Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy từ thực tiễn trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma tuý tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI THỊ LỆ QUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI
NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM
TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ
TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60. 90. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ HẠNH NGA

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS.Đỗ Hạnh Nga.Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực, khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 3 năm 2017
Tác giả


Bùi Thị Lệ Quyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ ......................................... 13
1.1.Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu ......................................................... 13
1.2.Nghiện chất, nghiện ma tuý và người nghiện ma tuý ............................... 17
1.3.Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội nhóm với người nghiện
ma tuý .............................................................................................................. 20
1.4.Các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với người làm công tác xã
hội nhóm .......................................................................................................... 23
1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện
ma túy .............................................................................................................. 27
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM TƯ
VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ TỈNH LÂM ĐỒNG ................. 36
2.1.Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 36
2.2. Khách thể nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu................................. 38
2.3. Thực trạng công tác xã hội nhóm với người nghiện ma tuý .................... 39
Chương 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ TRỢ
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ CỘNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM TƯ
VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TUÝ TỈNH LÂM ĐỒNG ................. 59
3.1. Áp dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy
tại Trung tâm tư vấn và điều trị nghiên ma túy tỉnh Lâm Đồng ..................... 59
3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với
người cai nghiện ma túy từ thực tiễn Trung tâm tư vấn và điều trị nghiện ma

túy tỉnh Lâm Đồng .......................................................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 75


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1.Độ tuổi của người nghiện ma tuý tại Trung tâm ......................... 40
Biểu đồ 2.2. Giới tính của người nghiện ma tuý tại Trung tâm ...................... 41
Biểu đồ 2.3. Địa bàn cư trú thường xuyên ...................................................... 41
Biểu đồ 2.4.Trình độ học vấn của người đang cai nghiện .............................. 42
Biểu đồ 2.5. Thời gian cai nghiện tại trung tâm ............................................. 43
Biểu đồ 2.6. Loại ma tuý đã sử dụng .............................................................. 43
Biểu đồ 2.7. Tình trạng nghề nghiệp ............................................................... 44


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Mức độ tham gia vào các hoạt động của người nghiện ma tuý ...... 45
Bảng 2.2. Hình thức tham gia: ........................................................................ 46
Bảng 2.3.Vai trò người điều hành nhóm hỗ trợ các thành viên ...................... 46
Bảng 2.4. Lợi ích từ nhóm .............................................................................. 47
Bảng 2.5. Yếu tố tham gia nhóm .................................................................... 47
Bảng 2.6. Giai đoạn phát triển của nhóm (Nhóm cùng sở thích) ................... 48
Bảng 2.7. Giai đoạn phát triển của nhóm (Nhóm đồng cảnh ngộ): ................ 49
Bảng 2.8. Hiểu biết của người nghiện ma tuý về nhóm họ tham gia.............. 50
Bảng 2.9. Dịch vụ cung cấp cho nhóm ........................................................... 50


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo điều tra của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội) năm 1995 [2] cả nước có 68.277 người nghiện, tập trung
chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi đồng bào có tập tục trồng và hút thuốc
phiện. Năm 2005, nghiện ma tuý đã lan rộng và xuất hiện ở cả 63/63 tỉnh, thành phố
với số lượng là 128.288 người và năm 2015 là 200.134 người, tăng gần 3 lần so với
năm 1995. Hiện nay ở nước ta, nghiệnma túy đã xuất hiện ở mọi thành phần xã hội,
mọi lứa tuổi song chủ yếu ở lớp trẻ: 76% trong số người nghiện có độ tuổi dưới 35
tuổi; 60% số người sử dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 25 tuổi, trong đó 8% sử
dụng ma túy lần đầu ở độ tuổi dưới 18 tuổi.
Tình trạng nghiện ma tuý đã trở thành hiểm hoạ không những ở Việt Nam mà
trên toàn thế giới, gây ra nhiều tổn thất về nguồn lực xã hội như kinh tế, con người, rối
loạn an ninh trật tự an toàn xã hội làm cho giá trị và chất lượng cuộc sống giảm sút.
Ý thức được mối nguy hại mà ma tuý đã mang lại, Đảng và Nhà nước ta đã
quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống ma tuý trên cả ba
lĩnh vực “giảm cung, giảm cầu và giảm hại”, đặc biệt là công tác cai nghiện, phục
hồi cho người nghiện ma tuý. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
công tác cai nghiện ma tuý không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện. Với
quan điểm mới xem nghiện ma tuý là bệnh mãn tính do rối loạn não bộ, điều trị
nghiện ma tuý là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế,
tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma tuý
và giảm tình trạng sử dụng ma tuý trái phép.
Trong những năm qua, Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm
Đồng rất chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ điều trị cho học viên
nghiện ma túy về tâm lý, xã hội qua việc tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt, tư vấn,
giáo dục truyền thông cho học viên; tuyển dụng viên chức từ chuyên ngành công tác
xã hội, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng công tác xã hội, nghiên cứu
và áp dụng quản lý trường hợp cho học viên cai nghiện.

1



Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng là một cơ sở đa
chức năng ngày càng thu hút nhiều người đến cai nghiện và nhiều loại hình cai
nghiện như tự nguyện, bắt buộc, đối tượng xã hội... Để đáp ứng những đòi hỏi phát
triển mới Trung tâm phải tổ chức nhiều loại hình hoạt động và để làm phong phú,
đa dạng trong việc áp dụng các phương pháp công tác xã hội đối với người nghiện
ma tuý. Chính vì vậy đề tài “Công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma
túy từ thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng” là
một trong những yêu cầu bức thiết cần thực hiện tại Trung tâm hiện nay.
Đề tài luận văn mà tôi lựa chọn đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn công tác xã hội nhóm với người cai nghiện ma túy, góp phần đưa ra một
số biện pháp nâng cao hiệu quả của các nội dung hoạt động nhóm nhằm hoàn thiện
hệ thống các phương pháp công tác xã hội trong trợ giúp người cai nghiện ma túy
tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng ngày càng tốt hơn,
phù hợp với chức năng mới của Trung tâm.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới:
Báo cáo tình hình ma túy thế giới 2015 của cơ quan Phòng chống ma túy và
Tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) [7] cho thấy, tỷ lệ phần trăm người sử dụng ma
túy trên toàn cầu vẫn tiếp tục tăng, nhưng tỷ lệ phần trăm người được tiếp cận đến
các dịch vụ điều trị nghiện ma túy và nhiễm HIV vẫn còn thấp.
Giám đốc điều hành UNODC nhấn mạnh số lượng trường hợp tử vong có liên quan
đến ma túy trên toàn cầu vẫn ở mức không thể chấp nhận được; diện tích canh tác
cây thuốc phiện trên toàn thế giới cao nhất từ cuối những năm 1930 tới nay.
Nhiều nghiên cứu liên quan đến việc nghiện ma tuý và hỗ trợ người nghiện ma tuý.
Nghiên cứu lý giải tại sao người ta nghiện ma tuý:
Quan điểm cho rằng nghiện ma tuý có thể được coi là một “bệnh tự nhiễm”,
dựa trên sự lựa chọ tự do của cá nhân dẫn tới lần thử sử dụng ma tuý bất hợp pháp
lần đầu tiên, đã góp phần tạo nên sự kỳ thị và phân biệt đối xử đi đôi với tình trạng

lệ thuộc vào ma tuý. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học cho thấy rằng sự phát
triển của căn bệnh này là kết quả của một sự tương tác đa nhân tố phức tạp giữa

2


việc tiếp xúc với ma tuý lặp đi lặp lại và các nhân tố về sinh học và môi trường.
Những nỗ lực điều trị và phòng ngừa sử dụng ma tuý thông qua các biện pháp xử
phạt hình sự hà khắc đối với những người sử dụng ma tuý đều thất bại bởi vì những
biện pháp trừng phạt này không tính tới những sự thay đổi về thần kinh mà tình
trạng lệ thuộc vào ma tuý gây ra đối với các tuyến động lực trong não bộ. Mô hình
tâm lý – xã hội – sinh học đã công nhận nghiện ma tuý là một vấn đề nhiều mặt đòi
hỏi chuyên môn về nhiều ngành kiến thức. Tài liệu liên tịch giữa Cơ quan phòng
chống tội phạm Liên Hợp Quốc - Tổ chức Y tế Thế giới (UNODC-WHO)
Chương trình nghiên cứu của NIDA (các chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc
gia Hoa Kỳ về Lạm dụng ma túy) [6] trải rộng từ các nghiên cứu cơ bản về não bộ,
hành vi của người nghiện cho đến các dịch vụ y tế.
Một chính sách của Tổ chức Y tế Thế giới / Cơ quan Phòng chống Ma tuý và
Tội phạm của Liên Hợp Quốc / Chương trình phòng, chống AIDS của Liên Hợp
Quốc (WHO / UNODC / UNAIDS) quán triệt về việc giảm lây nhiễm HIV thông
qua điều trị cai nghiện lệ thuộc vào ma tuý đã đề nghị đưa điều trị cai nghiện lệ
thuộc vào các chương trình phòng ngừa HIV/AIDS cho những người tiêm chích ma
tuý căn cứ vào khả năng giảm hành vi sử dụng ma tuý nói chung, tần suất tiêm
chích và các mức độ của hành vi rủi ro đi kèm thông qua cai nghiện. Các nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng cai nghiện trong nhà tù hay các biện pháp thay thế việc giam
giữ trong nhà tù khác có thể làm giảm việc sử dụng ma tuý sau khi được thả và
giảm nguy cơ tái phạm tội.
Nghiên cứu hỗ trợ cho người nghiện ma tuý cai nghiện:
Nghiên cứu “Quản lý trường hợp đối với những đối tượng mới ra tù có sử
dụng ma túy” của Inciardi JA, Martin SS, Scarpitti FR [25] đã chỉ ra tính phù hợp

trong việc áp dụng công cụ quản lý trường hợp đối với những đối tượng này đăng
trong tập san Quản lý trường hợp (1994). Ngoài việc chứng minh tính hiệu quả của
mô hình quản lý trường hợp, nghiên cứu cũng chỉ ra một số đặc điểm riêng đặc thù
với nhóm đối tượng nghiện ma túy mới ra tù từ đó có những khuyến nghị trong việc
vận dụng công cụ này để phù hợp với các đặc điểm riêng của nhóm đối tượng
nghiện ma túy mới ra tù.

3


Năm 1964, tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole nghiên
cứu về thuốc điều trị cho những người nghiện heroin, họ phát hiện ra methadone
giúp người bệnh của họ ngừng sử dụng heroin và hầu như không bị tăng liều khi
dùng trong thời gian dài, do đó liệu pháp điều trị duy trì bằng thuốc methadone ra
đời. Tiếp sau đó các nước cũng bắt đầu sử dụng methadone trong điều trị giảm tác
hại của nghiện chất: như Hồng Kông bắt đầu đưa methadone vào điều trị năm 1972,
tiếp sau đó vào năm 1979 là Thái Lan. Sau năm 2000, có rất nhiều nước đã áp dụng
điều trị methadone, trong đó có nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á như Indonexia
(2003), Trung Quốc (4/2004), Malayxia (10/2005), Đài Loan (2006), Việt Nam
(2008)…
Theo Cơ quan điều trị lạm dụng ma túy và rượu Hoa Kỳ (SAMHSA), điều trị
thay thế hay còn gọi là điều trị hỗ trợ bằng thuốc là việc sử dụng thuốc, kết hợp với
liệu pháp tư vấn và hành vi để điều trị toàn diện cho người sử dụng ma tuý. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều trị rối loại nghiện ma túy, sự kết hợp giữa thuốc và
liệu pháp hành vi là biện pháp điều trị hiệu quả và thành công nhất.
Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến vấn đề ma túy hiện nay trên thế giới tập
trung vào nghiên cứu các tác động về mặt y tế, nghiên cứu các thuốc thay thế ma túy.
2.2. Tại Việt Nam
Chủ trương của Đảng và Nhà nước: Trước đây, trong nhiều năm liền Đảng ta
đã xác định, tệ nạn ma tuý đang là hiểm hoạ của quốc gia, dân tộc; là một trong

những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm
HIV/AIDS. Hậu quả, tác hại do tệ nạn ma tuý gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến
phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự của đất nước. Vấn đề ma túy đã trở
thành đề tài nóng của xã hội được xem là cuộc chiến cấp bách toàn xã hội.
Tuy nhiên, tệ nạn ma tuý vẫn diễn biến phức tạp. Nguồn ma tuý chủ yếu thẩm
lậu từ nước ngoài vào nước ta vẫn chưa được ngăn chặn; ở trong nước, tình trạng tái
trồng cây có chứa chất ma tuý ở một số địa phương chưa được xoá bỏ triệt để, còn
nhiều tụ điểm phức tạp về ma tuý, tình hình tội phạm và tình trạng sử dụng trái phép
chất ma tuý vẫn có xu hướng gia tăng, lan rộng tại một số địa bàn. Kết quả cai
nghiện chưa cao, kinh phí đầu tư cho phòng, chống ma tuý còn hạn chế.

4


Trước hiện trạng như vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ
đã tiến hành nhiều hoạt động và nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều Quốc gia, để
giải quyết bài toán về người nghiện ma túy theo quan điểm mới.
Theo đề án đổi mới công tác cai nghiện, các nhà nghiên cứu đã xác định,
nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy (gọi
tắt là điều trị nghiện) là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ
về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của
nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép.
Luật pháp Việt Nam (Chính sách về ma tuý):
Hiến pháp 2013[24]và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã có cái nhìn
mới về người nghiện ma tuý. Người nghiện ma tuý được đảm bảo các quyền về
nhân thân, không bị bắt buộc đưa vào các cơ sở cai nghiện bằng một quyết định
hành chính, được bảo vệ nếu chứng minh được mình không bị lệ thuộc bởi ma tuý.
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra
tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm

thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” (Điều 20). Về bảo đảm các điều
kiện sống cho người dân, đặc biệt là các cá nhân và nhóm yếu thế.
Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống và kiểm soát ma tuý [19] ở Việt Nam đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có giao nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực
hiện công tác cai nghiện: “Đa dạng hoá các mô hình cai nghiện, chữa trị cho người
nghiện; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng cho cán bộ làm công tác cai
nghiện, chữa trị và quản lý sau cai nghiện; tổ chức sơ kết, tổng kết các các mô hình
hình cai nghiện có hiệu quả để nhân rộng, trong đó tập trung đẩy mạnh và nhân
rộng mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng; mở rộng chương trình điều trị nghiện
các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadon; nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm
cai nghiện, chữa trị và quản lý sau cai của các nước vào Việt Nam. Tổ chức thực
hiện tốt công tác sau cai; tăng cường quan hệ phối hợp giữa trung tâm quản lý sau
cai nghiện với chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người nghiện cư trú.

5


Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng các loại thuốc hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện,
chữa trị cho người nghiện; kịp thời nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc hỗ trợ cai
nghiện, chữa trị cho người nghiện các loại ma tuý mới, nhất là ma tuý tổng hợp;
tăng cường hợp với các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước để nghiên cứu, ứng
dụng các tiến bộ khoa học vào việc cai nghiện, chữa trị ở Việt Nam.
Bộ Y tế chủ trì nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các phương pháp, quy trình
cai nghiện, chữa trị cho người nghiện ma tuý; nghiên cứu sản xuất, ứng dụng các
thuốc hỗ trợ cho công tác này".
Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012 chuyển quyền quyết định đưa
người nghiện ma túy từ Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện và thành phố thuộc sang
Tòa án nhân dân quận, huyện và thành phố thuộc tỉnh, đã từng bước tăng cường tính
dân chủ và bảo đảm quyền con người khi xem xét một hành vi vi phạm pháp luật về

an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, theo nguyên tắc việc ra
các quyết định của tòa án chỉ căn cứ vào các quy định của pháp luật mà không chịu
sự chỉ đạo hoặc sức ép của cá nhân, tổ chức nào.
Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ
áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm
2020.
Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ
đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới.
Văn bản 2421/LĐTBXH-PCTNXH ngày 23/6/2015 của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội hướng dẫn mô hình chuyển đổi Trung tâm Chữa bệnh –
Giáo dục – Lao động xã hội sang cơ sở điều trị nghiện tự nguyện;
Văn bản số 2495/LĐTBXH-PCTNXH ngày 26/6/2015 của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội về việc tổ chức điều trị chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone cho học viên cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện;
Và gần đây nhất là Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 18/8/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy

6


đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Với quan điểm khuyến khích cai
nghiện tự nguyện, áp dụng cai nghiện bắt buộc đối với người có hành vi nguy hiểm
cho xã hội. Đa dạng các loại hình cơ sở cai nghiện để người nghiện ma tuý tiếp cận
các dịch vụ theo nhu cầu...
Có khá nhiều nghiên cứu đối với người nghiện ma túy tập trung vào giải
quyết các vấn đề nghiện và chống tái nghiện: vấn đề việc làm cho người sau cai
nghiện, nguyên nhân tái nghiện và các biện pháp hỗ trợ chống tái nghiện như liệu
pháp tâm lý, thuốc điều trị thay thế. Và không dừng lại ở đó, hiện nay đã có những

xu hướng nghiên cứu ứng dụng các phương pháp công tác xã hội vào đối tượng này
cũng được thực hiện như nghiên cứu về quản lý trường hợp với người nghiện ma
túy. Riêng công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma túy hiện nay có nghiên
cứu về thực tiễn sử dụng thuốc cai nghiện thay thế như Mathadone.
Nghiên cứu“Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các
chất thuốc phiện bằng Methadone tại Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam”
do tổ chức phi Chính phủ FHI 360 chịu trách nhiệm. Mục tiêu của nghiên cứu này
nhằm theo dõi và đánh giá các kết quả của chương trình điều trị thay thế nghiện các
chất thuốc phiện bằng Methadone theo thời gian thông qua các nghiên cứu lặp lại
tập trung vào: Sự thay đổi của tình trạng sử dụng ma túy, bao gồm hành vi sử dụng
chung bơm kim tiêm; Sự thay đổi hành vi tình dục, bao gồm loại bạn tình và tỷ lệ
dùng bao cao su; Nâng cao hành vi/sự tương tác xã hội bao gồm việc giảm sự tham
gia vào các hoạt động tội phạm và sự thành công trong việc tái hòa nhập với xã hội;
Sức khỏe thể chất và tâm thần của bệnh nhân; Và chất lượng cuộc sống.
Đề tài “Nghiên cứu nguyên nhân tái sử dụng, tái nghiện ở người cai nghiện
ma túy” do ông Lê Trung Tuấn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện nghiên cứu tâm
lý người sử dụng ma túy PSD (2016) nghiên cứu tại 7 Trung tâm Chữa bệnh Giáo
dục và Lao động Xã hội thuộc 6 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ,
Hải Dương, Thanh Hóa và Nghệ An, với sự tham gia của 1329 học viên cai nghiện.
Nghiên cứu đã phân loại 4 nhóm nguyên nhân dẫn tới hành vi tái sử dụng, tái
nghiện ở người cai nghiện ma túy: Đó là nhóm nguyên nhân từ các hình ảnh trực
quan (những người liên quan trong quá trình sử dụng ma túy; các đồ vật, dụng cụ sử

7


dụng ma túy; các địa điểm từng sử dụng ma túy); Nhóm các cảm xúc; Nhóm tình
huống và hành vi nguy cơ. Nghiên cứu đã chỉ ra 6 kiến nghị nhằm giúp những con
người lầm lỡ có thể đoạn tuyệt với ma túy vĩnh viễn. Đề tài nghiên cứu mở ra
những hướng đi mới cho việc điều trị nghiện cai nghiện ma túy tại Việt Nam cũng

như các nước trên thế giới .
Nghiên cứu “Chống tái nghiện ma túy bằng liệu pháp tâm lý” của Viện
nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) (2016), được Liên hiệp các hội
khoa học và kỹ thuật Thành phố Hà Nội đánh giá là công trình nghiên cứu công
phu, khoa học và có giá trị thực tiễn. Từ một quy trình cai nghiện khép kín, Viện
PSD là tổ chức khoa học tiên phong ở Việt Nam trong việc nghiên cứu chống tái
nghiện bằng các phương pháp trị liệu tâm lý. Phương pháp “Chống tái nghiện ma
túy bằng trị liệu tâm lý” được Viện PSD xây dựng tập trung vào các liệu pháp tâm
lý nhằm giúp người sử dụng ma túy loại bỏ ham muốn sử dụng ma túy, thay đổi
hành vi sử dụng ma túy sang những dạng hành vi lành mạnh mới - hành vi KHÔNG
sử dụng ma túy - được củng cố thường xuyên, mang tính bền vững.
Nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” của
Phan Thị Mai Hương (2005). Nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn
cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm
với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi
trường gia đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân
cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với
con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý
ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả
nghiên cứu đã định hướng về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện
ma tuý cũng như góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên.
Luận văn “Quản lý trường hợp đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn
Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng”của tác giả Lê Quốc
Cường (2016), đưa ra đánh giá về tính hiệu quả cách thức triển khai các nội dung
quản lý trường hợp cho người cai nghiện ma túy tại Trung tâm.
Luận văn “Công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma tuý từ thực tiễn cơ
sở điều trị Methadone huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên” của tác giả Phạm Văn Tú
(2016).

8



Luận văn “Công tác xã hội đối với người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung
tâm chữa bệnh - Giáo dục lao động xã hội và quản lý sau cai nghiện Thành phố
Cần Thơ” của tác giả Bùi Thanh Nhuận (2016).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy tại
Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng. Trên cơ sở đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của công tác xã hội nhóm giúp
cho việc hỗ trợ người cai nghiện tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý
tỉnh Lâm Đồng ngày một chất lượng và có chiều sâu hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiện, nghiện ma tuý, người nghiện ma tuý và
lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma tuý.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện
ma tuý tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị ma tuý Lâm Đồng.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với
người cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm
Đồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Tư vấn
và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể nghiên cứu: người cai nghiện ma tuý, nhân viên công tác xã
hội và lãnh đạo của Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về công tác xã hội nhóm và
thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma tuý.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn Trung tâm Tư vấn và Điều

trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

9


5.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận sẽ cho chúng ta biết cách thức tiếp cận một vấn đề xã hội cụ
thể, đó là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và
cải tạo hiện thực.Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng định hướng, gợi
mở đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận.Mọi nguyên lý
thế giới quan đều có tác dụng ấy, chúng hợp thành nội dung của phương pháp luận.
Phương pháp luận sẽ định hướng cho nghiên cứu, quyết định hướng tiếp cận vấn đề
của nghiên cứu.Vì thế nó có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của một
nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng: từ thực trạng công
tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị
nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng, rút ra được những lý luận từ đó đề xuất những biện
pháp để nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma túy
tại Trung tâm.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: nghiên cứu hệ thống những lý
thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài, hệ thống các yếu tố có liên quan như các
hoạt động công tác xã hội nhóm đối với người cai nghiện ma tại Trung tâm Tư vấn
và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng; các yếu tố ảnh hưởng với khách thể này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: là một phương pháp của nghiên cứu kinh nghiệm,
nó thường được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu;là sự tri
giác có định hướng, có tổ chức những đối tượng và hiện tượng của thế giới xung
quanh.

Quan sát trực tiếp thực tế các hoạt động truyền thông, tư vấn, giáo dục trị liệu,
sinh hoạt trị liệu và lao động trị liệu đối với người cai nghiện ma tuý từ Trung tâm
Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý Lâm Đồng từ đó định hướng việc sinh hoạt nhóm
phù hợp theo hệ thống lý thuyết về công tác xã hội nhóm.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi đáp
gián tiếp của người cai nghiện tại Trung tâm, dựa trên bảng các câu hỏi được soạn
thảo trước, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời

10


các câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi và ghi cách trả lời
của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên.
Sử dụng phương pháp này để tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu 70 người cai
nghiện ma tại Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được
lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực
trạng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung
cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu đối với 05 người đang cai nghiện tại Trung
tâm, 03 nhân viên phụ trách triển khai các hoạt động nhóm, 02 lãnh đạo của Trung
tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích tại các
cơ sở nghiên cứu và đào tạo về công tác xã hội.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các chuyên đề, khóa luận trong lĩnh vực công
tác xã hội nhóm.

Góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý
luận về công tác xã hội nhóm với người cai nghiện ma tuý.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các phát hiện và đề xuất của nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao chất lượng
cung cấp dịch vụ điều trị nghiện, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội nhóm
đối với người cai nghiện ma tuý. Làm phong phú và hoàn thiện hơn các giải pháp
hỗ trợ người nghiện tại Trung tâm
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về vai
trò của nghề Công tác xã hội, các nhân viên Công tác xã hội cũng như vai trò của hệ
thống cung cấp dịch vụ trong hoạt động hỗ trợ người cai nghiện ma túy.
Đề tài nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu có lĩnh vực liên quan.
7. Kết cấu của luận văn

11


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo danh mục biểu
bảng luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người
nghiện ma tuý.
- Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người nghiện ma tuý từ
thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Lâm Đồng.
- Chương 3: Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ người cai nghiện ma túy
và một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xã hội nhóm đối với
người cai nghiện ma tuý từ thực tiễn Trung tâm Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý
tỉnh Lâm Đồng.

12



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
1.1.Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
1.1.1. Thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được phát triển vào những năm 30 và 40 của thế kỷ XX do
nhà sinh học Ludvig Von Bertalanffy khởi xướng. Một hệ thống được định nghĩa là
tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố liên quan với nhau và mỗi biến động trong một
yếu tố nào đó đều tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ
thống [10, tr.11].
Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, những hệ thống này được tạo nên
từ các tiểu hệ thống, đồng thời những tiểu hệ thống này cũng là một phần của hệ
thống lớn hơn. Nguyên tắc tiếp cận của thuyết này là cuộc sống bình thường của
con người phụ thuộc vào môi trường xã hội hiện tại của họ và sự can thiệp vào bất
cứ điểm nào trong hệ thống cũng tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống [10, tr.8].
Nhóm là một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau, gắn kết với nhau. Nhóm
chịu sự tác động của các hiện tượng khác trong nhóm như mục tiêu của nhóm, cơ
cấu tổ chức nhóm, quy tắc, chuẩn mực, lãnh đạo nhóm...
Các thành viên của nhóm tương tác, chia sẻ, tuỳ thuộc lẫn nhau để duy trì trật
tự và sự cân bằng như một thể thống nhất. Ngoài ra các cá nhân của nhóm còn tồn
tại trong một hệ thống: gia đình, hàng xóm, cộng đồng, trường học... Việc can thiệp
điều trị nghiện cần tác động tạo thay đổi đến tất cả các yếu tố từ môi trường xung
quanh người nghiện và kể cả các yếu tố bên trong bản thân họ.
1.1.2. Thuyết tâm lý – xã hội
Thuyết tâm lý – xã hội của E.Erikson, lý thuyết này chấp nhận sự tác động của yếu
tố xã hội và văn hoá lên quá trình phát triển con người. Cái tôi phát triển trong suốt
các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Giả định rằng tất cả mọi người tuân theo trình tự của các giai đoạn phát triển
từ khi sinh ra qua cái chết. Với 08 giai đoạn tâm lý – xã hội của phát triển con người

(Giai đoạn 1: Tuổi bế bồng (0 đến 1 tuổi) xung đột tâm lý – xã hội là sự tin tưởng

13


đối lập với sự sợ hãi và hẫng hụt; Giai đoạn 2: Tuổi em bé (từ 2 đến 4 tuổi) xung
đột tâm lý xã hội là tính độc lập, tự chủ đối lập với sự xấu hổ, nghi ngờ; Giai đoạn
3: Tuổi vui chơi (từ 4 đến 6 tuổi) xung đột tâm lý – xã hội là tính chủ động đối lập
với sự tội lỗi, kém cỏi; Giai đoạn 4: Tuổi đến trường (từ 6 đến 12 tuổi) sự cần cù
đối lập với sự tự ti; Giai đoạn 5: Vị thành niên (từ 12 đến 18 tuổi) cá tính đối lập với
sự hỗn độn về vai trò; Giai đoạn 6: Tuổi trưởng thành (từ 18 đến 45 tuổi) sự gần gũi
đối lập với sự cô lập; Giai đoạn 7: Tuổi trung niên (từ 45 đến 65 tuổi) khả năng
sáng tạo đối lập với sự ngừng trệ; Giai đoạn 8: Tuổi già (trên 65 tuổi) sự toàn vẹn
đối lập với sự nối tiếc các cơ hội đã bỏ qua [10, tr.22]).
Mỗi giai đoạn đều có những khủng hoảng hoặc xung đột tâm lý – xã hội
nhất định, việc giải quyết những mâu thuẫn này giúp cá nhân phát triển lên giai
đoạn tốt hơn, còn nếu không nó sẽ có thể để lại những hạn chế nhất định trong sự
phát triển [10,tr.20].
Trong mỗi giai đoạn, con người đều có cả kinh nghiệm tốt và kinh nghiệm
xấu. Với việc giải quyết thành công những mâu thuẫn ở mỗi giai đoạn sẽ giúp họ
thấy được thế mạnh và sự thất bại của mình để giải quyết vấn đề tương lai tốt hơn
và khắc phục được những yếu kém của bản thân mình [10,tr.21].
Qua nhóm , mỗi cá nhân sẽ nhìn thấy được điểm mạnh, nhìn lại kinh nghiệm
sống của mình, trưởng thành hơn, tự tin hơn khi giải quyết các vấn đề. Đồng thời nó
giúp cho nhân viên xã hội nắm bắt tốt tâm lý của các thành viên tham gia nhóm
trong điều trị cai nghiện ma tuý.
Ví dụ như một số trẻ vị thành niên (giai đoạn 5- xung đột tâm lý – xã hội cá
tính đối lập với sự hỗn độn về vai trò) do học làm người lớn chứng tỏ bản thân đã
tập tành hút thuốc và sau đó nghiện hút, nghiện ma tuý – thất bại trong hình thành
nhân cách chuẩn mực họ trở nên thiếu tự tin trong cuộc sống, không xác định được

mục đích trong trương lai. Ở giai đoạn này, họ có mối quan hệ chủ yếu với bạn
cùng tuổi ở trường và các tổ chức xã hội nên nhân viên xã hội cần nắm bắt điểm này
để có thể tập hợp nhóm phù hợp nhằm giúp họ cởi mở hơn trong chia sẻ, hỗ trợ các
biện pháp cai nghiện hiệu quả.

14


1.1.3. Thuyết hành vi và học tập xã hội
Lý thuyết hành vi và học tập xã hội của Bandura cho rằng mọi người tìm
hiểu hành vi mới thông qua việc quan sát học tập của mọi người trong môi trường
xã hội quanh họ. Nếu mọi người quan sát tích cực thì kết quả họ sẽ có được hành vi
mình muốn, họ có nhiều khả năng để mô phỏng, bắt chước và áp dụng vào hành vi
của mình [10,tr.31].
Hành vi của thành viên trong nhóm đóng vai trò tác động, kích thích thành
viên khác, tạo môi trường có điều kiện để giúp các thành viên trong nhóm thay đổi
hành vi.
Trong điều trị cai nghiện ma tuý với môi trường tập trung thì việc bắt chước
hành vi của các thành viên tiến bộ rèn luyện sẽ có ảnh hưởng rất tốt đến việc duy trì
nề nếp, hình thành hành vi tốt của các nhóm, thành viên cai nghiện.
1.1.4.Thuyết lãnh đạo
Theo Charles Zastrow (1985), có 03 quan điểm về lãnh đạo: quan điểm về
đặc điểm, quan điểm phong cách và quan điểm phân quyền.
Theo đặc điểm, Krech, Crutchfield và Ballachey (1992) xác định:một người
lãnh đạo phải là một thành viên của nhóm mà anh ta đang nỗ lực để lãnh đạo; có
bằng cấp chuyên môn; có chuẩn mực giá trị mà các thành viên trong nhóm tuân thủ
và người này được đánh giá là thành viên tốt nhất để đạt được mục đích , mục tiêu
của nhóm và phù hợp với mong muốn của mọi người về hành vi cư xử và chức
năng mà anh sẽ phục vụ cho nhóm.
Theo phong cách, Lewin, Lipit và White (1939) cho rằng có ba loại phong

cách lãnh đạo, đó là phong cách độc tài, phong cách dân chủ và phong cách tự do.
Theo phân quyền, Johnson and Johnson (1975) cho rằng quyền lãnh đạo
được xác định là chương trình hoạt động để giúp nhóm đạt mục đích, mục tiêu và
duy trì tốt tiến trình công việc.Nhà lãnh đạo cố gắng tìm ra các nhiệm vụ thiết yếu
đối với nhóm, phân cấp các vai trò khác nhau cho các thành viên nhóm để giúp
nhóm đạt được mục đích, mục tiêu đề ra trong những bối cảnh khác nhau.
Trong sự hình thành và phát triển của nhóm không thể không nói tới vai trò
của người lãnh đạo, đó là người có khả năng thuyết phục, tổ chức, huy động người

15


khác cùng tham gia hoạt động để cùng đạt mục đích chung. Dựa vào thuyết này để
chú ý đến việc lựa chọn các trưởng nhóm khi thành lập các nhóm trong công tác
điều trị nghiện ma tuý tại đơn vị .
1.1.5.Thuyết tương tác biểu trưng
Lý thuyết tương tác biểu trưng được phát triển vào những năm 1910-1920 ở
châu Âu và Mỹ do các ông Mead, James, Dewey đề xướng. Thuyết này giải thích:
cái tôi của con người được tạo ra như thế nào và con người học cách tương tác (giao
tiếp) với người khác như thế nào....xã hội được tạo thành từ tương tác của vô số cá
nhân, bất kỳ hành vi nào của con người cũng có vô số các ý nghĩa khác nhau, hành
vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với
các ý nghĩa biểu trưng [10, tr.33].
Lý thuyết này đã đề cao cái tôi, giải thích cái tôi và cách để tạo ra hình ảnh
cái tôi là bắt chước và qua nhân cách phản ánh.
Ứng dụng lý thuyết này trong công tác xã hội nhóm: Các thành viên trong
nhóm sẽ biết giá trị năng lực của mình thông qua những ý kiến, quan điểm của
những người có vai trò, ảnh hưởng quan trọng trong nhóm. Qua tương tác các thành
viên có thể sẽ bắt chước những hành vi cư xử của những người có ảnh hưởng quan
trọng trong nhóm .

1.1.6. Thuyết nhân quyền (quyền con người)
Có 02 trường phái cơ bản đưa ra hai quan điểm trái ngược nhau về quyền
con người. Những người theo học thuyết về quyền tự nhiên cho rằng quyền con
người là những gì bẩm sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng, các
quyền con người không phụ thuộc vào phong tục tập quán, truyền thống văn hoá
hay ý chí của bất kỳ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức cộng đồng hay nhà nước
nào. Ngược lại học thuyết về các quyền pháp lý cho rằng các quyền con người
không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên mà nó phụ thuộc vào ý
chí của tầng lớp thống trị và các yếu tố như phong tục, tập quán truyền thống văn
hoá của các xã hội.
Trong khi về hình thức hầu hết các văn kiện pháp luật của các quốc gia đều
thể hiện các quyền con người là các quyền pháp lý thì trong Tuyên ngôn toàn thế

16


giới về quyền con người năm 1948 và một số văn kiện pháp luật ở một số quốc gia
quyền con người được khẳng định rõ ràng là các quyền tự nhiên vốn có và không
thể tước bỏ được của mọi cá nhân.
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm”....
“Tuy nhiên quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của công đồng” (Hiến pháp 2013)
Người nghiện ma tuý có quyền được chăm lo đời sống, chăm sóc sức khoẻ,
hoà nhập cộng đồng.
Ứng dụng lý thuyết này trong công tác xã hội nhóm các thành viên của nhóm
có quyền được quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các dịch vụ để có thể đảm bảo sức khoẻ
hoà nhập cộng đồng, họ cần có sự trợ giúp của cộng đồng, mọi người xung quanh
và không đáng bị kỳ thị.

1.2.Nghiện chất, nghiện ma tuý và người nghiện ma tuý
1.2.1.Nghiện chất
1.2.1.1. Các chất tác động tâm thần:Các chất tác động tâm thần bao gồm tất cả các
chất có tác động trên hệ thần kinh trung ương. Các chất này có thể là
- Các chất ma túy: heroin, cocain, ma túy tổng hợp.
- Thuốc giảm đau chế phẩm tổng hợp họ thuốc phiện: codein, promedol, dolargan,
morphin…
- Các loại thuộc họ cần sa: lá cần sa, nhựa cần sa, các chế phẩm khác của cần sa.
- Rượu.
- Các thuốc ngủ và an thần.
1.2.1.2.Ảnh hưởng của các chất tác động tâm thần
Các chất tác động tâm thần cũng như các chất khác khi tác động lên cơ thể
con người đều có 2 mặt:
- Tác dụng tích cực: hầu hết các chất tác động tâm thần được con người sử dụng với
những mục đích tích cực khác nhau như an thần, giảm đau, gây ngủ, gây mê, kích
thích, hoạt hóa…

17


- Tác hại các chất tác động tâm thần thì tùy từng loại, phải sau một thời gian sử
dụng con người mới nhận biết được. Ví dụ như: Thuốc phiện là một loại thần dược
cũng phải sau 4-5 thế kỉ sử dụng mới nhận biết được tác hại của nó.
1.2.1.3.. Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng chất
Có 2 dạng rối loạn tâm thần và hành vi liên quan đến sử dụng chất.
- Rối loại do sử dụng chất: phụ thuộc và lạm dụng chất.
- Rối loạn do các chất gây ra: ngộ độc, trạng thái cai, sảng, mất trí, mất nhớ, rối loạn
cảm xúc, rối loạn lo âu, loạn thần, rối loạn chức năng tình dục, rối loạn giấc ngủ.
Đặc điểm chung của các chất tác động tâm thần là khi sử dụng các chất này dễ gây
ra một trạng thái phụ thuộc về tâm lý hoặc thể chất hoặc cả hai:

- Phụ thuộc về tâm lý: biểu hiện bằng ý muốn khẩn thiết phải dùng lại các chất tác
động tâm thần để có một trạng thái tâm lý dễ chịu hay xóa đi một cảm giác khó
chịu.
- Phụ thuộc về thể chất: biểu hiện bằng một trạng thái thích ứng của cơ thể với các
chất tác động tâm thần, bằng khả năng dung nạp chất và xuất hiện các triệu chứng
cơ thể của hội chứng cai. Độ dung nạp biểu hiện bằng sự cần thiết phải tăng liều
lượng ngày càng cao để đạt được hiệu quả mong muốn [18,tr.127].
1.2.2.Nghiện ma tuý
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO: Nghiện ma tuý là tình trạng nhiễm độc mãn
tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma tuý, với những đặc điểm cơ bản là:
Không cưỡng được lại nhu cầu sử dụng ma tuý và sẽ tìm mọi cách để có ma
tuý;
Liều dùng tăng dần;
Lệ thuộc ma tuý cả về thể chất và tâm thần (lệ thuộc kép).
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ (APA): Nghiện là các hội chứng gồm tăng
liều ma túy để có tác dụng mong muốn, sử dụng ma túy để giảm hội chứng thiếu
thuốc, không có khả năng giảm liều hoặc dừng ngừng sử dụng ma túy, và tiếp tục
sử dụng ma túy mặc dù biết nó có hại cho bản thân và những người khác.
Viện nghiên cứu quốc gia Hoa kỳ về lạm dụng ma túy (NIDA): Nghiện là một
bệnh não mạn tính, tái phát làm cho người nghiện buộc phải tìm và sử dụng ma túy,
bất chấp các hậu quả đối với họ và những người xung quanh [5]

18


Theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020:
Nghiện ma túy là bệnh mãn tính do rối loạn của não bộ, điều trị nghiện ma túy là
một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội
làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình

trạng sử dụng ma túy trái phép[20].
1.2.3.Người nghiện ma tuý
Theo Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm
2012 và Luật phòng chống ma tuý số 23/2000/QH10 của Quốc hội thì: Người
nghiện ma túy là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và
bị lệ thuộc vào các chất này [12].
- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy
định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất chất gây nghiện,
chất hướng thần [13].
Người nghiện ma tuý là người thường xuyên sử dụng một chất gây độc, có
hiện tượng phụ thuộc thuốc hay nói cách khác đó là trạng thái nhiễm độc chu kỳ
hay mãn tính do các chất ma tuý gây nên cho người sử dụng, có nghĩa là lệ thuộc
thuốc về mặt thể chất vả tinh thần.
Cơ chế gây nghiện[5]: Não người nghiện có sự khác biệt về sinh học (số lượng
và hoạt tính các thụ thể thần kinh, hoạt tính dẫn truyền thần kinh và sự thay đổi sinh
hóa não, phương thức đáp ứng với các tác động môi trường, biểu hiện gen)
Não được cấu tạo với một hệ thống làm cho việc lặp lại các hoạt động thiết yếu
sinh học (ăn uống, tình dục, chăm sóc....) gắn liền với cảm nhận: hài lòng, thỏa mãn,
khoái cảm (Reward pathway).Việc thực hiện các hoạt động này được cho là thiết
yếu, quan trọng cho sự tồn tại của cá thể.

19



Hệ dẫn truyền Dopamin (có chức năng gây khoái cảm, hài lòng; làm thoả
mãn, tạo động cơ; gây hấp dẫn, thúc ép) bắt nguồn từ trung não phóng chiếu theo 4
con đường và tác động với hệ dẫn truyền thần kinh khác (đặc biệt hệ serotomin..).
Hệ dopamin nhắc nhở các hoạt động thiết yếu cho tồn tại cá thể; Tạo động cơ để tận
hưởng hiệu quả và tiếp tục hoạt động.
Khi sử dụng ma tuý,các chất ma tuý đều tác động lên hệ Dopamin :
- Các chất kích thần (meth, cocain...) tác động trực tiếp làm tăng lượng
dopamine sẵn có (tăng giải phóng/ức chế tái hấp thu)
- Các chất dạng thuốc phiện (DTP), canabis, Alcohol... tác động gián tiếp làm
tăng lượng dopamine (thông qua các hệ dẫn truyền thần kinh khác: serotonin,
GABA)
- Chất dạng thuốc phiện tác động lên hệ thống thụ thể đặc hiệu của nó
Chất ma túy kích thích gây tràn ngập, khoái cảm, thoải mái mạnh hơn thông
thường hàng nghìn lần, làm cho người sử dụng dễ sử dụng lặp lại trở thành lạm
dụng.
Não điều chỉnh trước sự tràn ngập Dopamine do chất ma tuý gây ra:
+ Giảm bớt lượng thụ thể sẵn có ở synapse
+ Giảm sự giải phóng Dopamine từ tế bào trước synapse
Khi Dopamine giảm sẽ gây ra cảm giác khó chịu, bất hạnh, đau khổ
(miserable): Hội chứng cai xuất hiện.
Người sử dụng cần dùng lại chất ma tuý để đưa hoạt động Dopamine trở lại
bình thường.
Khi nghiện bộ não người nghiện bị lầm tưởng rằng ma túy là thiết yếu, sống
còn cho cuộc sống. Bộ não người nghiện đã được cấu trúc lại và người nghiện cần
dùng chất ma tuý để có được cảm giác bình thường như trước khi dùng chất ma tuý.
1.3.Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác xã hội nhóm với người
nghiện ma tuý
1.3.1. Khái niệm công tác xã hội
Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới
môi quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao


20


×