Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Tìm hiểu và phân tích về Lượn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.01 KB, 13 trang )

Nhóm: Lượn


Khái quát nội dung bài:

1. Đặc điểm chung
của Lượn

2. Các hình thức
sinh hoạt Lượn

3. Kết luận

 Về khái niệm
 Nguồn gốc của Lượn







Phân loại
Nghệ thuật
Diễn xướng
Một số bài Lượn tiêu biểu
So sánh với dân ca người Việt

 Kết luận chung



1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1.1 Về khái niệm

 “Lượn là thể hát giao duyên phổ biến của dân tộc Tày – Nùng, bao giờ cũng có hai phía hát đối nhau. Một bên
nam – một bên nữ, hoặc một bên chủ - một bên khách”


 Nhà nghiên cứu Vi Hồng lại cho rằng: “Đối với người Tày, từ lượn
là từ để chỉ âm thanh hát lên với những làn điệu này nọ. Ngay
cả dân ca nghi lễ, mê tín cũng được gọi là lượn: lượn pựt,
lượn tảo các bài hát của các ông bà làm nghề cúng bái:
Lượn “nàng hai” – Những bài hát mời nàng trăng xuống trần
chơi, lượn “hảy phi” – những bài khóc đám tang ma, lượn
“suông lồng” – hát nghi lễ các bà then, lượn “tooc bổn” – những
bài cầu chúc mùa màng… Những bài ca, những khúc ca được
người ta lượn bao giờ cũng mang hơi thở trữ tình.”


1.2 Nguồn gốc của Lượn



Mỗi một làn điệu dân ca ra đời đều có huyền tích của mình.
Với điệu hát lượn của người Tày cũng không nằm ngoài quy luật đó.
(người thuyết trình kể tóm tắt tích truyện)

 Hàng năm, mỗi khi thu hoạch xong lúa, ngô cho vào đầy bồ là các
bản làng đồng bào Tày lại cùng nhau tổ chức những ngày lễ hội và
trong không khí ngày hội đó điệu hát lượn truyền thống không thể
nào thiếu được.



2. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT LƯỢN

Phân loại

So sánh với dân
ca người Việt

Một số bài tiêu
biểu

Nghệ thuật

Diễn xướng


2.1. Phân loại



Lượn của người Tày gồm 3 loại chủ yếu: Lượn cọi, lượn Slương
và lượn Nàng ới. Ngoài ra ở một số địa phương như Cao Bằng,
Lạng Sơn còn có lượn Nàng hai (hay còn gọi là lượn Hai, lượn
Trăng, Lượn Then)
Nếu như lượn cọi và lượn Nàng ới có địa bàn chính ở phía Tây
Việt Bắc thì lượn slương lưu hành ở địa bàn Lạng Sơn là chính.


2.2. Nghệ thuật




Lượn của người Tày được kết cấu chủ yếu theo thể thơ bảy chữ,
số câu lượn không giới hạn. Thể thơ thất ngôn thường mang âm
hưởng trang trọng, cổ kính nhưng đã được người Tày dùng một
cách linh hoạt và sáng tạo. Bên cạnh đó tác giả dân gian còn sử
dụng một số câu thơ ngắn gồm 4 đến 5 âm tiết và một số bài
phần mở đầu còn được bắt đầu bằng một số câu thơ dài có khi
lên đến 9, 10 âm tiết. Nhưng số lượng này rất ít gặp.


2.3 Diễn xướng

 Về hình thức sinh hoạt diễn xướng, đặc trưng của lượn là đối đáp, đối ca và nối tiếp ca.
 Nối tiếp ca” là một hình thức nữa của sinh hoạt diễn xướng lượn. Có hai loại nối tiếp ca.


2.4 Một số bài Lượn tiêu biểu.

Một số bài hát lượn tiêu biểu như: Đợi nàng – Nàng ới; Quê
hương tươi đẹp; Gọi anh... Với những câu từ mộc mạc giản dị
mà không kém phần sâu sắc, thân thương “Gọi nàng a ơi..!
qua núi, qua đèo, thiết tha nàng a nàng ơi..! 
Mùa xuân , lá hoa, nở riêng anh thiếu nàng a, nàng ơi....! 


2.5. So sánh với dân ca người Việt.

 Điều khác biệt giữa Lượn với hình thức dân ca của người Việt

(ví dụ dân ca quan họ Bắc Ninh) hát giao duyên đối đáp. Điều khác
biệt với các liền anh, liền chị trong quan họ Bắc Ninh ngày xưa
không được phép lấy nhau, còn người Tày hát lượn là để tìm hiểu
tiến tới hôn nhân bền chặt.

 Về thể thơ: Dân ca người Việt chủ yếu dùng thể thơ Lục bát. Lượn
chủ yếu dùng thể thất ngôn, hoặc ngũ ngôn…


3. KẾT LUẬN

 Có thể nói lượn đã trở thành một thực thể trong đời sống tinh thần,
một thành phần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng
nhu cầu bộc lộ tình cảm của những người dân Tày yêu thích ca hát.
Thông qua lượn mà tiếng hát, lời ca ngân lên mọi lúc, mọi nơi, trong
bản ngoài mường, trở thành một phần không thể thiếu được trong
đời sống tinh thần người Tày. Nét đẹp văn hoá của đồng bào Tày qua
hát lượn cần được giữ gìn, lưu truyền và phát triển để không bị mai
một theo thời gian.


Phần diễn xướng



×