Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 168 trang )

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc1 of 141.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đoàn Thị Minh Huyền

ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc1 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc2 of 141.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Đoàn Thị Minh Huyền

ĐẶC ĐIỂM DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc2 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc3 of 141.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào
khác.
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Minh Huyền

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc3 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc4 of 141.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình
từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả muốn gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Gia đình đã luôn mang lại sức mạnh tinh thần cho tác giả;
PGS. TS. Nguyễn Thành Thi - Trưởng khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm
Tp. HCM, GV hướng dẫn trực tiếp - người thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn và định

hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn;
Quý thầy (cô) trong Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm TPHCM, Phòng Sau Đại
học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Tổ Thông tin Thư viện Đại học Sư phạm
TPHCM, Tổ Thông tin Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM, Tổ Thông tin Thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội, TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh - GV Khoa Ngữ Văn Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng các anh (chị) lớp Văn học Việt Nam K23 đã giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình làm luận văn;
Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả mọi người.
Tp. HCM, ngày 24 tháng 09 năm 2014
Đoàn Thị Minh Huyền

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc4 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc5 of 141.

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU.. ......................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ..........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................11
5. Những đóng góp của luận văn ................................................................................12
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................13
Chương 1. DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI ..........................................14

1.1. Giới thuyết chung về người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện trong
tác phẩm tự sự .......................................................................................................14
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện ...........................14
1.1.2. Các kiểu diễn ngôn người kể chuyện ..............................................................20
1.2. Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh Thái ..............................23
1.2.1. Diễn ngôn kể ...................................................................................................23
1.2.2. Diễn ngôn tả ....................................................................................................35
1.2.3. Diễn ngôn trữ tình ngoại đề ............................................................................40
Chương 2. DIỄN NGÔN CỦA NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI.............................................. 47
2.1. Nhân vật và diễn ngôn của nhân vật trong tác phẩm tự sự ..................................47
2.1.1. Nhân vật, từ góc nhìn chủ thể của diễn ngôn ..................................................47
2.1.2. Diễn ngôn của nhân vật ...................................................................................48
2.2. Diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái ....................................52
2.2.1. Diễn ngôn đối thoại .........................................................................................52
2.2.2. Diễn ngôn độc thoại ........................................................................................71

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc5 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc6 of 141.

2.3. Vai trò, hiệu ứng trần thuật của diễn ngôn đối thoại và diễn ngôn độc thoại của
nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái .............................................................79
2.3.1. Diễn ngôn đối thoại trực tiếp bộc lộ phẩm chất, tính cách xã hội của
nhân vật, phát ngôn cho những quan niệm đạo đức, triết học của nhà văn ....79
2.3.2. Diễn ngôn độc thoại là phương tiện nghệ thuật chủ yếu, có hiệu quả để
phát hiện và thể hiện chiều sâu đời sống nội tâm của nhân vật ......................80
2.3.3. Dẫn dắt các bước phát triển tình tiết, sự kiện trong hệ thống cốt truyện ........82
Chương 3. NHỊP ĐIỆU TRẦN THUẬT VÀ SỰ HÒA PHỐI DIỄN NGÔN

TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI............................................. 85
3.1. Nhịp điệu trần thuật và sự hòa phối diễn ngôn trong tác phẩm tự sự ..................85
3.1.1. Khái niệm nhịp điệu trần thuật ........................................................................85
3.1.2. Hòa phối diễn ngôn và mối liên hệ với nhịp điệu trần thuật trong tác phẩm
tự sự ................................................................................................................86
3.2.Hòa phối diễn ngôn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái............................................88
3.2.1. Hòa phối diễn ngôn kể, tả, bình luận ..............................................................89
3.2.2. Hòa phối diễn ngôn đối thoại và độc thoại ...................................................100
3.2.3. Hòa phối diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật ................109
KẾT LUẬN ................................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................131
PHỤ LỤC ......................................................................................................................1

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc6 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc7 of 141. 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Anh Thái được coi là một hiện tượng đặc sắc và nổi bật trong nền văn học
Việt Nam thời kì văn học đổi mới giai đoạn cuối thế kỉ XX. Hơn ba mươi năm cầm
bút, ông đã cho ra đời hàng trăm tác phẩm trên mọi thể loại, từ tiểu thuyết, truyện ngắn
đến tiểu luận, phê bình. Trong đó, bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn là thể loại mà Hồ
Anh Thái thành công hơn cả. Những truyện ngắn của Hồ Anh Thái từ khi ra đời cho
đến nay đều thu hút một số lượng độc giả lớn. Tạo nên sức hấp dẫn ở những truyện
ngắn của Hồ Anh Thái chính là chỗ nhà văn luôn tạo được những nét độc đáo trong
các tác phẩm của mình. Với những câu chuyện đa dạng về đề tài, Hồ Anh Thái đã
mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm mới lạ nhưng cũng vô cùng sâu sắc về thế thái
nhân tình. Với một nội lực lớn lao về tư duy nghệ thuật, Hồ Anh Thái được nhiều nhà

nghiên cứu đánh giá cao.
Gần đây vấn đề trần thuật học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu
rộng ở nhiều bình diện. Bên cạnh tập trung tìm hiểu giọng điệu, kết cấu, điểm nhìn,
các nhà trần thuật học còn đi sâu nghiên cứu lời kể, cách kể, hoặc nói cách khác là
nghiên cứu diễn ngôn trần thuật. Diễn ngôn trần thuật có vai trò lớn trong việc đảm
bảo sự bền vững cho tác phẩm văn học. Bên cạnh đó nó còn là phương tiện quan trọng
biểu thị cho quá trình giao tiếp giữa độc giả với tác phẩm, giúp độc giả lí giải nội dung
văn bản trên cơ sở phạm vi hiểu biết văn học của mình. Tập trung nghiên cứu lớp diễn
ngôn, tức lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó không chỉ giúp ta “hiểu
mới, hiểu lại các khái niệm đã quen, chưa hiểu sâu…” [96] mà còn thấy những vấn đề
trong tác phẩm văn học được nhìn nhận một cách toàn diện; tạo cơ sở lí luận vững
chắc hơn khi đánh giá nội dung, tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của một chỉnh thể văn học và
phong cách nhà văn.
Đối với tác phẩm tự sự, diễn ngôn là một nhân tố vô cùng quan trọng, có ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác phẩm, thể hiện tư tưởng trong
chỉnh thể tác phẩm và quyết định phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Xét thấy, từ
trước đến nay có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu tìm hiểu truyện ngắn Hồ Anh Thái
ở nhiều khía cạnh, bình diện khác nhau: giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật trần thuật,…

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc7 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc8 of 141. 2

song chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu cấu trúc diễn ngôn trần thuật trong truyện
ngắn của ông. Tập trung vào đề tài “Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện
ngắn Hồ Anh Thái” luận văn nhằm góp phần lấp dần những khoảng trống ấy.
2. Lịch sử vấn đề
Theo Trần Đình Sử những bài viết bàn về vấn đề diễn ngôn gần đây “xuất hiện
rất nhiều” [95]. Tuy nhiên phần nhiều diễn ngôn được các nhà nghiên cứu khai thác

theo hướng ngôn ngữ học và văn hóa học. Nghiên cứu diễn ngôn theo hướng văn học tức diễn ngôn trần thuật, thực tế còn rất ít. Để có cơ sở cho cái nhìn bao quát, sâu sắc
và đảm bảo tính khách quan, khoa học, chúng tôi xin lược khảo những công trình
nghiên cứu theo hướng diễn ngôn ở Việt Nam và những nghiên cứu về truyện ngắn Hồ
Anh Thái.
2.1. Những công trình nghiên cứu văn học theo hướng diễn ngôn ở Việt Nam
“Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỉ
XX đến 1945)” (2009), Trần Văn Toàn vận dụng lí thuyết diễn ngôn của Foucault để
triển khai đề tài. Theo Foucault: “Mỗi thời đại, dưới những áp lực của các mối quan
hệ quyền lực và các diễn ngôn mà hình thành nên một quan niệm hợp thức về cái gọi
là bản chất người của mình. Chính vì thế, không phải là câu hỏi về cái tôi, con người,
bản chất người đã được khám phá như thế nào mà là những phạm trù trên đã được tạo
lập như thế nào? Việc tìm hiểu về diễn ngôn tính dục nếu có một ý nghĩa nào đó thì
chính là ở chỗ: nó giúp ta nhận thấy những nguyên nhân chiều sâu trong việc kiến tạo
và hình thành nên những quan niệm về con người trong một thời đại cụ thể” [69,
tr.250]. Dựa trên đó, Trần Văn Toàn đưa ra những dẫn liệu chứng minh diễn ngôn
trong văn học có sự chuyển đổi từ diễn ngôn đạo đức sang diễn ngôn khoa học về tính
dục. Kết thúc nội dung, Trần Văn Toàn khẳng định : “Văn học là một diễn ngôn trong
hệ thống diễn ngôn xã hội. Một cách tự nhiên chịu sự tương tác của những diễn ngôn
khác. Bằng cách ấy, tính dục trở thành đối tượng đặc biệt của diễn ngôn văn học” [69,
tr.295].
Trong bài báo “Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”
(2010), Thái Phan Vàng Anh tập trung tìm hiểu diễn ngôn của người kể chuyện trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Mở đầu bài viết, Thái Phan Vàng Anh nhấn mạnh

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc8 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc9 of 141. 3

tầm quan trọng của ngôn ngữ trần thuật đối với sự hình thành của văn tự sự: “Trong

tác phẩm tự sự, trần thuật là một thành phần lời của tác giả, của người kể chuyện
(toàn bộ văn bản tác phẩm, ngoại trừ lời trực tiếp của nhân vật)… Lời của tác giả,
người kể chuyện: kể, miêu tả hành động, các biến cố thời gian, mô tả chân dung, mô tả
hoàn cảnh hoạt động, tả ngoại cảnh, tả nội thất,… lời bàn luận, lời nói bán trực tiếp
của nhân vật… Những phát ngôn của người kể chuyện chủ yếu tồn tại dưới dạng lời
kể, lời tả, lời bình luận hay lời gián tiếp tự do (lời nửa trực tiếp hay lời nói bán trực
tiếp)” [2, tr.96]. Phần sau của bài viết đi sâu tìm hiểu các kiểu lời phát ngôn của người
kể chuyện và tính chất đa thanh của ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại. Kết thúc, Thái Phan Vàng Anh cho rằng chính cách xây dựng diễn
ngôn trần thuật theo những cách khác nhau là “một trong những đặc điểm để khu biệt
tiểu thuyết đương đại với tiểu thuyết truyền thống” [2, tr.108].
Trong “Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người tình của M. Duras”,
Nguyễn Thị Ngọc Minh tìm hiểu “những dấu ấn sâu đậm về xứ thuộc địa” trong tác
phẩm của Duras. Người viết tập trung vào ba loại diễn ngôn: “diễn ngôn chính trị ồn
ào khẳng định vị trí thượng đẳng của kẻ đi khai hóa văn minh, diễn ngôn khoa học cắt
đứt một cách lạnh lùng Đông Dương với lịch sử và địa lí riêng biệt của nó, diễn ngôn
về giới thừa nhận uy quyền tuyệt đối của người đàn ông da trắng...” [86]. Bởi sự
tương tác của ba kiểu diễn ngôn này đều “nhằm khẳng định quyền lực của thực dân
đối với xứ thuộc địa” [86].
“Diễn ngôn hội thoại và độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao” (2013) của Nguyễn Thị Thu Hằng tiếp cận truyện ngắn Nam Cao từ lí
thuyết phân tích diễn ngôn. Bài viết tập trung thống kê, phân tích các cuộc hội thoại và
độc thoại nội tâm trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Tác giả qua đó khẳng
định biệt tài sử dụng ngôn từ của nhà văn khi viết truyện ngắn nói chung và truyện
ngắn Chí Phèo nói riêng: “Nam Cao đã sử dụng diễn ngôn độc thoại nội tâm của nhân
vật như là một phương tiện để trần thuật. Cách trần thuật này một mặt tạo nên cách kể
phức điệu, đa giọng, tạo sức cuốn hút đối với người đọc, mặt khác giúp nhà văn nhập
sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ mọi ngõ ngách của tâm hồn con người,
qua đó góp phần làm nổi rõ tính cách nhân vật” [23, tr.125].


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc9 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc10 of 141. 4

Với bài viết “Về diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Trang Thế Hy”
(2013), Lâm Thị Thiên Lan đi sâu tìm hiểu lớp diễn ngôn người kể chuyện trong
truyện ngắn của Trang Thế Hy. Từ đó khẳng định vai trò của nó trong việc thể hiện
“một cách nhìn về thế giới, biểu hiện năng lực cảm thụ cái đẹp, cách lí giải, cắt nghĩa
của chủ thể phát ngôn” [34, tr.77].
Tìm hiểu “Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Khái Hưng, Nhất
Linh” (2013), Nguyễn Đăng Vy triển khai theo hai phần. Phần một tập trung trình bày
sơ lược về diễn ngôn trần thuật trong văn học. Phần hai đi sâu tìm hiểu những biểu
hiện của diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Khái Hưng, Nhất Linh. Dựa vào kết
quả khảo sát, thống kê, người viết đưa ra những kết luận khoa học về tần suất xuất
hiện diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn của hai nhà văn và hiệu quả nghệ thuật mà
nó đem lại.
Hoàng Tố Mai trong bài báo “Diễn ngôn gián tiếp tự do trong truyện ngắn “Cá
sống” của Nguyễn Ngọc Thuần” (2013) tập trung tìm hiểu những biểu hiện cụ thể
của diễn ngôn gián tiếp tự do trong truyện ngắn “Cá sống”. Cuối cùng người viết
khẳng định vai trò của lớp diễn ngôn này trong việc tạo dựng nên “những câu văn tinh
tế, bề sâu cho truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Thuần” [85].
Trong “Kí như một loại hình diễn ngôn” (2013), Nguyễn Thị Ngọc Minh sử
dụng lí thuyết diễn ngôn như một phương tiện quan trọng để tìm hiểu kí. Khẳng định
sự tồn tại của hai mã thể loại và mã tư tưởng hệ trong “bộ khung cấu trúc của thế loại
kí” [42, tr.31]. Tiếp cận đặc trưng của kí như một hình thức diễn ngôn, Nguyễn Thị
Ngọc Minh đã bước đầu giải quyết những bất đồng, khoảng trống trong thực tiễn sáng
tác và nghiên cứu loại hình văn học vốn quen thuộc này.
Những công trình trên đây tuy tập trung nghiên cứu diễn ngôn trong tác phẩm
văn học song lại đi theo các hướng khác nhau. Bài viết của Trần Văn Toàn, Nguyễn

Thị Ngọc Minh tiếp cận theo hướng xã hội học, Nguyễn Thị Thu Hằng thì theo hướng
ngữ học. Các bài báo còn lại tìm hiểu diễn ngôn theo hướng văn học. Mỗi bài báo đi
vào những vấn đề cụ thể của diễn ngôn trần thuật. Thái Phan Vàng Anh, Lâm Thị
Thiên Lan đi sâu vào diễn ngôn người kể chuyện, Nguyễn Đăng Vy tìm hiểu cụ thể về
diễn ngôn đối thoại, độc thoại và đôi nét về sự hòa phối diễn ngôn. Hoàng Tố Mai thì

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc10 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc11 of 141. 5

đi chi tiết vào một loại diễn ngôn của người kể chuyện - diễn ngôn gián tiếp tự do. Tuy
nhiên, tính đến thời điểm này, chưa có công trình độc lập nào tiếp cận truyện ngắn Hồ
Anh Thái ở phương diện diễn ngôn.
Qua thống kê, phân tích, mô tả những công trình nghiên cứu trên, kết quả cho thấy
các bài viết chú ý tập trung tìm hiểu diễn ngôn của chủ thể trần thuật, đề cập sơ qua diễn
ngôn của nhân vật và sự hòa phối diễn ngôn trong tác phẩm văn học. Tuy mới triển khai
những khía cạnh nhỏ của diễn ngôn trần thuật, song những công trình đã định hướng
cho chúng tôi rất nhiều trong việc triển khai đề tài.
2.2. Những bài viết, công trình nghiên cứu về truyện ngắn Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái được biết đến như một “hiện tượng văn chương” thời kì hậu chiến.
Những tác phẩm của ông được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Những
bài viết về truyện ngắn của nhà văn tập trung vào một số vấn đề sau:
Ý kiến về nghệ thuật biểu hiện và nội dung phản ánh trong các bài báo
Về nghệ thuật
Trong bài “Một vẻ đẹp cổ điển” (1993), Lê Minh Khuê đã có những nhận xét sâu
sắc về nghệ thuật hành văn của Hồ Anh Thái: “Cách hành văn trong sáng, mỗi câu
đều chứa đựng những tình tiết mới mẻ và tràn đầy chi tiết vừa xác thực, vừa ẩn dụ,
ngôn ngữ truyện ngắn giản dị… tạo sức cuốn hút mạnh mẽ” [63, tr.301].
Ở bài báo “Nhà văn và tầm văn hóa” (1996), Phạm Quốc Ca khẳng định:

“Giọng điệu thẩm mĩ của tập truyện đa dạng. Hài hước, nghiêm nghị… những triết lí
về cuộc sống dày đặc như đánh vào tâm hồn mỗi chúng ta” [63, tr.287].
Tuần báo Publishers Weekly (1998) nhận định tác phẩm của Hồ Anh Thái tràn
đầy “yếu tố siêu thực”, “giọng điệu chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ
hài hước sang đau xót. Việc sử dụng tinh tế các huyền thoại và sự phản ảnh hấp dẫn
đời sống đã mang đến những tác phẩm tao nhã và tràn đầy sức lay động” [63, tr.317].
Lê Thị Oanh trong bài báo “Những bến bờ rong ruổi” (2000) cho rằng Hồ Anh
Thái là “nhà văn bẩm sinh với sự hài hước ngọt ngào, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn
ra từ cây bút đã mang đến những tác phẩm tao nhã, đầy sức lay động” [63, tr.268].
Ma Văn Kháng trong bài “Cái mà văn chương ta còn thiếu” (2003) khẳng định
yếu tố làm nên thành công cho truyện ngắn, tiểu thuyết Hồ Anh Thái chính là ý thức

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc11 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc12 of 141. 6

sáng tạo, cách tân nghệ thuật tự sự: “từng con chữ có đời sống là lạ; ở mỗi tình tiết
giàu sức khám phá, ở các mối liên tưởng lạ lùng và gần gũi, những thực tại nhìn thấy
và không nhìn thấy, những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời
này, hôm nay,..” [65, tr.314].
Tiếp tục lí giải sức hút văn phong Hồ Anh Thái, Nguyễn Đăng Điệp trong
“Chiêm nghiệm chất lắng từ những chuyến đi” (2007) viết: “Sức hút văn phong Hồ
Anh Thái nằm ở chỗ anh biết phủ lên thế giới nghệ thuật của mình những màu sắc
tượng trưng siêu thực và gắn với nó là khả năng tổ chức nhiều kiểu giọng điệu khác
nhau: khi hài hước châm biếm, khi lạnh lùng soi xét, khi u uất trĩu buồn,… Vượt qua
lối miêu tả hiện thực giản đơn, Hồ Anh Thái đã tạo được nhiều biểu tượng, nhiều ẩn
dụ nghệ thuật giàu sức gợi” [65, tr.290].
Anh Chi trong bài báo “Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái” (2009) đề cập
đến rất nhiều khía cạnh: từ chủ đề, tư tưởng đến nghệ thuật biểu hiện. Nhà nghiên cứu

cho rằng những tác phẩm của Hồ Anh Thái xoay quanh vấn đề đạo đức, văn hóa ứng
xử, những chấn thương thể chất và tinh thần của con người trong cuộc sống. Về nghệ
thuật ngôn từ, Anh Chi cho rằng trong văn chương Hồ Anh Thái tồn tại thứ “ngôn ngữ
nghệ thuật trong sáng, ngọt ngào, mô tả sắc nét, câu văn thăng trầm thương cảm sâu
xa, nhiều hình ảnh tượng trưng siêu thực, nhiều khi trào lộng chua cay, đôi khi hài
hước mà buồn thấm thía” [14, tr.55]. Ngoài ra, Anh Chi có đưa ra những nhận định
ban đầu về loại hình văn chương Hồ Anh Thái: “Hồ Anh Thái không chỉ viết văn
chương luận đề, một loại văn hiếm hoi của nền văn chương nước ta. Anh còn tỏ ra rất
tài trong văn chương hoạt kê” [14, tr.54].
“Hồ Anh Thái - Người mê chơi cấu trúc” (2012) của Nguyễn Đăng Điệp khám
phá tác phẩm của Hồ Anh Thái ở phương diện cấu trúc, nghệ thuật. Truyện ngắn Hồ
Anh Thái mang tính đa cấu trúc, với cốt truyện phân mảnh, cách thay đổi cấu trúc kể,
ngôn ngữ, giọng điệu văn xuôi “khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975”. Nhà phê bình
khẳng định yếu tố giúp tác phẩm của Hồ Anh Thái nói chung, truyện ngắn nói riêng
được mọi người tìm đọc nhiều là “Hồ Anh Thái đã lao động cật lực trên từng con chữ
đúng kiểu một nhà văn chuyên nghiệp, và với một vốn văn hóa dày dặn, anh không rơi

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc12 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc13 of 141. 7

vào tình trạng tự thỏa mãn mà luôn tìm cách bứt phá trên cơ sở kiến tạo những kiến
trúc mới mẻ, táo bạo” [80].
Bùi Thanh Truyền - Lê Biên Thùy trong bài viết “Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu
hiện đại” (2013) đi sâu tìm hiểu những dấu ấn hậu hiện đại trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái ở phương diện: đề tài, nhân vật và nghệ thuật ngôn từ. Theo tác giả bài viết,
truyện ngắn Hồ Anh Thái thường hướng đến đề tài “sự lo âu và dự cảm”, xây dựng
những nhân vật “rất nhiều điều không” tạo dựng lớp “ngôn từ giễu nhại” và ngôn từ
được “hoàn cảnh hóa”.

Trần Thị Ty trong “Sự dung hợp thể loại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái nhìn
từ những vỉa tầng văn hóa” (2013) cho rằng “truyện ngắn Hồ Anh Thái đã thể hiện
một sự nỗ lực, tham vọng giao kết, xóa nhòa ranh giới với những loại hình văn hóa
khác trong đời sống tinh thần của dân tộc và nhân loại” [100]. Sau khi triển khai nội
dung người viết khẳng định, chính sự dung hợp thể loại trong truyện ngắn, “Hồ Anh
Thái đã cho thấy sức sống bền vững của thể loại này trong xu thế bình đẳng với các
loại hình văn học khác” [100].
Điêu Thị Tú Uyên với bài viết “Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Hồ Anh Thái”
(2013) thì khẳng định: “Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn sử dụng khá đậm
đặc và nhuần nhuyễn yếu tố kì ảo trong sáng tác. Tiểu thuyết và truyện ngắn của anh
đều có yếu tố này, đặc biệt là truyện ngắn” [101]. Người viết đi tìm những phương
thức tạo dựng yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Hồ Anh Thái: “Nhà văn vận dụng hình
thức phục sinh nhân vật trong truyền thuyết để xây dựng nhân vật mang năng lực thần
thánh, hình thức tiên tri để xây dựng nhân vật tiên tri, dự báo tương lai, hoặc hình
thức biến dạng để xây dựng những nhân vật dị thường. Mỗi nhân vật đều được thể
hiện sinh động và giàu sức biểu đạt” [101].
“Phong cách không phải là cái vỏ ngoài bất biến và ngoan cố”, Lê Hồng Lâm
nhận xét về giọng văn trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái: “Giọng văn trẻ trung, hóm
hỉnh của những năm đầu đã dần chuyển sang sâu đậm triết luận khi anh viết về cuộc
sống và con người Ấn Độ, nơi anh thực sự đã sống và tiếp nhận những kiến thức kinh
viện” [61, tr.223].

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc13 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc14 of 141. 8

Về nội dung phản ánh
Ngô Thị Kim Cúc trong bài “Như gặp lại chính mình” (1996) cho rằng khi tiếp
cận những truyện ngắn của Hồ Anh Thái, người đọc sẽ thấy “hành trình đi của thân

phận người bất hạnh, những hình ảnh được phản chiếu cho thấy thấp thoáng gương
mặt của chính mình, gương mặt Việt Nam” [63, tr.272].
“Có thể nói rằng mỗi truyện ngắn trong tập sách này đều ẩn chứa cái lõi của
một vấn nạn triết học hoặc xã hội học chờ đợi được chạm tới, đòi hỏi khám phá thêm”
[63, tr.282] là lời nhận xét của Mai Sơn về nội dung của tập truyện “Người đứng một
chân” trong bài báo “Tâm đắc và nghĩ ngợi” (1996).
Hoàng Lan Anh trong “Hồ Anh Thái với “Tự sự 265 ngày”” (2001) cụ thể hơn:
“bức chân dung trí thức được viết dưới con mắt của một nhà ngoại giao không hề
bóng bẩy… Nhưng đó là một bức chân dung đáng được đọc và suy nghĩ” [61, tr.235236].
Đỗ Hải Ninh trong “Đọc “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”” (2007) cho rằng:
“Truyện ngắn của Hồ Anh Thái có những nét riêng độc đáo của một nhà văn Việt Nam
am hiểu văn hóa Ấn Độ và viết về xứ sở này như viết về chính quê hương mình” [63,
tr.294]. Thật vậy, rất nhiều truyện ngắn của Hồ Anh Thái viết về con người, cảnh vật
và văn hóa Ấn Độ. Tiến sĩ văn học K. Pandey đã đại diện cho đồng bào nói: “Những
dòng chữ của Hồ Anh Thái là những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm trúng huyệt
tính cách Ấn Độ” [63, tr.276].
Bùi Như Hải trong “Tư duy truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới về đề tài đạo
đức xã hội” (2010) đi vào khai thác khía cạnh nội dung phản ánh trong những truyện
của Hồ Anh Thái. Đó là những “con người tha hóa trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, của
tầng lớp trí thức mà có cả sự tha hóa của người già, trẻ, người lãnh đạo, nhà giáo,
họa sĩ, bọn ma cô, buôn lậu. Đồng tiền biến họ thành con thiêu thân, đắm chìm trong
trường lạc”; “phê phán tư tưởng sùng ngoại nảy sinh từ tâm lí của một số người, hi
vọng về một sự đổi đời ở một miền đất nào đó ở ngoài Tổ quốc”; “phản ánh sự xuống
cấp trong một số lĩnh vực xã hội, trong đó có văn hóa nghệ thuật,… phác họa chân
dung những kẻ bất tài, vô trách nhiệm với nghệ thuật, chỉ chạy theo đồng tiền và
những thú vui xác thịt” [82]. Ngoài ra còn trình bày khái lược về giọng điệu trong

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc14 of 141.



luan van thac si su pham,luan van ths giao duc15 of 141. 9

truyện ngắn Hồ Anh Thái, một “giọng điệu lạnh lùng” dùng để “phê phán mạnh mẽ sự
vô tâm, thờ ơ của xã hội đối với những kẻ vô tội” [82].
Luận văn
Nghiên cứu về giá trị nội dung, tư tưởng
Đỗ Thị Ngọc Lan trong luận văn Thạc sĩ “Cảm hứng phê phán trong văn xuôi
hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (qua tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh,
Hồ Anh Thái)” (2009) tập trung tìm hiểu những nội dung phản ánh cái xấu trong tác
phẩm và cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trong cuộc
sống. Tác giả bài viết khẳng định nhà văn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống
bằng những miêu tả về sự bộn bề của đời tư, cái xấu, cái ác mà tác giả còn luôn nhìn
nhận cuộc sống với niềm tin vào lẽ phải, hướng con người đến những giá trị đạo đức
tốt đẹp qua những trang truyện của mình.
Nguyễn Kim Thanh trong luận văn Thạc sĩ “Văn hóa Ấn Độ trong sáng tác của
Hồ Anh Thái” (2012) tìm hiểu “bức tranh văn hóa - xã hội Ấn Độ và cảm hứng Phật
giáo trong sáng tác của Hồ Anh Thái”, phương thức nghệ thuật tạo dựng chất văn hóa
trong tác phẩm của ông.
Nghiên cứu ở mảng nghệ thuật
Khóa luận tốt nghiệp: “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái”
(2004) của Phạm Thị My, tập trung tìm hiểu nhiều phương diện của nghệ thuật trần
thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản. Trong đó có nội dung
đề cập đến Ngôn ngữ và giọng điệu. Tác giả khóa luận cho rằng điểm nhìn có vai trò
quyết định đến việc hình thành ngôn ngữ (khách quan, chủ quan). Và khẳng định,
ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái có sự “lồng ghép cái khách quan
vào cái chủ quan” - một hình thức “lạ hóa” lời trần thuật. Đây là một trong những
thành tố quan trọng tạo nên phong cách văn chương nhà văn.
Phạm Thị Ngọc Hà trong luận văn Thạc sĩ “Nghệ thuật trào phúng trong sáng
tác của Hồ Anh Thái” (2009) đề cập đến yếu tố ngôn ngữ trong sáng tác trào phúng
Hồ Anh Thái. Tác giả luận văn cho rằng: “Hồ Anh Thái tạo ra một thứ ngôn ngữ đậm

chất trào phúng dựa trên việc hòa trộn các lời nhân vật, lời tác giả tạo nên ngôn ngữ
đa thanh, độc đáo mang phong cách Hồ Anh Thái” [19, tr.104]. Luận văn khẳng định

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc15 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc16 of 141.10

ngôn ngữ trần thuật có “sự xâm nhập của ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong ngôn
ngữ trần thuật. Lời của nhân vật và lời của tác giả bị trộn lẫn, khó tách biệt.”; “không
chỉ có lời đối thoại, cả những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật cũng hòa vào ngôn
ngữ trần thuật” [19, tr.105-106]. Ngôn ngữ người kể chuyện và nhân vật không có
ranh giới rõ ràng, tạo nên sự phức hợp của các hệ lời và tính phức điệu cho lời văn.
Ngoài ra, người viết còn cho rằng “sự hòa trộn các hệ lời” có tính quyết định đến tốc
độ trần thuật: “tác giả không cần tách bạch lời nhân vật và lời của người kể chuyện,
mà đặt liền nhau, xen kẽ lời kể - tả - bình luận khiến mạch kể chuyện trở nên nhanh
hơn, gợi cảm giác về nhịp sống đô thị hiện đại gấp gáp và thực dụng, xô bồ, ngổn
ngang…” [19, tr.107]. Bên cạnh đó, luận văn còn tập trung phân tích, đánh giá những
đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của Hồ Anh Thái ở phương diện xây dựng nhân vật,
tình huống, cốt truyện. Khẳng định chính nghệ thuật trần thuật độc đáo đã giúp nhà
văn thành công trong việc phát huy khả năng tạo dựng tiếng cười.
Nhìn chung, qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các bài báo, bài viết về
truyện ngắn Hồ Anh Thái, chúng tôi nhận thấy mỗi bài viết tiếp cận những khía cạnh khác
nhau nhưng đều thống nhất ở những điểm sau:
- Khẳng định Hồ Anh Thái là nhà văn tài năng, có nhiều tìm tòi trong sáng tạo nghệ
thuật, để lại dấu ấn riêng của mình trên những trang truyện ngắn.
- Khai thác điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái ở
nhiều khía cạnh, từ nhiều trường phái lí thuyết. Dù theo phương diện nào thì cuối cùng các
tác giả đều hướng đến làm bật lên phong cách nghệ thuật văn xuôi Hồ Anh Thái nói chung
và truyện ngắn nói riêng.

- Trong tất cả các bài viết, có hai luận văn đề cập trực tiếp đến ngôn ngữ trần thuật
trong tác phẩm Hồ Anh Thái. Cả hai đều khẳng định, ngôn ngữ trần thuật phụ thuộc vào
cách nhà văn chọn điểm nhìn, ngôi kể. Ngôn ngữ trần thuật có sự đan xen của các hệ lời, tạo
tính đa thanh, phức điệu cho lời văn. Ngoài ra, luận văn còn trình bày ngắn gọn về cách tạo
lập ngôn ngữ trần thuật. Việc tạo lập này có ảnh hướng đến nhịp kể của văn bản. Tuy nhiên,
các tác giả chưa đưa ra một cách đầy đủ và hệ thống về các dạng lời kết hợp trong ngôn ngữ
của nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện và các dạng lời của ngôn ngữ người kể chuyện với
ngôn ngữ của nhân vật. Bài nghiên cứu chỉ mới khẳng định sự đan xen của các hệ lời tạo

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc16 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc17 of 141.11

nên tính chất đa thanh cho lời văn nhưng chưa đưa ra được các cấp độ xâm nhập. Có một số
nhận định còn chung chung, cảm tính mà chưa đưa ra các số liệu thống kê cụ thể.
Như vậy, tính đến thời điểm này, đã có rất nhiều những bài viết, công trình nghiên
cứu truyện ngắn Hồ Anh Thái trên nhiều khía cạnh, trong đó có đề cập đến khía cạnh ngôn
ngữ trần thuật. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa thấy có công trình nào trực tiếp tiếp cận
truyện ngắn Hồ Anh Thái theo hướng diễn ngôn một cách có hệ thống và toàn diện. Xuất
phát từ thực tế đó, người viết tìm hiểu “Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi khảo sát 9 tập truyện ngắn trong hệ thống sáng tác
của Hồ Anh Thái: Những cuộc kiếm tìm (1988); Người đứng một chân (1995); Lũ con
hoang (1995); Tiếng thở dài qua rừng kim tước (1998); Mảnh vỡ của đàn ông (2004);
Tự sự 265 ngày (2005); Sắp đặt và diễn (2005); Bốn lối vào nhà cười (2006); Người
bên này, trời bên ấy (2013).
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài khoa học này, chúng tôi tập trung tìm hiểu ba thành phần chính: diễn
ngôn người kể chuyện, diễn ngôn của nhân vật và sự hòa phối của hai lớp diễn ngôn
này trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dưới ánh sáng của lí thuyết tự sự học, để triển khai đề tài “Đặc điểm diễn ngôn
trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái”, chúng tôi vận dụng những phương pháp
sau:
Phương pháp loại hình: Truyện ngắn là một loại hình trong hệ thống tổng thể các
loại hình văn xuôi. Khi nghiên cứu diễn ngôn trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, chúng
tôi luôn quan tâm đến những đặc trưng thi pháp của loại hình này nhằm khẳng định
những đổi mới và sáng tạo độc đáo của nhà văn trong loại hình truyện ngắn vào giai
đoạn từ sau 1986 đến nay.
Phương pháp hệ thống: Để triển khai luận văn, chúng tôi đặt những truyện ngắn
trong các sáng tác của Hồ Anh Thái. Điều này giúp chúng tôi tìm hiểu và làm rõ các

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc17 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc18 of 141.12

loại hình diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. Tránh đưa ra những kết
luận sai lệch, chủ quan.
Phương pháp phân tích diễn ngôn: Chúng tôi sử dụng hệ phương pháp hình thức
phân tích văn bản trong ngôn ngữ để phân tích tác phẩm thành các đơn vị nhỏ hơn. Từ
đó đặt ngôn ngữ trong hành động nói, trong bối cảnh giao tiếp để giải quyết nội dung
mà luận văn cần đạt.
Phương pháp liên ngành văn học và ngôn ngữ: Giúp tìm hiểu mối quan hệ giữa
văn học và ngôn ngữ, qua đó làm cơ sở để tìm hiểu rõ và triển khai các luận điểm của
luận văn.
Phương pháp so sánh: Trong quá trình triển khai luận văn, muốn làm rõ hơn đặc

điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, chúng tôi có so sánh với
các nhà văn khác cùng thời Hồ Anh Thái. Từ đó có cơ sở khẳng định nét độc đáo trong
cách xây dựng diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn của ông.
Sử dụng thao tác phân tích: Chúng tôi vận dụng thao tác phân tích để minh họa
cho những nhận xét, lập luận của mình trên cơ sở phân tích những dẫn chứng trích ra
từ các truyện ngắn của Hồ Anh Thái.
Sử dụng thao tác thống kê, mô tả: Nhằm phân loại các kiểu diễn ngôn trần thuật
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái để xem xét những hiện tượng có tính tập trung cao, có
tần suất xuất hiện nhiều lần trong truyện ngắn, mong tìm ra những đặc điểm riêng, ổn
định trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu “Đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái” một cách hệ thống, toàn diện.
Tìm hiểu diễn ngôn trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái là một hướng mới
giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nghệ thuật tạo lập diễn ngôn trần thuật trong kĩ thuật
viết truyện ngắn của ông. Đưa ra mô hình diễn ngôn trần thuật mà Hồ Anh Thái sử
dụng trong quá trình tạo lập văn bản văn học. Từ đó có cơ sở lí giải tại sao những
truyện ngắn được Hồ Anh Thái làm ở giai đoạn đầu thường mang tính độc thoại hóa
cùng giọng văn nhẹ nhàng, trữ tình tha thiết; những truyện ngắn được sáng tác ở giai

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc18 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc19 of 141.13

đoạn sau thường mang tính đa thanh, phức hợp cùng giọng giễu, nhại, giễu nhại, châm
biếm đặc trưng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận
văn gồm ba chương:

Chương I với nhan đề “Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái”. Sau khi giới thiệu một số khái niệm công cụ, nội dung chương này tập trung
xác định cấu trúc và các kiểu diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái. Từ đó có cơ sở khái quát nên đặc điểm diễn ngôn người kể chuyện và vai trò của
loại diễn ngôn này trong chỉnh thể tác phẩm.
Chương II với nhan đề “Diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái”. Luận văn tập trung làm rõ các kiểu diễn ngôn đối thoại và độc thoại của nhân
vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái. Thông qua những kết luận của việc khảo sát,
thống kê, chúng tôi đưa ra những nhận định về đặc điểm diễn ngôn của nhân vật trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái. Vai trò của từng loại diễn ngôn này trong chỉnh thể truyện
ngắn Hồ Anh Thái.
Chương III với nhan đề “Nhịp điệu và sự hòa phối diễn ngôn trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái”. Đây là chương trọng tâm của luận văn. Nếu như chương I và chương II
tìm hiểu những khía cạnh riêng lẻ của diễn ngôn trần thuật thì ở chương này, tổng kết
lại, đưa ra một cách nhìn khái quát, toàn diện về đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc19 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc20 of 141.14

Chương 1. DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI
1.1. Giới thuyết chung về người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện
trong tác phẩm tự sự
1.1.1. Khái niệm người kể chuyện và diễn ngôn người kể chuyện
Trần thuật học là một ngành nghiên cứu mới được định hình từ thập niên 60 của
thế kỉ XX nhưng nó đã giải quyết rất nhiều những vấn đề then chốt của lí luận văn học
mà hàng chục thế kỉ trôi qua chưa được làm sáng tỏ. Ngoài nghiên cứu cấu trúc truyện

kể, vấn đề điểm nhìn, ngôi, giọng điệu,… người kể chuyện là một trong những vấn đề
mà trần thuật học không thể bỏ qua. Tìm hiểu người kể chuyện sẽ giúp người đọc hiểu
được vai trò và chức năng của chủ thể trong tác phẩm tự sự và là cơ sở nền tảng để
nắm bắt diễn ngôn của truyện kể.
1.1.1.1. Khái niệm người kể chuyện
Trong thi pháp văn xuôi hiện đại nói chung và lí thuyết trần thuật học nói riêng,
chủ thể trong trần thuật là một vấn đề đang rất được quan tâm. Ngay thời kì đầu, khi
mới bắt đầu nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự và những vấn đề liên quan, Genette đã
khẳng định: “Tôi cảm thấy truyện kể không có người kể chuyện, phát ngôn không có
cách phát ngôn, đó là những ảo tưởng đơn thuần,… Đã có ai bác bỏ sự tồn tại của
một ảo tưởng bao giờ chưa?… Truyện kể không có người kể chuyện của anh ta có thể
tồn tại, nhưng đã từ bốn mươi bảy năm nay tôi đọc truyện, tôi chưa thấy loại truyện đó
ở bất cứ đâu. Vả lại, đáng tiếc là một điều khoản lịch thiệp đơn thuần, bởi vì nếu tôi
gặp một truyện kể kiểu đó, tôi sẽ chạy mất dép: truyện kể hay không phải truyện kể,
khi tôi mở một quyển sách, thì chính là để tác giả nói với tôi. Và khi tôi vẫn chưa điếc
cũng chưa bị câm, thì tôi thậm chí phải trả lời anh ta” [68, tr.193]. Sự kể chuyện ở
đây có thể hiểu là kết quả hành động kể của hình tượng người kể chuyện. Sẽ không có
câu chuyện, cốt truyện, hay nói khác đi, sẽ không có văn bản tự sự nếu không có người
kể chuyện. Về sau, vai trò này của người kể chuyện lại được Todorov khẳng định:
“Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… Không
thể có trần thuật thiếu người kể chuyện…” [53, tr.116-117]. Nói như thế để thấy rằng,

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc20 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc21 of 141.15

nghiên cứu người kể chuyện là một trong những vấn đề cốt yếu khi tìm hiểu tác phẩm
văn học theo lí thuyết văn học hiện đại nói chung và lí thuyết tự sự học nói riêng.
Cho đến nay, khái niệm người kể chuyện “chưa được các nhà lí luận văn học

thống nhất hoàn toàn” [54, tr.196]. Tuy nhiên “qua các công trình của những nhà
nghiên cứu thế hệ sau, kết hợp “phương pháp hình thức” với “mĩ học tiếp nhận” đã
đưa ra được quan điểm tương đối rõ ràng về người kể chuyện” [53, tr.116].
Theo Pôxpêlôp, người kể chuyện là “người môi giới giữa các hiện tượng được
miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy
ra” [54, tr.196]. Ở đây có thể thấy, Pôxpêlôp ngay từ đầu đã quan tâm đến chức năng
của người kể chuyện. Người kể chuyện không chỉ mang tính hình thức (chỉ miêu tả)
mà còn “cắt nghĩa”, lí giải các sự việc, qua đó giúp người nghe (người đọc) khám phá
thế giới nghệ thuật, ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Sau Pôxpêlôp, W. Kayser cũng đưa ra một cách hiểu về người kể chuyện. Dưới
con mắt của Kayser, người kể chuyện trong tác phẩm văn học mang tính cực kì hình
thức. Ông không chú ý vào vai trò, chức năng của người kể chuyện mà đi vào lí giải sự
tồn tại của nó. Nó chỉ là “một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể
tác phẩm văn học” [54, tr.196]. Và trong nghệ thuật kể thì “người kể chuyện không
bao giờ là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp
nhận” [54, tr.196]. Cách hiểu của Kayser về người kể chuyện còn nhiều thiếu sót. Cụ
thể, người đọc khi đọc xong sẽ tự hỏi: Vậy nhân vật trong truyện kể có phải là một
hình hài được sáng tạo ra và thuộc về chỉnh thể tác phẩm văn học hay không? Nó có
phải là một vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận? Chắc chắn là có. Vậy điểm nào để
phân biệt người kể chuyện và nhân vật?
Về sau, nhà cấu trúc luận Todorov, với niềm say mê nghiên cứu, đã có đóng góp
không nhỏ trong việc đưa ra một khái niệm về người kể chuyện. Ông không lí giải
người kể chuyện mang tính hình thức như Kayser mà nhìn người kể chuyện như là một
người định giá, và hơn hết, nó có vai trò lớn trong việc kiến tạo nên thế giới nghệ
thuật: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu.
Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và
định giá” [54, tr.196].

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc21 of 141.



luan van thac si su pham,luan van ths giao duc22 of 141.16

Quan điểm của Vinogrado cũng gần giống với quan điểm của Pôxpêlôp, song có
đề cập đến vai trò của người kể chuyện. Với Vinogrado, một trong những yếu tố cấu
thành nên truyện kể không thể không kể đến người kể chuyện: “Truyện, như một hình
thức trần thuật của nghệ thuật văn chương, được thực hiện nhờ người kể chuyện trung
gian giữa tác giả và thực tại được miêu tả” [53, tr.121].
Lí thuyết tự sự học mãi đến những năm đầu của thế kỉ XX mới được giới nghiên
cứu văn học trong nước quan tâm nghiên cứu. Tiếp nhận thành tựu lí thuyết của những
người đi trước, những nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta cũng đưa ra quan
điểm, cách nhìn của mình về người kể chuyện.
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” định nghĩa về người kể chuyện như sau:
“Người kể chuyện là sản phẩm do tác giả tạo ra. Nó là kết quả của hành vi trần thuật
của chính mình, là sản phẩm của bản thân mình và là một người trần thuật được trần
thuật ra” [21, tr.221].
Trần Đình Sử không rõ có bị ảnh hưởng bởi lí thuyết của Todorov hay không,
nhưng trong bài “Tự sự học không ngừng nghiên cứu và phát triển” đã lí giải người
kể chuyện như một người định giá, lí giải hiện thực: “Tự sự là phương thức chủ yếu để
con người hiểu biết sự vật. Muốn hiểu biết được sự vật nào thì người ta kể câu chuyện
về sự vật đó” [54, tr.12].
Lê Ngọc Trà trong cuốn “Lí luận và văn học” đưa ra cách hiểu về người kể
chuyện khá rõ ràng. Cụ thể là : “Người kể chuyện là chủ thể của lời kể, người đứng ra
kể trong tác phẩm văn học, xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau” [71, tr.152]. Ở
đây người viết chưa chú ý nhiều đến vai trò, chức năng của người kể chuyện trong tác
phẩm tự sự, song lại có cách lí giải rất cụ thể mặt hình thức biểu hiện. Nhà nghiên cứu
đã đưa ra những tiêu chí cụ thể để người đọc khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học có
thể nhận diện ra người kể chuyện.
Ngoài ra, Đỗ Hải Phong trong bài nghiên cứu “Vấn đề người kể chuyện trong
thi pháp tự sự hiện đại”, “Người kể chuyện - Nhân vật mang tính chức năng trong

tác phẩm tự sự” của Nguyễn Thị Hải Phương, cũng đưa ra một số quan niệm của
mình về vấn đề này trên bình diện chức năng và hình thức.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc22 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc23 of 141.17

Với tất cả những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi, bước đầu
có thể đưa ra một cách hiểu về người kể chuyện như sau:
Người kể chuyện là người được tác giả sáng tạo, hư cấu ra để mang lời kể. Nó
thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học. Bởi vậy, nó thể hiện những quan điểm,
thái độ của tác giả đối với câu chuyện được kể lại. Tuy nhiên người kể chuyện đồng
nhất chứ không thống nhất với tác giả. Bởi suy cho cùng, người kể chuyện là kết quả
sáng tạo của nhà văn, nên những tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của người kể chuyện chỉ
là một phần tư tưởng, tình cảm của tác giả. Và bởi lí thuyết văn học hiện đại, không
đóng khung tác phẩm trong khuôn khổ của nó, mà mở rộng ra trong mối quan hệ nhà
văn - tác phẩm - người đọc, nên người đọc có thể tiếp nhận và khám phá tác phẩm theo
chiều tiếp nhận của bản thân.
Người kể chuyện có vai trò đem lại cho tác phẩm một cái nhìn, một sự đánh giá,
bổ sung về mặt tâm lí, lập trường văn học cho cái nhìn của tác giả, làm cho sự trình
bày, tái tạo con người và đời sống thêm phong phú, nhiều phối cảnh. Bên cạnh đó nó
còn giúp người đọc nhận thức được quá trình “cá thể hóa và cá nhân hóa trong sáng
tạo văn học của nhà văn trong tác phẩm văn học, đồng thời thể hiện ý thức nghệ thuật
của nhà văn trong tác phẩm” [71, tr.155].
Người kể chuyện có chức năng tổ chức, kết cấu lại tác phẩm và dẫn dắt người
đọc tiếp cận và khám phá thế giới nghệ thuật.
1.1.1.2. Khái niệm diễn ngôn người kể chuyện
Trần thuật học ra đời như một kết quả tất yếu khi mà chủ nghĩa cấu trúc và mĩ
học tiếp nhận bộc lộ những cực đoan, hệ hình. Các nhà trần thuật học “không vứt bỏ

bản thân khái niệm “cấu trúc bề sâu”, mà theo họ, vốn là cơ sở của mọi tác phẩm
nghệ thuật, nhưng họ chủ yếu nhấn mạnh vào quá trình thực hiện cấu trúc ấy trong
“tương quan đối thoại” tích cực của nhà văn và độc giả” [48, tr.206]. Có hai khuynh
hướng trong quá trình nghiên cứu lí luận trần thuật. Khuynh hướng thứ nhất chủ yếu
nghiên cứu các cấp độ trần thuật. Các học giả nghiên cứu theo khuynh hướng này
“mong muốn qua toàn bộ hàng đống chuyện kể có trên đời tìm ra một mô hình trần
thuật duy nhất, cái mô hình hoàn toàn hình thức, tức là một cấu trúc hoặc một ngữ
pháp kể truyện, trên cơ sở đó mỗi truyện kể cụ thể sẽ được khảo sát bằng các thuật

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc23 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc24 of 141.18

ngữ của sự lệch lạc so với cái nền móng cấu trúc chiều sâu này” [48, tr.209]. Khuynh
hướng thứ hai là nghiên cứu các cấp độ diễn ngôn. Trung tâm chú ý của hướng nghiên
cứu này là cách tạo lập diễn ngôn, hình thức biểu hiện và chức năng của nó trên văn
bản.
Van den Heuvel trong một bài viết đã khẳng định vai trò của diễn ngôn người kể
chuyện trong cấu trúc giao tiếp của truyện kể. Ông cho rằng diễn ngôn người trần thuật
là một trong hai yếu tố tạo nên nội dung trần thuật của sự kể:
“Sự kể là cái bề mặt nhìn thấy rõ nhất của một diễn ngôn trần thuật. Ở đây,
sự giao tiếp dựa vào những diễn ngôn do người trần thuật và các vai - nhân
vật nói ra mà lời của họ được người trần thuật trích dẫn. Sự tổ hợp hai
diễn ngôn ấy tạo ra sự kể mà nội dung trần thuật của nó làm thành
truyện, hoặc diegesis, tức là thế giới được miêu tả và thế giới được trích
dẫn. Chính sự kể được hình thành như vậy là một thành phần của cái thế
giới tiểu thuyết được kể bởi locuteur, tức là bởi người trần thuật…” [48,
tr.211].
Trong sơ đồ tương tác các cấp độ trần thuật và các bậc trần thuật, M. Bal cho

rằng để có được kết quả cuối cùng, văn bản trần thuật không thể bỏ qua diễn ngôn
người trần thuật. Bởi “người trần thuật biến sự kể thành ngôn từ” [48, tr.215]. Cái sự
kể được biểu đạt dưới hình thức ngôn từ thông qua người trần thuật mà M. Bal nói tới
không gì khác chính là diễn ngôn người trần thuật. Charles Perrault cũng có đồng quan
điểm với M. Bal và Van den Heuvel. Ông cho rằng:
“Kể - đó là một hành vi trần thuật, và theo nghĩa rộng, là cả một tình thế hư
cấu nó là chỗ của hành vi ấy, bao gồm người trần thuật và người nghe kể.
Tôi hiểu sự kể là văn bản trần thuật, bao gồm không chỉ diễn ngôn trần
thuật do người trần thuật phát ngôn mà còn gồm cả những ngôn từ do các
vai nói ra và những ngôn từ được người trần thuật trích dẫn… Sự kể thống
hợp trong mình nó diễn ngôn của người trần thuật với diễn ngôn của các
vai…” [48, tr.215-216].
Với Charles Perrault, diễn ngôn người kể chuyện đơn giản là những phát ngôn
của người kể chuyện. Nhà trần thuật học người Mỹ G. Prience cụ thể hóa “những phát

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc24 of 141.


luan van thac si su pham,luan van ths giao duc25 of 141.19

ngôn” mà Charles Perrault đã nói: “Người trần thuật (nhân vật kể chuyện, người kể
chuyện) có trách nhiệm “lời nói hóa”, tức là diễn đạt thông tin nghệ thuật dưới hình
thức ngôn ngữ” [48, tr.219]. Cái “trách nhiệm diễn đạt thông tin nghệ thuật dưới hình
thức ngôn ngữ” của người trần thuật ở đây chính là diễn ngôn của người kể chuyện.
Như vậy, từ những thành tựu của các nhà trần thuật học bàn về diễn ngôn người
kể chuyện, chúng tôi xin đưa ra những kết luận sau:
Thứ nhất, tất cả các nhà trần thuật học theo hướng coi văn bản văn học là một
quá trình giao tiếp đều khẳng định vai trò của diễn ngôn người kể chuyện đối với quá
trình hình thành cấu trúc giao tiếp của văn bản trần thuật. Bởi họ cho rằng nghiên cứu
văn học nói chung, văn bản trần thuật nói riêng không chỉ bó hẹp trong việc xem xét

chức năng của các yếu tố ngôn ngữ tạo thành văn bản, mà còn nghiên cứu bản chất
giao tiếp của nhà văn với độc giả thông qua văn bản trần thuật. Bản chất giao tiếp ở
đây được hình thành thông qua diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật.
Diễn ngôn người kể chuyện vì thế là yếu tố cơ bản, thiết yếu để hình thành nên sự kể
(bản chất giao tiếp) của văn bản.
Thứ hai, đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về diễn ngôn người kể chuyện,
song chúng tôi, với tinh thần kế thừa, tiếp thu, tổng hợp, mạn phép đưa ra một cách
hiểu về diễn ngôn người kể chuyện: Diễn ngôn người kể chuyện là những thông tin
nghệ thuật không chỉ được biểu hiện thông qua những phát ngôn của người kể chuyện
dưới hình thức ngôn ngữ mà còn thể hiện qua những ngôn từ do các vai (nhân vật
mang chức năng kể) nói ra và những ngôn từ được người kể chuyện trích dẫn.
Thứ ba, như ta biết, văn học là “một hình thái ý thức xã hội, đáp ứng nguyện
vọng sâu kín của đông đảo quần chúng nhân dân, giúp họ thay đổi nếp tư duy đối với
cá nhân và xã hội; là sự quan tâm đặc biệt đến thế giới tình cảm, tư tưởng, cảm xúc,
số phận, lí tưởng, khát vọng của con người; quan tâm đến thiên nhiên, cái đẹp, sự nghỉ
ngơi, vui chơi, thưởng ngoạn của con người” [94]. Tất cả những điều ấy được phản
ánh trong tác phẩm văn học thông qua diễn ngôn nói chung và diễn ngôn người kể
chuyện nói riêng. Vì vậy, qua diễn ngôn người kể chuyện, người đọc sẽ thấy được ý
thức nghệ thuật cùng cái nhìn của nhà văn về cuộc sống, con người và xã hội.

luan van thac si su pham,luan van ths giao duc25 of 141.


×