Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vấn đề vi phạm quyền liên quan của chương trình phát sóng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.38 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay tình trạng vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan diễn ra ở hầu hết
các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau, nhất là trong lĩnh vực âm nhạc, văn
học, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng… Tình trạng này gây thiệt hại và ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sang tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tìm hiểu những khó khăn
trong thực tế của vụ việc tranh chấp về quyền liên quan sẽ cho chúng ta thấy cái nhìn
toàn diện hơn về những khó khan trong thực tế của việc bảo hộ quyền liên quan. Đây
chính là lí do chúng em chọn đề tài: “ Vấn đề vi phạm quyền liên quan của chương trình
phát sóng tại Việt Nam”. Với trình độ hiểu biết cũng như kiến thức còn hạn chế bài làm
của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô giáo quan tâm chỉ bảo để
bài làm của chúng em có thế hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
I.Khái quát vấn đề :
1.Khái niệm chương trình phát sóng và tổ chức phát sóng.
1.1 Phát sóng và chương trình phát sóng.
Trong điều khoản quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và điều khoản giải
thích các thuật ngữ được sử dụng tại bộ luật và công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ đều có
đề cập tới các chương trình phát sóng. Do đó, trước hết có thể khẳng định các chương
trình phát sóng cũng là một đối tượng được bảo hộ theo luật Sở hữu trí tuệ.
Theo quy định của Công ước Rome (1961) : “Phát sóng là việc truyền bằng vô
tuyến những phương tiện âm thanh hoặc những hình ảnh và âm thanh mà công chúng thu
[7, khoản f Điều 3] .Theo quy định của khoản f Điều 2 Hiệp ước của WIPO về biểu diễn
và ghi âm (1996) “Phát sóng là việc truyền bằng các phương tiện vô tuyến cho việc thu
của công chúng các âm thanh, hoặc hình ảnh và âm thanh, hoặc sự tái hiện lại của nó;


việc truyền như vậy qua vệ tinh cũng là phát sóng; việc truyền tín hiệu được mã hóa là
phát sóng khi mà các phương tiện giải mã được cung cấp cho công chúng bởi hoặc với
sự đồng ý của các tổ chức phát sóng này.
Trên cơ sở của phát luật Quốc Tế, pháp luật Việt Nam quy định có tiếp thu và chọn
lọc phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Tại Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT quy định “Phát
sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm,


cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng
phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng
có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.”
Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia không có quy định thế nào được gọi là
chương trình phát sóng.Tuy nhiên,có thể hiểu “chương trình phát sóng” là chương trình
có chứa âm thanh,hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh được truyền bằng phương tiện
hữu tuyến hoặc vô tuyến mà công chúng có thể tiếp nhận được.
1.2 Tổ chức phát sóng.
Chủ sở hữu chương trình phát sóng quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật SHTT là tổ
chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở kỹ thuật của mình để phát sóng.
Quyền của tổ chức phát sóng được quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật SHTT. Tổ
chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được
ghi âm, ghi hình và phân phối đến công chúng.
Các quy định về chuyển nhượng bản quyền các chương trình phát sóng và chuyển
quyền sử dụng bản quyền các chương trình phát sóng được quy định chung tại chương IV
Chuyển gia quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật SHTT năm 2009.
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan được quy định tại Điều 34 Luật SHTT.Thời hạn
bảo hộ là 50 năm, tùy vảo từng chủ thể mà tính mốc thời hạn.


Có lẽ vì quyền lợi vật chất này mà ngày càng có nhiều tổ chức phát sóng vi phạm
bản quyền các chương trình phát sóng.
2.Vấn đề vi phạm bản quyền các chương trình phát sóng.
2.1.Chủ thể vi phạm bản quyền : Các tổ chức phát sóng bao gồm các nhà đài truyền
hình,các doanh nghiệp, công ty truyền thông,media hoạt động trong lĩnh vực giải trí, văn
hóa, xã hội,…
2.2. Đối tượng : các chương trình phát sóng truyền hình, phát sóng trên môi trường
điện tử, internet, kỹ thuật số..v..v..
2.3.Hành vi phát sinh : chiếm đoạt quyền của nhà sản xuất,tổ chức phát sóng; mạo
danh; công bố, sản xuất, phân phối àm chưa có sự cho phép của chủ sở hữu; cắt xén; sửa

chữa ; sao chép bất hợp pháp; vi phạm bản quyền phát sóng..v..vv
Hành vi xâm phạm quyền liên quan được quy định tại Điều 35 Luật SHTT.
3.Case study minh họa
Vấn đề vi phạm bản quyền các chương trình phát sóng được minh họa rõ ràng hơn
qua vụ việc cụ thể là :
Quyền phát sóng giải Ngoại Hạng Anh (2010-2013) tại Việt Nam của K+ và
hành vi xâm hại bản quyền của HCTV”
Giải bóng đá ngoại hạng Anh bắt đầu từ tháng Tám đến tháng Năm năm sau, với
38 vòng đấu và tổng cộng 380 trận đấu. Hầu hết các trận đấu diễn ra vào thứ Bảy và Chủ
Nhật, và chỉ có một vài trận đấu diễn ra vào giữa tuần. Hiện nay giải đấu được tài trợ bởi
ngân hàng Barclays và do đó có tên chính thức là Barclays English Premier League. Bên
ngoài nước Anh, nó thường được biết đến với tên gọi English Premier League (EPL).
Giải bóng được chia thành 2 dịch vụ (2 gói cước) phát sóng với chi phí khác nhau. Một
gói cước phát đầy đủ 380 trận của EPL, tên gọi Super Sunday, là gói cước được phân
phối độc quyền cho một đơn vị truyền hình duy nhất của một quốc gia. Gói cước thứ hai


phát sóng 280 trận, không có các trận ngày chủ nhật, và chuyển nhượng không độc
quyền.
Khoảng giữa tháng 7/2010, kênh truyền hình K+ tuyên bố đã có trong tay bản hợp
đồng với nhà cung cấp để độc quyền phát sóng gói Super Sunday trên lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 15/8/2010, trận Super Sunday đầu tiên của mùa giải mới giữa Arsenal và Liverpool
xuất hiện trên kênh True Sport của Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV) cùng một số đài địa
phương. Kênh K+ tố cáo HCTV vi phạm bản quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng
Anh.
Kênh K+ cho rằng quyền liên quan của mình đã bị xâm phạm, cụ thể là quyền
phát sóng độc quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam,
được quy định tại Mục b Khoản 1 Điều 31 Luật SHTT : “Phân phối đến công chúng
chương trình phát sóng của mình”. Hành vi xâm phạm mà K+ cáo buộc HCTV cũng
được quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật SHTT : “Công bố, sản xuất và phân phối cuộc

biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không
được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.”
II. Thực trạng
Việc vi phạm bản quyền trong các chương trình phát sóng còn xảy nhiều và không
hạn chế được.


Gần đây, vụ việc tranh chấp bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên

nghiệp Việt Nam giữa công ty viễn thông và truyền thông An Viên (AVG) và công ty cổ
phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) gây nhiều sự chú ý trong dư luận, phải nhờ
tới sự can thiệp của Thủ tướng Chính phủ. Trong vụ việc này có ý kiến cho rằng AVG
không phải là Đài truyền hình được cấp phép, nên sẽ không được vào sân bóng để tường
thuật các trận thi đấu bóng đá cho dù AVG vẫn đang nắm trong tay hợp đồng bản quyền
truyền hình với liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) trước đó. Vậy ý kiến cho rằng AVG
không được thực hiện phát sóng các trận đấu bóng đá do không phải là Đài truyền hình


được cấp phép (tổ chức phát sóng) có phù hợp với các qui định của pháp luật về bảo hộ
quyền của tổ chức phát sóng.
Việc tranh chấp phát sóng các chương trình truyền hình xảy ra ở nhiều nội dung,
bên cạnh nội dung về thể thao, nội dung về phim truyền hình cũng gây tranh cãi không ít.
Trong các vụ tranh chấp xảy ra đáng nói đến là vụ kiện của công ty Ảnh Vương và công
ty Phượng Tùng
Năm 2008, Công ty Ảnh Vương đã nộp đơn kiện Công ty Phượng Tùng ra TAND
TP.HCM vì cho rằng “đối thủ” đã xâm phạm đến quyền phát sóng độc quyền, làm thiệt
hại 100% tiền mua bản quyền của mình. Tuy nhiên, theo được một thời gian, nguyên đơn
đã rút yêu cầu
Trước đó nguyên đơn (Công ty Ảnh Vương ) có trình bày như sau :
+ Công ty đã mua quyền phát hành bộ phim Hoàng Phi Hồng và Dì Thập Tam từ

Công ty San Yang (Mỹ). Vì thế, từ năm 2005 đến 2010, công ty được độc quyền phát
hành phim trên truyền hình ở Việt Nam.
+ Đến đầu năm 2008, San Yang giao giấy chứng nhận bản quyền, chuyển hai bộ
phim trên cho Ảnh Vương để phát sóng trên Đài PT-TH Bình Dương Tiếp đó, sau khi đã
nhận ủy thác nhập khẩu của Ảnh Vương, Trung tâm Dịch vụ PT-TH Bình Dương đã nhập
khẩu 40 đĩa phim này từ San Yang.
+ Nhưng trong khi Ảnh Vương đang làm thủ tục xin giấy phép phổ biến phim thì
Phượng Tùng lại cung cấp hai bộ này cho đài TH Bắc Giang, Bắc Ninh phát sóng vào
tháng 7, tháng 8-2008.


Không những việc vi phạm xảy ra trên các phương tiện truyền hình như

tivi,… mà còn xuất hiện việc vi phạm quyền phát sóng qua các phần mềm sử dụng cho
máy tính và điện thoại di động.


Trên các ứng dụng Apple Store và Google Play Stores hiện xuất hiện ngày càng
nhiều các ứng dụng xem tivi trực tuyến như Tivi Việt HD, iTivi, Tivi Việt Pro, Xem bóng
đá, iTivi Plus, Xem Tivi… Người dùng có thể dễ dàng tải miễn phí các ứng dụng này về
smartphone hay máy tính bảng, từ đó họ có thể xem tivi trực tuyến ở bất cứ nơi đâu với
một thiết bị di động truy cập Internet bằng 3G hoặc WIFI.
Có hàng chục kênh truyền hình trong nước và quốc tế thiet ke web thuong mai
dien tu đang được chiếu miễn phí trên các ứng dụng di động, trong đó có cả những kênh
mà các đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền phải chi rất nhiều tiền để mua bản quyền như:
HBO HD, StarMovie HD, K+1, K+NS…
Trên ứng dụng Xem bóng đá còn cung cấp rất nhiều các trận bóng đá đỉnh cao của
Giải Ngoại hạng Anh, bóng đá Đức, Ý, Tây Ban Nha. Người xem có thể xem trực tiếp
hoặc xem offline các trận đấu bóng đá với chất lượng âm thanh và hình ảnh rất tốt.
Điều đáng nói là hầu hết các ứng dụng cho xem tivi trực tuyến đang vi phạm bản

quyền truyền hình. Theo đại diện truyền thông của K+: “Tất cả các ứng dụng mobile
đang cung cấp các kênh K+ hoặc các trận bóng đá mà K+ có bản quyền đều đang vi
phạm bản quyền. Hiện K+ chưa hợp tác với bất cứ một đơn vị hay cá nhân nào để cung
cấp nội dung truyền hình K+ lên mobile”.
III. Nguyên nhân:
• Chủ quan:
 Một tổ chức phát sóng vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận của mình đã xâm
phạm đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức phát sóng khác. Thông thường, khi một tổ
chức phát sóng tự sản xuất ra hoặc dành được bản quyền phát sóng một chương trình nào
đó, họ sẽ thông báo rộng rãi trên phương tiện truyền thông để các đài khác và người xem
truyền hình cùng biết về việc này. Vậy thì các tổ chức phát sóng khác, lẽ ra cũng phải biết
và sẽ phải biết nhưng họ vẫn lờ đi một cách vô tình hay cố ý và cho phát sóng các
chương trình có bản quyền đó bằng các cách khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy
rằng hành vi của các tổ chức phát sóng khi vi phạm quyền liên quan này rõ ràng không


những không tôn trọng mà còn xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức phát sóng
đã có bản quyền
 Một số tổ chức nắm giữ bản quyền muốn giấu thông tin để tạo ưu thế hay
chờ cơ hội kinh doanh, nên các đơn vị phát sóng khác khi mua lại bản quyền một chương
trình truyền hình đã không biết rằng mình đang vi phạm.
 Các tổ chức phát sóng vì muốn tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ
truyền hình mà tìm cách giảm phí sử dụng hàng tháng. Để giảm phí hàng tháng ở mức giá
cạnh tranh, họ đã sử dụng các chương trình mà bản thân không có quyền sử dụng.
 Các tổ chức phát sóng chưa có hiểu biết đầy đủ và chính xác về pháp luật
SHTT.
• Khách quan:
 Có những hợp đồng nhượng quyền phát sóng chương trình truyền hình là
hợp đồng độc quyền, vì thế ngoài tổ chức phát sóng được nhượng quyền thì các kênh
khác không có quyền phát sóng chương trình đó nữa. Việc độc quyền này đã hạn chế sự

tiếp cận của các tổ chức phát sóng khác với chương trình, làm nảy sinh các hành vi vi
phạm vì muốn tìm cách tiếp cận nó.
 Pháp luật SHTT ở VN về quyền liên quan còn chưa chặt chẽ. Cụ thể: Luật
SHTT 2005 của nước ta đã sửa đổi bổ sung năm 2010, quy định về quyền tác giả và
quyền liên quan chỉ gồm 45 điều từ điều 13 đến điều 57, trong tổng số 222 điều của bộ
luật, và trong đó chỉ có 10 điều khoản quy định riêng về quyền liên quan, 13 điều khoản
quy định chung về quyền tác giả và quyền liên quan. Chưa có các nghị định, quy định cụ
thể chi tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các đài truyền hình trong việc phát sóng
chương trình truyền hình.
 Khoản 1 - Điều 38 Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm
hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan có quy định: “Phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát
sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền liên
quan”. Có thể thấy chế tài xử phạt mặc dù đã có và cũng có thể đủ sức răn đe đối với các
hành vi vi phạm luật SHTT, tuy nhiên việc thực hiện chế tài xử lý vi phạm lại không thực
sự tốt. Vì tâm lý “dĩ hòa vi quý”, không làm tới cùng và sợ phải đụng đến các thủ tục
pháp lý rườm rà, các bên khi xảy ra vụ việc đều muốn giải quyết nhanh chóng và trên


tinh thần giữ hòa khí, cho nên bên sai phạm sẽ xin lỗi và tự động rút lui, nhiều trường
hợp không bị xử phạt. Điều này có thể sẽ tạo ra suy nghĩ lối mòn “khi sai phạm chỉ cần
xin lỗi”, và các tổ chức phát sóng lại tiếp tục vi phạm.
 Người sử dụng dịch vụ truyền hình chưa nhận thức được đúng đắn về tầm
quan trọng của việc bảo vệ quyền phát sóng chương trình truyền hình, cộng với tâm lý
thích sử dụng dịch vụ có chất lượng tốt với mức phí rẻ. Vì vậy đã vô tình tiếp tay cho các
hành động vi phạm pháp luật của các tổ chức phát sóng.
IV. Hậu quả
Đối với các tổ chức phát sóng:
Khi các quyền phát sóng hợp pháp của các tổ chức có bản quyền không được bảo
hộ điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều quyền lợi chính đáng của họ đang bị xâm hại.

Trước hết là quyền lợi về mặt tài chính. Các tổ chức này đã bỏ ra một khoản phí nhất
định để có được quyền phát sóng một cách hợp pháp (do mua lại hoặc tự tổ chức các
chương trình này – Điều 44 “Chủ sở hữu quyền liên quan” – Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam, năm 2009) và sử dụng các chương trình này với mục đích thương mại (chiếu trên
các kênh truyền hình để thu hút khán giả hoặc bán lại cho các cá nhân, tổ chức khác –
Điều 31 “Quyền của tổ chức phát sóng” – Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, năm 2009) để
thu lợi nhuận. Tuy nhiên khi bản quyền của các chương trình phát sóng này bị xâm hại,
điều này sẽ ảnh hưởng tới những cơ hội kinh doanh trên và trực tiếp ảnh hưởng tới việc
kinh doanh cũng như doanh thu của các cá nhân, tổ chức nắm giữ bản quyền.
Điều đáng chú ý hơn nữa là hành vi xâm hại các bản quyền này sẽ làm ảnh hưởng
tới danh tiếng, uy tín cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh hay lợi thế trong kinh
doanh của sốcá nhân, tổ chức có bản quyền. Một ví dụ điển hình là vi phạm của HCTV
về bản quyền giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2010 – 2013 như đã được giới thiệu ở các
phần trên. Khi HCTV phát sóng các trận đấu trong gói cước độc quyền mà K+ nắm giữ
đã khiến nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng rằng K+ không độc quyền như những gì
kênh K+ đã tuyên bố, tạo ấn tượng không tốt và làm ảnh hưởng tới uy tín của K+ đối với


người tiêu dùng. Thêm vào đó hành vi xâm bản quyền của HCTV khiến K+ mất đi lợi
thế là đơn vị duy nhất nắm giữ bản quyền các trận đấu hấp dẫn người xem nhất giải
Ngoại hạng Anh nên khiến khả năng cạnh tranh của K+ với các đài truyền hình khác bị
ảnh hưởng.
Đối với người tiêu dùng:
Có một số ý kiến cho rằng người tiêu dùng sẽ được lợi hơn nếu không có sự bảo
hộ đối với các chương trình phát sóng do họ được theo dõi các chương trình này miễn phí
hoặc với giả rẻ hơn. Đây là một sự nhầm tưởng cơ bản, tuy nhiên nếu phân tích sâu hơn,
có thể thấy được các vấn đề mà người tiêu dùng phải đối mặt khi các chương trình phát
sóng không được bảo hộ bản quyền.
Vấn đề đầu tiên là người tiêu dùng có thể sẽ phải theo dõi các chương trình có chất
lượng không tốt về mặt kỹ thuật (âm thanh, hình ảnh không rõ) hoặc bị cắt xén, chèn

nhiều quảng cáo do đây là chương trình phát sóng chui, không có bản quyền hợp pháp
nên chất lượng kém.
Vấn đề tiếp theo mang tính vĩ mô hơn là khi các cá nhân, tổ chức có bản quyền
nhận thấy họ dù đã mua bả quyền nhưng vẫn bị mất quyền lợi thì họ có thể sẽ dừng việc
đầu tư mua bản quyền và phát sóng các chương trình bị vi phạm cũng như các chương
trình khác. Khi đó, người tiêu dùng sẽ mất đi cơ hội theo dõi các chương trình này. Đây
là một tổn thất lớn đối với người tiêu dùng.
Đối với các cơ quan quản lý của nhà nước:
Các cơ quan quản lý (Cục Quản lý Phát thanh, Truyền thanh, Truyền hình và
Thông tin điện tử và Sở Văn hóa – Thông tin thuộc bộ Văn hóa – Thông tin; Cục bản
quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật thuộc bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) của nhà nước
đóng vai trò là những người quan sát, điều chỉnh bảo hộ các quyền lợi của các cá nhân, tổ
chức có bản quyền các chương trình phát sóng và bản thân các chương trình phát sóng.
Khi xuất hiện các hành vi xâm hại tới quyền của tổ chức phát sóng như “công bố, sản


xuất, phân phối, sao chép, trích ghép, phát sóng, tái phát sóng chương trình mà không
được sự đồng ý của tổ chức phát sóng” - quy định tại Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam, năm 2009, các cơ quan quản lý sẽ tốn thời gian, nhân lực và tài chính để xử lý và
giải quyết các vi phạm trên và có thể làm ảnh hưởng tới các hoạt động khác của các cơ
quan này. Thêm vào đó, khi các hành vi xâm hại không được giải quyết hợp lý, dù là do
nguyên nhân từ ban quản lý hay các bên liên quan khác, các cơ quan quản lý sẽ là người
chịu chỉ trích. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng cũng như các
tổ chức phát sóng đối với các cơ quan quản lý. Đây là một hậu quả về mặt nhận thức và
rất khó để khắc phục.
V. Giải pháp

Trước những thực trạng và hậu quả trên, cần phải đưa ra những giải pháp hiệu
quả để giải quyết các vi phạm bản quyền trong các chương trình phát sóng. Và sau
đây là đề suất giải pháp của nhóm tác giả xin giới thiệu:



Đối với tổ chức phát sóng việc đầu tiên là phải tự bảo vệ quyền của chính

mình:
- Mua và đăng kí bản quyền các chương trình phát sóng của mình
- Am hiểu về các luật, chẳng hạn: luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh,…
- Áp dụng luật vào trong hợp đồng để tăng tính chặt chẽ.
-

Trong trường hợp bị các tổ chức phát sóng khác vi phạm bản quyền thì phải

ngăn chặn ngay các hành vi xâm phạm, yêu cầu bên vi phạm dừng ngay việc vi
phạm và đền bù thiệt hại nếu có. Nếu tổ chức phát sóng không thể bảo vệ quyền
của mình thì cần yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp để bảo vệ quyền lợi của
mình
• Đối với nhà nước:
- Hoàn thiện và bổ sung thêm luật để bảo hộ bản quyền phát sóng và tránh gây
ra những vụ tranh chấp không đáng có giữa các tổ chức phát sóng. Cụ thể, nên quy


định thêm về Hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng
chương trình phát sóng tại mục 1và mục 2 chương IV phần thứ II Luật SHTT các
chương trình phát sóng
- Xử phạt hành chính nặng đối với trường hợp vi phạm. Theo điều 30 Nghị
định số 131/2013/NĐ-CP, đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 70 triệu đến 100
triệu đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình mà chưa được
phép của chủ sở hữu quyền phát sóng của tổ chức phát sóng.
- Tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức và chủ thể
khác có liên quan để hình thành ý thức tôn trọng, khai thác và sử dụng hợp pháp

quyền phát sóng.
- Dùng dư luận để gây áp lực lên các tổ chức phát sóng trái phép, một khi dư
luận không ủng hộ việc kinh doanh không hợp pháp này thì vi phạm phải tự giác
điều chỉnh lại hành vi của mình
• Đối với khán giả xem truyền hình:
- Nâng cao hiểu biết và nhận thức trong việc sử dụng các dịch vụ truyền hình:
ủng hộ các chương trình phát sóng hợp pháp đã đăng kí bản quyền


Tài liệu tham khảo
[1] Lê Nết (2006), Quyền Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh;
[2] Luật Sở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009;
[3] Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;
[4] Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác
giả, quyền liên quan;
[5] Nghị định số 49/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác
giả, quyền liên quan;
[6] Công ước quốc tế Rome (1961) bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm,
tổ chức phát sóng;
[7] Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (1996);
[8] Website Cục Bản quyền tác giả: />[9] (2010), “K+ là đơnvị độc quyền phát sóng giải bóng đá Ngoại hạng Anh”, truy cập
ngày 14/11/2013,

( />
Ngoai-hang-Anh/87/4564585.epi);
[10] (2010), “HCTV phản pháo vụ K+ độc quyền Super Sunday”, truy cập ngày
14/11/2013,


( />
hang-Anh/87/4564585.epi);
[11]

“Tranh chấp về quyền phát sóng phim”, truy cập ngày 14/11/2013,

( />[12] (2013), “K+, VTC thờ ơ với vi phạm bản quyền trên mobile”, truy cập ngày
14/11/2013,

( />
quyen-tren-mobile/ ).


[13] Trịnh Văn Tú (2012), “Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt
Nam”, Nxb Đại học Luật Hà Nội.



×