Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo thực tập kiểm tra và sửa chữa máy công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 25 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUY NHƠN
KHOA ĐIỆN TỬ
----------

KIỂM TRA VÀ SỮA CHỮA MÁY CÔNG NGHIỆP

NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

TP.QUY NHƠN, 2015


LỜI CẢM ƠN
-------o0o-------

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho
học sinh ,sinh viên chúng em có một môi trường học tập tốt nhất ,và giúp chúng
em tiếp cận được những máy móc hiện đại .
Cảm ơn các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt hết những kiến thức căn
bản nhất cho học sinh, viên chúng em với một kiến thức sâu rộng với lòng nhiệt
huyết với học trò ,với công việc.Các thầy cô giáo luôn có những động viên kịp thời
,luôn đôn đốc ,và định hướng ,góp ý cho chúng em mỗi khi chúng em mắc nỗi.
Một lần nữa em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa điện tử
cũng như các thầy cô trong trường đã giảng dạy, giúp đỡ chúng em trong suốt 3
năm học qua. Chính các thầy cô đã xây dựng cho chúng em những kiến thức nền
tảng và những kiến thức chuyên môn để em có thể hoàn thành tốt, kĩ năng nghề
trong trường và cũng làm tiền đề cho công việc của chúng em sau này. Một lần lữa
em xin cảm ơn nhà trường và các thầy giáo,cô giáo!

Quy Nhơn, ngày 20 tháng 10 năm 2015
Sinh Viên Thực Hiện


MỤC LỤC
Trang


Lời cảm ơn.............................................................................................................I
Nhận xét của đơn vị thực tập................................................................................II
MỤC LỤC.............................................................................................................. III
Lời mở đầu............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG VIỆC
XÂY DỰNG
1.1.
1.2.

Thông tin về đơn vị thực tập..............................................................5
Thông tin về công việc sinh viên tham gia thực tập...........................9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
2.1. Tiến độ thực hiện công việc...............................................................12
2.2.

Quá trình thực hiện các hạng mục công việc.....................................13

2.3. Công tác vê sinh môi trường an toàn lao động...................................22
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
3.1.

Các nhận xét,đánh giá thực trạng của quá trình thực tập...................23

3.2.


các kiến ghị

LỜI MỞ ĐẦU


Thực tiển đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành
trang tri thức của học sinh, sinh viên. Đây là phương pháp thực tế để tổng hợp và
đánh giá lại kiến thức học ở trường giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững
vàng, tự tin hơn đẻ đáp ứng được yêu cầu của xã hội nói chung và của công việc
nói riêng. Với sự tạo điều kiện của trường, khoa đã giúp em hiểu rõ hơn về điều đó
bằng việc đi thực tập mà đặc biệt là em được thực tập tại Công ty TNHH Tòan Gia
Đạt.
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tòan Gia Đạt. Sinh viên chúng em
đã được các kỹ sư trong công ty tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em hoàn thành
tốt 2 tháng thực tập này. Khi thực tập cũng như trong quá trình học tập tại công ty
chúng em được học tập và làm việc, tiếp xúc được với rất nhều trang thiết bị máy
móc hiện đại của công ty.
Qua việc thực tập thực tế tại công ty em đã thấy rằng ngoài việc học lý thuyết
trên lớp, với việc đi thực tập thực tế là một điều rất quan trọng. Khi đó em có thêm
nhận biết phần nào một cách chân thực trực quan về thực tế. Thời gian thực tập tuy
ngắn nhưng thực sự chúng em đã tiếp thu được nhưng kinh nghiệm rất quý báu để
làm tiền đề cho công việc sau này của mình.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ CÔNG VIỆC
XÂY DỰNG.


Thông tin về đơn vị thực tập:

1.1.


* Công Ty Toàn Gia Đạt :
Tên công ty viết bằng tiếng Việt : Công Ty THHH Toàn Gia Đạt
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : TOGIDACO.,LTD
Mã số doanh nghiệp : 4100591240
Ngày cấp mã DN: 27/01/2006
Ngày bắt đầu hoạt động: 01/03/2006
Địa chỉ: Lô A15 khu công nghiệp Phú Tài, phường Bùi Thị Xuân, Thành Phố Quy
Nhơn, Bình Định.
Công ty TNHH Toàn Gia Đạt được thành lập từ 01/2006. Do ông Hoàng Trung
Trực thành lập tại khu công nghiệp Phú Tài.
Nghành nghề chính của công ty là sản xuất bàn ghế xuất khẩu .
- Tóm tắt cơ cấu tổ chức:
+ Số phòng, ban : gồm 5 phòng chức năng và 7 tổ chuyên môn ,1 đội bảo vệ .
Tổng số công nhân viên trong công ty là 730 người.
- Công ty nằm tại trung tâm khu công nghiệp Phú Tài, với diện tích trên 3,5 ha, có
khuôn viên xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và các điều
kiện khác cho công nhân viên làm việc.
- Cơ sở vật chất:
+ Công ty gồm có 6 dãy nhà xưởng

-

Xuởng cưa


Hình 1.0. Xưởng Cưa
-

Xuởng sản xuất


Hình 1.1. Xưởng Sản Xuất

-

Xuởng làm nguội


Hình 1.2. Xưởng Làm Nguội
-

Xưởng sơn

Hình 1.4. Xưởng sơn
-

Xuởng đóng gói


Hình 1.3. Xưởng Đóng Gói
Và một nhà kho

Hình 1.4. Nhà Kho


Nhà kho có chức năng chứa sản phẩm đã được hoàn thiện và đã đóng gói chờ
xuất xưởng.
* Tổ cơ điện :
- Tổ cơ điện được thành lập dựa trên nền tảng về sự thành lập của công ty.
- Tổ cơ điện đã trải qua các khó khăn và thách thức, tập thể tổ cơ điện đã sớm

khẳng định được vị thế của mình và đã trở thành một trong các đơn vị không thể
thiếu của công ty.
- Tổng số cán bộ kỹ thuật trong tổ cơ điện là : 3 người, Trong đó có hai kỹ sư cơ
điện và một ký sư cơ điện tử tốt nghiệp từ các trường cao đẳng, đại học trong
nước . Các anh kỹ thuật ở đây đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm.
- Đội ngũ kỹ thuật của tổ cơ điện rất năng động , có nhiều thành tích, hăng say
với nghề.
- Các anh kỹ thuật ở đây đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em có đuợc
môi truờng thực tập tốt nhất. Giúp chúng em nắm đuợc những kiến thức cơ bản ,
cơ sở và chuyên ngành , chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn , để chúng em biết
dược nhiều kiến thức hơn .

1.2.
1.2.1.

Thông tin về công việc sinh viên tham gia thực tập:
Giới thiệu chung về công việc thực tập :

+ Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của nhà máy
+ Kiểm tra, sửa chữa máy Mộng Dương YRT – 115
+ Vệ sinh, khảo sát máy CNC Phay Hai Đầu
1.2.2. Đặc điểm công việc và yêu cầu kỹ thuật:
- Đặc điểm công việc:
+ Tìm hiểu được lịch sử và bộ máy tổ chức của công ty.
+ Sữa chữa được máy Mộng Dương YRT – 115 từ không hoạt .


động trở thành hoạt động tốt.
+ Vệ sinh và nắm rõ cấu tạo máy CNC Phay Hai Đầu.
- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Nắm rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị.
+ Tìm hiểu kỹ sơ đồ nguyên lý của máy
+ Hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các linh kiện có trong tủ điện.
+ Thao tác nhanh gọn, tỉ mỉ, chính xác tránh các trường hợp chạm
chập gây cháy nổ.
+ Bảo đảm an toàn lao động trong quá trình làm việc.
+ Bảo đảm vệ sinh nơi làm việc.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thực tập, nhiệm vụ các bên liên quan:
- Cơ cấu tổ chức của tổ cơ điện Công Ty TNHH Toàn Gia Đạt:
STT
1
2
3
-

Họ và tên
Hồ Viết Thuận
Nguyễn Văn Hiếu
Phan Hồng Lực

Chức vụ
Tổ Trưởng
Kỹ thuật
Kỹ Thuật

Trình độ chuyên môn
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện
Kỹ Sư Cơ Điện tử


Nhiệm vụ các bên liên quan:

+ Người hướng dẫn:


Hướng dẫn cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của



quá trình thực tập.
Hướng dẫn cho sinh viên về quy trình tìm hiểu thực tiễn đối với các thiết



bị trong quá trình sữa chữa.
Kiểm soát quá trình làm việc của sinh viên tại công ty, đảm bảo tính



năng kỹ thuật cao.
Hướng dẫn cho sinh viên phương pháp thực tập, trình bày kết quả thực
tập khoa học.




Đánh giá đúng đắn kết quả thực tập của sinh viên và chịu trách nhiệm về
kết quả thực tập và quá trình thực tập của sinh viên.

+ Đối với sinh viên thực tập:


-



Sinh viên phải hiểu được mục đích và nội dung của đợt thực tập tốt




nghiệp
Chấp hành nghiêm chỉnh sự phân công của người hướng dẫn.
Học sinh phải nắm vững toàn bộ các kiến thức đã học tại trường để vận



dụng vào quá trình thực tập.
Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn và nội quy, quy chế tại nơi làm việc



của công ty.
Trong quá trình thực tập tại công ty phải đảm bảo an toàn lao động và vệ

sinh công nghiệp.
Trang thiết bị phục vụ trong quá trình thực tập:

+ Đông hồ VOM
+ Kiềm cắt, kiềm bấm
+ Tua vit

+ Mỏ hàn
+ Chì
+ Nhựa thông
+ Bút thử điện
Và một số dụng cụ hổ trợ khác.
-

Các yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong quá trình thực tập:

+ Cần phải phân công công việc một cách hợp lý.
+ Trang phục thực tập phải đảm bảo đúng nội quy quy chế của công ty.
+ Trong quá trình làm việc cần phải tập trung trách các trường hợp chạm chập
cháy nổ.


+ Sau khi kết thúc công việc phải vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp dụng cụ gọn
gàng, ngăn nắp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.
2.1.

Tiến độ thực hiện công việc:

- Thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Toàn Gia Đạt là: 2 tháng
- Thời gian thực tập và làm việc bắt đầu từ ngày 03/09/2015 và kết thúc ngày
24/10/1015.

2.2.

Công việc thực hiện


Thời gian

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và
bộ máy hoạt động của nhà
máy
Vệ sinh và sửa chữa máy
Mộng Dương YRT - 115
Vệ sinh và khảo sát máy
CNC Phay Hai Đầu

2 tuần đầu

3tuần
2 tuần

Quá trình thực hiện các hạng mục công việc:
2.2.1. Vệ sinh và sửa chữa máy Mộng Dương YRT - 115 :


Hình 2.0. Máy Mộng Dương YRT – 115
* Quá trình thực hiện:
B1: Vệ máy Mộng Dương YRT - 115
Công việc bắt đầu bằng việc ngắt điện vào máy, sau đó ta mở tủ điện ra để tiến
hành công việc vệ sinh cho máy, ta dùng ống hơi thổi hết bụi trong tủ điện ra.
Khi làm vệ sinh ta phải làm thật cẩn thận và tỉ mỉ kể cả phần động cơ và phần bảo
vệ . Việc làm cẩn thận và tỉ mỉ là để ta tránh khỏi những va chạm đến những bộ
phận khác . Phải làm vệ sinh một cách sạch sẽ để tránh bụi bám vào mạch làm ẩm
và hỏng máy sau khi sửa chữa lại.
* Giới thiệu chung về các linh kiện có trong mạch điện điều khiển máy :



- Mạch nguồn :





Biến áp
Công tắc
Cầu chì
Đèn báo
- Mạch điều khiển:










Rơlay trung gian
Contacter
Relay nhiệt
PLC DELTA DVP- 24ES
Cảm biến JUFAN JFS01-U
-Cơ cấu chấp hành
Xy lanh

Van điện khí nén
Động cơ

B2: Kiểm tra nguội các linh kiện có trong mạch điều khiển :
- Kiểm tra mạch nguồn :


Hình 2.1. Biến áp
+ Kiểm tra cuộn sơ cấp: Dùng đồng hồ VOM thang đo X10 hoặc X1. Dùng hai
que đo bất kỳ của VOM đặt vào 2 đầu (0V và 380V). Nếu kim lên



tốt, ngược

lại  hỏng.
+ Kiểm tra cuộn thứ cấp: Tiến hành đo các cặp đầu ra của cuộn thứ cấp (0-220V,
0-20V). Thông mạch  tốt. Không thông  hỏng.
- Cầu chì: kiểm tra cầu chì có bị đứt hay không.
-Kiểm tra contacter và rơlay
+ Kiểm tra contacter và rơlay ta thường đo kiểm tra cuộn hút của contacter và
rơlay, hình ảnh dưới đây minh hoạ


Hình 2.2. Cách kiểm tra contacter và rơlay

+ Để kiểm tra contacter và rơlay còn dùng được hay không ta để đồng hồ VOM
ở thang từ x1 đến x10 đo vào hai đầu cuộn dây của cuộ hút .
Nếu kim lên thì còn tốt ngược lại hỏng.
Sau đó ta kiểm tra các tiếp điểm thường đóng, thường mở có bị dính tiếp điểm hay

không.


+ Nút nhấn

Hình 2.3. Nút Nhấn
Dùng đồng hồ VOM để thang đo X10Ω. Đặt hai que đo bất kỳ vào hai cực
của nút nhấn . Giữ nguyên que đo và nhấn vào nút nhấn nhìn vào đồng hồ nếu
kim lên thì tốt . Ngược lại, hỏng.
+ Cảm biến than xy lanh:


Hình 2.4. Cảm biến JUFAN JFS01-U
Ta cấp nguồn dương 20v vào dây nâu dây xanh cho vao một cực của bóng đèn
dây còn lại của bóng đèn cho vào 0v sau đó ta rơ cảm biến trên than xy lanh nếu
cảm biến có tác động đèn sẽ sáng  tốt. Nếu đèn không sáng hoặc chưa tác động
vào xylanh mà đèn đã sáng  hỏng.
- Kiểm tra PLC :

Hình 2.5. PLC DELTA DVP - 24ES


PLC DELTA DVP - 24ES có 17 ngõ vào và 7 ngõ ra. Nguồn để cấp cho plc hoạt
đông là 20VDC. Ta có thể kiểm tra sơ lược PLC bằng cách cấp nguồn vào xem có
đèn báo nguồn không.

-

Mạch điều khiển



Hình 2.6. Mạch điều khiển
Để tiến hành kiểm tra nóng mạch điều khiển, chúng ta phải nắm rõ sơ đồ
nguyên lý của mạch (như hình 2.6).
- Trước tiên ta phải tiến hành kiểm ta điện áp ngõ vào ra của khối nguồn:


+ Dùng đồng hồ VOM thang đo 1000VAC đo điện áp ngõ vào của biến áp (mức
điện áp đo được lần lược là 20VAC, 220VAC, 380VAC, 415VAC).
+ Để thang đo 50VAC đo các ngõ ro của PLC (mức điện áp đo được là 20VAC)
- Tiếp theo kiểm tra điện áp ngõ ra các tiếp điểm của rơlay trung gian .
Dùng đồng hồ VOM để thang đo 10000VAC đo điện áp ngõ ra của rơlay (mức
điện áp đo được là 220VAC).
+ Nếu điện áp ngõ ra đúng thì ta kết thúc phần kiểm tra mạch .
+ Nếu sai thì ta tiến hành dò theo sơ đồ nguyên lý (hình 2.6). Kiểm tra các đường
mạch hoặc các linh kiện để phát hiện lỗi sai và có cách khắc phục.
*Các lỗi hư hỏng thường gặp trong quá trình sửa chữa:
- Cháy cầu chì nguồn do qá tải
- Rơlay nhiệt bị tác động do qá tải làm hở mạch .
- Rơlay trung gian bị hư do dính các tiếp điểm thường đóng thường mở
- Hư các tiếp điểm phụ của contacter
- Cháy cảm biến
- Nguồn cung cấp cho mạch hoạt động không đủ do bị hư biến áp.
- Nút nhấn nhấn không tiếp xúc do bị buội bám
- Xy lanh ra chậm hoặc không ra do bị hở khí.
B3: Vận hành kiểm tra và lắp ráp:
-

Kiểm tra nguồn:


+ Cấp nguồn cho Máy Mộng Dương YRT – 115
+ Dùng đồng hồ VOM để thang đo 1000VAC kiểm tra đầu ra của bộ
nguồn. Nếu kim đồng hồ lên thì nguồn ra của bộ nguồn tốt.
-

Kiểm tra quá tải:

+ Nhấn nút test trên rơ lay nhiệt nếu rơ lay nhiệt tác động làm hở mạch,
mất của mạch điều khiển thì qúa tải tốt.


+ Nhấn nút nhấn khởi động nếu xylanh kẹp và xylanh đẩy phôi ra
chạy hết hành trình thì motor sẽ chạy để dao cắt mộng . Sau khi dao cắt
mộng xong motor sẽ dừng và xylanh sẽ lui về lại vị trí ban đầu =>
nếu chạy đúng yêu cầu như thế thì máy đã vận hành tốt.
2.2.2. Vệ sinh và khảo sát máy CNC Phay Hai Đầu:

Hình 2.6. MÁY CNC PHAY HAI ĐẦU
B1: Vệ sinh máy CNC Phay Hai Đầu :
Trong quá trình sử dụng hàng ngày chúng ta không tránh được việc các
linh kiện và mạch điện bị bám bụi làm ảnh hưởng đến các điểm tiếp xúc điện,
giữa các tiếp điểm và các linh kiện bị giảm hiệu quả dẫn điện. Vì vậy để sử dụng
tốt và bền thì ta cần phải thường xuyên vệ sinh cho máy.
Công việc bắt đầu bằng việc tháo vít, sau khi tháo vít xong ta sẽ gỡ lớp vỏ
cách điện (vỏ bảo vệ) ra khỏi bộ máy để tiến hành công việc vệ sinh cho máy.


Khi làm vệ sinh ta phải làm thật cẩn thận và tỉ mỉ. Việc làm cẩn thận và tỉ
mỉ là để ta tránh khỏi những va chạm đến những bộ phận khác . Phải làm vệ sinh
một cách sạch sẽ để tránh bụi bám vào mạch làm ẩm và hỏng sau khi ráp trở lại.


Hình 2.7. Mạch điều khiển sau khi đã vệ sinh
B2: Lắp ráp và kiểm tra:
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ, ta lắp ráp lại và kiểm tra có hỏng hóc xảy ra
trong quá trình vệ sinh hay không.
2.3.

Công tác vệ sinh môi trường an toàn lao động:
Để có một môi trường lao động tốt và an toàn thì ta luôn phải chú ý các

mặt về vệ sinh môi trường và an toàn lao động về điện.
* An toàn lao động:


Để bảo vệ người khỏi tai nạn điện khi sử dụng các thiết bị điện thì
phải dùng các thiết bị điện và dụng cụ bảo vệ như: kềm cách điện
dung để tháo lắp cầu chì, để thao tác trên những thiết bị có điện áp
trên 35KV.v.v…




Nếu nghi ngờ có nơi bị đoản mạch hay rò rỉ điện nên sử dụng các
dụng cụ đo điện như đồng hồ VOM, bút thử điện.



Sử dụng các dụng cụ như kềm nhọn hoặc tua vít phải có phần tay
cầm cách điện.




Luôn mặc trang phục dày cách điện an toàn, không ẩm ướt như
mang giày bata không cho chân trần tiếp xúc với đất.



Nên đeo khẩu trang khi làm những việc tạo ra nhiều bụi như khoan,
đục lỗ trên trên phôi gỗ để tránh các bệnh về hô hấp.

* Vệ sinh môi trường:


Bụi là tác nhân gây hư hỏng cho các thiết bị điện,điện tử, nghiêm
trọng hơn bụi có thể gây bệnh cho phổi, vì vậy việc quét dọn vệ sinh
xưởng làm việc hàng ngày sau khi đã xong công việc rất quan trọng.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
3.1. Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình thực tập:
- phần này chưa pek làm đang xuy nghĩ @@


Tóm lại, quá trình thực tập trong 2 tháng tại công ty TNHH Toàn Gia Đạt
diễn ra tương đối tốt mặc dù vẫn còn mắc phải nhiều lỗi không đáng có xảy ra
trong quá trình làm việc nhưng em đều vượt qua tất cả những khó khăn này. Giờ
đây em đã nắm chắc những kĩ năng làm việc, những thao tác, trở nên thành thục
và dứt khoát hơn, các máy móc sữa sẽ đạt chất lượng tốt hơn.



×