CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số …….
1. Tên sáng kiến:
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong giờ Tập đọc cho học sinh lớp 5 ở trường
tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong ngành Giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
* Ưu điểm:
- Trong giờ Tập đọc, phần lớn giáo viên đã có nhiều cố gắng để đổi mới
phương pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” kích thích hứng thú học
tập cho các em.
- Đa số giáo viên đã quan tâm tới việc rèn đọc, khả năng cảm thụ bài đọc
cho các em.
- Học sinh nhiều em đọc lưu loát, trôi chảy, phát âm đúng và rõ các tiếng
có vần khó. Một số em có giọng đọc tốt, bước đầu biết cách đọc diễn cảm một
văn bản đọc.
* Nhược điểm:
- Đối với học sinh lớp 5 còn tồn tại tình trạng nhiều em đọc chưa tốt, đọc
còn ê a, ngắc ngứ, đọc rời rạc, đọc chậm.
- Do đặc điểm của vùng miền mà việc đọc đúng Tiếng Việt và đọc diễn
cảm còn nhiều hạn chế. Học sinh ở trường tôi nói chung và ở lớp tôi nói riêng
thường phát âm chưa chuẩn, đọc sai phụ âm đầu như v/d; tr/ch; r/g;… và âm
cuối như an/ang; at/ac;…, sai dấu hỏi và dấu ngã dẫn đến hiểu sai nghĩa, viết sai
từ. Các lỗi này rất khó sửa vì các em quen phát âm theo phương ngữ địa phương.
- Đa số các em khi đọc một văn bản chưa hiểu được ý của từng đoạn, từng
bài nên ngắt nghỉ câu văn, ngắt nhịp câu thơ chưa chính xác.
- Khi đọc nhiều em còn lên, xuống giọng hay nhấn giọng một cách tùy
tiện, chưa thể hiện được sắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm, bổng, …dẫn đến các
em không cảm thụ được nội dung bài.
- Một số giáo viên mới chỉ chú ý vấn đề đọc to, rõ ràng, lưu loát chứ chưa
quan tâm nhiều đến kĩ thuật đọc, giọng đọc, cách đọc diễn cảm cho học sinh.
* Sự cần thiết chọn giải pháp để khắc phục nhược điểm:
Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình
Tiếng Việt ở Tiểu học. Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh như: đọc đúng, đọc
nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh có những hiểu
biết về văn bản đọc và ngược lại khi hiểu được những văn bản đọc sẽ giúp học
sinh hiểu được đọc diễn cảm. Từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Phát huy tầm quan trọng của phân môn Tập đọc nhằm đạt được mục tiêu
đặt ra trong chương trình. Xuất phát từ những vấn đề trong thực tiễn góp phần
nâng cao chất lượng đọc cho học sinh, nhất là đọc diễn cảm.
- Nội dung giải pháp:
Để giúp học sinh đọc diễn cảm tốt, tôi đã tiến hành các biện pháp như sau:
* Tìm hiểu đối tượng:
Vào đầu năm học, khi nhận lớp chủ nhiệm việc làm đầu tiên là tôi ổn định
nề nếp và tiến hành khảo sát 25 học sinh trong lớp, kết quả như sau: đọc nhỏ,
đọc chậm 6 em, chiếm tỉ lệ 24%; đọc to, lưu loát 13 em, chiếm tỉ lệ 52%; biết
đọc diễn cảm 6 em, chiếm tỉ lệ 24%. Căn cứ vào đó, tôi sắp xếp và động viên
những em đọc khá, đọc tốt ngồi gần kèm cặp các em đọc yếu để các em có điều
kiện giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.
*Khắc phục tình trạng đọc ê a, ngắc ngứ, ngắt nghỉ hơi không đúng:
Muốn đọc diễn cảm tốt được một văn bản thì trước hết học sinh phải biết
đọc đúng, đọc lưu loát văn bản đó. Tôi viết câu (đoạn) luyện đọc ra bảng phụ, vì
giai đoạn đầu lớp đọc còn yếu, do vậy tôi đọc mẫu sao cho thật chuẩn. Sau đó
tôi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ, nếu đúng tôi sẽ dùng phấn màu
gạch chéo sau những từ cần ngắt. Nếu học sinh chưa phát hiện, tôi sẽ đọc lại lần
thứ hai. Đồng thời tôi luôn củng cố kỹ năng đọc khi gặp dấu chấm (phải nghỉ
hơi), gặp dấu phẩy phải ngắt hơi. Khi học sinh đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau
cụm từ, sau dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một số em đọc khá, đọc tốt đọc, sau
đó mới gọi những em đọc ê a, ngắc ngứ đọc lại. Với những câu văn dài cho các
em dùng bút chì vạch sẵn cách ngắt nhịp vào sách giáo khoa, việc đó tôi tiến
hành thường xuyên dần dần các em đã có sự tiến bộ rõ rệt.
*Khắc phục tình trạng đọc sai:
Trong khi học sinh đọc, tôi chú ý theo dõi để thấy học sinh lớp mình hay
phát âm sai những cặp phụ âm nào, những vần nào để tập trung rèn cho các em.
Khi học sinh đọc sai từ nào, tôi ghi từ đó lên bảng, tôi đọc mẫu hai lần,
sau đó cho học sinh đọc khá, đọc tốt phát âm, gọi học sinh hay đọc sai từ đó tập
phát âm lại. Để học sinh có được thói quen phát âm đúng, tôi cho học sinh phát
âm và đọc theo kiểu đối nhau. Ví dụ: vào/dào; rừng/gừng,… giáo viên phải
hướng dẫn thật cụ thể, chu đáo, từng chữ, từng ngữ,…với từng đối tượng học
sinh. Đưa ra cách rèn như vậy là tôi muốn cho học sinh có phản ứng nhanh nhạy
để tìm ra ngay được cách đọc đúng những từ đó.
*Khắc phục tình trạng đọc lên, xuống giọng tùy tiện:
Muốn khắc phục tình trạng đọc lên xuống giọng tùy tiện thì giáo viên phải
hướng dẫn học sinh cách đọc các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Chép đoạn văn luyện đọc lên bảng phụ. Hỏi học sinh trong đoạn văn đó có
những câu văn nào là câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến và cách đọc từng loại
câu này, giáo viên dùng phấn màu ghi ký hiệu lên giọng, xuống giọng ở cuối
mỗi loại câu. Sau đó, tôi cho học sinh khá, giỏi đọc mẫu theo cách đó rồi cho
học sinh đọc nhất là những em đọc chậm, đọc nhỏ. Việc làm này phải được tiến
hành thường xuyên khi gặp những bài Tập đọc có các kiểu câu như vậy, có như
thế mới hình thành được thói quen đọc đúng.
*Giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài Tập đọc:
Bài Tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ thuật, để
học sinh đọc diễn cảm tốt thì giáo viên cần giúp các em nắm vững nội dung của
tác phẩm đó. Vì hiểu nội dung bài, học sinh sẽ đọc tốt hơn.
Để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm, thấy được tài năng và
nghệ thuật thể hiện của tác giả thì việc đọc của học sinh cần phải có sự giúp đỡ
của giáo viên. Một trong những biện pháp đó là đặt câu hỏi. Những câu hỏi đặt
đúng chỗ sẽ làm cho học sinh thấy nhiều điều ẩn tàng sau những hàng chữ. Từ
đó học sinh mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài Tập đọc.
*Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
Sau khi học sinh đã cảm thụ thụ được bài văn, bài thơ, thấy được vẻ đẹp
của toàn bộ tác phẩm. Tôi mời một số em tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài,
giúp học sinh tìm ra giọng đọc của bài, cách đọc hay bài đó (nhịp điệu, ngắt
giọng). Chọn một đoạn văn (đọan thơ) tiêu biểu cho các em luyện đọc diễn cảm.
Tôi chuẩn bị từ trước chép sẵn đoạn cần luyện đọc lên bảng phụ. Sau đó, tôi đọc
mẫu để thể hiện cách đọc hay của đoạn đó. Sau khi đọc mẫu xong, cho học sinh
phát hiện ra giọng đọc, những chỗ ngắt giọng, những từ cần nhấn giọng, tôi
dùng phấn màu gạch chân những từ cần nhấn giọng, gạch chéo chỗ ngắt giọng
và gọi học sinh luyện đọc lại.
Tổ chức cho các em rèn đọc diễn cảm trong nhóm nhỏ với nhau, sau đó
cho các em thi đọc, chọn ra những bạn có cách đọc hay, giọng đọc hấp dẫn để
tuyên dương, đồng thời cũng khen ngợi, động viên sự cố gắng của những bạn
khác. Trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, tôi không áp đặt mà
thường xuyên sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tính chủ động, tích cực
và sáng tạo ở mỗi em.
Để giúp cho học sinh có thể đọc diễn cảm tốt thì việc đọc mẫu của giáo
viên cũng là một thứ phương tiện trực quan có hiệu quả nhất. Vì vậy, việc rèn
cho mình có kĩ năng đọc tốt là hết sức cần thiết.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp đã được áp dụng dạy tiết Tập đọc tại lớp 5 và áp dụng thêm ở
khối lớp 4 trong trường Tiểu học Ngọc Chúc 1, đồng thời nhân rộng được ở các
trường Tiểu học trong toàn huyện Giồng Riềng.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Qua quá trình thực hiện giải pháp cho học sinh lớp 5A – lớp do tôi chủ
nhiệm theo những kinh nghiệm trên, tôi tiến hành khảo sát vào giữa học kì II và
đạt kết quả như sau: đọc nhỏ, đọc chậm 0; đọc to, lưu loát 8 em, chiếm tỉ lệ
32%; đọc diễn cảm 17 em, chiếm tỉ lệ 68%.
Tôi nhận thấy kết quả đạt được khả quan rất nhiều so với khi chưa áp
dụng. Các biện pháp mà tôi sử dụng đã phát huy được khả năng tư duy của học
sinh, mặt khác đem lại cho các em niềm hứng thú riêng, các em mạnh dạn, yêu
thích môn học hơn. Trong tiết Tập đọc, em nào cũng muốn tham gia vào việc
đọc và tìm hiểu nội dung bài, nhất là đến phần thi đọc diễn cảm em nào cũng
muốn được thể hiện mình (kể cả những học sinh nhút nhát thường ngày). Giờ
học vui vẻ, sinh động, tự nhiên, kĩ năng đọc diễn cảm của các em được nâng
cao rõ rệt. Như vậy sáng kiến tôi vận dụng bước đầu đã có tính khả thi.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Một bảng so sánh số liệu.
Giồng Riềng, ngày10 tháng 4 năm 2017
Người mô tả
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….….
1. Tên sáng kiến:
"Phát huy tính tích cực của học sinh khối 4 trong giờ Tập đọc nhạc tại
trường Tiểu học "
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trong trường tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm:
- Là một giáo viên dạy lâu năm và đuợc công tác tại địa phuơng, nên việc
đi lại rất thuận lợi và rất am hiểu từ ngữ của các em ở địa phuơng.
- Ban giám hiệu truờng quan tâm tạo điều kiện tốt cho giáo viên và học
sinh, đồng thời luôn thúc đẩy khích lệ giáo viên có những sáng kiến, tìm tòi, học
hỏi kinh nghiệm, nơi các đồng nghiệp.
- Bản thân qua lớp tập huấn và là sở thích
- Khi lên lớp có sử dụng các loại nhạc cụ như : Kèn, thanh phách, đĩa
nhạc, máy nghe…
- Âm nhạc vốn là sở thích của các em khi ở độ tuổi ban đầu đến truờng.
+ Hạn chế :
- Trường học thuộc vùng nông thôn nên đa số phụ huynh phải vất vả suốt
ngày nơi đồng án ít có thời gian quan tâm con cái, chưa đánh giá tầm quan trọng
đối với các hoạt động nghệ thuật trong sự phát triển của học sinh.
- Môn âm nhạc thuờng nhận định là môn phụ dẫn đến tâm lý coi thuờng
hoặc học qua loa.
- Chưa có phòng chức năng riêng.
- Học sinh còn e ngại, rụt rè khi đứng trước đông người.
* Sự cần thiết chọn giải pháp để khắc phục nhược điểm:
- Để cho học sinh học tốt và hứng thú môn âm nhạc việc đầu tiên tôi sẽ
tập cho các em nhận biết các âm hình tiết tấu trước khi kết hợp gõ, đọc cao độ,
ghép lời.
- Nhận biết âm hình tiết tấu đó trên khuông nhạc trong từng ô nhịp.
- Phân nhóm theo đối tượng học sinh để có hướng rèn luyện, giúp đỡ.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Xuất phát từ môn học mang tính nghệ thuật, đòi hỏi người học phải có sự
yêu thích, đam mê và một chút năng khiếu, mặc dù không nhằm đào tạo các em
thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo
dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật Âm nhạc.
Để giúp các em hát đúng giai điệu, tính chất các bài hát, đọc đúng độ cao,
trường độ, tiết tấu các nốt nhạc trong một bài tập đọc nhạc, giúp các em có một
chút kiến thức về nhạc lý để các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao,
thấp, dài, ngắn hình nốt như nốt móc đơn nốt đen, nốt trắng…tốc độ thể hiện
khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc.
- Nội dung giải pháp:
Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả gây được hứng thú cho học sinh
trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ đầu. Ở lớp 4
các em được làm quen với phân môn tập đọc nhạc, các em sẽ tiếp nhận ra âm
thanh cao - thấp tương ứng các vị trí nốt nhạc trên khuông từ 2 đến 3 âm, 4 - 5
âm trong phạm vi quãng 8 và tập đọc một bài nhạc vì vậy giáo viên phải nắm
vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em
kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em học sinh
một cách tốt nhất.
Để thực hiện tốt bài tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 ta cần giải quyết các
vấn đề sau.
*Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết nhạc :
* Xác định đuợc đặc điểm về trình độ học sinh.
* Nắm đuợc mục tiêu, nội dung bài dạy.
* Giáo viên cần có kỹ năng đọc nhạc tốt.
- Giáo viên cần nắm vững các bước trước khi thực hiện, để hướng cho học
sinh đọc.
- Giáo viên cần đọc mẫu nhiều lần và phân tích số phách trong từng ô
nhịp.
- Tập cho các em tự phân tích phách, gõ phách một cách đều đặn, nhiều
lần và hình thành cho các em có cảm giác với âm nhạc.
- Để tiết học được sôi nổi và gây hào hứng cho các em trong tiết học tôi
luôn kết hợp với trò chơi hay đố vui.
- Luôn nhận xét khen ngợi và tuyên dương nhóm thực hiện tốt yêu cầu.
- Trong tiết học tôi luôn rèn luyện cho học sinh có thói quen nhớ - ghi
đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc ( khe, dòng, nốt đen, nốt trắng, nốt
móc đơn, nốt móc kép ).
Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài về
dấu luyến, dấu quay lại…
* Hướng dẫn học sinh đọc nhạc và ghép lời ca đều giọng, diễn cảm rõ
lời.
Muốn học sinh đọc đúng nhạc hát lời ca đều giọng diễn cảm giáo viên
phải chú ý bắt giọng tạo được sự chú ý của học sinh.
Hướng dẫn chính xác về cao độ và trường độ, cho học sinh đọc nhạc và hát
lời ca kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca, kết hợp với âm thanh trên đàn
( kèn ) để kiểm tra chính xác cao độ của học sinh khi đọc bài.
Học sinh nghe và nhận xét bạn giáo viên nhận xét chung sửa sai uốn nắn
kịp thời động viên học sinh hát sai để giúp các em hát đúng.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sau khi học bài tập đọc nhạc các em tiếp thu tốt, thực hiện đúng quy trình
của bài tập đọc nhạc kết quả cuối năm không có học sinh không hoàn thành.
Học sinh hoàn thành tốt tăng lên rõ rệt. 100% các em học sinh khối 4 đều hoàn
thành và hoàn thành tốt chương trình, tất cả các em đều yêu thích bộ môn Âm
nhạc.
3.4. Hiệu quả thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Sau khi tôi áp dụng giảng dạy môn Âm nhạc với các biện pháp trên thấy
rằng có kết quả chuyển biến rất rõ rệt, đến giữa học kì II kết quả như sau : tổng
số học sinh 74, hoàn thành tốt 40 chiếm 54%, hoàn thành 34 chiếm tỷ lệ 45,9%,
tiếp thu rất mau và thực hiện rất tốt khi học tập đọc nhạc.
- Học sinh rất hứng thú, yêu thích và say mê với môn học.
- Học sinh chủ động tiếp thu, tự phát huy tính năng động , mạnh dạn tự tin
để báo cáo trước tập thể.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Một bản so sánh số liệu.
Giồng Riềng, ngày 08 tháng 04 năm 2017
Người mô tả