đa dạng, từ giáp xác nhƣ tôm, cua biển đến các đối tƣợng cá nƣớc lợ và
rong câu [Mai Văn Tài và các cộng sự, 2014b]. Trong đó, tôm nƣớc lợ là một trong
những đối tƣợng nuôi quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao cho vùng ven biển.
Để đảm bảo sự thành công của vụ nuôi, tiêu chí đầu tiên là chọn các đối tƣợng
nuôi phù hợp với vùng nuôi và với các đặc trƣng sinh lý, sinh thái, nhƣ: khả năng
thành thục, sự sống sót của cá thể con non, tốc độ lớn, cấu trúc quần thể, tập tính
sống, ngƣỡng chống chịu và tính bền vững với các yếu tố môi trƣờng. Sau đó, cần
xác định phƣơng pháp nuôi dựa trên các đặc trƣng sinh lý, sinh thái của loài để thu
đƣợc sản phẩm tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất, chuẩn bị và thực hiện nuôi để
đạt hiệu quả cao nhất. Căn cứ trên đặc tính của loài nuôi và vùng nuôi có thể chọn
nuôi cả chu kỳ hoặc nuôi theo giai đoạn và nuôi đơn hay nuôi ghép. Các ứng dụng
này đều lợi dụng tối đa mối quan hệ giữa đối tƣợng nuôi với điều kiện môi trƣờng
nhằm thu sản lƣợng cao nhất trên đơn vị diện tích nuôi.
Tuy nhiên, khi phát triển nuôi công nghiệp cần phải chú ý mối quan hệ của nó
với các hệ sinh thái vì mật độ nuôi cao gấp hàng ngàn lần trong điều kiện tự nhiên
góp phần “tích lũy” các tác động không có lợi liên quan đến hoạt động của con
ngƣời [Ngô Đăng Nghĩa, 2008]. NTTS nhƣ là một thành phần của các hệ sinh thái
ven biển cũng chịu các tác động của môi trƣờng xung quanh. Theo Ngô Đăng Nghĩa
[2008], môi trƣờng và sinh vật ở các bãi nuôi rất khó điều chỉnh hoặc nếu đƣợc thì
chi phí sẽ rất lớn (ví dụ nhƣ độ chiếu sáng, sự thay đổi nhiệt độ theo mùa, các đặc
trƣng động lực, độ muối, hệ động vật, thực vật...) và giao động của chúng có thể
ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống vật nuôi. Bởi thế, khi chọn bãi nuôi cần phải xác
định sức tải sinh thái của bãi và khả năng tác động đến bãi nhƣ lũ lụt, sóng gió,

10



dòng chảy, sự thay đổi cực trị của các yếu tố sinh thái…và đặc biệt khả năng ô
nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt, nông nghiệp hoặc công nghiệp. Sức tải sinh thái là
khả năng của các hệ sinh thái tự nhiên (bãi nuôi, thủy vực) cho phép phát triển, sinh
sản, sống sót của vật nuôi với mật độ tập trung để tạo ra năng suất sinh học cao
[Karpevich, 1985; Khailov et al., 1967]. Bởi vậy, để đạt mục đích của hoạt động
nuôi, cần thực hiện các nghiên cứu đối với các đối tƣợng nuôi và vùng nuôi. Các
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong NTTS rất đa dạng và bao gồm hầu nhƣ tất
cả các nguyên tắc và phƣơng pháp sinh học-sinh thái học và công nghệ sinh học đã
biết. Bắt đầu từ xác định các điều kiện sinh thái môi trƣờng, xác định các thuộc tính
hệ thống của các đối tƣợng nuôi, phƣơng pháp chọn lựa các đối tƣợng nuôi dựa trên
nghiên cứu chung về sinh thái, sinh lý, di truyền, bệnh lý, thức ăn chất lƣợng cao...
Các phƣơng pháp nghiên cứu cũng rất đa dạng, từ ứng dụng các phƣơng tiện thông
thƣờng đến sử dụng kính hiển vi điện tử [Ngô Đăng Nghĩa, 2008].
Hƣớng nghiên cứu lý luận trong NTTS khác nhau đối với các đối tƣợng nƣớc
mặn, nƣớc lợ, nƣớc ngọt, các đối tƣợng có thuộc tính hệ thống khác nhau, các đối
tƣợng nuôi với các phƣơng pháp khác nhau và ở các vùng khác nhau. NTTS trở
thành một thành phần mới của các hệ sinh thái tự nhiên, do đó các mối quan hệ qua
lại giữa loài nuôi với các quần thể tự nhiên (cơ sở thức ăn, vật dữ, vi sinh vật, sự tạo
thành tập đoàn) cũng nhƣ các yếu tố môi trƣờng, khí hậu và thời tiết đóng vai trò
quan trọng. Sự thay đổi các điều kiện sinh thái và môi trƣờng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến đối tƣợng thủy sản nuôi. Bởi vậy, việc xác định và áp dụng hiệu
quả các giải pháp thích ứng với sự thay đổi các điều kiện sinh thái và môi trƣờng là
một trong những điều kiện đảm bảo cho loài phát triển tốt, góp phần đảm bảo sự
thành công của hoạt động nuôi.
Các yếu tố sinh thái, môi trƣờng (bao gồm cả BĐKH), liên quan đến nghề
NTTS nói chung và tôm nƣớc lợ nói riêng rất đa dạng và phức tạp. Để tìm hiểu đầy
đủ bản chất của vấn đề nghiên cứu đặt ra, cần phải phân tích tổng quan về một số
đặc điểm sinh thái, thích nghi của thủy sản nuôi nói chung và tôm nƣớc lợ nói riêng
với một số yếu tố vật lý đặc trƣng của thủy vực.


11


1.1.2 Hiệu ứng sinh thái, thích nghi của động vật thủy sản với nhiệt độ và độ mặn
Hai yếu tố vật lý đặc trƣng của thủy vực có liên quan chặt chẽ đến BĐKH và
có ảnh hƣởng lớn tới sự sinh trƣởng và phát triển của đối tƣợng thủy sản nuôi nói
chung và tôm nuôi nƣớc lợ nói riêng là nhiệt độ và độ mặn. Biên độ biến đổi của
nhiệt độ nƣớc nhỏ hơn so với trên cạn song vô cùng quan trọng đối với thủy sinh
vật do phạm vi chống chịu với nhiệt độ của thủy sinh vật nhỏ hơn so với sinh vật
trên cạn [Ngô Đăng Nghĩa, 2008]. Vai trò của nhiệt độ nƣớc đối với thủy sinh vật
và NTTS đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu. Nhiệt độ có ảnh hƣởng tới tốc độ trao
đổi chất, nhịp độ sinh sản và phát triển của thủy sinh vật. Trong giới hạn sinh thái,
tốc độ trao đổi chất của sinh vật tăng khi nhiệt độ tăng, ngƣợc lại, tốc độ đó giảm
khi nhiệt độ giảm. Nhiệt độ là yếu tố giới hạn, tác động mạnh đến đời sống thủy
sinh vật vì chúng là các sinh vật biến nhiệt. Khoảng thích hợp của nhiệt độ đối với
hệ động vật nhiệt đới là từ 14-15oC đến 32-35oC. Mỗi loài khác nhau có biên độ
thích hợp khác nhau. Đối với cá rô phi vằn từ 20-32oC; đối với tôm sú, nhiệt độ
thích hợp ở các giai đoạn phát triển khác nhau đã đƣợc Staples và Heales [1991],
Fast & Boyd [1992] và Bùi Quang Tề [2003] nghiên cứu: Tôm sú có khả năng chịu
đƣợc ngƣỡng nhiệt độ cao tới 35oC nhƣng ở nhiệt độ thấp 12oC tôm chết và nhiệt độ
thích hợp từ 28-32oC. Kết quả nghiên cứu ở miền Bắc cho thấy nhiệt độ từ 30oC35oC tôm lớn nhanh, sau 90 ngày đạt trung bình 15,7 g/con. Vụ Đông với nhiệt độ
17oC-25oC tôm lớn chậm, sau 90 ngày chỉ đạt 4,2 g/con [Bùi Quang Tề, 2003].
Nhiệt độ nƣớc rất khó kiểm soát trong quá trình nuôi thủy sản, đặc biệt là các
quá trình phân tầng nhiệt. Đây là quá trình phổ biến đối với các vực nƣớc nuôi thủy
sản tĩnh có độ sâu ≥ 1,5 m. Khi ánh sáng mặt trời chiếu không hết chiều sâu của
thủy vực, nƣớc xếp thành ba lớp khác nhau: lớp nƣớc nóng phía trên, lớp nƣớc lạnh
ở phía dƣới, đƣợc phân cách bằng lớp nƣớc lạnh mỏng ở giữa [Ngô Đăng Nghĩa,
2008]. Quá trình phân tầng nhiệt trong ao hay lồng bè nuôi thủy sản có thể dẫn đến
giảm năng suất nuôi do giảm chất lƣợng nƣớc trong thủy vực, gây ra hiện tƣợng

thiếu ôxy cho đối tƣợng nuôi.

12


Đối với độ mặn, nồng độ và thành phần muối hòa tan trong nƣớc có đặc trƣng
riêng đối với mỗi loài thủy sinh vật [Ngô Đăng Nghĩa, 2008]. Mỗi loài thủy sinh vật
thƣờng sống ở những giới hạn độ mặn thích hợp và trong mỗi thủy vực nồng độ
muối không phải ở chỗ nào và lúc nào cũng ổn định. Muối không chỉ là nguồn thức
ăn mà còn điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của cơ thể, duy trì sự ổn định đời sống
trong môi trƣờng. Theo Ngô Đăng Nghĩa [2008], cá rô phi vằn sống trong khoảng
độ mặn từ 0-32‰. Đối với tôm, mỗi loài có khoảng độ mặn thích ứng khác nhau và
thay đổi theo giai đoạn phát triển. Khoảng độ mặn của tôm sú là 5-30‰, tốt nhất là
28-32‰ cho sinh sản và 15-20‰ cho nuôi thƣơng phẩm; với cua biển là từ 2-38‰
tùy vào giai đoạn phát triển: ấu trùng zoea từ 25-30‰, giai đoạn megalopa từ 2127‰, giai đoạn từ cua con trở đi từ 2-38‰ và thời kỳ đẻ trứng từ 2-32‰.
1.1.3 Cộng đồng người nuôi tôm nước lợ
Hiện nay, nhiều khái niệm về cộng đồng đƣợc sử dụng bởi nhiều tác giả khác
nhau. Theo Trƣơng Quang Học [2015], cộng đồng (community) là một nhóm ngƣời
sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng chia sẻ các nguồn lực, có cùng những mối
quan tâm. Tƣơng tự nhƣ vậy, Pomeroy và Rivera-Guieb [2006] cũng cho rằng, về
mặt địa lý, cộng đồng có thể đƣợc định nghĩa theo ranh giới tự nhiên hoặc chính trị
- xã hội, bao gồm những cá nhân có cùng chung mối quan tâm trong một ranh giới
tự nhiên hoặc chính trị xã hội nhất định. Ví dụ một cộng đồng xã hội có thể là một
nhóm ngƣ dân sử dụng cùng loại ngƣ cụ đánh bắt hoặc một nhóm nông dân cùng
thực hiện hoạt động NTTS trong một vùng diện tích nhất định.
Theo Quyết định số 67/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 7/6/2010 của Tổng cục
Thuỷ sản về việc ban hành Hƣớng dẫn về đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam, cộng
đồng quản lý nghề cá là cộng đồng những ngƣời khai thác hoặc NTTS cùng thực
hiện hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lợi trong vùng nƣớc đƣợc cấp
có thẩm quyền giao [Tổng cục Thủy sản, 2010]. Nhƣ vậy, cộng đồng những ngƣời

nuôi tôm có thể hiểu là những ngƣời nuôi cùng thực hiện hoạt động khai thác, sử
dụng và quản lý hoạt động nuôi tôm trong một vùng đất, mặt nƣớc nhƣ các ao, đầm

13


×