Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Báo cáo thực tập tại tòa soạn báo thể thao văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 42 trang )

PHẦN 1
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐI THỰC TẾ TẠI TÒA SOẠN
1.

Những thông tin chung về tòa soạn Báo Thể thao và Văn hóa
Tòa soạn Báo thể thao và Văn hóa
Địa chỉ : Số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại : 04.39331878
Web- site: www.thethaovanhoa.vn
Tổng biên tập : Trương Lê Kim Hoa

1.1 Lịch sử tòa soạn
1.1.1 Giới thiệu về tòa soạn
Ra đời vào ngày 21/8/ 1982, hơn 30 năm qua, từ chỗ chỉ là một
bản tin tuần, nay TT&VH đã phát triển như một tập đoàn báo chí thu
nhỏ với đủ các loại hình thông tin, chạy 24/24h mỗi ngày và với Online
hay truyền hình là không có một ngày ngơi nghỉ.
30 năm qua, TT&VH đã đạt được mục tiêu liên tục phát triển: từ tuần
1 số, 2 số, 3 số giờ đã ra hàng ngày để đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự. Đó
là chưa kể một tờ báo tuần tiếp tục duy trì chất chuyên sâu rất riêng của
TT&VH. Đó là chưa kể TT&VH Online cập nhật từng giây khi có sự kiện,
rồi giờ là cả truyền hình với các chương trình Hành tinh Thể thao (thời
lượng 20 phút/ngày), Văn hóa toàn cảnh (15 phút/ngày), talk show Radar
Văn hóa (30 phút/tuần) và các Bản tin thể thao 60s (5 phút) phát cuối các
chương trình thời sự đầu giờ trên Kênh truyền hình thông tấn V-News.

1


Những người làm báo của tòa soạn vẫn còn tự hào khi nhớ về thời kỳ
đỉnh cao những năm 2000 với lượng phát hành trên 10 vạn bản, và là một


trong số ít tờ có lượng phát hành lớn ở cả Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Từ đó
tới nay, nỗ lực không giảm nhưng lượng phát hành thì cứ giảm dần theo xu
hướng chung của thị trường báo in trong nước cũng như thế giới.
Trong hoàn cảnh đó, tòa soạn đã mạnh dạn thúc đẩy các hướng phát
triển mới như ra báo mạng tháng 6/2008, tham gia làm truyền hình tháng
6/2010, tăng cường hoạt động tổ chức sự kiện để quảng bá, khuếch trương
hình ảnh, thương hiệu. Nhiều sự kiện văn hóa do báo tổ chức đã khẳng định
được chỗ đứng như giải Âm nhạc Cống hiến, giải Bùi Xuân Phái - Vì tình
yêu Hà Nội, giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre.
Trong bước đường phát triển của TT&VH hôm nay có sự cổ vũ vô
hình nhưng mạnh mẽ từ truyền thống của một tờ báo đầu tiên về thể thao và
văn hóa, có sự ủng hộ động viên của các thế hệ lãnh đạo TTXVN, của nhiều
thế hệ các cộng tác viên chí thiết, và tất nhiên của đông đảo bạn đọc, những

2


người đã yêu mến, gắn bó thủy chung với TT&VH từ những ngày ra số báo
đầu tiên.
Hãy tới tòa soạn TT&VH để thấy tinh thần làm việc nhiều lúc tới mức
xả thân giữa guồng quay khủng khiếp của các cỗ máy thông tin vận hành
gần như 24/24h để có thể đáp ứng yêu cầu có tới 3 xuất bản phẩm ra hàng
ngày (báo giấy, báo điện tử và truyền hình). Làm việc kiêm nhiệm, không kể
giờ giấc, không kể ngày nghỉ dường như đã là luật bất thành văn, đơn giản
bởi công việc đòi hỏi phải như thế. Một điều mà anh chị em vẫn hay nói vui
là làm ở TT&VH thì không được phép... ốm vì khối lượng công việc quá lớn.
Đó là những phẩm chất mới, những yêu cầu mới ngoài những phẩm chất
truyền thống của người làm báo TT&VH là làm việc có trách nhiệm, hết
mình, có ý tưởng, luôn trăn trở để đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin.


3


Nhờ tổ chức tốt, với số lượng nhân lực chỉ tăng theo cấp số cộng, các
phóng viên, biên tập viên…vẫn đáp ứng được yêu cầu của khối lượng công
việc tăng lên theo cấp số nhân. Hiện số người trong biên chế chính thức
chưa đầy 80 người - số lượng không phải ít song lại là quá khiêm tốn so với
khối lượng công việc đang đảm nhận - đóng chốt ở 4 địa bàn có điểm in là
Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Nghệ An. Nhưng để sản xuất ra được
tới 20 trang báo giấy khổ A3 mỗi ngày, 56-64 trang báo khổ A4 mỗi tuần,
hơn 1.000 tin bài riêng trên báo điện tử mỗi tháng và thời lượng các bản tin,
các chương trình truyền hình trung bình ngót nghét 50 phút mỗi ngày, ngoài
ra còn có sự yểm trợ của đông đảo các cộng tác viên trong cả nước. Nhuận
bút dẫu ngày càng khiêm tốn so với thời giá, nhưng nhiều cộng tác viên
tiếng tăm vẫn bền bỉ ủng hộ báo dù các báo khác có thể trả nhuận bút cao
hơn thế nhiều. Điều này cho thấy hấp lực của TT&VH và cái tình của những
người đã cùng chúng tôi tạo nên thương hiệu TT&VH suốt 30 năm qua.
Trải qua 30 năm với không ít vinh quang, thăng trầm, gian nan, tòa
soạn hiểu rằng, vươn tới vị thế hàng đầu đã khó, nhưng duy trì vị thế đó còn
khó khăn gấp bội. Nếu không thường xuyên đổi mới, vượt lên hoàn cảnh, và
cả chính mình, thì sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh đang ngày càng trở
nên quyết liệt trong làng báo. Với truyền thống 30 năm xây dựng và trưởng
thành, vì danh dự của tờ báo, vì uy tín của TTXVN, toàn thể anh chị em
trong tòa soạn đồng lòng, quyết tâm vượt lên trong cuộc cạnh tranh này để
TT&VH tiếp tục xứng đáng với sự tin cậy của độc giả, của các cộng tác viên,
của tất cả những người đã, đang và sẽ còn yêu mến tờ báo TT&VH của
chúng ta.

4



1.1.2 Những mốc son lịch sử của báo Thể thao & Văn hóa
Ngày 21/8/2012, báo Thể thao & Văn hóa kỷ niệm 30 năm ngày ra
số đầu tiên. Suốt ba thập kỷ đồng hành cùng bạn đọc, các thế hệ lãnh
đạo, phóng viên, biên tập, kỹ thuật viên và nhân viên của báo Thể thao
& Văn hóa cùng đông đảo cộng tác viên đã luôn nỗ lực hết mình để cho
ra đời những ấn phẩm chất lượng tốt nhất có thể. Dưới đây là những
mốc son đã làm nên một thương hiệu trong lòng bạn đọc, ở hai lĩnh vực
Thể thao & Văn hóa.

Ngày 21/8/1982: TT&VH đã chính thức được khai sinh trên cơ sở tờ Tin
nhanh Espana 82 - tờ Tin nhanh World Cup đầu tiên của Việt Nam do
TTXVN phát hành. Tên gọi đầu tiên là Văn hóa & Thể thao Quốc tế, dày

5


16 trang, với tư cách là một “bản tin văn hóa, xã hội, y tế, thể dục thể thao
do TTXVN phát hành vào ngày Thứ Bảy hằng tuần. Ngay từ những số đầu
tiên, tờ báo đã trung thành với hình bìa là hình ảnh nhân vật trong lĩnh vực
thể thao hoặc văn hóa. Tiếp nối từ truyền thống Tin nhanh Espana 82, cứ 2
năm một lần, TT&VH lại phát hành Tin nhanh vào dịp Giải vô địch bóng đá
thế giới (World Cup) và Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO).
Ngày 4/8/1984: Tờ báo chính thức mang tên Thể thao & Văn hóa, phản
ánh toàn diện các thông tin về văn hóa, thể thao trong cả nước và quốc tế.
Ngày 24/10/1992: TT&VH tăng trang lần đầu tiên (từ 16 lên 24 trang, trong
đó lần đầu tiền có 8 trang được in màu) sau khi kỷ niệm 10 năm thành lập.
Ngày 6/1/1996: Từ số 690, TT&VH tăng trang lần 2 lên 32 trang.
Ngày 1/10/1996: Tuần báo TT&VH tăng lên 2 kỳ/tuần phát hành vào thứ Ba
và thứ Sáu hằng tuần, trong đó kỳ thứ Sáu 32 trang và kỳ thứ Ba 24 trang.

Và sau đó là một quá trình phát triển mạnh mẽ, đỉnh cao, liên tục tăng trang,
mở rộng nội dung theo hướng phong phú và chuyên sâu, trở thành tờ báo
hàng đầu trong làng báo thể thao và văn hóa Việt Nam.
Ngày 7/10/1997: Kỳ báo ra thứ Ba hằng tuần cũng tăng lên thành 32 trang.
Ngày 4/4/2000: Từ số 1117, TT&VH tiếp tục tăng trang lần 3, từ 32 trang
lên 40 trang/kỳ.
Này 2/4/2002: Từ số 1327, TT&VH tiếp tục tăng trang lên thành 48
trang/kỳ.

6


Ngày 2/4/2005: T&VH tăng lên 3 kỳ/tuần phát hành vào thứ Ba, thứ Sáu,
thứ Bảy hằng tuần.
Ngày 3/8 và 6/8/2007: TT&VH phát hành bộ mới, ra liên tục các ngày trong
tuần và số cuối tuần (ra thứ Sáu hằng tuần). Đây là bước nhảy vọt về chất
trong sự phát triển của TT&VH với sự đổi mới toàn diện về nội dung, hình
thức nhưng vẫn nhất quán với phương châm "nhanh nhạy như thể thao, sang
trọng như văn hóa. Thông tin nóng hổi, bình luận cá tính".
Ngày 8/6/2008: Website www.thethaovanhoa.vn lên mạng nhằm đáp ứng nhu
cầu thông tin rất lớn đúng dịp vòng chung kết EURO 2008. Đây được coi là
một nỗ lực của những người làm tờ báo chuyên sâu về văn hóa và thể thao,
nhằm tiếp cận gần hơn với độc giả trên Internet. Thể thao & Văn hóa Online
vẫn phát huy thế mạnh truyền thống của Thể thao & Văn hóa là tính chuyên
sâu về nội dung thông tin thể thao và văn hóa, đồng thời phát huy những lợi thế
của báo mạng là độ nhanh nhạy và khả năng tương tác với độc giả.
Ngày 8/7/2008: TT&VH chính thức ra mắt website www.thethaovanhoa.vn.
Ngày 25/8/2010: Sau thời gian phát thử nghiệm từ 21/6/2010, các bản tin
Hành tinh thể thao, Văn hóa toàn cảnh và talkshow Radar Văn hóa chính
thức lên sóng kênh truyền hình thông tấn V-News của TTXVN.

1.1.3 Chùm ảnh kỷ niệm 30 năm thành lập báo
Ngày 21/8/2012 vừa qua, Báo Thể thao và Văn hóa vừa kỷ niệm tròn 30
năm tuổi. Đây là dấu mốc quan trọng đầy tự hào, vẻ vàng của tập thể lãnh
đạo, nhân viên trong tòa soạn. Sau đây là chum ảnh ấn tượng về lễ kỷ niệm
30 năm thành lập của báo.

7


Cũng tại buổi lễ, báo TT&VH đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao
động hạng Nhất, ghi nhận những cống hiến của báo trong suốt 30 năm qua.

Đại diện thế hệ trẻ của báo TT&VH tặng hoa chúc mừng Ban Biên tập.

8


Ba
n lãnh đạo TTXVN và báo TT&VH qua các thời kỳ chụp ảnh lưu niệm tại
buổi lễ.
1.2.Các tổng biên tập và tổng biên tập hiện tại
Tính đến thời điểm này, Báo Thể thao và Văn hóa đã có 5 Tổng tập qua các
thời kỳ.

9


Tổng biên tập đầu tiên – Nhà báo Đỗ Phượng

Nhà báo Đỗ Phượng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng giám

đốc TTXVN, cũng là vị Tổng biên tập đầu tiên của báo TT&VH
Nhà báo Hữu Vinh – TBT (giai đoạn 1990 -1998)
“Thời gian như có cánh” - đó là cảm xúc của nhà báo Hữu Vinh, Tổng
Biên tập báo TT&VH từ năm 1990 đến năm 1998, khi nhìn lại lịch sử 30
năm của báo.
“Sau đợt tin nhanh Espana ‘82, vòng chung kết giải Vô địch bóng đá thế giới
thu hút đông đảo bạn đọc từ Bắc đến Nam, Bộ biên tập TTXVN thấy nên
cho ra đời một tờ báo, tờ Văn hóa Thể thao Quốc tế.

10


Nhà báo Hữu Vinh, Tổng Biên tập báo TT&VH từ giai đoạn 1990 đến 1998
Nhà báo Bùi Ngọc Hải – TBT (1999 – 2006)
Giữ chức vụ Tổng Biên tập báo TT&VH trong giai đoạn từ năm 1999
đến 2006.
Từ năm 2003-2004, Nhà báo Bùi Ngọc hải là người đề xuất làm
TT&VH Online, với ý tưởng đây sẽ là trang web tích hợp các thông tin hấp
dẫn nhất, nóng nhất không chỉ của TT&VH mà của cả TTXVN, vì khi đó ta
chưa có Vietnamplus.vn và baotintuc.vn.

11


Nhà báo Bùi Ngọc Hải, Tổng Biên tập báo TT&VH giai đoạn 1999-2006
Nhà báo Ngô Hà Thái – TBT (2006 – 2011)
Đã có rất nhiều năm gắn bó với TT&VH và nguyên là Tổng biên tập của
tờ báo trong giai đoạn 2006 - 2011; cho đến nay ông Ngô Hà Thái, Phó
tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam vẫn không nguôi trăn trở về sự
phát triển của tờ báo. Với ông, thời gian qua chính là giai đoạn bản lề,

đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ của TT&VH:

12


Ông Ngô Hà Thái trao giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm
2010 của Báo TT&VH cho nhóm KTS Hoàng Thúc Hào với đồ án "Con
đường hòa bình". Ảnh: Nhật Anh - TTXVN.
Bà Trương Lê Kim Hoa: nữ TBT đầu tiên và đương nhiệm của TT&VH
“Dường như tất cả các quyết định, chỉ đạo của tôi trên cương vị
Tổng biên tập TT&VH cho tới nay, suy cho cùng, đều xuất phát từ một
điểm: Tình yêu. Tình yêu tận lực với tờ báo mà mình đã gắn bó từ gần
25 năm nay. Yêu tờ báo, từng hạnh phúc, và cũng xót xa... đến quay
quắt vì nó...”, bà Trương Lê Kim Hoa - nữ TBT đầu tiên và đương
nhiệm của TT&VH, đông anh chị em”… - chia sẻ.

13


- Bà được đồng nghiệp gọi bằng những
biệt danh như “Nữ tướng”, “Nữ tổng”…
Ngay ở Việt Nam thôi, cũng có không ít
các nữ lãnh đạo báo chí có tiếng là
“những người đàn bà thép”: cứng rắn, tự
tin và mạnh mẽ đến dữ dội. Và họ đã
phát huy những phẩm chất đó trong thực
tiễn điều hành tại các tòa soạn báo của
Bà Trương Lê Kim Hoa - nữ TBT mình. Còn đối với nhà báo Trương Lê
Kim Hoa thì: Dường như tất cả các
đầu tiên của TT&VH.

quyết định, chỉ đạo của tôi trên cương vị
TBT TT&VH cho tới nay, suy cho cùng, đều xuất phát từ một điểm: Tình
yêu. Tình yêu tận lực với tờ báo mà mình đã gắn bó từ gần 25 năm nay. Yêu
tờ báo, từng hạnh phúc, và cũng xót xa... đến quay quắt vì nó...

14


TBT Trương Lê Kim Hoa trả lời phỏng vấn báo chí tại Lễ kỉ niệm 30 năm
TT&VH
1.3 Đối tượng công chúng
Đối tượng công chúng của Báo Thể thao và Văn hóa rất rộng, đó là tất
cả những người yêu thể thao, văn hóa và những người quan tâm đến lĩnh vực
này.
Tuy nhiên Mỗi loại ấn phẩm lại hướng tới một đối tượng độc giả riêng
ví dụ như:
- Ấn phẩm ra hàng ngày : đối tượng chính là thanh niên yêu thích thể
thao
- Báo cuối tuần : hướng tới đối tượng già hơn một chút, có trình độ, kiến
thức hơn , có điều kiện về mặt kinh tế.
Khi khoanh vùng được đối tượng, thì sẽ hướng nội dung đúng với sở
thích của đối tượng, đồng thời bán quảng cáo cũng phải phù hợp với đối
tượng tiếp nhận. ( đảm bảo cả chức năng thông tin và kinh doanh)
1.4 Các mảng nội dung chính
Đúng như tên gọi của tờ báo, 2 mảng nội dung chính mà báo khai thác
đó là thể thao và văn hóa.
Đối với thể thao thì tập trung nhiều nhất là bong đá, ngoài ra còn các môn
thể thao khác như bóng chuyền, quần vợt…Mặt khác trong thể thao còn
chia thành 2 mảng đó là thể thao trong nước và thể thao quốc tế đặc biệt là
những giải bong đá lớn trên thế giới, tập trung ở Châu Âu hay là các word

cup
Đối với văn hóa cũng tập trung nhiều về những câu chuyện văn hóa Thế
giới, các vấn đề sự kiện văn hóa , giải trí trong nước.

15


1.5 Những tiêu chí chọn lựa cộng tác viên / tin bài
Về tiêu chí chọn cộng tác viên
Trước hết phải là người có năng lực phù hợp với một chuyên môn nhất
định, phù hợp với tôn chỉ mục đích của tòa soạn có kiến thức và có lòng say
mê với công việc
Tiêu chí chọn tin bài
Một bài viết được chọn đăng là tác phẩm đảm bảo đúng tôn chỉ mục
đích của tòa soạn, tôn chỉ mục đích của Đảng, mang nội dung thông tin phù
hợp với đề tài, có liên quan đến Thể thao, Văn hóa; thông tin phải chính xác,
trung thực, hữu ích cho bạn đọc.
1.6 Các quy định cụ thể của tòa soạn
Có những quy định cụ thể về giờ là việc, thời gian nộp tác phẩm, phù
yêu cầu tất cả các nhân viên phải thực hiện một cách nghiêm túc. Ngoài ra
còn có những qui chế nghiêm ngặt về nghiệp vụ chuyên môn như là qui trình
sản xuất tin bài, trách nhiệm đối với tin bài mình viết…
1.7 Số lượng tin bài
- Tờ báo ngày có 20 trang với khoảng 45 – 50 tin bài / 1 số
- Tờ báo tuần có 52 trang với khoảng 40 tin bài.
- Tính cả báo điện từ thì mỗi ngày khoảng 60 tin bài
2. Bộ máy tổ chức tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của tờ báo.
- Bộ máy tổ chức:
+ 1 Tổng Biên Tập : Bà Trương Lê Kim Hoa ( phụ trách chung)
+ 2 Phó tổng biên tập: Anh Đinh Quang Dũng và Anh Đỗ Doãn Phương

(1 người phụ trách nội dung, 1 người phụ trách vấn đề nhân sự, đoàn thể)
+ 1 thư kí tòa soạn : Trương Anh Ngọc ( theo dõi nội dung của tất cả ấn
phẩm)
16


+ Ngoài ra Báo ngày, Báo cuối tuần, Báo điện tử và Báo truyền hình đều
có các trưởng ban.
+ Khoảng 80 nhân viên đã biên chế chính thức, với độ tuổi còn rất trẻ
khoảng sinh năm 1975 trở lại.
- Quy trình sản xuất thông tin của tờ báo
Hàng ngày, các phóng viên phải chủ động đề xuất đề tài, sau khi đề tài
được phê duyệt và được thực hiện xong thì gửi lên cho người quản lý.
Khoảng đầu giờ chiều về cơ bản là ban biên tập có gần đầy đủ các tin bài
cần đăng để tổng hợp. Những tin bài được phép đăng phải xếp vào các
trang, các chuyên mục sao cho đúng nhất, phù hợp nhất. Sau đó tổ chế tác
sẽ chuyển file đó thành trang báo, đọc duyệt ít nhất là 2 lần rồi mới
chuyển đến nhà in. Đến đây về cơ bản công việc của tòa soạn đã hoàn tất.
Còn quy trình in ấn và phát hành đến tay bạn đọc có bộ phận khác
chuyên phụ trách.
3.Quy trình sáng tạo một tác phẩm báo in
Tóm tắt bằng sơ đồ đơn giản
Phát hiện đề tài ----> Phê duyệt đề tài ---->Thực hiện đề tài ---->Biên tập
tác phẩm ----> Đăng bài.
Trước tiên, Phóng viên phát hiện đề tài, phải báo cáo lại đề tài cho
người phụ trách trực tiếp, nếu đề tài được thông qua thì phóng viên đó sẽ
trực tiếp đi sản xuất. Sản xuất có 2 công việc chính là viết bài và chụp
ảnh. Viết bài và chụp ảnh có thể do 1 người tiến hành cả hoặc có thể do 2
người thực hiện ( 1 người chuyên viết bài, 1 người chuyên chụp ảnh)
Sau khi phóng viên thực hiện xong đề tài thì sẽ chuyển lại bài viết cho

người quản lý biên tập. Sau đó người biên tập đẩy lên cấp cao hơn xem
bài đó có khả năng được đăng không. Khi bài ấy được quyết định đăng
thì sẽ xem xét để xếp vào trang phù hợp với chuyên mục. Tiếp theo có
một tổ phụ trách chế bản trang báo trong đó có tin bài đấy.
17


Tuy nhiên trong một số trường hợp khi mà đề tài đột xuất thì phóng viên
có thể chủ động sản xuất tin bài. Vì vậy có 2 khả năng xảy ra đó là bài
viết được chấp nhận đăng nhưng cũng có thể không được duyệt
4. Một số thông tin khác.
Tòa soạn báo Thể thao và Văn hóa có 4 điểm in tại 4 địa bàn: Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An với gần 80 nhân viên đã được biên
chế chính thức. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên công tác tại tòa soạn từng tốt
nghiệp chuyên ngành báo chí vẫn còn thấp mà chủ yếu lại từ các ngành
khác như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, văn hóa…
Nhà báo Phạm Văn Thắng cũng chia sẻ về xu hướng phát triển của tòa
soạn trong thời gian tới đó là tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin trên báo
in, mỗi tin bài cần tập trung khai thác chiều sâu và có tính định hướng cao
đối với công chúng. Ngoài ra thì cơ quan cũng tăng cường đầu tư phát triển
báo mạng và truyền hình để mang đến cho bạn đọc những hình thức tiếp
cận đa dạng, phong phú, phù hợp với những đối tượng khác nhau. Đó cũng
chính là xu hướng phát triển chung của báo chí hiện đại.
Khi được hỏi “ Báo Thể thao và Văn hóa có quan tâm nhiều đến
quảng cáo không?” Nhà báo chia sẻ chân thành: “ Ngoài những chức
năng chính như chức năng thông tin, chức năng giáo dục…thì với xu thế
hiện này báo chí cũng không thể bỏ qua khả năng king doanh. Mà quảng
cáo là mảng thu lại doanh thu rất lớn cho mỗi tờ báo, chính vì vậy báo
Thể thao và Văn hóa cũng bắt đầu chú trọng ở mức độ nhất định cho
quảng cáo. Tuy nhiên quảng cáo như thế nào cho phù hợp, để tờ báo

không bị đánh mất chức năng chính của mình, để tờ báo không sa vào
khuynh hướng thương mại hóa báo chí là điều cần được đặc biệt lưu ý.”

18


PHẦN 2 : BÁO CÁO CÁ NHÂN
1. Dương Minh Hằng
Là sinh viên năm 3 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã không ít
lần tôi được có cơ hội đi thực tế tại các tòa soạn báo, các đài phát thanh
truyền hình. Mỗi chuyến đi thực tế là một buổi học rất đặc biệt bởi nó vừa
cho tôi thêm những thông tin, kiến thức thực tế về chuyên ngành mình đang
theo đuổi, vừa mang lại cho tôi những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Ngày 22/01 vừa qua tôi và các bạn cùng nhóm đã có chuyến đi thực tế
tại báo Thể thao & Văn hóa tại số 5 Lý Thường Kiệt. Đây là một bài tập của
môn Nhập môn báo in, nhiệm vụ của chúng tôi là tìm hiểu những thông tin
về tờ báo được giao : về lịch sử tòa soạn, về đối tượng công chúng, quy trình
sản xuất một ấn phẩm báo chí …. Cả nhóm đều rất hào hứng với bài tập thực
tế này. Nhóm đã có cuộc họp để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
đồng thống nhất về phương tiện di chuyển cũng như ngày đi thực tế. Trước
ngày “lên đường”, trưởng nhóm là bạn Nguyện đã liên hệ tới tòa soạn báo và
đặt lịch hẹn trước cho nhóm.
Do nơi ở của các thành viên trong nhóm khác nhau nên mỗi thành viên
sẽ chủ động về phương tiện. Cả nhóm gặp nhau tại vườn hoa đối diện tòa
soạn báo vào lúc 8h30 sáng 22/01. Các bạn đều chấp hành nghiêm túc về
mặt giờ giấc, không hề có tình trạng “cao su”. Sau khi các thành viên đã tới
đủ, chúng tôi trò chuyện một chút để lên tinh thần, thêm sự tự tin để bắt đầu
chuyến đi thực tế.

19



Ấn tượng ban đầu của tôi về trụ sở của báo là một tòa nhà rất khang trang
và bề thế
Bước vào bên trong, chúng tôi tìm tới bàn tiếp tân để hỏi tòa soạn của
báo Thể thao & Văn hóa (vì tòa soạn của báo Thể thao & Văn hóa ở trong
trụ sở của Thông Tấn Xã Việt Nam). Chúng tôi nhận được sự giúp đỡ rất tận
tình, bác tiếp đón phát cho chúng tôi thẻ khách và niềm nở chỉ hướng thang
máy cho chúng tôi.

20


Tòa soạn báo Thể thao & Văn hóa nằm ở tầng 7. Đứng trước cửa phòng,
cả nhóm bỗng “chùn bước”. Chúng tôi phân công nhiệm vụ cho từng người,
ai sẽ bước vào đầu tiên, ai sẽ là người mở lời và chúng tôi cần nói như thế
nào… Sau những câu trò chuyện cả nhóm đã xốc lại tinh thần. Bên trong tòa
soạn là những dãy bàn san sát, mỗi bàn đều có máy tính riêng. Điểm khiến
tôi rất thích thú đó là tòa soạn có ánh sáng của thiên nhiên, cửa sổ rất lớn
cho phép nhìn được những tán cây bên ngoài, một liệu pháp xả stress rất
hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Một điều khá lạ là đã 9h30 nhưng ở tòa
soạn chỉ mới có 4 người. Sau buổi trò chuyện thì điều kì lạ đó đã được giải
đáp, vào buổi sáng các phóng viên sẽ ra ngoài để lấy tin, đến đầu giờ chiều
họ mới về tòa soạn để sản xuất tin bài.
Tiếp chúng tôi là nhà báo Phạm Văn Thắng ( bút danh Đông Hà ). Vì còn
khá trẻ nên cách trò chuyện của anh rất thoải mái và dễ gần. Anh tạo ra
không khí rất gần gũi khiến tôi và các bạn không hề còn cảm giác căng
thẳng hay lo lắng. Anh rất nhiệt tình khi cung cấp các thông tin cho chúng
tôi. Những thông tin rất trúng và rất đúng với nhu cầu của nhóm.


Nhà báo Đông hà nhiệt tình giải đáp những thắc mắc của nhóm
21


Bên cạnh được tìm hiểu về những thông tin về tòa soạn chúng tôi còn
được thăm quan nơi làm việc của các phóng viên báo Thể thao & Văn hóa.
Tất cả phóng viên có một phòng làm việc chung (tổng biên tập và phó tổng
biên tập có văn phòng riêng), mỗi người một bàn với hệ thống máy tính
riêng. Văn phòng rất khang trang, với máy móc hiện đại.

Phòng làm việc của các phóng viên báo Thể thao & Văn hóa

Trước khi ra về anh Đông Hà còn dặn cả nhóm nếu có những câu hỏi phát
sinh có thể liên hệ với anh qua số điện thoại hoặc email. Sự nhiệt tình giúp
đỡ của anh đã giúp buổi thực tế của cả nhóm thành công tốt đẹp, trở thành
một kỉ niệm khó quên trong đời sinh viên.
Qua chuyến đi thực tế tại tòa soạn tôi được thấy phong cách làm việc hết
sức năng động – một đặc trưng của nghề báo tại đây. Tầm hiểu biết sâu rộng
của nhà báo Đông Hà khiến tôi rất thán phục và ngưỡng mộ và muốn cố
gắng trở thành một nhà báo như anh. Không chỉ vậy tôi cũng học hỏi thêm
22


được rất nhiều điều từ chuyến đi này. Tôi biết thêm về quy trình làm việc
,xuất bản và kiểm định chất lượng tin bài; những quy trình trong khâu xuất
bản, biết thêm về xu hướng phát triển sắp tới của tờ báo, và cả những khó
khăn thường gặp trong nghề báo ...
Một chuyến đi mang lại cho nhóm chúng tôi nhiều kiến thức không kém
gì một buổi học trên lớp. Được tự mình trải nghiệm giúp chúng tôi ghi nhớ
kiến thức lâu hơn; tự túc trong việc liên hệ, phương tiện đi lại giúp chúng tôi

nâng cao các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, lên
kế hoạch … Quả đúng là đi một ngày đàng học một sàng khôn.

2. Phạm Thị Kim Ngân
Sau chuyến đi thực tế tại tòa soạn báo Thể thao và Văn hóa tại số 5 – Lý
Thường Kiệt – quận Hoàn Kiếm, chúng em đều mang trong mình một cảm
xúc chung đó là niềm vui khó tả. Một buổi sáng đẹp trời, sau khi có sự thống
nhất chung của cả nhóm cùng hẹn nhau tại điểm xe bus để đến đó, mọi
người đều có vẻ mệt mỏi bởi phải dậy sớm hơn thường ngày để chuẩn bị cho
chuyến đi. Hơn nữa trong nhóm có bạn lại bị say xe lại đi đúng vào giờ cao
điểm, xe bus rất đông, phải đi gần một tiếng đông hồ mới tới nơi, cộng thêm
nối lo khi đến tòa soạn mọi việc sẽ không suôn sẻ. Nghe các nhóm khác nói
rằng đến tòa soạn khó lắm, họ toàn hẹn hôm sau quay lại, chúng em càng lo
lắng hơn.
8h30 chúng em có mặt tại tòa soạn. Sự hồi hộp của chúng em càng tăng
dần. Khi vào bên trong, nhờ có sự hướng dẫn và giúp đỡ của bác lễ tân nên
chúng em đã nhanh chóng được gặp trực tiếp các anh chị trong tòa soạn để
làm nhiệm vụ. Lúc đầu thật sự chúng em rất run và lo lắng nhưng quả thực
mọi người ở đó đều rất cởi mở và nhiệt tình nên chúng em đã bớt căng thẳng
hơn. Đặc biệt trong đó có một anh phóng viên người Hà Tĩnh nhưng em
23


không nhớ rõ tên, là người trực tiếp làm việc với chúng em. Anh rất thân
thiện, cởi mở và nhiệt tình, giúp ích cho chúng em tương đối những kiến
thức thông tin cần thiết và những kinh nghiệm trong làm nghề. Sau khi ra
khỏi phòng làm việc chúng em ai cũng vô cùng hứng khởi, còn cùng nhau
chụp ảnh để làm kỷ niệm, sau đó còn rủ nhau đi ăn uống và mua sách.
Sau chuyến đi thực tế này chúng em càng cảm thấy dường như quên đi cả
sự mệt mởi trước đó và thấy yêu nghề báo hơn, càng thêm yêu con đường

mình đã chọn dù biết rằng còn rất nhiề chông gai, thử thách. Hơn nữa với
mỗi trải nghiệm lại tạo nên những kỷ niệm không phai của tuổi học trò cho
tình bạn mãi mãi tươi đẹp này.
3. Nguyễn Thị Nhung
Như đã hẹn hò từ trước, đúng 7h30 Nhung Nguyễn, Hồng Nguyện Lê
và Tuyết Nguyễn có mặt tại điểm dừng xe bus trước siêu thị điện máy
Topcare. Chờ đợi quả thật chưa bao giờ là công việc thú vị, nhất là chờ xe
bus. Cuối cùng thì 3 đứa cũng bon chen được lên xe 49. Chắc tại lâu lắm rồi
mới đi xe bus nên mình cảm thấy thật nôn nao và khó chịu. Theo như địa chỉ
mà nhóm mình thu thập thì đại bản doanh của Thể thao Văn hóa đặt tại số 5
Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Search trên Google Maps thì thấy nó cũng gần với
Hồ Gươm nên ước tính khoảng 20 phút là đến ai ngờ bus 49 đi lòng vòng
quá, chắc phải mất 30 mới đến nơi. Lúc xuống xe mặt mũi đứa nào cũng mệt
mỏi, Nguyện thì say xe, mình thì đâu óc cũng hơi quay quay. Hic. Từ điểm
dừng xe bus đi bộ cũng phải vài chục mét nữa mới đến Trụ sở tòa soạn. Đập
vào mắt là một khung cảnh quá lộng lẫy: Một tòa nhà to,đẹp, sáng sủa và
anh bảo vệ tòa nhà thì vô cùng điển trai :)). Ớ nhưng mà anh em cùng hội
cùng thuyền chưa có mặt đông đủ nên chưa thể đột nhập vào trong được.
Tranh thủ lúc các bạn cùng nhóm chưa đến mấy đứa ngồi ghế đá đối diện tòa
24


soạn nghỉ ngơi và trao đổi về các câu hỏi phỏng vấn, cách thức đặt vấn đề để
moi thông tin :D. Đúng 8h30 cả nhóm gồm 6 thành viên là Ngô Minh Trang,
Dương Minh Hằng, Lê Hồng Nguyện, Nguyễn Thị Nhung, Phạm Thị Kim
Ngân và Nguyễn Thị Tuyết đã hội tụ đầy đủ tại ghế đá công viên đối diện
tòa soạn. Cả nhóm quyết định 9h15 sẽ là giờ hoàng đạo để bắt đầu đột nhập
và trong tòa soạn. Các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ như máy ảnh, sổ ghi
chép, máy điện thoại ghi âm đã được chuẩn bị đầy đủ. Tranh thủ lúc chưa
đến giờ đẹp cả nhóm lôi máy ra chụp khung cảnh phía bên ngoài tòa soạn.

Ôi cuối cùng thì cái khoảnh khắc lịch sử ấy cũng đến, 6 thành viên của nhóm
quyết định Tòa soạn thể thao Văn hóa thẳng tiến với niềm hân hoan vô cùng,
cả nhóm hi vọng mọi việc sẽ thuận lợi và quyết tâm "không gặp không về",
"nếu như họ từ chối với lí do bận không tiếp thì chúng mình sẽ ở lại đến
chiều",... =))). Đứng ở quầy ngoài là một người phụ nữ đã có tuổi, trông cô
rất đẹp, giọng nói nhẹ nhàng và rất nhiệt tình. Sau khi nghe Nguyện (nhóm
trưởng) trình bày về mục đích của chuyến đi cô vui vẻ liên hệ cho chúng
mình đến Tòa soạn báo Thể thao Văn hóa tại tầng 7, cô còn phát cho mỗi
thành viên của nhóm một chiếc thẻ ra vào của Thông tấn xã Việt Nam nữa
chứ :). Còn gì may mắn hơn, đầu xuôi rồi hi vọng đuôi sẽ lọt ^^.
Thang máy dừng lại ở tầng 7. Cả nhóm ra ngoài và lôi hết các phương
tiện để chuẩn bị tác nghiệp :)). Mọi điện thoại đã được để ở chế độ im lặng,
máy ghi âm,. máy ảnh, sổ ghi chép, bút,... đã sẵn sàng. Tiến hành nào... Một
gian phòng khá rộng, sạch sẽ với màu trắng tinh tươm, phía trong là bàn làm
việc của các anh chị phóng viên tòa soạn với khoảng 70 máy tính. Tuy
nhiên, trong phòng làm việc lúc này chỉ có khoảng 10 người. Sau khi trình
bày lý do của cuộc gặp gỡ chúng mình được anh Phạm Văn Thắng giúp đỡ
rất nhiệt tình. Mọi vấn đề như Lịch sử phát triển của tòa soạn, các mảng nội
dung chính mà tòa soạn khai thác, số lượng phóng viên, cộng tác viên hiện
25


×