Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giáo án tích hợp bài 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.45 KB, 5 trang )

TIẾT PPCT 41
NGÀY DẠY: /
LỚP 8A1, 8A2

/2016

BÀI 25. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
A. MỤC TIÊU
I. KIẾN THỨC

- Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa; biết dẫn ra ví dụ để minh họa.
- Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất được tạo
thành từ hai hay nhiều chất ban đầu; biết dẫn ra ví dụ để minh họa.
- Ứng dụng của oxi cần cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu.
II. KỸ NĂNG

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết công thức hóa học của oxit và phương trình
hóa học của oxi với các đơn chất và hợp chất.
III. THÁI ĐỘ

- Tích cực hơn trong học tập.
B. CHUẨN BỊ

- GV: Bài giảng điện tử
- HS chuẩn bị:
+ Nhóm 1: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, PTHH, thuyết trình về ô
nhiễm môi trường.
+ Nhóm 2: Luyện kim đen và lyện kim màu, PTHH, ảnh hưởng của môi
trường đến sức khỏe con người.
+ Nhóm 3: Những phản ứng tỏa nhiệt, hình ảnh ô nhiễm môi trường,
PTHH


+ Nhóm 4: Hình ảnh ô nhiễm môi trường như thế nào, sưu tầm hình ảnh
bảo vệ môi trường, hình ảnh ứng dụng của oxi, PTHH.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Kiểm tra kiến thức cũ
Nêu những tính chất hoá học của oxi, viết phương trình hóa học minh hoạ.
2. Giảng kiến thức mới
BÀI 25 SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HOẠT ĐỘNG 1: SỰ OXI HÓA
GV đặt vấn đề: Trong tự nhiên xảy ra sự I. SỰ OXI HÓA
oxi hóa, vậy oxi hóa là gì? Phản ứng hóa
hợp là gì? Những ứng dụng của oxi trong
đời sống và sản xuất như thế nào? Chúng
ta sẽ tìm hiểu BÀI 25 SỰ OXI HÓA –
PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG
CỦA OXI
trang 1


I. SỰ OXI HÓA
GV chia lớp làm 4 nhóm và cho 4 nhóm
học sinh làm lại thí nghiệm đốt P và dây
Fe trong lọ có chứa khí oxi (do GV điều
chế sẵn).

Sau khi 4 nhóm HS làm xong, GV cho
HS thảo luận nhóm.
Câu hỏi thảo luận: Em hãy nêu hai phản

ứng hóa học trong đó khí oxi tác dụng
với đơn chất và một phản ứng hóa học
trong đó khí oxi tác dụng với hợp chất.
GV yêu cầu HS nhận xét các ví dụ mà
HS vừa nêu.
→ Em hãy cho biết các phản ứng này có
đặc điểm gì giống nhau?
GV: Những phản ứng hóa học kể trên
được gọi là sự oxi hóa
HS: suy nghĩ và nêu ví dụ minh họa
→ Vậy sự oxi hóa là gì?
Nội dung HS nêu:
GV gọi HS nêu định nghĩa (hoặc chiếu
t
→
nội dung lên)
S
+ O2
SO2
GV yêu cầu HS ghi các ví dụ vào vở.
t
0

0

HS nhóm 1 sẽ trình chiếu video về tiêu
hóa thức ăn ở người (có video kèm theo)
Tích hợp sinh học: trình bày quá trình
tiêu hóa thức ăn của con người.
Tích hợp GDCD và GD bảo vệ môi

trường: khi làm thí nghiệm đốt cháy
photpho và sắt chúng ta phải lưu ý điều
gì?

4P

+

5O2

→

2P2O5

t0

3Fe

+

2O2

→

2Fe3O4

t0

→


CH4 + 2O2
CO2 + 2H2O
HS: các phản ứng đó đều có oxi tác
dụng với chất khác.
HS: nêu định nghĩa
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự
oxi hóa.

HS: không để photpho đang cháy rơi
vào da, quần áo. Có nút đậy kín. Thí
nghiệm với dây sắt cũng tương tự nhưng
trang 2


lưu ý ở dưới đáy bình (lọ) có ít cát hoặc
nước.
HOẠT ĐỘNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỢP
II. PHẢN ỨNG HÓA HỢP
II. PHẢN ỨNG HÓA HỢP
GV phân công 4 nhóm HS về nhà tìm và S + O2 → SO2
viết vào phiếu học tập (tờ giấy A4 hoặc 3Fe + 2O2 → Fe3O4
bảng phụ 4) phương trình phản ứng hóa 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
hợp (theo mẫu bảng 1 trang 85 SGK) Na2O + H2O → 2NaOH
Hoặc HS soạn ra 4 phương trình phản
ứng hóa hợp GV yêu cầu HS trình chiếu HS nhận xét: số chất phản ứng có thể là
lên.
2, 2, 3, 2. Nhưng số chất sản phẩm chỉ
S + O2 → SO2
có 1
3Fe + 2O2 → Fe3O4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
HS nêu định nghĩa
Na2O + H2O → 2NaOH
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa
học trong đó chỉ có một chất mới (sản
GV: Em hãy nhận xét, ghi số chất tham phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều
gia phản ứng và số chất sản phẩm trong chất ban đầu.
các phản ứng hóa học trên. (làm việc theo
nhóm)
Các ví dụ HS tự cho
GV: Những phản ứng trên được gọi là
phản ứng hóa hợp.
HS thảo luận về phản ứng hóa hợp
HS nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp là
gì?
(Có kèm theo tài liệu)
GV chiếu định nghĩa lên màn hình.
Tích hợp môn công nghệ và địa lý: tìm
hiểu nền công nghiệp luyện kim màu và (Có kèm theo tài liệu)
luyện kim đen (nhóm 2 trình bày).
GV yêu cầu nhóm 3 trình bày về những
phản ứng tỏa nhiệt (sưu tầm và chiếu
lên).
HOẠT ĐỘNG 3: ỨNG DỤNG CỦA OXI
III. ỨNG DỤNG CỦA OXI:
III. ỨNG DỤNG CỦA OXI:
Để biết oxi có những ứng dụng gì, chúng HS kể các ứng dụng
ta sẽ tìm hiểu những ứng dụng của chúng HS quan sát
do nhóm 4 trình bày.
a) Sự hô hấp:

Nhóm 4 trình bày những sưu tầm của - Khí oxi cần cho sự hô hấp để oxi hóa
mình về ứng dụng của oxi (chiếu hình chất dinh dưỡng trong cơ thể người và
ảnh hoặc video clip lên cho HS theo dõi) động vật.
GV: Em hãy kể các ứng dụng của oxi mà - Những phi công, thợ lặn, chiến sĩ chữa
em biết trong cuộc sống (GV cho HS cháy, . . . đều phải thở bằng khí oxi
trang 3


thảo luận nhóm)
GV: chiếu hình minh họa cho HS quan
sát.
GV: Yêu cầu HS quan sát, GV giảng giải
thêm các ứng dụng quan trọng của oxi.
GV yêu cầu HS nêu những ứng của oxi.
Hai ứng dụng quan trọng nhất của oxi là
gì?
Tích hợp GDCD và GD bảo vệ môi
trường:
- Bốn nhóm sưu tầm những tác động của
sự hô hấp của động thực vật đến môi
trường và sự đốt nhiên liệu gây ô nhiễm
như thế nào.
- Ô nhiễm môi trường tác động như thế
nào đến con người, nền sản xuất...

trong các bình đặc biệt.
b) Sự đốt nhiên liệu:
- Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra
nhiệt độ cao hơn trong không khí.
- Nâng cao hiệu suất và chất lượng gang

thép trong công nghiệp sản xuất gang
thép.
- Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu
xốp như mùn cưa, than gỗ là hỗn hợp nổ
mạnh. Hỗn hợp này được dùng để chế
tạo mìn phá đá, đào đá. Oxi lỏng dùng
để đốt nhiên liệu trong tên lửa.

Sau đó các nhóm trình bày những sưu
tầm của nhóm mình.
Tích hợp Sinh học và GDCD: môi trường
bị ô nhiễm các em sẽ làm gì để hạn chế ô
nhiễm?
Các nhóm thảo luận nhanh và lên bảng
thuyết trình những ý kiến của nhóm
mình.
3. Củng cố bài giảng
Trắc nghiệm:
Câu 1. Sự oxi hóa là
a) Sự tác dụng của đơn chất với oxi
b) Sự tác dụng của hợp chất với oxi
c) Sự tác dụng của một chất với oxi (đáp án đúng)
d) Sự tác dụng của nhiều chất với nhau.
Câu 2. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có:
a) Hai chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
b) Một chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. (đáp án đúng)
c) Nhiều chất được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
d) Một chất được tạo thành từ một chất ban đầu.
trang 4



Câu 3. Ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là:
a) Sự hô hấp
b) Sự đốt nhiên liệu
c) Dập tắt các đám cháy
d) Cả a và b (đáp án đúng)
Câu 4. Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện
tượng xảy ra tiếp theo là:
a) Cây nến cháy sáng chói
b) Cây nến cháy bình thường
c) Cây nến bị tắt ngay
d) Cây nến cháy một lúc rồi tắt (đáp án đúng)
Câu 5. Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để:
a) Hô hấp (đáp án đúng)
b) Dập tắt đám cháy
c) Tránh bị bỏng
d) Liên lạc với bên ngoài
(Nếu còn thời gian thì cho HS làm bài tập 2 trang 87 SGK)
Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh S với các
kim loại magie Mg, kẽm Zn, sắt Fe, nhôm Al, biết rằng công thức hóa học của
hợp chất được tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3.
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học thuộc các định nghĩa sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp. Cho ví dụ
- Tìm hiểu các ứng dụng của oxi
- Làm bài tập : 2, 3*, 4, 5 SGK/87
- Chuẩn bị bài mới: “OXIT”
D. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………….…………………….
……………………………………………………………………………………….…………………….
……………………………………………………………………………………….…………………….

……………………………………………………………………………………….…………………….
……………………………………………………………………………………….…………………….
……………………………………………………………………………………….…………………….

trang 5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×