ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ THANH TUYỀN
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ THANH TUYỀN
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ THANH QUÝ
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ "Văn hóa ứng xử của người Việt
trong truyện cổ tích thần kì" là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công
bố trong các công trình khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thanh Tuyền
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA
KHOA CHUYÊN MÔN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới cô giáo - PGS.TS. Ngô Thị Thanh Quý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
và giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu,
Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa học và thực hiện tốt
luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo - những người đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và giúp đỡ em hoàn
thành tốt luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, bạn bè và các
bạn học viên lớp Văn học Việt Nam K22 đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ
tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thanh Tuyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 10
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG
XỬ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT .............................. 11
1.1. Văn hóa ứng xử .......................................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm................................................................................................. 11
1.1.2. Đặc trưng văn hóa ứng xử người Việt ..................................................... 16
1.2. Truyện cổ tích thần kì ................................................................................. 22
1.2.1. Khái niệm................................................................................................. 22
1.2.2. Lịch sử hình thành ................................................................................... 27
1.3. Mối quan hệ giữa truyện cổ tích thần kì người Việt và văn hóa ứng xử.... 30
Chương 2. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG .................. 33
2.1. Ứng xử với tự nhiên.................................................................................... 33
2.1.1. Con người và con vật sống nghĩa tình ..................................................... 35
2.1.2. Thiên nhiên có sức mạnh thần bí ............................................................. 37
2.1.3. Phong tục, tín ngưỡng cúng bái, trừ ma quỷ ........................................... 39
2.2. Ứng xử trong gia đình ................................................................................ 44
2.2.1. Ứng xử giữa những người yêu nhau, giữa vợ chồng............................... 46
2.2.2. Ứng xử giữa anh em ruột ......................................................................... 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
2.2.3. Ứng xử giữa cha mẹ và con cái ............................................................... 50
2.2.4. Ứng xử giữa dì ghẻ/dượng và con riêng, giữa những người con riêng ... 50
2.3. Ứng xử với xã hội ....................................................................................... 51
2.3.1. Ứng xử với vua ........................................................................................ 51
2.3.2. Ứng xử giữa chủ và người làm thuê ........................................................ 52
2.3.3. Ứng xử với làng xóm, người lạ ............................................................... 53
2.4. Ứng xử với bản thân ................................................................................... 53
2.4.1. Ý thức về tiền bạc, địa vị xã hội .............................................................. 53
2.4.2. Ý thức về tình yêu, hạnh phúc ................................................................. 54
2.4.3. Ý thức về ngoại hình ............................................................................... 55
Chương 3. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI VIỆT TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ........... 58
3.1. Xây dựng hình tượng nhân vật ................................................................... 58
3.1.1. Nhân vật trung tâm là con người nhỏ bé, bất hạnh và nhân vật kì tài ..... 58
3.1.2. Nhân vật chính được phân tuyến, có phẩm chất bất biến ........................ 61
3.2. Kết cấu ........................................................................................................ 63
3.2.1. Đặt nhân vật vào tình huống có tính chất thử thách ................................ 64
3.2.2. Kết thúc có hậu ........................................................................................ 68
3.3. Mô típ hóa thân, lột xác .............................................................................. 71
3.3.1. Mô típ hóa thân từ con người thành tự nhiên .......................................... 71
3.3.2. Mô típ lột xác, từ động vật sang con người ............................................. 74
3.3.3. Mô típ hóa thân nhiều lần của Tấm ......................................................... 75
3.4. Yếu tố thần kì.............................................................................................. 76
3.4.1. Nhân vật thần kì mang màu sắc tín ngưỡng, tôn giáo ............................. 76
3.4.2. Chức năng phù trợ, trừng phạt của yếu tố thần kì ................................... 78
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh mối quan hệ giữa con người và
tự nhiên trong truyện cổ tích thần kì người Việt ............................................... 34
Bảng 2.2. Bảng thống kê các tác phẩm phản ánh văn hóa ứng xử gia đình trong
truyện cổ tích thần kì người Việt ....................................................................... 45
Bảng 2.3. Bảng khảo sát tính chất mối quan hệ anh em ruột trong truyện cổ tích
thần kì người Việt .............................................................................................. 48
Bảng 3.1. Bảng thống kê tần số xuất hiện của nhân vật trung tâm nhỏ bé, bất
hạnh trong truyện cổ tích thần kì người Việt..................................................... 59
Bảng 3.2. Bảng thống kê các loại tình huống thử thách trong truyện cổ tích thần
kì người Việt ...................................................................................................... 66
Bảng 3.3. Bảng thống kê các loại phần thưởng cho nhân vật chính diện trong
truyện cổ tích thần kì người Việt ....................................................................... 68
Bảng 3.4. Bảng thống kê tần số xuất hiện của mô típ hóa thân trong truyện cổ
tích thần kì người Việt ....................................................................................... 72
Bảng 3.5. Bảng thống kê chức năng của mô típ hóa thân trong truyện cổ tích
thần kì người Việt .............................................................................................. 73
Bảng 3.6. Bảng thống kê nguồn gốc nhân vật thần kì trong truyện cổ tích thần
kì người Việt ...................................................................................................... 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian là viên ngọc quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế
hệ sau, là tấm gương phản ánh lối sống, cách cảm, cách nghĩ của con người
trong một thời kì xã hội tới nay chỉ còn là vang bóng. Mỗi thể loại văn học dân
gian đều có đặc sắc riêng về mặt nội dung cũng như phương thức thể hiện.
Trong đó, truyện cổ tích thần kì là một tiểu loại của truyện cổ tích phong phú
hơn cả về số lượng và giá trị thẩm mĩ.
Khám phá truyện cổ tích thần kì đưa ta vào thế giới vừa trần thế với hình
ảnh của những con người nhỏ bé, lương thiện vừa kì ảo với những bà Tiên, ông
Bụt. Qua đó, ta thấy được ước mơ đầy nhân đạo của cha ông ta về một thế giới
công bằng cho những con người thấp cổ bé họng; ước mơ sung túc, hạnh phúc
cho những mảnh đời bất hạnh. Những khát vọng đó đến nay vẫn là những vấn
đề nhức nhối của xã hội hiện đại. Chính vì vậy, hàng nghìn năm qua đi, những
câu chuyện cổ tích thần kì vẫn luôn tạo sức hấp dẫn không chỉ với các em nhỏ
mà cả người lớn, là nguồn đề tài chưa bao giờ vơi cạn cho các nhà nghiên cứu.
Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa, phản ánh một cách sinh
động văn hóa sản xuất vật chất lẫn đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, lễ
hội, tín ngưỡng … của con người trong một thời kì lịch sử, xã hội nhất định.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu văn học dân gian ít nhiều chúng ta phải quan
tâm đến mặt này hoặc mặt khác của văn hóa. “Con người với tính cách là một
thực thể văn hóa bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ cơ bản: quan hệ
với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân
mình” [70, tr.18]. Cách con người ứng xử với các mối quan hệ sẽ chi phối các
phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Chính vì vậy, việc
vận dụng tri thức văn hóa học đặc biệt là văn hóa ứng xử vào để nhận diện và
giải mã các tín hiệu nghệ thuật là điều cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong đó, dân tộc Kinh hay còn
gọi là người Việt là tộc người có số lượng cư dân đông đúc nhất, chiếm trên
80% dân số Việt Nam. Người Việt sinh sống ở khắp các tỉnh thành nước ta.
Trong quá trình hình thành và phát triển, người Việt đã xây dựng lên một hệ
thống các giá trị vật chất và tinh thần to lớn, quý báu trong đó phải kể sản phẩm
tinh thần đó là truyện cổ tích thần kì.
Truyện cổ tích thần kì được hình thành trong thời kì chuyển từ xã hội
nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Chính vì vậy, truyện cổ tích thần kì phản
ánh văn hóa ứng xử của con người trong chế độ xã hội mới tồn tại nhiều mâu
thuẫn, bất công. Nghiên cứu Văn hóa ứng xử của người Việt trong truyện cổ
tích thần kì sẽ giúp chúng ta ngược thời gian để sống trong không gian sinh
thành của thể loại này, giúp ta hiểu rõ hơn về các giá trị truyền thống tốt đẹp
của người Việt đã được định hình qua bao thế hệ. Từ đó, chúng ta có thêm bài
học cho vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển dân sinh, giải quyết các mâu
thuẫn gia đình, xã hội, định hướng phát triển nhân cách cho giới trẻ…trong thời
kì hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu truyện cổ tích thần kì dước góc nhìn văn
hóa ứng xử giúp chúng ta thấy được sự giao lưu, tiếp nhận văn hóa khu vực và
thế giới phù hợp với thuần phong, mĩ tục của người Việt. Như vậy, có thể
khẳng định nghiên cứu Văn hóa ứng xử của người Việt trong truyện cổ tích
thần kì là một hướng đi hứa hẹn nhiều thành quả mới, không chỉ có ý nghĩa cả
về mặt văn hóa, văn học mà còn có ý nghĩa về mặt giáo dục.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài: Văn hóa ứng xử của người Việt trong truyện cổ tích thần kì với hi vọng
mở ra một hướng mới cho cách tiếp cận truyện cổ tích nói chung cũng như
truyện cổ tích thần kì nói riêng; phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn,
giảng dạy truyện cổ tích thần kì ở các bậc học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử
Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Các nhà nghiên cứu đã chú ý tới rất
nhiều phương diện khác nhau của văn hóa từ văn hóa vật chất đến văn hóa
tinh thần, từ văn hóa vùng miền đến văn hóa quốc gia, văn hóa nội sinh đến
văn hóa có tính chất ngoại lai…Trong đó, chúng tôi chú ý đến các cuốn giáo
trình có tính chất nền tảng như: Việt Nam văn hóa sử cương (Đào Duy
Anh); Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm); Cở sở văn hóa Việt
Nam (Đặng Đức Siêu); Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng); Cơ sở
văn hóa Việt Nam (Chu Xuân Diên); Con người, môi trường, văn hóa
(Nguyễn Xuân Kính); Bản sắc văn hóa Việt Nam (Phan Ngọc)…
Trong các cuốn sách và giáo trình trên, các nhà nghiên cứu đều đưa ra
khái niệm văn hóa và văn hóa học; phân biệt văn hóa với văn hiến, văn vật; chỉ
ra chức năng của văn hóa trong đời sống con người. Bằng việc đối chiếu với
lịch sử hình thành quốc gia, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra tiến trình phát triển
văn hóa Việt Nam và quá trình giao lưu với văn hóa khu vực và thế giới. Trên
cơ sở đó, các tác giả phân tích, lí giải đặc trưng của văn hóa Việt Nam trên các
mặt: Văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống tập thể, cá nhân và văn hóa
ứng xử. Riêng về phương diện văn hóa ứng xử, hầu hết các nhà nghiên cứu đều
có cùng quan điểm với Giáo sư (GS) Trần Ngọc Thêm: “Cộng đồng chủ thể
văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên
(thiên nhiên, khí hậu…) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia khác)”...
“Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai tác
động của chúng (tạo nên hai vị thế): tận dụng môi trường (tác động tích cực)
và ứng phó với môi trường (tác động tiêu cực)” [67, tr.16].
Ngoài các cuốn giáo trình có tính chất nền tảng trên, còn có nhiều công
trình nghiên cứu về các mặt khác nhau của văn hóa ứng xử của người Việt như:
Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình (Nguyễn Văn Lê), Văn hóa ứng xử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
các dân tộc Việt Nam (Lê Như Hoa), Văn hóa ứng xử truyền thống của
người Việt (Lê Văn Quán), Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã
hội (Lê Minh), Văn hóa gia đình Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh), Tâm lí học ứng
xử (Lê Thị Bừng)…
2.2. Một số công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa và truyện cổ
tích thần kì
Hiện nay, có hàng nghìn công trình nghiên cứu khác nhau về truyện cổ
tích thần kì. Sau đây, chúng tôi tổng quát một số cuốn giáo trình, chuyên khảo,
luận văn, luận án, bài báo…tiêu biểu.
* Giáo trình
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng những cuốn giáo trình có tính chất cơ sở
về văn học dân gian, trong đó có truyện cổ tích và truyện cổ tích thần kì, được
một số trường đại học lựa chọn làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên như: Văn
học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên), Văn học dân gian Việt
Nam (tập 2) của Hoàng Tiến Tựu, Văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn
Bích Hà, Văn học Việt Nam của Phạm Thu Yến (chủ biên), Văn văn học dân
gian Việt Nam của Vũ Anh Tuấn (chủ biên)…Các tác giả đều nghiên cứu truyện
cổ tích và truyện cổ tích thần kì trên phương diện thể loại: khái niệm, lịch sử
hình thành, cách phân loại, những đặc trưng về nội dung và nghệ thuật.
* Chuyên khảo
Nguyễn Việt Hùng có công trình Sự tích Vọng phu và tín ngưỡng thờ
Đá ở Việt Nam đã lí giải, phân tích cụ thể mối liên hệ giữa một câu chuyện cổ
tích đầy cảm động về tình nghĩa anh - em, vợ - chồng với tín ngưỡng dân gian
“thờ đá” có từ thời nguyên thủy.
Nguyễn Bích Hà với công trình: Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ
trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á và Truyện Ông Ngâu - Bà Ngâu ở
Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản đã lí giải sự tương đồng và dị
biệt giữa truyện của Việt Nam với những truyện có cùng cốt kể của Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, chỉ ra nguồn gốc của một số mô típ là kết quả của
quá trình giao lưu chọn lọc và sáng tạo không ngừng. Chúng ta dễ nhận thấy
màu sắc Phật giáo huyền bí của Ấn Độ qua nhân vật “cô Tiên”, “ông Bụt”,
bóng dáng của Trung Hoa trong Ông Ngâu - Bà Ngâu…
Cao Huy Đỉnh trong bài: Đề tài dũng sĩ giết đại bàng cứu người đẹp
trong một số truyện cổ Đông Nam Á đã chỉ ra những tác phẩm có cốt truyện
tương đồng với Thạch Sanh ở Việt Nam như truyện Xinxay của Lào; truyện
Xanxônky và Kakê của Campuchia; Ramayana của Ấn Độ; truyện Bồ tát diệt
rồng, cứu vợ trong Lục độ tập kinh của nhà Phật. Tất cả các truyện giống nhau
về cốt truyện, đều xoay quanh bộ ba “dũng sĩ - đại bàng - người đẹp” chỉ khác
nhau về tên nhân vật, địa điểm. Cao Huy Đỉnh giải thích nguyên nhân của hiện
tượng trên là do điều kiện sinh hoạt nguyên thủy của các nước khá giống nhau,
do kết quả của quá trình giao lưu văn hóa và truyền bá đạo Phật. Tuy nhiên với
mỗi nền văn hóa khác nhau lại sản sinh ra cho mình những hình tượng anh
hùng thời đại khác nhau [18, tr.84 - 93].
* Luận văn, luận án
Lê Thị Xuân Liên với luận văn Sự tích Đầu rau và phong tục thờ cúng
vua Bếp ở Việt Nam đã lí giải truyện Ông Đầu Rau dưới góc độ của phong tục
học, mối quan hệ giữa truyện cổ tích thần kì với phong tục cúng Táo quân được
người Việt duy trì đến tận ngày nay.
Nguyễn Thị Nhung có công trình Tìm hiểu mô típ người hóa thân
thành các loại thực vật thuộc kiểu truyện người hóa vật trong kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam đã phân loại và lí giải các kiểu mô típ người hóa thân
thành thực vật. Tác giả đi đến kết luận “Sự hóa thân của những nhân vật được
dân gian sáng tạo nên trong các câu chuyện kể nhằm gửi gắm niềm mong ước
lớn lao của mình về một cuộc sống đầy lí tưởng. Đó là cuộc sống mà cái thiện,
cái tốt sẽ chiến thắng, kẻ xấu phải bị trừng trị, con người sống với nhau trong
tình nghĩa yêu thương không còn chế độ người bóc lột người…” [55, tr.2].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
Đặng Thị Thu Hà qua luận văn Kiểu truyện người lấy vật và sự phản
ánh chủ đề phong tục trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam đã khẳng
định người lấy vật là kiểu truyện độc đáo, có nguồn gốc cổ xưa, phổ biến trong
kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Đó là một kiểu kết hôn đặc biệt
kết hôn khác loại tuy nhiên người ta chỉ chấp nhận cuộc hôn nhân với vật là
người đội lốt vật.
Nguyễn Thị Thu Hòa có công trình Kiểu truyện hôn nhân anh em ruột
trong kho tàng truyện kể dân gian các dân tộc Việt Nam, đã lí giải nguyên
nhân của sự diễn hóa mô típ hôn nhân anh em ruột từ thần thoại sang cổ tích, để
thấy rằng, hôn nhân huyết tộc trong thần thoại không bị cấm đoán, nhưng đến
thời kỳ cổ tích đây lại là hình thức hôn nhân bị cộng đồng cấm kị.
Nguyễn Thị Dung trong công trình Thế giới nhân vật kỳ ảo trong truyện
cổ tích thần kỳ các dân tộc Việt Nam đã chỉ ra các nhân vật kì ảo trong truyện
cổ tích thần kì có nguồn gốc từ tín ngưỡng (trong thần thoại), tôn giáo (Đạo Phật,
Đạo giáo), nhằm thể hiện ước mơ của nhân dân về một thế giới công bằng.
Nằm trong hàng loạt chuyên khảo nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa
nước ngoài tới truyện cổ tích Việt Nam trong đó có truyện cổ tích thần kì, Trần
Thị Hoài Phương có công trình nghiên cứu Ảnh hưởng của văn hóa Trung
Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt. Luận văn đã chỉ ra “sự ảnh
hưởng của Đạo giáo, của một số truyện kể dân gian, một số quan niệm, phong
tục và điển tích văn học của Trung Quốc” đối với một bộ phận truyện cổ tích
của người Việt trong đó có truyện cổ tích thần kì. Qua đó, tác giả đã “lí giải cội
nguồn văn hóa của một số truyện cổ tích Việt, khẳng định việc tiếp thu linh
hoạt các yếu tố ngoại lai của văn học dân gian Việt Nam và vai trò của giao
lưu văn hóa trong việc làm phong phú, đa dạng nền văn hóa, văn học dân tộc”
[58, tr.11 - 12]. Tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân và biểu hiện sự ảnh hưởng
trong cách xây dựng cốt truyện, nội dung, lựa chọn không gian, thời gian, mô
típ nghệ thuật của một số truyện cổ tích thần kì như: Chử Đồng Tử - Tiên
Dung, Ông Đầu Rau …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Nguyễn Hữu Nghĩa trong công trình Truyện cổ dân gian mang màu sắc
Phật giáo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á nghiên cứu dưới góc độ
so sánh loại hình đã chỉ ra sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa
của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, chi phối đến cách xây dựng cốt
truyện, nhân vật, mô típ của một số truyện cổ.
* Bài báo
Nguyễn Xuân Lạc trong bài viết Thử đề xuất một cách tiếp cận truyện
Tấm Cám theo tinh thần folklore học đã gợi mở cách thức tiếp cận truyện
Tấm Cám dựa trên mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian,
giải mã các tín hiệu nghệ thuật dưới cái nhìn folklore học.
GS. Chu Xuân Diên có bài viết Về cái chết của mẹ con người dì ghẻ
trong truyện Tấm Cám đã vận dụng nhiều kiến thức thuộc các chuyên ngành
khác nhau soi rọi rõ về cái kết của truyện Tấm Cám trong đó có hướng giải
thích theo phong tục, nghi lễ, quan niệm đạo đức của con người trong xã hội
xưa.
Về truyện Trầu cau, GS. Trần Quốc Vượng có bài viết Tục ăn trầu Một nét văn hóa không thể lãng quên của người Việt; Kiều Thu Hoạch có bài
So sánh tip truyện Trầu cau ở Trung Quốc và tip truyện cùng loại ở Việt
Nam và Campuchia, bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyển trầu cau Đông
Nam Á…Hầu hết các tác giả đều khẳng định truyện Trầu cau thể hiện tình
nghĩa anh em gắn bó, tình vợ chồng thủy chung đồng thời khẳng định tục ăn
trầu của dân ta đã được thăng hoa và trở thành mĩ tục mang tính chất đặc thù
của nền văn minh cổ Đông Nam Á.
Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chú ý tới các phương diện khác nhau
của văn hóa ứng xử người Việt trong truyện cổ tích thần kì. Tuy nhiên, đến
hiện nay, vẫn chưa có một công trình nào tổng quát, phân tích lối ứng xử của
người Việt với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính mình được
phản ánh trong truyện cổ tích thần kì. Kế thừa thành quả quý báu của các tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
giả đi trước, chúng tôi xây dựng đề tài Văn hóa ứng xử của người Việt trong
truyện cổ tích thần kì với mong muốn góp một phần vào việc nghiên cứu,
giảng dạy truyện cổ tích thần kì người Việt nói riêng và truyện cổ tích nói
chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện cổ tích thần kì người Việt.
Bên cạnh đó, chúng tôi so sánh với một số thể loại khác của tự sự dân gian để
thấy đặc trưng văn hóa ứng xử người Việt trong truyện cổ tích thần kì.
Hiện nay có rất nhiều tuyển tập truyện cổ tích người Việt do các nhà sưu
tầm biên soạn. Tuy nhiên để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi lựa
chọn tư liệu khảo sát chính là: Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam - phần truyện
cổ tích người Việt do GS. Chu Xuân Diên và GS. Lê Chí Quế biên soạn, Nhà
xuất bản (Nxb) Đại học quốc gia Hà Nội (H) năm 1996. Tuyển tập bao gồm 35
truyện.
Bên cạnh tư liệu khảo sát chính, chúng tôi tham khảo thêm cuốn Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi (2000), Tổng tập Văn
học dân gian người Việt, tập 6, Truyện cổ tích thần kỳ do Nguyễn Thị Huế chủ
biên xuất bản năm 2004.
4. Mục đích nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích thần kì người
Việt trên các mặt: văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử với gia
đình, ứng xử với xã hội và văn hóa ứng xử với chính mình. Mục đích luận văn
hướng tới làm sáng tỏ lối ứng xử trọng tình của người Việt. Qua đó, ta thấy
được cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội cũng như
ước mơ công bằng, giàu sang, hạnh phúc của nhân dân.
Luận văn không chỉ chú ý đến biểu hiện của văn hóa ứng xử người Việt
trong truyện cổ tích thần kì trên phương diện nội dung, mà còn chú ý đến những
biểu hiện trên phương diện hình thức nghệ thuật tác phẩm. Tư tưởng nhân đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8
cùng với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục đã chi phối đến cách xây dựng
các yếu tố nghệ thuật đặc trưng của truyện cổ tích thần kì. Trên cơ sở đó, chúng ta
nhìn nhận rõ hơn về tư duy sáng tạo nghệ thuật của cha ông cũng như những
truyền thống văn hóa ứng xử quý báu nằm dưới lớp ngôn từ.
Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong muốn góp phần vào
việc phát hiện, bảo tồn những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp của người Việt đã
được định hình qua hàng nghìn năm lịch sử và phát huy những giá trị đó trong
xã hội hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê và hệ thống hóa
Phương pháp thống kê là phương pháp giúp chúng ta hệ thống và đánh
giá một cách khách quan tần số xuất hiện của các yếu tố văn hóa ứng xử trong
truyện cổ tích thần kì người Việt, tránh được cảm nhận chủ quan trong nghiên
cứu khoa học.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Từ việc phát hiện, thống kê các yếu tố văn hóa ứng xử được phản ánh
trong truyện cổ tích thần kì người Việt, chúng tôi tiến hành phân tích, giải
thích, đánh giá vai trò, vị trí của các yếu tố đó trong việc xây dựng tác phẩm.
Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra những kết quả chung nhất cho đề tài nghiên cứu.
5.3. Phương pháp liên ngành
Vận dụng linh hoạt các kiến thức văn hóa học, lịch sử học, xã hội học,
tín ngưỡng, tôn giáo… để tìm hiểu những giá trị văn hóa ứng xử truyền thống
của cư dân Việt.
5.4. Phương pháp so sánh
So sánh điểm giống và khác nhau trong cách ứng xử của người Việt
được phản ánh trong truyện cổ tích thần kì với cách ứng xử của người Việt
được phản ánh trong một số thể loại khác như: thần thoại, truyền thuyết… Từ
đó, chúng tôi rút ra những nhận xét và lí giải cụ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được trình bày trong
ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa ứng xử và truyện cổ
tích thần kì người Việt
Chương 2: Văn hóa ứng xử của người Việt trong truyện cổ tích thần kì
nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Văn hóa ứng xử của người Việt trong truyện cổ tích thần kì
nhìn từ phương diện nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ
VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ NGƯỜI VIỆT
1.1. Văn hóa ứng xử
1.1.1. Khái niệm
* Khái niệm văn hóa
Văn hóa là lĩnh vực luôn được các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan
tâm, là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Hiện nay, có hàng trăm
khái niệm về văn hóa. Mỗi tác giả dựa trên góc độ tiếp cận mà có cách nhìn
nhận khác nhau về văn hóa.
Quan niệm của phương Tây, người ta căn cứ vào chiết tự của từ văn hóa,
trong tiếng Anh và tiếng Pháp có từ “culture”, tiếng Đức có từ “kultur”, tiếng
Nga có từ “kultura”, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có từ “cutura”…
Theo nghĩa gốc, tiếng Latinh “cultus animi” có nghĩa là “trồng trọt tinh thần”.
Như vậy, “cultus” được hiểu theo hai cách, một là “gieo trồng”, “canh tác” ở
ngoài đồng tức là nông nghiệp và hai là “nuôi dưỡng, vun trồng, tinh thần, trí
tuệ” tức là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người. Văn hóa gắn liền với loại
hình sản xuất và các giá trị vật chất, tinh thần mà con người tạo ra trong quá
trình sản xuất và phát triển giáo dục đào tạo.
Ở Phương Đông, khái niệm “văn” và “văn hóa” đã xuất hiện ở Trung
Quốc từ rất sớm. Khổng Tử là người đầu tiên dùng từ “văn” với ý nghĩa hình
thức đẹp đẽ để biểu hiện cho lễ, nhạc, cách cai trị, đặc biệt trong ngôn ngữ, trong
giao tiếp và ứng xử của con người với cộng đồng nhân loại. Sau này, “văn” được
hiểu là vẻ đẹp, “hóa” là biến đổi, hai chữ “văn hóa” có nghĩa là biến đổi theo cái
đẹp. Nếu quan niệm về văn hóa của người phương Tây thiên về ứng xử tự nhiên
thì quan niệm văn hóa của người phương Đông thiên về ứng xử xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
Vào nửa cuối thế kỉ XIX, Eduard Burnett Tylor, nhà văn hóa xã hội học
người Anh là người đầu tiên cấp cho văn hoá định nghĩa được chấp nhận một cách
rộng rãi. “Văn hóa là một chỉnh thể phức tạp bao gồm có tri thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và bất kỳ năng lực và thói quen khác
được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” [74, tr.13].
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,
vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội
và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”
Ở Việt Nam, ngành nghiên cứu về văn hóa học phát triển từ khá sớm
với sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu. Tác giả Đào Duy Anh cho rằng
văn hóa là sinh hoạt bao gồm sinh hoạt về kinh tế, chính trị, xã hội đến
phong tục tập quán [2, tr.13].
Vào những năm 1942, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về
văn hóa bao gồm mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị đến tôn giáo, nghệ
thuật:“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích về cuộc sống, loại người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày ăn, mặc, ở cũng như các
phương thức sử dụng. Toàn bộ sáng tạo và phát minh tức là văn hóa. Văn hóa
là tổng thể của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loại
người đã phải sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống mà đòi hỏi của
sự sinh tồn” [76, tr.21].
GS. Trần Ngọc Thêm cũng đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và bao
quát về văn hóa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ có giá trị vật chất và
tinh thần cho con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực
tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội
của mình” [67, tr.25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Mỗi định nghĩa đề cập đến
những khía cạnh khác nhau của văn hóa như: nếp sống, nếp ứng xử, hoạt động
của con người, sự thích ghi với môi trường tự nhiên, xã hội… Từ đó, ta có thể
hiểu: Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
Văn hóa mang dấn ấn của tập thể, dân tộc, cộng đồng, được định hình qua một
quá trình lịch sử lâu dài như: phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối ứng xử, các
chuẩn mực xã hội; nó mang tính ổn định, bền vững và được lưu truyền qua
nhiều thế hệ “vừa là nền tảng của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”. Văn hóa là hệ thống giá trị đã hiện lên thành
nhân cách của cá nhân, dân tộc.
* Khái niệm ứng xử
Theo Hoàng Phê trong Từ điển Tiếng Việt, từ “ứng” có nghĩa là đáp lại,
lên tiếng đáp lại kêu gọi hoặc là mối quan hệ phù hợp tương đối với nhau. Còn
“xử” có nghĩa là hành động theo cách nào đó, thể hiện thái độ với người khác
trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định [57, tr.1353].
Từ góc độ tâm lý, tác giả Lê Thị Bừng đã định nghĩa: “Ứng xử là sự
phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong
một tình huống cụ thể nhất định. Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động
trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể
hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh
nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất”
[4, tr.17]. Trên cơ sở đó, ứng xử được hiểu là cách xử thế nhằm ứng phó với
một hoặc nhiều đối tượng nào đó trong giao tiếp.
Từ góc độ xã hội học, tác giả Đoàn Văn Chúc đề cập đến khái niệm ứng
xử “chỉ sự dính líu nhau của mỗi người, mỗi nhóm người trong cuộc sống xã
hội. Liên hệ xã hội chỉ trở thành hữu hình nắm bắt được mỗi khi con người hay
nhóm người hoạt động như thế nào đấy là khách thể hóa, cụ thể hóa một liên
hệ xã hội. Hoạt động và nói thế nào đấy là ứng xử. “Ứng”: đáp lại, đối lại.
“Xử”: đối đãi [9, tr.61].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
Như vậy, chúng ta có thể hiểu “Ứng xử” là từ ghép gồm “ứng” và “xử”.
“Ứng” là ứng phó, đối phó. “Xử” là xử sự, xử lí…Ứng xử là phản ứng của con
người trước những tình huống cụ thể. Chính vì vậy, ứng xử vừa mang bản chất
tự nhiên, vừa mang bản chất xã hội. Lối ứng xử phụ thuộc vào địa vị xã hội,
kinh nghiệm, vốn văn hóa…của từng người. Khi lối ứng xử được lặp lại ở nhiều
cá nhân trong cộng đồng, phù hợp với chuẩn mực của cộng đồng thì lối ứng xử
đó sẽ trở thành nguyên tắc, chuẩn mực cho cộng đồng người, tạo thành đặc
trưng của tập thể.
* Khái niệm văn hóa ứng xử
Từ khái niệm “văn hóa” và “ứng xử” hình thành lên khái niệm “văn hóa
ứng xử”. Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như:
văn hóa ứng xử trong giao thông, văn hóa ứng xử và giao tiếp trong thư viện,
văn hóa ứng xử trong gia đình, văn hóa ứng xử nơi công sở…
Khổng Tử là một nhà chính trị đồng thời cũng là một nhà giáo dục vĩ đại.
Ông đề cao giáo dục, coi giáo dục là con đường quan trọng nhất để thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Khổng Tử đưa ra mục đích, nội dung,
phương pháp giáo dục rõ ràng. Ngoài dạy về kiến thức để trở thành người nhân
quân tử, Khổng Tử còn dạy học trò mình văn hóa ứng xử với tất cả các đối
tượng, tầng lớp và với chính bản thân mình. Khổng Tử đã chỉ ra năm đức tính
cần có của một người quân tử đó là “Nhân”, “Nghĩa”, “Lễ”, “Trí”, “Tín”.
“Nhân” dăn dạy về cách xử thế giữa con người với con người phải trên cơ sở
tình thương, thứ mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác “Kỷ sở bất
dục, vật thị ư nhân”, mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững,
mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt. Hành động của
người quân tử phải là hành động “Nghĩa” nhằm duy trì đạo lý, lẽ phải. Cách
ứng xử với “Trời” và với bản thân được nói trong phạm trù “lễ” bao gồm:
những phong tục, tập quán, tín ngưỡng thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật;
những quy định có tính chất pháp luật và kỷ luật tinh thần của cá nhân. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
công việc, người quân tử phải giữ chữ “Tín”, nói là làm, "nhất ngôn kí xuất, tứ
mã nan truy". Trong Ngũ thường, phạm trù “Nhân” bao trùm các phạm trù còn
lại. Như vậy, Khổng Tử chỉ bảo cho học trò cách ứng xử để trở thành một
người có đức “Nhân”: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa;
nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn, không
mê tín dị doan song cũng không khinh thường mệnh trời.
Ở Việt Nam, “Văn hóa ứng xử” là đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa ứng xử là cách
ứng xử phù hợp với những quy tắc, chuẩn mực của xã hội, cộng đồng. Tiêu
biểu là quan điểm của GS. Trần Quốc Vượng: “Văn hóa là thế ứng xử, năng
động của một cộng đồng (ứng xử tập thể) hay một cá nhân (ứng xử cá nhân),
đứng trước thiên nhiên xã hội, to nhỏ và đứng trước chính mình. Văn hóa là lối
sống (mode di vie), là nếp sống (train de vie) tập thể và cá nhân” [76, tr.97].
Tác giả Phạm Vũ Dũng đã định nghĩa văn hóa ứng xử dựa trên tư
tưởng xã hội: “Văn hóa ứng xử là hệ thống tinh tuyển những nếp ứng xử,
khuôn mẫu ứng xử, chuẩn mực ứng xử, trong mối quan hệ ứng xử giữa con
người với những đối tượng khác thể hiện qua ngôn ngữ, hành vi nếp sống
tâm sinh lý… trong quá trình phát triển và hoàn thiện đời sống, đã được tiêu
chuẩn hóa, xã hội hóa trở thành chuẩn mực của cá nhân, nhóm xã hội, toàn
bộ xã hội, phù hợp với đời sống xã hội, với đặc trưng bản sắc của văn hóa
dân tộc, một quốc gia… được cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng, toàn bộ xã
hội thừa nhận và làm theo” [16, tr.27].
Tác giả Trần Thúy Anh trong cuốn Thế ứng xử xã hội cổ truyền của
người Việt châu thổ Bắc Bộ qua một số câu ca dao tục ngữ cho rằng: “Văn
hóa ứng xử là toàn bộ những tín điều, truyền thống… hướng dẫn hành xử mà
các cá nhân trong một xã hội được xã hội đó trao truyền bằng nhiều hình thức
học tập” [3, tr.19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
Tác giả Đỗ Hữu Long trong cuốn Tâm lí học với văn hóa ứng xử lại
nhấn mạnh về cả mặt đạo lí và pháp lí trong cách ứng xử. Nghĩa là cách xử
sự của con người vừa phải tuân theo quy định, chuẩn mực đạo đức xã hội,
vừa tuân thủ quy định của Nhà nước: “Văn hóa ứng xử là một hệ thống thái
độ hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người
trên các căn cứ pháp luật và đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của
cộng đồng, của xã hội” [47, tr.73].
Như vậy, ta có thể hiểu “Văn hóa ứng xử” là một hệ thống cách cư xử
của một cá nhân hoặc cộng đồng người được hình thành trong quá trình lịch
sử lâu dài, phù hợp với chuẩn mực xã hội, được xã hội chấp nhận. Văn hóa
ứng xử được thể hiện qua các hành vi, ngôn ngữ, tâm lý… của một cá nhân
hoặc cộng đồng người đối với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội và
với chính bản thân mình.
1.1.2. Đặc trưng văn hóa ứng xử người Việt
1.1.2.1. Văn hóa ứng xử cội nguồn
Nằm ở phía Đông Nam Á, cư dân Việt cổ sớm đã biết tận dụng những
điều kiện thiên nhiên để canh tác, sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước theo
thời vụ. Trong quá trình lao động, con người không ngừng tìm tòi, cải tiến
nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng. Điều kiện sản xuất đã hình thành đặc
trưng tư duy, tâm lí, cách tổ chức xã hội của con người…
Do thời vụ kéo dài, yêu cầu phải thâm canh nên cư dân Việt sống quây quần
bên nhau thành các làng xóm. Họ thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.
Mối quan hệ gắn bó khăng khít lâu đời đã hình thành lối sống trọng tình, trọng
nghĩa. Người Việt có truyền thống nhớ ơn cội nguồn, biểu hiện ở tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, Thành Hoàng làng, những người anh hùng, ông tổ của các làng nghề.
Mặt khác, sản xuất nông nghiệp phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên
cư dân Việt rất coi trọng tự nhiên. Từ xa xưa, cư dân Việt đã biết tận dụng tự
nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình. Ban đầu, con người biết hái lượm, săn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16