Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tieu luan nghe thuat tao hinh CHÙA bái ĐÍNH với KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Quần thể chùa Bái Đính (cách thành phố Ninh Bình 12km, cách cố đô
Hoa Lư 5km) mới được xây dựng từ năm 2003, với quy mô hoành tráng và
được mệnh danh là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á. Chính bởi sự hoành
tráng đồ sộ với nét kiến trúc Phật giáo thuần Việt đã biến nới đây trở thành
thắng cảnh thu hút rất đông du khách thập phương đến tham quan lễ bái.
Kiến trúc của quần thể chùa Bái Đính mang đậm bản sắc Á Đông, được
xây dựng trên địa hình từ thấp lên cao. Năm cấp theo đường chính đạo là:
Tam Quan nội, Tháp chuông, điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát thiên thủ thiên
nhẫn, điện thờ Pháp Chủ và điện Tam Thế.
Với khối kiến trúc công phu, được chế tác bởi các nghệ nhân trong và
ngoài nước, khu quần thể chùa Bái Đính thực sự là một niềm tự hào của Phật
giáo Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, trở thành nơi hành
hương tế lễ của đông đảo phật tử và người dân, cũng là nơi phục vụ cho việc
nghiên cứu kiến trúc đền chùa theo phong cách Phật giáo.


KHÁI QUÁT KIẾN TRÚC QUẦN THỂ CHÙA BÁI ĐÍNH
Như đã nói ở trên, quần thể kiến trúc gồm 5 khu chính, được đặt theo
trục dọc, với các kích thước và khối lượng nguyên vật liệu xây dựng khổng
lồ, xứng đáng là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, là niềm tự hào của Phật
giáo Việt Nam.
I.

TAM QUAN NỘI

Bước qua Cổng Tam quan là bước chân vào không gian của đạo Phật,
với không gian yên tĩnh và thanh bình. Ập ngay vào mắt du khách là Tam
Quan nội với 3 tầng mái được uốn cong ở hai bên, tất cả đều được lợp bằng
gốm Bát Tràng màu nâu đất, tạo không gian cổ kính của những ngôi đình,
chùa truyền thống.


Bên ngoài có 2 con sư tử bằng đá quý, theo quan niệm là đại diện cho
nhà trời. Khi bước vào bất cứ khu vực tâm linh nào, chúng ta đều cần phải cởi
bỏ những vướng bận trần thế, thả hồn vào đức Phật. Bởi vậy ý nghĩa của 2
con sư tử này, như 2 người gác đền, kiểm soát duy nghĩ và cái tâm của tất cả
những du khách bước chân vào nơi đây. Bắt đầu từ Tam quan nội, tâm ta đã
hòa vào đất Phật.


Bên trong, đối diện 2 của Tả và Hữu là 2 pho tượng Hộ Pháp, cao
khoảng 5m và nặng gần 10 tấn. Một người với phong thái ung dung, khoan
thai chuyên làm việc thiện, còn bên kia, với sắc thái dữ tợn, chuyên trừng trị
kẻ gian, giúp loại bỏ những việc ác trên thế gian. Đặc biệt trong Tam quan nội
còn có 4 trụ cột được làm bằng gỗ Tứ thiết. Gỗ Tứ thiết là nhóm cây lấy gỗ
được cho là tốt nhất, được sử dụng trong những công trình quy mô và quan
trọng. Đó là 4 loại gỗ: Đinh – Lim – Sến – Táu. Tổng số gỗ Tứ thiết phục vụ
cho việc xây dựng cho Tam Quan nội là khoảng 550m2 gỗ Tứ thiết.
Hai phía trái phải là 2 dãy hành lang, gọi là La Hán đường, đặt 502 pho
tượng La Hán, trong đó có 2 vị của Việt Nam là Thích Quảng Đức (người đã
tự thiêu để phản đối chiến tránh xâm lược Việt Nam), và Trần Thái Tông
(người sáng tạo ra thiền phái Trúc Lâm và là người phát triển mạnh mẽ Phật
giáo ở Việt Nam). Lối đi của La Hán đường được lát bằng đá, còn các vách
tường được lát bằng khoảng 3500 m2 gỗ Tứ thiết. 502 bức tượng mỗi người
một vẻ, được gọi là Tôn giả, có nghĩa là đệ tử của Phật giáo. Đây đều là
những người góp phần phát triền và truyền bá mạnh mẽ đạo Phật. Ngoài ra
còn có rất nhiều tượng phật nhỏ được đặt lõm vào trong những bức tường, để
những du khách hảo tâm, khi đóng góp cho chùa thì sẽ được ghi danh và khắc
và các tượng phật.
Đi dọc theo khu quần thể, ta thấy có một số loại cây được trồng nhiều
như cây Mít, cây Bồ đề, Đào tiên hay cây Vạn tuế. Cây Mít là loại cây có gỗ
tốt, các đình chùa xưa thường được xây dựng bằng gỗ mít. Ngoài ra, cây Mít

cũng tượng trưng cho sự giác ngộ, niềm tin vào đạo Phật. Cây bồ đề tương
truyền là nơi Sĩ Đạt Đa đã ngồi thiền ở dưới gốc cây Bồ đề và trở thành một
vị Phật. Từ đó trở đi nó được coi như đại diện cho sự giác ngộ và tỉnh thức.
Cây đào tiên và vạn tuế là biểu tượng của sự sung túc, trường thọ và phúc lộc.


II.

THÁP CHUÔNG
Tháp chuông được xây theo kiến trúc hình bát giác, với 3 tầng mái.

Cũng theo như quan niệm của đạo Phật thì số lẻ là số dương, nên các đình
chùa và kiến trúc phật giáo thường dùng số lẻ, số 3 là số đẹp vì là sự kết hợp
giữa số 1 (âm) và số 2 (dương), đồng thời phù hợp với bố cục các quần thể
đền chùa. Tháp chuông có chiều cao là 18.25m và chiều rộng là 17m. Bố cục
tạo cho ta cảm giảm tòa tháp giống hình một bông sen, vốn cũng là một biểu
tượng gắn với đạo Phật. Tòa tháp được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ.

Trong tháp treo quả chuông nặng 36 tấn, thanh xà treo chuông phải làm
bằng bê tông cốt thép mới có thể chịu được sức nặng của quả chuông khổng


lồ này. Quả chuông được đúc bởi các nghệ nhân tại Huế. Bên dưới chuông là
một chiếc trống đồng Đông Sơn nặng 70 tấn. Một đại diện cho đất, một tượng
trưng cho trời, tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc, cũng là nét đặc trưng trong
phong cách Phật giáo.

III.

ĐIỆN THỜ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT

Đi tiếp lên phía trên, ta bước vào điện thờ Quan Thế Âm. Bước qua 7

bậc đá, ta đến khuôn viên của điện thờ. Sân trước điện thời được trang trí


bằng những viên gạch với họa tiết rất tinh sảo. Chỉ có ở đây, các viên gạch lát
sân mới được trang trí với những hoa văn uyển chuyển duyên dáng của những
cánh hoa.

Bước vào trong, ta sẽ được chiêm ngưỡng tượng Quan Thế Âm nghìn
mắt nghìn tay. Tượng cao gần 10m, được đúc bằng đồng, nặng 40 tấn. Đây là
pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Mỗi lòng bàn tay đều có
một con mắt, ý nghĩa là Phật Quan Âm luôn soi tỏ thế gian, nhìn thấu được
mọi chuyện. Và số mắt đủ 1000 chứ không phải như nhiều người nghĩ là chỉ
làm tượng trưng ở một số cánh tay lớn.
Hai bên tượng Quan Thế Âm Bồ Tạt là đôi chim hạc đứng trên mai rùa.
Đây là những linh vật được dùng phổ biến trong kiến trúc phật giáo, thể hiện
sự hài hòa âm dương. Hạc tượng trưng cho chân lý, rùa tượng trưng cho sự
trường tồn. Điều này thể hiện sự trường tồn trong những giá trị của đạo Phật,
còn mãi theo thời gian để răn dạy nhân dân. Mỗi cặp Hạc – Rùa nặng 1,5 tấn.


IV.

ĐIỆN PHÁP CHỦ
Phần kiến trúc thứ 4 là điện Pháp Chủ, được xây dựng bằng bê tông giả

gỗ. Trước điện là khuôn viên hồ nước tuyệt đẹp với các cột đá bao quanh, có
37 bậc đá trước khi lên đến điện. Điện có 2 tầng mái cong với chiều cao lên
đến 30m, rộng hơn 40m. Điện có 5 gian, trong đó gian ở giữa rộng nhất, thờ

pho tượng Phật Tổ Như Lai đúc bằng đồng với khối lượng gần 100 tấn.
Tượng Phật ngồi trên đài sen, phong thái ung dung khoan thai. Tay phải của
tượng Phật cầm bông sen mang ý nghĩa thanh cao, thuần khiến, sẽ giúp con
người tìm được chính mình, gieo nhân nào gặt quả ấy. Hai bên tượng Phật Tổ


là 8 vị được gọi với cái tên Thiên Long Bát Bộ hay Bát Bộ Kim Cương, là
những người học trò gần gũi nhất của Phật, có vai trò bảo vệ đức Phật.

Tương truyền khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn thì thi thể của
Người được phật tử hỏa táng, sau đó thu được 84000 viên ngọc xá lị (xá lợi).
Theo quan niệm tâm linh thì đây là thành quả của việc tu luyện, làm việc
thiện trọn đời của Phật Tổ. Ở trong điện Phật Chủ có 16 viên ngọc xá lị, trong
đó có 10 viên do các trụ trì từ Myanma và Thái Lan trao tặng.
Trên đường đi ta còn thấy có 1 ngôi tháp đang xây dựng, đó là tháp Bồ
Đề. Mô hình đầy đủ của thác được trưng bày trong điện Tam thế, kiến trúc
cuối cùng và cao nhất trong quần thể chùa Bái Đính. Tòa tháp cao cần 100m
và gồm 13 tầng, khi xây dựng xong là sẽ là một công trình hoành tráng. Du
khách lên trên tầng cao nhất có thể bao quát toàn bộ khu danh thắng Bái Đính
và Tràng An. Theo như mô hình thì ngoài tháp chính, còn có 2 tháp nhỏ ở bên
trái và bên phải, mỗi tháp cao 5 tầng.


V.

ĐIỆN TAM THẾ
Đây là một ngôi điện hoành tráng, với kiến trúc 3 tầng mái cong, gồm

12 mái ở 4 phía, với diện tích lên tới gần 3000m 2 , gồm 7 gian. Trước điện là
bức phù điêu Tứ linh với diện tích 100m 2, cùng với pho tượng Thần tài bằng

đá quý Thủy trầu, tượng trưng cho sự phát triển, an khang thình vượng và sự
hài hóa với vạn vật trong thiên nhiên.Trong điện thờ 3 vị Phật Tổ Như Lai,
tượng trưng cho Quá khử, Hiện tại và Tương lai.


Ngôi điện cao 34m, gồm 66 cột bê tông sơn giả gỗ. Tương truyền Phật
gia có 3000 đệ tử, mỗi thời 1000 người. Ba vị đại diện cho 3 thời là A di đà
đại diện cho Quá khứ, Thích Ca Mâu Ni đại diện cho hiện tại và Di Nặc đại
diện cho tương lai. Mỗi pho tượng nặng khoảng 50 tấn, cao hơn 7m, mỗi pho
được dát 16kg vàng nguyên chất. Mỗi pho tượng đều mang một thần thái
riêng, tượng trưng cho 3 giai đoạn trong cuộc đời của mỗi con người. Mỗi
người đến đây đều mang trong mình những chuyện trong quá khứ, những việc
hiện tại mình đang làm và những mong muốn trong tương lai. Đến đây để cầu
mong cho vạn sự được thuận lợi, tâm hồn được bình an và may mắn trong
suốt một năm.

Bên phải điện Tam thế còn có 1 tượng Thần tài lớn nữa, được đặt trên
cao, cách mặt sân điện Tam thế khoảng hơn 100 bậc thang. Lên trên khuôn
viên đặt tượng Thần tài, ta có thể mở rộng tầm mắt ra xung quanh khu vực,
nhìn ngắm những con suối, những rặng núi xung quanh, và bao quát toàn bộ
khuôn viên tại Bái Đính.


KẾT LUẬN
Như vậy là ta đã kết thúc một vòng tham quan quần thể chùa Bái Đính
mới, một công trình được đầu tư vô cùng hoành tráng và công phu, thể hiện
niềm tin vào tâm linh, vào những điều hay lẽ phải và Phật giáo dành tặng cho
chúng ta, để lại nhiều luyến tiếc cho du khách.
Mỗi người đều có một đức tin, một quan niệm về tâm linh. Dù là những
phật tử hay du khách thì khi đến nơi đây, tâm hồn ta được tĩnh tại, thư thái thả

hồn mình vào thắng cảnh, vào cỏ cây hoa lá, vào những công trình nghệ thuật,
tạm rời xa những khó khăn trần tục. Đạo Phật không chỉ mang trong mình
những triết lý sâu xa, những điều hay lẽ phải để giúp con người ta sống tốt
hơn mà còn tạo nên một nét kiến trúc riêng, phong phú và đặc sắc. Việc tìm
hiểu kiến trúc ở quần thể chùa Bái Đính sẽ giúp ta có được cái nhìn đầy đủ
hơn về kiến trúc Phật giáo, thấy được ảnh hưởng của nó tới phong cách đền
chùa và tín ngưỡng của người dân Việt Nam như thế nào.


Hãy thử một lần đến đây để trải nghiệm một không gian văn hóa, kiến
trúc Phật giáo rất Việt Nam, để thấy thêm tự hào và yêu quê hương nhiều hơn!

BÀI TẬP TẠO MẪU LOGO
Mẫu 1:

Mẫu 2:


Mẫu 3:


MẪU BẢNG CHẤM ĐIỂM


Nhận xét
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Điểm bằng số


Điểm bằng chữ

Cán bộ chấm thi thứ nhất

Cán bộ chấm thi thứ
hai



×