Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Luận văn mạng truy nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 76 trang )

MỤC LỤC


Hình 1.1 Mô tả mạng viễn thông Lâm Đồng....................................................................................4
Hình 1.2 Sơ đồ truyền dẫn quang VNPT Lâm Đồng........................................................................4
Hình 2.1 Mạng truy nhập cáp đồng................................................................................................15
Hình 2.2 Mạng truy nhập cáp quang..............................................................................................15
Hình 2.3 Mạng truy nhập vô tuyến.................................................................................................16
Hình 2.4 Mạng truy nhập V5..........................................................................................................17
Hình 2.5 Các loại giao diện số cho truy nhập thuê bao..................................................................19
Hình 2.6 Các chức năng của giao diện V5.....................................................................................20
Hình 2.7 Luồng 2,048 Mbps dùng trong giao diện V5...................................................................21
Hình 2.8 Khả năng gán cho V5.1 với 2 khe thời gian....................................................................22
Hình 2.9 Khả năng gán cho V5.1 với 3 khe thời gian....................................................................22
Hình 2.10: Các khe thời gian truyền thống V5.2............................................................................23
Hình 3.1 Sơ đồ Msan......................................................................................................................35
Hình 4.1 Alcatel 1540 Litespan......................................................................................................43
Hình 4.2 Mô tả chung các giao diện của thiết bị truy nhập Alcatel 1540.......................................46
Hình 4.3 MLS.................................................................................................................................47
Hình 4.4 Cấu trúc ngăn giá.............................................................................................................47
Hình 4.5 Công nghệ Triple play trong thiết bị 1540 Litespan........................................................48
Hình 4.6 Thiết bị MSAN của Alcatel-Lucent với cấu hình hổn hợp ring và sao, chuỗi................49
Hình 4.7 Cấu hình V5 Hubbing......................................................................................................52
Hính 4.8 Cấu hình mirro của Litespan 1540..................................................................................53
Hình 4.9 Kiến trúc bên trong của bus Quadruple...........................................................................55

Trang i


MỤC LỤC HÌNH
►◊◄



Hình 1.1 Mô tả mạng viễn thông Lâm Đồng....................................................................................4
Hình 1.2 Sơ đồ truyền dẫn quang VNPT Lâm Đồng........................................................................4
Hình 2.1 Mạng truy nhập cáp đồng................................................................................................15
Hình 2.2 Mạng truy nhập cáp quang..............................................................................................15
Hình 2.3 Mạng truy nhập vô tuyến.................................................................................................16
Hình 2.4 Mạng truy nhập V5..........................................................................................................17
Hình 2.5 Các loại giao diện số cho truy nhập thuê bao..................................................................19
Hình 2.6 Các chức năng của giao diện V5.....................................................................................20
Hình 2.7 Luồng 2,048 Mbps dùng trong giao diện V5...................................................................21
Hình 2.8 Khả năng gán cho V5.1 với 2 khe thời gian....................................................................22
Hình 2.9 Khả năng gán cho V5.1 với 3 khe thời gian....................................................................22
Hình 2.10: Các khe thời gian truyền thống V5.2............................................................................23
Hình 3.1 Sơ đồ Msan......................................................................................................................35
Hình 4.1 Alcatel 1540 Litespan......................................................................................................43
Hình 4.2 Mô tả chung các giao diện của thiết bị truy nhập Alcatel 1540.......................................46
Hình 4.3 MLS.................................................................................................................................47
Hình 4.4 Cấu trúc ngăn giá.............................................................................................................47
Hình 4.5 Công nghệ Triple play trong thiết bị 1540 Litespan........................................................48
Hình 4.6 Thiết bị MSAN của Alcatel-Lucent với cấu hình hổn hợp ring và sao, chuỗi................49
Hình 4.7 Cấu hình V5 Hubbing......................................................................................................52
Hính 4.8 Cấu hình mirro của Litespan 1540..................................................................................53
Hình 4.9 Kiến trúc bên trong của bus Quadruple...........................................................................55

TỪ VIẾT TẮT
Trang ii


AN
AN-NMS

ATM
ADSL

Access Netswork
Access Netswork-Netswork
Managememt System
Asynchronous Tranfer Mode
Asymmetric Digital Subscriber Line

BA
BTS
BRAS

Basic Access
Base Tran Station
Broadband Remote Access Service

BRI
CATV
COT
DTE
DTMF
FE
GS
GSM
GE
IP
I/O
ISDN
LAN

LE
MDF
NGN
PCM
PDH
PSTN
POST
PRI
RDLU
RSU
RT
SDH
SN
SN

Basic Rate Interface
Cable TV
Central office Terminal
Data Terminal Equitment
Dual Tone Multi Frequency
Fast Ethernet
Group Switch
Global System for Mobile
Gigabit Ethernet
Internet Protocol
Input/Output
Intergrated Services Digital Network
Local Area Network
Local Exchange
Main Distribution Frame

Next Generation Network
Pulse Code Moduation
Plesiochronous Digaital Hierachy.
Public Service Telephone Network
Plain Old Telephone Service
Primary Rate Interface
Remote Digita Line Unit
Remote Subcriber Unit
Remote Terminal
Sunchronous Digital Hierachy
Switch Network
Service Node
Symmetric High bit Digital
Subscriber Line
Wireless Local Loop

SHDSL
WLL

Trang iii

Mạng truy nhập
Hệ thống quản lý mạng truy nhập
Chế độ truyền bất đồng bộ
đường dây thuê bao số bất đối
xứng
Truy nhập gốc
Trạm thu phát gốc
Truy nhập dịch vụ băng thông
rộng

Giao diện tốc độ cơ bản
Truyền hình cáp
Bộ tập trung lưu lượng trung tâm
Thiết bị đầu cuối số liệu
đa tần âm kép
Ethernet tốc độ 10/100Mbps
Chuyển mạch nhóm
Hệ thống di động toàn cầu
Ethernet tốc độ 10/100/1000Mbps
Giao thức internet
Vào/ra
Mạng số tổng hợp các dịch vụ
Mạng cục bộ , mạng LAN
Tổng đài nội hạt
Giá phối dây chính
Mạng thế hệ kế tiếp
Điều chế xung ma
Ghép kênh cận đồng bộ
Mạng thoại công cộng
Dịch vụ thoại truyền thống
Giao tiếp tốc độ sơ cấp
Tập trung đường dây số ở xa
Tập trung thuê bao ở xa
Thiết bị đầu cuối ở xa
Ghép kênh đồng bộ
Chuyển mạch
Điểm dịch vụ
Kết nối DSL đối xứng đa tốc độ
Mạch thuê bao nội hạt vô tuyến



LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới hiện nay đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của xã hội thông tin.
Công nghệ thông tin trên thế giới thực sự bùng nổ mà đặc biệt là mạng Viễn thông được
phát triển mạnh mẽ và rộng khắp .Nó đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc và liên tục
phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong những năm qua Viễn thông Việt Nam đã
hiện đại hóa tiến tới hòa nhập với thế giới.
Với sự phát triển nhanh chóng về tốc độ và dung lượng truyền dẫn ngày càng cao
của các dịch vụ Viễn thông mới, để đáp ứng được yêu cầu trên các thiết bị Viễn thông xử
dụng trên mạng cũng phát triển song song với tốc độ , dung lượng và các dịch vụ mới và
nhất là đáp ứng được sự phát triển mạng lưới Viễn thông nông thôn
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở và bị chia cắt nhiều, mật độ dân
cư phân bố rải rác , điều kiện kinh tế xã hội của địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn.
Với mục tiêu của Viễn thông Lâm Đồng đặt ra đối với mạng viễn thông nông thôn của địa
phương là: 100% số xã có dịch vụ băng rộng, Giải quyết tồn tại về chất lượng tín hiệu và
an toàn của mạng lưới, chi phí đầu tư tối ưu nhất để cung cấp dịch vụ cho các xã vùng
sâu, vùng xa, khép kín các tuyến cáp quang, tạo các vòng truyền dẫn vật lý đạt độ an toàn
cao; đồng thời mạng mới phải có khả năng cung cấp đa dịch vụ và sẵn sàng chuyển đổi
sang mạng NGN theo cấu hình class 5 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Đặc biệt góp sức cùng địa phương trong việc mang lại những tiện ích của công nghệ
thông tin đối với việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội đến các khu vực vùng sâu, vùng
xa của tỉnh Lâm Đồng.
Với các yêu cầu đặt ra như thế, việc lựa chọn thiết bị và công nghệ cho phát triển
mạng viễn thông là một bài toán đồng bộ và phức tạp. Để tìm hiểu rõ vấn đề này , trong
phần báo cáo đồ án tốt nghiệp em xin trình bày bốn nội dung chính :
• Giới thiệu mạng Viễn thông Lâm Đồng
• Lý thuyết về mạng truy nhập
• Thuyết minh mạng truy nhập tại Lâm Đồng

• Thuyết minh thiết bị đang dùng trên mạng truy nhập tại Lâm Đồng

Trang 1


LỜI MỞ ĐẦU

Qua quyển đồ án này em xin được cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo tại học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt,
giảng dạy cho em trong suốt năm năm học vừa qua. Đặc biệt em xin trân trọng cảm ơn
Thầy Ngô Thanh Ngọc, người đã trực tiếp hướng dẫn em làm đồ án này.
Xin cảm ơn Lãnh Đạo Viễn thông Lâm Đồng, Trung tâm Viễn thông Đà Lạt và các
bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất, đóng góp ý kiến cho em được tham gia
học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

Đà Lạt, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Trần Văn Bé

Trang 2


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 300
đến 1500 m so với mặt nước biển. Diện tích khoảng 9773,95 km 2, dân số khoảng trên 1.2
triệu người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 23%, dân kinh tế mới chiếm 22%.

Lâm Đồng có 2 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện, là một tỉnh miền núi ,địa bàn bị
chia cắt , khu vục vùng sâu vùng xa , khu vực ngoại ô và khu vực có dân cư phân tán
tương đối nhiều.
Lâm Đồng là tỉnh có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào du lịch dịch vụ, cây công
nghiệp, khoáng sản và kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp nên mật độ dân cư phân tán rải
rác trên địa bàn , trong đó còn nhiều vùng kinh tế mới, vùng sâu , vùng xa, địa hình hiểm
trở và giao thông còn gặp nhiều khó khăn.
Từ những đặc điểm kinh tế xa hội trên nên việc tổ chức và xây dựng mạng lưới viễn
thông của Tỉnh Lâm Đồng gặp không ít khó khăn và tốn kém. Mặc dù vậy cho đến nay
mạng viễn thông của Tỉnh Lâm Đồng đa được trang bị tương đối hiện đại và đồng bộ, đáp
ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong hiện tại và tiếp tục phát triển trong tương lai.
1. Tổng thể mạng Viễn thông Lâm Đồng
1.1. Hệ thống chuyển mạch
Hệ thống chuyển mạch gồm ba tổng đài HOST EWSD của SIEMENS được lắp đặc
tại ba trung tâm kinh tế, chính trị và dân cư lớn của tỉnh đó là: Đà Lạt , Bảo Lộc và
Đức Trọng
- Tổng đài HOST Đà Lạt làm nhiệm vụ quá giang cho Tổng đài HOST Bảo Lộc,
HOST Đức Trọng, đồng thời làm tổng đài nội hạt cho Đà Lạt và khu vực lân cận.
- Tổng đài HOST Bảo Lộc làm nhiệm vụ quá giang cho HOST Đà Lạt, HOST Đức
Trọng, đồng thời làm tổng đài nội hạt cho Bảo Lộc và các vùng lân cận .
- Tổng đài HOST Đức Trọng làm nhiệm vụ quá giang cho Host Đà Lạt, Host Bảo
Lộc, đồng thời làm tổng đài nội hạt cho Đức Trọng và các vùng lân cận

Trang 3


CHNG I GII THIấU MANG VIấN THễNG LM ễNG

c
Trng

ẹaứ
Laùt

Lt

T Lt
Phan Rang
TP
Ho Chớ
Minh

Bo
Lc
ẹaứ
Laùt

Hỡnh 1.1 Mụ t mng vin thụng Lõm ng

ng truyờn ViBa i TP H Chớ Minh
ng truyờn cap quang SDH 2.5Gbit/s i TP H Chớ Minh
ng truyờn cap quang SDH 622.08Mbit/s i nụi tnh
ng truyờn vi ba i nụi tnh

1.1.1. S truyn dn quang VNPT Lõm ng
Hỡnh 1.2 S truyn dn quang VNPT Lõm ng

Trang 4

T Bo Lục
Xuaõn Loọc

TP
Ho Chớ
Minh


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

Trang 5


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

1.1.2. Mạng chuyển mạch
Khu vực Đà Lạt gồm : 11 trạm RSU, 2 trạm V5.2, 11 ourdoor và 1 UMC
- KV Cầu Đất, Xuân Trường, Chi Lăng, Đà Lạt, Trại Mát, Ngô Quyền, Phường
8, TaNung, Cam Ly, Thái Phiên, Lạc Dương.
- Ourdoor Măng Linh, An Bình, Viện hạt nhân, Mê Linh, SOS, Hoàng Hoa
Thám, Phát Chi, Khe Sanh, Bạch Đằng, Phước Thành
- V5.2 Dasair, Danhim
- UMC Dachair
Khu vực Đức Trọng gồm : 32 trạm RSU, 10 V5.2 và 1 UMC
- KV R’chai, Phú Hội, Hiệp An, Phi Nôm, Liên Hiệp, Cổng Vàng, Thanh Bình,
Phòng thuế, Tân Hội, Liên Hiệp-Ninh Gia, Ninh Loan, Đà Loan, Thạch Mỹ, Đà
Ròn, Lạc Nghiệp, Lạc Lâm, Lạc Xuân, Quảng Lập, Ka Đô, Tu Tra, Nam Ban,
Phi Tô, Mê Linh-Lâm Hà, Lâm Hà, Tân Hà, Liên Hà, Tân Thanh, Phú Sơn, Tân
Hà, Tân Văn, Phi Liêng, Đasal, Đa Tông,
- V5.2 N’thon’ha, Tân Thành, Tà Năng, Tà Hin, Đông Thanh, Đa Đờn, Phúc
Thọ, Đa K’nàng, Liên S,rône, Rô Men
- UMC Đinh k,nơ,
Khu vực Bảo Lộc gồm : 45 trạm RSU, 9 trạm UMC, 4 trạm V5.2 và 1 ourdoor

- KV Lộc Phát, Đại Lào, Khu 6, Lộc Nga, Lộc Tiến, Đam Bri, Hàm Thuân,
Thiên Phương, Lộc Sơn, Blao Sere, Hòa Trung, Lộc Phát 2, Lộc Thanh, Nga ba
Ferme, Host Bảo Lộc, Hoàng Hoa Thám, Huyện Di Linh, Đinh Lạc, Hòa Ninh,
Gia Hiệp, Tân Châu, Liên Đầm, Hòa Nam, Tam Bố, Tân Thượng, Di Linh 2,
Hòa Bắc, Bảo Lâm, Lộc An, Lộc Thành, Lộc Đức, Lộc Quảng, Lộc Ngai, Lộc
Nam, Cát Quế, Đa Hoai, Đam ri, Hà Lâm, Đa Tồn, Phước Lộc, Đa oai, Đoàn
Kết, Đa Tẻr, Đa Lay, Triệu Hải, Mỹ Đức, Phú Mỹ, Huyện Cát Tiên, Phước Cát,
Gia Viễn,.
- V5.2 , Lộc Phú, Lộc Lâm, Quang Ngai, Phước Cát 2
- UMC ĐN Thượng, Mỹ Lâm, Lộc Bắc, B’lá, Đoàn Kết, Sơn Điền, Gia Bắc, Đa
Pal, Phước Lộc.
- Ourdoor Nga ba Ferme
1.2. Hệ thống truyền dẫn
1.2.1. Cáp quang
- Tuyến cáp quang nội tỉnh hình thành các vòng Ring det có sơ đồ bố trí kèm theo.
Thiết bị quang SDH 155Mb/s Đà Lạt - Đức Trọng :Tổng chiều dài :32,7 Km, số sợi :
16, thiết bị FLX 150/600. Gồm các trạm: Đà Lạt, Pren, Fi Nôm, Hiệp An, Đức Trọng.

Trang 6


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

- Tuyến cáp quang SDH 155Mb/s Đức Trọng -Bảo Lộc : Tổng chiều dài :84,4Km,số
sợi :16 sợi đoạn Đức Trọng - Lộc An dài 72,4 Km, 24 sợi đoạn Lộc An - Bảo Lộc dài
12 Km, thiết bị FLX 150/600. Gồm các trạm : Đức Trọng, Ninh gia, Gia hiệp, Đinh
lạc, Di Linh, Vi ba Di Linh, Liên đầm, Hoà Ninh, Lộc An, Lộc nga, Bảo Lộc .
- Tuyến cáp quang SDH 155Mb/s Bảo Lộc - Đạ Hoai - Phú Bình(Đồng Nai) tổng
chiều dài :57,4 Km, số sợi: 24 sợi đoạn Bảo Lộc - Đại Lào dài 8Km, 16 sợi đoạn Đại
Lào - Phú Bình dài 24 Km, thiết bị FLX 150/600. Gồm các trạm Bảo Lộc, Lộc Tiến ,

Đại Lào, Đạm Ri, Đạ Huai, Đồi 300
- Tuyến cáp quang SDH 155 Mb/s Đồi 300 - Phước cát dài 55km ,thiết bị FLX
150/600 gồm 16 sợi quang, bố trí các trạm Đạ Tẻh , Cát Tiên , Phước Cát 2 .
- Tuyến cáp quang SDH 155 Mb/s Phi Nôm - Đơn Dương, chiều dài :10,66 Km, thiết
bị FLX 150/600, số sợi:8.
- Tuyến cáp quang SDH 155 Mb/s Đức Trọng - Lâm Hà, chiều dài: 113 Km, thiết bị
FLX 150/600, số sợi:16, bố trí các trạm , Đức Trọng , Thanh Bình , Lâm Hà, Đạ Đờn,
Phú Sơn, Phi Liêng, Liêng Sr’rôn, Đạ M’ Rông, Đinh K’nớ.
- Tuyến cáp quang SDH 155Mb/s Bảo Lộc - Lộc Thắng, chiều dài 15 Km, thiết bị
FLX 150/600, số sợi:16 đoạn Bảo Lộc - Lộc Phát dài 6Km, 8 sợi đoạn Lộc Phát - Lộc
Thắng dài 9 Km.
- Tuyến cáp quang SDH 155Mb/s Đà Lạt - Chi Lăng - Trại Mát- Cầu Đất- Xuân
Trường – Outdoor Phát Chi - Lạc Nghiệp , chiều dài 13 Km, thiết bị FLX 150/600, số
sợi 24 sợi đoạn Đà Lạt - Chi Lăng dài 5Km , 16 sợi đoạn Chi Lăng - Trại Mát - Lâm
Sơn dài 60 Km.
- Tuyến cáp quang Chi Lăng – Oudoor Mê Linh -Thái Phiên – V5.2 Đạ Sar – V5.2 Đạ
Nhim – UMC Đạ Chais chiều dài 43.5 Km, thiết bị PDH 34Mb/s, số sợi: 8 sợi.
- Tuyến cáp quang Đà Lạt - RSU Phường 8, chiều dài 5 Km, thiết bị PDH 34 Mb/s, số
sợi: 8 sợi.
- Tuyến cáp quang Đà Lạt – RSU Phường 6 - RSU Đa Thành, chiều dài 5,5 Km, thiết
bị PDH 34 Mb/s, số sợi: 8 sợi.
1.2.2. Truyền dẫn Viba
- Tổng số tuyến vi ba trên tòan mạng bao gồm: 28 tuyến với 56 đầu thiết bị
- Đầu cuối và 07 trạm Repeater .
+ Bao gồm các loại thiết bị sau :
SIS 34 Mb/s : 04 tuyến 8 đầu: gồm Đà Lạt(1); Xuân Trường(2); Di Linh(3); Bảo
Lộc(1); Đức Trọng(1).
DM1000 :4 đầu :Đức Trọng(1); Lâm Hà(1); 02 đầu dự phòng chống lụt bao.
- AWA 1808 :08 đầu: Đức Trọng(1); Đơn Dương(2); Quảng Lập( 1); Bảo Lộc(1); Đồi
1096(2); đồi 300(1).

Trang 7


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

- AWA 1504 :36 đầu:Đà Lạt(1); Lạc Dương(1); Di Linh(2); Tân Hà(1); Phú Sơn(1);
Đức Trọng(1); NamBan(1); Đơn Dương(2);Lạc Nghiệp(1); Tu Tra(1); Ninh Gia(2);
Đạ Loan1); Lâm Hà(2); Tân Hội(1); Bảo Lộc(4); Bảo Lâm( 1); Lộc Thành(1); Hàm
Thuận(1); Đồ 1096(1); Đạm Ri(1); Đồi 300(3); Đạ Hoai(1); Đạ Tẻ(1); Cát Tiên(1);
Xuân Trường (1); Đồi tuyền hình (1) ; Lộc đức (1) ;
- AWA 904:02 đầu: Quảng Lập(1); Lạc Lâm(1);
- Có 7 bộ Repeater ở các tuyến : Đức Trọng - Đơn Dương; Đơn Dương - Lạc Nghiệp;
Đức Trọng- Nam Ban; đồi 300 - Đa Tẻh; Đồi 300 - Cát Tiên; Bảo Lộc - Hàm Thuận;
Ninh Gia - Đà Loan.
2. Thuyết minh cấu trúc mạng Viễn thông Lâm Đồng
2.1. Hệ thống chuyển mạch

Trang 8


Stt

Địa điểm lắp đặt
Loại tổng đài
Host Đà Lạt
1 THIỆU MẠNG VIỄN
KV Cầu
Đất LÂM ĐỒNG RDLU
CHƯƠNG I GIỚI
THÔNG

2
KV Xuân Trường
RDLU
3
Outdoor Nguyễn Lương Bằng
EWSD
4
KV Chi Lăng
RDLU
5
KV Đà Lạt
RDLU
6
KV Trại Mát
RDLU
7
KV Ngô Quyền
RDLU
8
KV Phường 8
RDLU
9
KV Tà Nung
RDLU
10
KV Camly
RDLU
11
KV Thái Phiên
RDLU

12
V5.2 Đạ Sar
V5.2
13
KV Đạ Chair
UMC
14
V5.2 Đạ Nhim
V5.2
15
KV Xuân Thọ
RDLU
16
Outdoor Măng Linh
EWSD
17
Outdoor An Bình
EWSD
18
Outdoor Viện Hạt Nhân
EWSD
Outdoor

Linh
19
EWSD
Outdoor SOS
20
EWSD
Outdoor Hoàng Hoa Thám

21
EWSD
Outdoor Phát Chi
22
EWSD
Outdoor Khe Sanh
23
EWSD
24
Host Đà Lạt
EWSD
25
Ourdoor Bạch Đằng
EWSD
26
Outdoor Phước Thành
EWSD
27
KV Lạc Dương
EWSD
Host Bảo Lộc
28
KV Lộc Phát
RDLU
29
KV Đại Lào
RDLU
30
KV Khu 6
RDLU

31
KV Lộc Nga
RDLU
32
KV Lộc Tiến
RDLU
33
KV Đảm bri
RDLU
34
KV Hàm Thuận
SRX
35
KV Thiện Phương
RSDLU
36
KV Lộc Sơn
RSDLU
37
KV Blao Sere
RSDLU
38
KV Hòa Trung
RSDLU
39
KV Lộc Phát 2
RSDLU
40
KV Lộc Thanh
RSDLU

41
Outdoor Nga 3 Ba Ferme
EWSD
42
Host Bảo Lộc
EWSD
43
KV Hoàng Hoàng Thám
RSDLU
Trang 944
Huyện Di Linh
RDLU
45
KV Đinh Lạc
RDLU
46
KV Hòa Ninh
RDLU

Lắp đặt
2096
256
512
7390
1804
2080
6112
3440
560
2240

2368
320
96
256
1152
224
512
384
512
512
352
384
128
18718
384
576
1552
5598
2048
5552
1792
3600
832
80
560
832
640
544
384
640

0
8104
160
5370
1840
1920


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

2.2. Hệ thống truyền dẫn
2.2.1. Mạng cáp sợi quang
- Tuyến cáp sợi quang trục liên, nội tỉnh:
Từ Đà Lạt đến đồi 300 và đi Phú Bình dài 164 Km. Trong đó sử dụng cáp quang 16
sợi, 8 sợi cho liên tỉnh, 8 sợi cho nội tỉnh, riêng đoạn từ Lộc An tới Đại Lào dài 120
Km sử dụng cáp quang 24 sợi, 8 sợi cho liên tỉnh, 16 sợi cho nội tỉnh.
- Thi công hoàn chỉnh tuyến cáp sợi quang từ Đà Lạt đến Lạc Nghiệp-Đơn Dương (Đi
Lâm Sơn-Ninh Thuận) với đoạn tuyến còn lại từ Trại Mát đi Lạc Nghiệp dài 23,4 Km.
Trong đó sử dụng cáp quang 16 sợi, 8 sợi cho liên tỉnh, 8 sợi cho nội tỉnh. Riêng đoạn
từ Đà Lạt đến Chi Lăng dài 3,7 Km sử dụng cáp quang 24 sợi, 8 sợi cho liên tỉnh, 16
sợi cho nội tỉnh.
- Thi công hoàn chỉnh tuyến cáp sợi quang từ Đức Trọng đến Romen ( Lâm Hà - Đắc
Lắc) dài 70 Km. Trong đó sử dụng cáp quang 16 sợi, 8 sợi cho liên tỉnh, 8 sợi cho nội
tỉnh.
- Tuyến cáp sợi quang nhánh nội tỉnh đến cuối năm 2008:
Từ Phi Nôm - Đức Trọng đến Đơn Dương với chiều dài 10,6 Km sử dụng cáp quang 8
sợi.
Từ Đà Lạt đi RSU Đa Thành dài 5,37 Km sử dụng cáp quang 8 sợi.
Từ Đà Lạt đi RSU phường 8 dài 4,7 Km sử dụng cáp quang 8 sợi.
Từ Bảo Lộc đi RSU Khu 6 dài 3,1 Km sử dụng cáp quang 8 sợi.

Từ Bảo Lộc đi Bảo Lâm dài 13,1 Km sử dụng cáp quang 8 sợi trên đoạn Lộc PhátBảo Lâm và sử dụng cáp quang 16 sợi trên đoạn Lộc Phát-Bảo Lộc.
2.2.2. Thiết bị quang
* Thiết bị SDH:
- Ring dẹt trục nội tỉnh : (Liên Host).
Đà Lạt (600 Mb/9 x 21 E1) -> Đức Trọng (600 Mb/ 9 x 21 E 1) -> Vi ba Di Linh
(600 Mb/ 6 x 21 E 1) -> Bảo Lộc (600 Mb/ 9 x 21 E 1) -> RSU Di Linh (Khuếch đại
quang ) -> Liên Hiệp (Khuếch đại quang ) -> Đà Lạt.
- Ring dẹt nhánh Host Bảo Lộc:
Bảo Lộc (155Mb/ 3 x 21 E1) -> Lộc Tiến (155Mb/ 1 x 8 E1 ) -> Đại lào (155Mb/ 1
x 21 E1) -> Đàm Ri (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Hà Lâm(155Mb/ 1 x 21 E1) -> Đạ Huoai
(155Mb/ 1 x 21 E1) -> Đồi 300 (155Mb/ 2 x 21 E1) -> Đa oai (155Mb/1 x 21E1) -> Đạ
Tẻh (155Mb/ 1 x 21 E ) -> Đạ Lây (155Mb/1 x 21E1) -> Quảng Ngai (155Mb/1x 16E1)
-> Cát Tiên (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Phước Cát 2 (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Bảo Lộc.
- Ring dẹt nhánh Host Bảo Lộc:

Trang 10


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

Bảo Lộc (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Lộc Nga(155Mb/ 1 x 8 E ) -> Lộc An (155Mb/ 1 x
21 E1) -> Bảo Lâm (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Lộc Phát (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Khu 6
(155Mb/ 1 x 8 E1) -> Bảo Lộc.
- Mạng thẳng nhánh Host Bảo Lộc:
Bảo Lộc (155Mb/ 3 x 21 E1) -> Lộc Thành (155 Mb/ 1 x 8 E1) -> Hòa Nam ->
Hòa Ninh (155Mb/ 1 x 8 E1) -> Hòa Bắc (155Mb/ 1 x 8 E1) -> Liên Đầm (155Mb/ 1 x 8
E1) -> Tân Châu (155Mb/ 1 x 8 E1) -> RSU Di Linh (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Đinh Lạc
(155Mb/ 1 x 8 E1) -> Gia Hiệp (155Mb/ 1 x 8 E1) -> Tam Bố (155Mb/ 1 x 21 E1).
Đạ Tẻh (155Mb/1 x 21 E1) -> Outdoor Triệu Hải (155Mb/1 x 8E1) -> Mỹ Đức
(155Mb/1 x 16E1) –> Đạ Tẻh

- Ring dẹt nhánh Host Đức Trọng:
Đức Trọng (155Mb/ 3 x 21 E1) -> Ninh Gia (155Mb/ 1 x 8 E1) -> Tân hội (155Mb/ 1 x
21 E1) -> Thanh Bình (155Mb/ 1 x 8 E1) -> Lâm Hà (155Mb/ 2 x 8 E1)
-> Phú Sơn (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Romen (155Mb/ 1 x 8 E1) -> Nam Bang (155Mb/ 1 x
21 E1) -> Phi Nôm (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Liên Hiệp (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Đức Trọng.
- Mạng thẳng nhánh Host Đà Lạt: kết nối thành mạng ring hoàn chỉnh
Đà Lạt (155Mb/ 2 x 21 E1) -> Chi Lăng (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Outdoor SOS
(155Mb/1x21 E1) -> Outdoor Hoàng Hoa Thán (155Mb/1 x 21 E1) -> Outddor Khe Sanh
(155Mb/1 x 21 E1) -> Outdoor Mê Linh (155Mb/1 x 32 E1) -> Thái Phiên (155Mb/ 1 x
21 E1) ->Trại mát (155Mb/ 1 x 21 E1) ->Xuân Thọ (155Mb/ 1 x 21 E1)-> Cầu Đất
(155Mb/ 1 x 21 E1) -> Xuân Trường (155Mb/1 x 8 E1) -> Outdoor Phát Chi (155Mb/1 x
8 E1) -> Lạc Nghiệp (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Lạc Lâm (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Quảng lập
(155Mb/ 1 x 21 E1) -> Đơn Dương (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Prenn (155Mb/ 1 x 21 E1) ->
Đà lạt.
- Mạng Ring nhánh host Đà Lạt: Kết nối thành mạng ring dẹt
Đà Lạt (155Mb/ 2 x 21 E1) -> Ngô Quyền (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Đa Thành (155Mb/ 1 x
21 E1) -> Lạc Dương (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Cam Ly (155Mb/ 1 x 21 E1) -> Outdoor
Vạn Thành (155Mb/1x 8 E1-> Tà Nung (155Mb/1 x 32 E1) -> Nam Ban (155Mb/1 x 50
E1) -> Đà Lạt.
- Cáp mạng nhánh thẳng tại các khu vực Lâm Hà, Đơn Dương được nối về Host
Đức Trọng.
- Cáp mạng nhánh thẳng tại các khu vực Di Linh, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên được
nối về Host Bảo lộc
* Thiết bị PDH:
Nhánh Host Đà Lạt : ANT 34.
Đà Lạt (16 E1) -> Phường 8 (16 E1).
2.3. Truyền dẫn Viba
Trang 11



CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

Vi ba trục nội tỉnh: Duy trì tuyến vi ba trục nội tỉnh làm tuyến dự phòng cho tuyến
truyền dẫn quang trục nội tỉnh.
Trục liên Host: SIS 34.
Đà Lạt -> Xuân Trường -> Vi ba Di Linh -> Bảo Lộc.
Vi ba Di Linh -> Đức Trọng.
* Vi ba nhánh của các Host: Duy trì các tuyến vi ba nhánh cho các trạm chưa thiết lập
được mạng ring quang và thiết lập các tuyến mới theo cấu hình.
Nhánh cấp 2 của các Host:
+ Host Đà Lạt:
Duy Trì:
• Đà Lạt
Lạc Dương
: AWA 1504.
Lắp mới:
• Đà Lạt
Tà Nung
: AWA 1504. (Có repeater)
(Điều chuyển từ tuyến Lạc Nghiệp-Đơn Dương, bổ sung repeater thu hồi từ tuyến đồi
1096 Đạm Ri).
+ Host Đức Trọng:
Duy trì:
• Đức Trọng
Nam Bang
: AWA 1504. (Có repeater)
• Đức Trọng
Lâm Hà
: DM 1000.
• Đức Trọng

Đơn Dương
: AWA 1808. (Có repeater)
Lắp mới: không.
+ Host Bảo Lộc:
Duy trì:
• Bảo Lộc
Bảo Lâm
: AWA 1504.
• Bảo Lộc
Lộc Thành
: AWA 1504.
• Bảo Lộc
Đồi 1096
: AWA 1504.
• Bảo Lộc
Lộc Đức
: AWA 1504.
• Bảo Lộc
Đồi 300
: AWA 1808.
Lắp mới:
• Bảo Lộc
Hòa Nam
: AWA 1504.
- Nhánh cấp 3 của các Host:
+ Host Đức Trọng:
Duy trì:
• Đơn Dương
Tu Tra
: AWA 1504.

• Đơn Dương
Quảng Lập : AWA 1808.
• Lâm Hà
Ninh Gia
: AWA 1504.
Trang 12


CHƯƠNG I GIỚI THIỆU MẠNG VIỄN THÔNG LÂM ĐỒNG

• Ninh Gia
Đà Loan
: AWA 1504.
• Lâm Hà
Tân hội
: AWA 1504.
• Vi ba Di Linh
Tân Hà
: AWA 1504.
• Vi ba Di Linh
Phú Sơn
: AWA 1504.
Lắp mới: không.
+ Host Bảo Lộc:
Duy trì:
• Đồi 300
Đạ Huoai
: AWA 1504.
• Đồi 300
ĐạTẻh

: AWA 1504.(Có repeater)
• Đồi 300
Cát Tiên
: AWA 1504. (Có repeater)
Lắp mới:
• Cát Tiên
Gia Viễn
: AWA 1504.
(Điều chuyển từ Lạc Lâm- Quảng Lập)
++ Đồi 1096
Nga 5 Đạm Ry
: AWA 1504.
(Điều chuyển từ đồi 1096-Đạm Ry, không dùng Repeater).
2.4. Mạng ngoại vi
- Tổng số Km cống bể
: 505,443 Km.
- Tổng số Km đường cột
: 1,381 Km.
- Tổng số chiều dài Km cáp chính
: 577,723 Km.

Trang 13


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP

CHƯƠNG II

LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP


1. Mạng truy nhập
Xu hướng hội tụ của Viễn thông và công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến cấu trúc
mạng Viễn thông, đòi hỏi mạng viễn thông phải có cấu trúc mở, linh hoạt, cung cấp
nhiều loại dịch vụ khác nhau cho người xử dụng, hiệu quả khai thác cao, dể phát
triển…Để đáp ứng các yêu cầu này, một số nhà sản xuất thiết bị viễn thông và một số
tổ chức nghiên cứu về viễn thông đa đưa ra các ý tưởng và xây dựng mô hình mạng
truy nhập.
1.1. Khái niệm
Khái niệm về mạng truy nhập thường được hiểu là phần đấu nối giữa tổng đài nội
hạt và người xử dụng. Mạng truy nhập truyền thống thường được hiểu đó là mạng
cáp đồng được đấu nối từ giá phối dây MDF đến nhà thuê bao. Tuy nhiên do sự phát
triển của công nghệ truyền dẫn, công nghệ quang…nên từ tổng đài nội hạt đến nhà
thuê bao, môi trường truyền dẫn được xử dụng không chỉ là cáp đồng mà người ta
còn xử dụng các công nghệ truyền dẫn khác nhằm nâng cao hiệu suất xử dụng đường
truyền.
Mạng truy nhập có vai trò trong tổ chức mạng Viễn thông, nó chiếm trên 50% tổng
chi phí của toàn mạng và chất lượng phục vụ của mạng cũng phụ thuộc khá lớn vào
mạng truy nhập.
Ngày nay mạng viễn thông không ngừng phát triển cả về công nghệ cũng như sự đa
dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, vai trò của mạng truy nhập
lại càng trở nên quan trọng trong việc cung cấp đa dịch vụ cho khách hàng cũng như
đảm bảo sự linh hoạt, tính kinh tế cho nhà khai thác dịch vụ.
1.2. Các loại mạng truy nhập
Có thể phân chia mạng truy nhập thành hai nhóm chính. Đó là, “ truy nhập hữu
tuyến “ và “ truy nhập vô tuyến”, trong đó “ truy nhập hữu tuyến “ bao gồm truy
nhập cáp đồng và truy nhập cáp quang.
1.2.1. Mạng truy nhập cáp đồng
Đây là hình thức truy nhập được xử dụng từ ngày đầu hình thành và phát triển
mạng viễn thông. Mạng bao gồm các cáp đồng được bọc cách điện và xoắn đôi.
Ban đầu, mạng được xây dựng chủ yếu để phục vụ cho các dịch vụ thoại truyền

thống POTS nên mạng được thiết kế để truyền tín hiệu trong băng thoại ( 0 ÷ 3,4
Khz)

Trang 14


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP

Cáp đồng

Tủ cáp

Hộp cáp

Thuê bao

Tổng đài

Hình 2.1 Mạng truy nhập cáp đồng
Mạng truy nhập cáp đồng có một số đặc điểm sau đây:
- Thích hợp với các dịch vụ truyền thống
- Hạn chế khi xử dụng các dịch vụ băng rộng
- Chi phí lắp đặt, khai thác bảo dưỡng cao
Với sự phát triển ngày càng cao của kỹ thuật truyền dẫn và nhu cầu xử dụng của
khách hàng, nên ngày nay trên đôi cáp đồng có thể vừa truyền tín hiệu thoại, vừa truyền
số liệu tốc độ cao ( kỹ thuật x-DSL )
Cùng với việc áp dụng công nghệ x-DSL để truyền số liệu tốc độ cao trên đôi cáp
đồng truyền thống, người ta đa và đang áp dụng rộng rai truy nhập vô tuyến, truy nhập
quang trong cấu trúc của mạng truy nhập.
1.2.2. Mạng truy nhập cáp quang

So với mạng cáp đồng thì mạng truy nhập quang có nhiều ưu điểm nổi trội hơn:
- Đáp ứng các dịch vụ băng rộng
- Cự ly truyền dẫn xa hơn
- Không bị ảnh hưởng của can nhiễu
- Dể lắp đặt, giảm chi phí bảo dưỡng
Hình 2 mô tả một mạng truy nhập quang điển hình , trong đó CT là thiết bị đầu
cuối trung tâm, RT là thiết bị đầu cuối ở xa.

RT

V5

CT

RT

Tổng đài
RT

Hình 2.2 Mạng truy nhập cáp quang
Trang 15


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP

1.2.3. Mạng truy nhập vô tuyến
Mạng truy nhập vô tuyến có ưu điểm mà các mạng truy nhập hữu tuyến không có
được là khả năng triển khai mạng và cung cấp dịch vụ rất nhanh, tái hợp cấu hình nhanh
và linh động, giá thành xây dựng rẻ. Một mạng truy nhập vô tuyến có thể đáp ứng được
những vùng có địa hình phức tạp : nhiều ao hồ, sông núi …hoặc những vùng nông thôn

dân cư thưa thớt, hoặc những vùng có nhu cầu tăng dung lượng mà không cần đầu tư quá
nhiều. Tuy nhiên nhược điểm của nó là dung lượng thấp do tài nguyên tần số có hạn, hạn
chế tầm phủ song…

BTS
Cáp quang
BSC

V5
Tổng đài

Vô tuyến
BTS

Hình 2.3 Mạng truy nhập vô tuyến
2. Giao diện V5
Giao diện V5 là giao tiếp giữa mạng truy nhập và tổng đài để hổ trợ cho các dịch vụ
viễn thông băng hẹp. Giao diện V5 có hai dạng V5.1 và V5.2 nhưng dạng V5.2 phức tạp
hơn do có hổ trợ cho việc tập trung lưu thoại. Tính phức tạp dể thấy của V5 là kết quả
việc đáp ứng nhiều yêu cầu cơ bản đơn giản và loại bỏ những chức năng không cần thiết
đa là một sự cân nhắc có chủ định.Một trong những yêu cầu đó là các âm hiệu (trong băng
) khi được truyền qua giao diện V5 một cách trong suốt và việc tạo ra và phát hiện nó là
nhiệm vụ của tổng đài mà không phải của mạng truy nhập.
Giao diện V5 không giới hạn cho một công nghệ hoặc môi trường truy nhập cụ thể
nào đó,mặc dù phần lớn động cơ phát triển của nó là dành cho mạng truy nhập cáp quang.
Ban đầu người ta quan tâm đến việc xử dụng nó trong lĩnh vực truy nhập vô tuyến, nhưng
về sau mới vở lẽ ra rằng nó thật tuyệt vời cho mạng truy nhập vô tuyến di động. Rồi lại vở
lẻ thêm rằng tiềm năng xử dụng giao diện V5 cho việc liên kết giữa các mạng viễn thông
của các nhà khai thác khác nhau.


Trang 16


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP

Bởi vì nó bỏ qua những chi tiết của công nghệ truy nhập,cho nên mô hình của mạng
truy nhập tương thích cho giao tiếp V5 có thể xuất hiện không cân đối với toàn bộ mạng
truy nhập. Từ quan điểm giao tiếp V5 mạng truy nhập là một hộp đen song không có cấu
trúc bên trong. Các đặc tính này là tùy chọn và được quan niệm chỉ như bên ngoài ranh
giới là quan trọng hơn những thành phần chính tương thích với giao tiếp V5. Ví dụ hệ
thống truyền dẫn tùy chọn trong phạm vi là đáng quan tâm hơn là hệ thống truyền dẫn bên
trong của mạng truy nhập.
Để hiểu giao tiếp V5, trước hết cần phải hiểu bản chất các biên giới của mạng truy
nhập. Các biên giới này bao gồm các đường vật lý nối đến tổng đài, các đường vật lý nối
đến các cổng người dùng ở đầu xa và các dịch vụ được hổ trợ tại cổng người dùng.
Hình dưới đây mô tả truy nhập V5

PSTN
ISDN

Mạng truy
nhập

V5.2

Môi trường truyền dẫn :
Cáp đồng, cáp quang, vô
tuyến

V5.2


Tổng đài

Hình 2.4 Mạng truy nhập V5
2.1. Sự phát triển của giao diện V5
Các giao diện số cho truy nhập thuê bao được định nghĩa ở điểm tham chiếu V, giữa đầu
cuối tổng đài (ET) và phần truy nhập số. Những giao diện này được gọi là những giao
diện loại V và được định nghĩa để đáp ứng linh hoạt cho các loại thiết bị truyền dẫn và
tổng đài khác nhau. Tuy nhiên, một giao diện vật lý này không thể đáp ứng cho tất cả các
loại truy nhập được.
2.1.1. Giao diện V1
Giao diện này cho phép sử dụng ở điểm tham chiếu V1 để kết nối tới một
điểm truy nhập ISDN nhằm cung cấp một đường truy nhập cơ sở ( BRI )
Tính chất giao diện:
- Cấu trúc 2B + D
- Tiêu chuẩn: G.961
2.1.2. Giao diện V2
Đây là giao diện dùng để kết nối thiết bị số ( thường là bộ tập trung thuê bao)
thông qua tuyến truyền dẫn số. Lúc đó, thiết bị số này có thể cung cấp truy nhập
thuê bao tương tự, số và ISDN
- Cấu trúc: 30B + D hoặc 23B + D
- Tiêu chuẩn: G.704
Trang 17


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP

2.1.3. Giao diện V3
Tương tự V2 nhưng giao diện này thường để kết nối thiết bị thuê bao số như
PAPX qua một đường truyền số bằng việc cung cấp một đường truyền truy nhập sơ

cấp ( PRI)
- Cấu trúc 30B + D hoặc 23B + D
- Tiêu chuẩn G.703
2.1.4. Giao diện V4
Giao diện này được xử dụng như một giao diện số được dùng để kết nối một
đường truy nhập số bao gồm một bộ ghép kênh cung cấp một số đường truy nhập
tốc độ cơ sở. Thường dùng cho mạng thuê riêng.
2.1.5. Giao diện V5
Đây là giao diện do viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu ( ETSI ) đề xuất.
Giao diện V5 quy định các thể thức thuộc các lớp vật lý, lớp lien kết dữ liệu và lớp
mạng để tạo một kết nối giữa tổng đài nội hạt (LE) và thuê bao thông qua mạng
truy nhập AN (access network). Hiện nay. Giao diện V5 được tiêu chuẩn hóa quốc
tế bởi tổ chức ITU-T
Giống như trạm Vệ tinh của các tổng đài nội hạt LE, kết nối giữa AN và LE là
các luồng PCM 2,048 Mbps, trong đó TS0 dùng để đồng chỉnh khung, TS16 là các
luồng PCM thứ nhất được xử dụng cho giao thức điều khiển của V5. Giao diện
V5.1 chỉ cho phép một luồng PCM đấu nối giữa giao diện với tổng đài. Trong khi
đó, giao diện V5.2 cho phép đấu nối đến 16 luồng PCM và có khả năng đáp ứng
dung lượng hơn 2000 thuê bao.
Do mạng truy nhập có hổ trợ giao diện V5 đa được tiêu chuẩn hóa quốc tế nên
các nhà khai thác dịch vụ viễn thông có quyền lựa chọn các nhà cung cấp thiết bị
truy nhập AN khác nhau mà không lệ thuộc vào một nhà sản xuất nhất định nào
như trong trường hợp xử dụng tổng đài vệ tinh
Hình bên dưới mô tả các giao diện số cho truy nhập thuê bao

Trang 18


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP


V1
BRI

NT

CN

LT

LT

V2

ET

ET

V4

LT

ET
Toån
g
ñaøi

PABX

AN


PRI LT

LT

V3

V5

ET

ET

ET: Exchange Termination
CN: Concentrator
AN: Access Network
NT: Network Termination
LT: Line Termination

Hình 2.5 Các loại giao diện số cho truy nhập thuê bao
2.2. Chức năng, dịch vụ của giao diện V5
2.2.1. Chức năng của giao diện V5
Hình 5 mô tả các chức năng của giao diện V5
Đó là các chức năng như :
- Cung cấp kênh truyền tải
- Truyền thông tin báo hiệu kênh D ( thuê bao ISDN)
- Truyền thông tin báo hiệu PSTN ( thuê bao POST)
- Điều khiển các cổng người dùng : Thực hiện truyền dẫn thông tin hai
chiều, thông tin trạng thái và thông tin điều khiển từng cổng người dùng
- Điều khiển luồng 2 Mbps: Phân chia khung, phân chia đa khung các
thông tin chỉ thị cảnh báo và CRC của luồng

- Điều khiển các liên kết lớp hai: Thực hiện truyền dẫn thông tin hai chiều
để truyền giao các giáo thức khác nhau
- Điều khiển hổ trợ cho các chức năng chung: Thực hiện việc đồng bộ các
dữ liệu và khả năng khởi động lại
- Định thời: Cung cấp thông tin định thời để truyền bít, nhận dạng octet và
đồng bộ khung
Trang 19


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP
Bearer channels
ISDN D channel information
PSTN signalling information
Port access control

AN

Timing

LE

Common control
Control of the 2048 kbit/s link

Link control
Bearer channel connection
Communication channel protection

Hình 2.6 Các chức năng của giao diện V5
Riêng giao diện V5 còn có thêm những chức năng sau:

- Điều khiển các luồng trên giao diện: Nhận dạng luồng/mở khóa luồng
- Điều khiển kết nối kênh truyền tải: Tách, nhập các kết nối kênh truyền
tải theo yêu cầu cho mục đích tập trung
- Bảo vệ luồng trên giao diện: Thực hiện việc chuyển mạch bảo vệ cho
các luồng khi có sự cố luồng xảy ra
2.2.2. Các dịch vụ V5 hổ trợ
Giao diện V5 hổ trợ các dịch vụ như: PSTN ( thuê bao POST và PABX),
ISDN (2B + D) và (30B + D) và dịch vụ thuê kênh riêng. Để có thể hổ trợ các dịch
vụ này, giao diện V5 có xử dụng một số giao thức sau như: Giao thức đấu nối kênh
truyền tải (bearer chanel), giao thức điều khiển (control protocol), giao thức truyền
thông (communication protocol), giao thức bảo vệ…
2.3. Các luồng V5 và cấu trúc khe thời gian
Giao diện V5 có hai dạng V5.1 và V5.2. Trong khi giao diện V5.1 chỉ bao gồm một
luồng 2,048 Mbps thì giao diện V5.2 lại bao gồm 1 ÷ 16 luồng 2,048 Mbps, mặc dù trong
thực tế giao diện V5.2 chỉ gồm một luồng có thể là một ngoại lệ. Nhưng khi lưu lượng
tăng lên thì giao diện V5.2 hổ trợ cho việc tăng thêm các luồng một cách linh hoạt để đảm
bảo an toàn. Ngoài ra so với V5.1 thì V5.2 còn hổ trợ cả khả năng tập trung lưu thoại gán
động các khe thời gian. Các kết nối 2,048 Mbps cho cả hai giao diện đều được tạo dạng
như bình thường và có chứa 32 khe thời gian và khe thời gian 0 dùng cho đồng bộ khung
Trang 20


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP

Hình 2.7 Luồng 2,048 Mbps dùng trong giao diện V5
Giao diện V5.1 đơn có thể hổ trợ tối đa 32 cổng PSTN (hoặc 15 cổng BA cho
ISDN), trong khi đó một giao diện V5.2 có khả năng hổ trợ tời vài ngàn cổng. Trong cả
hai trường hợp , cả các cổng ISDN và PSTN có thể được hổ trợ trên cùng một kết nối
2,048 Mbps.
Giao diện V5 bao gồm một số giao thức truyền thông khác nhau. Chúng được phân

chia thành các giao thức trao đổi House-keeping (điều khiển, điều khiển luồng, kết nối B
và bảo vệ) và các giao thức truyền thông điều khiển cuộc gọi (cho cả ISDN và PSDN).
Các giao thức điều khiển cuộc gọi và giao thức điều khiển V5 thích ứng cho cả giao diện
V5.1 và V5.2, nhưng các giao thức trao đổi House-keeping thì khác chỉ dùng V5.2.
2.3.1. Giao diện V5.1
Đối với giao diện V5.1 chỉ có duy nhất một đường truyền thông (báo hiệu) SISDN tương ứng với một khe thời gian V5 duy nhất. Khe thời gian này, có thể
được các giao thức truyền thông khác hoặc các kiểu đường truyền thông ISDN
khác dùng chung hoặc không dùng chung. Có thể có nhiều đường truyền thông PISDN (số liệu gói) F-ISDN (chuyển tiếp khung) khác nhau, xử dụng tối đa ba khe
thời gian. Nếu chỉ có một khe thời gian xử dụng cho tất cả các kênh truyền thông,
thì nó phải là khe thời gian 16 bởi vì giao thức điều khiển bố trí ở đây.
Nếu hai khe thời gian được dùng cho việc trao đổi thông tin thì nó phải là khe
thời gian 16 và 15 .Giao thức điều khiển bắt buột phải dùng khe thời gian 16 và ít
nhất một trong các đường truyền thông khác phải dùng khe thời gian 15 (xem hình
8), ví dụ,có thể có các đường truyền thông F-ISDN trên cả hai khe thời gian.
Tương tự như vậy có thể có các đường truyền thông P-ISDN trên cả hai khe thời
gian. Giao thức PSTN và đường truyền thông S-ISDN có thể dùng khe thời gian
khác hoặc 16 hoặc là 15.
Điều khiển PSTN
A-TS16

S-ISDN

F-ISDN

P-ISDN
Ví dụ 1

B-TS15
Trang A-TS16
21

B-TS15

Ví dụ 2


CHƯƠNG II LÝ THUYẾT VỀ MẠNG TRUY NHẬP

Hình 2.8 Khả năng gán cho V5.1 với 2 khe thời gian
Nếu ba khe thời gian được dùng cho việc trao đổi thông tin thì các khe thời
gian 15, 16 và 31 được dùng. (xem hình 9). Giao thức điều khiển phải dùng khe
thời gian 16. Do đó, giao thức PSTN có thể chỉ dùng một khe thời gian duy nhất,
cho nên cũng phải có các cuộc truyền thông ISDN hiện diện nếu 3 khe thời gian
được xử dụng. Có thể có các đường truyền thông F-ISDN và P-ISDN trên bất kỳ
một khe thời gian.Giao thức PSTN và đường thông tin S-PISDN có thể dùng một
trong các khe thời gian 15,16 hoặc 31.

A-TS16

Điều
khiển

PSTN

S-ISDN

F-ISDN

P-ISDN
Ví dụ 1


B-TS15
C-TS31
A-TS16

Ví dụ 2

B-TS15
C-TS31

Hình 2.9 Khả năng gán cho V5.1 với 3 khe thời gian
2.3.2. Giao diện V5.2
Ngoài sự khác nhau về số lượng các đường 2,048 Mbps, giao diện V5.2 còn
khác giao diện V5.1 ở hai điểm chính. Thứ nhất, giao diện V5.2 có thể hổ trợ thêm
một số giao thức House-keeping, mà chúng xử dụng chung một khe thời gian như
giao thức điều khiển. Thứ hai, trong giao diện V5.2 có thêm khe thời gian dự
phòng để tăng mức độ an toàn trong việc trao đổi thông tin (hình 10)
Khe thời
gian
15
Trang 22

Tuyến sơ cấp

Tuyến thứ cấp

Các tuyến khác

Tùy chọn

Tùy chọn


Tùy chọn


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×