Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phát triển kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.96 KB, 17 trang )

Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2

1. Cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu.
1.1. Những kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh để phát triển khả năng đọc.
‫ ـ‬Tiến trình của hành động đọc bao gồm các vai trò sau:
+ Đọc chữ, đọc vần.
+ Hiểu lớp nghĩa tường minh.
+ Tìm hiểu lớp nghĩa hàm ẩn, khám phá điểm độc đáo.
+ Cảm nhận văn bản theo góc độ riêng của từng người.
+ Liên kết văn bản với kinh nghiệm, trả lời theo ý kiến cá nhân, đưa ra phản
biện.
Có thể thấy, hai nhóm kỹ năng chính cần rèn luyện để giúp học sinh phát triển khả
năng đọc là nhóm kỹ năng giải mã và nhóm kỹ năng đọc hiểu.
‫ ـ‬Theo đó, kỹ năng giải mã được thực hiện theo hướng qui nạp, từ nhỏ đến lớn, theo
cấp độ cấu tạo của các đơn vị ngôn ngữ: vần, từ, ngữ, câu, đoạn, bài và được thực
hiện ở giai đoạn đầu của học đọc. Sau sẽ được hướng dẫn kỹ năng phân tích cấu
trúc và kỹ năng phân tích ngữ cảnh.
‫ ـ‬Về kỹ năng đọc hiểu ở bậc tiểu học, nhìn chung được chia thành hai cấp độ:
+ Sơ cấp: phát triển các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, phân loại
và khái qt hố.
• Đọc lướt, đọc qt để nắm bắt lớp nghĩa tường minh của bài.
• Nêu một số chi tiết trong bài và sắp xếp theo thứ tự khơng gian, thời gian.
• Lược bỏ các thơng tin phụ và nhớ những cái chủ chốt.
+ Trung cấp: phát triển thao tác suy nghĩ cao cấp như suy luận, phán đốn, đánh
giá, giải quyết vấn đề.
• Hiểu câu có cấu trúc phức tạp hay mang hàm ý sâu xa. Nhìn thấy mối liên
hệ giữa lớp nghĩa tường minh và lớp nghĩa hàm ẩn, giữa các chi tiết, đối
tượng,… với nhau.
• Phát hiện tâm tư, ý tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm và đưa ra kết luận, nhận
xét cụ thể. Đánh giá mức độ logic và thuyết phục của các chi tiết, chứng cứ
và lập luận trong văn bản. Đây được xem là kỹ năng quan trọng nhất.


• Liên hệ bản thân với những điều được đọc, tiếp thu và vận dụng nó để mở
rộng hiểu biết và phát triển những nhận thức mới.
1.2. Tốc độ giải mã và hiểu nghĩa văn bản.
Tốc độ giải mã và hiểu nghĩa văn bản được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau:
‫ ـ‬Độ khó của văn bản : Tốc độ đọc trơn của từng người phụ thuộc vào khả năng
nhận diện từ/vốn từ và kinh nghiệm sống;
‫ ـ‬Tính chất tường minh và cụ thể của ngữ cảnh văn bản : Học sinh dễ nắm nội dung
hơn với văn bản có ý tứ rõ ràng, thông qua sự liên kết câu và ngữ pháp. Gặp từ
ngữ mới lạ và khó hiểu thì ngữ cảnh là điểm tựa để suy đoán;

1

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2

‫ـ‬

Sự vận dụng đúng mực trí nhớ ngắn hạn trong truy cập nghĩa của từ ngữ văn
bản : Nếu bị buộc phải nhớ nghĩa của quá nhiều từ ngữ, chi tiết, người đọc sẽ bị
hạn chế trong việc lĩnh hội ý nghĩa của văn bản;
‫ ـ‬Cách gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài của sách giáo khao hay giáo viên :
Câu hỏi và bài tập nên được thiết kế rèn luyện lặp đi lặp lại những kỹ năng đọc
hiểu hơn là theo hướng nhấn mạnh việc ghi nhớ nội dung bài để kiểm tra;
‫ ـ‬Hệ thống hoạt động và bài tập hướng dẫn tìm hiểu bài đọc : Phải làm rõ được
những nét riêng đặc sắc cũng như đặc trưng thể loại của văn bản, phải tích cực hố
hoạt động của học sinh và tạo hứng thú học tập;
1.3. Nguyên tắc dạy đọc văn.
1.3.1. Nguyên tắc phát triển:

‫ ـ‬Chú trọng kỹ năng đọc hiểu hơn là việc hiểu nội dung văn bản tốt thế nào;
‫ ـ‬Tạo cho học sinh niềm đam mê đọc sách lâu dài;
‫ ـ‬Xây dựng cho học sinh thái độ mong muốn tìm hiểu nghĩa từ khi các em đọc;
‫ ـ‬Từng bước phát triển cho học sinh khả năng tự lực trong hoạt động đọc bằng
những cách thức đọc chủ yếu như:
+ Hiểu và cho phản hồi đối với những điều mình đọc được.
+ Nhận diện từ ngữ chưa biết.
+ Định vị, phân tích, tổ chức lại thơng tin lĩnh hội được từ việc đọc.
+ Giúp học sinh mở rộng những hiểu biết về văn hố, xã hội, tự nhiên… thơng
qua q trình tổ chức cho mỗi em chủ động trải nghiệm trong lúc đọc.
1.3.2. Nguyên tắc thực hành nhận thức.
‫ ـ‬Đọc là cách người đọc lí giải điều được viết trên văn bản theo góc độ kinh nghiệm
và trình độ nhận thức của mình. Để kích thích tính tích cực trong việc học đọc,
giáo viên nên tổ chức hoạt động nhằm giúp các em khai thác, vận dụng vốn sống
để nhận diện, phân tích, phỏng đốn, tổng hợp, suy luận nội dung văn bản.
1.3.3. Nguyên tắc tích hợp.
‫ ـ‬Dạy đọc văn tích hợp với
+ Ba kỹ năng ngơn ngữ nghe, nói, viết;
+ Rèn luyện năng lực hiểu, năng lực suy nghĩ, nhận thức và giải quyết vấn đề;
+ Phát triển vốn từ, vốn hiểu biết chung về văn hoá, xã hội, con người;
+ Xây dựng nhân cách.
1.3.4. Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm thể loại văn bản đọc.
‫ ـ‬Mục đích giao tiếp quyết định thông tin và nội dung văn bản. Tuỳ theo mỗi loại
mà tổ chức các hoạt động đọc lớn và đọc hiểu văn bản một cách thích hợp.

2

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144



Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2

2. Thực trạng vấn đề.
Trong môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học của nước ta trước và sau năm 2000, học sinh
chủ yếu được rèn luyện những kỹ năng đọc hiểu sơ cấp. Kỹ năng đọc hiểu trung
cấp được đưa vào ở cuối giai đoạn một và giai đoạn hai của bậc học. Tuy nhiên
phạm vi đưa vào của các kỹ năng này cũng có giới hạn: Kỹ năng suy luận chỉ dựa
trên những mối liên hệ tường minh, kỹ năng hiểu một số câu có hàm ý sâu xa hay
cấu trúc phức tạp và kỹ năng đưa ra nhận xét về một số chi tiết hay ý tưởng trong
văn bản đọc.
‫ـ‬

Thực tế đi dự giờ cho thấy, bức tranh dạy đọc hiểu hiện nay ở trường tiểu học là
giáo viên nêu câu hỏi – học sinh trả lời – giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận
xét, đánh giá câu trả lời của bạn – giáo viên nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng nhất
của học sinh. Giáo viên chỉ nêu câu hỏi và chờ đợi những câu trả lời đúng mà chưa
thực sự quan tâm đến quá trình đọc diễn ra như thế nào, học sinh làm gì để có
được câu trả lời. Gíao viên mới chỉ quan tâm đến kết quả - các nội dung, kiến thức
bài học đem lại mà chưa quan tâm đến phương pháp để đạt được kết quả này.
‫ ـ‬Học sinh ở giai đoạn lớp Bốn và Năm hầu hết có kỹ năng giải mã khá tốt như ngắt
nghỉ đúng, đọc diễn cảm, phân tích cấu trúc, phân tích ngữ cảnh nhưng kỹ năng
đọc hiểu cần được bồi dưỡng hơn. Chi tiết sẽ được thể hiện qua việc thực nghiệm
kiểm tra.
2.1. Đối tượng kiểm tra
‫ ـ‬Học sinh lớp 4L Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7.
‫ ـ‬Số lượng học sinh: 51 em
2.2. Nội dung kiểm tra
Trả lời câu hỏi 5 bài Tập đọc trong chủ đề Cánh chim hoà bình, Sách giáo khoa
Tiếng Việt 5, tập Một.
‫ ـ‬Những con sếu bằng giấy;

‫ ـ‬Bài ca về trái đất;
‫ ـ‬Một chuyên gia máy xúc;
‫ ـ‬Ê-mi-li, con…
‫ ـ‬Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai;
2.3. Hình thức kiểm tra
‫ ـ‬Tự luận
‫ ـ‬Thời gian làm bài: 30 phút
‫ ـ‬Hệ thống câu hỏi đã được thiết kế lại theo hướng chú trọng phát triển kỹ năng đọc
hiểu sơ cấp và trung cấp.
2.4.

Lí do chọn nội dung kiểm tra
3

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2

‫ـ‬

Tôi lựa chọn nội dung Tập đọc của chương trình lớp Năm để kiểm tra học sinh lớp
Bốn vì thời gian thực hiện tiểu luận trùng với dịp học sinh tiểu học đã hồn thành
chương trình và chuẩn bị nghỉ hè. Những bài được chọn cùng nằm trong một chủ
đề đầu chương trình Lớp 5.
‫ ـ‬Học sinh làm trước câu hỏi mà không thông qua hoạt động giảng dạy để bộc lộ
những điểm cần bồi dưỡng, và để tơi biết hệ thống câu hỏi của mình cịn thiếu sót
điều gì, từ đó xây dựng lại một cách khoa học hơn hoặc bổ sung câu hỏi phụ để
dẫn dắt.
2.5. Kết quả kiểm tra kỹ năng đọc hiểu.

2.5.1. Mức độ sơ cấp:
‫ ـ‬Hầu hết học sinh có thể hiểu lớp nghĩa tường minh của bài nhưng các em gặp khó
khăn trong việc diễn đạt, cần phải có những câu hỏi gợi mở hoặc nếu diễn đạt
được thì cịn sơ sài, hay bám vào nội dung chính của chủ điểm.
‫ ـ‬Học sinh biết cách lọc ra những sự kiện tiêu biểu để nhớ, tuy nhiên cũng có em
cịn bỏ qn chi tiết. Sắp xếp theo thứ tự không gian và thời gian tốt.
2.5.2. Mức độ trung cấp:
‫ ـ‬Đối với những câu có cấu trúc phức tạp hay mang hàm ý sâu xa, học sinh còn lúng
túng. Việc trả lời thường bị đóng khn, bám sát vào việc tìm câu có ý gần giống
trong văn bản. Tuy nhiên, cũng có một số em thực hiện khá tốt (số lượng chiếm
khoảng 5 em – 10% tổng số học sinh của lớp).
‫ ـ‬Số học sinh có thể phát hiện tâm tư, ý tưởng, tình cảm tác giả gửi gắm và đưa ra
kết luận, nhận xét cụ thể lại chiếm khá cao (40 em – 78,4%). Hạn chế duy nhất các
em cịn gặp chính là việc diễn đạt chưa rõ ý, chưa trôi chảy. Đánh giá mức độ logic
và thuyết phục của các chi tiết, chứng cứ và lập luận trong văn bản chưa mạnh do
cịn bị gị bó trong hệ số an tồn.
‫ ـ‬Thực tế cho thấy, việc liên hệ bản thân, tiếp thu những điều được học và phát triển
nhân cách cá nhân sẽ hiệu quả hơn nếu học sinh tìm thấy sự thích thú ở trong đó.
Điều này địi hỏi sự cố gắng cải thiện của cả chính giáo viên và học sinh.
3. Giải quyết vấn đề.
‫ ـ‬Nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên đến từ hệ thống câu hỏi sách
giáo khoa và phương pháp của giáo viên. Tôi xin đề xuất thiết kế giáo án một số
bài tập đọc với các câu hỏi đã được làm mới, kết hợp hoạt động học tập tích cực.
‫ ـ‬Giáo án sẽ bỏ qua phần luyện đọc, chỉ trình bày hoạt động giới thiệu và tìm hiểu
bài, chú trọng phát triển khả năng cũng như hứng thú đọc hiểu cho học sinh.
‫ ـ‬Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 4L trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7,
TPHCM.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Những con sếu bằng giấy
I.

Mục tiêu dạy học.
1. Kiến thức.
4

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
‫ـ‬
‫ـ‬

Hiểu nghĩa một số từ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, nhiễm phóng xạ, truyền thuyết,…
Nắm nội dung bài:
+ Tố cáo tội ác của chiến tranh hạt nhân.
+ Nói lên khát vọng sống, khát vọng hồ bình của thiếu nhi toàn thế giới.
2. Kĩ năng:
‫ ـ‬Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.
‫ ـ‬Ngắt nhịp đúng, đọc nhấn giọng ở những từ miêu tả hậu quả của cuộc chiến, khát vọng của Xa –
xa – cô, mơ ước hồ bình của thiếu nhi
‫ ـ‬Đọc trơi chảy toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ: giọng trầm, buồn, chia sẻ và
đồng cảm.
3. Thái độ:
‫ ـ‬Phản đối chiến tranh và u chuộng hồ bình.
II.
Chuẩn bị.
‫ ـ‬Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III.
Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại gợi mở, thực hành giao tiếp,…
IV.
Hoạt động dạy học.

Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài
Cho HS xem một số hình ảnh động, thực
vật bị biến dạng do nhiễm phóng xạ.
- Những hình ảnh về động thực vật
các con thấy trên này như thế nào?
- Theo con, vì sao chúng trở nên như
vậy?
- Những sinh vật trên đã bị nhiễm phóng
xạ, một chất vơ cùng độc hại, gây tử
vong cho con người. Đáng tiếc thay, nó
lại được sử dụng để huỷ hoại con người
trong chiến tranh. Để tìm hiểu kĩ hơn, cơ
trị ta sẽ cùng học bài “Những con sếu
bằng giấy”
2.Luyện đọc
3.Tìm hiểu bài
Câu 1: Em có nhận xét gì về hành
động của nước Mĩ đối với nước Nhật?
Câu hỏi dẫn dắt:
- Nước Mỹ đã làm điều gì với nước Nhật
vào năm 1945?
- Điều đó đã gây nên những hậu quả
nghiêm trọng gì?

- Em có nhận xét gì về hành động của
Mỹ?

Hoạt động mong đợi ở HS


Giải thích

Chú ý theo dõi
- Khơng giống như bình thường,
nhìn ghê,…
- Chúng bị bệnh hoặc bị nhiễm
chất độc nào đó.

- Mĩ đã ném 2 quả bom nguyên
tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma
và Na-ga-xa-ki.
- Cướp đi mạng sống của nửa
triệu người và 100.000 người bị
chết do nhiễm phóng xạ nguyên
tử.
- Đây là một hành động vô cùng
độc ác.

Quan điểm kiến tạo: GV khai
thác kinh nghiệm người học
(trong cuộc sống hàng ngày, học
sinh đã được tiếp xúc với các
hình ảnh động thực vật bị nhiễm
chất độc nào đó trên tivi, báo đài)

Quan điểm giao tiếp:
Người học cho phản hồi về một
chi tiết trong bài học.

- Em bị nhiễm phóng xạ và lâm

5

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
Câu 2: Vì sao Xa-xa-cơ gấp sếu ? Việc
Xa-xa-cơ gấp sếu thể hiện khát vọng gì
của cơ bé?
Câu hỏi dẫn dắt:
- Xa-xa-cơ gặp chuyện gì ?
- Khả năng sống của Xa-xa-cơ có cao
khơng ?
- Vậy vì sao Xa-xa-cơ gấp sếu ?

- Việc Xa-xa-cô gấp sếu thể hiện khát
vọng gì của cơ bé?
Câu 3: Kể hai việc mà các bạn nhỏ đã
làm cho Xa-xa-cơ? Điều đó nói lên tinh
thần gì ?
Câu hỏi dẫn dắt
- Khi biết Xa-xa-cơ cần giúp đỡ, trẻ em
toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới
đã làm gì ?
- Khi Xa-xa-cơ mất, học sinh thành phố
Hi-rơ-si-ma đã làm gì?
- Vậy hai việc mà các bạn nhỏ đã làm
cho Xa-xa-cơ là gì? Điều đó nói lên tinh
thần như thế nào của các bạn ? (Thảo
luận nhóm đơi và trình bày)


Câu 4: Ở Việt Nam hiện nay, những
nạn nhân của chiến tranh bị nhiễm
chất độc gì? Em có hành động gì để
giúp đỡ họ?

bệnh nặng.
- Khơng
- Vì cô bé tin vào truyền thuyết
rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu
bằng giấy thì em sẽ khỏi bệnh.
- Khát vọng được khỏi bệnh,
được tiếp tục sống.

Nguyên tắc chú ý đến HS như
những cá nhân cụ thể và vấn đề
phát huy tính tích cực của HS:
Hs phải vận dụng vốn sống và
kinh nghiệm của mình: Biết
nhiễm phóng xạ thì khả năng
sống không cao  cô bé mới tin
vào truyền thuyết, hiểu rằng khi
biết mình sắp chết thì khát vọng
sống của họ sẽ càng mãnh liệt
hơn.

- Tới tấp gửi hàng ngàn con sếu
giấy đến cho Xa-xa-cơ.
- Qun góp tiền xây dựng tượng
đài tưởng nhớ các nạn nhân của

bom nguyên tử.
- Đó là gửi tặng các con sếu giấy
và quyên góp tiền xây dựng tượng
đài tưởng nhớ. Điều đó nói lên
tinh thần đồn kết và yêu thương Nguyên tắc hướng vào hoạt động
mà các bạn dành cho Xa-xa-cô.
giao tiếp: Thông qua hoạt động
đối thoại với các bạn, học sinh
- Họ bị nhiễm chất độc màu da
phải thực hiện hành động tạo lập
cam.
và lĩnh hội lời nói, phát triển
- Em sẽ tham gia các cuộc vận
năng lực về ngơn ngữ xã hội.
động qun góp để giúp đỡ họ,
Ngun tắc tích hợp:
khơng có thái độ kì thị và xa lánh, Tích hợp dạy tâp đọc với những

hiểu biềt về xã hội và tích hợp
với phát triển giá trị nhân cách
cho HS

6

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài ca về trái đất

I.
Mục tiêu dạy học.
1. Kiến thức .
‫ ـ‬Hiểu nghĩa một số từ: hải âu, năm châu, khói hình nấm, bom H, bom A, hành tinh,…
‫ ـ‬Nắm nội dung bài: Hãy sống hồ bình, chống chiến tranh, tơn trọng quyền bình đẳng các dân tộc.
2. Kĩ năng:
‫ ـ‬Đọc đúng các từ khó đọc: trái đất, gió đẫm, tiếng hát,…
‫ ـ‬Ngắt nhịp, nhấn giọng đúng chỗ. trơi chảy tồn bài, giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, rộn ràng.
‫ ـ‬Học thuộc lịng ít nhất 1 khổ thơ.
3. Thái độ: Phản đối chiến tranh và u chuộng hồ bình.
II.
Chuẩn bị.
‫ ـ‬Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III.
Phương pháp dạy học: đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm,…
IV.
Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
1.Giới thiệu bài:
- Cho HS nghe và hát theo bài hát: “Trái
đất này là của chúng mình”.
- Bài hát được phổ nhạc từ bài thơ hôm
nay chúng ta sẽ học: “Bài ca về trái đất”
2.Luyện đọc.
3. Tìm hiểu bài.
Câu 1: Trái đất của chúng ta được so
sánh với hình ảnh nào? Vì sao tác giả
so sánh như vậy?

Câu 2: Hình ảnh chim bồ câu và chim

hải âu trong bài tượng trưng cho điều
gì?
Câu 3: Em hiểu 2 câu thơ cuối khổ thơ
2 nói gì?
Câu hỏi dẫn dắt:
- “Màu hoa” trong câu chỉ điều gì?
- Vậy cả câu “Màu hoa nào cũng quý,
cũng thơm !” nhắn nhủ điều gì?
Câu 4: Chúng ta phải làm gì để giữ
bình yên cho trái đất?
- Tổ chức thảo luận nhóm đơi

Hoạt động mong đợi ở HS

Giải thích

- HS hát theo

Văn bản “Bài ca về trái đất” đã
được phổ nhạc nên bản thân nó
đã tích hợp với mơn Âm nhạc.

- Hình ảnh quả bóng xanh.
- Tác giả so sánh như vậy vì trái
đất cũng có hình trịn và mang
màu xanh.

Nguyên tắc chú ý đến HS như
những cá nhân cụ thể:
- Trẻ phải tưởng tượng và huy

động vốn ngơn ngữ của mình để
lí giải cho sự so sánh ấy.
- Khai thác kinh nghiệm, vốn
hiểu biết bên ngoài của học sinh
(biểu tượng lồi chim)

- Chim bồ câu: hồ bình
- Chim hải âu: sự tự do

- Chỉ màu da của các dân tộc trên
thế giới.
- Dù là màu da nào thì cũng đều
đáng q như nhau. Chúng ta nên
tơn trọng sự khác biệt đó.
- Phản đối chiến tranh và chung
sống hồ bình, khơng có thái độ
phân biệt màu da.

Tích hợp dạy đọc văn với hình
thành nhân cách cho học sinh

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Một chuyên gia máy xúc
7

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
I.

Mục tiêu dạy học.
Kiến thức .
Hiểu nghĩa một số từ: cơng trường, hồ sắc, điểm tâm, chất phác, chuyên gia, phiên dịch,…
Nắm nội dung bài: Ca ngợi tình hữu nghị, sự hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước
Kĩ năng:
Đọc đúng tên người nước ngoài, các từ khó đọc: ngoại quốc, chất phác, giản dị, thắm thiết,…
Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu
nghị của người kể chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh u hồ bình, tình đồn kết, hữu nghị.
II.
Chuẩn bị.
‫ ـ‬Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
‫ ـ‬Phiếu học tập 1 (ko kèm đáp án)
1.
‫ـ‬
‫ـ‬
2.
‫ـ‬
‫ـ‬
‫ـ‬

A-lếch-xây

‫ـ‬

Dáng vẻ

Cảm giác của anh Thuỷ


- Người ngoại quốc cao lớn.
- Mái tóc vàng óng lửng lên như
một mảng nắng.
- Bộ quần áo xanh màu cơng nhân
- Thân hình chắc và khoẻ, khuôn
mặt to, chất phác.

- Nổi bật, giản dị, thân mật

Phiếu học tập 2 (ko kèm đáp án)
1. Những hành động của anh A-lếch-xây khi gặp anh Thuỷ:
Nhận anh Thuỷ
Nắm tay anh
Hỏi thăm anh
Nhìn anh Thuỷ,
1
2
3
4
là bạn đồng
Thuỷ
Thuỷ
mỉm cười
2. Điều đó chứng tỏ anh ấy:
nghiệp
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

III.


Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở, sắm vai, luyện tập thực hành,


IV.

Hoạt động dạy học.

8

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài
- Kể tên một số quốc gia đã giúp đỡ
chúng ta trong cuộc đấu tranh chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ? (đã giao
cho học sinh tìm hiểu trướcc ở nhà)
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước,
chúng ta cũng nhận được sự giúp đỡ tận
tình của bạn bè năm châu. Bài học “Một
chuyên gia máy xúc” các em học hôm
nay thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị,
tương thân tương ái đó.
2. Luyện đọc
3. Tìm hiểu bài
Câu 1: Dáng vẻ của A-lêch-xây có
những đặc điểm gì? Tất cả những điều
đó gợi cho anh Thuỷ cảm giác gì?

- Yêu cầu học sinh nhìn tranh và miêu tả
lại hình dáng của anh A-lếch-xây.
Câu 2: Kể những hành động của anh
A-lếch-xây khi gặp anh Thuỷ? Điều đó
chứng tỏ A-lếch-xây là người như thế
nào?
- Học sinh thảo luận nhóm 4 và điền vào
phiếu học tập số 2

Câu 3: Theo em, anh Thuỷ cũng dành
cho A-lếch-xây những tình cảm gì?
Câu 4: Nếu được làm quen với một
người bạn ngoại quốc, em sẽ nói gì?
- Tổ chức cho HS đóng vai.
- Có thể gợi ý cho học sinh học tập theo
cách giao tiếp lịch sự của A-lếch-xây

Hoạt động mong đợi ở HS
- Nga, Cu-ba,…

Giải thích
Nguyên tắc chú ý học sinh và
phát huy tính tích cực: học sinh
phải tìm hiểu kiến thức trước ở
nhà và trình bày với giáo viên

- HS thảo luận nhóm 4 người và
điền vào phiếu học tập 1
- HS miêu tả đúng, khuyến khích
diễn đạt bằng lời của mình.

- Hành động của anh A-lếch-xây
+ Nhìn anh Thuỷ, mỉm cười
+ Hỏi thăm anh Thuỷ
+ Nắm tay anh Thuỷ
+ Nhận anh Thuỷ là bạn đồng
nghiệp.
- Điều đó chứng tỏ anh ấy:
+ Thân thiện
+ Quan tâm đến người khác
+ Tôn trọng mọi người.
- Yêu mến, tôn trọng, muốn làm
bạn,…

- HS đóng vai và phát biểu tự do

Sử dụng phương tiện trực quan
để phát triển kĩ năng tư duy và
tạo ra sản phẩm học tập dưới
dạng lời nói

Tích hợp dạy các kỹ năng
TV.Khi dạy tập đọc, GV phối
hợp hoạt động đọc hiểu với ba
hoạt động khác là nghe, nói và
viết nhằm giúp HS hiểu và đọc
một cách hiệu quả.)

Quan điểm kiến tạo:
Học tập là quá trình chuyển di
kiến thức, những cử chỉ lịch

thiệp của nhân vật A-lếch-xây
khi gặp người ngoại quốc nên
được thực hành để các em học
tập, thực hiện theo.

9

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Ê-mi-li, con …
I.
Mục tiêu dạy học.
1. Kiến thức .
‫ ـ‬Hiểu nghĩa một số từ: Lầu Ngũ Giác, nhân danh, napan, Oa-sinh-tơn,…
‫ ـ‬Nắm nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mỹ tự thiêu để phản đối cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam.
2. Kĩ năng:
‫ ـ‬Đọc đúng tên người nước ngoài.
‫ ـ‬Đọc trơi chảy tồn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung bài thơ: giọng xúc động, trầm lắng,…
3. Thái độ:
‫ ـ‬Cảm phục và thương xót trước hành động dũng cảm để phản đối chiến tranh của nhân vật.
‫ ـ‬Phản đối chiến tranh và u chuộng hồ bình.
II.
Chuẩn bị.
‫ ـ‬Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III.
Phương pháp dạy học: trực quan, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm,…

IV.
Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài
Cho HS xem video:
- Nội dung của video trên là gì?
Đây là cuộc biểu tình phản đối chiến
tranh của nhân dân Mỹ trước cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam.
Khơng chỉ biểu tình mà nhân dân Mỹ
cịn có những người hành động dũng
cảm để cật lực phản đối cuộc chiến phi
nghĩa ấy. Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta sẽ
cùng học bài: Ê-mi-li, con…
2. Luyện đọc
3. Tìm hiểu bài
Câu 1: Vì sao chú Mo-ri-xơn phản đối
cuộc chiến tranh của chính quyền Mỹ
đối với Việt Nam? Hành động nào của
chú thể hiện điều đó?

Hoạt động mong đợi ở HS

- Video nói về một cuộc biểu tình

- Vì đó là một cuộc chiến tranh
xâm lược, phi nghĩa, vô nhân đạo,

- Chú đã tự thiêu ở trụ sở Bộ
Quốc Phòng Mỹ.


Câu 2: Theo em, chú Mo-ri-xơn đã
phải hi sinh những gì để phản đối cuộc
chiến ấy ? VD: Tuổi trẻ,…
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4 và ghi
vào bảng nhóm, tìm càng nhiều đáp án
càng tốt,…

- HS trao đổi nhóm và cho đáp
án: gia đình, ước mơ, mạng sống,
tình yêu dành cho con,…

Câu 3: Nội dung đoạn 2 của bài thơ là

- Nội dung của đoạn 2 là kể

Giải thích
Dùng phương tiện trực quan để
phát triển năng lực quan sát đối
tượng và duy trì, gia tăng sức tập
trung chú ý chủ định của HS. Từ
đó tạo tâm thế cho học sinh.

Tích hợp phát triển ngôn ngữ với
phát triển tư duy:
Thông qua các hoạt động giải
thích, suy luận phán đốn, học
sinh trau dồi các kĩ năng suy
nghĩ và giải quyết vấn đề của
mình  rèn năng lực tư duy phát

triển ngôn ngữ  phát triển kỹ
năng sử dụng TV.

10

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
gì? Theo em, xúc cảm của tác giả Tố
Hữu khi viết đoạn thơ đó như thế nào?

Câu 4: Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với
con: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn…”
Cho học sinh 3 phút để tưởng tượng ra
bối cảnh đó và trả lời.

Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành
động của chú Mo-ri-xơn?
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đơi và
trình bày cá nhân trước lớp.

những tội ác mà đế quốc Mỹ đã
gây ra trong cuộc chiến xâm lược
Việt Nam
- Xúc cảm của nhà thơ: căm phẫn,
tiếc thương,…
- Chú muốn động viên vợ con bớt
đau buồn bởi chú ra đi thanh thản,
tự nguyện.


- Dũng cảm, kiên quyết, sẵn sàng
hi sinh vì hồ bình,…

Dạy học ngơn ngữ gắn với bối
cảnh (Câu nói “Cha đi vui,..”
liệu có “thật sự” vui khi đặt
trong bối cảnh chia ly ấy). Từ đó
học sinh phải dựa vào bối cảnh
của câu chuyện để khám phá ra ý
nghĩa ẩn sau những câu chữ.

Nguyên tắc hướng vào hoạt động
giao tiếp: Gv tổ chức các hoạt
động giao tiếp có mục đích giao
tiếp, cụ thể ở đây là nghe và nói
về một chủ đề.

11

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
I.
Mục tiêu dạy học.
1. Kiến thức .
‫ ـ‬Hiểu một số khái niệm: Chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,...

‫ ـ‬Nắm nội dung bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh địi bình đẳng của
những người da màu.
2. Kĩ năng:
‫ ـ‬Đọc đúng tên người nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài
‫ ـ‬Đọc trơi chảy, lưu lốt
3. Thái độ:
‫ ـ‬Thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ
của ông Nen-Xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi
II.
Chuẩn bị.
‫ ـ‬Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III.
Phương pháp dạy học: trực quan, đàm thoại gợi mở,…
IV.
Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài
Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước ở nhà về
vị tổng thống Barack Obama
- Hãy cho cô biết một vài thông tin về vị
tổng thống này ? (kèm tranh)
- Trước đây người da đen không được
đối xử bình đẳng như bây giờ. Vậy họ đã
làm gì để dành được quyền lợi cho mình,
cơ trị ta sẽ cùng tìm hiểu bài: “Sự sụp đổ
của chế độ a-pac-thai” nhé.
2. Luyện đọc
3. Tìm hiểu bài
Câu 1: Nạn nhân của chế độ phân biệt
chủng tộc là những ai? Họ bị đối xử

như thế nào?

Hoạt động mong đợi ở HS

- Đây là tổng thống gốc Phi đầu
tiên của nước Mỹ.

- Người da đen nói riêng và người
da màu nói chung.
- Họ phải làm những công việc
nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ
bằng 1/7 hay 1/10 của công nhân
da trắng. Họ phải sống, chữa
bệnh, đi học ở những khu riêng và
không được hưởng một chút tự
do, dân chủ nào.

Cho HS xem một số hình ảnh diễn tả
người da đen bị bóc lột.

Câu 2: Người dân Nam Phi đã dành

Giải thích
Nguyên tắc chú ý học sinh và
phát huy tính tích cực: cho học
sinh tìm hiểu trước ở nhà (thông
tin về vị tổng thống) và cho
nhiều học sinh trình bày.

Quan điểm tích hợp:

Bản thân ngữ liệu bài “Sự sụp đổ
của chế độ a-pác-thai” đã tích
hợp kiến thức lịch sử.

Dạy tích hợp với kiến thức lịch
sử , khai thác thêm một số dữ
kiện qua tranh, ảnh.

- Ngày 17/6/1991, chính quyền
12

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2
được thắng lợi gì?

Nam Phi buộc phải huỷ bỏ sắc
lệnh phân biệt chủng tộc.

Câu 3: Vì sao cuộc đấu tranh chống
chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi
người trên thế giới ủng hộ?

- Vì những ai u chuộng hịa
bình và cơng lí đều khơng thể
chấp nhận được một chính sách
phân biệt chùng tộc dã man, tàn
bạo như chế độ a-pác-thai.


Câu 4: Hãy giới thiệu về vị tổng thống
đầu tiên của nước Nam Phi mới.
- Tổ chức cho học sinh trình bày cá nhân
trước lớp (đã yêu cầu học sinh tìm hiểu
trước ở nhà)

- Nen-xơn Man-đê-la sinh năm
1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi
xử tù chung thân năm 1964 vì đấu
tranh chống chế độ a-pác-thai.
Óng được trả tự do năm 1994 sau
khi chê độ a-pác-thai bị xóa bỏ.
Nen-Xơn Man-đê-la được Giải
thường Nơ-ben về hịa bình năm
1993.

Hoạt động nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh: tự tìm hiểu
thêm thơng tin bên ngồi và trình
bày lại chứ khơng chỉ thụ động
tiếp nhận kiến thức trong sách
giáo khoa.

4. Kết luận.
‫ـ‬

‫ـ‬

‫ـ‬
‫ـ‬


Sau khi áp dụng thử một tiết học bài “Một chuyên gia máy xúc”, với hệ thống câu
hỏi mới cùng phương pháp dạy học tích cực trên, tuy cịn bỡ ngỡ nhưng các em đã
mạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhiều em đã tìm được ý
chính của từng đoạn và đại ý của văn bản một cách nhanh chóng hơn, khả năng
diễn đạt tốt và đủ ý hơn.
Vẫn cịn vài em lúng túng nhưng tơi nhận thấy học sinh khá thích thú với hệ thống
câu hỏi mới vì nó địi hỏi nhiều kĩ năng tư duy, xốy sâu khai thác vốn hiểu biết xã
hội và tạo nhiều điều kiện để học sinh trao đổi và giao tiếp. Các em được thực
hành ngay những điều được học, từ đó thấy rõ tính thực tế của kiến thức mà văn
bản đem lại.
Hơn hết, kĩ năng bày tỏ cảm xúc và thái độ trước một chi tiết, sự kiện trong bài
vừa là điều kích thích học sinh vừa là mục tiêu chúng ta cần rèn luyện cho các em.
Biệp pháp phát triển kĩ năng đọc hiểu mà tôi đề xuất cần cả một quá trình để các
em trải nghiệm và làm quen. Vì vậy sự chuẩn bị về mặt thời gian chu đáo sẽ đem
lại kết quả tốt nhất. Mặt khác, khơng những câu hỏi khai thác bài phải kích thích
tư duy học sinh, phương pháp giảng dạy thu hút và hiệu quả mà mục đích rèn
luyện kĩ năng đọc hiểu còn cần sự hỗ trợ của rất nhiều biện pháp khác nữa.
13

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2

‫ـ‬

Mặt hạn chế của kế hoạch dạy học mà tôi đề xuất là giới hạn đối tượng học sinh.
Đối với học sinh thành phố, việc tìm kiếm thơng tin trước ở nhà là một điều dễ
thực hiện. Thế nhưng, ở nơng thơn thì cịn rất khó khăn. Mục tiêu của tơi khi thiết

kế ln địi hỏi học sinh phát huy tính tích cực một cách cao nhất, tuy nhiên chúng
ta không thể phủ nhận rằng, để làm được điều đó thì thiết bị cơng nghệ thơng tin
đóng vai trò hỗ trợ rất nhiều.

5. Kiến nghị.

‫ـ‬

‫ـ‬

‫ـ‬

‫ـ‬

Qua việc nghiên cứu và áp dụng kế hoạch dạy học rèn kĩ năng đọc hiểu cho học
sinh. Tôi thấy việc dạy đọc hiểu có ý nghĩa rất quan trọng ở bậc tiểu học.
Đọc là đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ phải học để
đọc, sau này đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao
tiếp và học tập; đọc là một công cụ để học tập tất cả các môn học; đọc tạo ra hứng
thú và động cơ học tập;… Hai kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu phải được rèn
luyện đồng thời và hỗ trợ cho nhau.
Với giai đoạn 2 của bậc tiểu học, kĩ năng đọc hiểu cần được coi trọng vì nó là cơ
sở cho các em trau dồi vốn kinh nghiệm ngôn ngữ để tái sinh văn bản, phát triển tư
duy và bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Cần tạo được sự thích thú trong việc học đọc cho học sinh, điều này phụ thuộc rất
lớn vào các phương pháp giảng dạy của giáo viên và thái độ tiếp nhận ý tưởng khi
học sinh phát biểu. Người giáo viên phải thường xuyên cập nhật những phương
pháp dạy học tích cực, các cách tổ chức hoạt động sáng tạo để thu hút học sinh,
ln có thái độ tích cực khi các em tham gia xây dựng bài
Thời gian thay đổi công cụ sách giáo khoa nên được rút ngắn hơn để kịp thời cập

nhật những xu hướng giáo dục mới.
Tôi nghiên cứu và tìm hiểu một số biện pháp “Bồi dưỡng kỹ năng đọc hiểu cho
học sinh lớp 5” với mong muốn sẽ góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào
mục tiêu nâng cao chất lượng môn Tập đọc, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu ở tiểu
học nói chung và ở trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
Tiểu luận của tơi chắc chắn còn nhiều vấn đề phải bàn luận. Rất mong nhận được
sự đóng góp chân thành của giảng viên. Tơi xin chân thành cảm ơn!

14

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144


Lí luận dạy học Tiếng Việt ở tiểu học – Học phần 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2001-2005), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, Tập 1,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2001-2005.
2. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2001), Chương trình tiểu học NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Hồng Thị Tuyết (2016), Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Phần 1, NXB
Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
4. Hồng Thị Tuyết (2013), Lí luận dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Phần 2, NXB
Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

15

Nguyễn Thị Ngọc – K40.901.144




×