Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Cơ sở lý luận, yêu cầu và ý nghĩa của quan điểm khách quan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.01 KB, 4 trang )

Câu hỏi: Cơ sở lý luận, yêu cầu và ý nghĩa của quan điểm khách quan.
Bài làm:
Để tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình,
nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động,
mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cầu cuộc sống
của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về
chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì? Nó bắt đầu từ đâu và có
kết thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó?
Con người là gì, nó được sinh ra như thế nào, quan hệ của nó với bên ngoài
ra sao? Nó có thể biết gì và làm gì với thế giới đó? Vì sao có người tốt kẻ
xấu? Cuộc sống của con người có ý nghĩa gì, chết là còn hay hết, nếu hết thì
sao và nếu cồn thì ở đâu? Những câu hỏi như vậy luôn được đặt ra ở mức
độ khác nhau đối với con người từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay và cả
mai sau. Như vậy, sự khách quan cũng mang trong nó sự tồn tại thích nghi
giữa tự nhiên, xã hội, không gian và thời gian.
Đặc tính của tư duy con người là muồn biết tận cùng, hoàn toàn đầy
đủ, nhưng tri thức mà con người và cả loài người có được luôn có hạn, trong
khi thế giới thì vô hạn. Phải chăng đó là mấu chốt của sự tranh luận mãi mà
không đi đến nhất quán, buộc con người phải tin vào một cái gì đó, vật chất
hay tinh thần?
Quá trình tìm tòi giải đáp những câu hỏi như trên đã hình thành ở con
người – những quan niệm nhất định, trong đó những yếu tố về đức tin, niềm
vui, cảm xúc, trí tuệ, tri thức… hòa quyện với nhau trong một khổi thống
nhất. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song, tri
thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đã trở thành niềm tin của con người
qua sự thể nghiệm lâu dài trong cuộc sống của nó. Sự hình thành đức tin là
do mơ ước về một cội nguồn, còn sự hình thành lý tưởng là trình độ phát
triển cao của trí tuệ nhìn nhận về thế giới quan.
Toàn bộ những quan niệm về thế giới, về vị trí của con người trong
thế giới đó, về chính bản thân.'và cuộc sống (sống và chết) của con người và
loài người hợp thành thế giới quan của một con người, một cộng đồng người


trong mỗi thời đại nhất định. Như vậy, thế giới quan bao hàm nguồn gốc con
người, mối quan hệ của con người, tức là nhân sinh quan và toàn bộ những
quan niệm về cuộc sống của con người, loài người sinh ra con người.
Tin vào nguồn gốc phát sinh ra con người từ đức tin là phương pháp cảm
nhận thế giới rất đặc trưng của logic hệ thống đơn giản, có từ "tư duy
nguyên thủy", đó là hình thái biểu hiện một cách tập trung và khái quát thế
giới quan của hệ thống logic tình cảm, có từ khi con người xuất hiện. Trong
những câu chuyện xưa kia viết lại về nguồn gốc loài người chứa đựng những
yếu tố tri thức và xúc cảm, logic và lý trí sơ khai, hiện thực và mơ ước, cái
có thật và văn chương hòa quyện vào nhau, diễn tả thế giới quan bằng hệ
thống ngôn ngữ dân gian cho cả một cộng đồng người, một dân tộc:
Trí tuệ của con người ngày càng tiến bộ cùng với sự phát triển ngày càng đa
dạng, phong phú và phức tạp của hoạt động thực tiễn, tính tích cực của tư
duy con người đạt bước chuyển biến mang tính cách mạng khoa học nhờ
xuất hiện các công cụ thực nghiệm nối dài tầm với của giác quan vào nhận
thức thế giới. Con người bước đầu có ý thức về mình như một thực thể tách
khỏi tự nhiên, tư duy con người hướng sự "phản tư" (tiếng Hy Lạp: reflxio
nghĩa là suy ngẫm, đánh giá) vào chính hoạt động của bản thân mình, từ đó
một phương thức mới của tư duy để nhận thức thế giới được hình thành - tư
duy triết học. Khác với thần học, huyền thoại, văn chương, triết học diễn tả
thế giới quan của con người dưới dạng xây dựng khái niệm, hệ thống các
phạm trù, tiên đề. Các quy luật, hệ thống mô hình vận động của triết học
đóng vai trò như những bậc thang giá trị trong quá trình nhận thức thế giới.
Trong thần học, yếu tố đức tin là biểu tượng đóng vai trò chủ đạo; còn trong
triết học thì tư duy, lý luận là yếu tố chủ đạo. Với ý nghĩa như vậy, triết học
được xem như là nhà phẫu thuật trong quá trình khám phá thế giới, là học
thuyết về sự khám phá đó, là thế giới quan. Đương nhiên, thế giới quan được
hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người và xã hội
loài người, song, bản thân nó phải chấp nhận một tiên đề là sự "khoanh
vùng" của tư duy là một giới hạn khoa học để xác định con người và vũ trụ.

Tri thức do các khoa học cụ thể đưa lại là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành
những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới theo tri
thức triết học. Với những phương thức tư duy đặc thù của mình, triết học tạo
nên hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới theo
một tiên đề hay như một chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ
của nó với thế giới chung quanh cũng như thế giới chung quanh với con
người và con người với con người.
Như vậy, triết học là nhận thức có tính hạt nhân lý luận của thế giới quan, là
hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con
người trong thế giới đó. Có nghĩa là, triết họe là thế giới quan và nhân sinh
quan của con người khi xem xét thế giới và loài người trong mối quan hệ
giữa ý thức và vật chất, giữa con người với con người trong tự nhiên và xã
hội.

Cơ sở lý luận của quan điểm khách quan là giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của triết học DVBC.
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai
trò quyết định của vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác
động trở lại của ý thức đối với vật chất.
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, vật chất là cơ sở,
cội nguồn sản sinh ra ý thức. Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức,
quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức. Không có vật chất
thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất
Vấn đề nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan từ lâu đã được Đảng
ta đặc biệt quan tâm. Bài học tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan được nêu
ở Đai hội VI của Đảng là một bằng chứng thể hiện sự quan tâm ấy(1). Nhưng để có thể
tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể
được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang
tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác,
việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề

hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá
trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Trong lịch sử triết học, sự kế thừa và phát triển những tư tưởng hợp lý của người đi trước
là xu hướng chung và tất yếu của mỗi trường phái triết học. Nhưng không phải ngay từ
đầu, mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử, xu hướng đó mới được nhận thức.
G.V.Ph.Hêgen là người đầu tiên chỉ ra xu hướng ấy khi trình bày quan niệm của mình về
các vòng tròn của lịch sử triết học. Ông cho rằng triết học hiện đại là kết quả của những
nguyên lý có từ trước đó. Thành thử, trong triết học không có một hệ thống nào bị lật đổ,
không phải một nguyên lý triết học nào đó bị lật đổ, mà chỉ có sự giả định rằng nguyên lý
đó là định nghĩa tuyệt đối, cuối cùng bị lật đổ mà thôi. Như vậy, lịch sử triết học không
phải là bảng liệt kê các ý kiến đối lập với chân lý, mà là sự phát triển cụ thể của triết học
trên con đường nhận thức chân lý. Hêgen viết : "Các hệ thống triết học cũng có sự khác
nhau, nhưng sự khác nhau của chúng (hoàn toàn) không phải lớn như sự khác nhau giữa
trắng và ngọt, xanh và gồ ghề, chúng đồng nhất với nhau ở chỗ tất cả chúng đều là các
học thuyết triết học, đó chính là cái mà mọi người bỏ qua khi coi chúng như là các học
thuyết triết học, là những quan điểm tách biệt"(1). Phát triển quan điểm này, C.Mác cũng
khẳng định rằng: " Triết học của mỗi thời đại phải có một số vật tư tư tưởng nào đó do
các triết học trước đó truyền lại, làm xuất phát điểm"(2).
Trên tinh thần của quan điểm và yêu cầu đó, chuyên khảo này tập trung tìm hiểu sự kế
thừa và phát triển những tư tưởng về quy luật trong lịch sử triết học phương Tây, kể từ
thời Cổ đại cho tới khi xuất hiện triết học Mác - Lênin. Xuất phát từ những tư tưởng của
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin, tác giả cố gắng góp tiếng nói của mình vào việc làm
sáng tỏ thêm một số vấn đề hiện đang còn tranh luận xung quanh vấn đề quy luật, chằng
hạn đó là những vấn đề về các đặc trưng cơ bản nhất của quy luật xã hội, quy luật trình
nhận thức quy luật xã hội, về con đường nhận thức quy luật xã hội…

×