Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận: độc thoại nội tâm trong ông già và biển cả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.72 KB, 18 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Mỗi tác phẩm văn học ra đời đều là những đứa con tinh thần mà nhà văn bỏ ra biết
bao tâm sức. Nội dung tác phẩm được hiện lên qua hệ thống nhân vật với những lời
văn mượt mà, trau truốt. Một loạt những yếu tố để làm nổi bật lên nội dung tác phẩm
trong đó ta không thể nào không nhắc đến lời văn nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật bao
gồm nhiều kiểu loại trong đó nổi bật là độc thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm được rất
nhiều tác giả sử dụng để xây dựng nên lời thoại cho hình tượng nhân vật của mình
giúp cho nhân vật trở nên sinh động, sâu sắc.Trong đó ta phải kể đến Hê- minh- uê
với tác phẩm “Ông già và biển cả”.
II. NỘI DUNG CHÍNH
A. LÍ THUYẾT
1.KHÁI NIỆM.
Thuật ngữ lời văn nghệ thuật rất gần nghĩa với các thuật ngữ ngôn ngữ, ngôn
ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, lời văn. Đây là những thuật ngữ có nét tương đồng
nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Lời văn nghệ thuật là hình thức vật chất
duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm. Nhờ vận dụng vào lớp lời văn mà toàn bộ
thế giới nghệ thuật được định hình. Từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất ấy người đọc
có cơ sở tìm hiểu, khám phá thế giới hình tượng và các lớp nội dung ý nghĩa của văn
bản nghệ thuật. Để làm rõ khái niệm này, chúng ta cần phân biệt nó với các khái niệm
tương đồng như: ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học. Ở một số
trường hợp, chúng có thể dùng để thay thế cho nhau nhưng chúng hoàn toàn không
đồng nhất.
Nếu như ngôn từ nghệ thuật là chất liệu thì lời văn được lời văn nghệ thuật cần
phải đặt nó trong toàn bộ ngữ cảnh mà văn bản nghệ thuật đó tồn tại. Có thể xem văn
học là nghệ thuật diễn ngôn. Lời văn nghệ thuật là một chỉnh thể nghệ thuật được cấu
thành bởi một hoặc nhiều thành phần diễn ngôn. Các thành phần diễn ngôn trong một
tác phẩm văn học như diễn ngôn thơ, diễn ngôn văn xuôi, diễn ngôn trần thuật, diễn


ngôn thoại (đối thoại – độc thoại) đều được xem là bộ phận của lời văn nghệ thuật.
Nghiên cứu lời văn nghệ thuật trên toàn bộ hệ thống diễn ngôn sẽ cho ta thấy được mối


quan hệ giữa văn học và văn hóa, giữa ngôn ngữ và văn học và giữa tính xã hội của văn
học và tính thẩm mĩ nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật thực chất là lời nói tự nhiên được
nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật và nó là bộ phận cơ bản để tạo nên văn bản
ngôn từ.
Lời văn nghệ thuật chính là biểu hiện sinh động của cách viết. Đó là: “Dạng phát
ngôn được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ
thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học” (Từ điển thuật ngữ văn
học).
2. ÐẶC TRƯNG CỦA LỜI VĂN NGHỆ THUẬT.
2.1 Tính chính xác, trong sáng.
Tính chính xác, trong sáng có thể được coi là đặc trưng đầu tiên của lời văn nghệ
thuật. Chỉ với những lời văn chính xác, trong sáng, nhà văn mới có thể biểu hiện một
cách đúng đắn và đầy đủ những sắc thái, cảm xúc, những điều mà nhà văn muốn diễn
đạt. Ngôn ngữ nói chung có thể diễn đạt được mọi thứ nhưng để đạt được điều đó, nhà
văn phải vật lộn, học hỏi, tích lũy... Nói như một nhà văn: "Trên đời không có sự giày
vò nào ghê gớm hơn sự giày vò của ngôn ngữ" hoặc như Maiacôpxki từng viết:
“Làm thơ
Chẳng khác gì khai thác
Chất hiếm radium
Lấy một gam
Mất hàng năm lao lực
Chỉ mỗi một từ
Có khi mất đứt
Hàng trăm nghìn


Tấn quặng xỉn ngôn từ.”
(Nói chuyện với người thanh tra tài chánh)
Tính chính xác của lời văn nghệ thuật cần được hiểu không phải theo nghĩa cơ
giới, toán học mà là sự diễn đạt hoàn hảo nhất một tâm trạng, một sự vật, một ý nghĩ,

một hiện tượng bằng một từ duy nhất đúng. Guy de Maupassant cho rằng "Ðối tượng
mà anh (nhà văn) muốn nói đến, dù là cái gì đi nữa, cũng chỉ có một từ biểu hiện nó".
Người ta thường nhắc đến việc chọn lựa từ ngữ trong sáng tạo nghệ thuật qua câu
chuyện "thôi, xao". Một hôm, Giả Ðảo (779-843), một nhà sư hoàn tục cưỡi ngựa về
Tràng An. Ông đương bận nghĩ đến 2 câu thơ vừa mới sáng tác:
“Ðiểu túc trì biên tụ
Tăng thôi nguyệt hạ môn"
(Chim đậu ở cây bờ ao
Nhà sư đẩy cửa dưới trăng)
Giả Ðảo băn khoăn không biết nên dùng chữ thôi (đẩy cửa) hay xao (gõ cửa).
Ông buông cương, huơ tay bắt chước nhà sư lúc đẩy cửa, lúc gõ cửa. Ngựa đi vào đám
quân của một vị quan đang đi kinh lí. Quân lính bắt Giả Ðảo trình quan. May thay, viên
quan đó chính là Hàn Dũ. Sau khi nghe Giả Ðảo bày tỏ sự việc, Hàn Dũ suy nghĩ và
góp ý nên dùng chữ "xao" (gõ). Có lẽ gõ gợi lên được hình tượng về âm thanh. Sau này,
người ta thường dùng chữ "thôi, xao" với ý nghĩa là cân nhắc từng chữ để sửa chữa bài
văn, bài thơ cho thật tốt.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng hàng loạt các từ khác nhau để chỉ người
phụ nữ nhưng ở mỗi lời văn lại có những sắc thái khác nhau:
“- Ðau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
-Hồng quân với khách hồng quần
Ðã xoay đến thế vần vần chưa tha.
- Rằng: hồng nhan tự thuở xưa


Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.
- Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
- Canh khuya bức gấm rủ thao
Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân.

- Cớ sao chị tốt một bề
Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao.”
Lời văn nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn nghiêm khắc để có được những
từ diễn đạt một cách đắc địa nhất tư tưởng, tình cảm của mình.
2.2 Tính hàm súc.
Ðặc điểm này bắt nguồn từ nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ, nghĩa là nói và
viết sao cho "lời chật mà ý rộng", là sử dụng một số lượng chất liệu tối thiểu mà đạt
được hiệu quả nghệ thuật tối đa. Mượn ý của Tô Ðông Pha, Lê Quí Ðôn viết: "Ý hết mà
lời dừng, ấy là cái lời rất mực trong thiên hạ. Song lời dừng mà ý chưa hết được lại
càng hay tuyệt".
2.3. Tính mơ hồ, đa nghĩa.
Dù đây cũng là đặc điểm dễ nhận thấy trong lời nói hằng ngày. Trong văn học,
tính mơ hồ, đa nghĩa được nhân lên và trở thành một đặc điểm nổi bật bởi vì người nghệ
sĩ thường hướng tới lời văn mơ hồ, đa nghĩa nhằm tạo nên những tầng lớp nghĩa khác
nhau, nhằm "khêu gợi vô số những tư tưởng, những quan niệm, những cách giải thích".
Ðiều này về bản chất có thể phân biệt khá rõ giữa lời văn nghệ thuật và lời văn trong
nhiều lĩnh vực khác của đời sống.
2.4. Tính tạo hình và biểu cảm.
Một đặc trưng có tầm quan trọng nhất nhằm phân biệt lời văn nghệ thuật với lời
văn thuộc các lĩnh vực khác là tính tạo hình và biểu cảm. Tạo hình là tạo nên một lời


văn giàu hình ảnh, tái tạo đối tượng trong hình thái cụ thể, không lặp lại của nó. Chỉ
bằng tính chất tạo hình, nhà văn mới làm sống lại một cách cụ thể, cảm tính những dáng
vẻ riêng biệt. Bên cạnh đó, lời văn nghệ thuật còn biểu hiện những cảm nhận độc đáo
của nhà văn với tư cách là nghệ sĩ và những nhà văn lớn bao giờ cũng có những độc đáo
trong phong phong cách. Tsêkhôp quan niệm "nếu tác giả nào không có lối nói riêng
của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả" .
Hai phẩm chất tạo hình và biểu cảm được kết hợp một cách hữu cơ, xuyên thấm
vào nhau và trong nhiều trương hợp, khó thể tách rời. Vì vậy cần nhìn chúng là một đặc

điểm thống nhất của lời văn nghệ thuật: tạo hình để biểu cảm, biểu cảm để tạo hình,
trong tạo hình có biểu cảm và ngược lại.
Lời văn nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng có chức năng xây dựng hình
tượng nên luôn luôn mang tính thẩm mĩ cao.
3. Các kiểu lời văn nghệ thuật.
3.1 Lời văn gián tiếp.
Lời gián tiếp là toàn bộ lời văn của tác giả hay người trần thuật có chức năng
trình bày sự vật, hiện tượng như ngoại hình, môi trường, phong cảnh, sự kiện...vốn
không tự nói được, được nói lên trong tác phẩm.
Theo Bakhtin, lời gián tiếp có thể chia làm 2 loại: lời gián tiếp một giọng và lời gián
tiếp 2 giọng.
Lời gián tiếp một giọng là lời tái hiện hay bình phẩm các hiện tượng của thế giới
theo ý nghĩa khách quan vốn có của chúng theo ý đồ của tác giả, không liên quan gì đến
ý thức, suy nghĩ của người khác về chúng. trong văn học dân gian và văn học cổ, các
tác giả thường sử dụng hình thức này. Lời gián tiếp hai giọng là lời tái hiện, bình phẩm
các hiện tượng, hướng tới lời và ý thức người khác, tranh luận, phản bác hay đồng tình


với chúng. loại này có thể có các dạng lời nửa trực tiếp, lời gián tiếp của người kể
chuyện và lời gián tiếp phong cách hóa.
Ví dụ trong tác phẩm Chí Phèo:
Lời của tác giả khi miêu tả Chí Phèo giết Bá Kiến là lời văn gián tiếp: “Hắn kêu
làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy
đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp,
muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra.”
3.2. Lời văn trực tiếp.
Lời trực tiếp chủ yếu là lời nhân vật và một bộ phận lời của tác giả thể hiện một
cách trực tiếp trong tác phẩm. Lời trực tiếp trong tác phẩm chủ yếu là những câu đối
thoại giữa nhân vật này với nhân vật khác. Có thể kể đến một số lời trực tiếp.
Lời trực tiếp không phù hợp là lời nhân vật nghĩ một dằng, nói một nẽo, nghĩ ít, nói

nhiều hoặc ngược lại. Chẳng hạn, đoạn Kiều suy nghĩ trước khi khuyên Từ Hải ra hàng
và những lời của Kiều nói với Từ Hải. Ở đây, cần hiểu lời nói của nhân vật không phải
bằng câu chữ mà cần phải thấy ẩn ý, ý định của tác giả và nhân vật.
Ví dụ trong tác phẩm Chí Phèo:
Lời của nhân vật Chí Phèo khi vác dao đến nhà Bá Kiến: “ Không được! Ai cho
tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này ? Tao
không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không ! Chỉ có
một cách là... cái này biết không !”
3.3. Lời văn nửa trực tiếp.
Là lời văn nghệ thuật có sự hoàn thanh giọng điệu từ hai giọng điệu nghệ thuật
trở lên. Lời nửa trực tiếp trong tác phẩm tự sự, về cơ bản đây là lời nhân vật, và qua lời
nói này người đọc nhận ra suy nghĩ, diễn biến tâm trạng của nhân vật. Sử dụng lời nửa
trực tiếp là một trong những cách hữu hiệu để nhà văn vừa theo sát diễn biến tâm trạng
nhân vật, vừa tạo điều kiện cho độc giả gần gũi, đồng cảm với nhân vật. Biện pháp này


chỉ xuất hiện ở điểm nhìn trần thuật không tham dự, khi người kể đứng ngoài cuộc
chứng kiến diễn biến câu chuyện về cuộc đời nhân vật.
Ví dụ trong Chữ người tử tù:
Nguyễn Tuân đã nhập sâu vào nội tâm nhân vật nói lên nỗi lòng quản ngục:
“Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy
thơ lại”; “Quản ngục chỉ mong mỏi một ngày rất gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết,
thì y sẽ nhờ ông viết, ông viết cho… cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn
và can lại kia. Thế là mãn nguyện. Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày
nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng
mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết... Có được chữ ông Huấn mà treo, là có một
vật báu trên đời. Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình,
dưới quyền mình mà không biết làm thế nào mà xin được chữ. Không can đảm giáp lại
mặt một người cách xa y nhiều quá, y chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà
không kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất”.


Đằng sau mỗi lời văn ấy là

ước nguyện tha thiết, cháy bỏng, và tấm lòng chân thật hướng về cái đẹp của quản ngục.
Nguyễn Tuân đã đưa đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ sâu xa trước vẻ đẹp
của “một tấm lòng trong thiên hạ”.
4. Độc thoại nội tâm.
4.1. Các khái niệm có liên quan.
4.1.1. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật là lời trực tiếp do nhân vật nói lên trong tác phẩm (trong thế
đối sánh ở mức tương đối với lời gián tiếp- lời trần thuật, miêu tả, lời tác giả).
Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn xuôi có nhiều chức năng:
- Chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài nhân vật.
- Chức năng tự bộc lộ của nhân vật cho thấy sự tồn tại của nó.
- Chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác.


- Chức năng của thực tại lời nói bên ngoài ý thức tác giả, đối tượng suy tư của tác giả.
- Chức năng biểu hiện nội tâm, thế giới bên trong của nhân vật …
Trong tác phẩm văn xuôi, ngôn ngữ nhân vật tồn tại ở hai dạng thức: Lời nội tâm (là đối
tượng khảo sát của khoá luận) và lời thoại (lời đối thoại).
4.1.2. Độc thoại
Độc thoại có nghĩa là "Nói một mình"; trong ngôn ngữ học, độc thoại còn được
gọi là đơn thoại. Đó là hình thức giao tiếp trong đó chỉ có một bên nói còn một bên tiếp
nhận. Không có phản ứng của một người thứ hai và không bị tác động và chi phối bởi
các nhân tố ngôn cảnh của một cuộc thoại. Thoại trường ở đây không có các vai cùng
tham gia với tư cách các tham thoại.
Theo Đỗ Hữu Châu độc thoại là một quá trình giao tiếp ở đó "người nhận bị trừu
tượng hoá, xem như không có mặt nhưng không có ảnh hưởng gì tới việc nói và viết cả"
và "nó xuất phát từ nguyên lý câu chỉ có một chiều: Người nói (viết)- câu"

Theo Lại Nguyên Ân: Độc thoại là phát ngôn dài dòng, rườm rà, không dự tính. Nhà lí
luận văn học Nga G.N Pôpêlốp cũng viết:
"Lời độc thoại là lời không nhằm hướng tới người khác và tác động qua lại giữa người
và người".
Như vậy có thể nói đặc thù của độc thoại là hình thức giao tiếp một chiều: Chủ
đề, bố cục, diễn biến theo mạch nội dung hoàn toàn có thể tuân theo một lôgic định
trước của người nói (viết). Độc thoại có cũng có nhiều kiểu loại, hình thức khác nhau.
Chúng ta thường gặp 1 loại độc thoại đặc biệt rất phổ biến trong văn bản nghệ thuật
(các tác phẩm văn học) đó là độc thoại nội tâm. lời độc thoại nội tâm là lời xuất phát từ
tâm sự của chính nhân vật tự sự và rất tự nhiên, không gò bó.
Vì thế mà ngôn ngữ độc thoại nội tâm có hình thức khá đa dạng, phong phú.Vậy
độc thoại nội tâm thường dùng trong hoàn cảnh nào? Với mục đích gì? có những kiểu


dạng và cấu trúc như thế nào? đó cũng là những nội dung chính mà khoá muốn làm rõ
trước khi tiến hành khảo sát ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
4.2. Độc thoại nội tâm.
Độc thoại nội tâm thuộc kiểu lời văn nghệ thuật trực tiếp. Trước hết ta đi vào
định nghĩa về độc thoại nội tâm.
Theo Phùng Văn Tửu: “Độc thoại nội tâm là ngôn từ trực tiếp không diễn tả thành lời
của nhân vật”. Theo ông độc thoại nội tâm còn có một dạng khác là “độc thoại bên
trong ở đó giọng nói của nhân vật bị xẻ làm đôi thành hai giọng đối nghịch”.
Theo tác giả Trôvenxki trong cuốn “Lý luận văn học” thì “Độc thoại nội tâm là
hình thức ngôn ngữ của tư duy và ấn tượng nhân vật. Trong cấu trúc của nó có thể xuất
hiện hai khuynh hướng: Muốn dẫn dắt trật tự suy nghĩ và ấn tượng nhân vật, và phản
ánh chúng trong những hình thức giao tiếp. Mặt khác lại muốn tái hiện dòng ý thức về
trật tự rối rắm trong hình thức nội tại của nó”
Trong lịch sử văn học thì khái niệm độc thoại nội tâm bắt đầu từ kịch cổ đại, độc
thoại nội tâm đã xuất hiện như một hiện tượng đặc biệt trong kịch Sếcxpia. Trong văn
tự sự cận đại, độc thoại nội tâm vẫn còn mang tính chất sân khấu, giống như một sự tự

bộc lộ, “ chân thành”, “khách quan”. Nhưng sang đến sáng tác của L.Tônxtôi thì độc
thoại nội tâm được truyền đạt gần như không có sự can thiệp của tác giả, phản ánh được
cả ý thức lẫn vô thức của nhân vật. Đến thế kỷ XX, độc thoại nội tâm có xu hướng xuất
hiện dưới dạng dòng ý thức (đây là một biểu hiện cực đoan của độc thoại nội tâm).
Độc thoại nội tâm là một loại độc thoại tồn tại chủ yếu trong văn bản nghệ thuật
(tiểu thuyết, truyện ngắn) là phương thức để truyền đạt tư tưởng, tình cảm nên các nhà
văn thường sử dụng độc thoại nội tâm như một thủ pháp nghệ thuật, nhằm thể hiện chân
thực, sống động, nhân cách con người, với những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm thường
thấy trong xã hội loài người. Khi sử dụng độc thoại nội tâm tức là nhà văn muốn sử
dụng một ngôn ngữ riêng, bỏ qua người đối thoại trực tiếp để đào sâu tính cách, tâm


hồn của nhân vật. Có thể coi đó là hành vi “mượn lời”(mượn lời nhân vật) để thể hiện ý
đồ của tác giả; điều này làm hoạt động ý thức của nhân vật sinh động hơn, nhân vật
được khai thác sâu hơn, chân thực và sống động hơn.
Lời nội tâm là một dạng đặc biệt của lời trực tiếp. Thực chất nó không phải là lời
giao tiếp, mặc dầu nhân vật có thể hướng đến ai đó hoặc là lời được cấu tạo theo cách
của lời tự nhiên. Lời nội tâm (độc thoại nội tâm) thường được chỉ ra bằng các từ “tự
nhủ”, “thầm nghĩ” và không phải bao giờ cũng rành rọt mà thường rối ren, lộn xộn,
chắp nối. Đó chính là hình thức tái hiện tính tự phát của dòng ý thức và cảm xúc. Độc
thoại nội tâm thường là những suy nghĩ, toan tính, tâm tư về cách sống, về gia đình, bạn
bè, và bản thân của nhân vật mà chỉ một mình nhân vật biết, không được thể hiện bằng
âm thanh. Nhưng khi thể hiện dưới dạng viết nó mang đậm tính khẩu ngữ tự nhiên. (Có
sự sắp xếp để đạt mục đích riêng của nhà văn).Vì thế các phát ngôn trong các đoạn độc
thoại nội tâm là rất phong phú. Có thể là đoản ngữ, câu đơn, câu phức phản ánh tâm lí,
phương ngữ, phong tục, văn hoá từng vùng.
Thông thường trong văn bản nghệ thuật, các đoạn độc thoại nội tâm được phát
hiện thông qua các hình thức khác nhau của các phát ngôn đứng trước nó như:
Dạng phát ngôn kể, phát ngôn lập luận: “Tự hỏi rằng”, “Nghĩ rằng” , “Cho rằng như
thế là ”, “Có sao không nhỉ?” …

Dạng cảm thán : “Chao ơi! mình mà, “ Khốn thay” “ Mình lại”
Hoặc dưới dạng hồi ức : “Hồi đó”, “nhớ lại hồi xưa” v v .
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được các đoạn độc thoại nội
tâm. Ngày nay khi các ý niệm (trong khoa học và mỹ học ) về đời sống tâm lí con người
phát triển mạnh mẽ thì cách thức sử dụng độc thoại nội tâm (một thủ pháp các nhà văn
thường dùng để miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật) cũng có nhiều biến đổi, nhiều
hình thức phong phú và khó xác định hơn. Cụ thể là: ranh giới giữa độc thoại nội tâm
với “dòng ý thức”, “bình luận ngoại đề”, “ngôn từ nửa trực tiếp” và ngay cả “đối thoại”


ngày càng có xu hướng đan xen vào nhau, khiến người đọc và ngay cả nhà nghiên cứu
cũng khó phân biệt rạch ròi.
B. VẬN DỤNG
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển nhanh chóng, cùng với nó là sự phát
triển của các ý niệm (khoa học và mỹ thuật) về đời sống tâm lý con người, về mức độ tự
phân tích tâm lí hoàn toàn có thể đạt tới được. Do đó, giới hạn và hình thức độc thoại
nội tâm cũng dần dần biến đổi, đa dạng xác định hơn. Chính vì vậy mà hiện nay độc
thoại nội tâm đang là một vấn đề được các nhà lí luận văn học quan tâm.
Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều
nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và cách thức thể
hiện nội dung ở mỗi nhà văn.
Trong Ông già và biển độc thoại nội tâm đảm nhiệm chức năng thể hiện chiều sâu tâm lí
của các nhân vật một cách trực tiếp. Những lời dẫn chuyện ta gặp luôn luôn trong tác
phẩm từ trang này qua trang khác như Lão tự nhủ, lão thầm nghĩ… Đây là một tác
phẩm thể hiện rõ các đặc trưng của thể loại độc thoại nội tâm.
1. Giới thiệu tác giả, tác phầm.
Cùng với William Faulkner, Hê-minh-uê được xem là người khai sinh ra nền văn
xuôi hiện đại Hoa Kì. Tầm ảnh hưởng của ông càng về cuối thế kỉ càng rõ nét. Tên tuổi
ông vang xa khắp năm châu. G.G. Marquez gọi ông là thầy và nhiều tác giả Hoa Kì
đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn

(Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với
phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giản văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm
cả cảm xúc...
Hê-minh-uê nổi tiếng với nguyên lý “Tảng băng trôi”. Nguyên lý sáng tác này yêu cầu
sự cô đọng trong phản ánh hiện thực. Do vậy, nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt


tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hê-minh-uê rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Chi tiết,
hình tượng nhân vật của ông thường mang tính ẩn dụ và biểu tượng cao.Văn phong của
Hê-minh-uê giản dị, trong sáng, ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về thế giới tự nhiên và
con người. chất liệu sống ngồn ngộn, độc thoại nội tâm, tình huống biến hóa, căng
thẳng, đa nghĩa và đa thanh, mà ông gọi là nguyên lí “tảng băng trôi” có một phần nổi
và 7 phần chìm, mang hàm nghĩa và triết lí sâu xa, thú vị.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông như “Giã từ vũ khí”, “Chết vào buổi chiều”, “Những
ngọn đồi xanh châu Phi”,… Với 2 kiệt tác “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển
cả”, tên tuổi Hêi-mnh-uê lừng danh trên thế giới.
Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tiểu thuyết
“Ông già và biển cả”. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-bana. Một thuỷ thủ trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-go.Tác
phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben (1954).
Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.
Đoạn trích Ông già và biển cả trong sách giáo khoa Ngữ văn 12, nằm ở cuối truyện.
Đoạn trích kể về việc ông lão Xan-ti-a-gô rượt đuổi và khuất phục được con cá kiếm
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người
đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của
chính mình để luôn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng của mình. Hai hình tượng
ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác
phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “ của Hê-minh-uê. tập trung
vào hành trình săn đuổi con cá kiếm của ông lão Santiago.
2. Các kiểu độc thoại nội tâm trong tác phẩm.
Trong tác phẩm ông già và biển cả tác giả đã sử dụng cả ba loại độc thoại: độc

thoại thành tiếng, đối thoại mà vẫn là độc thoại, độc thoại nội tâm. Mỗi dạng độc thoại
lại có một cách thể hiện và tác dụng riêng được thể hiện bằng : “lão nghĩ”, “Lão nói”.


2.1. Độc thoại thành tiếng.
Trước hết là độc thoại thành tiếng được tác giả xây dựng qua các lời độc thoại
của ông lão như:
“Cũng không đến nỗi tồi”, lão nói
“Vòng tròn rất lớn”, lão nói
“Bây giờ nó đang lượn đến chỗ xa nhất của vòng tròn rồi đấy”, lão nói.
“Ta không thể lả người chết vì một con cá như thế này được”, lão nói
“Ta không để bị chuột rút”, lão nói
“Lát nữa nó lượn ra, ta sẽ nghỉ”, lão nói.
“Ta vẫn là một lão già. Nhưng ta đã có vũ khí” lão nói.
“Ta cần một cái bút chì để tính”, lão nói.
“Ta đã điều khiển nó”, ông lão nói.
“Ta chỉ việc lái theo hướng Tây Nam”, lão nói.
....
2.2. Đối thoại mà vẫn là độc thoại.
Ngôn ngữ của ông lão được thể hiện trực tiếp như một đoạn đối thoại giữa ông và
con cá hay với chính cánh tay của mình. Tuy nhiên giữa biển khơi mênh mông không
có ai khác ngoài ông thì con cá hay cánh tay cũng không thể đáp lại lời của ông. Chính
vì thế mà đoạn đối thoại ấy thực chất vẫn là một đoạn độc thoại :
“Tốt hơn là mày không được sợ và hãy tự tin”, lão nói.
“Kể ra mày cũng được việc đấy”, lão nói với bàn tay trái.
“Đừng nhảy, cá”, lão nói.
“Đến đây, cá”, lão nói.
“Cá ơi”, ông lão nói “Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết
nữa à... ”




Thông qua hình thức đối thoại này chứng tỏ ông lão đã coi con cá như một con người.
ông chiêm ngưỡng và thông cảm với nó, cảm thấy nuối tiếc vì tiêu diệt nó.
2.3. Độc thoại nội tâm.
Tác giả chọn một ông già đánh cá, không họ hàng thân thích. Cuộc sống cô đơn
của ông lão được thông báo ngay từ dòng đầu tiên: Có một ông già nọ, một mình một
chiếc thuyền con thường câu cá ở vùng nhiệt lưu, và càng trở nên khủng khiếp hơn với
tuổi tác của lão. Xan-ti-a-gô có phải là kiểu người thích sống nội tâm hay không, ta
không biết. Nhưng cuộc sống ấy tất nhiên bắt buộc lão phải thu về cuộc sống bên trong.
Nhà văn cố tình xây dựng Xan-ti-a-gô đến bạn bè cũng không có, trừ chú bé Ma-nô-lin,
nhưng suốt mấy tháng trời đi không lại về không, lão chẳng đánh được con cá nào, nên
bố mẹ chú cũng rút con về nốt, bắt đi theo một thuyền khác. Hêminh-uê không đặt Xanti-a-gô vào thế phải lựa chọn gay go quyết liệt, mà tung lão già cô độc ấy ra biển khơi,
giữa một tình huống cũng gay go quyết liệt chẳng kém, đó là cuộc vật lộn giữa con
người với thiên nhiên, giữa cái sống và cái chết, giữa tấn công hay lùi bước. Cũng chính
trong hoàn cảnh ấy những đoạn độc thoại nội tâm của ông lão được xây dựng như:
“Nhưng có lúc tao đã không tìm thấy mày”. Tại sao ta không được sinh ra với hai bàn
tay khỏe... Lão nghĩ.
“Lúc này cứ mỗi phút thì mày lại gần đến nhà hơn. Mất đi hai mươi cân cá thì mày lướt
nhẹ hơn” lão nghĩ.
“Chốc nữa nó sẽ ngoi lên và ta có thể cầm cự. Mày phải cầm cự. Chớ có nói lằng
nhằng” lão nghĩ.
“Và nỗi đau nhức thì chẳng hề gì đối với một người đàn ông” lão nghĩ.

3. Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của độc thoại nội tâm.


Nghệ thuật: Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả, đối thoại
và độc thoại. Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ, thể hiện
nguyên lí “tảng băng trôi”.

Đoạn trích ca ngợi vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi những ước mơ
giản dị mà lớn lao. Tác giả gửi gắm niềm tin vào con người và khẳng định sự thắng lợi của
con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào.Như vậy với các lời nói độc thoại của ông lão,

người đọc như đang được trực tiếp chứng kiến sự việc. Hiểu rõ được nội tâm của nhân
vật, đào sâu tâm lí của con người. Độc thoại nội tâm thường chỉ thích nghi với khuôn
khổ thời gian tâm lí dài và không gian vật lí hẹp. Chẳng ai suy tư và độc thoại nội tâm
trong hoàn cảnh tâm trạng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Cũng chẳng ai độc thoại nội
tâm khi đang đứng giữa chỗ đông người, mà thường là vào lúc đêm khuya tĩnh mịch,
nằm vắt tay lên trán trong căn phòng vắng lặng. Hê-minhuê đưa nhân vật ra khơi. Còn
có không gian nào mênh mông hơn: trời cao vô tận, biển sâu hun hút, bốn phương bát
ngát đều chẳng thấy đâu là bờ là bến.
Nhưng rộng mà lại hẹp vì chỗ nào cũng chỉ đơn điệu trời và biển khiến ta có cảm
giác bị vây bọc như giữa bức tường, chẳng có ngoại cảnh nào làm phân tán tư duy của
ta. Một mình Xan-ti-a-gô trơ trọi giữa trời biển ba ngày đêm, mỗi giờ trong hoàn cảnh
ấy có thể đo bằng cả tháng. Thời gian tâm lí dài là mảnh đất cho độc thoại nội tâm,
nhưng thời gian thực tế cũng kéo dài thì đó là một thử thách cho người cầm bút. Diễn tả
những suy tư bằng độc thoại nội tâm của nhân vật trong vài giờ, hay trong một đêm trằn
trọc mà không muốn rơi vào đơn điệu, nhạt nhẽo đã là khó. Chọn không gian ấy, Hêminh-uê chấp nhận sự thử thách trong cuộc thể nghiệm. Ông đã thành công. Một tác
phẩm rất sinh động, hết sức lôi cuốn, do ông đã làm chủ được biện pháp nghệ thuật độc
thoại nội tâm với ngòi bút tinh vi biến hóa đặc biệt tài tình. Thử xét về mặt phân bố
chung – căn cứ vào bản in của Nhà xuất bản Tác phẩm mới và tạm coi như 86 trang
chính của tiểu thuyết là độc thoại nội tâm, tuy thực ra thỉnh thoảng tác giả cũng có xen
vào đôi ba lời của người dẫn truyện. Từ lúc thuyền rời bến cho đến khi sáng hẳn chiếm


khoảng ba trang, ngày và đêm thứ nhất cho đến sáng hôm sau: 17 trang, ngày và đêm
thứ hai cho đến sáng hôm sau nữa 33 trang, hết ngày và đêm thứ ba cho đến khi thuyền
về bến 33 trang. Khá cân đối và hợp lí. Ngay đêm đầu tiên, cuộc vật lộn chưa gay go.
Xan-ti-a-gô chưa mệt lắm, nên những suy tư chỉ bằng một nửa so với những ngày đêm

thứ hai, thứ ba. Nếu khảo sát chi tiết hơn nữa, ta thấy thời gian đo bằng độc thoại nội
tâm biểu hiện ỏ số trang, ban đêm ít hơn ban ngày. Như thế cũng có sức thuyết phục, vì
Xan-ti-a-gô không ở vào tâm trạng băn khoăn do dự giữa ngã ba đường, đêm nằm vắt
tay lên trán, mà ý chí của lão đã quyết, mọi ý chí suy tư của lão đều được khơi từ những
điều mắt thấy tai nghe, chủ yếu là những gì đập vào thị giác. Khi màn đêm xuống, ngoại
cảnh tiếp nhận được qua kênh ấy bị giảm sút đi nhiều. Tiếp cận các độc thoại nội tâm
trong tác phẩm ta thấy nhà văn sử dụng linh hoạt nhiều dạng, phổ biến là có kèm theo
lời người dẫn truyện như lão nghĩ bụng, lão thầm nghĩ, lão tự nhủ, lão lẩm bẩm. Bên
cạnh cách thức cổ điển ấy, đôi khi ông cũng lược bỏ những lời dẫn truyện ấy đi cho
dòng suy tư của nhân vật được liền mạch hoặc chuyển sang ngôn từ nửa trực tiếp. Nội
dung các độc thoại nội tâm phong phú, sinh động, tuy tản mạn mà không rời rạc, trở
thành một phương thức tự sự, nên nhân vật độc thoại nội tâm liên miên mà không gây
nhàm chán.
Xan-ti-a-gô suy tư bám sát các diễn biến theo chiều thời gian từ trước đến sau
trong ba ngày đêm. Nhưng cũng có khi độc thoại nội tâm của lão đưa ta ngược về quá
khứ, nhớ tới lần lão đánh được đôi cá mạch, hoặc lão chơi trò bàn tay sắt trong một
khách sạn ở Casablanca. Có khi lại là tương lai: Ba bốn ngày nữa sẽ trở trời đây. Nhưng
chưa phải ngay bây giờ. Có khi độc thoại nội tâm hòa tan thành giấc mơ, những giấc
mơ thật sự, vì đôi khi lão mệt quá đã ngủ thiếp đi. Lão mơ thấy một bầy cá lợn khổng lồ
dài đến chục năm, mơ thấy mình đang ở nhà, mơ thấy bãi cát vàng rộng lớn hiện ra
trong bóng chiều tà với đàn sư tử: Trăng mọc đã từ lâu mà lão già vẫn còn say ngủ. Con
cá vẫn kéo đều đều còn chiếc thuyền trôi theo vào một đường hầm những mây. Song,
nếu cứ để lão Xan-ti-a-gô tự nhủ, thầm nghĩ… kéo dài cả ngót trăm trang có lẽ vẫn cứ


nhàm. Hê-minh-uê đã nghĩ ra cách cho lão nhiều lúc thốt lên thành tiếng. Độc thoại nội
tâm trở thành độc thoại, hay nói đúng hơn, mang dáng dấp độc thoại. Lão nói không
phải để cho ai nghe, hơn nữa có ai đâu mà nghe! Để làm cho điều ấy có thể tin được,
nhà văn đưa vào chi tiết: “lão cũng không nhớ đã quen cái thói cứ nói to lên như thế
một mình tự bao giờ”. Xưa kia lão thường cất tiếng hát nghêu ngao một mình, lão hát

vào lúc ban đêm, những khi ngồi một mình giữ lái, trên những chiếc thuyền buồm hoặc
những chiếc ghe câu rùa. Lão bắt đầu mắc cái tật nói to một mình như thế có lẽ kể từ
khi không còn thằng bé đi chung với lão nữa. Cũng có thể nói, các độc thoại nội tâm
thốt lên thành tiếng của ông lão đánh cá thực sự là những đối thoại – đối thoại một
chiều – vì có nói đi mà không có đáp lại. Lão nói với đủ loại đối tượng: cá kiếm, cá
mập, con chim bay ngang qua, cánh tay tê dại của lão… Lão đối thoại một chiều với cả
chính mình, một hình thức hết sức đặc biệt của độc thoại nội tâm trong tác phẩm này:
Lão nói to lên thành tiếng: Nhưng ông bạn ạ, ông có biết là ông chưa ngủ được tí nào
không?... Nếu con cá kia nó cứ thủng thỉnh mà kéo đi như thế thì ông cũng nên kiếm
cách ngủ nghê tí chút. Cứ thao láo con mắt mãi thế này thì đầu óc cũng mụ ra mất
thôi… Đi sâu thêm nữa, ta thấy sang đến ngày thứ ba, kiểu đối thoại một chiều ở
Xan-ti-a-gô giảm hẳn so với mấy ngày trước. Bằng chứng là lão quá mệt rồi! Thậm chí
đôi khi do thói quen lão thốt lên thành tiếng, nhưng không nói to được nữa mà chỉ lẩm
bẩm hoặc bằng một giọng mà chính lão cũng chỉ nghe thấy một cách mơ hồ.
III. KẾT LUẬN.
Như vậy lời văn nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng để làm nổi bật lên
nội dung tác phẩm. Lời văn nghệ thuật bao gồm nhiều kiểu loại trong đó nổi bật là độc
thoại nội tâm. Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nổi trội trong văn bản nghệ thuật
của nhiều nhà văn. Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và cách
thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn. Trong Ông già và biển cả độc thoại nội tâm đảm
nhiệm chức năng thể hiện chiều sâu tâm lí của các nhân vật một cách trực tiếp. Những


lời dẫn chuyện ta gặp luôn trong tác phẩm như lão tự nhủ, lão thầm nghĩ… Và cũng
chính biện pháp nghệ thuật này giúp người đọc đến gần hơn với các nhân vật trong
truyện, và hiểu sâu hơn về tâm lí nhân vật.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Hà Minh Đức – Lê Bá Hán, Cơ sở lý luận văn học. Nxb Đại học và THCN. 1986
2. Trần Đình Sử (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Đại học sư phạm. 2008
3. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 2002

4. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học, Nxb Đại học sư phạm. 2004
5. />


×