Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo cáo thu hoạch môn tư vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.1 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THU HOẠCH
MÔN: THỰC HÀNH TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
PHÁP LÝ

ĐỀ TÀI:

CÁC CÔNG VIỆC LUẬT SƯ CẦN THỰC HIỆN
TRƯỚC KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
CHO KHÁCH HÀNG

Họ và tên:
Lớp: Luật sư khóa 17.1.E
SBD:


BÁO CÁO THU HOẠCH
Môn: Thực hành tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý
Đề tài: Các công việc luật sư cần thực hiện trước khi soạn thảo hợp đồng cho khách hàng
Hợp đồng với bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên ký kết hướng tới một đối tượng
xác thực và hợp pháp nhằm xác lập, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên nên hợp
đồng là một công cụ pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về hợp đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
các tổ chức, cá nhân trong giao kết, thực hiện, thanh lý hợp đồng cũng như giải quyết các tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng.
Do vậy, sự tư vấn, hỗ trợ của các luật sư cho các cá nhân, tổ chức để ký kết được một
hợp đồng không trái với những quy định của pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao là vô cùng
thiết thực và cần thiết. Để hoàn thành tốt công việc của mình, luật sư cần phải có sự hiểu biết
và xác định được đúng đắn các công việc cần phải thực hiện trước khi bắt tay vào soạn thảo


hợp đồng cho khách hàng.
Nếu một người luật sư không xác định được những những công việc cần phải làm này
thì khi bắt tay vào soạn thảo hợp đồng dễ mắc lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu hay không thể
thực hiện được, gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng, cũng như uy tín của người luật sư.
Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể, đối tượng hướng đến, yêu cầu của khách hàng và
quy định của pháp luật mà có những loại hợp đồng khác nhau. Để có thể soạn thảo hợp đồng
cho khách hàng một cách tốt nhất, luật sư trước khi soạn thảo hợp đồng cần phải thực hiện các
công việc sau đây:
- Tìm hiểu những thông tin cơ bản, yêu cầu của khách hàng đối với hợp đồng chuẩn bị
soạn thảo.
- Xác định các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Xác định những rủi ro có thể phát sinh từ hợp đồng.
- Soạn thảo Dự thảo Hợp đồng.
- Sửa chữa, hoàn thiện Dự thảo hợp đồng để đưa ra hợp đồng chính thức cho khách
hàng.
Đó là các công việc luật sư cần phải làm trước khi soạn thảo hợp đồng. Để hiểu rõ hơn
về các công việc này chúng ta cần đi vào chi tiết, cụ thể của từng công việc như sau:
1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản, yêu cầu của khách hàng đối với hợp đồng
chuẩn bị soạn thảo
Để soạn thảo hợp chính xác đúng theo các thông tin khách hàng cung cấp và yêu cầu
của khách hàng, người luật sư trước khi soạn thảo hợp đồng cần phải tìm hiểu các thông tin
cần thiết, yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin và yêu cầu của mình cho luật sư. Luật sư


cần phải đảm bảo sự chính xác theo các thông tin, yêu cầu của khách hàng và phải phù hợp với
quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Thứ nhất, trước khi soạn thảo hợp đồng, luật sư phải trao đổi với khách hàng của mình
để hiểu rõ yêu cầu của khách hàng. Buổi trao đổi với khách hàng sẽ vô cùng quan trọng. Bởi lẽ
thông qua việc trao đổi, khách hàng cung cấp cho luật sư các thông tin cũng như yêu cầu của
mình. Đồng thời, luật sư hỏi và phản hồi lại khách hàng để xác định một cách chắc chắn những

thông tin khách hàng đưa ra đã cụ thể chi tiết hay không, người yêu cầu chính cần thiết phải có
trong hợp đồng, khách hàng có yêu cầu nào khác không. Đây chính là một cũng trong những
công việc vô cùng quan trọng yêu cầu luật sư phải thực hiện trước khi soạn thảo hợp đồng.
Yêu cầu của khách hàng thì rất đa dạng và phong phú, mỗi khách hàng khác nhau sẽ có
những yêu cầu khách nhau. Và đôi khi, khách hàng không chỉ dừng lại ở một yêu cầu mà có
thể có nhiều yêu cầu đối với hợp đồng nhờ luật sư soạn thảo.
Ví dụ: yêu cầu về việc thanh toán tiền hàng trong hợp đồng thương mại, có khách hàng
sẽ yêu cầu thanh toán trực tiếp sau khi nhận hàng, cũng có khách hàng yêu cầu phải thanh toán
trước bao nhiêu phần trăm trên tổng số tiền hàng, có khách hàng yêu cầu thanh toán trực tiếp,
hoặc yêu cầu gián tiếp.
Khi soạn thảo, luật sư cần phải tìm hiểu thật kĩ càng yêu cầu của khách hàng, phân biệt
các yêu cầu khách hàng. Đồng thời khi phân biệt kĩ càng cũng như đánh giá các yêu cầu đó của
khách hàng, luật sư cần phải biết lựa chọn yêu cầu nào của khách hàng là phù hợp để làm căn
cứ đưa vào trong nội dung của các điều khoản hợp đồng cho phù hợp, hợp lý, các yêu cầu
không bị mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên. không phải yêu cầu nào của khách hàng cũng có thể đưa vào trong hợp
đồng. Các yêu cầu của khách hàng cũng cần phải đảm bảo tính hợp pháp, phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ, sẽ có nhiều khách hàng khi nêu yêu cầu, do không hiểu
biết quá rõ ràng về pháp luật, họ có thể yêu cầu những điều khoản không được pháp luật bảo
hộ, những yêu cầu trái với quy định của pháp luât.
Vì vậy, qua trao đổi với khách hàng, luật sư cần nghiên cứu thật kĩ càng xem xem các
yêu cầu của khách hàng có phù hợp hay không, đối chiếu với các quy định của pháp luật thì có
trái hay không. Từ những phân tích đó, luật sư mới đưa ra lựa chọn các yêu cầu chính đáng của
khách hàng đề soạn thảo trong hợp đồng.
- Thứ hai, trước khi soạn thảo hợp đồng, luật sư cần phải đảm bảo các điều kiện để hợp
đồng có hiệu lực, không thuộc các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu. Sau khi nghiên cứu, nắm
vững các yêu cầu của khách hàng, luật sư chọn lựa những yêu cầu hợp lý và đưa vào trong hợp
đồng thì để đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu, luật cần phải nắm vững các quy định của
pháp luật xác định điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng.
Trước hết về hình thức hợp đồng phải được bảo đảm đúng pháp luật. Những loại hợp

đồng nào được pháp luật quy định lập thành văn bản thì phải triệt để tuân thủ. Nếu có quy định
phải đăng ký (như đối với các giao dịch bảo đảm) hoặc công chứng, chứng thực thì không bao
giờ được tùy tiện bỏ qua. Việc vô tình hay cố ý bỏ qua không đăng ký, công chứng hoặc chứng
thực sẽ làm hợp đồng bị vô hiệu và không có hiệu lực pháp lý.


Theo như quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 có quy
định: “Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng,
chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình
xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy
định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.”
Theo quy định này thì đối với hợp đồng kinh doanh bất động sản phải lập thành văn bản
và phải có công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng này mới có hiệu lực pháp luật. Nếu luật
sư trước khi soạn thảo hợp đồng không tìm hiểu kĩ về hình thức của hợp đồng rất dễ dẫn tới
hợp đồng bị vô hiệu.
Cũng cần lưu ý đối với những loại hợp đồng pháp luật không bắt buộc phải thực hiện
bằng văn bản thì cũng nên cố gắng viết thành văn bản để bảo đảm chắc chắn rằng không bên
nào từ chối được nội dung thỏa thuận mà hai bên đã ký.
Đối với chủ thể của hợp đồng, những người tham gia ký kết hợp đồng phải bảo đảm đủ
tư cách như: đủ độ tuổi luật định, đủ năng lực hành vi và trong trường hợp đại diện để ký kết
hợp đồng mà không phải là đại diện theo pháp luật thì phải có giấy ủy quyền hợp lệ.
Cần chú ý đối với hợp đồng kinh doanh – thương mại thì hầu hết các chủ thể là pháp
nhân do đó phải do người đứng đầu hay đại diện hợp pháp của pháp nhân như Giám đốc, chủ
doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp không có chức danh Giám đốc) ký kết hoặc người đại diện do
người đứng đầu pháp nhân đó ủy quyền thay mặt ký kết và việc ký kết phải được đóng dấu hợp
lệ của pháp nhân. Chỉ có ký kết hợp đồng đúng chủ thể thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và
có hiệu lực thi hành. Việc bảo đảm về hình thức của hợp đồng cũng như bảo đảm chủ thể khi
ký kết hợp đồng sẽ loại trừ đáng kể những rủi ro không đáng có.
Do đó, trước khi soạn thảo bất kì một loại hợp đồng nào thì luật sư cần phải tìm hiểu
thật kĩ các thông tin cần thiết, yêu cầu của khách hàng cũng như tuân thủ đúng những quy định

về hình thức và nội dung của hợp đồng.
2. Xác định các quy phạm pháp luật điều chỉnh
Sau khi luật sư đã nắm kĩ những thông tin, yêu cầu của khách hàng, sự phù hợp quy
định pháp luật của các yêu cầu khách hàng nêu ra thì công việc tiếp theo luật sư cần phải thực
hiện đó là xác định xem pháp luật điều chỉnh đối với hợp đồng mà mình đang soạn thảo có
đúng hay không.
Dựa trên các thông tin, yêu cầu khách hàng đã cung cấp, luật sư thực hiện việc nghiên
cứu, phân tích, lựa chọn các yêu cầu của khách hàng đã phù hợp pháp luật, luật sư sẽ xác định
bản chất quan hệ pháp luật điều chỉnh các yêu cầu trên, từ đó xác định được sẽ áp dụng loại
văn bản pháp luật nào điều chỉnh quan hệ trong hợp đồng để có thể soạn thảo hợp đồng chính
xác nhất.
Ví dụ:
Hợp đồng dân sự thì pháp luật chuyên ngành đề điều chỉnh sẽ là Bộ luật dân sự có hiệu
lực hiện hành.


Hợp đồng thương mại thì áp dụng Luật thương mại.
Hợp đồng lao động áp dụng Luật lao động.
Tuy nhiên, không phải hợp đồng nào cũng chỉ áp dụng duy nhất một loại văn bản điều
chỉnh. Mà tùy từng hợp đồng cụ thể, một hợp đồng có thể có rất nhiều văn bản pháp luật cùng
điều chỉnh hợp đồng đó. Để xác định đúng chính xác văn bản pháp luật sẽ điều chỉnh hợp
đồng, luật sư phải nắm vững nguyên tắc áp dụng pháp luật, xác định đúng đối tượng và phạm
vi áp dụng của từng văn bản cho từng quan hệ hợp đồng cụ thể.
Ví dụ:
Hợp đồng dân sự ngoài áp dụng luật dân sự còn thể áp đụng một số văn bản như luật
nhà ở nếu hợp đồng liên quan đến thuê nhà ở, luật đất đai,…
Hợp đồng thương mại thì ngoài áp dụng luật thương mại có thể áp dụng luật dân sự.
3. Xác định những rủi ro có thể phát sinh từ hợp đồng
Nghiên cứu và nắm kĩ hai cầu trên thì đã có thể soạn thảo hợp đồng, tuy nhiên nếu chỉ
vậy đã soạn thảo thì vẫn có thể xảy ra những rủi ro phát sinh từ hợp đồng. Những rủi ro này

nếu xảy ra có thể dẫn đến việc không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng được nữa gây tổn thất
nghiêm trọng cho khách hàng.
Do đó, luật sư trước khi soạn thảo hợp đồng cần thực hiện công việc xác định những rủi
ro có thể phát sinh từ hợp đồng và thông báo cho khách hàng biết về những rủi ro này.
Khi ký kết bất kỳ một hợp đồng nào thì các bên đều không mong muốn có những rủi ro
có thể xảy ra đối với mình. Những rủi ro này luôn tìm ẩn, khó có thể phát hiện được. Luật sư
trước khi soạn thảo hợp đồng cần thực hiện việc xác định những rủi ro có thể phát sinh từ hợp
đồng để hạn chế đến mất thấp nhất việc có thể xảy ra rủi ro.
Trên thực tế, có nhiều loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Chủ thể hợp đồng, năng lực giao kết, chất lượng, số lượng hoặc chủng loại đối tượng hợp đồng
không thỏa mãn yêu cầu và kỳ vọng của chủ thể giao kết, việc thanh toán hợp đồng chậm trễ,
sự biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn hàng hay giá cả thanh toán đề là những
rủi ro phát sinh thường gặp nhất.
Là luật sư soạn thảo hợp đồng phải tiên liệu những rủi ro này có thể phát sinh hay
không, thông quan việc soạn thảo hợp đồng, luật sư hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra rủi
ro cũng như hạn chế những thiệt hại xảy ra do những rủi ro gây về mặt pháp lý gây nên đối với
khách hàng của mình.
Các rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kì hợp đồng nào. Rủi ro vô cùng đa dạng, đối
với từng loại hợp đồng khách nhau thì rủi ro pháp lý có thể nảy sinh các vấn đề khách nhau.
Để có thể hạn chế, tránh khỏi những rủi ro có thể pháp sinh, luật sư khi soạn thảo hợp đồng
cần phải hiểu về đặc tính của từng loại hợp đồng, từ đó có thể dự liệu những tình huống
thường phát sinh tranh chấp trong thực tiễn.


4. Soạn thảo Dự thảo Hợp đồng
Sau khi thực hiện các công việc ở trên, luật sư bắt tay vào soạn thảo Dự thảo hợp đồng
trước khi soạn thảo hợp đồng chính thức. Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi soạn thảo hợp
đồng chính thức sẽ giúp cho luật sư có cái nhìn tổng quát nhất về hợp đồng, áp dụng pháp luật
có chính xác hay không, các yêu cầu của khách hàng đã đầy đủ hay chưa. Đây là một trong
những công việc quan trọng nhất đối với luật sư bắt buộc phải thực hiện trước khi bắt tay vào

soạn thảo hợp đồng. Các công việc phải thực hiện được nêu trên nhằm tạo cho luật sư nắm bắt
được các thông tin, yêu cầu của khách hàng, dự kiến văn bản pháp luật sẽ áp dụng. Đây là tiền
đề cơ bản để luật sư có thể bắt tay vào bước soạn thảo Dự thảo hợp đồng. Việc soạn thảo Dự
thảo hợp đồng là công việc cụ thể hóa, cô động các công việc phía trên.
Việc soạn thảo Dự thảo hợp đồng cần căn cứ vào yêu cầu của khách hàng và quy định
của pháp luật điều chỉnh, luật sư phác thảo nên bản Dự thảo hợp đồng.
Những vần đề cần lưu ý khi soạn thảo Dự thảo hợp đồng
- Dự thảo hợp đồng cần được trình bày một cách chuyên nghiệp về cấu trúc (hoàn
chỉnh, hợp lý), về hình thức (tạo ấn tượng tốt và sự yên tâm cho khách hàng cũng như bên đối
tác)
- Thông tin về chủ thể: Sự rõ ràng, đầy đủ thông tin về các bên. Đặc biệt cần lưu ý đến
việc ký kết hợp đồng thông qua người đại diện cần xác định rõ người đó có thẩm quyền đại
diện hay không?
- Nội dung Dự thảo hợp đồng
+ Cần lưu ý đến các điều khoản sau: đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh
toán, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng
hoá.
+ Đối tượng của hợp đồng: Phải là những hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường,
phải được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh của bên.
+ Phải quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Ngoài ra, việc soạn thảo Dự thảo hợp đồng cần lưu ý đến các điều khoản sau:
+ Điều khoản về các định nghĩa:
Điều khoản định nghĩa là rất cần thiết nhất là đối với các hợp đồng phức tạp có đối
tượng là loại hàng hoá dễ bị nhầm lẫn. Các định nghĩa cụ thể sẽ làm cho văn phong của hợp
đồng rõ ràng, dễ hiểu, không bị lặp lại những từ ngữ dài dòng.
+ Điều khoản về đối tượng hợp đồng:
Hàng hoá vốn rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng, chủng loại, chất lượng, tính năng,
công dụng, đặc tính kỹ thuật, và những tiêu chuẩn khác…nên trong hợp đồng cần có sự mô tả
chi tiết về các đặc điểm này.
+ Điều khoản về giá cả và hình thức thanh toán:



Giá cả có thể xác định theo giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá. Thường giá cố
định áp dụng với hợp đồng kinh doanh thương mại có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao
hàng ngắn. Giá di động thường áp dụng với những hợp đồng kinh doanh loại hàng hóa nhạy
cảm, dễ chịu biến động của thị trường và được thực hiện trong thời gian dài.
+ Khi soạn thảo điều khoản về giá cả, luật sư cần lưu ý đến giá cả đã thoả thuận khi
đàm phán, không được quy định giá bằng ngoại tệ, rồi quy định vể phương thức thanh toán cụ
thể (trả bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản,…), thời hạn thanh toán, các trái vụ khi thanh toán
chậm hoặc không thanh toán,…
+ Điều khoản về sự kiện bất khả kháng:
Sự kiện bất khả kháng thường xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của các bên và có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng luật sư cần lưu ý
đến việc soạn thảo điều khoản này, luật sư cần xây dựng những quy định cụ thể quyền và nghĩa
vụ của các bên trong việc thông báo về sự kiện bất khả kháng, cung cấp bằng chứng, tài liệu về
việc khắc phục thiệt hại cũng như các hậu quả pháp lý khác có liên quan.
+ Điều khoản giải quyết tranh chấp:
Khi xây dựng điều khoản giải quyết tranh chấp nếu các bên lựa chọn trọng tài là cơ
quan giải quyết tranh chấp thì cần lưu ý nêu đích danh tên trung tâm trọng tài sẽ có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp của hai bên.
+ Điều khoản hiệu lực của hợp đồng:
Thông thường hợp đồng thường có hiệu lực kể từ ngày ký. Nhưng trong một số trường
hợp nhất định mà luật quy định cần phải có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có
thẩm quyết thì lúc đó hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ ngày có công chứng, chứng thực…nên
soạn thảo điều khoản hiệu lực cần căn cứ vào từng loại hợp đồng mà quy định cho phù hợp.
+ Điều khoản về phụ lục hợp đồng:
Nếu hợp đồng có phụ lục thì các bên cần quy định rõ phụ lục là bộ phận không tách rời
hợp đồng và các bên cần ký, đóng dấu vào tất cả các phụ lục hợp đồng.
5. Sửa chữa, hoàn thiện Dự thảo hợp đồng để đưa ra hợp đồng chính thức cho
khách hàng

Đây cũng là bước cuối cùng của luật sư trước khi luật sư bắt tay chính thức vào việc
soạn thảo hợp đồng. Luật sư đã hoàn tất việc soạn thảo Dự thảo hợp đồng thì cần phải gửi bản
Dự thảo hợp đồng cho khách hàng kiểm tra lại nội dung xem có đáp ứng với yêu cầu, mong
muốn của khách hàng hay không. Trong trường hợp cần thiết có sự sửa đổi, bổ sung thì luật sư
tiến hành trao đổi lại với khách hàng để sửa chữa, hoàn thiện lại bản Dự thảo hợp đồng. Sau
khi đã sửa đổi, hoàn thiện bản Dự thảo hợp đồng và không cần phải thay đổi gì thêm thì luật sư
thực hiện công việc cuối cùng là soạn thảo hợp đồng chính thức và gửi cho khách hàng.
Soạn thảo nội dung hợp đồng phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải
chính xác.


Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng. Để bảo đảm sự chặt chẽ và đầy đủ các nội dung
cơ bản của hợp đồng thì bạn nên tham khảo các mẫu hợp đồng hoặc nhờ các luật sư, luật gia
giúp đỡ. Ngoài ra bạn phải xem lại giao dịch đó còn có những yêu cầu gì cần đưa vào hợp
đồng không. Chỉ khi nào tất cả những yêu cầu liên quan đến giao dịch được thỏa mãn thì bạn
mới chính thức ký hợp đồng.
Tốt nhất là khi soạn thảo hợp đồng xong, thì nhờ người khác có am hiểu góp ý, các ý
kiến của người ngoài cuộc thì sẽ sáng suốt hơn.
Cũng không nên chủ quan cho rằng mình đã ký kết nhiều hợp đồng khác mà bỏ qua sự
chặt chẽ và quên đưa vào đầy đủ các nội dung chủ yếu của giao dịch trong bản hợp đồng vì sự
cẩn thận của bạn không bao giờ thừa.
Về ngôn ngữ, văn phong trong bản hợp đồng thực hiện cho thấy chỉ "sai một ly, đi một
dặm" nghĩa là rất nhiều trường hợp do ngôn ngữ, cách hành văn trong văn bản hợp đồng chưa
chuẩn, tùy tiện đã gây ra các hậu quả không nhỏ.
Nguyên tắc chung thì khi soạn thảo văn bản phải bảo đảm ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng,
văn phong phải mạch lạc dễ hiểu và không hàm chứa nhiều nghĩa, tức là chỉ được hiểu một
nghĩa mà thôi. Từng dấu chấm, dấu phẩy phải đặt đúng chỗ vì nếu đặt các dấu sai chỗ thì sẽ
làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu.
Điều cần chú ý là sau khi soạn thảo, đánh máy bao giờ cũng phải đọc, dò lại để kiểm tra
xem khâu đánh máy có thiếu sót gì không và thêm một lần nữa để kiểm tra, cân nhắc lại từng

câu từng chữ của bản hợp đồng.



×