Câu 1: Tóm tắt quá trình Đảng lãnh đạo dân tộc dân chu nhân dân
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 đó đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong
lịch sử cách mạng Việt Nam. là một tất yếu lịch sử, là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc, đấu
tranh giai cấp và là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời đại mới. Đảng cộng sản Việt Nam là một chính
Đảng chân chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được lịch sử giao cho sứ mệnh
nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cùng với cương lĩnh chính trị đúng đắn vạch ra tiến
trình của cách mạng Việt Nam. Từ đó, đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối “như
không có đường ra” kéo dài đằng đẵng mấy chục năm suốt đầu thế kỷ 20 của cách mạng Việt
Nam. Đúng như Hồ Chí Minh nói : “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng
thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”
Ngay từ sau khi ĐCS VN ra đời, đặc biệt quan tâm đến việc thành lập các tổ chức để
liên lạc với các hội viên Hội Việt nam cách mạng thanh niên để truyền đạt chủ chủ trương để
tiếp tục đấu tranh giải phóng dân tộc.
Ngày 29/7/1930, hội nghị được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn
Chấp. Hội nghị đã bàn công tác phát triển gây dựng các tổ chức quần chúng như :Nông Hội Đỏ,
Công Hội Đỏ, Phụ Nữ Giải Phóng… và lấy tờ báo “Tiến Lên” làm cơ quan ngôn luận của
Đảng. Đây là một sự kiện trọng đại, đánh dấu bước ngoặt của phong trào cộng sản. Từ đấy giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động đã có một chính Đảng vô
sản lãnh đạo, vững bước tiến lên lập nhiều chiến công viết tiếp những trang sử vẻ vang trong
suốt những chặng đường cách mạng của mình, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung
của dân tộc.
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam dương cao ngọn cờ dân tộc, dân chủ,
lãnh đạo nhân dân chống giặc ngoại xâm, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Sau
khi hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ,nhân dân . Đảng tiếp tục lãnh đạo
nhân dân đẩy mạnh cách mạng xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân thực hiện và
đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước. Trong công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân ta đã thu
được nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử. Đảng và nhân dân đã phát huy truyền
thống cách mạng đóng góp to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội .
2.Phân tích vai trò cuả đảng cộng sản đối với sứ mệnh lịch sử:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là một tất yếu khách quan. Song để thực hiện thắng
lợi sứ mệnh lịch sử đó, điều quyết định là giai cấp vô sản phải có Đảng lãnh đạo.
Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động, cho nên có khả năng nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật phát triển khách quan của
lịch sử. Trên cơ sở đó, Đảng đề ra cương lĩnh cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát
triển của cách mạng. Với cương lĩnh cách mạng đúng đắn, trong quá trình đấu tranh cách mạng
Đảng đề ra chiến lược, sách lược cách mạng, tìm ra những con đường, những phương pháp cách
mạng sáng tạo để chỉ đạo cụ thể quá trình đấu tranh cách mạng. Đảng Cộng sản bao gồm những
thành phần ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiên tiến nhất của giai cấp vô sản, được giác ngộ lí luận
chủ nghĩa Mác-Lênin, luôn luôn đứng ở hàng đầu sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc. Những người cộng sản nhận thức rõ bước phát triển tất yếu của quá trình lịch sử
và những mục tiêu đấu tranh cách mạng. Họ có khả năng tổ chức, động viên, hướng dẫn, lôi
cuốn mọi tầng lớp nhân dân lao động vào vào cuộc đấu tranh tự giải phóng. Với ý nghĩa đó
Đảng là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trong điều kiện của một nước nông nghiệp chậm phát
triển, thành phần đảng viên đa số không phải công nhân, nhưng Đảng ta luôn luôn đứng vững
trên lập trường của giai cấp vô sản, tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp và của nhân
dân, biết vận dụng sáng tạo lí luận Mác-Lênin vào tình hình thực tế của nước ta để đề ra đường
lối, chính sách đúng đắn nên trở thành một đảng cộng sản kiên cường.
Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã giành độc quyền lãnh đạo và đưa dân tộc qua những
thử thách ác liệt đến thắng lợi ngày nay.
Sự lãnh đạo của Ðảng trước hết ở sự bổ sung, phát triển hoàn chỉnh hệ thống các quan
điểm về cách mạng giải phóng dân tộc; ở sự lựa chọn hình thức và phương pháp cách mạng phù
hợp với điều kiện lịch sử cụ thể; ở sự tổ chức xd l/lượng c/mạng, bao gồm l/lượng c/trị và
l/lượng vũ trang; ở sự nhận thức tình thế và thời cơ c/mạng để đưa quần chúng vào hành động
c/mạng; ở sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung, thống nhất trong giờ phút có ý nghĩa q/định đến
thắng lợi.
Ðảng đã đề ra đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn, đã tập hợp đoàn kết rộng rãi lực
lượng của toàn dân tộc trong Mặt trận Việt Minh, đã lựa chọn và kết hợp đúng đắn các hình
thức tuyên truyền, tổ chức và phương pháp đấu tranh thích hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp, đã
xây dựng, phát triển thực lực cách mạng, thúc đẩy phong trào, đồng thời dự kiến và chớp đúng
thời cơ hành động. Trong việc thực hiện sứ mệnh nặng nề trước dân tộc và lịch sử, Ðảng đã rất
coi trọng xây dựng Ðảng về tư tưởng chính trị và tổ chức, rèn luyện phương pháp đấu tranh và
cách lãnh đạo về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng. Ðó là bài học quý báu cho
nhiệm vụ xây dựng Ðảng hiện nay và thực hiện vai trò lãnh đạo của Ðảng trong công cuộc đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay./.
Câu 1: vai trò quyết định thắng lợi của Đảng:
ĐCSVN do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (HCM) sáng lập và lãnh đạo đã đi qua
chặng đường lịch sử 80 năm. Từ sau Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để
thành lập Đảng (3.2.1930) đến nay, Đảng đã tiến hành 10 Đại hội đại biểu toàn quốc,
khoảng 141 cuộc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, nhiều cuộc Hội nghị Ban
Thường vụ Trung ương và Hội nghị Bộ Chính trị.
Mỗi đại hội, hội nghị đã đánh dấu những mốc quan trọng trong lịch sử anh
hùng, vẻ vang của Đảng, bởi những văn kiện, nghị quyết làm nên chủ trương, đường
lối cách mạng Việt Nam. Có nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng mang tính cương
lĩnh chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Tuy vậy, nếu xét về tên gọi của mỗi văn kiện và khái niệm “Cương lĩnh chính
trị” theo nghĩa là bản trình bày một cách khoa học nhất mục đích, tôn chỉ, phương
hướng, nhiệm vụ của một chính đảng cách mạng, cũng như xác định đầy đủ lực
lượng, phương thức, phương pháp tiến hành cách mạng để thực hiện mục tiêu trước
mắt, nhằm tới mục đích cuối cùng của cách mạng, thì trong lịch sử 8 thập kỷ ấy,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bốn Cương lĩnh chính trị quan trọng.
1.Cương lĩnh của Hội nghị thành lập ĐCSVN (2.1930)
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được đề ra tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức
cộng sản trong nước có ý nghĩa như Đại hội để thành lập ĐCSVN. Hội nghị do đại
biểu Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự
chính thức của hai đại biểu Đông Dương CS Đảng và hai đại biểu của An Nam CS
Đảng và một số đồng chí VN hoạt động ngoài nước.
Toàn bộ Cương lĩnh của Đảng toát lên tư tưởng lớn là CM dân chủ VN tất
yếu đi tới CM XHCN, ĐLDT gắn liền với CNXH; sự nghiệp đó là của nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10. 1930)
Đảng ra đời sau 8 tháng, Hội nghị thứ nhất BCH TW lâm thời có ý nghĩa
như một Đại hội, Hội nghị thảo luận và thông qua bản Luận cương chánh trị, Án
nghị quyết của Trung ương toàn thể Đại hội nói về tình hình hiện tại ở Đông Dương
và nhiệm vụ cầp bách của Đảng, Điều lệ Đảng, hợp thành nội dung Cương lĩnh thứ
2 của Đảng. Hội nghị thông qua 17 văn bản là NQ, điều lệ của các tổ chức đoàn thể
CM ở nước ta, công tác vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh
lính, lập Hội đồng minh phản đế Đông Dương và bản Thông cáo cho các xứ ủy bổ
sung nội dung của Cương lĩnh. Hội nghị TW quyết định đổi tên ĐCS VN thành ĐCS
Đông Dương, bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư, nên Cương lĩnh thứ hai mà
bản Luận cương chánh trị là văn kiện quan trọng, mang tên là Cương lĩnh của ĐCS
Đông Dương.
Từ phân tích tính chất, đặc điểm của xã hội các nước Đông Dương thuộc địa
của đế quốc Pháp; những mâu thuẫn kinh tế, giai cấp tạo nên mâu thuẫn cơ bản giữa
nhân dân Đông Dương và đế quốc chủ nghĩa Pháp, Luận cương chánh trị của ĐCS
Đông Dương có những điểm cơ bản giống với Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt của ĐCS VN. Đó là tính chất CM Đông Dương là CM tư sản dân quyền tiến lên
CM XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN, là độc lập hoàn toàn cho các dân tộc, tự do dân
chủ cho nhân dân, lập chính phủ, quân đội nhân dân, dựa vào sức mạnh nhân dân,
đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế, các dân tộc bị áp bức trên thế giới và sử dụng
phương pháp CM bạo lực theo phương pháp tổng bãi công, bạo động võ trang khi có
thời cơ; Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, trung thành và hy sinh hết
thảy vì lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp và nhân dân lao động Tuy vậy, Luận cương
chánh trị, nghị quyết và Điều lệ ĐCS Đông Dương có những điểm khác biệt, nhưng
không đối lập về tư tưởng chính trị với Chánh cương, Sách lược và Điều lệ của
ĐCSVN. Những điểm khác biệt là ở chỗ bỏ tên “Việt Nam Cộng sản Đảng”, lấy tên
“Đông Dương Cộng sản Đảng”; chủ trương làm CM tư sản dân quyền trong toàn cõi
Đông Dương; lực lượng CM chỉ trong công nhân, nông dân, chưa thấy hết vai trò
tinh thần yêu nước của dân tộc; xác định mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc
với nhiệm vụ chống phong kiến, giữa độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân-tuy biện
chứng, sâu sắc nhưng chưa xác định được xu hướng phát triển nhiệm vụ giải phóng
dân tộc có tính quyết định hàng đầu.
Nguyên nhân chính là do nhận thức và vận dụng CN MLN, đường lối của
Q/tế Cộng sản về CM dân chủ tư sản kiểu mới vào điều kiện nước ta; vai trò của lãnh
đạo Đảng, lãnh đạo DT.
3.Cương lĩnh của ĐCS Đông Dương tại Đại hội lần II của Đảng (2.1951)
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đưa ra những văn kiện quan trọng: Diễn
văn khai mạc Đại hội do đồng chí Tôn Đức Thắng đọc, Báo cáo hoàn thành giải
phóng dân tộc, phát triển DCND, tiến tới CNXH, tức là bản Luận cương CMVN do
đồng chí Trường Chinh trình bày; Chính cương Đảng Lao động VN, Điều lệ Đảng
lao động VN, Tuyên ngôn của Đảng Lao động VN, là những văn kiện chủ yếu về nội
dung Cương lĩnh thứ ba của Đảng…
Luận cương CMVN là bản Cương lĩnh c/trị mới của Đảng. Phân tích tính chất
xã hội VN trong kháng chiến chống Pháp: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và
phần nửa phong kiến; mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc VN với đế quốc xâm lược
diễn ra quyết liệt dưới hình thức chiến tranh; đối tượng của CMVN là thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ; xác định nhiệm vụ cơ bản hiện thời của CM là đánh đuổi bọn đế
quốc xâm lược làm cho VN hoàn toàn độc lập thống nhất, xóa bỏ mọi chế độ áp bức
bóc tột, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; xây dựng
CNXH. Điều đó có nghĩa, cuộc k/chiến chống Pháp là cuộc CMDT dân chủ, nhân
dân, giải phóng dân tộc là trọng tâm, nhiệm vụ chính giành quyền dân chủ cho nhân
dân, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do nhân dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của
Đảng sẽ tiến triển thành CM XHCN. Con đường tiến đến CNXH trải qua một thời
gian dài gồm ba giai đoạn, kế tục nhau và quan hệ mật thiết: đấu tranh giải phóng
dân tộc, củng cố Nhà nước DCND; cải cách ruộng đất, phát triển nông nghiệp, công
nghiệp, đẩy mạnh CNH,HĐH, xd cơ sở vật chất - thuật của CNXH.
4. Cương lĩnh xd đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ĐCSVN
1991)
Cùng với Báo cáo c/trị, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên CNXH, Chiến lược ổn định và phát triển KT-XH đến năm 2000, Báo cáo xd
Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng, do BCH TW Khóa VI đứng đầu là Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh, trình Đại hội đại biểu lần thứ VII .
Báo cáo c/trị - nền tảng của Cương lĩnh đã đánh giá 4 năm thực hiện công
cuộc đổi mới toàn diện theo NQ Đại hội VI của Đảng, với những thành tựu, yếu
kém, khó khăn trên các mặt CT-KT-XH; quyền làm chủ của nhân dân, QP-AN và
quan hệ quốc tế; đồng thời đúc rút 5 bài học k/nghiệm chủ yếu; đề ra mục tiêu tổng
quát 5 năm (91-95),5 mục tiêu cụ thể, 4 phương châm chỉ đạo và một số nhiệm vụ
chủ yếu để thực hiện các mục tiêu dân giàu, nước mạnh theo con đường XHCN.
Bản Cương lĩnh đã tổng kết hơn 60 năm Đảng lãnh đạo CMVN, từ năm
1930, đã rút ra 5 bài học lớn về nắm vững ngọn cờ ĐLDT và CNXH; sự nghiệp CM
là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; không ngừng củng cố, tăng cường đoàn
kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng
đầu bảo đảm thắng lợi của CMVN. Cương lĩnh đặc biệt nêu 6 đặc trưng cơ bản của
XH XHCN VN. Đó là XH “do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển
cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc DT; con người được giải phóng khỏi áp bức,
bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình
đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với
tất cả các nước trên thế giới”.
Cương lĩnh xác định quá độ lên CNXH ở nước ta là một quá trình lâu dài,
trải qua nhiều chặng đường vừa xd vừa bảo vệ TQ, nên phải nắm giữ 7 phương
hướng cơ bản. Đó là:
-Xây dựng nhà nước VN XHCN của dân, do dân, vì dân do ĐCS lãnh đạo.
-Thực hiện CNH đất nước theo hướng hiện đại.
-Thiết lập từng bước quan hệ SX XHCN phù hợp với sự phát triển LLSX, phát
triển k/tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước.
-Tiến hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và VH theo CN MLN, tt HCM.
-Thực hành chính sách đại đ/kết DT, chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và
nước ta thành 1 nước XHCN phồn vinh.
-Xd Đảng TSVM về c/trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ xd hữu
nghị.
Xuất phát từ Cương lĩnh đó, chiến lược của Đảng là ổn định, phát triển KT-
XH, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát
triển, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố QP-AN, chuyển dịch cơ cấu k/tế theo
hướng CNH,HĐH. Xd Đảng gắn với xd h/thống c/trị, nâng cao năng lực lãnh đạo
của ĐCS VN, đổi mới và tự chỉnh đốn Đảng ở các cấp từ cơ sở lên TW, xd một nước
VN hòa bình, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, DC, văn
minh./.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến đổi mới của Đảng ta:
Sau chiến tranh, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Đảng đã lãnh đạo nhân
dân vừa ra sức khôi phục kinh tế vừa tiến hành hai cuộc chiến tranh chống xâm lược
biên giới phía Bắc và Tây Nam, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia.
Đảng đã tập trung lãnh đạo xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, từng bước
hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân lao động. Tuy nhiên, trước yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong thời
kỳ mới, việc duy trì lâu dài mô hình, cơ chế tập trung bao cấp không còn phù hợp và
đã bộc lộ những hạn chế, nhược điểm. Trong việc hoạch định và thực hiện đường lối
cách mạng XHCN, có lúc, có nơi đã mắc sai lầm khuyết điểm chủ quan, duy ý chí.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, khủng hoảng kinh tế -
xã hội trong những năm đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trước những thách thức của thời kỳ mới, Đảng ta đã tổng kết sáng kiến từ
thực tiễn của nhân dân, tìm tòi, hoạch định đường lối đổi mới, thể hiện qua các mốc
sau: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6, khoá IV; Chỉ thị 100-CT/TW ngày
13/1/1981 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; Quyết định 25/CP
ngày 21/1/1981 của Chính phủ về đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh; Nghị quyết
Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khoá V thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy
luật của sản xuất hàng hoá; Kết luận của Bộ Chính trị về 3 quan điểm kinh tế trong
tình hình mới. Đại hội VI của Đảng đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước,
mở ra bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trước bối cảnh mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống
XHCN thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, Đại hội VII của Đảng khẳng định tiếp
tục đổi mới đồng bộ, triệt để trên các lĩnh vực với những bước đi, cách làm phù hợp
và giữ vững định hướng XHCN. Đại hội đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xác định những quan điểm và phương hướng phát
triển đất nước, khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
Từ đó đến nay, Đảng ta tiếp tục phát triển tư duy lý luận về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới,
về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng
trong tình hình mới được bổ sung và phát triển ngày càng hoàn thiện.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã giành
được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN tiếp tục phát triển. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội vượt qua
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay; thực hiện các Kết luận của Bộ
Chính trị, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, bước đầu thực hiện được mục tiêu:
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng
trưởng ở mức hợp lý; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, vượt qua ngưỡng nước nghèo
chậm phát triển. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố
và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò
và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Người đã sáng
lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Thực tiễn 80 năm qua đã
khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
toàn dân tộc Việt Nam.
Daân toäc ta vô cùng tự hào vì đất nước ta có một Đảng Cộng sản kiên
cường, trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo nhân
dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch
sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, vì
hoà bình và tiến bộ của nhân loại.
Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ,
đảng viên và mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài càng thấy rõ hơn
trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch,
vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước tiến lên CNXH./.
Câu 3: Quá trình tư duy về CNH-HĐH đất nước:
ĐCSVN) do HCM sáng lập và rèn luyện, lãnh đạo nhân dân tiến hành
CM/8 thành công, lập nên nước VNDCCH(nay là nước CH XHCN VN), đánh
thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, hoàn
thành sự nghiệp GPDT, thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc đổi mới, xd
và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Từ 1858, thực dân Pháp xâm lược VN, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn
bạo, phản động của CN thực dân trên đất nước ta.
-Về CT: chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước,
thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong
kiến thành tay sai đắc lực. Đồng thời chúng thực hiện chính sách đàn áp, khủng bố
hết sức dã man, tàn bạo, làm cho nhân dân mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân
chủ.
-Về KT: chúng thựchiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế
độc lập của nước ta, vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề, làm cho nhân dân ta, trước
hết là công nhân và nông dân bị bần cùng hoá, nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào
kinh tế Pháp.
- Về VH-XH:chúng thực hành chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô
dịch, vong bản, tự ti, sùng Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong vòng tối tăm, dốt nát, lạc
hậu, chúng cho hút thuốc phiệm làm cho ngườI dân nghiện ngập, mê muội
Với chính sách khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp, XH VN có những
biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến, xã hội Việt
Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản ngày càng gay gắt: mâu thuẫn giữa dân tộc ta
với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với
giai cấp địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong
đó mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc xâm lược là chủ yếu. Nhiệm vụ chống đế
quốc Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu
tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, đó là yêu cầu
của cách CMVN đặt ra.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhândân ta đã liên tiếp đứng lên chống lại
chúng. Hàng trăm phong trào, cuộc khởi nghĩa oanh liệt dưới ngọn cờ của các sĩ phu
và các nhà yêu nước đương thời, nhưng đều thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp tàn
bạo.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại là thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn.
Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang chìm trong cuộc khủng hoảng về đường lối
cứu nước, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước.
Bước ngoặt lớn trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra khi Người đọc toàn văn:
Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.
Người hiểu sâu sắc những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc, đó là con
đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân
tộc gắn với CNXH, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ GPDT, gắn CM GPDT
từng nước với phong trào CMTG thế giới. Từ đây Người dứt khoát đi theo con
đường CM của Lênin. Nguyễn Ái Quốc là người VN đầu tiên tiếp thu sáng tạo CN
MLN, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia hoạt động trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, tích cực vận động phong trào cách mạng
thuộc địa, nghiên cứu và truyền bá CN MLN về Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc về
Quảng Châu Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập ĐCSVN.
CN MLN và những tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp
công nhân và nhân dân VN đón nhận như "người đi đường đang khát mà có nước
uống, đang đói mà có cơm ăn". Nó lôi cuốn những người yêu nước VN đi theo con
đường cách mạng vô sản. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhiều tầng
lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo.
Chỉ trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản được tuyên
bố thành lập: Ở Bắc Kỳ có Đông Dương Cộng sản Đảng .Ở Nam Kỳ có An Nam
Cộng sản Đảng. Ở Trung Kỳ có Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Điều đó phản ánh
xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Song, sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản
hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức
thiết của cách mạng là cần có một đảng thống nhất lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc, người
chién sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, người duy nhất có đủ năng lực và
uy tín đáp ứng nhu cầu đó của lịch sử: thống nhất các tổ chức cộng sản thành ĐCS
duy nhất ở VN.
Từ ngày 3 đến 7-2-1930, Hội nghi hợp nhất ba tổ chức lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử
như là một Đại hội thành lập Đảng. Đảng được thành lập là kết quả của cuộc đấu
tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ 20; là sản
phẩm của sự kết hợp CN MLN với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là
kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và là kết quả của
quá trình chuẩn bị đầy đủ về c/trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ CM,
đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc. Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại
trong LSCMVN, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Sự ra đời của ĐCSVN với Cương lĩnh, đường lối CM đúng đắn chứng tỏ giai
cấp công nhân VN đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo CM.
Sự ra đời của ĐCSVN gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc (HCM), người
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
Đảng lãnh đạo CM GPDT đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược thống nhất
đất nước.
Trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo CM nước ta, đồng
thời tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của phong trào CM thế giới, CMVN là
một sự kiện lịch sử rất quan trọng, đã phát triển lý luận của Đảng ta về CMDT, dân
chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến hành trong điều kiện một nước thuộc địa,
nửa phong kiến.
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất
nước nhà”. nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi
ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có
ruộng, góp phần xd một nước VN hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu
mạnh. Vì vậy nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân,
kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn
thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên
hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ
và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà
trên cơ sở độc lập và dân chủ. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trước hết phải
biến miền Bắc thành căn cứ vững chắc cho cách mạng cả nước, giải phóng miền
Nam thống nhất nước nhà, đó là một quá trình cải biến CM về mọi mặt nhằm đưa
miền Bắc từ nền k/tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về TLSX tiến lên nền k/tế
XHCN dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên
chế độ sản xuất lớn XHCN. Đường lối chung của CM miền Bắc trong thời kỳ quá độ
tiến lên CNXH là: Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn và
truyền thống phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng
cường đoàn kết với các nước XHCN anh em, để đưa MB tiến nhanh, tiến mạnh, tiến
vững chắc lên CNXH, xd đời sống ấm no, hạnh phúc, củng cố MB thành cơ sở vững
mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng
cường phe XHCN, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới.
Trước tình hình mới, yêu cầu cơ bản của việc xd Đảng là phải ra sức củng cố
Đảng về mặt tư tưởng và tổ chức, phải giữ vững và nâng cao hơn nữa tính chất giai
cấp và tính chất tiên phong của Đảng để nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo
của Đảng, bảo đảm cho Đảng có khả năng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo quản lý KT
và VH, xd thắng lợi CNXH ở MB và làm tròn nghĩa vụ lãnh đạo cuộc đấu tranh thực
hiện thống nhất nước nhà.
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất và cả nước đi lên CNXH. Tổng kết quá trình
đấu tranh anh dũng, bền bỉ, liên tục và thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta chống lại
cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất và vô cùng ác liệt của đế quốc Mỹ để GPMN
thống nhất nước nhà.
Trước tình hình của đất nước khi bước vào sự nghiệp xd CNXH; Đảng đã xác
định đường lối chung của CM XHCN là: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc CM: CM
về QHSX, CM KH-KT, CM tư tưởng và văn hoá, trong đó CM KH-KT là then chốt;
đẩy mạnh CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH; xd
chế độ làm chủ tập thể XHCN, xd nền sản xuất lớn XHCN, xd nền văn hoá mới, xd
con người mới XHCN; xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc
hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn
ANCT và trật tự ATXH; xd thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống
nhất và XHCN; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà
bình, ĐLDT, dân chủ và CNXH, thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản trong cả
nước và thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy quá trình thống nhất về mọi mặt, tạo
nên cuộc sống hòa hợp dân tộc, chan hòa từ Bắc đến Nam.
Thắng lợi của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là thắng lợi có ý nghĩa lịch
sử hết sức to lớn, những thành tựu trên các lĩnh vực KT-VH; đồng thời xác định rõ
hai nhiệm vụ chiến lược là: Xd thành công CNXH; sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững
chắc Việt Nam XHCN. Đảng đã nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng có vị trí đặc
biệt quan trọng và chỉ rõ nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng hiện nay là
tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân, tính tiên phong của Đảng, xd Đảng vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối
của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xd CNXH và bảo
vệ Tổ quốc, làm cho Đảng ta luôn luôn giữ vững bản chất CM và khoa học, một
Đảng thật sự trong sạch, có sức chiến đấu cao, gắn bó chặt với quần chúng.
Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân, thể hiện tinh thần trách
nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc, thể hiện sự phát triển tư duy lý luận,
khả năng tổng kết và tổ chức thực tiễn của Đảng mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp
CM nước ta trên con đường đi lên CNXH.
Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu: Tình hình c/trị của
đất nước ổn định. Nền kinh tế có những bước phát triển đã đạt được những tiến bộ rõ
rệt trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
huy động được nguồn lực sản xuất của xã hội, tốc độ lạm phát được kiềm chế, đời
sống của một bộ phận nhân dân được cải thiện. Tạo được một số chuyển biến tích
cực về mặt xã hội. Giữ vững ổn định c/trị, củng cố QP,AN. Thực hiện có kết quả một
số đổi mới quan trọng về hệ thống c/trị. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá
thế bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên Đảng ta vẫn có những khuyết điểm, yếu kém: Nước ta còn nghèo và
kém phát triển. Chưa thực hiện tôt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng,
dồn vốn cho đầu tư phát triển. Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực. Nạn tham
nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ máy nhà
nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước nghiêm trọng kéo dài.
Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông
lỏng. Chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động phát huy vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân. Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội còn yếu. Hệ thống
chính trị còn nhiều nhược điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực
quản lý, điều hành của nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị, xã
hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình.
Trên cơ sở đó Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu của sự nghiệp đổi mới, CNH,HĐH
đất nước là: Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xd CNXH và bảo vệ Tổ
quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH. Mục tiêu của CNH, HĐH là xd nước ta thành một nước
công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, cơ cấu k/tế hợp lý, QHSX phù hợp
với trình độ phát triển của LLSX,đời sống vật chất và tinh thần cao, QP-AN vững
chắc, dân giầu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
Về công tác xây dựng Đảng, phải gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo và hoạt
động của Đảng. Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng là một nhân tố quyết định tạo ra
những thành tựu đổi mới. Thắng lợi của công cuộc đổi mới chứng tỏ Đảng ta tiếp tục
giữ vững và phát huy được bản lĩnh và kinh nghiệm của các thời kỳ trước, lãnh đạo
có kết quả công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình hết sức phức
tạp.Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại không
ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều
kết quả. Bên cạnh những thành tựu, củng có những khuyết điểm, yếu kém: Nền kinh
tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; một số vấn đề văn
hóa, xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết; cơ chế chính sách không đồng
bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển; tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất
nghiêm trọng.
Đảng đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát là: Nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng
cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội
nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị-xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đảng nêu cao ý chí sắt đá của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, triệu người như một, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ,
vượt qua thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ theo con đường xã hội
chủ nghĩa, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu “ dân giầu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”./.
Câu 4.
2
: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới:
1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống chính trị
-Nhận thức mới về mối q/hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị
-Đảng ta khẳng định đổi mới là một quá trình, bắt đầu từ đổi mới kinh tế, trước
hết là đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Phải
tập trung đổi mới kinh tế trước hết, vì có đổi mới thành công về kinh tế mới tạo được
điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. Mặt khác, nếu
không đổi mới hệ thống chính trị, thì đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại. Hệ thống chính
trị được đổi mới kịp thời, phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và
phát triển k/tế. Như vậy, đổi mới hệ thống c/trị là đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể
chế k/tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
-Nhận thức mới về mục tiêu đổi mới hệ thống c/trị
-Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm
1991) khẳng định “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta
trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Báo cáo chính trị tại Đại hội VII
(năm 1991) nhấn mạnh, thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị
nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của công cuộc đổi mới.
-Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước
trong giai đoạn mới.
-Về vấn đề này Đại hội IX cho rằng: “Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức
sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác
nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều
cùng với những biến đổi to lớn về KT-XH. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng
lớp xã hội là q/hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu
dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích
gíai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung là:
ĐLDT gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, khắc
phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp
bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu
cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế
lực thù địch; bảo vệ DLDT, xd nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân
hạnh phúc.
-Động lực chủ yếu phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên
minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các
lợi ích cá nhân, tập thể và XH, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành
phần k/tế, của toàn xã hội”.
-Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hthống c/trị.
-Hệ thống c/trị vận hành theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước q/lý, nhân dân
làm chủ”; trong đó, Đảng vừa là một bộ phận của hệ thống c/trị, vừa là “hạt nhân”
lãnh đạo hệ thống ấy, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Không chấp
nhận đa nguyên c/trị, đa đảng đối lập.Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân do ĐCS lãnh đạo; có chức năng thể chế hoá và tổ chức thực
hiện đường lối, quan điểm của Đảng. MTTQVNlà liên minh c/trị của các đoàn thể
nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc,
các tôn giáo; là cơ sở c/trị của chính quyền nhân dân; hoạt động theo phương thức
hiệp thương dân chủ, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện phản biện, giám sát
xã hội, góp phần xd Đảng, xd Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Nhân dân là người làm chủ xã hội, làm chủ thông qua Nhà nước và các cơ quan đại
diện, đồng thời làm chủ trực tiếp thông qua cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”; làm chủ thông qua hình thức tự quản.
-Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị
-Trong tư duy về hệ thống ctrị, vấn đề đổi mới tư duy về Nhà nước có tầm quan
trọng đặc biệt. Thuật ngữ “xd nhà nước pháp quyền” lần đầu tiên được đề cập tại Hội
nghị TW 2 khoá VII (1991). Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá
VII (1991) và các Đại hội VIII, IX và X, Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xd Nhà
nước pháp quyền XHCN và làm rõ them nội dung của nó. Đó là: Nhà nước quản lý
xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều
chỉnh các QHXH; người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền tự do sống
và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép.
Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị.
-Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay
Nhà nước. Đảng quan tâm xây dựng củng cố Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể
chính trị - xã hội, phát huy vai trò của các thành tố này trong quản lý, điều hành xã
hội. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và
hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế.
2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ
đổi mới
a.Mục tiêu, quan điểm xd hệ thống chính trị
- Mục tiêu: chủ yếu của đổi mới hệ thống c/trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân
chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt
động của hệ thống c/trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xd và hoàn thiện nền
dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
- Quan điểm:
Một là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước làm đổi mới chính trị, lấy đổi
mới k/tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống c/trị. Xét trên tổng
thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới về tư duy c/trị trong việc hoạch định đường
lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi
mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ đổi mới k/tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết về vật
chất và tinh thần để giữ vững ổn định c/trị, xd, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo
điều kiện thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội.
Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không
phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn, phù hợp với
đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước; đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, của sự CNH-HĐH gắn với k/tế tri thức,
với yêu cầu hội nhập k/tế q/tế.
Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có
bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.
Bốn là, đổi mới mối q/hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống c/trị với nhau
và với XH, tạo ra sự vận độngcùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy XH phát
triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị
- Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị.
-Trước Đại hội X, Đảng ta xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc. Đại hội X đã bổ sung một số nội dung quan trọng: “Đảng
Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của cả DTVN, đại biểu trung thành lợi ích của
GCCN, NDLĐ và của dân tộc”.
-Về phương thức lãnh đạo, Cương lĩnh năm 1991 xác định: “Đảng lãnh đạo XH
bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác;
bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức k/tra và bằng hành động
gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và
phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể.
Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống c/trị”.
-Về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị, Cương lĩnh năm 1991 xác
định: “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy.
Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hành động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
-Trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn luôn coi trọng việc đổi mưói phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị. Nghị quyết trung ương 5 khoá X
về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống
chính trị” đã chỉ rõ các mục tiêu giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao
tính khoa học, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã
hội, sự gắn bó mật thiết giữa Đảng và nhân dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
của Nhà nước, chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội;
phát huy dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong
Đảng và trong xã hội; làm cho nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng
XHCN.
-Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống c/trị
phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng
bộ đối với đổi mới các mặt của công tác xd Đảng, với đổi mới tổ chức và hoạt động
của cả hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
đồng bộ với đổi mới kinh tế, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
-Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống c/trị
phải trên cơ sở kiên định các ng/tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thục hiện đúng
ng/tắc tập trung dân chủ; thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng và trong xã hội, đẩy
nhanh phân cấp, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất là cá nhân người đứng
đầu.
-Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống c/trị là
công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng
thời cần thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh
nghiệm.
-Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống c/trị ở
mỗi cấp, mỗi ngành vừa phải quán triệt các ng/tắc chung, vừa phải phù hợp với đặc
điểm, yêu cầu, n/vụ của từng cấp, từng ngành.
- Xd N/nước pháp quyền XHCN.
-Chủ trương xd Nhà nước pháp quyền XHCN là sự khẳng định và thừa nhận
Nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử. Trong lịch sử loài người chỉ có 4 kiểu
nhà nước. Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực của nhà
nước. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng theo 5 đặc điểm sau
đây:
+Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
+Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lực lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
+Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm
cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ
thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao
trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành DC, đồng thời tăng
cường kỷ cương, kỷ luật.
+Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do một Đảng duy nhất lãnh
đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của MTTQ VN và tổ chức
thành viên của Mặt trận.
-Để việc xây dựng Nhà nước pháp quyền cần thực hiện tốt một số biện pháp lớn
sau đây:
+Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong
văn bản pháp luật. Xd, hoàn thiện cơ chế k/tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp
trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền
+Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Qhội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử
nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Q/hội. Đổi mới quy trình xd luật, giảm mạnh việc
ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn n/vụ quyết định các vấn đề q/trọng của đất
nước và chức năng giám sát tối cao.
+Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ
theo hướng xdựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.
+Xd hệ thống cơ quan tư pháp TSVM, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,
quyền con người. Xd cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong h/động
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
+Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND, bảo đảm
quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được
phân cấp.
- Xây dựng MTTQ và các tổ chức CT-XH trong hệ thống c/trị.
-MTTQ VN và các tổ chức CT-XH có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp,
vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền lợi và lợi ích
hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương, chính sách về KT-VH-XH; AN-QP
-Nhà nước ban hành cơ chế để MT và các tổ chức CT-XH thực hiện tốt v/trò
giám sát và phản biện XH.
-Đổi mới hoạt động của MTTQ, các tổ chức CT-XH khắc phục tình trạng hành
chính hoá, nhà nước hoá, phô trương, hình thức; nâng cao chất lượng hoạt động; làm
tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có
ẩách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.
3. Đánh giá sự thực hiện đường lối
-Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta đã có nhiều đổi mới góp
phần xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực
thuộc về nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống c/trị được sắp xếp theo hướng tinh
gọn, hiệu quả. Hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở. Quốc
hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong các khoá đã có
nhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, cải cách hành chính, công khai các hoạt
động của chính quyền, tăng cường đối thoại, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân
dân. Dân chủ trong XH có bước phát triển. Trìnhđộ và năng lực làm chủ của nhân
dân từng bước được nâng lên.
-Nhiệmvụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước được phân định rõ hơn, phân
biệt quản lý nhà nước với quản lý SXKD. Nhà nước được từng bước kiện toàn, từ cơ
cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-MT, các tổ chức CT-XH đã có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy; đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động, đa dạng hoá các hình thức để tập hợp ngày càng
đông đảo các tầng lớp nhân dân; phát huy dân chủ; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính
đáng của nhân dân; tham gia xd, chỉnh đốn Đảng; tham gia xd và củng cố c/quyền;
hướng mạnh hoạt động về cơ sở, bước đầu thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện
XH.
-Đảng đã thường xuyên coi trọng việc đổi mới và tự chỉnh đốn, giữ vững và
nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp CM của nhân dân ta trong điều
kiện mới. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, phong cách
công tác có nhiều đổi mới và tiến bộ; dân chủ trong Đảng được phát huy, quan hệ
mật thiết giữa Đảng với nhân dân được củng cố.
-Tóm lại, hơn 20 năm qua, hệ thống c/trị đã thực hiện có kết quả một số đổi mới
quan trọng, đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực KT-XH-CT, tư
tưởng, văn hoá được phát huy.
-Các kết quả đạt được đã k/định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới
hệ thống c/trị nói riêng là đúng đắn sáng tạo, phù hợp thực tiễn, bước đầu đáp ứng
yêu cầu của tình hình mới, khắc phục dần những khuyết, nhược điểm của hệ thống
chuyên chính vô sản trước đây. Kết quả đổi mới hệ thống c/trị đã góp phần làm nên
những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới ở nước ta.
-Tuy nhiên trong thực tế vận hành hệ thống chính trị nước ta còn nhiều nhược
điểm. Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà
nước, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH chưa ngang
tầm với đòi hỏi của tình hình nh/vụ mới.
-Việc cải cách nền hành chính quốc gia còn rất hạn chế. Bộ máy hành chính còn
nhiều tầng nấc làm cho việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội chưa thật nhanh,
nhạy và có hiệu quả cao. Tình trạng quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ
phận công chức nhà nước chưa được khắc phục; kỷ cương, phép nước bị xem thường
ở nhiều nơi.
-Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các tổ chức CT-
XH vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng; một số cán bộ bị “viên chức
hoá”, chưa thật gắn bó với quần chúng. Nạn tham nhũng trong hthống c/trị còn trầm
trọng, bệnh cục bộ, bản vị, địa phương còn khá phổ biến. Quyền làm chủ của nhân
dân còn bị vi phạm.
-Vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH còn
yếu, chưa có cơ chế thật hợp lý để phát huy vai trò này. Đội ngũ cán bộ của hệ thống
chính trị nói chung, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH nói riêng chất
lượng còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở.
-Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống c/trị còn chậm
đổi mới, có mặt lúng túng.
-Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là, nhận thức về đổi
mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một
số chủ trương, giải pháp cón có sự ngập ngừng, lung túng, thiếu dứt khoát, không
triệt để.
-Việc đổi mới hệ thống c/trị chưa được quan tâm đúng mức, còn chậm trễ so với
đổi mới k/tế.
-Lý luận về hệ thống c/trị và về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta còn nhiều
điểm chưa sáng tỏ./.
Câu 5: Quá trình đổi mới:
Trước đổi mới, tức là trước Đại hội VI (năm 1986) trở về trước, quan niệm về
CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta chịu ảnh hưởng của mô hình Xô
Viết. Đây cũng là tình hình chung trong tất cả các nước trong hệ thống XHCN.
Vậy quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta trước đổi mới?
Độc lập dân tộc và CNXH
Trong Đường cách mệnh và tiếp đó là những văn kiện do Nguyễn Ái Quốc trực
tiếp soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã thể hiện rõ đường lối