Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

rủi ro giao nhận hàng hóa vận tải hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 17 trang )

I.
1.

Khái niệm và phân loại rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa bằng
đường hàng không:
Khái niệm:

Rủi ro, theo nghĩa chung nhất, được hiểu là điều không tốt lành, điều xấu bất ngờ
xảy đến.
Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm có thể phát sinh từ một vài tiến trình hay một vài
sự kiện, rủi ro chỉ phát sinh khi có một vài sự kiện không chắc chắn xảy ra.
Đây là cách hiểu thông thường nhất. Những điều được coi là rủi ro luôn đem lại
điểu mà con người không mong muốn. Khi “rủi ro” xảy ra luôn đồng nghĩa với
việc chủ thể tiếp nhận nó phãi chịu một sự thiệt hại nào đó.

Ví dụ: bạn đang trên trường đi đến một cuộc hẹn với đối tác thì xe bị hỏng,...
Rủi ro trong giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không là những sự cố mà cả
người xuất khẩu, người nhập khẩu và người chuyên chở không thể dự đoán trước
được. Nó có thể là những sự cố liên quan đến hành trình bay, đến hàng hóa được
vận chuyển ở phương tiện này hay những rủi ro về thủ tục hoặc chứng từ xuất nhập
khẩu bằng đường hàng không…liên quan đến sự mất mát, tổn thất về hàng háo
xuất nhập khẩu.
Rủi ro mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ.


2.
2.1


Phân loại rủi ro trong vận tải hàng không:
Rủi ro trong quá trình giao hàng:


Về phía người thuê vận chuyển:

Không book được chuyến bay hoặc do đặc tính hàng hóa:




Hàng hóa có kích thước lớn, dài, cồng kềnh (oversize)
Hàng thực phẩm cần bảo quản lạnh (bằng đá khô, đá gel)
Hàng nguy hiểm (sơn, dầu, hóa chất, pin,…)

Không book được chuyến bay do hiện tượng căng tải: số lượng máy bay, chuyến
bay là hạn chế. Vì vậy phát sinh ra mùa căng tải, hàng hóa bị tồn đọng. Người gửi
hàng phải chấp nhận cước phí tăng cao hoặc thậm chí bị “rớt” hàng.
Không book được chuyến bay do không cung cấp đủ chứng từ gửi hàng hóa đặc
biệt là nhóm hàng không thuộc hàng thông thường (General Cargo). Ví dụ bản
MSDS (Material Safety Data Sheet) cho hàng nguy hiểm, FDA cho hàng thực
phẩm gửi đi Mỹ.
Quy cách đóng gói hàng hóa trước khi gửi không theo tiêu chuẩn (đóng kiện gỗ,
ván ép, hun trùm, thùng xốp)


Việc lập bộ chứng từ đi kèm hàng hóa thiếu sót hoặc sai (hóa đơn thương mại,
C/O, Health Certificate…)


Về phía nhà vận chuyển:

Người gửi hàng hủy bỏ booking hoặc booking sai về trọng tải, ngày giờ xuất hàng,
kích thước.

Nếu người gửi không nói rõ hàng hóa đó là hàng hóa gì hoặc cách thức đóng gói
sản phẩm hàng hóa của người gửi không đúng quy cách dẫn đến vỡ hàng hóa thì
người gửi phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó bên vận chuyển hàng hóa cũng có
lỗi một phần trách nhiệm khi không kiểm tra lại. Bởi trách nhiệm của bên vận
chuyển hàng hóa là phải kiểm tra lại khi nhận hàng xem đã đóng gói kỹ chưa.

2.2


Rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa:
Rủi ro do trường hợp bất khả kháng gây ra như thiên tai, tai nạn, cháy nổ
máy bay,…








Rủi ro do thiên tai: là những rủi ro xảy ra gây nên những chấn động về thời
tiết xấu và những tai nạn, tai họa tự nhiên khác mà con người không chi phối
được như sương mù, bão tố,…
Rủi ro do các tai nạn bất khả kháng: cháy nổ, tai nạn do các thiết bị máy móc
may bay bị hỏng hóc, chim chui vào động cơ (như trường hợp chiếc may
bay A320 của hãng hàng không Mỹ US Airways chở 153 người hạ cánh an
toàn xuống sông Hudson, thành phố New York)
Rủi ro do chiến tranh và các yêu tố chiến tranh ảnh hưởng đến vận chuyển
hàng hóa: chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn khởi nghĩa hoặc xung
đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó (trường hợp máy bay MH17 của

Malaysia airlines bị bắn hạ khi bay qua vùng Ukraine bất ổn về chính trị)









Rủi ro do nhân sự và cơ sở vật chất nhà vận chuyển:
Tổ lái thiếu kinh nghiệm và khâu bảo dưỡng kém do tiết kiệm của những
hãng máy bay nhỏ ở các nước nghèo và phương pháp đào tạo phi công hiện
nay gây nên các tai nạn máy bay
Nguyên nhân chính đều là do: máy bay mất kiểm soát lúc đang bay, tổ lái
thiếu tập trung, mất phương hướng hoặc cất hạ cánh thiếu lực, nhầm đường
băng khi phi công và kiểm soát viên không lưu thiếu tập trung, dẫn đến
nhầm lẫn, thảm kịch sẽ xày ra.

Có thể do phi công không quen đường băng hoặc nhân viên kiểm soát viên
không lưu làm việc tắc trắc.




Rủi ro máy bay bị khống chế: hầu hết các trường hợp khống chế quyền kiểm
soát máy bay đều do không tặc hay khủng bố thực hiện với mục đích gây
thảm họa, chủ yếu xảy ra trên các chuyến bay vừa chở hàng vừa chở hành
khách hay chuyên chở hành khách




Rủi ro hàng hóa bị hư hỏng: do nhà vận chuyển không đáp ứng đúng lúc
transit time (máy bay hay bị tắc nghẽn, không có chuyến nối ở nơi quá
cảnh), hay trong quá trình vận chuyển, chất xếp hàng hóa không cẩn thận, dễ
gây hư hỏng cho hàng hóa.
Rủi ro hàng hóa bị thiếu hụt, mất mát đặc biệt trong quá trình chuyển tải ở
những tuyến đường dài, trường hợp này thường xảy ra ở các thời điểm nằm
giữa hành trình thường là do mất cắp. Ngòai ra trong quá trình lưu kho, việc
vận chuyển hàng hóa có thể làm rơi hàng hóa trên đường, hoặc việc quản lý
sắp xếp hàng hóa trong kho không chặt chẽ, dẫn đến hàng hóa bị chất xếp ở
nhiều nơi khác nhau, cho nên việc gom hàng lại sẽ dễ dẫn đến thiếu sót, thất
lạc.




Rủi ro tàu bay bị hư hại do hàng hóa gây nên, làm hư hỏng một số bộ phận
của tàu bay (Axit rò rỉ làm ăn mòn, hư hỏng sàn tàu bay)
2.3 Rủi ro trong quá trình nhận hàng:
 Về người nhận hàng:
 Hàng hóa nhận được không đúng theo thời hạn yêu cầu, số lượng và chất
lượng theo packing list và manifest




Hàng hóa không được thông quan do bộ chứng từ gửi hàng ở nước ngoài và
bộ chứng từ cần xuất trình ở nơi nhập khẩu. Ví dụ: đối với hàng thực phẩm
trên 10kg gửi đi Nhật, người nhận phải mang hàng đi kiểm dịch; đối với











hàng đồ gỗ trên 100kg gửi đi Trung Quốc, người nhận phải có giấy phép
nhập khẩu
Không được nhận hàng do những chi tiết trên không vận đơn bị sai, đặc biệt
là trong các trường hợp gửi hàng airport to airport.

Về người vận chuyển:
Không thu được cước vận chuyển
Lô hàng có giá trị thấp: 1 bức tranh, 1 cái bàn, cái giường, tủ, nệm,…
Lô hàng bị mất mát, hư hỏng, đến chậm trễ.
Lo hàng không thông quan được. Có thể có các trường hợp trục trặc hải
quan, khiến hàng hóa bị giữ lại, làm trì trệ quá trình giao nhận hàng.


II.

Các biện pháp để giảm thiểu rủi ro:

Vận tải hàng hóa theo con đường hàng không là một phương thức vận tải ưu việt
và rất được ưa chuộng hiện nay do nó nó có thể vận chuyển hàng hóa rất nhanh
chóng, hàng hóa ít xảy ra tình trạng hỏng hóc mất mát. Khi vận tải bằng đường

hàng không thì các bên phải chú ý đến vấn đề đóng gói sản phẩm, các vấn đề về
giao kết hàng hóa giữa các bên trong việc vận chuyển hàng hóa bằng phương thức
này.


Khi giao kết một giao dịch dân sự, các bên nên thực hiện giao kết đó một cách rõ
ràng. Nếu có thể thì nên thực hiện giao kết bằng văn bản. Thông thường hiện nay
với những hàng hóa có giá trị nhỏ thì các bên thường giao dịch bằng miệng, việc
giao dịch đó được thể hiện qua vận đơn hoặc phiếu gửi hàng hóa. Các bên cần phải
rõ ràng trong việc thực hiện giao dịch, phải nõi rõ hàng hóa đó là hàng hóa gì. Các
bên phải thực hiện giao kết về việc đóng gói sản phẩm và lưu giữ tất cả chứng cứ
về việc giao dịch đó, lưu giữ cam kết của các bên, để làm căn cứ giải quyết khi có
vấn đề xảy ra mà các bên không tự giải quyết được. Khi các bên không thể thương
lượng được thì phải nhờ một cơ quan tài phán là tòa án hoặc cơ quan trọng tài đến
phân xử tranh chấp đó. Các giấy tờ giao dịch sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm
và lỗi của các bên và làm căn cứ để bồi thường thiệt hại

1.
1.1

Về phía người thuê vận chuyển (người gửi)
Nắm rõ đặc tính hàng hóa gửi đi:

Nhằm tìm kiếm các nhà vận chuyển phù hợp nhất.
Thực hiện việc đóng gói sản phẩm đúng qui cách để hạn chế tối đa việc gây thiệt
hại cho hàng hóa củng hư làm hư hỏng tàu bay của nhà vận chuyển
Ví dụ: hàng đông lạnh phải book chuyến bay thẳng


Có cách thức đóng gói đúng chuẩn nhằm hạn chế tối đa rủi ro thiệt hại, hư hỏng,

như: hàng thủ công mỹ nghệ cần đóng kiện gỗ, thùng cacton gửi đi phải quấn băng
keo xung quanh để chống thấm nước.
1.2

Chuẩn bị bộ chứng từ gửi hàng:

Tùy theo thông lệ từng nước mà có những quy định về thủ tục hải quan như C/O
(from A, AJ, B,…), Health Certificate, Certificate of Phytosanitary, Fumigation…
Các thông tin kê khai trên bộ chứng từ phải đầy đủ và chuẩn xác, như: trị giá hóa
đơn thương mại, parking list,… và không được thiếu sót hay sai sót dù là nhỏ nhất.
Các chứng từ an toàn để hàng nguy hiểm được cấp giấy chấp nhận vận chuyển từ
chính quyền hay các nhà chức trách hàng không, như: MSDS, Certificate of
Analisis.
Tìm hiểu kĩ về đặc điểm và chất lượng mỗi nhà vận chuyển:
Kích cỡ, trọng tải, chất lượng dịch vụ vận chuyển
• Transit time
• Lộ trình bay
• Cước phí
• Độ an toàn, tin cậy
• Khả năng bồi thường thiệt hại
1.4 Mua bảo hiểm hàng hóa để phòng tránh các rủi ro bất khả kháng và rủi ro
do lỗi chủ quan
1.3


Không chỉ phòng ngừa cho những tình huống như tai nạn hay khủng bố mà bảo
hiểm còn giúp bạn có thể tránh hoặc giảm thiểu được những tổn thất về mặt tài
chính rất đáng kể cho những tình huống không dự đoán. Hành lý hay vật dụng cá
nhân bị thất lạc hoặc bị trễ: bảo hiểm sẽ chi trả cho những thiệt hại về hành lý thất
lạc, hư hỏng hay chậm đến trong suốt chuyến đi. Hãng hàng không chỉ bồi hoàn

thất lạc đối với hành lý ký gởi trong chuyến bay.
Vì vậy khi có sự cố thất lạc hay chậm trễ hành lý, bạn hãy liệt kê nội dung hành lý
của mình, những vật dụng gì bạn cần phải sử dụng trong thời gian bị chậm hành
lý… cho nhà cung cấp bảo hiểm.


Nhà vận chuyển phá sản: nếu tiền đặt cọc hay tiền vé bị mất vì nhà vận chuyển phá
sản thì bảo hiểm sẽ hoàn trả đầy đủ cho khách hàng. Đây là lợi thế nổi bật khi bạn
chọn mua bảo hiểm hàng không từ một công ty bảo hiểm độc lập.
Bởi nếu bạn chọn mua sản phẩm từ một đơn vị bảo hiểm trực thuộc các hãng hàng
không thì khi xảy ra sự cố tài chính, nguy cơ bạn không nhận được tiền bồi hoàn từ
họ là rất cao.
Một điểm lưu ý dành cho khách hàng khi chọn mua gói bảo hiểm hàng không
trước mỗi chuyến bay là phải tìm hiểu kỹ phạm vi bồi hoàn của nhà cung cấp đặc
biệt là đối với loại hình bảo hiểm hàng hóa về các giới hạn bôi thường.
Đa phần các công ty bảo hiểm đều thông báo khả năng đáp ứng dịch vụ, bồi hoàn
trên phạm vi toàn cầu nhưng cũng có một số công ty chỉ đáp ứng được tại một số
quốc gia nhất định.
Bảo hiểm hàng không là một biện pháp khắc phục hậu quả hiệu quả nhất. Nếu nhà
vận chuyển hàng không không mua bảo hiểm cho các chuyến bay chở hàng của
mình, thì nguy cơ đền bù thiệt hại cho khách hàng có thể đẩy nhà vận chuyển vào
khó khăn tài chính vì đặc thù của hàng hóa hàng không là các mặt hàng giá trị cao.

2.

Về người vận chuyển:

Kiểm tra kĩ về đặc tính hàng hóa không phải là hàng hóa thông thường (hàng nguy
hiểm, hàng đông lạnh) và có các biện pháp đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong
quá trình vận chuyển.

Đối với các loại hàng hóa người vận chuyển không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối,
thì việc thõa thuận đề nghị làm bảng cam kết về thiệt hại hàng hóa do người gửi
chịu trách nhiệm là cần thiết
Gửi pre alert cho người nhận hàng chuẩn bị các thủ tục cần thiết.
Kiểm tra kĩ nội dung kê khai hàng hóa và không vận đơn
3.

Về người nhận hàng:


Tùy theo đặc tính loại hàng hóa nhập khẩu để có thể chuẩn bị các thủ tục cần thiết
để nhận hàng (giấy ủy quyền, giấy phép nhập khẩu)
Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện để nhận hàng.
Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết và hợp lệ.
Tìm hiểu pháp luật, quy định và thủ tục của các nước sở tại.
III.
1.

Một số ví dụ về rủi ro trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không
Tổn thất hàng hóa trong tai nạn máy bay:

Các nhà chức trách Nga cho hay toàn bộ 7 thành viên tổ lái đã thiệt hại khi một
máy bay chở hàng của nước này rơi ngay khi vừa cất cánh từ sân bay ở Moscow
vào ngày 29 tháng 7 năm 2007.

Theo phát ngôn viên Viktor Beltsov của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga, chiếc may
bay An-12 tuabin phản lực cánh quạt, thuộc sở hữu của hãng hàng không tư nhân
Atran rơi lúc 4h22 sáng (giờ địa phương) sau khi khởi hành từ sân bay
Domodedovo, nằm phía đông nam thủ đô Moscow.



Máy bay đang hành trình tới Bratsk, phía đông Siberia, thì lao thẳng xuống mặt
đất, vỡ tan thành từng mảnh và các mảnh vỡ văng trên một vùng rộng. Ông Belsov
cho hay không có thương vong dưới mặt đất.
Chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn và nhân viên cứu hộ đã tìm thấy các máy ghi âm ở
buồng lái máy bay. Theo phát ngôn viên Belsov, chiếc may bay An-12 chở 9 tấn
hàng, ít hơn nhiều so với trọng tải tối đa.
Quá tải là một nguyên nhân đằng sau nhiều vụ rơi máy bay chở hàng ở Nga. Các
chuyên gia cho biết, nhiều công ty thường làm giả các giấy tờ để chở nhiều hàng
hóa cho phép hơn trên máy bay, lờ tịt các quy định về an toàn.
Loại máy bay An-12 được thiết kế năm 1950, được chế tạo số lượng lớn để phục
vụ vận tải cả quân sự và dân sự. Có hơn 100 máy bay như vậy vẫn đang hoạt động
ở Nga và nhiều nước khác.
Hãng tin RIA Novosti dẫn lời các quan chức hàng không Nga cho biết chiếc may
bay rơi sáng nay đã hết hạn sử dụng vào cuối năm.


Biện pháp giảm thiểu rủi ro:

Tai nạn xảy ra khiến toàn bộ hàng hóa trên máy bay bị tổn thất, do đó, rủi ro thiệt
hại về vật chất hàng hóa là rất nghiêm trọng. Vì vậy, trong mọi trường hợp hàng
hóa vận chuyển bằng đường hàng không ta nên mua bảo hiểm hàng hóa để giảm
thiểu mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra.
2.

Tranh chấp trong việc giao hàng chậm:

Công ty Gỗ Nghĩa Phát – Hội chợ Frankfurt



Để có thể tham gia vào hội chợ Frankfurt diễn ra vào ngày 12 tháng 2, công ty đồ
gỗ Nghĩa Phát đã quyết định vận chuyển lô hàng mẫu bằng đường hàng không. Để
tiết kiệm chi phí trong cước vận chuyển lô hàng mẫu (có giá trị thấp) trên, Nghĩa
Phát đã chọn dịch vụ WEF (hàng nặng, cước phí rẻ và thời gian lâu hơn so với gói
cước Express) của công ty chuyển phát nhanh A.
Thời gian của Nghĩa Phát: Thứ 5 tuần nay ra hàng, hàng phải được giao hạn chót
vào thứ 6 tuần sau.
Nhân viên công ty A lập tức book chuyến bay (hãng MS) cho lô hàng và cho rằng
có thể đáp ứng hạn định hội chợ mà không cần sử dụng đến dịch vụ Express.
Thực tế, trong quá trình hàng được vận chuyển, hàng đà đến chậm hơn transit time
so với dự kiến cùa hãng máy bay là 1 ngày.
Quá trình làm thủ tục hải quan cũng kéo dài hơn 2 ngày vì trị giá kê khai trên hóa
đơn thương mại thấp hơn so với giá trị hàng. Shipper phải gửi lại Invoice có thể
sửa chữa.
Chính vì thế, dự kiến hàng hóa sẽ thông quan vào ngày thứ 4và đi đến tay người
nhận trong gian hàng trong ngày thứ 6. Nhưng hàng lại thông quan vào sáng thứ 6
và không thể đi giao vì đại lý bên công ty A không làm việc vào thứ 7 và Chủ
Nhật. Từ đó, phát sinh phụ phí giao hàng đặc biệt vào ngày thứ 7 là 3000USD để
có thể triển lãm vào thứ 2 tuần sau.
Vấn để đặt ra là: Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho chi phí phát sinh đặc biệt?
Theo đó, phần phát sinh này có trách nhiệm của cả hai bên người gửi hàng và công
ty vận chuyển:



Người gửi hàng chủ quan, chọn dịch vụ không đảm bảo bên cạnh đó, việc
chuẩn bị hồ sơ chứng từ không hoàn hảo nên phải mất thời gian sửa chữa.
Nhà vận chuyển thiếu sót trong việc tư vấn khách hàng cũng như trong việc
kiểm tra kỹ lưỡng về chuyến nối.


Như vậy, công ty Nghĩa Phát và A chia sẽ phần trách nhiệm rủi ro giao hàng chậm
trễ trên


Biện pháp giảm thiểu rủi ro:


Người gửi hàng: làm bộ chứng từ hoàn hảo, chọn lựa dịch vụ thích hợp với mục
đích gửi hàng của mình. Ví dụ như những lô hàng cần gấp, yếu tố thời gian đóng
vai trò quyết định thì phải lựa chọn dịch vụ Express có đảm bảo với cước phí cao.
Nhà vận chuyển: kiểm tra kĩ lưỡng về chuyến nối, trọng tải vận chuyển đặc biệt
trong các chuyến hàng có thời gian ngắn để không xảy ra việc trì trệ hàng hóa dẫn
đến giảm giá trị hàng hóa.
3.

Rủi ro khi hàng hóa không được thông quan:

Để kiểm tra mẫu thịt có đạt tiêu chuẩn, siêu thị Big C đã kí hợp đồng kiểm định
với công ty giám định SGS. SGS phải gửi mẫu thử sang tận phòng thí nghiệm tại
Bỉ. Mẫu hàng này cần phải bảo quản lạnh và cần kết quả gấp nên SGS đã chọn
công ty phát chuyển nhanh B. B chấp nhận vận chuyển với dịch vụ Door To Door
cho lô hàng và yêu cầu SGS cung cấp chứng từ có liên quan như Healt Certificate,
Invoice và Parking List. Mọi thứ đều được chuẩn bị hoàn hảo trước lúc xuất hàng
và trong vận chuyển. Máy bay đã đến đúng dự kiến. Vấn đề nảy sinh tại đây là
hàng không được thông quan tại Bỉ vì nhân viên công ty B không tư vấn với người
nhận về giấy phép nhập khẩu. Vì vậy người nhận hàng phải nhanh chóng đi xin
giấy phép nhập khẩu. Thời gian người nhập khẩu xin giấy phép quá dài (kéo dài 2
tuần), mẫu thịt bò biến đổi về chất lượng, buộc phải hủy hàng.
Tuy giá trị lô hàng không cao nhưng việc hủy hàng đã khiến công ty SGS mất hợp

đồng (trị giá 100 triệu VND) với Big C. Rủi ro phát sinh trong khâu tư vấn khách
hàng của công ty B, hậu quả là công ty SGS không thanh toán cước phí vận chuyển
và không sử dụng dịch vụ công ty B.


Biện pháp giảm thiểu rủi ro:

Người gửi hàng phải lựa chọn dịch vụ uy tín, chất lượng và có chuyên môn trong
việc xử lý các mặt hàng có tính chất đặc thù. Tìm hiểu kĩ các chính sách vể kinh tế,
chính trị, văn hóa tại nước nhập khẩu để có thể đáp ứng.
Công ty phát chuyển nhanh phải tư vấn kĩ về các chứng từ, thủ tục cần thiết để lô
hàng có thể thông quan tại các nước có quy định gắt gao. Có thể giảm thiểu rủi ro
bằng cách cung cấp dịch vụ Door To Airport cho người gửi hàng.


KẾT LUẬN

Nguồn:
/> />


×