1.
2.
Các yếu tố liên quan đến nhu cầu của xã hội trong việc trồng và phát triển
cây thuốc
- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân
+ tình hình bệnh tật hiện nay rất phức tạp, con người ngày càng phải đối
mặt với nhiều căn bệnh khó chữa -> mức chi tiền thuốc bình quân trên
đầu người tăng ( năm 2014 là 34,48 USD/người)
+ hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “ trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày
càng tăng so với thuốc hóa dược do có ít tác dụng phụ và phù hợp với
sinh lý cơ thể hơn
- Nhu cầu sử dụng dược liệu: tại VN, nhu cầu dược liệu trong nước là rất
lớn, khoảng 60.000 tấn/năm
+ Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có 63 bệnh
viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận
y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh
bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư
nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh
+ tính đến tháng 12/2016, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản xuất thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô công
nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại
dược liệu được dùng phổ biến
+ Cả nước hiện có 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu
cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm
- Khả năng cung ứng dược liệu hiện nay
+ hơn 90 % nguyên liệu dược sản xuất trong nước vẫn phải nhập khẩu,
kể cả những mặt hàng thuộc về thế mạnh của VN
+ các loại nguyên liệu, dược phẩm y học cổ truyền lưu hành trên thị
trường cũng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Singapore, Đài Loan
- Các vấn đề bất cập trong việc trồng và phát triển dược liệu hiện nay
+ hiện VN có 322 cơ sở sản xuất chế biến dược liệu và thuốc từ dược
liệu, nhưng chỉ có hơn 10 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu
chuẩn GMP
+ chất lượng dược liệu chưa được đảm bảo: sử dụng phân hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản và chế biến không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ
dược liệu bị giả mạo, lẫn tạp chất, trộn lẫn các chất nhuộm màu, chất
tăng khối lượng, nấm mốc.. vẫn còn cao
Các yếu tố liên quan dến lợi ích của việc trồng và phát triển cây thuốc
- Giá trị sử dụng
3.
+ tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức
khỏe, phòng và chữa bệnh, đặc biệt là ở các nước nghèo, đang phát triển
và có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc
+ cây thuốc được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực ở quy mô công
nghiệp như: sản xuất thuốc từ dược liệu, sx trà thảo mộc, là nguyên liệu
trung gian để sản xuất thuốc tân dược, sx thực phẩm chức năng và sử
dụng cho nhu cầu chữa bệnh bằng y học cổ truyền
- Lợi ích kinh tế
+ mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ hơn thuốc có nguồn gốc hóa học, công nghệ
sinh học,…. Cây thuốc vẫn được buôn bán khắp nơi trên thế giới. Trên
quy mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ
euro
+ có 119 chất tinh khiết được chiết tách từ khoảng 90 loài thực vật bậc
cao được sử dụng làm thuốc trên thế giới. VD: theophyllin từ cây Chè,
reserpin từ cây Ba Gạc, Rotudin từ củ binh vôi….
+ dự đoán nếu phát triển tối đa các cây thuốc từ các nước nhiệt đới, có
thể làm ra khoảng 900 tỉ USD mỗi năm cho nền kinh tế các nước thế
giới thứ ba
+ Tại Nhật Bản, có đến 42,7 % dân số sử dụng thuốc cổ truyền trong
các hoạt động chữa bệnh với tổng chi tiêu cho y học cổ truyền khoảng
150 triệu USD ( 1983)
- Bảo tồn giá trị văn hóa- tri thức
+ sử dụng cây cỏ làm thuốc là một trong những bộ phân cấu thành các
nền văn hóa, tạo nên đặc trưng văn hóa của các dân tộc khác nhau
+ việc sử dụng các cây thuốc thường là từ các tri thức bản địa, do người
dân truyền lại từ đời nay qua đời khác. Vì vậy trồng và phát triển cây
thuốc sẽ góp phần bảo tồn nền tri thức đó
- Bảo tồn nguồn gen: hiện nay đang có nhiều cây thuốc đang có nguy cơ
tuyệt chủng và bị đe dọa, vì vậy trồng và phát triển cây thuốc sẽ giúp
bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quý hiếm bằng cách xây dựng các khu
bảo tồn quốc gia
- Bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh tổ quốc
- Giá trị tiềm năng
+ tài nguyên cây cỏ là đối tượng sàng lọc để tìm các loại thuốc mới, có
nhiều hợp chất hóa học có nguồn gốc từ thiên nhiên
Thuận lợi và nguy cơ
Những điều kiện thuận lợi của VN trong vấn đề trồng và phát triển
cây thuốc hiện nay
- Vị trí, địa hình, khí hậu thuân lợi
4.
5.
+ VN có hình chữ S nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, giữa vùng
ĐNA, phía Bắc giáp TQ, phía tây giáp Lào – CPC, phía đông và nam
giáp biển
+ VN có địa hình đa dạng và phức tạp: đồng bằng, trung du, miền núi ,
cao nguyên.. với nhiều loai hình đất đai khác nhau tùy từng vùng
+ Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho
sự phát triển của nhiều loại thực vật, trong đó có cả cây thuốc
- Tài nguyên cây thuốc đa dạng
Việt Nam hiện có 4.000 loài cây thuốc, hơn 50 loài tảo biển, 75 loài
khoáng vật và gần 410 loài động vật làm thuốc, trong đó có nhiều loại
dược liệu quý được thế giới công nhận như cây hồi, quế, atisô, sâm
Ngọc Linh...
- Tri thức bản địa phong phú
+ ở VN có hơn 5.000 người hành nghề thuốc y học cổ truyền với gần
4.000 cơ sở chẩn trị đông y. Có khoảng 700 loài thường được nhắc đến
trong các sách đông y, sách về cây thuốc, 150-180 vị thuốc thường được
sử dụng ở các bệnh viện y học cổ truyền, lương y
+ có rất nhiều các bào thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền
Nguy cơ đối với tài nguyên cây thuốc hiện nay
- 1970-1990 đã phát hiện nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã
hoàn toàn bị phá bỏ
- Đối với các cây thuốc trồng: diện tích trồng bị thu hẹp đáng kể, 1 số
vùng trồng cây thuốc truyền thuống không còn tồn tại, nhiều cây thuốc
nam như Hương nhu tía, đậu ván trắng, ý dĩ, tam thất… đang có xu
hướng bị lãng quên
- Đối với tài nguyên thực vật
+ tàn phá thảm thực vật ( phá rừng, xây đập thủy điện…)
+ khai thác quá mức tài nguyên cây thuốc
+ lãng phí tài nguyên cây thuốc
+ nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên
+ thay đổi cơ cấu cây trồng
- Đối với tri thức sử dụng
+ tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liêu hóa
+ sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu truyền thống
+ xói mòn đa dạng các nền văn hóa
+ sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và tâm lí coi thường tri thức
truyền thống
Các giải pháp chủ yếu để đạt được các mục tiêu đề ra trong chính sách phát
triển dược liệu của chính phủ
Nôi dung GAP
Chọn địa điểm
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Các dược liệu có nguồn gốc từ cùng một loài có thể có chất lượng khác
nhau khi trồng ở những địa điểm khác nhau, do ảnh hưởng của đất, khí
hậu và các yếu tố khác
Trồng trọt cây thuốc khác hơn nhiều so với các loài cây trồng khác.
Thông thường nên lựa chọn địa điểm trồng là nới xuất xứ hoặc những
vùng có điều kiện sinh thái tương tự như nơi xuất xứ của cây nhằm đảm
bảo chất lượng cho dược liệu hoặc hoạt chất của dược liệu
Cần tránh những nguy cơ bị ô nhiễm do nhiễm đất,không khí hoặc nước
bởi các hóa chất độc hại. Cần đánh giá tác động của những lần sử dụng
trước đây tại địa điểm canh tác, gồm cả việc trồng các loại cây trước
đây và việc áp dụng những sản phẩm bảo vệ cây trồng nếu có
Thổ nhưỡng
Đất cần có những lượng thích hợp các dưỡng chất, chất hữu cơ và
những yếu tố khác để bảo đảm chất lượng và sự tăng trưởng tối ưu của
cây thuốc. Các điều kiện tối ưu của đất, bao gồm loại đất, hệ thống thoát
nước, khả năng giữ ẩm, độ phì nhiêu và độ pH thích hợp cho loài cây
thuốc được chọn và/ hoặc bộ phận thảo dược cần có
Thường không thể tránh khỏi việc dùng phân bón để cây thuốc đạt sản
lượng cao. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo việc dùng phân bón đúng loại
và số lượng, qua nghiên cứu trong nông nghiệp. Thực tế là các loại phân
bón hữu cơ và hóa học thường được dùng
Không được dùng phân người làm phân bón, phân súc vật cần được ủ
kĩ. Mọi lần sử dụng phân chuồng đều phải lưu hồ sơ, nên dùng các loại
phân hóa học đã được nước canh tác và nước tiêu thụ chấp nhận
Tất cả các chất dùng để bón đều cần được áp dụng một cách tiết kiệm
theo đúng nhu cầu cụ thể của loài cây thuốc và khả năng cung cấp của
đất. Cần dùng phân bón thế nào để tránh thất thoát đến mức tối thiểu
Các nhà trồng trọt cần theo đúng những tập quán góp phần bảo tồn đất
đai, và giảm thiểu sự xói mòn
Tưới tiêu nước
Cần kiểm tra và thực hiện việc tưới nước và thoát nước theo đúng nhu
cầu của từng loài cây thuốc trong các thời kì tăng trưởng khác nhau của
cây
Nước dùng để tưới cần đúng tiêu chuẩn chất lượng của địa phương, khu
vực hoặc quốc gia. Cần thận trọng để đảm bảo các cây đang trồng
không bị thiếu nước hay úng nước
Chăm sóc và bảo vệ cây
Việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật đúng lúc, nhằm khống chế hoặc
kích thích sự phát triển của cây, cải thiện chất lượng hoặc số lượng của
dược liệu sản xuất được
Mọi hóa chất nông nghiệp dùng để kích thích tăng trưởng hoặc chỉ để
bảo vệ cây cần được hạn chế ở mức tối thiểu và chỉ áp dụng khi không
còn biện pháp nào khác
- Cần chú ý đặc biệt phương pháp quản lí dịch hại tổng hợp IPM trong
việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây thuốc
- Chỉ có các nhân viên đủ khả năng sử dụng thiết bị đã có sự phê chuẩn
mới được tiến hành áp dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Tất cả các
lần áp dụng đều phải lưu hồ sơ
- Giới hạn tồn đọng thuốc BVTV ở cả cây giống và trên sản phẩm thảo
dược khi thu hoạch phải theo quy định của các cơ quan pháp luật địa
phương, khu vực và cấp quốc gia của các nước và khu vực của cả nhà
cung cấp giống và người sử dụng cuối cùng
Thực hành tốt thu hái thuốc
Lập kế hoạch thu hái
- Xác định các thông tin về cây cần thu hái
+ phân loại, phân bố, sinh khí hậu học, tính đa dạng di truyền, sinh học
sinh sản, và thực vật dân tộc học
+ các dữ liệu về điều kiện môi trường: địa hình, địa chất, thổ nhưỡng,
khí hậu và thực bì tại địa điểm dự định thu hái
+ bộ sưu tầm hình ảnh của loài
+ phân bố mật độ quần thể, trữ lượng
+ chất lượng hiện có của các cây thuốc cần thu hái
- Xác định khoảng cách từ cơ sở đến nơi thu hái
- Phương tiện vận chuyển ( nhân sự, thiết bị, dược liệu)
- Con người :
+ lập nhóm thu hái, huấn luyện nhân viên
+ văn bản quy định rõ trách nhiệm của tất cả những người tham gia
- Đảm bảo khả năng bền vững sau khi thu hái
+ đánh giá tác động xã hội, tác động sinh thái của việc thu hái đối với
các cộng đồng địa phương
+ phương án duy trì quần thể loài
Thu hái
- Cần thu hái dược liệu trong thời vị hay khoảng thời gian thích hợp để
đảm bảo chất lượng tốt nhất có được của cả nguyên liệu và thành phẩm
( thời điểm để thu được hàm lượng hoạt chất cao nhất )
- Chỉ nên theo những phương pháp thu hái không hủy hại sinh thái,
những pp này thay đổi rất nhiều tùy theo loài. VD: khi thu rễ của cây
lớn và cây bụi, không được cắt hay đào các rễ chính
- Nếu địa điểm thu hái xa cơ sở chế biến, có thể cần phải hong khô hay
phơi khô nguyên liệu dược liệu trước khi vận chuyển
-
6.
Nếu cần thu hái nhiều bộ phận cây thuốc, thì cần thu gom riêng từng
loại cây thuốc hay dược liệu khác nhau và vận chuyển trong đồ đựng
riêng, luôn luôn tránh sự nhiễm chéo
- Những dụng cụ thu hái như dao kéo, cưa và những công cụ cơ khí cần
được giữ sạch sẽ và bảo quản trong điều kiện thích hợp
- Không nên thu hái các quần thể gần khu vực ô nhiễm ( thuốc trừ sâu, lề
đường, mương thoát nước, quặng thải, ….)
- Trong thời gian thu hái, cần cố gắng loại bỏ những bộ phận nào của cây
không cần dùng và tạp chất, nhất là các loại có độc
- Sau khi thu hái, không nên để các nguyên liệu tiếp xúc thẳng với đất,
nên đặt trong giỏ hay bì sạch
- Các thực hành thu hái cần đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các quần thể và
môi trường sống của chúng
Nội dung của phần chế biến cây thuốc sau thu hoạch
Kiểm tra và phân loại
- Kiểm tra bằng mắt để xem có bị nhiễm chéo hay không bởi các cây
thuốc hoặc những bộ phận cây không thuộc loại cần thu hái
- Kiểm tra bằng mắt để loại các tạp chất
- Đánh giá theo cảm quan, như ngoại dạng, mức độ hư hỏng, kích cỡ,
màu sắc, mùi vị
Sơ chế
- Các nguyên dược liệu thu hoạch hay thu hái cần được bốc dỡ hoặc tháo
ra khỏi bao bì ngay khi đến cơ sở chế biến. Trước khi chế biến, cần phải
bảo vệ dược liệu khỏi bị ảnh hưởng của mưa, hơi ẩm và bất cứ điều kiện
nào có thể ảnh hưởng đến phẩm chất của chúng
- Các loại dược liệu phải sử dụng tươi thì cần được thu hái và chuyển
càng nhanh càng tốt đến cơ sở chế biến để ngăn sự lên men do vi khuẩn
và giảm phẩm chất do nhiệt ( giữ đông lạnh, trong bình, lọ, hộp cát,
hoặc bảo quản bằng enzyme….)
- Cần phải kiểm tra tất cả các dược liệu trong những công đoạn sơ chế khi
sản xuất, và phải loại bỏ mọi sản phẩm kém phẩm chất, hay tạp chất
bằng pp cơ học hay thủ công
- Tất cả các dược kiệu đã chế biến cần được bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và
phân hủy, cũng như khi bị bọ, côn trùng, loài gặm nhấm, chim hay và
các loại có hại khác hay thú nuôi và gia súc làm hư hỏng
- Cần phải tuân thủ theo các quy trình thao tác chuẩn ở mức tối đa có thể
Đặc chế
- Một số dược liệu cần phải đặc chế để cải thiện độ tinh khiết của bộ phận
cây thuốc được sử dụng: để giảm thời gian làm khô, ngăn ngừa hư hỏng
do nấm mốc, các loại vi sinh vật khác và côn trùng, khử độc tính các
hợp phần cây bản địa có độc và tăng hiệu năng trị liệu
-
7.
Một số cách đặc chế: chọn lọc trước, lột bỏ vỏ của rễ và căn hành, luộc,
hấp, tẩm, ngâm giấm, chưng cất, xông hơi, sao, cho lên men tự nhiên,
xử lí bằng vôi và thái thành miếng nhỏ
- Xử lí kháng khuẩn bằng những pp khác nhau, gồm cả việc chiếu xạ,
phải được khai báo và dán nhãn
- Chỉ có các nhân viên được đào tạo thích hợp, sử dụng các thiết bị được
phê chuẩn mới được thực hiện các áp dụng trên, phải tiến hành đúng
theo các quy trình thao tác chuẩn
Nội dung yêu cầu về nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng
- Có đủ không gian làm việc và nhà kho nhằm thực hiện được tất cả các
hoạt động một cách thích hợp
- Tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động hiệu quả và hợp vệ sinh
- Có thể khống chế nhiệt độ và độ ẩm một cách thích hợp
- Cách ly bằng các tấm ngăn để tránh nhiễm chéo, nhất là cách ly các khu
vực có bụi bẩn với khu sạch
- Có thể kiểm soát được lối vào các bộ phận khác nhau khi thích hợp
- Ngăn chặn sự xâm nhập của các chất gây ô nhiễm như khói, bụi… từ
môi trường bên ngoài
- Ngăn chặn sự xâm nhập và ẩn nấp của các loài có hại, thú nuôi và gia
súc
- Khi thích hợp, có thể ngăn ánh nắng trực tiếp chiếu vào một khu vực
đặc biệt
Các khu xử lí dược liệu
- Sàn: chống thấm, không trơn trượt, không có khe nứt, dễ làm vệ sinh và
khử trùng, nên hơi nghiêng
- Vách: ốp những vật liệu chống thấm, không hút ẩm và có thể rửa sạch,
kín, sơn màu sáng, góc cũng phải trát kín và ốp loại vật liệu dễ làm vệ
sinh
- Trần nhà: tránh tích tụ, giảm nước ngưng tụ, phát triển nấm mốc, bong
vảy, dễ làm vệ sinh
- Cửa sổ và những khoảng trống: gắn lưới chăn côn trùng
- Cửa cái: có thể tuej động đóng kín thích hợp
- Khu sinh hoạt, khu nhà bếp và ẩm thực, các phòng thay quần áo, phòng
vệ sinh và những khu nuôi động vật: hoàn toàn cách ly, không được mở
thông trực tiếp với các khu xử lí dược liệu
Cung cấp nước
- Phải có sẵn nguồn nước cung cấp đầy đủ, với áp suất đủ mạnh và nhiệt
độ thích hợp và các tiện nghi phù hợp để dự trữ khi cần, và phân phối
với phương tiện bảo vệ thích hợp để tránh ô nhiễm
- Nước đá: phải được sx từ nước uống, xử lí và dự trữ thế nào để tránh ô
nhiễm
-
8.
Hơi nước: tiếp xúc thẳng với dược liệu hoặc với bề mặt tiếp xúc với
dược liệu, không được chứa những chất độc hại cho sức khỏe, hoặc có
thể làm ô nhiễm dược liệu
- Nước không uống được dùng để sản xuất hơi nước, đông lạnh, phòng
cháy chữa cháy và cho các mục đích tương tự khác không liên quan đến
công tác chế biến, cần được dẫn trong ống cách ly hoàn toàn, tốt hơn hết
nên phân biệt bằng màu sắc, không gây nhiễm chéo hoặc rò ngược vào
hệ thống nước uống
- Phải dùng nước uống cho các quy trình rửa và thanh trùng ướt
Các bước thiết kế nghiên cứu GAP cho 1 dược liệu cụ thể
-
9.
Nghiên cứu các biến phụ thuộc
Hoạt chất:thành phần và hàm lượng
+ nếu dược liệu đã biết hoạt chất ( chuẩn hóa học) thì sử dụng chất
chuẩn, chất đánh dấu ( của một chất cụ thể hoặc 1 phân đoạn )
+ dược liệu chưa biết hoạt chất thì nghiên cứu tác dụng sinh học ( chuẩn
sinh học)
An toàn
+ xác định dư lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại
nặng, hormon tăng trưởng
Giá thành hạ:
+ xác định lượng hoạt chất, sinh khối trên một đơn vị diện tích trên tổng
đầu tư
+ mẫu mã đẹp
Nghiên cứu các biến độc lập
Nghiên cứu xác định giống
+ bản chất: bộ gen
+ trình tự nghiên cứu
• Thu thập nguồn gen
• Phân loại nguồn gen
• Lưu giữ nguồn gen: xây dựng vườn giống/gen; và ngân hàng hạt,
vitro, mầm
• Trồng trọt: tiến hành trồng trọt trên cùng địa điểm ( tham khảo
vùng phân bố tự nhiên của cây dược liệu )
• Xác định chất lượng, số lượng: sau khi đã trồng, tiến hành xác
định chất lượng và số lượng của cây dược liệu tương ứng với
từng loại giống để xác định loại giống tốt nhất
Đã biết hoạt chất : xđ hàm lượng, thành phần
Chưa biết hoạt chất: xđ tác dụng sinh học
Năng suất trên đơn vị diện tích
Nghiên cứu xác định vùng trồng
+ bản chất: các yếu tố tự nhiên
-
-
-
-
-
-
-
-
+ trình tự nghiên cứu
• Tham khảo: vùng phân bố tự nhiên của cây dược liệu ( qua sách
vở, các nghiên cứu….)
• Trồng trọt: tiến hành trồng ở các vùng khác nhau về độ cao ( ven
biển, đồng bằng, trung du, núi thấp, núi cao ) và khí hậu
• Xác định chất lượng: sau khi đã trồng ở các vùng khác nhau, đem
mẫu về xác định chất lượng của cây dược liệu tương ứng với từng
vùng ( nếu đã biết hoạt chất thì xác định hàm lượng-thành phần,
nếu chưa biết hoạt chất thì xác định tác dụng sinh học)
Nghiên cứu xác định các yếu tố kĩ thuật trồng trọt
+ bản chất: các yếu tố nhân tạo-tự nhiên
+ trình tự nghiên cứu
• Tham khảo tài liệu để tìm hiểu về điều kiện sinh thái tự nhiên của
cây, các đặc tính sinh học của cây
• Các biến số nghiên cứu: mật độ, ánh sáng, loại đất, chế độ tưới
nước, sử dụng phân bón
• xác định chất lượng, số lượng: sau khi đã trồng cây dược liệu với
sự thay đổi của các biến số trên, tiến hành xác định chất lượng- số
lượng của cây dược liệu tương ứng với mỗi điều kiện kĩ thuật chăm sóc
Đã biết hoạt chất : xđ hàm lượng, thành phần
Chưa biết hoạt chất: xđ tác dụng sinh học
Năng suất trên đơn vị diện tích
Bảo vệ thực vật
+ bản chất: các yếu tố nhân tạo
+ trình tự nghiên cứu
• Sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ
Xác định loại sâu bệnh xuất hiện
Áp dụng các biện pháp phòng trừ : sử dụng các thuốc trừ
sâu diệt cỏ nằm trong danh mục được sử dụng; thời gian
cách li là bao lâu
• Xác định chất lượng: phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
phải đảm bảo theo yêu cầu an toàn và dự tính đã công bố
Thu hái
+ bản chất: động hóa
+ trình tự nghiên cứu
• Tham khảo các đặc tính sinh học của cây, bộ phận dùng
• Thời gian thu hái: có thể thu hái theo tuổi, theo chu kì mùa vụ,
theo thời gian sinh trưởng
• Xác định chất lượng: sau khi thu hái với các thời gian, kĩ thuật
thu hái.. khác nhau thì tiến hành xác định chất lượng của dược
liệu để tìm ra thời gian và kĩ thuật thu hái thích hợp (nếu đã biết
-
hoạt chất thì xác định hàm lượng-thành phần, nếu chưa biết hoạt
chất thì xác định tác dụng sinh học)
Chế biến
+ bản chất: tác động của các yếu tố ( nhiệt độ, độ ẩm….) đến hóa học,
ngoại hình
+ trình tự nghiên cứu
• Thao khảo loại hợp chất tự nhiên của hoạt chất
• Thời gian từ khi thu hái đến khi chế biến
• Chia nhỏ dược liệu ( để nguyên, thái, cắt…)
• Làm khô: quy trình, thiết bị, công nghệ, thời gian, nhiệt độ
• Đặc chế
• Xác định chất lượng: tương ứng với mỗi cách chế biến khác nhau
thì đem dược liệu đi xác định chất lượng để tìm ra cách chế biến
tối ưu nhất
• Câu 1 : 1. Hãy nêu mục tiêu cụ thể của quy hoạch tổng thể
phát triển dược liệu hiện nay trên lĩnh vực Khai thác dược
liệu tự nhiên và Phát triển nuôi trồng cây thuốc
• 2.2.1. Khai thác dược liệu tự nhiên
• - Điều tra, đánh giá lại hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu trên
cả nước, ưu tiên dược liệu trọng điểm để làm cơ sở quy hoạch,
khai thác, nuôi trồng mới phục vụ mục tiêu bảo tồn, phát triển
bền vững dược liệu. Lập bản đồ quy hoạch vùng phát triển dược
liệu và phân bố dược liệu tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
• - Khoanh vùng bảo vệ các loại cây thuốc quý, hiếm, nằm trong
danh mục cần bảo vệ, trong vùng rừng đặc dụng, khu bảo tồn
thiên nhiên quốc gia.
• - Khai thác bền vững các loại dược liệu mọc hoang trong tự nhiên
không thuộc các vùng rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên
quốc gia. Khi khai thác phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc
“Thực hành tốt thu hái cây thuốc (GCP)” theo khuyến cáo của Tổ
chức y tế thế giới (WHO), đảm bảo khả năng tái sinh và phát triển
của cây thuốc sau khi khai thác; có kế hoạch và phương pháp khai
thác hợp lý đảm bảo tái sinh và phát triển bền vững cây thuốc tại
vùng khai thác.
• - Tổ chức tập huấn cho các tổ chức và cá nhân tham gia khai thác
dược liệu tự nhiên về kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu
nhằm bảo đảm chất lượng dược liệu khai thác và đảm bảo khả
năng tái sinh bền vững của cây thuốc tại vùng khai thác.
• 2.2.2. Phát triển nuôi trồng cây thuốc
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
- Kiện toàn, củng cố và phục hồi các vùng nuôi trồng dược liệu
truyền thống có thế mạnh trong nước tại 8 vùng dược liệu trọng
điểm phục vụ công tác bảo tồn và khai thác, phát triển bền vững,
từng bước và chủ động đảm bảo đủ nhu cầu dược liệu trong nước
và hướng tới xuất khẩu.
- Phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu có nhu cầu sử dụng lớn
trong nước, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các nhóm dược
liệu đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất thuốc, chiết xuất và tinh chế
hoạt chất tinh khiết, xuất khẩu và dùng cho nhu cầu khám chữa
bệnh bằng Y học cổ truyền, bảo đảm đáp ứng đủ 60% nhu cầu sử
dụng dược liệu trong nước đến năm 2020 và 80 % nhu cầu dược
liệu trong nước đến năm 2030.
- Đến năm 2020, sản lượng dược liệu thu hoạch từ nguồn nuôi
trồng trong nước đạt 50.000 tấn dược liệu và đến năm 2030 sản
lượng đạt trên 90.000 tấn dược liệu khô.
- Chú trọng đầu tư phát triển bền vững các vùng nuôi trồng dược
liệu có nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị kinh tế cao theo các
nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu”
của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO). Phấn đấu đến năm
2020 xây dựng quy trình và phát triển nuôi trồng thành công 40
dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và 80 dược liệu đến năm 2030,
đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng sản xuất thuốc và dùng trong y học
cổ truyền trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Câu 2: Hãy nêu Nội dung quy hoạch Xây dựng hệ thống
Vườn Quốc gia cây thuốc Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
* Mục đích
- Xây dựng Vườn cây thuốc cấp Quốc gia là nơi tập trung, bảo
tồn và trồng (mới) nhiều loài cây thuốc, được thu thập ở nhiều địa
phương khác nhau (bao gồm cả một số cây thuốc nội nhập).
- Là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen cây thuốc, cây
có nguy cơ tuyệt chủng và đang bị đe dọa, là những loài ưu thế về
sinh thái của khu vực. Là nơi cung cấp nguồn vật liệu khởi đầu
cho công tác chọn lọc giống dược liệu có chất lượng, cung cấp
giống cho khu vực và các khu vực khác.
* Yêu cầu
- Vườn phải được quy hoạch và thiết kế đảm bảo tính khoa học và
có mỹ quan. Cây thuốc được trồng trước hết phải phù hợp với đặc
điểm sinh thái của loài theo dạng sống của cây và theo các họ
•
•
•
•
•
•
•
•
•
thực vật. Trong các họ thực vật mới trồng theo nhóm công dụng
làm thuốc. Vườn cây thuốc sẽ trở thành một công viên quốc gia,
đáp ứng thuận lợi cho công tác học tập, nghiên cứu khoa học,
tham quan và du lịch.
* Phương pháp xác định
- Địa hình, khí hậu: Địa hình tương đối bằng phẳng, đối với khu
vực miền núi có độ cao khoảng 600 - 800m trở xuống, có khí hậu
tương đối ôn hòa thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Về diện tích: Diện tích đủ rộng, khoảng từ 100 - 300 ha, có mặt
bằng để xây dựng cơ sở làm việc, phòng thí nghiệm, nhà lưới,
nhà kinh và khu dịch vụ (từ 10 -15 ha). Diện tích còn lại có thể là
núi đất và núi đá vôi thấp để quy hoạch trồng các loại cây thuốc.
Đặc biệt ở đây phải có nguồn nước hoặc lý tưởng nhất là có dòng
suối tự nhiên chảy qua.
- Là địa điểm thuận lợi về giao thông, thuận lợi về điện nước, gần
các khu du lịch và có ưu thế cảnh quan du lịch, là nơi có điều kiện
tập hợp được các nhà khoa học sống và làm việc. Là nơi thuận lợi
nhất để phục vụ cho phát triển vùng nuôi trồng dược liệu của khu
vực.
* Quy hoạch Vườn cây thuốc
- Trong giai đoạn quy hoạch, dự kiến sẽ xây dựng 05 vườn cây
thuốc cấp quốc gia đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn quốc tế,
ngoài ra kiện toàn và nâng cấp hệ thống các vườn cây thuốc hiện
có.
Câu 3: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Hãy nêu nội dung
quy hoạch giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 trên lĩnh vực Khai thác dược liệu tự nhiên và Phát triển
nuôi trồng cây thuốc
Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam có 8 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương theo thứ tự bắc-nam gồm thành phố Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi , Bình Đinh, Phú Yên, Khánh Hòa , Ninh
Thuận , Bình Thuận
Vùng Quảng Nam - Khánh Hoà có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mưa mùa thu - đông. Nhiệt độ trung bình năm 25,5°C, lượng mưa
giảm dần từ bắc vào nam, trữ lượng trung bình 1850mm/năm, độ
ẩm trung bình 82%/năm, mùa mưa kéo dài từ thàng 8 đến tháng
12, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, mùa mưa đến chậm hơn 1
tháng (từ tháng 9 đến tháng 12). Đây là dải chạy dài ven biển tựa
lưng vào dãy trường sơn kéo dài, diện tích đồng bằng hẹp ven
sông, chủ yếu là đất feralis trên đồi núi thấp phần lớn đã bạc màu
vì bị rửa trôi do mất thảm rừng.
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 12
loài bao gồm: Bách bộ, Cốt toái bổ lá to, Cà gai leo, Hà thủ ô
trắng, Hoàng đằng, Hương phụ biển, Thảo quyết minh, Thổ phục
linh, Mã tiền, Thiên môn, Tràm và Vàng đắng với sản lượng khai
thác hàng năm khoảng 225 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục
01)
Cây thuốc phát triển cho vùng này gồm:
- Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 9 loài cây dược liệu,
trên diện tích 3.100 ha, chủ yếu là cây bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ
châu, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Hoài sơn, Nghệ vàng, Quế, Râu
mèo, Sa nhân tím ... trong đó quy hoạch vùng trồng tập trung để
tạo nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài:
Bụp giấm, Dừa cạn và Sa nhân tím với quy mô khoảng 1.300 ha.
Câu 4: Vùng Tây Nguyên: Hãy nêu nội dung quy hoạch giai
đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên lĩnh
vực Khai thác dược liệu tự nhiên và Phát triển nuôi trồng cây
thuốc
Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon
Tum, Lâm Đồng . Từ Kon Tum - Lâm Đồng
,vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa mùa hè bao gồm toàn bộ
khu vực tây nguyên ở độ cao dưới 1.200m. Nhiệt độ trung bình
năm 230C, lượng mưa trung bình năm 2100mm/năm, độ ẩm
trung bình năm 81,5%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Đất
chủ yếu là đất đỏ bazan tầng canh tác dày, độ dốc thấp, ít phân cắt
phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp trong đó có cây thuốc.
Dược liệu tự nhiên của vùng có khả năng cho khai thác gồm 12
loài bao gồm: Bách bộ, Cẩu tích, Chè dây, Chiêu liêu, Chua chát,
Cốt toái bổ lá to, Hà thủ ô trắng, Hoàng đằng, Mã tiền, Sâm bố
chính, Thảo quyết minh và Vàng đắng với sản lượng khai thác
khoảng 328 tấn/năm. (Chi tiết xem phần phụ lục 01
Quy hoạch cho vùng: Dự kiến trồng 9 loài cây thuốc, trên diện
tích 2.400 ha, chủ yếu là cây bản địa: Gấc, Gừng, Hương nhu
trắng, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả, Sâm ngọc linh, Trinh nữ
hoàng cung, Ý dĩ. Dự kiến quy hoạch vùng trồng tập trung để tạo
nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế, chiết suất như các loài:
Artisô, Sâm Ngọc linh với quy mô khoảng 500 ha.
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Câu 5: Hãy nêu nội dung Quy hoạch các kênh cung ứng dược
liệu từ Trung ương đến địa phương
Kinh doanh dược liệu trong nước hiệntập trung chủ yếu ở Hà Nội
(Phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm và xã Ninh Hiệp, huyện Gia
Lâm), Tp. Hồ Chí Minh (chủ yếu ở quận 5, quận 6, nơi tập trung
cộng đồng người Hoa), tại một số cửa khẩu biên giới giáp ranh
với Trung Quốc (chủ yếu ở Lạng Sơn) và rải rác ở các địa phương
trong nước. Thực tế cho thấy các cơ sở kinh doanh buôn bán
dược liệu là các hộ kinh doanh với địa điểm kinh doanh chật chội,
không đáp ứng đủ diện tích và các điều kiện bảo quản dược liệu,
không có kho bảo quản hoặc kho bảo quản được xây dựng không
đạt tiêu chuẩn và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, người tham
gia trực tiếp buôn bán dược liệu chưa có bằng cấp chuyên môn
theo quy định, kinh doanh chủ yếu theo kinh nghiệm. Dược liệu
thường được chất đống, không đủ giá kệ và có khi không được
ghi nhãn mác trên bao bì theo quy định. Việc sơ chế và chế biến
dược liệu cũng còn nhiều bất cập do không đủ diện tích để phơi
sấy, quá trình sơ chế và chế biến không đúng quy trình gây ảnh
hưởng đến chất lượng dược liệu và hiệu quả điều trị của thuốc.
Để quá trình cung ứng nguồn dược liệu từ trung ương đến địa
phương, chúng tôi xin đề xuất hình thành xây dựng 04 trung tâm
kinh doanh, cung ứng dược liệu trên cả nước gồm:
1. Trung tâm kinh doanh tại Hà Nội;
2. Trung tâm kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trung tâm kinh doanh tại Lạng Sơn
4. Trung tâm kinh doanh tại Đà Nẵng
Trung tâm kinh doanh, cung ứng dược liệu được tổ chức như
mô hình chợ, tuy nhiên tập trung thành khu vực chung có đủ điều
kiện để sơ chế, chế biến dược liệu. Các quầy kinh doanh dược
liệu phải đạt tiêu chuẩn để bảo quản dược liệu. Đây là một giải
pháp mang tính đột phá và cần thiết hiện nay, nhằm đảm bảo chất
lượng dược liệu và kiểm tra được nguồn gốc dược liệu. Từ đó tạo
được lòng tin cho khách hàng, thúc đẩy kinh doanh dược liệu
phát triển