Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÁC sĩ RĂNG hàm mặt cần BIẾT gì về UNG THƯ MIỆNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.09 KB, 12 trang )

BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT CẦN BIẾT GÌ VỀ UNG THƯ MIỆNG?
BS. Huỳnh Anh Lan
BS. Nguyễn Thò Hồng
Bộ môn Bệnh học miệng
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ.
Điều trò ung thư miệng thật sự khó khăn do để lại nhiều biến
chứng và di chứng về chức năng và thẩm mỹ, dù là hình thức điều trò
nào bằng phẫu thuật, xạ trò hay hoá trò. Hơn thế nữa, tỉ lệ sống sau 5
năm của ung thư miệng còn rất thấp. Ởû Mỹ, tỷ lệ này vào năm 1999 là
khoảng 50%. Mặc dù, đã có nhiều nổ lực cải tiến các phương tiện điều
trò ung thư, nhưng tiên lượng bệnh vẫn không thay đổi đáng kể trong
suốt 20 năm qua. Phát hiện trễ chính là nguyên nhân quan trọng gây
chết do ung thư.
Việc phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư miệng nhất thiết phải được
chú trọng. Góp phần vào là sự tham gia của bác só răng hàm mặt,
người giữ vai trò quyết đònh trong vấn đề này. Thật vậy, trong lúc
khám và điều trò răng miệng hàng ngày cho bệnh nhân, bác só răng
hàm mặt có thể phát hiện sớm những tổn thương ung thư miệng, các
tổn thương này thường không có triệu chứng nên bệnh nhân không hề
hay biết. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu hay triệu chứng bất thường ở
vùng miệng cũng sẽ tìm đến khám ở bác só răng hàm mặt trước tiên.
Vì những lý do trên mà trong thời gian gần đây, ngành Nha khoa thế
giới đã lưu ý các nha só về nhiệm vụ phòng chống, phát hiện sớm và
theo dõi ung thư miệng.
Qua phần trình bày này, chúng tôi muốn trao đổi với quý vò đồng
nghiệp một vấn đề thuộc lónh vực hành nghề răng hàm mặt của chúng
ta, nhưng có lẽ từ lâu chưa được để ý đúng mức.
TÌNH HÌNH HIỆN NAY VỀ UNG THƯ MIỆNG.
Tần suất bệnh.
Hiện nay có tình trạng báo động là ung thư miệng đang có xu
hướng gia tăng trên toàn cầu. Trong mọi vò trí ung thư thì ung thư


miệng-hầu đứng hàng thứ năm ở nam và hàng thứ bảy ở nữ (nói
chung là thứ sáu) mặc dù có thay đổi rõ theo từng vùng đòa dư. Ung

14


thư miệng có tỉ lệ cao ở các nước đang phát triển, thường đứng hàng
thứ ba. Đăïc biệt ở Ấn Độ, ung thư miệng chiếm tới 40% tất cả ung thư
và là ung thư gặp nhiều nhất. Ở Nam Mỹ, Đông Nam Á, vùng Tây Thái
Bình Dương tỷ lệ này cũng khá cao. Trong khi đó, ở các nước phát
triển như châu Âu, Mỹõ thì chỉ chiếm tỷ lệ 3-5%, đứng hàng thứ sáu so
với các vò trí ung thư toàn thân.
Theo Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới, mỗi năm có 500.000 ca mới. Ở
Việt Nam, theo điều tra tại Trung Tâm Ung Bướu ung thư hốc miệng
chiếm 6,07% các ung thư, đứng vào hàng thứ bảy và theo điều tra trong
cộng đồng thì số ca mới hằng năm là 5/100.000 dân ở phái nam và
3,8/100.000 dân ở phái nữ.
Phân bố tuổi.
Tỷ lệ ung thư miệng tăng theo tuổi. Ở phương Tây, 98% bệnh
nhân trên 40 tuổi. Tuổi thường phát hiện ung thư là khoảng 60-70 tuổi.
Trong 2 thập niên qua xu hướng tuổi ngày càng trẻ hơn. Ở những
vùng có tỷ lệ cao, nhiều trường hợp xảy ra trước 35 tuổi do lạm dụng
quá mức các hình thức sử dụng thuốc lá không khói v.v...
Phân bố giới tính.
Ở các nước công nghiệp, tỉ lệ nam/ nữ thường là 4-5/1, có thể do
dùng thuốc lá, rượu và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Gần
đây, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ tăng do có sự thay đổi về thói quen.
Tỷ lệ ung thư trong miệng ở nữ cao hơn hay bằng nam ở những
nước có tỷ lệ cao như Ấn độ, nơi mà thói quen nhai trầu và hút thuốc
rất phổ biến ở nữ.

Tỷ lệ nam và nữ hầu như tương đương nhau ở một số nhóm dân
tộc như Singapore, Denmark và Hawaii.
Ở Việt Nam, vào những thập niên trước, nữ bò ung thư miệng nhiều
hơn nam, với tỷ lệ nam/nữ là 1/1,5, nhưng các điều tra gần đây tại
Trung Tâm Ung Bướu cho thấy tỷ lệ này đảo ngược là 1,05/1.
Phân bố vò trí.
Vò trí trong miệng của tổn thương cũng phản ảnh tác dụng của
yếu tố bệnh căn về thói quen nguy cơ, sự khác biệt theo các vùng đòa
dư và giới tính. Những người da trắng và làm việc ngoài trời nhiều dễ

15


bò ung thư môi do tác dụng của tia nắng mặt trời. Ung thư trong miệng
là do thói quen hút thuốc, uống rượu thường gặp nhất ở bờ lưỡi và sàn
miệng, tiếp theo là niêm mạc má, nướu răng, vùng hậu hàm và khẩu
cái mềm. Khẩu cái cứng và lưng lưỡi là những vò trí có nguy cơ thấp
nhất. Ở những người có thói quen ăn trầu thì ung thư niêm mạc má
thường gặp nhất.
Vi thể.
Trên 95% là ung thư biểu mô tế bào vảy, đa số có độ biệt hoá cao
hay trung bình. Nói chung, ung thư miệng có vò trí càng ra phía sau thì
độ biệt hoá càng giảm.
Diễn tiến.
Ung thư miệng có xu hướng chủ yếu là xâm lấn tại chỗ và di căn
hạch vùng cổ, hiếm khi cho di căn xa ở giai đoạn sớm.
Tử vong.
Tuy có nhiều tiến bộ trong lónh vực ung thư, nhưng nói chung tỉ lệ
sống sau 5 năm của ung thư miệng còn rất thấp, trung bình là 50%
sống sau 5 năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng là vò trí (càng ra

sau miệng thì tiên lượng càng xấu), kích thước tổn thương, độ biệt hoá,
liên quan di căn hạch vùng và di căn xa.
NGUYÊN NHÂN CỦA UNG THƯ MIỆNG.
Để phòng bệnh hiệu quả nhất, nhiều nghiên cứu đã và đang tập
trung cố gắng tìm hiểu bệnh căn và sinh bệnh học phân tử của ung
thư miệng. Nguyên nhân ung thư chưa được xác đònh rõ, nhưng hiện
nay đã biết được nhiều yếu tố nguy cơ của ung thư miệng. Các yếu tố
được công nhận là:
 Thuốc lá.
Cho đến nay đây vẫn là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của ung
thư miệng. Ở Mỹ, 95% bệnh nhân ung thư miệng-hầu liên quan trực
tiếp với thuốc lá. Theo Trung Tâm Ung Bướu, ở ung thư miệng tỷ lệ
nam hút thuốc lá là 89,4%.

16


 Ăn trầu.
Ở Nam và Đông Nam Á và các cộng đồng di cư, nhai thuốc lá
thường kết hợp với cau trong miếng trầu là yếu tố nguy cơ quan trọng
nhất. Cau gây ung thư miệng và gây xơ hoá dưới niêm mạc miệng do
chứa các chất sinh ung là các alkaldes như arecoline, arecdine.
Thuốc lá xỉa hay nhai chứa các nitrosamines gây ung thư. Ăn trầu vẫn
là yếu tố nguy cơ trong ung thư miệng ở nữ, chiếm 76,1%.
Nguy cơ ung thư tăng cao theo lượng thuốc lá và trầu dùng hàng
ngày và theo số năm dùng.
 Rượu.
Bên cạnh hút thuốc và ăn trầu là 2 yếu tố bệnh căn hàng đầu,
uống rượu quá mức là yếu tố nguy cơ quan trọng thứ hai. Uống rượu
làm nguy cơ tăng gấp 2-3 lần, nhưng nếu uống rượu và hút thuốc thì

rượu tác động hỗ tương với thuốc lá làm nguy cơ tăng lên gấp 15 lần.
Nha só nên khuyên bệnh nhân không dùng quá 20 đơn vò /tuần đối với
nam và 14 đơn vò/ tuần đối với nữ (1 đơn vò # 1 ly rượu vang, 1 cốc rượu
mạnh, 300 ml bia). Theo điều tra tại Trung Tâm Ung Bướu, 59,4%
bệnh nhân nam bò ung thư miệng vừa có thói quen hút thuốc vừa uống
rượu.
 Chế độ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thứ ba. Một chế độ ăn
uống lành mạnh giúp cơ thể chống lại ung thư, đặc biệt là các vitamin
A, C, E. Những vitamin này có tác dụng chống oxy hoá và giúp thải trừ
các gốc hoá học tự do có khả năng gây đột biến phóng thích từ các tế
bào bò tổn thương. Các vitamin có trong bữa ăn hàng ngày dưới dạng
rau quả đỏ, vàng, xanh. Các nguyên tố vi lượng như kẽm, selenium và
sắt cũng rất cần thiết.
 Nhiễm trùng niêm mạc miệng.
Cũng quan trọng. Từ lâu đã biết là những mảng trắng nhiễm nấm
Candida albicans thường tăng nguy cơ tiến triển ác tính.
Điều lý thú hiện nay là phát hiện khả năng gây ung thư của virus
gây bướu gai ở người (Human Papillomavirus) (HPV), đặc biệt là
HPV-16 và HPV-18.

17


 Những yếu tố khác.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời
- Thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, C, E.
- Thiếu máu
- Chấn thương hay nhiễm trùng mạn tính do răng vỡ, bén hay hàm giả
- Vệ sinh răng miệng kém.

- Yếu tố di truyền hay gia đình
- Tình trạng suy giảm miễn dòch
 Sinh bệnh học phân tử của ung thư miệng.
Ngày nay, người ta biết ung thư đầu cổ là hậu quả của nhiều đợt
đột biến gen do nhiều yếu tố nguy cơ hoá chất, bức xạ hay siêu vi
v.v…tác động, đưa đến sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào.
Những đột biến này xảy ra trên những gen kiểm soát sự biệt hoá và
sinh sản của tế bào.
Hai loại gen được lưu ý: Proto-oncogenes và Tumor suppressor
genes (TSG) (trước đây còn gọi là anti-oncogenes)
Proto-oncogen mã hoá cho những protein kích thích sự phân chia
tế bào; dạng biến đổi được gọi là oncogen, có thể cho những protein
biến đổi hoạt động quá mức làm cho tế bào phân chia nhanh hơn bình
thường.
TSG mã hoá cho những protein ức chế sự phân chia tế bào. Đột
biến TSG cho những proteins mất tác dụng kiềm hãm sự tăng sinh tế
bào, giải phóng tế bào thoát khỏi sự phân chia khôn g ngừng và khởi
phát cái chết chương trình hoá của tế bào (apoptosis).
Hoạt hoá proto-oncogen hay bất hoạt TSG sẽ làm mất cân bằng
giữa quá trình tăng sản và quá trình tự sát của tế bào đều có thể dẫn
đến ung thư.
Ước tính cần khoảng 6-8 lần đột biến để tế bào biểu mô miệng
bình thường chuyển biến thành tế bào ác tính.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra những oncogen bcl-1,
họ ras, c-myc, c-fos, int-2, hst-1, EGFR/ c-erb-1, PRAD-1 (CCND-1
hay cyclin-D1) và những TSG là gen Rb, p16 và đặc biệt là gen p53,
có liên quan đến sự phát triển ung thư đầu cổ.

18



PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC TỔN THƯƠNG NGHI NGỜ UNG THƯ
MIỆNG- NHIỆM VỤ CỦA BÁC SĨ RĂNG HÀM MẶT.
Cách khám lâm sàng.
Phương pháp khám cần phải toàn diện và theo một trình tự nhất
đònh để không bỏ sót và phải cẩn thận. Điều này bắt buộc mỗi khi
khám răng miệng bệnh nhân. Đặc biệt cần lưu ý những vùng có nguy
cơ ung thư cao. Phương pháp khám theo trình tự mô tả sau đây nhanh
(không quá 3 phút cho một bệnh nhân) và dễ thực hiện.
Dùng các ngón tay mang găng hay 2 gương banh miệng và xem các
mô.
Khám ngoài miệng.
- Quan sát sự bất đối xứng, khối sưng, khiếm khuyết ở da, màu sắc
của mặt.
- Sờ hạch cổ.
Khám trong miệng.
- Há miệng vừa phải, nâng môi trên, môi dưới khám niêm mạc môi,
nướu răng và đáy hành lang trước.
- Há miệng lớn, banh má ra khám niêm mạc má, nướu răng và đáy
hành lang trên và dưới phía sau.
- Nhìn lưỡi lúc nghỉ và le lưỡi ra, ghi nhận sự thay đổi màu sắc, hình
dạng, phân bố các gai, đối xứng, sự di động.
- Để dễ nhìn bờ lưỡi, dùng gạc giữ đầu lưỡi, kéo lưỡi qua bên phải rồi
bên trái và đồng thời banh bên má ra xem.
- Cho đầu lưỡi cong lên đụng khẩu cái để khám bụng lưỡi và sàn
miệng.
- Dùng gương hay cây đè lưỡi ấn lưỡi xuống đểø nhìn khẩu cái cứng và
khẩu cái mềm, yêu cầu bệnh nhân nói âm a và khám các trụ, amiđan
và màn hầu.
Sờ bất kỳ vùng nào có nghi ngờ.

Những tổn thương cần phát hiện.
Biểu hiện lâm sàng của ung thư miệng.
Đa dạng nhưng những dấu chứng lâm sàng sau đây nên nghi ngờ

19


nhiều:
- Vết loét không lành sau 2 tuần dù đã loại bỏ kích thích, không xác
đònh được nguyên nhân.
- Tổn thương xơ chai, cứng.
- Tổn thương chồi gồ dạng bông cải hay khối u.
- Tổn thương dính chặt vào mô bên dưới.
- Mảng trắng hay đỏ.
- Tổn thương đen phát triển nhanh.
- Ổ răng nhổ không lành.
- Răng lung lay không rõ nguyên nhân.
- Đau, dò cảm không rõ nguyên nhân.
- Nhai, nói khó, chảy nước miếng nhiều.
- Hạch cổ.
Biểu hiện lâm sàng của tổn thương tiền ung thư miệng.
Đa số ung thư miệng thường xảy ra trên niêm mạc đã bò biến đổi.
Tổn thương đó được gọi là tổn thương tiền ung thư, phải kể đến là:
 Bạch sản:
Theo đònh nghóa Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới là một mảng trắng,
không thể xếp vào bất cứ bệnh trạng nào khác về phương diện lâm
sàng và giải phẫu bệnh. Bạch sản chỉ là một thuật ngữ lâm sàng. Cho
đến nay, đây là loại tiền ung thư phổ biến nhất chiếm 85% các tổn
thương tiền ung thư ở niêm mạc miệng. Khoảng 3-17,5% bạch sản ở
miệng thoái hoá ác, nhất là bạch sản không đồng nhất.

Có 2 dạng chính:
- Bạch sản đồng nhất: mảng trắng đồng nhất có bề mặt nhẵn láng hay
nứt nẻ.
- Bạch sản không đồng nhất: lấm tấm hạt hay nốt (bạch sản dạng
hòn) (nodular leukoplakia), có thể chồi như mụn cơm (bạch sản dạng
mụn cơm) (verrucous leukoplakia), hoặc xen kẽ những vùng đỏ, hay
teo (bạch sản đốm, hồng bạch sản) (speckled leukoplakia,
erythroleukoplakia). Có nguy cơ loạn sản và biến đổi ác tính cao hơn.
 Hồng sản:
Được đònh nghóa là một mảng đỏ tươi như nhung trên phương diện

20


lâm sàng và giải phẫu bệnh không thể xếp vào bất cứ bệnh trạng nào
khác. Vò trí phổ biến là sàn miệng và khẩu cái mềm. Mô học biểu hiện
từ loạn sản nhẹ cho đến ung thư xâm lấn. Cần phải sinh thiết ngay vì
50% hồng sản đã là ung thư tại chỗ hay xâm lấn.
 Liken phẳng:
Những sần trắng, đường dầy sừng và dạng lưới đặc trưng của
liken phẳng. Dạng kết hợp teo, chợt, loét có nguy cơ hoá ác cao hơn.
Tổn thương chợt, loét có thể gây đau, nhất là khi ăn thức ăn chua và
cay.
 Xơ hoá dưới niêm mạc miệng (oral submucous fibrosis)
 Sừng hoá do tia nắng (actinic keratosis):
Môi khô, nứt nẻ và đóng vảy. Do tiếp xúc với tia cực tím trong ánh
nắng mặt trời. Phổ biến ở người làm việc ngoài trời như nông dân, ngư
dân, nhất là ở những vùng vó tuyến gần xích đạo và những người da
trắng.
 Thiếu máu do thiếu sắt (Hội chứng Paterson-Kelly,

Plummer-Vinson):
Khó nuốt do viêm teo niêm mạc miệng-hầu. Lưỡi nhẵn láng mất
gai.
 Lupus đỏ hình đóa (Discoid lupus erythematosis):
Có hay không có kèm theo tổn thương da bất kỳ nơi nào trên cơ
thể. Ở miệng là tổn thương teo hay chợt, viền quầng trắng xung
quanh, thường ở niêm mạc má và môi. Nguy cơ hoá ác rất thấp.
 Giang mai thời kỳ III: có thể liên quan ung thư lưng lưỡi; tuy nhiên,
ngày nay ít gặp hơn do giai đoạn sớm đã được điều trò bằng kháng
sinh.
Biện pháp xử lý.
Xử trí tổn thương và bệnh trạng tiền ung thư.

21


- Kiểm soát yếu tố nguy cơ: hỏi về thói quen nguy cơ. Giải thích và
thuyết phục bệnh nhân bỏ thói quen.
- Thựïc hiện các biện pháp toàn thân: điều chỉnh tình trạng thiếu máu,
điều trò kháng khuẩn, kháng nấm khi nghi ngờ có bội nhiễm. Phối hợp
với bác só Y khoa nếu cần. Tăng cường chế độ dinh dưỡng đầy đủ
vitamin (chú ý vit A, C, E) và các kim loại vi lượng khác như là kẽm,
selenium, sắt để phòng ngừa tiến triển của tổn thương tiền ung thư,
cũng như giảm tỷ lệ ung thư thứ hai, giảm nguy cơ tái phát ở bệnh
nhân đã điều trò ung thư.
- Thựïc hiện các biện pháp tại chỗ: Loại trừ kích thích tại chỗ - Làm
sạch môi trường miệng - Thuốc kháng nấm tại chỗ - Thuốc kháng
viêm tại chỗ - Retinoids tại chỗ (Acid retinoic 0,01%) - Cắt bỏ tổn
thương và khảo sát mô học.
- Theo dõi: Cần phải theo dõi lâu dài để giám sát sức khỏe toàn thân và

tiến triển của tổn thương tiền ung thư. Lập hồ sơ và ghi nhận hiện trạng
bằng hình ảnh nếu cần. Tổn thương nguy cơ cao hay loạn sản nặng và/
tiếp tục thói quen xấu: hẹn ngắn chỉ 3 tháng; tổn thương ít đáng lo hơn
và bệnh nhân hợp tác: có thể 6 tháng hay một năm một lần. Cảnh giác
bệnh nhân về các dấu chứng báo động như đau, loét, chảy máu, nổi
hạch v.v…
- Xét nghiệm tầm soát ung thư: Để phát hiện và theo dõi có thể thực
hiện một số xét nghiệm tế bào học ít xâm lấn hơn sinh thiết và không
cần gây tê là:
. Xét nghiệm xanh toluidine: đơn giản, độ nhạy cao và không gây
hại. Để loại bớt trường hợp (+) giả do viêm nhiễm hay chấn thương,
có thể thử lại lần 2 sau 10 -14 ngày.
. Phết tế bào bong: phết lấy những tế bào tróc ra trên bề mặt sang
thương để khảo sát tế bào học.
Nên nhớ là 2 phương pháp trên chỉ hỗ trợ chẩn đoán chứ không thể
thay thế sinh thiết. Vì vậy, nếu xét nghiệâm trên (+) tính hay lâm sàng
nghi ngờ nhiều về ung thư thì phải sinh thiết ngay để có chẩn đoán
xác đònh và điều trò sớm cho bệnh nhân.

22


Xử trí tổn thương ung thư miệng xâm lấn.
Do nhiều chuyên khoa phối hợp điều trò, trong đó nha só cũng là
thành viên quan trọng của nhóm. Chọn lựa và áp dụng phẫu thuật và
xạ trò, riêng lẽ hay kết hợp, tùy thuộc vò trí, kích thước, mô bệnh học và
biến chứng của từng trường hợp và khả năng của nhóm điều trò. Hiệu
quả của hoá trò hỗ trợ phẫu và xạ trong xử trí ung thư đầu cổ đang
được nghiên cứu.
Tổn thương nhỏ dễ điều trò hơn và ít tử vong hơn. Điều này nhấn

mạnh tầm quan trọng của chẩn đoán càng sớm càng tốt
PHÒNG NGỪA UNG THƯ MIỆNG.
Những nội dung phòng bệnh đã được thống nhất và phổ biến như
sau:
Phòng bệnh cấp 1: Giáo dục sức khỏe để hạn chế tác hại của yếu tố
nguy cơ nhằm giảm tỷ lệ bệnh.
- Các yếu tố nguy cơ chính của ung thư miệng đã biết rõ. Cùng với
thuốc lá, nghiện rượu nặng và chế độ dinh dưỡng kém có thể giải
thích 90% trường hợp ung thư miệng. Nha só nên khuyên bệnh nhân
giảm / bỏ uống rượu, bỏ hút thuốc bằng cách nêu tác hại của thuốc lá
trên sức khỏe toàn thân như bệnh tim mạch, ung thư (phổi, miệng,
hầu, thanh quản v.v…) và sức khỏe răng miệng (đen răng, cao răng,
gây bệnh nha chu, hơi thở hôi v.v…)
- Khuyên bỏ các hình thức dùng thuốc lá tại chỗ (nhai, xỉa đắp), sau
khi dùng trầu thì phải dùng nước súc miệng kỹ.
- Có bằng chứng cho thấy rõ 10 năm sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ
xuống thấp bằng với người chưa bao giờ có thói quen.
- Điều lưu ý khác là không được lạm dụng nước súc miệng có cồn,
nhất là khi hút thuốc lá nhiều (nên khuyên giảm hút thuốc chứ không
phải giảm súc miệng).
Phòng bệnh cấp 2: Tầm soát tiền ung thư và ung thư miệng.
Nhằm phát hiện những trường hợp nghi ngờ bệnh ở giai đoạn
sớm mà can thiệp hầu như sẽ chữa khỏi.
Tầm soát toàn bộ dân số không được khuyến cáo đối với ung thư
miệng do không đủ bằng chứng về chi phí - hiệu quả. Hợp lý là tầm

23


soát có mục tiêu ở nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên hiện nay, thực tế mà

nói chương trình tầm soát cơ hội chỉ thực hiện được bởi những người
chăm sóc và điều trò răng miệng, một cách tự giác, khi khám và điều
trò răng miệng. Từ đó có thể phát hiện và xử lý sớm các tổn thương mà
bệnh nhân không hề hay biết.
Phòng bệnh cấp 3: nhằm tránh tái phát ung thư sau điều trò hay ung
thư nguyên phát ổ thứ 2.
- Ung thư miệng xảy ra là do sự cảm hoá niêm mạc miệng khi tiếp xúc
với các yếu tố sinh ung. Cho nên vấn đề được lưu ý từ lâu là ung thư
hoá môi trường (Field cancerization), làm cho ung thư dễ tái phát tại
chỗ hay ở vò trí khác trên hệ hô hấp và tiêu hoá trên. Do vậy, khả năng
xuất hiện ổ ung thư thứ hai cao, 20% bò ung thư thứ 2 nếu sống trên 5
năm sau điều trò, nhất là nếu còn tiếp xúc yếu tố nguy cơ.
- Để khắc phục tình trạng này cần phải theo dõi thật kỹ và duy trì việc
áp dụng các biện pháp phòng chống ung thư. Cần chế độ dinh dưỡng
nhiều vitamin A, dùng xét nghiệm xanh Toluidine và theo dõi vùng
miệng.
NHỮNG TRIỂN VỌNG TRONG NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU TRỊ UNG
THƯ MIỆNG.
Những khám phá mới về sinh học tế bào và phân tử đang mở ra
nhiều triển vọng lạc quan hơn về khả năng chẩn đoán ở những giai
đoạn chưa là ung thư và về khả năng điều trò ung thư:
- Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế sinh ung
- Phát hiện sớm ung thư ở giai đoạn biến đổi phân tử (vì khi thể hiện
trên lâm sàng là bướu có thể đã di căn rồi), nhờ những markers sinh
học tìm được trong máu và nước bọt
- Phương thức điều trò mới: sinh học liệu pháp (biotherapy), gen liệu
pháp (gene therapy)
KẾT LUẬN.
Rõ ràng là cần phải nghiên cứu ung thư ở tầm mức phân tử theo
nhiều hướng về những gen chuyên biệt liên quan ung thư, về tác động

của yếu tố môi trường gây đột biến những gen này như thế nào, về cơ
chế sinh ung từng bước trong quá trình sinh ung và vô số đề tài khác

24


để có thể hiểu rõ ung thư hình thành, phát triển như thế nào và để
chữa khỏi bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục giáo dục mọi
người hiểu là nhiều trường hợp ung thư có thể phòng tránh được bằng
cách thay đổi cách sống. Bỏ thuốc lá, không ăn trầu, hạn chế uống
rượu bia quá mức, nên có chế độ ăn giàu rau quả tươi và giữ vệ sinh
răng miệng tốt là tất cả những điều mà ta có thể làm từ bây giờ để
phòng ngừa ung thư miệng. Bác só răng hàm mặt có thể giúp bệnh
nhân bằng cách khám cẩn thận và cho bệnh nhân biết những dấu
hiệu cảnh báo sớm của ung thư miệng để phát hiện và điều trò sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Johnson N. W.: Oral cancer. FDI World Dental Press Ltd 1999.
2. National Institute of Health, National Institute of Dental and
Craniofacial Research: Oral cancer- Confronting the Enemy.
Spectrum series: 8/99.
3. Sciubba J.J.: Oral precancer and cancer: Etiology, Clinical
presentation, Diagnosis and Management. Compendium of
Continuing Education in Dentistry: 21 (10A): 892-905, 2000.
4. Silverman S.: Oral cancer, fourth edition, American Cancer Society
1998: B.C. Decker Inc. Hamilton, London.
5. Svirsky J.A.: Computer-assisted analysis of the Oral brush biopsy:
Compendium of Continuing Education in Dentistry: 22 (2): 99-118,
2001.

25




×