Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nhóm 07 - Bài Tập Tieu Luan mon Mang Truy Nhap (ĐTVT 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.89 KB, 15 trang )

Đà Nẵng,Tháng 10 năm 2012.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH
KHOA: Điện Tử Viễn Thông
Ngành: Kỹ Thuật Điện Tử - Truyền Thông
BÀI TẬP TIỂU LUẬN
Môn: Mạng Truy Nhập & Các Công Nghệ
Truy Nhập
Đề Tài: Nghiên Cứu Về Mạng Đa Truy Cập
Giáo Viên Hướng Dẫn : GV.Ths Thái Vũ Hiền
SV nhóm 07 thực hiện : Lương Văn Nghiệp (29)(Tr nhóm )
: Trần Xuân Bắc (5)
: Võ Hòa (23)
: Trần Công Thắng (38 )
:Công Thành Siêng (34 )
:Trần Việt Trung (43 )
Lớp : 11CQVT09 – N ( ĐTVT11)
Khóa : 20011- 2013

Bài Tập Tiểu Luận Nhóm : Môn: Mạng Truy Nhập.
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội thông tin ngày nay,mạng viễn thông có nhiệm vụ biến đổi và truyền đưa
tin tức có một vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói,mạng viến thông đã làm thay đổi
nhiều mặt của đời sống xã hội,thay đổi cách ta làm việc, học tập, vui chơi buôn bán...Vì
thế, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã coi viễn thông là một trong các ưu tiên hàng đầu,
đặt kế hoạch cho sự phát triển cở sở hạ tầng mạng viễn thông.
Mạng viễn thông có hai hình thức truyền tin chính là hữu tuyến (có dây) và
vô tuyến(không dây). Trong những thập niên gần đây, với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ vi điện tử và kỹ thuật xử lý
tín hiệu cả hai hình thức truyền thông hữu tuyến cũng như vô tuyến đã có


những bước tiến kỳ diệu. sử dụng công nghệ analog gọi là đa truy nhập phân
chia theo tần số (FDMA) để truyền kênh thoại trên sóng vô tuyến đến thuê bao
điện thoại di động.
Điện thoại di động được đưa ra đầu tiên ở hoa kỳ vào năm 1946,nhưng mãi
đến những năm 80, hệ thống thông tin di động mới thực sự phát triển nhanh
chóng với sự ra đời của hàng loạt tiêu chuẩn tổ ong thế hệ thứ nhất như:
NMT của Bắc âu, AMPS của Hoa kỳ, TACS của Anh.. Đầu năm 90 đánh dấu
sự phát triển của hệ thống tổ ong thế hệ thứ hai sử dụng kỹ thuật số TDMA
gồm GSM (Châu âu), IS- 95 ( hoa kỳ) , JCD ( nhật bản), cũng như sử dụng
kỹ thuật CDMA là IS – 95 ( hoa kỳ). Đến cuối thể kỷ 20 này những tiêu
chuẩn đầu tiên của hệ thống di động tổ ong thế hệ thứ 3 sử dụng công nghệ
TDMA cải tiến và CDMA băng rộng đang được ngiên cứu và dần đưa vào
ứng dụng trên thị trường.Nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu về mạng
truy cập, trong quá trình nghiên cứu đề tài mặc dù nhóm em đã cố gắng
nhiều nhưng do trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót nhóm
chúng em rất mong nhận được sự phê bình, hướng dẫn và giúp đỡ, của Cô,
bạn bè.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đở tận tình của Cô Thái Vũ Hiền
trong thời gian qua để nhóm chúng em hoàn thành tốt đề tài nhóm.

Đà Nẵng, Ngày 6 tháng 10 năm 2012

Nhóm 07
Sinh Viên Nhóm 07 Thực Hiện - Lớp - ĐH ĐTVT11. GVHD.Ths Thái Vũ Hiền.
Bài Tập Tiểu Luận Nhóm : Môn: Mạng Truy Nhập.
TỎNG QUANG VỀ MẠNG ĐA TRUY CẬP
I/ GIỚI THIỆU CÁC THẾ HỆ THÔNG TIN ĐA TRUY CẬP

? Thế hệ 1: FDMA: Đa truy nhập phân chia theo tần số
? Thế hệ 2: TDMA: Đa truy nhập phân chia theo thời gian

? Thế hệ 3: CDMA: Đa truy nhập phân chia theo mã

Đa truy cập là gì?
 Multi-Access: Kĩ thuật cho phép nhiều cặp thu–phát có thể chia sẻ một kênh vật lí
chung.
VD: MS truy cập BTS, trạm mặt đất truy cập vệ tinh…
 Các kĩ thuật đa truy cập cơ bản:
 FDMA: Đa truy nhập phân chia theo tần số .
I/ Đa truy cập theo phân chia tần số FDMA (Frequency Division Multiple Access)
Theo kỹ thật này, mỗi một người sử dụng trong một tế bào (cell) được phân chia một dải
tần số (băng tần) nhất định, các băng tần của những người sử dụng khác nhau sẽ không
trùng nhau (non-overlap).
Người sử dụng gửi và nhận tín hiệu trong băng tần mình được phân chia và tất cả mọi
người trong mạng đều gửi/nhận tín hiệu đồng thời.
Vì rằng mỗi người sử dụng truyền và nhận tín hiệu trong băng tần của mình cho nên
những người sử dụng trong một tế bào (cell) không gây nhiễu cho nhau (lý tưởng).
Tuy nhiên, do yêu cầu cần có một số lượng lớn người sử dụng trong mạng, các băng tần
sẽ được sử dụng lại ở các tế bào khác.
Chính vì vậy có thể có những người sử dụng ở tế bào A gây nhiễu cho một người sử
dụng ở tế bào B gần đó do hai người sử dụng này dùng chung một băng tần. Nhiễu này
gọi là nhiễu đồng kênh (co-channel interference). FDMA là phương thức phân bổ đầu
tiên và ra đời sớm nhất.
Một thuê bao muốn tạo một cuộc gọi sẽ phải nhập số điện thoại cần gọi và nhấn phím
gửi.
Nếu còn dung lượng thoại cho tế bào, một cặp kênh sẽ được phân bổ cho trạm di động
để phục vụ đàm thoại - mỗi kênh cho một chiều thoại.
Xét trên một sơ đồ phân bổ tế bào điển hình, số chiều thoại tối đa của một tế bào bất kỳ
là khoảng 60. Rõ ràng là không thể phục vụ hàng triệu người dùng với một dung lượng
hạn chế như thế.
Sinh Viên Nhóm 07 Thực Hiện - Lớp - ĐH ĐTVT11. GVHD.Ths Thái Vũ Hiền.

Bài Tập Tiểu Luận Nhóm : Môn: Mạng Truy Nhập.
Đa truy nhập phân chia theo tần số
 Chia băng thông thành các băng con và khoảng bảo vệ.
 Mỗi user sử dụng hoàn toàn 1 băng con
 Ứng dụng: hệ thống điện thoại không dây, thông tin vệ tinh.
TDMA: Đa truy nhập phân chia theo thời gian.
II/ Đa truy cập theo phân chia thời gian TDMA (Time Division Multiple Access)
Trong cách truy cập này, mỗi người sử dụng được phân chia một khoảng thời gian, gọi
là khe thời gian (time-slot) nhất định để truyền và nhận thông tin.
Trong khe thời gian mà người sử dụng A truyền và nhận tín hiệu thì tất cả mọi người sử
dụng khác trong cùng tế bào đó không được truyền và nhận tín hiệu.
Như vậy mọi người sử dụng trong cùng một tế bào cũng không gây nhiễu cho nhau (lý
tưởng) bởi ở một thời điểm cụ thể chỉ có một người duy nhất truyền và nhận tín hiệu.
Tuy nhiên, cùng thời điểm đó cũng có thể có một người sử dụng ở tế bào bên cạnh
truyền và nhận tín hiệu cho nên trong cách truy cập này cũng có nhiễu đồng kênh.
Các hệ thống TDMA khắc phục vấn đề dung lượng kênh bằng cách chia kênh vô tuyến
đơn thành các khe thời gian và phân bổ 1 khe thời gian cho mỗi thuê bao. Ví dụ, hệ
thống TDMA của Hoa Kỳ có 3 khe thời gian trên mỗi kênh trong khi hệ thống GSM có
8 khe thời gian trên mỗi kênh.
Để sử dụng các khe thời gian, tín hiệu thoại tương tự cần được chuyển sang dạng số.
Một bộ mã hoá thoại, được gọi là vocoder, thực hiện công việc này.
Dung lượng có được ban đầu hơi nhỏ song với việc dùng các vocoder tốc độ bít thấp, số
kênh thoại trên mỗi kênh vô tuyến có thể được tăng lên đáng kể.
Sinh Viên Nhóm 07 Thực Hiện - Lớp - ĐH ĐTVT11. GVHD.Ths Thái Vũ Hiền.
Bài Tập Tiểu Luận Nhóm : Môn: Mạng Truy Nhập.
Đa truy nhập phân chia theo thời gian
 Chia tín hiệu thành các cụm và ghép thành các khung thời gian.
 Mỗi sóng mang mang 1 cụm chiếm toàn bộ băng thông
=> tiết kiệm tần số
 Cần phải đảm bảo tính đồng bộ nghiêm ngặt

CDMA: Đa truy nhập phân chia theo mã.
III/ Đa truy cập phân chia theo mã CDMA (Code Division Multiple Access)
Đây là một cách truy cập khác hẳn hai cách trên. Theo cách này, tất cả mọi người sử
dụng trong một tế bào cùng truyền/nhận thông tin một lúc và trên cùng một băng tần số.
Do vậy vấn đề nhiễu lẫn nhau giữa những người sử dụng trong cùng một tế bào, giữa
những người sử dụng ở các tế bào cạnh nhau (do việc sử dụng lại tần số ở các tế bào
cạnh nhau) là một vấn đề lớn nhất trong cách truy cập CDMA này.
Để khắc phục vấn đề này, mỗi người sử dụng trong một tế bào sẽ được gán một mã
(code) đặc biệt và không có hai người sử dụng nào trong cùng một tế bào có cùng một
mã (có nghĩa là mỗi người có một mã riêng biệt).
Máy thu sẽ căn cứ vào mã của mỗi người sử dụng để khử bớt (không thể khử hết) nhiễu
của những người sử dụng khác trong cùng một tế bào và khôi phục tín hiệu của người
đó.
Sinh Viên Nhóm 07 Thực Hiện - Lớp - ĐH ĐTVT11. GVHD.Ths Thái Vũ Hiền.

×