Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đặc điểm tâm lý nông dân lào cai và ý nghĩa của việc nắm vững những đặc điểm tâm lý của nông dân lào cai trong công tác tuyên truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.46 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tâm lý của mỗi cộng đồng được hình thành trên cơ sở hoạt động và giao
tiếp trong những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Những điều kiện tự nhiên
như địa lý, khí hậu và xã hội quy định nên những phương thức hoạt động và
giao tiếp của cộng đồng tạo nên những đặc điểm riêng mang tính chất của mỗi
vùng miền.
Dân số Lào Cai hiện nay có 648,3 nghìn người, trong đó nông dân là
497.677 người, chiếm 79,11% dân số toàn tỉnh, có nhiều dân tộc sinh sống, là
một tỉnh vùng núi nằm ở phía Bắc Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 296 km theo
đường sắt và 345 km theo đường bộ, đây là nơi hội tụ giao thoa văn hoá của
các vùng miền, với những điều kiện về địa lý, khí hậu, đã tạo cho người nông
dân Lào Cai có những nét đặc trưng riêng trong giao tiếp, sinh hoạt và những
đặc điểm tâm lý khác với nông dân trong cả nước.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, nông dân Lào Cai nói riêng và tầng
lớp nông dân cả nước nói chung, đang có những đóng góp quan trọng trong
sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước. Tuy nhiên, những ảnh
hưởng của tư tưởng của tàn dư phong kiến, cùng với yếu tố tâm lý của người
nông dân chân lấm tay bùn đang có những ảnh hưởng tiêu cực trong sự
nghiệp công nghiệp hoá ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm
hiểu đặc điểm tâm lý của nông dân nói chung và nông dân Lào Cai nói riêng
là một việc làm mang ý nghĩa quan trọng của những nhà quản lý, những
người làm công tác tuyên truyền hiện nay.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Lào Cai, qua thực
tiễn cuộc sống cũng như trong quá trình tiếp xúc với những người nông dân
mộc mạc và thân thiện, tuy không giàu về tiền bạc, nhưng nặng tình nghĩa, tối
lửa tắt đèn có nhau, họ luôn đoàn kết xây dựng cuộc sống phát triển kinh tế
làm giàu cho chính bản thân và quê hương.

1



Xuất phát từ những tình cảm đó, bản thân lựa chọn vấn đề: “Đặc điểm tâm
lý nông dân Lào Cai và ý nghĩa của việc nắm vững những đặc điểm tâm lý
của nông dân Lào Cai trong công tác tuyên truyền” làm tiểu luận môn học,
qua đó giúp cho mọi người hiểu hơn về cuộc sống của người Lào Cai.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích rõ những mặt hạn chế, mặt tích cực về tâm lý của người nông
dân nói chung và nông dân Lào Cai nói riêng từ đó đưa ra các giải pháp nâng
cao cách tiếp thu chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước; giúp người dân
có những tâm lý tư tưởng tốt phù hợp trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hoá nông nghiệp và nông thôn và trong thời kỳ đổi mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tiểu luận phân tích một số đặc điểm tâm lý cơ bản của nông dân nói
chung và nông dân Lào Cai nói riêng.
4. Cơ sở lý luận:
Trên cơ sở lý luận cơ bản về nông dân và giai cấp nông dân.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp lôgíc kết hợp với các phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp.
6. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung tiểu luận gồm 03 chương.

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAI CẤP NÔNG DÂN
1.1 Khái niệm giai cấp nông dân

Nông dân bao gồm những tập đoàn người sản xuất nhỏ hoặc làm thuê
cho địa chủ và cho phú nông trong nông nghiệp dựa trên chế độ chiếm hữu tư
nhân về ruộng đất. Tính chất "tự túc, tự cấp", "tự sản, tự tiêu" và sự giới hạn
phạm vi địa lí trong làng xã, nông trại địa phương là đặc tính của nông nghiệp
sản xuất nhỏ và của giai cấp nông dân.
Trong chế độ phong kiến, nông dân là lực lượng sản xuất chính và cũng là
giai cấp cơ bản bị áp bức trong xã hội. Vốn là những người sản xuất nhỏ và bị hạn
chế trong tầm nhìn hẹp của làng xã, họ thường bị thụ động trước các vấn đề xã hội
và trước các cuộc cách mạng xã hội. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội,
song trước sau họ vẫn không thay đổi được phương thức sản xuất, năng lực sản
xuất, không có khả năng đưa ra một phương thức sản xuất và một hình mẫu xã hội
tiến bộ hơn. Vì vậy, họ không trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng mà chỉ có thể
liên minh với giai cấp công nhân, tầng lớp trí thức và các giai tầng xã hội khác,
cùng giai cấp công nhân thực hiện cuộc cách mạng giải phóng mình và giải phóng
dân tộc, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
giai cấp nông dân có mô hình sản xuất riêng, một kiểu kết cấu xã hội
riêng, in đậm những thói quen và quan niệm truyền thống, thể hiện đặc biệt
dưới chế độ phong kiến; khi đã bị tước đoạt quyền chiếm hữu tư liệu sản xuất
chủ yếu là ruộng đất, người nông dân trở thành người vô sản hay nửa vô sản
nông nghiệp, là kẻ lệ thuộc, bị nô dịch về mọi mặt. Song trong chế độ xã hội
phong kiến, về cơ bản, họ vẫn là một nhân tố cách mạng dân tộc - dân chủ,
một lực lượng quan trọng góp phần xây dựng vương quyền, bảo vệ nền độc
lập dân tộc; trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và khi xã hội chuyển sang thời
kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội thì họ là lực lượng cách mạng quan
3


trọng, cùng với giai cấp công nhân hợp thành đội quân chủ lực của cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Cùng với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền đại công nghiệp,

một bộ phận lớn nông dân chuyển thành công nhân nông nghiệp, hay thoát li
nông thôn thành công nhân công nghiệp. Nhờ những bước tiến vượt bậc của
khoa học - kĩ thuật, tính chất và vai trò của giai cấp nông dân đã có những thay
đổi đáng kể. Ở các nước phát triển, số lượng nông dân còn lại rất thấp, một số ít
chuyển thành chủ trang trại, một số lớn trở thành công nhân nông nghiệp có tri
thức, có phương tiện kĩ thuật và đạt mức sống cao. ở các nước chậm phát triển,
giai cấp nông dân vẫn chiếm tỉ lệ cao trong xã hội, điều kiện sống của nông dân
rất khổ cực, thậm chí có nơi còn chưa đạt đến mức tối thiểu. Ngay cả ở các nước
phát triển, nông dân cũng gặp những khó khăn lớn trong cuộc cạnh tranh gay gắt
trong hoàn cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
1.2 Đặc điểm, vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cơ cấu xã hội
– giai cấp
- Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt , chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư
nghiệp…. Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: Lao động rất cần cù, chịu
khó, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Là lực lượng chiếm số đông trong xã hội,
và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có nhiều công lao đóng góp
trong sự nghiệp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong xã
hội cũ, nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản
kháng chống áp bức, bóc lột và bất công.
Về hạn chế: Giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ, tuy nhiên tư
hữu của nông dân không đồng nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do
phương thức sản xuất phân tán nên nông dân không có sự liên kết chặt chẽ cả
về kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc
4


lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã
hội. Nên nông dân không thể tự mình giải phóng mình. Muốn được giải

phóng, nông dân phải tham gia vào khối liên minh và chịu sự lãnh đạo của
giai cấp nông dân.
Nông dân là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội,
là những người năng động, sáng tạo, tự chủ trong lao động sản xuất, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
là chủ thể trong công cuộc xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhất là hiện nay trong xây dựng nông thôn mới,
những năm qua các cấp hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các cấp hội đã dựa trên yêu cầu
thực tiễn, thế mạnh của địa phương nhằm lựa chọn, ưu tiên những tiêu chí cần
thực hiện trước như: vệ sinh môi trường, dạy nghề cho lao động nông thôn,
xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình, thôn, buôn văn hóa gắn với phong
trào xây dựng nông thôn mới. Nổi bật nhất phải kể đến là phong trào nông
dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, được xem là động lực để hội viên, nông
dân tham gia có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Hằng năm,
Hội đã vận động hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ nông
dân; phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế
cao. Mặt khác, các cấp hội còn mở rộng hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân,
tạo ra động lực mới thúc đẩy phong trào thi phát triển.
Song song với hoạt động thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, các hội viên,
nông dân còn tích cực tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở như: tự nguyện hiến
đất, đóng góp tiền, công lao động, nguyên vật liệu để xây dựng các công trình
điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... Theo đó, trung bình mỗi năm có hàng
ngàn km đường, kênh mương nội đồng, công trình cầu, cống, hồ, đập nhỏ
được tu sửa thường xuyên và một số công trình được nâng cấp. Kết quả trên
5


đã tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm, nòng cốt của nông dân trong xây

dựng nông thôn mới. Đặc biệt, các phong trào thi đua Hội nông dân phát động
đã góp phần tập hợp thu hút đông đảo nông dân vào Hội, xây dựng tổ chức
hội vững mạnh. Mặt khác, đóng góp của hội viên, nông dân đã phát huy được
vai trò chủ thể của nông dân cùng với chính quyền địa phương cải thiện tình
hình cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất, sinh hoạt của
ngày càng cao ở khắp các địa phương trên cả nước.

6


CHƯƠNG II:
CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ NGƯỜI NÔNG DÂN
LÀO CAI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Tỉnh Lào Cai nằm ở phía Bắc Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 296 km theo
đường sắt và 345 km theo đường bộ, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Vân Nam Trung
Quốc với 203,5 km đường biên giới thuộc địa bàn của 26 xã, trong đó 144,3
km là sông suối và 59,2 km là đất liền; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía
Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Tỉnh có 1
cửa khẩu quốc tế và 1 cửa khẩu quốc gia.
Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố với 164 xã phường thị trấn, trong
đó 135 xã vùng cao, 95 xã đặc biệt khó khăn và 171 thôn đặc biệt khó khăn
thuộc xã vùng II.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Lào Cai nằm trong lưu vực của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Chảy,
sông Đà, có hàng ngàn suối lớn nhỏ phân bổ tương đối đồng đều đổ về 2 sông
chính là sông Hồng và sông Chảy, có nhiều dãy núi cao nên địa hình bị chia
cắt mạnh, tạo nên nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Địa hình đặc trưng là núi cao
xen kẽ với đối núi thấp nên bị chia cắt mạnh. Độ cao so với mặt nước biển
thấp nhất 80m, cao nhất 3.143 m tại đỉnh phan si pan. Đồi núi có độ dốc trên

25˚ chiếm tới 80%. Đặc điểm này gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp do sự sói mòn rửa trôi đất mạnh;
Chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm
22-24°c (cao nhất 36°c, thấp nhất 10°c, có nơi dưới 0°c như Sa Pa). Lượng
mưa trung bình năm trên 1.700 mm. Do địa hình phức tạp, phân tầng độ cao
lớn đã tạo nên cho Lào Cai một môi trường thiên nhiên đa dạng với các tiểu
khí hậu ôn đới, cận ôn đới rất phù hợp để phát triển trồng trọt, chăn nuôi và
du lịch (như Sa Pa, Bắc Hà)
Toàn tỉnh có 638.389,59 ha đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông
nghiệp 83.395,55ha đất nông nghiệp (chiếm 113,06%), đất lâm nghiệp
333.604,61 ha (chiếm 52,25%), đất nuôi trồng thuỷ sản 2.068,23 ha (chiếm
0,32%), đất nông nghiệp khác 67,24 ha, đất phi nông nghiệp 36.939,3 ha
(chiếm 5,78%), đất chưa sử dụng 182.314,66 ha (chiếm 28,55%). Đất có độ
phì tương đối cao, bao gồm 10 nhóm với 30 loại đất chính phù hợp với nhiều
loại cây trồng. Những đặc trưng đó đã tạo cho Lào Cai một môi trường thiên
7


nhiên rất đa dạng, nhiều hệ động thực vật phong phú với những nguồn gen
quý hiếm và các tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, cận ôn đới, ôn đới rất thích hợp
cho phát triển kinh tế đặc biệt là nông lâm nghiệp và du lịch.
Về tài nguyên khoáng sản, Lào Cai giàu tiềm năng, ưu thế hơn các tỉnh
miền núi phía Bắc, có khoảng 35 loại khoáng sản và 130 điểm quặng đã
được phát hiện, các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung ở vùng thấp
thuận lợi cho khai thác và vận chuyển. Nguồn thuỷ năng dồi dào với 4
sông chính và trên 100 suối và hàng nghìn khe lạch khác có trữ lượng nước
mặt khoảng 9,5 tỷ m3.
Xuất phát từ những đặc điểm tự nhiên đó, có thể nói Lào Cai có các lợi
thế cơ bản sau:
Một là, khí hậu rất đa dạng, một số vùng đất đai màu mỡ phù hợp phát

triển nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa, rau.
Hai là, Lào Cai có cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia, là điều kiện
rất thuận lợi cho hội nhập, giao lưu phát triển kinh tế và văn hoá giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
Ba là, có cảnh quan thiên nhiên và văn hoá rất phong phú, đa dạng tạo
nên nguồn lực lớn cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch (sinh thái, văn
hoá, thể thao, nghỉ dưỡng,...).
Bốn là, giàu tiềm năng để phát triển công nghiệp, gồm: Tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Lào Cai có 27 dân tộc; dân tộc kinh chiếm 33%; dân tộc thiểu số chiếm
64,5%, trong đó: Mông: 23,77%, Tày: 15,30%, Dao: 14,38%, Giáy: 4,65%,
Nùng: 4,16%, Thái: 8,7%, còn lại là các dân tộc khác; có những dân tộc đặc
biệt ít người: La Ha, La Chí, Bố Y, Sán Dìu, Sán Chay, Kơ Ho. Vì vậy bản
sắc dân tộc Lào Cai rất đa dạng và phong phú. Các dân tộc thiểu số ở Lào
Cai đều có truyền thống văn hoá giàu bản sắc, được lưu truyền qua nhiều
thế hệ, trở thành vốn quí để Lào Cai xây dựng một nền văn hoá đa dạng về
sắc thái. Tuy vậy do trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều nên vẫn
còn tàn dư của các phong tục, tập quán lạc hậu.
Trong những năm qua lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện
rõ rệt: công tác giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực quy mô giáo
dục tăng nhanh nhất là các xã vùng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân
8


dân. Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được củng cố và tăng cường, đã xoá
được phòng học 3 ca, thay thế được phòng học tạm bằng các phòng học kiên
cố hoá. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện,
mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp. Hệ thống cung cấp các dịch

vụ y tế được mở rộng, các cơ sở y tế tư nhân từng bước phát triển 100% số
xã, phường, thị trấn có trạm xá và cán bộ y tế; có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 9
bệnh viện tuyến huyện và 39 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số gần
1000 giường điều trị. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được triển
khai mạnh mẽ, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở nơi
dân cư được triển khai rộng khắp ở các thôn, bản.
Về kinh tế tỉnh đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 2005-2010, 2011-2015 trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt
với những khó khăn và thách thức to lớn, nhưng nhờ nắm vững chủ trương,
đường lối của Đảng, vận dụng thực hiện tốt các chính sách của nhà nước phù
hợp với đặc điểm của tỉnh nên tỉnh Lào Cai đã phát huy mạnh được nội lực,
khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế, khai thác có hiệu quả các lợi
thế thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kinh tế tăng trưởng cao
và ổn định, có tính chất đột phá trong nhiều lĩnh vực:
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến
tích cực. Các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh bước đầu được khai thác, đặc biệt
là tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, chế biến lâm sản. Đã tạo dựng được
nhiều cơ sở công nghiệp đặt nền móng cho phát triển trong những năm tới như
khai thác và chế biến apatít, fenspat, quặng sắt, quặng đồng, thuỷ điện, sản
xuất xi măng, gạch, chế biến nông lâm sản. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
được tập trung đầu tư, có bước phát triển vượt bậc, tạo nền tảng quan trọng
cho giai đoạn tới. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ có bước phát triển tương đối
nhanh. Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng
tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Kinh
tế cửa khẩu, du lịch tiếp tục được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2010 đạt 1.800 tỷ đồng.
Tuy vậy Lào Cai cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc khác có
những khó khăn cơ bản đó là: Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó
khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp thấp là trở ngại rất lớn cho sản xuất
nông nghiệp. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trình độ dân trí thấp và

không đồng đều, trong nhân dân còn nhiều tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc
9


hậu; hơn nữa khi bước vào thời kỳ đổi mới Lào Cai còn là một trong những
tỉnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Do đó bên cạnh những mặt đạt được trong
phát triển kinh tế xã hội còn một số mặt hạn chế, yếu kém, đó là: kinh tế tăng
trưởng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, qui mô nền kinh tế còn
nhỏ bé. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và của từng ngành còn
chậm hơn so với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tổ chức thực hiện một
số lĩnh vực hiệu quả chưa cao. Văn hoá xã hội còn một số vấn đề bức xúc
chưa được giải quyết có hiệu quả, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
3. Đặc điểm tâm lý cơ bản của người nông dân Lào Cai
3.1. Sống trọng tình nghĩa
Ở Lào Cai nói riêng, Việt Nam nói chung, người nông dân sống phụ
thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Họ sống cố định một chỗ. Trong sản xuất,
người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của tự nhiên như trời, đất,
nắng, mưa... Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hoà thuận với tự nhiên và phụ thuộc
vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người nông dân dễ trở nên rụt rè,
thụ động. Tuy nhiên, họ đã tích luỹ được những kinh nghiệm hết sức phong
phú trong sản xuất. Đó là hệ thống tri thức thu được bằng con đường kinh
nghiệm chủ quan, cảm tính. Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ
gia đình đến làng xóm đều theo nguyên tắc trọng tình (duy tình). Hàng xóm
sống cố định lâu dài với nhau là một môi trường thuận lợi để người nông dân
tạo ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái
lý không bằng một tí cái tình (tục ngữ). Lối sống trọng tình cảm sẽ tất yếu đẩy
cái "lý" (luật pháp) xuống hàng thứ hai.
Lối sống trọng tình đã dẫn đến cách ứng xử hết sức linh hoạt và thích
ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh cụ thể: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, Đi
với bụt mặc áo cà sa/ Đi với ma mặc áo giấy (tục ngữ). Với nhu cầu sống hòa

thuận trên cơ sở cái gốc là tình cảm giữa con người với nhau trong làng xóm
càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét và chính là cơ sở tâm lý hiếu
hòa trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự tôn trọng và cư xử bình đẳng
10


với nhau. Do vậy, người nông dân hết sức coi trọng tập thể, cộng đồng, làm
việc gì cũng phải tính đến tập thể. Lối sống linh hoạt, trọng tình, dân chủ là
những đặc điểm tích cực, nhưng mặt trái của nó là đặc điểm tâm lý áp đặt, tuỳ
tiện, tâm lý "hòa cả làng", coi thường phép nước (pháp luật): "Phép vua thua
lệ làng", "Đưa nhau đến trước cửa quan, bên ngoài là lý bên trong là tình”.
3.2. Tính đoàn kết cộng đồng
Cuộc sống nông nghiệp, trồng rừng phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy,
người nông dân phải dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên tai. Hơn nữa,
nền nông nghiệp lúa nước lại mang tính thời vụ rất cao, điều đó có nghĩa là
mọi người phải liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ. Do đó, tính
cộng đồng là một đặc điểm tâm lý đặc trưng của người Việt Nam nói chung,
trong văn hóa làng xã, thôn bản Lào Cai nói riêng. Ở Lào Cai, làng xã và gia
tộc, thôn bản nhiều khi đồng nhất với nhau. Bởi vậy, gia tộc trở thành một
cộng đồng gắn bó và có vai trò quan trọng đối với mọi người. Sức mạnh của
gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có
trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ nhau về vật chất, tinh thần và dìu dắt, làm chỗ
dựa cho nhau về chính trị. Quan hệ huyết thống là cơ sở của tính tôn ti: người
sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới. Tính tôn ti trong trật tự
của các dòng tộc đã dẫn đến mặt trái của nó là tâm lý gia trưởng, trọng nam
khinh nữ và đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Đây là một rào cản rất lớn
trong quá trình hội nhập của người nông dân Việt. Làng xã Việt Nam như một
vương quốc thu nhỏ với luật pháp riêng (hương ước) tạo nên một sự cố kết,
bền vững của làng xã và cũng đã tạo nên tâm lý bè phái, địa phương, ích kỷ.
Hương ước của làng xã chính là hệ thống giá trị, chuẩn mực của làng xã, nó

quy định cung cách ứng xử, lối sống của cá nhân trong làng, tạo nên sự đồng
nhất, mà trước hết là trong dòng họ. Sự đồng nhất mà cơ sở là tính cộng đồng
có mặt tích cực là làm cho mọi người luôn đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn
nhau (trong dòng họ trước hết) như: Chị ngã em nâng. Nhưng mặt trái của
tính đồng nhất là ý thức về cá nhân bị thủ tiêu.
11


3.3. Tâm lý sĩ diện, cào bằng, đố kỵ
Sự đồng nhất dẫn đến chỗ người nông dân Việt Nam hiện nay nhiều khi
có thói quen dựa dẫm, trông chờ, ỷ lại vào tập thể, vào số đông: Nước nổi thì
thuyền nổi hoặc Cha chung không ai khóc. Cũng từ đó, một nhược điểm của
họ là tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả mọi
người đồng nhất, như nhau) - Xấu đều hơn tốt lỏi (tục ngữ) - vẫn còn biểu
hiện ở không ít địa phương.
Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam hiện nay, người ta coi trọng cái tiếng
hơn các thứ khác. Do vậy, họ sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn
để che chở, nuôi nấng cho con cháu mình được học hành, đỗ đạt.
Tâm lý sĩ diện trong đời sống làng xã của người nông dân dẫn đến tính
khoa trương, trọng hình thức. Mặc dù đời sống kinh tế hiện nay của người
nông dân văn còn khó khăn, nhưng họ sẵn sàng tuân theo các thủ tục, nghi lễ
nặng nề, tốn kém trong cưới xin, ma chay, khao vọng, hội lễ... Những hủ tục
này gây nên sự tiêu tốn kinh phí rất lớn cho cá nhân cũng như cho cộng đồng,
do vậy dẫn đến sự đói nghèo của nhiều gia đình nông dân. Đây là một vật cản
lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của người nông dân Lào Cai.

12


CHƯƠNG III:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NẮM VỮNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
CỦA NÔNG DÂN LÀO CAI TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
HIỆN NAY
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Lào Cai cũng như bao làng quê khác
trên cả nước, đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nhiều hộ nông dân sản xuất
giỏi đã phát huy sức sáng tạo, tích cực chủ động tìm kiếm, học hỏi, tiếp cận với
công nghệ tiên tiến để sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm thích ứng với cơ chế
thị trường. Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi chiếm 20% số hộ toàn tỉnh,
nhiều gương điển hình tiên tiến đã xuất hiện trên các lĩnh vực. Đời sống vật chất,
tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để công cuộc đổi mới
đi đến thành công, sự đóng góp của những người nông dân là rất lớn, bởi vì
họ chiếm đa số trong các tầng lớp khác. Vì vậy, việc trong công tác tuyên
truyền, nắm vững tâm lý của họ là một điều hết sức cần thiết, nó như là điều
kiện để nâng cao lập trường tư tưởng của những người làm công tác tuyên
truyền, vừa có ý nghĩa như là một nguyên tắc thuộc về chuyên môn nghiệp vụ
của tuyên truyền, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
3.1. Về tư tưởng
Nắm vững đặc điểm tâm lý của nông dân nói chung và nông dân Lào Cai
nói chung, người làm công tác tuyên truyền thêm yêu quý họ vì những đặc
điểm tâm lý tiêu cực, hoan nghênh họ vì những biến đổi phù hợp với bước
phát triển của xã hội, đồng thời cũng thông cảm với họ về những đặc điểm
tâm lý tiêu cực nảy sinh một cách tất yếu từ những điều kiện kinh tế - xã hội
tồn tại quá lâu ở nông thôn.
Từ nhận thức về cơ sở hình thành của những đặc điểm tâm lý của nông
dân, những người làm công tác tuyên truyền càng thêm tin tưởng vào sự đúng
đắn của công cuộc phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, các chủ trương chuyển đổi kinh tế nông thôn, đâye mạnh việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp... vì tất cả không chỉ làm kinh tế nông
13



nghiệp, nâng cao đời sống vật chất của người nông dân, mà còn làm phát triển
tâm lý của họ. Niềm tin ấy nâng cao ý thức phục vụ nông nghiệp, phục vụ giai
cấp nông dân thông qua công tác tuyên truyền của mình.
Nắm vững đặc điểm tâm lý của người nông dân, người làm công tác
tuyên truyền nhìn ra được những ảnh hưởng của chúng, đối với người nông
dân biểu hiện ở cách nghĩ, cách làm trong mọi lĩnh vực hoạt động cũng như
cách ứng xử trong mọi mối quan hệ. Từ đó vấn đề được đặt ra đối với công
tác tuyên truyền là phải góp phần phát huy những yếu tố tích cực của tâm lý
nông dân đồng thời khắc phục những hạn chế của nó trong đời sống hiện nay.
3.1.2. Chuyên môn nghiệp vụ
Nắm vững tâm lý nông dân giúp cho những người làm công tác tuyên
truyền có những lựa chọn nội dung, những vấn đề có liên quan và thiết thực
đến lợi ích của người nông dân, đáp ứng được nhu cầu về thông tin của họ, có
như vậy mới phát huy những đặc điểm tâm lý tích cực, phù hợp với sự phát
triển của xã hội và phê phán, hạn chế những đặc điểm tâm lý tiêu cực, lạc hậu
còn tồn tại.
Nắm vững đặc điểm tâm lý của người nông dân để người làm công tác
tuyên truyền lựa chọn những phương pháp, để trình bày, diễn đạt phù hợp
với trình độ, nhận thức, tư duy ngôn ngữ của họ, qua đó nâng cao hiệu quả
tuyên truyền.
Việc nắm bắt được sở thích, hứng thú của nông dân, giúp cho người làm
công tác tuyên truyền sang tạo ra nhiều hình thức tuyên truyền phong phú,
sinh động, hấp dẫn, chuyển tải được đầy đủ những thông tin cần thiết, đem lại
hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền.
Vận dụng sự hiểu biết về đặc điểm tâm lý người dân tỉnh Lào Cai nói
chung, đặc điểm tâm lý người nông dân Lào Cai nói riêng, trong năm 2012,
công tác tuyên truyền đặc biệt là về “chương trình xây dựng nông thôn mới”
của các tổ tuyên vận trong tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Do
làm tốt công tác tuyên truyền nhiều người dân đã sẵn sàng hiến đất, hiến sức

14


lao động làm đường và các công trình công cộng, được nhiều tầng lớp trong
xã hội quan tâm.
4. Một số giải pháp nhằm nâng cao tâm lý tích cực của nông dân Lào
Cai trong việc tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
4.1 Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn.
Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta được đề cập tới từ Đại hội III năm
1960 của Đảng và được hoàn thiện tại Đại hội VIII năm 1986 “ công nghiệp
hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
trước hết, nhằm tạo ra yếu tố quan trọng có tính quyết định nhất tới việc khắc
phục một cách triệt để tâm lý sản xuất nhỏ, tạo ra nền sản xuất lớn, xóa bỏ
nền sản xuất nhỏ - nền tảng kinh tế xã hội của sự nảy sinh và tồn tại tâm lý
người dân. Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải phát triển
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ đa dạng của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay. Qua đó, khơi dậy
mọi tiềm năng sản xuất, thúc đẩy phát triển về mọi mặt trong cuộc sống từ
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước nhà; đồng thời không chỉ mở rộng
được mối quan hệ giữa các vùng miền, giữa nông thôn với thành thị trong cả
nước mà còn mở rộng được mối quan hệ giao lưu quốc tế trước hết là lĩnh vực
kinh tế sau đó đến các lĩnh vực khác. Với sự giao thoa đó thì kinh tế phát triển
sẽ góp phần làm thay đổi tâm lý của người nông dân từ manh mún, nhỏ lẻ
mang tính cục bộ, bản địa thay vào đó là tâm lý người nông dân dám nghĩ,
dám làm có tư duy, liên kết sống vì cộng đồng, vì tập thể.
Một là, cần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực và hiệu
quả giảm tỷ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng người lao
động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Việc phát triển kinh tế
cần gắn chặt với chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh

khai thác nuôi trồng rừng, thủy sản ở một số huyện có điêù kiện thuận lợi để
phát triển như huyện Mường Khương, huyện Bắc Hà, huyện Sa Pa,….Đảm
15


bảo và phát triển cả về số lượng và chất lượng nhằm tạo ra nhiều của cải,
nâng cao đời sống cho người dân lao động.
Hai là, tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động
nói chung và người nông dân nói riêng bằng việc từng bước đào tạo, đào tạo
lại lực lượng lao động, nâng dần chất lượng của lực lượng lao động, đảm bảo
đồng bộ, tương xứng với xu thế phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật, song
song với việc kêu gọi đầu tư, hỗ trợ, đổi mới công nghệ ngày càng mạnh mẽ
để đáp ứng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
Ba là, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
phải gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đặc biệt quan tâm những vùng
còn gặp nhiều khó khăn, chủ động tiếp cận được những tâm lý mới trong điều
kiện kinh tế mới, kinh tế hội nhập quốc tế.
4.1.2. Về giáo dục – đào tạo
Nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Lào Cai nói riêng trình độ
học vấn còn thấp kém do chưa được học hành, đào tạo cơ bản dẫn tới tầm
nhìn hạn hẹp chủ yếu dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Để khắc phục hạn chế
tâm lý người nông dân thì cần đổi mới công tác giáo dục- đào tạo, nâng cao
dân trí, trình độ cho người nông dân bởi vì có nâng cao trình độ học vấn của
người dân thì mới có điều kiện để phát huy những biểu hiện tích cực và nhận
biết để khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong tâm lý người nông dân. Khi
trang bị cho người dân những kiến thức về văn hóa mới, nếp sống mới thì sẽ
tạo cho họ những tập quán, nếp sống, tập quán và nhu cầu văn hóa mới.
Việc nâng cao trình độ cho người dân tỉnh Lào Cai cần phải có các giải
pháp trước mắt và lâu dài mang tính đồng bộ nhất quán trước hết tập trung
vào một số nội dung cơ bản sau:

Lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức các lớp học, các buổi tập huấn, các
buổi nói chuyện thời sự trong và ngoài nước theo các cụm hoặc tổ nông dân
phù hợp với điều kiện sống và sinh hoạt cũng như sản xuất của họ, nhất là

16


những hộ nông dân nghèo, xa trung tâm. Nhằm nâng cao trình độ dân trí của
người dân.
Chú ý đầu tư nâng cao chất lượng các trang thiết bị dạy và học đảm bảo
tốt trong quá trình dạy và học. Khuyến khích động viên mọi người cùng tham
gia các chương trình được tổ chức tại huyện, xã, phường. Đặc biệt là phải lôi
kéo được những hộ nông dân khá giả, làm ăn kinh tế giỏi cũng tham gia vào
các chương trình này nhằm tạo thêm sinh khí và sẽ làm cho ý nghĩa của họ
thực sự sâu sắc hơn.
Lựa chọn nội dung chương trình phù hợp, thiết thực tới việc sinh sống
và làm ăn hàng ngày với đối tượng là người nông dân. Nội dung phải ngắn
ngọn, súc tích dễ hiểu tăng tính minh họa thực tiễn trong quá trình giáo dục
truyền tải thông tin.
Thu hút các nhà doanh nghiệp thành đạt trong và ngoài tỉnh, doanh nghiệp
về đầu tư, hỗ trợ kinh phí để duy trì thường xuyên các chương trình này.
Ưu tiên hơn nữa cho việc học tập của con em người nông dân nhất là
con em người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhất là vùng có điều kiện kinh
tế kém phát triển, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn
nghèo nàn chưa đáp ứng tốt chất lượng dạy và học như các xã vùng núi của
các huyệnổtng toàn tỉnh.
4.1.3. Về xây dựng đời sống văn hóa tư tưởng- xã hội mới
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, không chỉ đời sống vật chất mà đời sống tinh
thần cũng có những bước phát triển đáng kể. Các phương tiện, điều kiện vật

chất phục vụ nhu cầu văn hóa của nông dân không ngừng được cải thiện như
hệ thống các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa thôn ngày càng to đẹp, đầy đủ cơ
sở vật chất hơn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người
dân tạo sân chơi lành mạnh trong cộng đồng dân cư qua đó đã khôi phục
những truyền thống văn hóa tốt đẹp như những tiếng chiêng, chuông, các điệu
múa, giọng ca đã vang dội khắp dân làng tạo động lực tinh thần thoải mái
17


phấn khởi, ôn lại truyền thống và niềm tự hào của nhân dân về quyê hương
đất nước.
Bên cạnh đó còn những hạn chế nhất định trong lĩnh vực văn hóa trong
tình hình hiện nay, tệ nạn xã hội chưa giảm mà còn có xu hướng gia tăng đặc
biệt là tại những vùng nông thôn như việc ăn chơi lãng phí, ma túy, mại dâm,
cờ bạc làm tha hóa đạo đức, quan hệ xã hội bị xuống cấp. Hơn nữa xu thế
chung trong cả nước việc mở rộng giao lưu với văn hóa nước ngoài đem lại
những giá trị tích cực nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nền văn hóa truyền
thống có thể bị mai một. Toàn tỉnh có 27 dân tộc cùng sinh sống vói 27 bản
sắc riêng tạo nên nét đặc sắc của mỗi dân tộc.

18


KẾT LUẬN
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc có gần 80% là nông nghiệp. Trong
hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhân dân Lào Cai đã đóng góp
nhiều cho đất nước sức người, sức của, trong đó, lực lượng nông dân chiếm đa
số. Trong công cuộc đổi mới đất nước những người nông dân Lào Cai đang cùng
với nông dân cả nước chung tay xây dựng nông thôn ngày giàu đẹp. Bộ mặt
nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên,

cùng với sự phát triển đó, nông thôn Lào Cai cũng phải đang đối mặt với những
tiêu cực của nền kinh tế thị trường, cộng với những thủ tục lạc hậu của tàn dư
phong kiến để lại, những yếu tố đó nó có tác động đến tâm lý của người nông
dân, làm ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới ở nông thôn.
Vấn đề đặt ra là những nhà quản lý, những người làm công tác tuyên truyền
cần phải tìm hiểu và năm vững đặc điểm tâm lý của người nông dân, từ đó giúp
cho quá trình lãnh đạo, điều hành được thuận lợi, đồng thời nắm bắt tâm lý của
họ để động viên, cổ vũ họ hành động theo mục đích của chủ thể quản lý.
Dưới góc độ tâm lý, đó cũng là quá trình chuyển từ “tâm lý tiểu nông"
lên "tâm lý công nghiệp" Đó là cuộc cải biến mang tính khoa học và cách
mạng trong đời sống tâm lý của người nông dân. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc
điểm tâm lý nông thôn, con người nông dân, việc đào tạo, sử dụng nguồn
nhân lực nông dân đòi hỏi phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm của bước chuyển
tâm lý này mà có chính sách, kế hoạch, biện pháp, bước đi thích hợp đối vớ
nông nghiệp và nông thôn. Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tâm lý học tuyên truyền, tác giả Thạc sỹ Hà Thị Bình
Hòa, Học viện Báo chí và tuyên truyền.
2. Hồ Chí Minh những vấn đề tâm lý học, tác giả Đỗ Long Viện.
3.Các bài viết có liên quan trên trang mạng điện tử
4. Báo cáo tổng kết của Hội nông dân tỉnh Lào Cai 2013.

20



MỤC LỤC

21



×