Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

So sánh văn hoá thưởng trà của người trung quốc và người việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

__________________________________

CHEN CHENG
(TRẦN THÀNH)

NGHIÊN CỨU SO SÁNH
VĂN HOÁ THƯỞNG TRÀ CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

(Khảo sát tại một số quán trà ở Hồ Bắc - Trung Quốc và Hà Nội - Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SỸ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

__________________________________

CHEN CHENG
(TRẦN THÀNH)

NGHIÊN CỨU SO SÁNH
VĂN HOÁ THƯỞNG TRÀ CỦA TRUNG
QUỐC VÀ VIỆT NAM
(Khảo sát tại một số quán trà ở Hồ Bắc - Trung Quốc
và Hà Nội - Việt Nam)



Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 60220113

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hoài
HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố
trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
CHEN CHENG (TRẦN THÀNH)


LỜI CẢM ƠN

Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của TS Nguyễn Thị Thu Hoài, bản
thân em không thể hoàn thành luận văn này thuận lợi như vậy. Những tài liệu và
hướng dẫn của cô trong quá trình viết luận văn có tác dụng và giá trị rất lớn với em.
Cô còn giúp em liên lạc, giới thiệu các điểm, quán trà thích hợp để em có thể thực
hiện khảo sát điền dã thành công. Qua đây, em xin được gửi lời cảm ơn trân trọng
nhất đến cô Hoài.
Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong khoa Việt Nam học đã nhiệt tình

giảng dạy và truyền thụ kiến thức, giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt 3 năm em học
tập và sinh sống ở Hà Nội. Những kiến thức quý báu không chỉ giúp em có thể
hoàn thành luận văn thuận lợi mà còn tạo nền tảng kiến thức, kinh nghiệm sống
cho em sau này.
Cảm ơn các bạn bè, người thân ở Trung Quốc và Việt Nam đã giúp em trả lời
các câu hỏi khảo sát, phỏng vấn cũng như tìm tư liệu và cung cấp hình ảnh một số
quán trà ở tỉnh Hồ Bắc và một số tỉnh thành khác trong cả nước mà em chưa có
điều kiện thực hiện khảo sát điền dã dân tộc học, nhờ đó làm phong phú thêm
nguồn tài liệu dẫn chứng trong luận văn cũng như làm phong phú thêm vốn kiến
thức của em về văn hoá thưởng trà nói riêng và văn hoá ẩm thực Trung Hoa nói
chung. Đồng thời cũng giúp em hiểu sâu hơn về mối quan hệ giao lưu văn hoá ẩm
thực Trung Hoa-Việt Nam đã kéo dài hàng ngàn năm qua, thấy được tiềm năng
phát triển và hợp tác trong lĩnh vực này của hai nước. Và với riêng em, đó là những
kiến thức vô cùng quan trọng trên con đường lập nghiệp sau này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học viên cùng khóa, đặc biệt là các bạn Việt
Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em tìm tài liệu, chỉnh sửa lỗi sai từ vựng,


ngữ pháp, giúp em dịch và giải thích những thuật ngữ Hán - Việt rất khó trong thời
gian qua. Gần 6 năm học tập và sinh sống ở Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ
và hỗ trợ rất lớn từ các bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quý báu cùng em đi
khảo sát một số quán trà ở Hà Nội, giúp em hiểu rõ hơn về văn hoá thưởng trà của
người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Em sẽ không bao giờ quên
những kỷ niệm đẹp có cùng các bạn trong suốt 6 năm qua.
Cuối cùng em xin chúc cô Hoài cùng các thầy cô, bạn bè luôn luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc!
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2017

CHEN CHENG (TRẦN THÀNH)



PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1

Các câu hỏi khảo sát

84

Phụ lục 2

Phiếu điều tra

86

Phụ lục 3

Danh sách phỏng vấn

89

Phụ lục 4

Ảnh khảo sát và minh hoạ

91


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu ở Trung Quốc
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điền dã dân tộc học
5.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
5.3. Phương pháp so sánh
6. Bố cục của luận văn
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận
1.1.1. Giới thuyết về trà và văn hoá trà
1.1.2. Lý luận về so sánh văn hoá
1.2. Nguồn gốc và lịch sử văn hóa thƣởng trà của Trung Quốc và
Việt Nam
1.2.1. Trà trong “trà thoại”
1.2.2. Trà trong các thư tịch cổ
1.2.3. Trà trong kinh tế thương mại
1.3. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
1.3.1. Quán trà ở Hồ Bắc (Trung Quốc) và ở Hà Nội (Việt Nam)
1.3.2. Đối tượng thưởng trà
Tiểu kết chƣơng 1

1

3
3
5
5
7
9
9
9
9
10
10
11
12
12
13
13
13
13
17
21
21
24
27
30
30
34
36



CHƢƠNG 2: VĂN HÓA THƢỞNG TRÀ CỦA TRUNG QUỐC VÀ
VIỆT NAM QUA MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN TIÊU BIỂU
2.1. Trà loại
2.2. Trà cụ
2.3. Không gian thƣởng trà
Tiểu kết chƣơng 2
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ THƢỞNG TRÀ Ở
TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Văn hóa thƣởng trà trong đời sống xã hội
3.1.1. Vai trò tổ chức và điều chỉnh xã hội
3.1.2. Vai trò giao tiếp
3.1.2. Vai trò giáo dục

38
38
43
51
57
58
58
60
62
66

3.2. Hiện trạng văn hóa thƣởng trà ở Trung Quốc và Việt Nam hiện
nay
3.2.1. Hiện trạng phát triển văn hóa thưởng trà ở Trung Quốc và Việt
Nam


69

3.2.2. Một số đề xuất nhằm phát triển văn hóa thưởng trà ở Việt Nam

74

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

76
78
80
84

2


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1) Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có nền văn hoá ẩm thực phong phú và
lâu đời. Ẩm thực vì thế đã trở thành một trong những nét văn hóa mang đặc trưng văn
hóa của hai quốc gia.
Đối với Trung Quốc, nếu chỉ nói đến văn hoá uống thì không thể không kể đến văn
hoá thưởng trà vì Trung Quốc không chỉ được coi là “quê hương của trà” với lịch sử
trồng trà đã hơn 2000 năm mà còn là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng trà
như một đồ uống thanh nhiệt, giải độc, làm thuốc chữa bệnh… Với lịch sử lâu đời như
vậy về trồng và thưởng thức trà, Trung Quốc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
trà với những tên tuổi lớn như Lục Vũ, Quan Kiếm Bình…

Việt Nam cũng là nước có lịch sử trồng trà lâu đời, có nhiều vùng đất nổi tiếng
với các loại trà ngon như Thái Nguyên, Mộc Châu, Suối Giàng… Trong so sánh với
Trung Quốc, Việt Nam cũng sớm phát hiện nhiều loại trà khác với trà Trung Quốc và
có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một trong những cái nôi lâu đời nhất của cây trà.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về văn hoá trà, nhất là những nghiên cứu liên quan đến
nghệ thuật thưởng trà của người Việt vẫn còn rất ít. Qua quá trình khảo sát điền dã và
thu thập tài liệu, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu vẫn chỉ là ở tầm khái quát,
giới thiệu đơn giản hay các bài báo, phỏng vấn ngắn… thể hiện quan điểm cá nhân
hoặc dành cho những mục đích thương mại (như của các công ty hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực ẩm thực, đồ uống…).
2) Trung Quốc là một quốc gia có văn hóa thưởng trà đã được nâng lên tầm nghệ
thuật. Văn hoá thưởng trà của Trung Quốc vì thế đã có ảnh hưởng đến rất nhiều các
quốc gia, nhất là ở các quốc gia thuộc vùng văn hoá Hán như Việt Nam, Hàn Quốc,
Nhật Bản… Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc có sự tương đồng về nhiều mặt, Trung
Quốc và Việt Nam lại có đường biên giới đất liền tới hơn 1.300 km nên chính do điều
3


kiện địa lý này mà văn hoá thưởng trà của Việt Nam và Trung Quốc có rất nhiều điểm
tương đồng, sự tương đồng thể hiện từ cách thức trồng, chế biến cây trà, đến cả nghệ
thuật, phong cách thưởng trà.
3) Giống như nhiều loại hình văn hoá khác (ví dụ, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục
dân gian…) văn hóa thưởng trà của người Việt Nam và người Trung Quốc có những
nét riêng bên cạnh những nét tương đồng.
Người viết luận văn trong thời gian 6 năm học tập và sinh sống ở Hà Nội đã có
nhiều cơ hội được thưởng thức ẩm thực Việt Nam, nhận thấy dù là văn hoá ăn hay văn
hoá uống thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có rất nhiều điểm tương đồng. Đặc
biệt, do bản thân tác giả cũng là người rất yêu thích nghiên cứu về văn hoá ẩm thực,
dự định sau khi tốt nghiệp về nước sẽ kinh doanh và làm việc trong lĩnh vực ẩm thực
mà trước mắt dự định mở một trà quán như Tâm Trà Quán, Thiên Sơn Trà, Hiên Trà

Trường Xuân, Thảo Trà… ở Hà Nội - Việt Nam hoặc Sở Vận Trà quán (楚韵茶馆);
Lão Trà Phường (老茶坊) ở Hồ Bắc - Trung Quốc để phục vụ các thực khách không
chỉ là người Trung Quốc mà cả người Việt Nam bởi hiện nay, người Việt Nam đến
Trung Quốc học tập, làm việc và sinh sống ngày càng nhiều.
Để thực hiện được mục tiêu này, bản thân tác giả nhận thấy cần phải có sự nghiên
cứu chi tiết, nghiêm túc và toàn diện về văn hoá uống của người Trung Quốc và người
Việt Nam, có như vậy mới có thể hiểu chính xác vị trí và vai trò của văn hoá thưởng
trà trong nền văn hoá Trung Quốc, Việt Nam cũng như sự thay đổi của văn hoá ăn
uống khi có sự du nhập của các loại hình đồ uống, loại hình ẩm thực khác vào xã hội
Việt Nam, Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay (như ở Việt Nam rất
thịnh hành văn hoá cà phê). Bản thân tác giả đã từng tham dự các khoá học trà đạo ở
Trung Quốc và khoá học pha chế cà phê, đồ uống ở Việt Nam. Vì vậy khi lựa chọn đề
tài này, tác giả hy vọng có thể đi sâu nghiên cứu, một mặt đem lại lợi ích thiết thực
cho chính bản thân tác giả, mặt khác cũng sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị cho
4


những độc giả hai nước muốn quan tâm đến văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc
và Việt Nam.
Với những lí do trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh văn hóa
thưởng trà của người Trung Quốc và người Việt Nam(Khảo sát tại một số quán trà
tại Hồ Bắc - Trung Quốc và Hà Nội - Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ Việt
Nam học.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Các nghiên cứu ở Trung Quốc
Trung Quốc từ lâu vẫn được biết đến là một trong những quốc gia có nền văn hoá
ẩm thực phong phú nhất trên thế giới, đặc biệt vẫn được biết đến là quê hương của văn
hoá trà, vì vậy các nghiên cứu về văn hoá thưởng trà ở Trung Quốc là vô cùng đa dạng,
phong phú.
Các nghiên cứu về lịch sử cũng như quá trình phát triển văn hoá trà của người

Trung Quốc phần lớn đều được trình bày theo các giai đoạn của lịch sử (đi cùng với sự
thịnh suy của các triều đại phong kiến). Chẳng hạn như ở Trung Quốc, bên cạnh các
danh tác Trà Kinh; Trà Sử; Trà Thư… thì những bài viết đăng báo, tạp chí khác…
cũng thường thể hiện sự phát triển của văn hoá trà theo lịch đại. Ví dụ như bài Khởi
nguyên của Trà Trung Quốc và sự hình thành văn hoá trà《中国茶的起源和茶文化
的形成》, người viết giới thiệu tiến trình phát triển của văn hoá trà theo trình tự: bắt
đầu xuất hiện từ trước thời Tam Quốc, manh nha vào thời Tấn và Nam Bắc triều, hình
thành vào thời Đường, hưng thịnh vào thời Tống. [Theo 37]
Đặc biệt, Khái quát về nghiên cứu văn hoá trà Trung Quốc《中国茶文化研究概
况》là tạp chí chuyên viết về trà văn hoá có số lượng lớn nhất Trung Quốc, mỗi kỳ
đăng tới 300 trang, mỗi năm đăng 2 kỳ, đến nay đã đăng được khoảng 130 kỳ. Theo
thống kê sơ bộ thì trong vòng 20 năm qua, đã có khoảng 6000 bài đăng tạp chí về văn
hoá trà Trung Quốc, trong đó có tới 3000 bài là các luận văn nghiên cứu. [Theo 38]
5


Những nghiên cứu về văn hoá thưởng trà của Trung Quốc nói chung và nghệ thuật
thưởng trà nói riêng chủ yếu tập trung vào các đề tài như: khái quát về văn hoá trà,
lịch sử văn hoá trà, nghệ thuật trà và trà đạo... Trong đó chú ý nhất phải kể đến tác giả
Lục Vũ (陆羽) với bộ Trà kinh 《茶经》(Trần Quang Đức dịch (2008), Nxb.Văn học
Hà Nội). Đây là cuốn chuyên khảo đầu tiên về trà trên thế giới, được coi là cuốn bách
khoa về trà lâu đời nhất nhà Đường và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến các đời sau
này.
Người viết đã có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức quan trọng sau khi đọc Trà
kinh của Lục Vũ.
Tính đến nay đã có không ít các nhà trà học được người Trung Quốc sùng bái vì
những nghiên cứu và cống hiến cho văn hoá trà của Trung Quốc. Điển hình có thể kể
đến nhà trà học nổi tiếng Trang Vãn Phương (庄晚芳) với rất nhiều công trình chuyên
khảo có giá trị như Tuyển tập luận văn trà học 《庄晚芳茶学论文选集》) (Nxb
Khoa học kỹ thuật Thượng Hải, 1992), Bàn luận trà sử Trung Quốc《中国茶史散论》

(Nxb Khoa học, 1988); Mạn đàm về thưởng trà 《饮茶漫话》(Nxb Kinh tế tài chính
Trung Quốc, 1981).
Các nghiên cứu sau đó như Văn hoá trà Trung Quốc 《中国茶文化》của Vương
Linh (王玲) không chỉ giới thiệu toàn diện lịch sử hình thành, phát triển của văn hoá
trà Trung Quốc mà còn phân tích về tư tưởng hạt nhân và đặc trưng của văn hoá trà
trong Nho, Đạo, Phật từ góc độ triết học. Kể từ khi xuất bản (Nxb.Cửu Châu, 2009)
đến nay, tác phẩm đã nhận được sự hoan nghênh của đông đảo độc giả Trung Quốc.
Một tác phẩm khác, Trà và văn hoá Trung Quốc《茶与中国文化》(Nxb.Nhân
dân Bắc Kinh, 2001) của Quan Kiếm Bình (关剑平) cũng là một cuốn sách tham khảo
có giá trị. Cuốn sách tiếp cận văn hoá trà ở một bình diện khác, đó là đi từ những thiếu
sót trong nghiên cứu lịch sử văn hoá trà trước đó để phân tích, trên cơ sở đó mới phân
6


tích về thói quen và phong tục uống trà đương thời và trong xã hội hiện đại, giúp
người đọc thấy được quá trình phát triển và hoàn thiện của văn hoá trà Trung Quốc.
Tất cả các tác phẩm này đều là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo và
thực tiễn lớn, tạo nền tảng cho những nghiên cứu của người đời sau.
2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Như trên đã nói đến, nghiên cứu về văn hóa thưởng trà của người Việt Nam còn rất
ít ỏi so với lịch sử trồng chè và văn hóa thưởng trà của người Việt. Vì vậy, việc tìm
kiếm tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt cũng như thông tin phỏng vấn của chúng tôi
gặp rất nhiều khó khăn, cho nên những dẫn chứng, tài liệu sử dụng trong luận văn
ngoài những bài viết trên mạng hoặc từ một số sách báo, tạp chí thì phần lớn có được
nhờ phỏng vấn trực tiếp một số gia đình người Việt hoặc chủ các quán trà trong phạm
vi khảo sát ở Hồ Bắc - Trung Quốc và Hà Nội - Việt Nam.
Một số tài liệu có giá trị tham khảo với luận văn có thể kể đến như cuốn Văn hóa
trà xưa và nay do Tổng Công ty chè Việt Nam xuất bản (1997). Cuốn sách chỉ là tập
hợp những bài viết của cá nhân thích trà Việt, điểm lại sự xuất hiện của trà và mới chỉ
bước đầu tìm hiểu về văn hóa trà thế giới.

Cuốn Khoa học văn hóa trà thế giới và Việt Nam của GS Đỗ Ngọc Quỹ (Nxb.Nông
nghiệp, 2008) đã tìm hiểu về lịch sử phát triển văn hóa trà thế giới và Việt Nam, khoa
học sản xuất chè, phong tục tập quán uống chè, công dụng và giá trị tinh thần của trà.
Bản thân GS Đỗ Ngọc Quỹ cũng là nhà nghiên cứu về trà nổi tiếng Việt Nam, giáo sư
đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về trà học, được nhiều nhà nghiên cứu về sau ứng
dụng trong các công trình nghiên cứu.
Không hướng đến mục tiêu duy nhất vào tìm kiếm bản sắc văn hóa trong ẩm thực
Việt Nam, mà đi theo hướng tìm tòi những đặc trưng chung cũng như những nét riêng
của ẩm thực các dân tộc. Đồng thời tiếp cận ẩm thực dân tộc từ góc độ văn hóa chứ
không phải từ góc độ kỹ thuật nấu nướng, cuốn Khám phá ẩm thực truyền thống Việt
7


Nam của Ngô Đức Thịnh (Nxb.Trẻ, 2010) đã chỉ ra, việc tìm hiểu, khám phá bản sắc
văn hóa trong ẩm thực dân tộc và vùng miền là một trong các vấn đề quan trọng của
nghiên cứu ẩm thực.
Đặc biệt, một cuốn sách trùng tên với sách của Trung Quốc là Trà kinh (Nxb.Văn
nghệ, 2006) của tác giả Vũ Thế Ngọc. Tác giả được đánh giá là chuyên gia trong
nghiên cứu văn hoá trà của Việt Nam và là một cuốn sách được tham khảo nhiều trong
các công trình nghiên cứu sau này. Cuốn Trà kinh bên cạnh trình bày và giới thiệu
nguồn gốc, lịch sử của trà Trung Hoa thì còn giới thiệu rất đầy đủ và chi tiết về trà
Việt Nam.
Ví dụ như viết về quá trình truyền bá và phát triển của văn hoá trà Việt Nam, Vũ
Thế Ngọc cũng có những luận điểm khá tương đồng với các nghiên cứu ở Trung Quốc.
Cuốn sách đã giới thiệu theo trình tự: Phát hiện và bắt đầu dùng như đồ uống từ trước
thế kỷ thứ 7, trờ thành một nghệ thuật vào thời Đường (618-907), đạt đến độ tinh tế,
hoàn chỉnh vào thời Tống (960-1280), được dùng và khai thác cho mục đích thương
mại, buôn bán vào thời Minh (1368-1644), tiếp tục được nâng lên thành văn hoá
thưởng trà với trình độ siêu tuyệt cả về trà đạo, trà cụ hay trà phẩm vào thời Thanh
(1644-1911) và phát triển theo nhiều hướng đa dạng, phong phú trong thời hiện đại

ngày nay. Qua Trà Kinh, người đọc đã thấy được những tương đồng và khác biệt nhất
định trong văn hoá thưởng trà của hai nước.
Một số luận văn, luận án, báo cáo khoa học lấy đề tài nghiên cứu về trà Hà Nội
cũng có giá trị tham khảo. Ví dụ như đề tài Trà Hà Nội dưới góc nhìn văn hóa của
Trần Thị Kim Hoa. [Theo 5] Báo cáo cho thấy quá trình phát triển của văn hóa trà Hà
Nội từ truyền thống đến hiện đại, có sự khảo sát thực tế tại một số quán trà ở Hà Nội
và đặt địa điểm nghiên cứu sâu là Lư Trà quán. Qua bài báo cáo này, người đọc đã
thấy được thực trạng phát triển của trà Hà Nội hiện nay và đề ra những giải pháp cho
quá trình phát triển trà Hà Nội. Người viết cũng đã đến khảo sát tại Lư Trà quán

8


nhưng rất tiếc quán hiện nay đã tạm dừng hoạt động, vì vậy chúng tôi đã khảo sát
thêm một số quán khác trên địa bàn Hà Nội như Tâm Trà quán, Thảo trà…
Nhìn chung, những tác phẩm, công trình nghiên cứu về văn hoá trà của người Việt
hầu hết đều thiên về nghiên cứu các nền văn hóa lớn trà trên thế giới như Nhật Bản,
Trung Hoa, rất ít nghiên cứu về trà Việt.
Từ thực tế khảo sát và tổng hợp tài liệu, có thể nói nghiên cứu về văn hóa thưởng
trà của người Việt cần được tiến hành một hệ thống để thấy được quá trình phát triển
cũng như sự thay đổi của nó từ xưa đến nay, một mặt rút ra được những giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần đặc sắc nhất còn được bảo lưu, một mặt có thể bổ sung, phát triển
thêm những giá trị mới trong xã hội hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn đặt ra các mục đích sau:
- Văn hóa thưởng trà của Trung Quốc và Việt Nam: đặc điểm, tương đồng và khác biệt;
- Vị trí, vai trò của văn hoá thưởng trà trong nền văn hóa Trung Quốc và Việt Nam.
- Những thay đổi của văn hoá thưởng trà của người Trung Quốc và Việt Nam từ xưa
tới nay, đặc biệt tập trung vào sự thay đổi trong xã hội hiện đại nhằm thấy được những
giá trị văn hóa truyền thống còn được bảo lưu và những giá trị văn hóa mới được hình

thành khi có sự du nhập của nhiều luồng văn hoá khác (văn hoá phương Tây).
- Giới thiệu kinh nghiệm giữ gìn, khai thác và phát huy giá trị của văn hoá thưởng trà
của Trung Quốc hiện nay để góp phần phát triển phát huy ở Việt Nam.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn lấy trọng tâm nghiên cứu là văn hoá thưởng trà của người Trung Quốc và
người Việt Nam. Tuy nhiên, do bản thân người viết thuộc tầng lớp thanh niên nên đối
tượng nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn của luận văn sẽ không phải là những người
9


Trung Quốc hoặc Việt Nam chung chung, cũng không phải là những người cao tuổi
mà chủ yếu là thanh niên (từ 20 đến 30 tuổi).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi thời gian
Những nghiên cứu liên quan đến đề tài ẩm thực, đặc biệt là văn hoá thưởng trà của
người Trung Quốc và Việt Nam từ góc nhìn lịch sử hình thành, phát triển đã có khá
nhiều nhưng những nghiên cứu dưới góc độ các bước thay đổi và xu hướng phát triển
trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện đại còn rất ít nên chúng tôi sẽ
đồng thời giới thiệu văn hoá thưởng trà trong xã hội truyền thống và cả sự phát triển
của văn hoá thưởng trà trong xã hội hiện đại.
4.2.2. Phạm vi không gian
Do bản thân tác giả sinh sống và làm việc ở Hà Nội đã nhiều năm, lại là người Hồ
Bắc - Trung Quốc nên để thuận tiện cho việc khảo sát cũng như để kết quả khảo sát
được trung thực, chúng tôi lựa chọn một số quán trà nổi tiếng nhất Hà Nội (ít mang
tính thương mại hoá hơn những điểm kinh doanh ẩm thực, đồ uống khác), trong đó
trọng tâm là Tâm Trà quán.
Ở Hồ Bắc, Trung Quốc, chúng tôi cũng khảo sát một số quán trà mang đậm phong
cách Trung Hoa truyền thống và lấy trọng tâm là Sở Vận trà quán (楚韵茶馆) ở Vũ
Hán, đây là trà quán nổi tiếng nhất nhì tỉnh Hồ Bắc và hoàn toàn mang phong cách

Trung Hoa truyền thống.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp điền dã dân tộc học
Ở Việt Nam, nhằm làm phong phú nội dung đề tài, cũng như do hạn chế của việc
tiếp cận tài liệu chuyên khảo nên như trên đã nói, để thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến
hành tìm hiểu ở nhiều quán trà, quán đồ uống kết hợp với những phong cách khác
10


nhau trên địa bàn Hà Nội, từ các quán bình dân đến các quán thuộc các thương hiệu
nổi tiếng kinh doanh theo dạng cửa hàng chuỗi như Tâm trà quán, Thảo trà ... là những
thương hiệu theo chúng tôi biết những năm gần đây được tầng lớp thanh thiếu niên
Việt Nam rất ưa chuộng. Ở đây xin nhấn mạnh rằng, từ một số kết quả khảo sát,
nghiên cứu mà chúng tôi tổng hợp được, chúng tôi cũng đã cố gắng tiến hành khảo sát
điền dã tại một số trà quán được mệnh danh là mang phong cách cổ và truyền thống
nhất của Hà Nội theo giới thiệu tại bài Tìm hiểu Văn hoá thưởng trà của người Hà Nội
như Hi Lạc trà lầu (30 Nguyên Hồng, Hà Nội); Lư trà quán (105 B6, Thanh Xuân Bắc,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội)… thì đáng tiếc là những quán này đều đang tạm đóng cửa.
Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn một số trà quán khác để có được tư liệu khảo sát
cũng như hình ảnh minh hoạ cho luận văn.
Đồng thời để làm phong phú thêm cho hệ thống tài liệu tham khảo cũng như củng
cố kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng phỏng vấn một số gia đình, bạn bè người Việt
Nam về thói quen uống trà thường ngày của họ.
Công việc khảo sát điền dã ở Trung Quốc (tỉnh Hồ Bắc) được tiến hành như ở Việt
Nam.
5.2. Phƣơng pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
Trên cơ sở kết quả khảo sát và từ các tài liệu in, tài liệu điện tử thu thập được từ
nhiều nguồn khác nhau (trong thư viện, nhà sách, trên mạng internet...), tác giả tổng
hợp và chọn lọc những tài liệu quan trọng, có tác dụng hỗ trợ tốt nhất trong việc thực
hiện đề tài, đặc biệt là những tài liệu mang tính định hướng phân tích, so sánh đối

chiếu.
5.3. Phƣơng pháp so sánh
Đây là phương pháp quan trọng được luận văn áp dụng bởi thông qua việc so sánh
văn hoá thưởng trà của Trung Quốc với Việt Nam trên nhiều bình diện, từ nhiều góc
độ nghiên cứu, chúng tôi đã đúc kết được những điểm tương đồng và khác biệt của
11


chúng, đồng thời cũng có thể thấy được quá trình từ khi hình thành và phát triển đến
ngày nay. Quan trọng hơn, việc áp dụng so sánh giúp chúng tôi hiểu rõ hơn vị trí của
văn hoá thưởng trà trong cấu trúc toàn nền văn hoá, cũng như thấy được mối quan hệ
của văn hoá thưởng trà với những văn hoá uống khác (như Việt Nam rất thịnh hành
văn hoá cà phê, Trung Quốc rất thịnh hành văn hoá rượu và các thức uống thanh nhiệt,
các loại thảo dược khác... )
Nghiên cứu so sánh được chúng tôi áp dụng trong việc so sánh giữa nguyên liệu,
dụng cụ, cách thức pha chế, đặc biệt là quá trình thưởng trà của người Trung Quốc và
Việt Nam (có mở rộng đối chiếu với một số quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc
và phương Tây khi cần thiết), từ đó làm nổi bật được phong cách độc đáo, tinh tế, nho
nhã của văn hoá thưởng trà phương Đông.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính
của luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Văn hoá thưởng trà của người Trung Quốc và Việt Nam qua một số
phương diện tiêu biểu
Chương 3: Vai trò của văn hoá thưởng trà trong đời sống của người Trung Quốc và
người Việt Nam hiện nay

12



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận
1.1.1. Giới thuyết về trà và văn hoá trà
• Tên gọi trà/chè:
Là một trong những quốc gia phát hiện và trồng cây chè sớm nhất trên thế giới,
ngay từ thời cổ đại đã có nhiều truyền thuyết, tên gọi về trà. Chữ “trà” “茶” (đọc là
chá) được rút gọn từ chữ “荼” (đọc là tú) , chữ “荼” này có nghĩa cơ bản nhất theo các
thư tịch cổ chú giải đó là “một loại rau đắng” . Loại “rau đắng” (này đã có từ thời
Thần Nông (vị vua trong huyền sử), trải qua rất nhiều tên gọi (bao gồm cả tiếng địa
phương) như “Thiết” (蔎, đọc là shè) (trong Phương ngôn 《方言》của Dương Hùng
(杨雄); “Đồ thảo” (荼草, đọc là tú cǎo) hoặc “Tuyển” (trong sách Thần Nông bản
thảo kinh《神农本草经》thời Hán);“Cao Lô” (皋芦, đọc là gāo lú) trong Quảng
Châu kí 《广州记》của Buì Uyên (裴渊) thời Đông Tấn… Ngoài ra còn có các tên
gọi như “sá” (诧, đọc là chà); “minh” (茗, đọc là míng), tất cả những tên gọi này đều
được coi là chữ đồng nghĩa khác âm với từ “trà” (茶). Đến đời Đường, Lục Vũ trong
tác phẩm nổi tiếng Trà Kinh 《茶经》đã tổng kết rằng, “trà” có 5 tên gọi lần lượt dịch
theo âm Hán - Việt đó là “Trà; Giả; Sá; Minh; Suyễn” (茶 (chá); 槚(jiǎ); 蔎
(shè); 茗 (míng; 荈(chuǎn)).
Cần nói thêm rằng, chữ “trà” trong tất cả thư tịch cổ có giá trị nhất Trung Quốc
như Kinh thi, Nhĩ nhã, Lễ ký đều viết 荼 ngày nay đọc là “đồ”, chỉ khác với chữ “Trà”
(茶) một nét nhỏ. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng “đồ”
13


thời cổ đại chính là “trà” ngày nay, “đồ” chỉ là một cách gọi khác của “trà”... Chỉ biết
rằng trong sách Nhĩ nhã 《尔雅》thì đã nói đến “khổ đồ” (苦荼) và các thư tịch cổ

cũng nói đến đặc tính đắng chát (khổ) của “đồ”. Điều này chứng tỏ người Á đông đã
biết đến trà từ nhiều trăm năm trước công nguyên. Chúng ta chỉ biết chắc chắn là đến
thời nhà Đường (từ năm 618), trà đã là một món uống rất phổ thông trong xã hội
Trung Quốc. Có nhiều tên để gọi trà, nhưng sau khi Trà kinh của Lục Vũ ra đời thì tên
gọi “trà” đã thay thế cho tất cả các tên gọi khác.
Tên gọi trà đối với người Việt Nam cũng có nhiều cách lý giải, chẳng hạn trong bài
Chè và văn hoá trà [Theo 21], Trần Ngọc Thêm đã giới thiệu khá chi tiết về tên gọi
của từ “trà chè”. Theo ông, về tên gọi, trong tiếng Việt có hai từ “chè” và “trà”.
“Chè” là từ thuần Việt, được dùng để chỉ cả cây trồng lẫn sản phẩm tươi và sản
phẩm chế biến (cây chè, chè tươi, chè đen, uống chè). “Chè” còn được mở rộng nghĩa
ra để chỉ nước uống từ các loại lá cây khác (chè vối, chè nhân trần), để chỉ món ăn
ngọt nấu bằng các chất bột, hạt, củ với đường mật (ăn chè đậu đen, chè thập cẩm).
Theo Trần Ngọc Thêm, “trà” là từ mượn từ tiếng Hán, chỉ dùng để chỉ sản phẩm đã
qua chế biến (uống trà, trà tàu, trà sen).
Cũng theo Trần Ngọc Thêm, nếu tính rằng cây chè có nguồn gốc từ Đông Nam Á
cổ đại, thì có thể thấy rằng “chè” tiếng Việt là từ có nguồn gốc từ tiếng Đông Nam Á
cổ, có quá trình tồn tại lâu đời, nên có phạm vi sử dụng vô cùng rộng rãi (được dùng
để chỉ cả cây trồng, cả sản phẩm, cả các loại nước uống các món ăn ngọt khác). Từ
tiếng Đông Nam Á cổ, “chè” thâm nhập vào tiếng Hán, biến thành „trà”, rồi sau này
“trà” tiếng Hán quay trở lại Việt Nam. Thành ra tiếng Việt ngày nay có cả hai từ “chè”
và “trà”, và vì xuất hiện sau nên “trà” chỉ giới hạn trong pham vi nghĩa chỉ sản phẩm,
trong khi “chè” vì có trước nên đã mang luôn cả nét nghĩa của “trà”.

14


 Văn hoá trà:
Trong tiếng Hán, từ “trà văn hoá” (dịch sang tiếng Việt là văn hóa trà) được dùng
rất rộng rãi và phổ biến, tương đương như “tửu văn hoá” (văn hoá rượu), “ẩm thực văn
hoá” (văn hoá ăn uống)... Một cách khái quát nhất thì “trà văn hoá” (茶文化) là chỉ tất

cả các đặc trưng văn hoá được hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động uống
trà, bao gồm trà đạo (茶道), trà đức(茶德), trà tinh thần(茶精神), đối trà –
trà liên (茶联), trà thư(茶书), trà cụ(茶具), trà hoạ(茶画), trà học(茶学),
chuyện về trà(茶故事), trà nghệ(茶艺)... Thuật ngữ trà văn hoá chỉ sự kết hợp
hữu cơ giữa “trà” và “văn hoá”, điều này bao gồm và thể hiện văn minh vật chất và
văn minh tinh thần ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời, theo quan điểm của
các nhà trà học, văn hoá trà của người Trung Quốc có 5 đặc tính cơ bản là: Tính lịch
sử, tính thời đại, tính dân tộc, tính khu vực và tính quốc tế. [34;228 ]
Ở Việt Nam, theo cảm nhận chủ quan của chúng tôi cũng như theo những kết luận
rút ra được từ quá trình phỏng vấn, khảo sát thực tế, có thể thấy rằng các cụm từ như
“văn hoá trà”, “văn hoá thưởng trà”, “nghệ thuật thưởng trà”, “trà đạo”... không được
chú trọng và sử dụng phổ biến như trong tiếng Trung. Điều này phần nào thể hiện
được sự khác nhau trong thói quen, sở thích, phong tục, tập quán... của văn hoá uống
cũng như văn hoá ẩm thực Trung Quốc và Việt Nam. Đỗ Ngọc Quỹ đã đưa ra định
nghĩa về văn hoá trà Việt Nam đó là “Văn hoá trà Việt Nam, một thành tố của Văn
hóa ẩm thực, là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất (vật thể) và tinh thần (phi
vật thể) của cây chè do con người Việt Nam sáng tạo và tích luỹ, trong quá trình sản
xuất tác động đến môi trường tự nhiên và quá trình tiêu dùng giao tiếp trong môi
trường xã hội.” [Theo 17]
 Văn hoá thƣởng trà:
Từ những giới thiệu khái quát ở trên chúng ta có thể thấy, “thưởng trà” thuộc
phạm trù “văn hoá trà”, nhưng ở một tầm cao hơn, “thưởng trà” là tinh hoa, là điều cốt
15


lõi làm nên nền văn hoá trà ngàn năm của người Trung Quốc và người Việt Nam, nó
phân biệt với “tục uống trà”, “phong tục uống trà”, “thói quen uống trà”...
Dù là trong tiếng Trung hay trong tiếng Việt thì khi dùng từ “thưởng trà” (品茶、
饮茶、品赏茶), người ta thường gắn nó với “trà đạo” (茶道), hoặc lý giải nó là cốt lõi
của “trà đạo” để phân biệt với những hoạt động “trà dư tửu hậu” hàng ngày. Người

Trung Quốc quan niệm, “thưởng trà” hiểu một cách cơ bản nhất thì là một “phương
thức hưởng thụ nghệ thuật nhàn hạ và nho nhã” , tức là rất chú trọng vào việc
“thưởng”, “bình” mọi khía cạnh liên quan đến việc uống trà, không chỉ đơn thuần là
một đồ uống hàng ngày nữa.
Tương tự, qua phỏng vấn một số gia đình người Việt có thói quen uống trà hàng
ngày, chúng tôi được cho biết rằng khi đã dùng từ “thưởng trà”, người ta sẽ nghĩ ngay
đến “nghệ thuật uống trà” (trà nghệ) hoặc cao hơn là “trà đạo” với nội hàm phong phú
và sâu sắc mà không phải ai cũng có thể hiểu được. Nó không quá nhấn mạnh vào
cách trồng, chủng loại, cách chế biến... mà nhấn mạnh vào cách pha trà, cách uống trà,
cũng như cách bình trà, thẩm trà... Để biết cách “thưởng trà” hoặc hiểu được nghệ
thuật uống trà, người ta phải học, phải hiểu biết rất nhiều kiến thức liên quan mà
không chỉ còn dừng lại ở phạm trù “trà”.
Nói một cách khác, nó sẽ thể hiện “đẳng cấp” của người “thưởng trà”. Đẳng cấp
này có thể nhìn thấy được thông qua cách thức người ta pha trà, uống trà, thông qua
cách ứng xử, thái độ, tình cảm, tâm trạng và lễ nghi giữa những người cùng ngồi
“thưởng trà”, thông qua kiến thức và bình luận về trà... Một điểm khác nhau rất cơ bản
của hành động uống trà thông thường với việc “thưởng trà” đó là khi thưởng trà, người
ta đặc biệt chú trọng đến những giá trị tinh thần mà nó mang lại, chính vì vậy văn hoá
thưởng trà cũng rất “kén” người uống.
1.1.2. Lý luận về so sánh văn hoá

16




Khái niệm văn hoá:
Ở Trung Quốc, việc xác định một khái niệm, định nghĩa “văn hoá” rõ ràng là rất

khó do số lượng học giả, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa ở Trung Quốc là vô

cùng lớn. Mỗi học giả tuỳ theo góc độ nghiên cứu, lý thuyết tiếp cận lại lý giải và định
nghĩa “văn hoá” theo quan điểm của riêng mình.
Hiện đại Hán ngữ từ điển《现代汉语词典》định nghĩa “Văn hóa là tổng hoà các
giá trị vật chất và giá trị tinh thần trong quá trình phát triển lịch sử và xã hội của nhân
loại, đặc biệt chỉ những giá trị tinh thần như văn học, nghệ thuật, giáo dục, xã hội.”
[33; 1318]. Trung Quốc Đại bách khoa toàn thư – Xã hội học《中国大百科全书---社
会学》thì định nghĩa “văn hoá theo nghĩa rộng là sự tổng hoà tất cả các sản phẩm vật
chất và tinh thần trong quá trình sáng tạo của nhân loại, theo nghĩa hẹp thì văn hoá chỉ
ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật và tất cả các sản phẩm tinh thần thuộc phạm vi hình
thái ý thức.” [34; 2]
Không chỉ ở Trung Quốc và các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam, cho đến nay
cũng có vô số quan điểm, khái niệm khác nhau về văn hoá. Nhà nghiên cứu Ngô Đức
Thịnh thì quan niệm rất đơn giản: “Văn hóa là của dân. Người dân sáng tạo ra văn hóa
ấy. Muốn tìm nó thì phải về với dân”. [Theo 25]
Trần Ngọc Thêm thì cho rằng “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” ... [14;10]
Nắm được cơ bản các khái niệm về văn hoá sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn nội hàm
phong phú, sâu sắc của văn hoá thưởng trà nói riêng và văn hoá trà nói chung, cũng
như thấy được vai trò của nó trong tổng thể nền văn hoá ẩm thực Trung-Việt.


Tiếp xúc và giao lƣu văn hoá:
Tiếp xúc và giao lưu văn hoá (hoặc giao lưu và tiếp biến văn hoá) là khái niệm do

các nhà dân tộc học Pháp và nhân học phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ
17


sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và kết quả của những

tiếp xúc này là sự biến đổi của một số loại hình văn hóa của một hoặc cả hai nền văn
hóa đó.
Thuật ngữ “giao lưu văn hóa” được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học
xã hội như dân tộc học, xã hội học, văn hóa học v.v…, là thuật ngữ quen thuộc với
người Trung Quốc và người Việt Nam. Các nhà văn hoá Trung Quốc định nghĩa “Giao
lưu văn hoá là kết quả xảy ra giữa hai hay nhiều mối quan hệ có các nguồn tài nguyên
văn hoá khác nhau nổi bật”. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Giao lưu là có sự tiếp xúc
và trao đổi qua lại giữa hai dòng, hai luồng khác nhau”. [10; 378]
Như vậy, theo người viết, có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì “giao lưu và tiếp
xúc văn hoá là sự vận động thường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hoá xã hội nhưng
cũng gắn bó với sự phát triển của văn hoá, là sự vận động thường xuyên của văn hoá.”
Tính tích cực của sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá là tuy các thành tố của những nền
văn hóa các dân tộc tiếp xúc với nhau có thể biến đổi, trong nhiều trường hợp sự biến
đổi đó là bắt buộc. Chẳng hạn như văn hoá thưởng trà của người Trung Quốc hiện đại
đã có rất nhiều thay đổi so với văn hoá thưởng trà truyền thống, có những sự thay đổi
là bắt buộc như sự du nhập của văn hoá cà phê từ phương Tây, mục đích nhằm thích
nghi được trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá văn hoá, toàn cầu hoá kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.


Sự giao lƣu văn hoá thƣởng trà Trung – Việt
Chúng ta đều biết rằng, từ xa xưa, văn hóa của người Việt đã chịu sự ảnh hưởng

của văn hóa Trung Quốc mà cụ thể hơn là văn hoá Nho giáo. Sự ảnh hưởng đó tác
động đến nhiều mặt của xã hội Việt Nam như: tư tưởng tôn giáo, kiến trúc, hội họa,
điêu khắc, chữ viết, văn học nghệ thuật, chính trị... Về ẩm thực nói chung và văn hóa
thưởng trà nói riêng, người viết cho rằng chắc chắn giữa hai quốc gia có sự ảnh hưởng
lẫn nhau, nguyên nhân có nguyên nhân khách quan như do tương đồng, gần gũi về mặt
18



địa lý, khí hậu, dân cư…, có nguyên nhân chủ quan như do chính sách “cưỡng bức thi
hành”… Văn hoá thưởng trà của Việt Nam ngày hôm nay theo chúng tôi, bên cạnh
yếu tố tự thân còn là tổng hợp của một quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá trà Trung
Quốc-Việt Nam và giao lưu, tiếp biến văn hoá trà - văn hoá cà phê Âu Mỹ - Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu tổng kết, văn hoá trà Trung Quốc được thể hiện chủ yếu
qua 3 cách uống trà, tương ứng với 3 dạng trà để thể hiện sự phát triển và truyền bá
của văn hoá thưởng trà Trung Quốc là trà bánh, trà bột và trà rời. Theo nghiên cứu của
chúng tôi thì văn hoá thưởng trà của Việt Nam ngày hôm nay dường như chỉ còn lưu
giữ được sở thích uống trà rời của đời Minh (người Việt Nam nói với tôi trong tiếng
Việt người ta thường nói là “trà khô”, “trà mạn” hơn là “trà rời”). Thực tế khảo sát
điền dã cho thấy, hiếm có người Việt Nam nào có thói quen uống trà bánh hoặc bột trà
như người thời Đường, Tống… Đây là ví dụ điển hình cho sự giao lưu văn hoá thưởng
trà Trung - Việt. Về điều này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn trong những phần sau của luận
văn.
Tuy nhiên, cũng không khó để nhận thấy rằng, như nhiều bình diện khác của giao
lưu văn hoá, người Việt tiếp nhận văn hóa thưởng trà của người Trung Quốc nhưng lại
có những cải biến cho phù hợp với văn hóa của dân tộc mình. Ví dụ người Việt dung
hoà được cả cái nghi lễ, nguyên tắc nghiêm ngặt của “trà đạo” Nhật Bản (mà chủ yếu
là ảnh hưởng từ mạt trà của thời Tống), cái cách thưởng thức của Trung Quốc nhưng
lại có cái ung dung và thoải mái của người Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, văn hoá thưởng trà của người Việt ngày hôm nay
đã có nhiều đổi thay, trong đó một điều dễ nhận thấy nhất là sự thay thế của nhiều thức
uống khác cũng như nhiều phong cách ẩm thực khác nhau, đặc biệt là sự thay thế của
văn hoá cà phê, văn hoá thưởng cà phê, văn hoá ẩm thực đường phố…, người Việt
Nam dường như đã không còn quá chú trọng đến tính nguyên tắc cũng như tinh thần
của văn hoá thưởng trà truyền thống. Đơn cử như việc uống chè tươi, chè nụ (nụ vối,
nhân trần…) lại là cách uống độc đáo của người Việt Nam, dù chưa được ghi chép đầy
19



×