Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Phân lập và nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá chép và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TUẤN ANH

PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH HỌC CỦA VI KHUẨN AEROMONAS HYDROPHILA
GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ CHÉP
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM TUẤN ANH
PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH
SINH HỌC CỦA VI KHUẨN AEROMONAS HYDROPHILA
GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ CHÉP
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y



Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN
2. PGS.TS. PHẠM THỊ TÂM

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài luận văn đều được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Phạm Tuấn Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn, với sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và
tập thể. Tôi xin được đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cảm ơn chân thành
tới:
Giảng viên hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên, Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và PGS.TS. Phạm Thị Tâm, Viện Đại học Mở
Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Viện Đại học
Mở Hà Nội và Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ hoàn
thành Luận văn này. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ nhân
viên các trạm Thú y Văn Quan, Cao Lộc và Đình Lập thuộc Chi cục Thú y tỉnh
Lạng Sơn, đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên,
giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và hoàn thành tốt luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Kính
mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp Tôi có nhiều kinh nghiệm
bổ ích cho công việc và cuộc sống sau này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Phạm Tuấn Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................ viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích của để tài ............................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4

1.1. Tình hình bệnh do vi khuẩn A.hydrophila ......................................... 4
1.1.1. Tình hình trên thế giới ..................................................................... 4
1.1.2. Tình hình trong nước....................................................................... 4
1.2. Một số đặc điểm về vi khuẩn A. hydrophila, gây bệnh xuất huyết trên
cá chép........................................................................................... 5
1.2.1. Đặc điểm vi khuẩn A. hydrophila ................................................... 5
1.2.2. Cơ chế gây bệnh .............................................................................. 8
1.3. Yếu tố độc tố và gen gây bệnh ........................................................... 9
1.4. Biểu hiện bệnh.................................................................................. 10
1.6. Mùa vụ xuất hiện bệnh ..................................................................... 13

1.7. Cơ chế tạo vacin phòng bệnh cho cá ................................................ 13
1.8. Điều trị bệnh xuất huyết ở cá do vi khuẩn A. hydrophila gây ra .... 13
1.8.1. Điều trị bằng kháng sinh ............................................................... 14
1.8.2. Sử dụng chất kích thích miễn dịch ................................................ 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 16
2.3. Thời gian thực hiện .......................................................................... 16
2.4. Nội dung ........................................................................................... 16
2.5. Vật liệu ............................................................................................. 16
2.5.1. Thiết bị và dụng cụ phòng thí nghiệm .......................................... 16
2.5.2.Môi trường và hóa chất .................................................................. 17
2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 19
2.6.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ................................................... 19
2.6.2. Phân lập vi khuẩn A.hydrophila .................................................... 19
2.6.3. Phương pháp xác định một số đặc điểm sinh vật học của các chủng
A.hydrophila phân lập được ........................................................ 21
2.6.4. Xác định các yếu tố của gây bệnh của các chủng vi khuẩn A.
hydrophila phân lập được ........................................................... 24
2.6.5. Phương pháp xác định độc lực và khả năng gây bệnh của các chủng
vi khuẩn A. hydrophila phân lập được ........................................ 26
2.6.6. Phương pháp tách độc tố ............................................................... 27

2.6.7. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn A. hydrophila phân lập được ............................. 28
2.6.8. Phương pháp xử lí số liệu ............................................................. 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29

3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch tễ bệnh xuất huyết trên cá chép tại 1
số điểm nuôi cá ở 1 số huyện của tỉnh Lạng Sơn ....................... 29
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Aeromonas spp. gây bệnh trên cá chép 31
3.3. Kết quả xác định điều kiện nuôi cấy thích hợp và khả năng gây dung
huyết của vi khuẩn A. hydrophila ............................................... 38
3.3.1. Nhiệt độ và thời gian nuôi cấy ...................................................... 38
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng gây dung huyết
thạch máu của vi khuẩn A. hydrophila ....................................... 41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

3.3.3. Ảnh hưởng của độ pH đến khả sinh trưởng của vi khuẩn A.
hydrophila ................................................................................................ 42
3.3.4. Ảnh hưởng của độ mặn (NaCl) đến khả sinh trưởng của vi khuẩn A.
hydrophila ..................................................................................... 44
3.3.5. Kết quả xác định độc lực của các chủng A. hydrophila phân lập được
trên động vật thí nghiệm ............................................................... 45
3.4. Kết quả xác định các gen độc tố của các chủng A. hydrophila gây bệnh
cho cá chép .................................................................................... 47
3.5. Khả năng gây bệnh cho cá chép của chủng vi khuẩn phân lập ........ 48
3.5.1. Kết quả gây nhiễm cá bằng độc tố Aerolysin ............................... 49

3.5.2. Gây nhiễm bằng vi khuẩn ............................................................. 50
3.6. Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi
khuẩn A. hydrophila phân lập được ........................................... 51
3.7. Kết quả điều trị thử nghiệm điều trị bằng kháng sinh...................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

(-)

: Âm tính

(+)

: Dương tính

A. hydrophila

: Aeromonas hydrophila

ATC


: Aerolysin Cytotoxic enterrotoxin

BHI

: Brain Heart Infusion

BXH

: Bệnh xuất huyết

KIA

: Kligler Iron Agar

LB

: Lysogeny Broth

LPS

: Lipopolysacharide

Môi trường LB

: Môi trường Luria-Bertani

Môi trường TSA

: Môi trường tryptone casein soy agar


MRS

: DE MAN, ROGOSA, SHARPE

NF - Kb

: Nuclear Factor-kappa B

PBS

: Phosphate buffer saline

PCA

: Plate count agar

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PE

: Polyethylene

TTSS

: Type III secretion system

VAC


: Vườn ao chuồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Điều tra tình hình cá mắc bệnh xuất huyết tại các ao nuôi ..... 30
Bảng 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn A. Hydrophila .............................. 33
Bảng 3.3. Một số đặc tính sinh vật học điển hình của vi khuẩn A.
hydrophila phân lập được trên cá chép ................................. 35
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng sinh trưởng
của vi khuẩn A. hydrophila chủng C5 .................................. 39
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng sinh trưởng
của vi khuẩn A. hydrophila chủng C8 .................................. 40
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng gây dung
huyết thạch máu của vi khuẩn A. hydrophila C5 và C8 ....... 41
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của pH lên khả năng sinh trưởng và phát triển của
vi khuẩn ................................................................................. 43
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của nồng độ muối lên khả năng sinh trưởng và phát
triển của vi khuẩn A. hydrophila........................................... 45
Bảng 3.9: Kết quả xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn A.
hydrophila trên chuột bạch ................................................... 46
Bảng 3.10. Đặc điểm hai cặp mồi sử dụng phát hiện các gen độc tố của vi
khuẩn A. hydrophila gây bệnh trên cá chép.......................... 47
Bảng 3.11. Kết quả gây nhiễm vi khuẩn A. hydrophila Chủng …. (số cá
gây nhiễm 30 con/một thí nghiệm về nồng độ ..................... 51

Bảng 3.12: Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
vi khuẩn A. hydrophila phân lập được .................................. 52
Bảng 3.13: Kết quả thực nghiệm phác đồ điều trị .................................. 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
Hình 3.1: Mổ khám cá chép nghi nhiểm vi khuẩn A. hydrophila ......... 29
Hình 3.2. Hình thái khuẩn lạc vi khuẩn A. hydrophila mọc trên môi trường
thạch máu .............................................................................. 33
Hình 3.3. Hình dạng vi khuẩn A. hydrophila ở vật kính 100X ............... 36
Hình 3.4. Kết quả phản ứng KIA trên thạch nghiêng của vi khuẩn A.
hydrophila phân lập được .................................................. 37
Hình 3.5. Kết quả phản ứng sinh Indol của vi khuẩn A. hydrophila phân
lập được................................................................................. 37
Hình 3.6: PCR phát hiện hai gen độc tố Aer và Hyl của vi khuẩn A. hydrophila 48
Hình 3.7: Hình ảnh kết tinh độc tố .......................................................... 49
Hình 3.8. Kết quả đánh giá tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn A.
hydrophila phân lập từ cá chép bệnh ................................ 53
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1: Tỉ Lệ các ao có cá mắc bệnh tại 3 huyện của tỉnh Lạng
Sơn .................................................................................... 31
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ phân lập vi khuẩn A. hydrophila từ các mẫu bệnh phẩm
lấy tại Lạng Sơn ................................................................ 34

Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng sinh trưởng
của vi khuẩn A. hydrophila chủng C5 .............................. 39
Biểu đồ 3.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến khả năng sinh trưởng
của vi khuẩn A. hydrophila chủng C8 .............................. 39
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của pH lên khả năng sinh trưởng và phát triển của
vi khuẩn A. hydrophila ..................................................... 43
Biều đồ 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ muối lên khả năng sinh trưởng và
phát triển của vi khuẩn A. hydrophila............................... 44
Biểu đồ 3.7: Hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh xuất huyết trên cá chép
nuôi tại tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thủy sản Việt Nam được xem là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn là ngành sản xuất hàng hóa lớn đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế với kim
ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 6,72 tỷ USD (Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của
Tổng cục Thủy sản). Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp
tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu
quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao
động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven
biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo
vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc.
Ở nước ta nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã có từ lâu đời, với nhiều
đối tượng nuôi truyền thống được nuôi phổ biến như: cá trắm, cá trôi, cá mè,

cá chép, cá rô phi,… cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao hồ, đầm,
ruộng, lồng bè, là loài cá cho giá trị kinh tế cao, thịt cá thơm ngon được nhiều
người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều
cho năng suất và hiệu quả rất cao. Người dân chủ yếu nuôi xen ghép các đối
tượng này theo mô hình VAC hoặc nuôi lồng theo quy mô nhỏ để cung cấp
nguồn thực phẩm trong gia đình hay trong một vùng nhỏ.
Lạng Sơn có diện tích mặt nước tự nhiên là 8.545ha, trong đó có 1300 ha
có thể sử dụng đưa vào nuôi trồng thủy sản. Có 03 hệ thống sông chính là: sông
Kỳ Cùng, sông Thương, sông Ngắn Quảng Ninh; hệ thống các hồ đập được quan
tâm đầu tư hiện trên địa bàn có 271 hồ chứa, 692 đập, 96 trạm bơm điện, bơm
thủy luân và có khoảng 2.340 công trình tiểu thủy. Nghề nuôi trồng thủy sản của
Lạng Sơn cũng nhờ đó mà ngày càng phát triển, theo số liệu của trung tâm thủy
sản Lạng Sơn từ năm 2006 đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản được mở rộng,
duy trì từ 900ha lên 1191ha, sản lượng thủy sản liên tục tăng, năm sau lớn hơn
năm trước: năm 2006 là 1151 tấn; năm 2008 là 1136 tấn, năm 2013 là 1300 tấn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

năm 2015 là 1500 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản hàng năm đều tăng: năm 2006 đạt
23.973 triệu đồng, 2007 đạt 27.506 triệu đồng, năm 2010 đạt 37.316 triệu đồng,
năm 2013 đạt 43.340 triệu đồng, năm 2015 đạt 47.688 triệu đồng. Với các loại cá
được nuôi chủ yếu là trắm cỏ, rô phi, chép lai…
Cùng với sự tăng trưởng của ngành nuôi trồng thuỷ sản và nghề nuôi cá
nước ngọt nói riêng, dịch bệnh trên cá ngày một gia tăng, ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của
người tiêu dùng. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trên cá, có thể do virut, vi

khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh
khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm sự phát triển và mở rộng sản xuất
trong nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ
vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao , hồ, sông rạch) và nói
chung các vi khuẩn này được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp hoặc tác nhân
gây bệnh cơ hội. Trong các nghiên cứu về dịch bệnh trên cá, xác định được vi
khuẩn gây bệnh chủ yếu là những vi khuẩn Gram âm như: A. hydrophila, A.
sobria, Pseudomonas, Vibrio,…
Vi khuẩn A. hydrophila là tác nhân gây bệnh xuất huyết đốm đỏ trên hầu
hết các loài cá nuôi ở nước mặn, ngọt và lợ với tỷ lệ chết cao. Vấn đề đặt ra là,
cần có sự hiểu biết về các đặc tính sinh học của vi khuẩn này để đưa ra các biện
pháp ngăn ngừa tác hại của bệnh, vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Phân lập và nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Aeromonas
hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá chép và biện pháp điều trị”
2. Mục đích của để tài
- Nắm được tình hình dịch tễ của bệnh xuất huyết trên cá chép do vi
khuẩn A. hydrophila tại Lạng Sơn
- Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh trên
cá chép

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

- Xây dựng biện pháp điều trị bệnh góp phần nâng cao hiệu quả nghề
nuôi cá
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Bổ sung những hiểu biết khoa học cơ bản về đặc điểm dịch tễ học của
bệnh xuất huyết trên cá chép.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu cho những nghiên
cứu về A. hydrophila trên cá chép nói riêng và trên thủy sản nói chung
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả là cơ sơ khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng và
điều trị bệnh xuất huyết trên cá chép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh do vi khuẩn A.hydrophila
1.1.1. Tình hình trên thế giới
Dịch bệnh do vi khuẩn Aeromonas spp di động đã xuất hiện rộng rãi và
khá phổ biến vào thế kỷ XIX.
Năm 1891, Sanarelli đã có nghiên cứu đầu tiên về sự bùng nổ dịch bệnh
này ở cá chình. Ban đầu, nguyên nhân gây bệnh được phỏng đoán do các vi
sinh vật gây ra hoặc do vi khuẩn Vibrio anguillarum. Sau đó, Schaperclaus
(1929) [79] đã mô tả bệnh này xuất hiện ở cá chép với dấu hiệu bệnh lý là chứng
sưng lên của bụng và ông phân lập được loài vi khuẩn gây bệnh là Bacterium
punctatum. Trong khi đó, Toranzo và cs. (1989) [87] đã tìm thấy A. sobria khi
dịch bệnh này bùng nổ trên cá Mòi dầu hay cá Hồi nước ngọt. Vào lúc đó, một
hướng nghiên cứu khác đưa ra nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phù trên cá chép

được xem là do virus và vi khuẩn A. hydrophila (trước đây là B. punctatum) là
tác nhân thứ cấp gây ra bệnh (Phạm Công Hoạt, 2012)[12].
1.1.2. Tình hình trong nước
Năm 972-1973, bệnh lở loét được phát hiện trên cá lóc ở An Giang và
Đồng Tháp. Năm 1975, bệnh đốm đỏ đã thấy xuất hiện đầu tiên tại Đồng Bằng
sông Cửu Long với mức độ nhẹ nhưng đến năm 1983 bệnh đã bùng nổ thành
dịch bệnh lở loét. Dịch bệnh đã lan rộng khắp các vùng sông Tiền, sông Hậu,
sông Đồng Nai, sông Sài Gòn với tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh từ 60% - 70% (Đỗ Thị
Hòa và Nguyễn Thị Muội, 2004) [10].
Từ năm 1986 đến 1997, bệnh xuất huyết đốm đỏ đã xuất hiện và bùng
nổ trở thành dịch bệnh cho cá trắm cỏ nuôi lồng. Trong năm 1997, có khoảng
4.000 trong số 5.000 lồng nuôi cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ gây thiệt hại khoảng
500.000 USD (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I., 1998, trích dẫn bởi
www.fistenest.gov.vn cập nhật ngày 31/10/2008). Những thiệt hại này không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân mà còn để lại những
hậu quả không nhỏ về kinh tế trong khu vực.
Năm 1994 đến 1998, bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các ao nuôi cá trắm cỏ
bố mẹ, ao nuôi thương phẩm. Năm 1999 đến nay, dịch bệnh vẫn xảy ra hằng
năm với mức độ khác nhau trên nhiều địa phương, gây thiệt hại nặng nề cho
nghề nuôi cá trắm cỏ (Phạm Công Hoạt, 2012) [12].
Năm 1999-2001 nhóm tác giả Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Hà, Kim Văn
Vạn, Phạm Thị Yên, Trần Thị Kim Chi [33] thuộc Viện Nghiên Cứu Nuôi

Trồng Thủy Sản I đã tiến hành nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh đốm đỏ
trên cá trắm cỏ với kết quả cho thấy A. hydrophila, A. caviae chính là tác nhân
gây bệnh.
Trước tình hình thời tiết đầu năm 2009 diễn biến phức tạp: nhiệt độ thấp
cộng mưa phùn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn, một số vi sinh
vật có hại ở đáy ao phát triển mạnh và xâm nhập vào mang, da, hệ tiêu hoá của
cá để gây ra bệnh xuất huyết làm cá chết hàng loạt, tỷ lệ chết cao đặc biệt nguy
hiểm đối với cá chép, cá thịt chiếm 30-70%, cá giống chiếm 100% (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm 2009) [28].
1.2. Một số đặc điểm về vi khuẩn A. hydrophila, gây bệnh xuất huyết trên cá chép
* Phân loại vi khuẩn Aeromonas hydrophila:
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Aeromonadales
Họ: Aeromonadaceae
Giống: Aeromonas
Loài: A. hydrophila
1.2.1. Đặc điểm vi khuẩn A. hydrophila
A. hydrophila là vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá, còn có tên gọi
khác là bệnh đốm đỏ, hoặc bệnh lở loét trên cá. Nó thường tìm thấy trong các
khu vực có khí hậu ấm, ngoài ra chúng ta còn tìm thấy trong muối tươi, biển và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

nơi cửa sông, được phân lập từ người và động vật. Vi khuẩn này có khả năng
gây bệnh trên cá, người và động vật lưỡng cư như ếch, thằn lằn, cá sấu (Trust

và cs., 1974) [88].
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái
Nhận dạng về đặc điểm hình thái vi khuẩn A. hydrophila là rất cần thiết
cho việc chuẩn đoán trong phòng thí nghiệm vì có sự khác biệt trong dịch tễ
học, kháng sinh và tính nhạy cảm lâm sàng có thể có ý nghĩa giữa các loài.
Ngoài ra đó còn là một điều cần thiết để biết được sự tiến hóa của các loài
Aeromonas di động, có ý nghĩa trong quá trình tiến hóa của loài A. hydrophila
thuộc nhóm vi khuẩn gram (-), thân thẳng, dạng hình que ngắn và kết thúc bằng
hai đầu tròn, di động được nhờ có một tiên mao, không có khả năng hình thành
bào tử. Vi khuẩn có kích thước 0,5 x 1- 1,5 μm. Chính nhờ cấu trúc của vi
khuẩn như vậy, đã dẫn đến kết quả của những phản ứng sinh hóa, những phản
ứng được thực hiện với mục đích giám định vi khuẩn mà ta đã tìm và phân lập
được (Von Gravenitz và cs.,1968) [91].
Vi khuẩn A. hydrophila cũng giống như những vi khuẩn khác, trên mỗi
môi trường nuôi cấy khác nhau sẽ có hình thái khuẩn lạc khác nhau, thể hiện
đặc tính khác nhau (Boulanger và cs., 1977) [42].
Trên môi trường đặc hiệu - môi trường thạch máu có bổ sung kháng sinh
ampicilin và máu cừu, khuẩn lạc mọc trên môi trường này có màu trắng đục,
kích thước 0,5-1cm, có khả năng gây dung huyết trên thạch máu do cơ chế độc
lực của nó, tạo aerolysin Cytotoxic enterrotoxin (ATC) phá hủy các tế bào hồng
cầu tạo nên các vòng sáng trắng trên bề mặt thạch (kiểu dung huyết beta) hoặc
vòng sáng có ánh xanh (kiểu dung huyết alpha). (Allan và cs., 1981) [37].
Còn trên môi trường Rimsof khuẩn lạc có màu vàng trên nền thạch
xanh. Trên môi trường không đặc hiệu TSA, khuẩn lạc có màu vàng đục.
Trên môi trường LB khuẩn lạc bóng, trong, có màu nâu nhạt (Baba và cs.,
1988) [40].
1.2.1.2. Đặc điểm sinh học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7

A. hydrophila là một trong 6 loài vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm nhất trong
họ Aeromonas di động, nó có thể tồn tại và phát triển trong bất cứ môi trường
nào, dù đó là môi trường hiếu khí hay môi trường kị khí, có thể là môi trường
nước ấm, môi trường nước lạnh. Đặc biệt loài này rất khó bị tiêu diệt, nó có thể
chịu nhiệt rất cao, lên tới 42ºC. Mặc dù bệnh liên quan tới vi khuẩn A.
hydrophila được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với những loài cá nuôi
theo mô hình thâm canh trên quy mô công nghiệp, nhưng nó cũng có thể ảnh
hưởng đến các loài cá nuôi trong tự nhiên ở các hồ, ao, và nó cư trú trong hệ
đường ruột của cá khỏe mạnh (Trust và cs., 1974) [88]. Vi khuẩn này phổ biến
hơn trong môi trường nuôi cá nước ngọt. Nó được tìm thấy cả trong tầng nước
đứng và lớp trên cùng của lớp trầm tích. A. hydrophila có khả năng thích nghi
với môi trường có biên độ về pH rộng, nhiệt độ, độ đục, và độ mặn cao (T. C.
Hazen, 1979) [85]… Nhiệt độ tối ưu có thể phụ thuộc vào các chủng đặc trưng
đã được nghiên cứu, nhưng thường là vào khoảng 25-35oC (Ventura và cs.,
1987) [90].
Theo một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn A. hydrophila có thể sống và
phát triển ở nhiệt độ cao, lên tới 42ºC và ở nhiệt độ thấp như 4ºC nó cũng phát
triển. Đây là loại vi khuẩn gây bệnh trên cá nước ngọt nhưng cũng có khả năng
gây bệnh trên cá nước mặn và cá nuôi ở vùng nước lợ, do đó mà nó có thể tồn
tại trong môi trường có pH 4,5 - 8,5, nồng độ muối là 0,5% - 5%. (Ventura và
cs., 1988) [89].
1.2.1.3. Đặc tính sinh hóa
Davis và cs. (1981) [46] nghiên cứu hoạt tính enzym ngoại bào và thấy,
chủng A. hydrophila có khả năng thủy phân tinh bột, casein, DNA, gelatin, tế
bào máu, huyết thanh,…nhưng không thủy phân xenlulo và pectin.
Nghiên cứu về đặc tính sinh hóa và đặc tính enzym của vi khuẩn thuộc

họ Aeromonas nói chung và A. hydrophila nói riêng, các tác giả đã tìm ra rất
nhiều phương pháp để đánh giá các chỉ tiêu này ví dụ như dùng các phản ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

sinh hóa có khả năng sử dụng đường, sinh khí hay phân giải protein…Một trong
những mục đích của việc làm các phản ứng sinh hóa là để định danh và phân
loại vi khuẩn. Các xét nghiệm sinh hóa này nhằm đánh giá khả năng lên men
đường. phản ứng carbohydrates được thử nghiệm bao gồm gentobiose,
glucamine, glucose1 - phosphat, glucose 6 -phosphate, Inulin, lactulose, Dlyxose, maltotriose, palatinose, se-doheptulose, stachyose, D-tagatose, và
xylitol (Zhang và cs., 2000) [95].
1.2.2. Cơ chế gây bệnh
Có một số bằng chứng cho rằng loài vi khuẩn này có khả năng gây bệnh
bởi một số protein ngoại bào như: aerolysin, lypase, chitinase, amylase,
gelatinase,

hemolysins,

enterotoxin,

caseinase,

elastase,

lecithinnase,


deoxyribonuclease và protease cùng với các chất gây độc cho tế bào, độc tố
đường ruột và chất làm tan máu. Khi tấn công vào cơ thể vật chủ, đầu tiên giống
vi khuẩn gây bệnh này bám vào các tế bào hồng cầu, theo hệ thống tuần hoàn
lây nhiễm trên toàn cơ thể cá. Vi khuẩn gây bệnh sẽ tiết ra enzyme gây rối loạn
quá trình trao đổi chất của tế bào vật chủ. Tuy nhiên người ta vẫn chưa biết
được cơ chế gây ra bệnh cụ thể. Gần đây, người ta đã đề xuất cơ chế gây bệnh
TTSS (Type III secretion system), đã được chứng minh là đóng vai trò quan
trọng trong việc gây ra bệnh của A. hydrophila. TTSS như là những chiếc máy
chuyên tiết ra các protein độc rồi đưa trực tiếp vào tế bào vật chủ. Các yếu tố
này làm phá vỡ tế bào chức năng của vật chủ theo cách có lợi cho sự xâm nhập
của chúng. Trái ngược với cách tiết một cách bình thường thì hệ thống TTSS
được kích hoạt khi tác nhân gây bệnh tiếp xúc với tế bào vật chủ. Độc tố ADPribosylation được tiết ra bởi một số vi khuẩn gây bệnh rồi di chuyển qua TTSS
và đưa vào tế bào vật chủ dẫn đến sự gián đoạn của NK-kB, phá hoại các tế bào
chủ chốt, gây hại cho cytoskeletal và apoptosis (Gado và cs., 1998) [54].
Do cấu trúc và đặc tính của vi khuẩn này phức tạp, khi cùng tồn tại với
vi sinh vật nào đó hoặc khi xâm nhập vào tế bào vi sinh vật, vi khuẩn này sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

gây hại cho vi sinh vật ấy. Khi vào cơ thể vật chủ, đầu tiên nó sẽ đi qua các
mạch máu đến cơ quan đích đã xác định trước, như thận, tim, ruột, gan…rồi
tiết độc tố aerolysin Cytotoxic enterrotoxin(ATC) có khả năng gây bệnh cho
vật chủ. Aerolysin là một chất độc có khả năng gây hư hại tế bào. Vì vậy chúng
được coi là tác nhân gây bệnh cơ hội, nghĩa là chúng chỉ lây nhiễm với những
phản ứng miễn dịch bị suy yếu (Mishra và cs., 1998) [65].
1.3. Yếu tố độc tố và gen gây bệnh

Phát hiện các yếu tố độc tố là một phần quan trọng trong việc phát hiện
khả năng sinh bệnh của vi khuẩn A. hydrophila. Có một số nghiên cứu cho rằng
yếu tố gây bệnh là do các ngoại độc tố như độc tố đường ruột và các enzym
ngoại bào như lipase và các protease. Nhưng kết quả phân tích do các phản ứng
sinh hóa cho thấy không chính xác (Boulanger và cs., 1977) [42].
Vi khuẩn Aeromonas spp có một số độc tố như aerolysin, haemolytic,
độc tố tế bào cytotoxic và độc tố đường ruột enterotoxic. Khi phân tích 15 mẫu
cá đã thấy 6 mẫu chứa độc tố là của vi khuẩn A. hydrophila (40%) và được nuôi
cấy trên môi trường MRS (Ventura và cs., 1988) [89].
Các phản ứng PCR xác định rõ ràng chủng A. hydrophila có khả năng
sản xuất ra gen độc tố aerolysin và có thể đựơc ứng dụng trong các xét nghiệm
độc tính đặc trưng cho các loài Aeromonas có khả năng gây dung huyết (T. C.
Hazen, 1979) [85]. Gen độc tố aerolysin, được tạo ra bởi A. hydrophila là một
protein ngoại bào tan trong nước, có khả năng gây dung huyết. Aerolysin liên
kết với thụ thể SPE-cific glycoprotein trên bề mặt tế bào eukaryot. Các độc tố
aerolysin hình thành lỗ đi qua màng tế bào vi khuẩn như một preprotoxin có
chưa một vài peptit tín hiệu loại bỏ cotraslationally. Do đó protoxin là tiền thân
của proaerolysin (là một protoxin không hoạt động), sau đó được kích hoạt
bằng cách loại bỏ protein của khoảng 25 amino acid của nhóm cacboxy (Davis
và cs., 1981) [46]. Các gen preproaerolysin được nhân đôi nhờ thể truyền
E.coli, và từ đó ta xác định được trình tự của các Nucleotide. Mồi có bản chất
là một oligonucleotide được sử dụng trong phản ứng PCR-để xác định trình tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

gen Aer có độ dài 209-bp. Mồi xuôi và mồi ngược được gọi là aerB và aerC.

Các đoạn mồi được thiết kế bởi sự phân tích của máy tính, bằng các trình tự
của gen Aer đã được công bố. Kết quả của PCR đã cho thấy có sự hoạt động
của gen Aer trong chủng A. hydrophila gây dung huyết theo kiểu betahemolytic (Ventura và cs., 1988) [89].
1.4. Biểu hiện bệnh
A. hydrophila được coi là tác nhân thứ cấp gây bệnh xuất huyết. Gần đây
Huizinga và cs. (1979) [55] xem xét lại nguyên nhân của bệnh xuất huyết và sự
xuất hiện của vi khuẩn A. hydrophila 96% trong số cá bị tổn thương, những tổn
thương bắt đầu bởi enzym của vi khuẩn phân giải gelatin. Tùy thuộc vào các
yếu tố gây độc cũng như sức đề kháng của cá mà biểu hiện bệnh là khác nhau.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của yếu tố nhiễm khuẩn
hoặc nhiễm trùng huyết. Bệnh xuất hiện dưới hai thể, với các triệu chứng khác
nhau:
- Thể nhiễm trùng: thường xuất hiện trên cá chép, trắm cỏ, trê, tai tượng,
... Cá bệnh có dấu hiệu ban đầu là bơi không định hướng, tách đàn, kém ăn hoặc
bỏ ăn, da cá bị sậm màu, cá bị mất nhớt do hệ enzym gelatinase thủy phân
gelatin có trong vẩy cá và trở nên khô (còn gọi là bệnh tuột nhớt). Tỷ lệ chết ở
thể nhiễm trùng máu đối với cá thịt từ 30-70% và có thể đến 100% đối với cá
giống.
- Thể nhiễm trùng toàn thân: các đốm đỏ xuất hiện trên thân cá, gốc vây,
quanh miệng rồi biến thành vết loét ăn sâu vào bên trong, vây bị rách và dần
dần cụt đi, bụng trướng to, xoang bụng bị viêm, chứa nhiều dịch nhầy có mùi
hôi, xuất huyết nặng ở mô mỡ, tuyến sinh dục, ruột, dạ dày và bóng hơi, thuỷ
tinh thể bị đục và lòi ra ngoài, túi mật sưng to, gan đổi sang màu xanh tái, ruột
bị loét.
Cơ quan thường bị ảnh hưởng bởi bệnh này bao gồm các mang, thận,
gan, lá lách, tuyến tụy, và xương cơ bắp (Bach và cs., 1978) [41].
1.5. Nguồn lây bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11

Ao cá, cá bệnh, ếch bệnh, (cũng như ếch nghỉ đông) cùng các loài cá khác,
có thể trở thành nơi ủ bệnh nhiễm trùng. Một số tảo và các loài động vật nguyên
sinh khác nữa (Kawakami và cs., 1978) [60]. Trong nghiên cứu ở hồ chứa,
Huizinga và cs. (1979) [55] tìm thấy mật độ vi khuẩn A. hydrophila khi phân lập
từ các loài cá, rùa, cá sấu, và ốc sên, tôm càng xanh, ngoài ra người ta còn tìm thấy
vi khuẩn này trên người.
* Bệnh trên cá: Bệnh xuất huyết thường gặp trên các đối tượng cá nước
ngọt. Ngoài ra thì một số loài cá nước mặn cũng có thể nhiễm loài vi khuẩn
này. Rahim và cs. (1985) đã phân lập được A. hydrophila trên 5 loài cá nước
lợ, mặn: Anguillaris platosus, Lates calcarifer, Epinephelus megachir, Labeo
ruhita và Serotherodon nilotica.
Osborne và cs. (1989) [70] tìm thấy mật độ Aeomonas di động cao trong
thời gian giữa mùa hè khi chất diệp lục trầm tích phụ và nhiệt độ nước cao nhất,
điều này có vẻ tương quan với nồng độ lớn vi khuẩn trong dạ dày và trên da cá
đối. Các tác giả cho rằng, cá đối ủ mầm bệnh trong ruột và dạ dày. Do đó, ruột
có thể coi là cổng thông tin, là nơi vi khuẩn có thể xâm nhập. Trong điều kiện
căng thẳng, nó có khả năng phát triển bệnh.
- Cá ba sa (Pangasius bocourti): giải phẫu bên trong cho thấy: mô mỡ cá
xuất huyết nặng, gan tái nhợt, mật sưng to và có màu xanh dương, bóng hơi căng
phồng, thận sưng, ruột, dạ dày, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Có trường
hợp 2 đoạn ruột lồng vào nhau (Trần Thanh Phú, 2009) [19].
- Cá trê giống bị bệnh thường tách đàn, nổi đầu và “treo râu”, đầu hướng
lên trên vuông góc với mặt nước (Phạm Công Hoạt và cs., 2011) [11].
- Cá bống tượng da mất hết nhớt, nên còn gọi là bệnh “tuột nhớt” (Phạm
Công Hoạt, 2012) [12].
* Bệnh trên ếch: Bệnh xuất huyết trên ếch và các loài lưỡng cư khác

thường xảy ra vào mùa xuân lúc nhiệt độ nước tăng lên. Sức đề kháng của đối
tượng ở giai đoạn này bị giảm xuống do thiếu máu và các protein huyết tương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

giảm một cách đáng kể sau một thời gian dài mùa đông (Faktorovicha và K.
A., 1969) [52].
* Bệnh ở cá sấu: Khi cá sấu bị nhiễm vi khuẩn A. hydrophila thì có một số
dấu hiệu biểu hiện như: chân bị phù, chậm chạp, bỏ ăn, có dịch trong bao tử, da
chuyển vàng, lách sưng to mềm nhão. Lách xung huyết rất nặng, cũng có nhiều
hạt sắc tố màu nâu vàng, có những vùng hoại tử. Gan bị viêm (tập trung nhiều
bạch cầu), xung huyết và có rất nhiều các hạt sắc tố màu nâu vàng (Trust và cs.,
1974) [88].
* Bệnh ở tôm: Bệnh do vi khuẩn A. hydrophila gây ra ở tất cả các giai đoạn
phát triển của tôm, nhất là tôm phải sống trong môi trường nước bị nhiễm bẩn,
thiếu thức ăn hoặc bị chấn thương cơ học (Paniagua và cs., 1990) [71],.
Tôm bị bệnh đốm nâu thường kém ăn, trên thân xuất hiện các đốm, lúc
đầu có màu nâu, về sau chuyển dần sang màu đen. Vết đen có thể ở thân, mang,
râu, chân... với những hình dạng không nhất định Ogara và cs., (1998) [68].
Tuy vết đen có ở lớp biểu mô ngoài, nhưng lại nằm phía trong của lớp vỏ kitin,
nên mỗi khi tôm lột vỏ các vết bệnh này vẫn không mất đi. Tôm bị nặng thường
gầy yếu, ít hoạt động, nằm im ở đáy ao, râu, chân bị ăn cụt và chết rải rác (gọi
là bệnh hoại tử hay bệnh đốm nâu ở tôm càng xanh) . Bệnh này đã từng gây
thiệt hại không nhỏ ở nhiều địa phương nuôi tôm càng xanh. Những ao nuôi
tôm càng xanh bị bệnh, năng suất giảm từ 20- 30% (Đặng Thị Hoàng Oanh,
2006) [17].

* Bệnh ở người: Con người cũng có thể bị nhiễm loài vi khuẩn này thông
qua các loài thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn này như: hải sản, thịt, cá và thậm chí
trong một số rau củ (De Figueredo và cs,. 1977) [47].
Đặc điểm bệnh do vi khuẩn A. hydrophila gây ra cho người khác với các
loài khác như cá, lưỡng thê. Khi xâm nhập vào người nó gây ra bệnh viêm ruột
và dạ dày. Biểu hiện bệnh lý của nó giống với bị dịch tả, hay một dạng bệnh lí
của viêm dạ dày và ruột, gây ra hiện tượng phân lỏng, kết hợp với máu và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

dịch nhầy. Loài này còn có thể xâm nhập vào não người và gây ra viêm não,
xâm nhập vào biểu mô tạo nên những chỗ viêm, sưng trên da (Von Gravenitz
và cs., 1968) [91].
1.6. Mùa vụ xuất hiện bệnh
Ở Hoa Kì, dịch bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hè, ở
các loại cá nước ấm (Osborne và cs., 1989) [70].
Thời gian mà cá dễ mắc bệnh là vào mùa mưa. Tỷ lệ thiệt hại từ 7-10% .
Vào thời điểm mùa mưa (tháng 9) và thời điểm giao mùa (tháng 11) thì chủng
A. hydrophila có tần suất xuất hiện cao nhất (100%). Vi khuẩn A. hydrophila
gây bệnh trên cá nước ngọt như cá lóc, trê, chép, trắm cỏ, tai tượng, basa, tra,
bống tượng (Bùi Quang Tề, 1998) [22].
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa Xuân và
mùa Thu ở miền Bắc, ở miền Nam bệnh thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa
mưa (giao mùa). Tỉ lệ tử vong do bệnh này ở động vật thủy sản thường từ 3070% (Phạm Công Hoạt, 2012) [12]..
1.7. Cơ chế tạo vacin phòng bệnh cho cá
Loài Aeromonas di động là loài vi khuẩn gây bệnh trên cá, đa dạng về

nhóm kháng nguyên cũng như số lượng kháng nguyên trong cùng một nhóm.
Số lượng kháng nguyên chủ yếu thuộc nhóm kháng nguyên H và O. Ewing và
cs. (1961) [51] miêu tả nhóm kháng nguyên O12 và kháng nguyên H9.
Schachte (1978) [78] chỉ ra rằng, dùng vacxin tiêm hoặc ngâm sẽ thích
sản xuất kháng thể.
Do sự đa dạng về kháng nguyên giữa các nhóm vi sinh mà có những
cách thức bổ sung khác nhau bao gồm việc nghiên cứu phát triển vacxin
tiêm polyvalent, chống lại độc tố ngoại bào (toxoid), và sự phát triển của
loại vacxin tổng hợp của tế bào kháng nguyên với toxoid. Liu (1961) [63]
lưu ý rằng, các hoạt động sinh học của độc tố ngoại bào sinh ra từ vi
khuẩn Aeromonas di động được trung hòa bởi một huyết thanh miễn dịch
duy nhất chống lại vi khuẩn A. hydrophila.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

1.8. Điều trị bệnh xuất huyết ở cá do vi khuẩn A. hydrophila gây ra
1.8.1. Điều trị bằng kháng sinh
Kháng sinh là một trong những nhân tố chủ yếu để kiểm soát A.
hydrophila. Hiệu quả nhất là nhóm furance, sulfonamide, chloramphenical,
neomycin, sulfamethoxazoletrimethoprim, streptomycin, naladixic acid,
oxolinic acid, neomycin và sarafloxacin, rifampicin, oxytetracycline,
cephamycins và moxalactam, ciprofloxacin, amoxycillin và enrofloxacin
(Thune, R. L. và J. A. Plumb, 1982) [86]. Vi khuẩn A. hydrophila cũng nhạy
cảm với các amino acid có nguồn gốc từ hydroximates và H2O2. Mặc dù kháng
sinh kiểm soát được A. hydrophila nhưng ở mức độ nào đó, một nghiên cứu
cho thấy vi khuẩn đã kháng lại các tác nhân hóa trị liệu khi chúng được sử dụng

trong một khoảng thời gian dài . Nhiều dòng A. hydrophila được phân lập đã
có sự đề kháng với các loại kháng sinh ampicillin, carbenicillin, erythromycin,
gentamicin,

penicillin,

tetracycline,

nitrofuradantoin,

ormetoprim-

sulfadimethoxine, sulfamethoxazole-trimethoprim và triple sulfa (Wei Hua
Chu, 2008) [92].
Tỷ lệ kháng lại kháng sinh ngày càng cao đối với nhóm A.
hydrophila được phân lập từ những loài cá nuôi, do áp lực mạnh về việc sử
dụng hóa trị liệu trong nuôi cá công nghiệp. Trong khi đó, những dòng A.
hydrophila được phân lập từ cá tự nhiên thì không có sự kháng lại kháng sinh.
Hơn thế nữa, phần lớn những nhà nghiên cứu đã tìm thấy những plasmid có
tính đối kháng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những dòng
kháng kháng sinh) (Rao và cs.,1977) [76]. Kích thước phân tử plasmid kháng
trong vi khuẩn A. hydrophila từ 3 - 150 Kb. Việc hạn chế sử dụng thuốc để điều
trị vi khuẩn cho cá nuôi để giảm sự phát triển những plasmid kháng trong vi
khuẩn. Do sự kháng lại kháng sinh cao nên khi tiến hành các phương pháp trị
liệu lâm sàng rất khó để kiểm soát những dòng A. hydrophila được phân lập từ
những hệ thống nuôi thủy sản (Kingma, 1978) [61]. Sự phát triển những dòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





15

kháng kháng sinh là do việc sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh và những loại
kháng sinh có hiệu quả cao. Ngoài ra, việc lây truyền những dòng vi khuẩn
kháng kháng sinh đến con người hay động vật trên cạn đang là mối nguy cao
đến sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, việc gia tăng kháng sinh sẽ làm tăng chi phí
trong nuôi trồng thủy sản công nghiệp. Vì vậy việc quan trọng là giảm nguyên
nhân gây bệnh và giảm sử dụng thuốc đến tối thiểu (Zacaria J và cs., 2009)
[94].
1.8.2. Sử dụng chất kích thích miễn dịch
Những chất kích thích miễn dịch được chiết xuất chủ yếu từ thảo dược
như polysaccharide và vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cá để
chống lại A. hydrophila. Ví dụ, sự tăng khả năng miễn dịch của cá Sặc gấm
(Trichogaster trichopterus) bằng cách ngâm cá vào chất chiết xuất từ tảo biển
(aminaran) để chống lại dòng A. hydrophila (có độc lực)(Mittal và cs., 1908)
[66]. Sự gia tăng đường trong huyết thanh, cholesterol, protein tổng số, số lượng
tế bào máu đỏ, hemoglobin và hematocrit đã được tìm thấy trong A.
hydrophila lây nhiễm trên cá Chép sau khi được xử lý với dịch chiết từ lá cây.
Bột của hạt cây thảo dược (Achyranthes aspera) đã được bổ sung vào chế độ cho
ăn đã làm tăng khả năng miễn dịch bẩm sinh và sự kháng lại A. hydrophila ở cá
Chép Ấn Độ (Ventura. M. T. and J. M. Grizzle, 1988) [89].
Một số dịch chiết từ những động vật biển có màng áo như Mực biển
(Ecteinascidia turbinate) để làm tăng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể trên
cá Chình Mỹ (A. rostrata) chống lại A. hydrophila . Một số báo cáo cho thấy
polysaccharide có khả năng tăng đáp ứng miễn dịch của cá chống lại A.
hydrophila như tỷ lệ sống cá Rô Phi và cá Trắm Cỏ khi được tiêm một số
polysaccharide trước khi bị lây nhiễm A. hydrophila (Zhang và cs, 2000) [95].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×