Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.5 KB, 2 trang )

Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán
Đàm phán là những hành vi và quá trình, trong đó các bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao
đổi, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những
vấn đề nào đó trong những tình huống nào đó sao cho chúng càng gần với lợi ích mong muốn
của họ càng tốt.
Sự đạt được thỏa thuận chính là sự thành công của các bên tham gia. Việc nắm vững các
nguyên tắc cơ bản sẽ giúp thành công cho cuộc đàm phán.

Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán
-

Đàm phán là một việc tự nguyện

Phải có ít nhất một trong các bên muốn thay đổi thỏa thuận hiện tại và tin rằng sẽ đạt
được mong muốn đó.
Chỉ xảy ra khi các bên cùng hiểu rằng những quyết định được hình thành trên cơ sở
thỏa thuận chung chứ không phải là quyết định đơn phương
-

Thời gian là một trong những yếu tố quyết định trong đàm phán

Cuộc đàm phán thành công là cuộc đàm phán có các bên cùng đạt được mong muốn
trong phạm vi nào đó
Phẩm chất, năng lực, kỹ năng, thái độ và tình cảm của những người trên bàn đàm phán
có ảnh hưởng quyết định đến tiến trình đàm phán.
Những sai lầm thường mắc phải trong đàm phán
-

Các bên có định kiến lẫn nhau

-



Không xác định được người có quyền quyết định cuối cùng

-

Không xác định được thế mạnh của mình và sử dụng chúng một các hiệu quả

-

Chỉ có một phương án duy nhất, không có phương án thay thế

-

Không biết cách nâng cao vị thế của mình

-

Không kiểm soát được những yếu tố quan trọng (thời gian, vấn đề,…)

-

Đánh mất cơ hội được quyền ra yêu cầu trước

-

Vội bỏ cuộc khi hình như gặp bế tắc

-

Không chọn được thời điểm kết thúc hợp lý.



Sáu Gợi Ý Đàm Phán “Thắng-Thắng” Dành Cho Nhà Quản Lý
Là nhà quản lý, khả năng sử dụng các kỹ năng đàm phán thành công có thể làm nên
điều khác biệt cho sự thành công trong đàm phán. Tương tự như vậy, việc gây ảnh
hưởng đối với đồng nghiệp và nuôi dưỡng các mối quan hệ có tính xây dựng và tích
cực là điều cần thiết. Dưới đây là 6 điều mà các nhà quản lý cần nghĩ đến khi chuẩn bị
cho một cuộc đàm phán.
Biết rõ những điều mà bạn muốn – là một nhà quản lý, điều quan trọng cần làm khi
bước vào cuộc đàm phán là biết rõ bạn muốn kết quả cuối cùng của mình như thế nào.
Hãy chắc rằng bạn dành nhiều thời gian và suy nghĩ cho những gì mà bạn muốn và lý
do mà bạn muốn nó. Hãy nhớ rằng điều quan trọng mà bạn cần làm là tính đến những
lợi ích về tài chính, tình cảm, tinh thần, vật chất,… Việc này cũng giúp ta biết được
những điều mình không muốn khi đi sâu vào các cuộc đàm phán.
Biết rõ đối tác bạn muốn gì – Đối tác của bạn cũng sẽ có một lịch làm việc khi họ bước
vào cuộc đàm phán. Hãy lưu ý tìm hiểu trước họ muốn kết thúc buổi đàm phán đó như
thế nào. Hiểu rõ giải pháp tài chính, tình cảm, tinh thần hay vất chất mà họ mong muốn
có được. Hãy dự đoán các ý kiến phản đối – quá trình đàm phán không phải lúc nào
cũng dễ dàng. Là một người quản lý, bạn phải hiểu rằng bạn sẽ vấp phải những phản
đối từ nhân viên khi tiến hành. Bạn cần tự chuẩn bị cho điều này thật chu đáo trước
buổi đàm phán. Đảm bảo rằng bạn có các bằng chứng liên quan trong tay mà bên kia
có thể xác định và liên hệ tới được.

Xác định những khoản nhượng bộ – Xác định những yếu tố không thể đàm phán và
những điều mong muốn và những điều mà bạn sẵn sàng cho đi để nhận lại cái khác.
Tất nhiên, bạn sẽ không bao giờ thỏa mãn hết tất cả các nhu cầu của mình sau buổi
đàm phán. Các cuộc đàm phán thường mang tính chất có qua có lại và với tư cách là
một nhà quản lý, bạn cần đáp ứng một phần đòi hỏi của nhân viên.
Xác định "điểm ra về" của bạn – Khi bạn xác định "điểm ra về" của mình, bạn sẽ định rõ
vào lúc nào sẽ không cần phải tiến hành đàm phán nữa. Trước khi bắt đầu các cuộc

đàm phán, bạn phải nắm chắc những điểm mà mình sẽ chấm dứt cuộc nói chuyện. Đây
sẽ là một nguồn rất quan trọng để bạn nắm được quyền lực trong cuộc đàm phán, vì
thế khi bạn gặp phải tình huống đã chuẩn bị thì bạn phải chắc chắn là mình hành động.
Luyện tập với đồng nghiệp – Cũng như bất kỳ buổi thuyết trình quan trọng nào khác,
bạn cần phải luyện tập. Bạn có thể đối mặt với một cuộc tranh luận và cách tốt nhất là
phải tập dượt các kết quả có thể có. Thông qua việc tập luận với một ai đó, bạn sẽ xây
dựng được sự tự tin trước tình huống đó và nó sẽ giúp cuộc đàm phán diễn ra thật
suôn sẻ.



×