Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề cương ôn thi môn Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.54 KB, 7 trang )

Đề cương ôn tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam
1. Chủ trương xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược (1945 – 1946)
a. Hoàn cảnh quốc tế và trong nước sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2
- Tình hình quốc tế:
Thuận lợi: trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu
được hình thành, phong trào cách mạng dan tộc có điều kiện phát triển,
phong trào dân chủ và hòa bình vươn lên mạnh mẽ.
Khó khăn: với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của phát xít Nhật,
quân đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến
khích bọn Việt gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền
độc lập và chia cắt nước ta; quân Anh, Pháp đồng lõa nhau nổ sung đánh
chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
- Tình hình trong nước:
Thuận lợi: chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, nhân dân lao
động đã làm chủ vận mệnh của đất nước, lực lượng vũ trang nhân dân được
tăng cường, toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hòa do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Khó khăn: nạn đói, nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng, kinh
nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp còn non yếu.
b. Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng
Nội dung chỉ thị kháng chiến kiến quốc 25.11.1945:
- Về chỉ đạo chiến lược: mục tiêu vẫn là giải phóng dân tộc với khẩu hiệu:
Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết.
- Về xác định kẻ thù: kẻ thù của ta chính là thực dân Pháp, vì vậy phải lập
mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược.
- Về phương hướng, nhiệm vụ: củng cố chính quyền chống thực dân Pháp
xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân, kiên trì nguyên
tắc thêm bạn bớt thù.
c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm


- Kết quả:
Về chính trị - xã hội: đã xây dựng được nền móng cho chế độ xã hội mới –
chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết.
Về kinh tế - văn hóa: đã phát đọng phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói,
xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng
ngân quỹ quốc gia.
Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ sung đánh
chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đống ra các tỉnh Nam bộ, Đảng
đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát đọng


phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ, thân với Tưởng để chống Pháp, sau
đó lại hòa với Pháp để đuổi Tưởng.
- Ý nghĩa: bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách
mạng, xây dựng được nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới,
chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến
toàn quốc sau đó.
- Nguyên nhân thắng lợi: Đảng dã đánh giá đúng tình hình nước ta sau
CMT8, kịp thời đề ra chủ trương kháng chiến đúng đắn, xây dựng và phát
huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lợi dụng được mâu
thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch.
- Bài học kinh nghiệm: phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa vào
dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, triệt để lợi dụng mâu
thuẫn trong nội bộ kẻ thù, tận dụng khả năng hòa hoãn để xây dựng lực
lượng, củng cố chính quyền nhân dân.
2. CNH-HĐH thời kỳ đổi mới
2.1.
Quá trình đổi mới tư duy về CNH
- Mốc thời gian đánh dấu quá trình đổi mới tư duy về CNH của Đảng và Nhà
nước: Đại hội VI của Đảng

- Nguyên nhân dẫn tới việc phải tìm tòi đổi mới trong tư duy kinh tế:
• Thế giới: từ cuối những năm 70 đến đầu những năm 80 của thế kỷ
XX, trên thế giới đã diễn ra những biến đổi to lớn (toàn cầu hóa CM
KHCN)
• Trong nước: sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước, bên
cạnh những thuận lợi và thành tựu đã giành được thì trong quá trình
xây dựng đất nước, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức mới
- Vai trò của một số vị lãnh đạo như Nguyễn Văn Linh, Trường Chinh, Võ
Văn Kiệt,.. với sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Tác động của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI với việc đổi mới toàn
diện nền kinh tế nước Việt Nam: từ việc chỉ ra nhwunxg sai lầm, khuyết
điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của CNH XHCN trong
những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là thực
hiện cho bằng được ba mục tiêu: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu.
2.2.
Mục tiêu, quan điểm CNH-HĐH
- Mục tiêu: cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất –
kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và
tinh thần cao, quốc phòng – an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, dân


-

2.3.
-

-


chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành
một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN
Quan điểm CNH-HĐH:
• Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường.
• Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
• Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát
triển nhanh, bền vững.
• Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
• Năm là, phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với
phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức.
Nội dung:
• Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng
cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của
con người VN với tri thức mới nhất của nhân loại.
• Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi
bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự
án kinh tế - xã hội.
• Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và
lãnh thổ.
• Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các
ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
Định hướng:
• Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ
các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn: CNH,HĐH nông

nghiệp, nông thôn; quy hoạch phát triển nông thôn; giải quyết lao
động, việc làm ở nông thôn.
• Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ: phát triển
mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức
cạnh tranh; tạo bước phát triển vượt bậc của ngành dịch vụ,..
• Phát triển kinh tế vùng: có cơ chế chính sách để các vũng trong cả
nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh,
hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của mỗi vùng; xây dựng ba vùng
kinh tế trọng điểm ở 3 miền,..


Phát triển kinh tế biển: xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.
• Chuyển dịch cơ cấu lao động, công nghệ: phát triển nguồn nhân lực;
phát triển khoa học và công nghệ; kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động
khoa học và giáo dục đào tạo; đổi mới cơ bản cơ chế quản lý khoa
học và công nghệ.
• Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường
tự nhiên: tăng cường quản lý tài nguyên quôc gia; từng bước hiện
đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn; xử lý tốt
mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh té và đô thị hóa với
bảo vệ môi trường.
3. Quá trình đổi mới của Đảng về kinh tế thị trường ở Việt Nam
3.1.
Thực trạng kinh tế Việt Nam khi bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường
- Sự kém phát triển của nền kinh tế và tính chất tự cấp tự túc
- Sự ảnh hưởng của mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp
3.2.
Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới

- Thứ nhất, nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính
dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.
- Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về
vật chất và pháp lý đối với các quyết định của mình.
- Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện
vật là chủ yếu.
- Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng
động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền,
quan liêu.
 Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp
bách.
3.3.
Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới
- Tư duy của Đảng về KTTT từ Đại hội VI đến VIII:
• Một là, KTTT không phải là cái tiêng có của chủ nghĩa tư bản mà là
thành tựu phát triển chung của nhân loại.
• Hai là, KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên
CNXH.
• Ba là, có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước
ta.
- Tư duy của Đảng về KTTT từ Đại hội IX đến XI:



Về mục đích phát triển: mucjt iêu của KTTT định hướng XHCN ở
nước ta nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh
• Về phương hướng phát triển: phát triển với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi

thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mọi vùng miền.
• Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng
trưởng kinh tế gắn chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn
hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu
phát triển con người.
• Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo
vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4. So sánh KTTT nói chung với KTTT định hướng XHCN
5. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương về xây dựng, phát triển văn hóa


Kế thừa và phát triển 5 quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị
quyết Trung ương 9 khóa XI đã nêu ra 5 quan điểm:
-

-

-

-

Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực
phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế,
chính trị, xã hội và hội nhập quốc tế.
• Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
• Văn hóa là động lực phát triển bền vững
• Văn hóa là một mục tiêu của phát triển
• Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị - xã hội

• Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát
huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.
Hai là, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc
trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ.
Ba là, phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng
con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là
chăm lo xây dụng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính
cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng
tạo.
Bốn là, xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò
của gia đình, cộng đồng. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, cần chú
ý đầu đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.


Năm là, xây dựng và phát triern văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân
do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tao, đội ngũ
trí thức giữ vai trò quan trọng.
6. Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội
- Đại hội đại biểu lần thứ VI (1986):
• Lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã
hội, đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội đối với chính sách
kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác.
• Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển
kinh tế là đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người.
- Đại hội đại biểu lần thứ VIII (1996):
• Tăng trườn kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển.
• Thực hiện nhiều hình thức phân phối
• Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm

nghèo.
• Giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001): các chính sách xã hội phải
hướng vào phát triển và làm lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng
trong phân phối và bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích người
dân làm giàu chính đáng.
- Đại hội đại biểu lần thứ X (2006): chủ trương phải kết hợp các mục tiêu
kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa
phương.
- Hội nghị trung ướng 4 khóa X (2007) nhấn mạnh:
Phải giải quyết tốt các vấn đề xã ội nảy sinh trong quá trình thực thi các
cam kết với WTO.
Xây dựng cơ chế đánh giá và cảnh cáo định kỳ về tác động của việc gia
nhập WTO đối với lĩnh vực xã hội để có biện pháp xử lý chủ động, đúng
đắn, kịp thời.
- Đại hội đại biểu lần thứ XI (2011): phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh
vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.
a. Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội:
- Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
- Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.
- Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó
hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.
- Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát
triển con người và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội.
-


b. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội:
-


Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện
hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Hai là, đảm bảo cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi
người dân, tạo việc làm và thu nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Ba là, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả.
Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng c.ao sức khỏe và cải thiện
giống nòi.
Năm là, thực hiện các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Sáu là, chú trọng đến các chính sách ưu đãi xã hội
Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công.



×