Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phân tích tình hình phát hành và sử dụng thẻ Đa năng ACTIVEplus của NHTMCP Quân đội_ Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 20082010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.29 KB, 64 trang )

Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ
THẺ NGÂN HÀNG
1. Những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán:
1.1.

Sự ra đời của thẻ thanh toán:

Khoảng hơn 3000 năm trước đây, do nhu cầu trao đổi hàng hoá đòi hỏi và
để cho sự buôn bán của các doanh thương thời đó tiện lợi hơn nên các món nợ
và thanh toán hoá đơn được giải quyết bằng cách trả trước 1/3 tiền mặt, phần
còn lại bằng ngân phiếu. Cho đến thế kỷ XVII, khi phát minh ra tiền giấy, thì
việc trao đổi và mua bán mới diễn ra dễ dàng hơn nhiều.
Năm 1730, ông Christopher Thornton, doanh thương về bàn tủ đã quảng
cáo và đưa ra chương trình mua trả góp đầu tiên trong lịch sử thương mại loài
người. Từ thế kỷ XVIII, cho đến đầu thế kỷ XX, những người Tallymen bán
trang phục cho khách hàng bằng cách trả góp hàng tuần. Họ được gọi là
Tallymen vì hồ sơ trả tiền của khách được lưu giữ và tính toán trên một miếng
gỗ, tiền nợ được ghi trên một đầu và tiền trả hàng tuần được khắc trên đầu kia.
Chương trình mua trả góp ”Buy now, paylater” mãi tới năm 1920 mới được
giới thiệu tới Hoa Kỳ, dịch vụ này vẫn còn giới hạn ở từng cửa hàng.
Năm 1949, ông Frank X. McNamara, một doanh nhân người Mỹ (vị Tổ
khai sinh ra thẻ tín dụng) đã thành lập công ty đầu tiên phát hành thẻ tín dụng,
200 chiếc thẻ Credit Card đầu tiên đã cấp cho những người giàu có và có tiếng
tăm trong xã hội tại New York và những chiếc thẻ này chỉ được sử dụng hạn
chế trong 27 nhà hàng sang trọng ở New York.
Thẻ ngân hàng đầu tiên trên thế giới được phát hành vào những năm 60.


Năm 1966, một tập đoàn Mỹ có tên gọi Western States BankCard Association
đã mở rộng quan hệ với các tập đoàn tài chính khác và bắt đầu tung ra thị
trường loại thẻ MasterCharge. Năm 1979, nó được đổi tên thành MasterCard để
chứng tỏ vị thế thống lĩnh thị trường và phát triển thêm những dịch vụ mới.
Nhưng ngành kinh doanh thẻ của Mỹ bị đổ bể khi phát hành thẻ một cách
vô tội vạ. Tháng 10/1970, Tổng thống Richard Nixon ký một đạo luật cấm
những nhà phát hành thẻ không được gởi thẻ cho những ai không có nhu cầu và
quy định rằng nếu người mang thẻ báo là bị mất hoặc bị ăn cắp thẻ thì họ được

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

1


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

xoá trách nhiệm thanh toán nợ. Sau này luật pháp quy định chặt chẽ hơn vấn đề
phát hành và sử dụng thẻ.
Do thẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi, các công ty và ngân hàng liên
kết với nhau để khai thác lĩnh vực thu nhiều lợi nhuận này. Thẻ dần được xem
như một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán. Các
loại thẻ Master, Visa, Diners Club, JCB, American Express (Amex) được sử
dụng phổ biến và rộng rãi trên toàn cầu, các loại thẻ thay nhau phân chia những
thị trường rộng lớn. Nhưng hiện tại thì Visa và Master là hai loại thẻ quyền lực
nhất.
Thực tế, thẻ thanh toán không chỉ do ngân hàng phát hành mà còn có thể
do các công ty dầu lửa hay các cửa hàng, công ty kinh doanh lớn phát hành. Về

nguyên lý, nó cũng được sử dụng như thẻ ngân hàng
1.2.

Khái niệm thẻ thanh toán:

Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách
diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Dưới đây là một số khái niệm
về thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng
hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý
hoặc các máy rút tiền tự động.
Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính, được phát hành bởi
ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty.
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người
chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch
vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Thẻ thanh toán là phương tiện ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông
qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa ngân hàng
hay các công ty tài chính với các điểm thanh toán. Nó cho phép thực hiện thanh
toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh
toán.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

2


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1
1.3.


GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Tính năng của thẻ thanh toán:

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán, do đó có thể dùng nó để thanh
toán khi mua hàng hoá dịch vụ tại những đơn vị có chấp nhận thanh toán thẻ.
Là phương tiện ứng tiền mặt có thể dùng để yêu cầu rút tiền mặt trong
khoảng hạn mức tín dụng cho phép tại các ngân hàng đại lý là thành viên của tổ
chức thẻ; hoặc rút tiền mặt tại các máy ATM mang thương hiệu, biểu tượng có
liên quan trên toàn cầu và hoạt động 24/24h khi có nhu cầu.
Sử dụng thẻ thanh toán là một trong những biện pháp chống tiền giả hữu
hiệu, giúp tiết kiệm tiền mặt, chi phí phát hành, thay thế, xử lý, vận chuyển…
1.4.

Phân loại thẻ thanh toán:

Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: Phân loại theo công nghệ sản
xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi
lãnh thổ…
1.4.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: có 3 loại :
 Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi,
tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay, người ta không
còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ, dễ bị giả mạo.
 Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với 2 băng từ
chứa thông tin đằng sau mặt thẻ.
 Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán,
thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy tính.
Trên thế giới, thẻ chip hay còn gọi là thẻ thông minh đang trở thành một
xu hướng. Bắt đầu từ đầu năm 2006, các tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard

chính thức đề nghị các ngân hàng Việt Nam phát hành thẻ chuyển đổi sang
EMV. EMV(viết tắt của Europay, MasterCard và Visa) là chuyển đổi từ thẻ từ
sang thẻ chip với các loại thẻ tín dụng hoặc ghi nợ.
Về mặt kỹ thuật, thẻ chip có nhiều tính năng hơn hẳn so với thẻ từ. Chip
gắn trong thẻ có những không gian cho nhiều ứng dụng khác nhau. Một thẻ
chip có thể sử dụng như là một thẻ ngân hàng, một chứng minh thư, thẻ tín
dụng, cũng có thể dùng thẻ để trả phí giao thông hay lưu trữ các thông tin về y
tế, bảo hiểm xã hội, thông tin về cá nhân... Sự khác nhau cơ bản giữa thẻ từ và

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

3


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

thẻ chip là ở chỗ thẻ chip áp dụng quy trình EMV ngay trên thẻ(ngay trên
chip), còn thẻ từ chỉ áp dụng EMV tại kho dữ liệu. Chính vì thế, tính bảo mật
của thẻ chip cũng vượt trội hơn hẳn so với thẻ từ. Người sử dụng không lo sợ
bị sao chép, mất dữ liệu; thẻ tăng cường bảo mật với việc xác nhận chủ thẻ
bằng mã pin chứ không phải chữ ký... Ở thẻ từ, kẻ xấu có thể cài một camera
nhỏ vào máy ATM để ghi lại những cú bấm phím. Sau đấy, chúng sẽ đọc những
thông tin trong dải từ, và có thể làm nhái một chiếc thẻ giống như bản gốc. Đối
với thẻ chip, việc làm này gần như là không thể thực hiện được. Theo ước tính
của Visa, khả năng làm giả thẻ thông minh có thể giảm tới trên 70%. Xét về
mặt không gian thì thẻ từ chật chội hơn rất nhiều so với thẻ chip. Do đó, sau
này khi ngành ngân hàng ngày càng phát triển, thẻ từ sẽ khó có thể đáp ứng

những dịch vụ gia tăng. Xu hướng chuyển sang hộ chiếu và visa có gắn chip
nhằm mục đích bảo vệ và thông quan tự động cũng đã bắt đầu được triển khai.
Từ các đặc điểm trên, Hiệp hội Công nghệ thẻ quốc tế đã khuyến khích các
ngân hàng, định chế tài chính phát hành thẻ từ chuyển sang thẻ chip
1.4.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ:
 Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo
đó, người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng theo thoả thuận
các điều kiện với Tổ chức phát hành thẻ để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại
những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay... chấp nhận loại thẻ này.
 Thẻ ghi nợ (Debit Card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền
với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay
dịch vụ, giá trị những giao dịch này sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài
khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách
sạn... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách
sạn.... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự
động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hữu
hiệu trên tài khoản của chủ thẻ.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

4


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:

- Thẻ Online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay
lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.
- Thẻ Offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài
khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày
 Thẻ trả trước: là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả
cho Tổ chức phát hành thẻ. Bao gồm: Thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả
trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô
danh).
 Thẻ rút tiền mặt ( Cash Only): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền
tự động hoặc ở ngân hàng.
Thẻ rút tiền mặt có 2 loại :
- Loại 1: chỉ rút tiền mặt tại những máy tự động của ngân hàng phát
hành.
- Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở ngân hàng phát hành mà
còn được sử dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tham gia tổ chức
thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ
1.4.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:
 Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do
vậy, đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó. Do đó, thẻ được Tổ
chức phát hành tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng
các ngoại tệ mạnh để thanh toán. Do đó, thẻ được Tổ chức phát hành thẻ
tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc thẻ được Tổ chức nước ngoài phát
hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My


5


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

1.4.4. Phân loại theo chủ thể phát hành:
 Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card): bao gồm: Thẻ ghi nợ, Thẻ tín
dụng.
 Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí
của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn...
phát hành như: Diners Club, Amex, thẻ Tiết kiệm Bưu điện, thẻ thanh toán thay
tiền mặt của các hãng taxi như Mailinh, Vinataxi…
2. Thẻ ngân hàng:
2.1.

Khái niệm thẻ ngân hàng:

Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho
khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác,
có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hoặc tại các
máy rút tiền tự động.
Lợi ích của việc sử dụng thẻ ngân hàng:
Thẻ ngân hàng là hình thức thanh toán tiên tiến, có độ an toàn cao, thanh
toán nhanh, thuận tiện, văn minh, là loại phương tiện thanh toán dễ bảo quản,
cất giữ khi mang theo. Thủ tục cấp thẻ dễ dàng, nếu phải ký quỹ được hưởng
lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Và khách hàng còn được hưởng nhiều lợi ích

khác từ ngân hàng như: hỗ trợ, tư vấn, truy vấn thông tin thông qua các phương
tiện truyền thông hiện đại.... Có nhiều loại thẻ với các hạng thẻ khác nhau để
khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Điều kiện sử dụng thẻ:
Để được sử dụng thẻ ngân hàng, khách hàng phải thực hiện các thủ tục
đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của ngân
hàng phát hành thẻ. Sau khi được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận, khách
hàng phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với ngân hàng.
Trong quá trình sử dụng, nếu mất thẻ, người sử dụng thẻ phải thông báo
ngay bằng văn bản cho ngân hàng phát hành thẻ để thông qua ngân hàng đại lý
thanh toán báo cho đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ biết.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

6


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Khi sử dụng hết hạn mức hoặc hết thời hạn sử dụng của thẻ, nếu có nhu
cầu, người sử dụng thẻ phải đến ngân hàng phát hành thẻ để làm thủ tục sử
dụng tiếp.
2.2.

Các loại thẻ:

 Thẻ ghi nợ: là loại thẻ gắn liền với tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài

khoản séc của khách hàng. Khách hàng sử dụng loại thẻ này thì giá trị giao
dịch được khấu trừ ngay vào tài khoản của khách hàng, đồng thời ghi Có ngay
vào tài khoản của người thụ hưởng.
 Thẻ tín dụng: là loại thẻ được sử dụng phổ biến, ngân hàng cho phép
chủ thẻ sử dụng một hạn mức nhất định. Đối với những khách hàng có quan hệ
thường xuyên với ngân hàng, có tình hình tài chính tốt, luôn đảm bảo khả năng
thanh toán thì ngân hàng cho phép sử dụng thẻ tín dụng.
 Thẻ rút tiền mặt: với chức năng chuyên biệt chỉ để rút tiền mặt, nên chủ
thẻ phải ký quỹ một số tiền trên thẻ. Hiện nay thẻ ATM dùng để rút tiền tại các
máy ATM, chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch thanh toán các chi phí như: điện,
nước, điện thoại,…
2.3.

Quy trình thanh toán thẻ:

(2)

Chủ sở hữu thẻ
(1b)

(1a)

Ngân hàng phát
hành thẻ

(3)
(6)

Đơn vị chấp
nhận thẻ

(4)

(5)

Ngân hàng đại lý
thanh toán thẻ

(1a) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát
hành thẻ thanh toán (nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng nộp thêm Ủy
nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền
vào tài khoản thẻ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ).
(1b) Căn cứ giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra
thủ tục và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu đủ điều kiện thì ngân
hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp thẻ cho khách hàng và hướng dẫn khách
hàng sử dụng thẻ khi thanh toán.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

7


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Ngân hàng phát hành thẻ phải quản lý và giữ bí mật tuyệt đối về mật mã
sử dụng thẻ của khách hàng.
(2) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ để kiểm
tra, đưa thẻ vào máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in

biên lai thanh toán ( 3 liên).
(3) Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) giao lại thẻ và 1 liên biên lai thanh
toán cho chủ sở hữu thẻ.
(4) ĐVCNT lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân hàng đại lý
thanh toán thẻ để được thanh toán.
(5) Nhận được biên lai thanh toán kèm theo bảng kê biên lai thanh toán do
đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ gửi đến; sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh
toán, ngân hàng đại lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay theo yêu
cầu của đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.
(6) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ thanh toán với ngân hàng phát hành
thẻ (qua thủ tục thanh toán giữa các ngân hàng).
3. Vai trò của việc sử dụng thẻ trong việc thanh toán :
-

Sử dụng thẻ mang lại rất nhiều thuận lợi trong việc thanh toán.

-

Sử dụng thẻ để thực hiện các dịch vụ tiện ích kèm theo.

-

Thẻ là cầu nối nhanh chóng giữa ngân hàng và khách hàng.

-

Thẻ giúp việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, bí mật và an toàn.

-


Sử dụng thẻ nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ngân hàng điện tử.

4. Sự cần thiết khách quan phải tăng cường sử dụng thẻ ACTIVEplus:
-

Dựa vào vai trò của việc sử dụng thẻ ta có thể thấy được sự cần thiết

của việc sử dụng thẻ trong nền kinh tế hiện nay.
-

Do sự phát triển công nghệ không ngừng của ngân hàng nên yêu cầu

sử dụng thẻ ngày càng tăng.
-

Ngày nay, các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa

diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách, nên nhu cầu
thanh toán, giao dịch trên các ngân hàng điện tử ngày càng tăng.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

8


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 1
-

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng


Do thực trạng hiện nay ở nước ta việc thanh toán bằng tiền mặt còn

phổ biến, nên việc sử dụng thẻ còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong giao
dịch.
-

Song hành với sự phát triển hàng ngày của nền kinh tế là luôn tồn tại

những tệ nạn như tiền giả, rửa tiền…vì vậy đẩy mạnh việc sử dụng thẻ cũng là
một giải pháp tốt chống lại các loại tệ nạn này.
-

Xu thế nền kinh tế Thế giới hiện nay là thanh toán không dùng tiền

mặt, muốn kịp đà phát triển toàn cầu thì phải bắt nhịp được với xu thế này..

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

9


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG
THẺ ĐA NĂNG ACTIVEplus CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI_CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM 2008-2010

1. Giới thiệu chung về NHTMCP Quân đội_Chi nhánh Đà Nẵng:
1.1.

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức được thành lập và đi vào
hoạt động ngày 4/11/1994. Với trụ sở chính hiện đặt tại số 3 đường Liễu
Giai_quận Ba Đình_thành phố Hà Nội. Hơn 16 năm qua, NHTMCP Quân đội
liên tục giữ vững vị thế là một trong những NHTMCP hàng đầu, luôn được
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn
trong và ngoài nước.
Đặc biệt, trong năm 2007, Ngân hàng đã thực hiện quyết liệt hoàn thành
việc chuyển giao công nghệ hiện đại quản lý Core banking thay thế từ IBank
sang T24 do Temenos thực hiện, thực hiện giao dịch trực tuyến, tổ chức nhiều
chương trình đào tạo và tăng cường giám sát nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng hoàn thành việc xây dựng Chiến lược phát triển
Thẻ, từng bước hoàn thiện tổ chức khối Khách hàng doanh nghiệp và Khối
khách hàng cá nhân. Đồng thời, Ngân hàng cũng đẩy mạnh nghiên cứu phát
triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại để đáp ứng những nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng.
Năm 2008 là năm nền kinh tế trong và ngoài nước có rất nhiều biến động
phức tạp và rất khó khăn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng do ảnh
hưởng của chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ, thị trường bất động
sản, thị trường chứng khoán suy giảm sâu….Vì vậy, để có thể phát triển trong
bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng xác định mối
quan hệ với các đối tác chiến lược là bước đi quan trọng và cần thiết. Ngân
hàng cũng tiếp tục ký kết và triển khai nhiều thoả thuận hợp tác với các đối tác
để trao đổi các lợi thế, chia sẻ các cơ hội, hợp tác cùng phát triển. Và không chỉ
quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, thận trọng trong sử dụng nguồn vốn cũng là

một nguyên tắc luôn được duy trì và quan trọng hàng đầu đối với Ngân hàng.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

10


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Trong những năm qua, Ngân hàng luôn giữ được tỷ lệ khả năng chi trả cao hơn
mức quy định tối thiểu bằng 1 của NHNN.
NHTMCP Quân đội_CN Đà Nẵng được thành lập vào đầu năm 2004, Chi
nhánh chính hiện nay toạ lạc tại số 54 đường Điện Biên Phủ_Tp.Đà Nẵng, với 4
đơn vị trực thuộc: Chi nhánh Vĩnh Trung, PGD Hải Châu, PGD Hoà Khánh và
PGD Sông Hàn. Sau hơn 7 năm hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu,
đến nay bằng những giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội,
Chi nhánh đã và đang từng bước đi lên góp phần vào sự phát triển của thành phố
Đà Nẵng. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu phục vụ khách hàng trên địa bàn Đà Nẵng,
Chi nhánh đã và đang phục vụ cho các doanh nghiệp quốc phòng và khách hàng
hoạt động có hiệu quả tại khu vực miền Trung.
1.2.

Nhiệm vụ kinh doanh của NHTMCP Quân đội_CN Đà Nẵng:

NHTMCP Quân đội_CN Đà Nẵng là một chi nhánh trực thuộc của MB,
hạch toán độc lập, không có tư cách pháp nhân.
NHTMCP Quân đội-CN Đà Nẵng được thực hiện tất cả các nghiệp vụ của MB

cụ thể như sau:
- Huy động vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức, dân cư.
- Nhận vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong nước, ngoài
nước.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
phục vụ kinh doanh, dịch vụ, tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án.
- Cho vay trả góp tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, quân nhân,
giáo viên.
- Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu.
- Cho vay mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh vay vốn…
- Dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hộ cho các doanh nghiệp.
- Dịch vụ hiều hối.
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ
- Góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần.
- Dịch vụ tư vấn tài chính.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

11


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2
1.3.

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Cơ cấu phòng ban:


Chú thích:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

P.
Thanh
toán
quốc
tế

1.4.

P.
Kế
toán &
QHK
H

P.
KH

nhâ
n


PHÓ GIÁM
ĐỐC

P.
Quản
lý tín
dụng

P.
KH
Doanh
nghiệp

P.
Hành
chính Nhân sự

P.
CNTT
KV
M.Trun
g
& Tây
Nguyên

P.
KSN
B
khu
vực

Miền
Trun
g

Khái quát về tình hình kinh doanh của NHTMCP Quân đội
_Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2008-2010:

Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Quân đội_CN Đà Nẵng
năm 2010 có nhiều biến chuyển hơn năm 2008 và 2009. Các hoạt động kinh
doanh như cho vay hay huy động đều tăng hơn so với năm 2008 và 2009. Bảng
số liệu dưới đây sẽ phản ánh rõ hơn tình hình đó của Chi nhánh:

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

12


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Quân đội_CN Đà
Nẵng qua 3 năm 2008-2010
Chỉ tiêu
I/ Thu
nhập
1.Thu về
hoạt
động Tín

dụng.
2.Thu về
dịch vụ
thẻ
3. Thu
nhập
khác
II/ Chi
phí
1. Chi
phí hoạt
động Tín
dụng.
2. Chi
phí hoạt
động
dịch vụ
thẻ
3. Chi
phí khác
III/ Thực
lãi

(đvt: Triệu đồng)

Năm

Chênh lệch
2010/2008


Tỷ trọng (%)

2008

2009

2010

2008

2009

2010

± Mức

±%

277.441

311.366

334.563

100

100

100


57.122

20,59

258.459

290.659

310.379

93,16

93,35

92,76

51.920

20.09

361

406

575

0,13

0,13


0,17

214

59,28

18.621

20.301

23.609

6,71

6,52

7,07

4.988

26,79

254.989

287.499

303.648

100


100

100

48.659

19,08

208.835

238.236

251.749

81,9

82,86

82,91

42.914

20,55

1.393

1.947

2.054


0,55

0,68

0,68

661

47,45

44.761

47.316

49.845

17.55

16,46

16,41

5.129

11,47

23.867

30.915


-

-

-

8.463

37,69

22.452

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

13


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Qua các chỉ tiêu phân tích và bảng số liệu, so với năm 2008, kết quả đạt
được năm 2010 tăng 8.463 triệu đồng tương ứng tăng 37,69 %. Cụ thể:
Qua cả 3 năm thì thu nhập về hoạt động tín dụng luôn cao nhất ( chiếm
trên 92%). Năm 2010, trong tổng thu nhập, thu về hoạt động tín dụng tăng cao
nhất, đạt 310.379 triệu đồng chiếm 92,76 %, tăng 57.122 triệu đồng so với năm
2008, tương ứng tăng 20,59 %. Thu về tín dụng luôn cao là do: Ngân hàng đã
nghiên cứu và đưa thêm vào danh mục các sản phẩm như cho vay dựa trên
khoản phải thu và hàng tồn kho, cho vay chứng khoán, cho vay ứng trước tiền

bán chứng khoán, cho vay mua nhà chung cư và đất dự án, cho vay tín chấp
cán bộ công nhân viên, cho vay bác sỹ, cho vay mua ô tô mới và cũ… nhằm
đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cùng với việc mở
rộng danh mục sản phẩm, Ngân hàng cũng đã thực hiện nghiêm túc Quyết định
số 18 của NHNN về phân loại nợ, trích lập và dự phòng, cũng như được sự
quan tâm và chỉ đạo sát sao của Hội sở đã làm cho tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
giảm đáng kể.
Riêng về dịch vụ thẻ của ngân hàng qua 3 năm, chi cho hoạt động của
dịch vụ tăng cao, chi 2.054 triệu đồng vào năm 2010 đã làm cho chi phí tăng
lên 661 triệu đồng (tăng 47,45 %) so với mức chi của năm 2008. Nguyên nhân
chủ yếu là do: Ngân hàng đang trong quá trình tập trung đầu tư mới, nâng cấp
và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hơn nhằm cung cấp cho
khách hàng nhiều tiện ích nhất khi sử dụng dịch vụ của Ngân hàng, đồng thời
tạo đà cho mục tiêu phát triển lâu dài. Mặt khác, do trên địa bàn Đà Nẵng trong
3 năm trở lại đây, sự tập trung ngày càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của
các ngân hàng với hàng loạt các loại thẻ được cung ứng khối lượng lớn đã tạo
nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Do vậy, để có thể cạnh tranh
trong lĩnh vực mới mẻ này, Ngân hàng cũng đã sử dụng linh hoạt các chính
sách thiết thực nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng như: miễn phí phát
hành thẻ, miễn phí sao kê, miễn phí tra soát, cung cấp miễn phí các dịch vụ gia
tăng, giảm phí sử dụng thẻ (phí thường niên, phí cấp lại PIN)…đã làm chi phí
tăng lên. Tuy nhiên năm 2010, thu về dịch vụ thẻ đã chiếm 0,17 %, tăng 214
triệu so với năm 2008 (tăng 59,28 %); đây cũng là kết quả đáng mừng vì chứng

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

14


Báo cáo thực tế

CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

tỏ các cán bộ của Ngân hàng đã rất cố gắng trong công tác tuyên truyền làm
thay đổi dần nhận thức của người dân, giúp người dân hiểu và làm quen với
việc thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng thẻ ngày càng nhiều sẽ góp phần
đem lại nguồn thu đáng kể cho hoạt động Ngân hàng.
Nhìn chung, trong những năm trở lại đây, Ngân hàng đã tổ chức thành
công nhiều sự kiện quan trọng, tích cực đưa tin về các hoạt động của Ngân
hàng trên các báo cáo, trang web, tăng cường tiếp xúc với các cơ quan báo chí.
Đồng thời, Ngân hàng cũng chuẩn hoá lại các biển hiệu cho Chi nhánh, nâng
cấp trang web militarybank.com.vn, góp phần tăng cường giới thiệu hình ảnh
của Ngân hàng một cách hiện đại và chuyên nghiệp hơn, thu hút được ngày
càng nhiều sự quan tâm của công chúng và mang lại nhiều kết quả thiết thực
cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn.
Với những thành quả đạt được, Ngân hàng đang dần tạo được vị thế ngày
càng vững chắc trên mảng thị trường bán lẻ.
2. Tình hình chung về hoạt động của thẻ trên địa bàn Tp.Đà Nẵng:
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP Đà
Nẵng, các ngân hàng thương mại đã liên kết với hơn 95% các cơ quan, DN trả
lương bằng ngân sách Nhà nước. Hiện nay trên địa bàn Đà Nẵng có 364 máy
ATM (tính đến ngày 31-12-2010) phục vụ cho việc rút tiền, và số lượng thẻ
phát hành trong năm 2010 khoảng 510.246 thẻ, đây là một trong những địa
phương có số lượng thẻ ATM đã phát hành được đánh giá trung bình khá so với
tỷ lệ dân số
Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung Tây Nguyên, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đà
Nẵng, toàn thành phố hiện có 60 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài
chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh (Việt - Thái,
VID Public, Indovina, Việt - Nga và HSBC), 41 ngân hàng thương mại cổ phần

(Quân đội, Ngoại thương, Công thương, Kỹ thương, Á Châu, VPBank, Hàng
Hải, EximBank, Việt Á, Đông Á, Sài Gòn Thương tín, Sài Gòn Công thương,
Phương Nam, Phương Đông, Phương Tây, Quốc tế, GP.Bank, PGBank, An
Bình, SHB, Nam Việt, Gia Định, Đại Tín, Kiên Long, ViệtBank, HDBank,

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

15


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

OceanBank, Bảo Việt...), 8 ngân hàng nhà nước (Ngân hàng Nhà nước TP Đà
Nẵng, Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
MHB...), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài
chính, 3 công ty cho thuê tài chính, 01 Quỹ Đầu tư Phát triển địa phương và
hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng. Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch
chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh
- con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung.
Trong một vài năm trở lại đây, thị trường thẻ ghi nợ nội địa đã có những
bước phát triển ngoạn mục, đặc biệt với chỉ thị 20/2007CP-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, khi mà xu thế không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến,
phần lớn các doanh nghiệp đều tiến hành trả lương qua thẻ ATM, tạo cụ hích
đưa lượng thẻ ATM tăng cao qua các năm sau đó.
Bảng 2.2. Số máy ATM và số thẻ ATM được phát hành trên địa bàn Tp.
Đà Nẵng giai đoạn 2004_2007.
Chỉ tiêu

ĐVT
Số máy ATM
máy
Tăng (giảm) so với
năm 2004
máy
Số thẻ ATM phát
hành
thẻ
Tăng (giảm) so với
năm 2004
thẻ

2004
27

2007
204

Năm
2008
258

_

177

54

41.75

0
_

2009
317

2010
364

59

47

321.236 394.154 446.378 510.246
279.486

72.918

52.224

63.868

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, là
thành phố trẻ năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12 –
13%/năm. Nền tảng cho sự phát triển kinh tế thành phố là bước đầu khai thác
hiệu quả về hạ tầng đô thị với việc hàng loạt công trình được hoàn thiện và đưa
vào sử dụng. Năm 2008,2010 mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu và lạm
phát đã làm cho nền kinh tế trong nước chùng xuống và thành phố đã chịu
những tác động nhất định. Song, với sự cố gắng và quyết tâm, thành phố vẫn
duy trì tốc độ tăng trưởng và nâng cao chất lượng ở một số nhóm ngành kinh tế

có thế mạnh.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

16


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Qua bảng thống kê cho thấy: Từ năm 2004 đến 2010 số lượng thẻ ATM
tăng lên đột biến qua các năm, từ 41.750 thẻ (năm 2004) lên 510.246 thẻ (năm
2010). Và số lượng máy ATM tăng từ 27 máy (năm 2004) lên 364 máy (năm
2010). Qua những con số này ta có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường thẻ ở Đà Nẵng trong thời gian qua. Và hiện nay các ngân hàng vẫn đang
ra sức đẩy mạnh đầu tư mở thêm các máy ATM trong nội thành cũng như ngoại
thành Thành phố,như vậy sẽ góp phần tăng sự thuận lợi hơn cho người sử dụng
và từ đó tạo đà gia tăng hơn nữa lượng thẻ phát hành trên thị trường,. Mặt khác,
theo Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, dân số của thành phố thống kê được ở
thời điểm 31/12/2010 là 912.080 người, trong đó, nguồn lao động khoảng
713.620 người, lực lượng này không ngừng tăng qua các năm tạo cơ hội và
thách thức cho các ngân hàng trong công tác tuyên truyền: phải làm sao?, làm
như thế nào?...để người dân biết và sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Như vậy, với mục tiêu đẩy mạnh và không ngừng nâng cao chất lượng các
ngành dịch vụ, thị trường Đà Nẵng là một thị trường đầy tiềm năng để thị
trường thẻ nói chung và thị trường thẻ ACTIVEplus nói riêng phát triển mạnh
mẽ và hiệu quả.
3. Phân tích tình hình phát hành và sử dụng thẻ Đa năng ACTIVEplus

của NHTMCP Quân đội_ Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 20082010:
3.1.

Giới thiệu sơ lược về thẻ ACTIVEplus:

3.1.1. Thẻ ACTIVEplus:
Hiện nay tại Ngân hàng Quân đội có các loại thẻ nội địa như sau:
- Thẻ ACTIVEplus (A+) : Đây là sản phẩm thẻ đầu tiên của ngân hàng
Quân Đội cho tất cả loại hình khách hàng.
- Thẻ Newplus (N+) : Đây là sản phẩm thẻ liên kết đồng thương hiệu giữa
MB và tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
- Thẻ Bankplus (B+): Đây là dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa MB liên kết
với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) phát hành cho các khách
hàng là chủ thuê bao Viettel.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

17


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

- Thẻ liên kết sinh viên: Đây là dòng sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa MB phát
hành trên cơ sở liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước.
- Thẻ MB PRIVATE/MB VIP.: Đây là thẻ ghi nợ nội địa MB phát hành
riêng cho các đối tượng khách hàng super VIP, khách hàng VIP và VIP
tiềm năng theo quy định của MB.

- Ngoài ra, Ngân hàng Quân đội còn chấp nhận thanh toán Thẻ quốc tế (4
loại thẻ): VisaCard, MasterCard, American Express, JCB.
 Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu về thẻ ghi nợ nội địa ACTIVEplus

Thẻ ACTIVEplus ra đời ngày 01/10/2004; thẻ ACTIVEplus là sản phẩm
thẻ ghi nợ kết hợp với bảo hiểm có mặt đầu tiên tại Vịêt Nam mà chủ thẻ được
bảo hiểm An toàn cá nhân 24/24 tại Công ty Bảo hiểm Viễn Đông..
Ý nghĩa của logo thẻ : “ACTIVE”có nghĩa là luôn luôn năng động, linh
hoạt; còn “plus” tức là luôn đưa ra các giá trị, tiện ích gia tăng cho khách hàng.
Bao phủ trên thẻ là vòng tròn đồng tâm lan tỏa thể hiện sự đoàn kết, đồng lòng
trong toàn hệ thống, đưa Ngân hàng Quân Đội ngày càng đi lên phát triển mạnh
mẽ; là nơi khách hàng gửi gắm niềm tin cậy.
a) Cấu tạo cơ bản của thẻ:
Thẻ ACTIVEplus được cấu tạo từ phôi thép có gắn các thiết bị từ để mã
hoá các dữ liệu của khách hàng như họ tên, CMND, địa chỉ, số tiền…và thiết bị
này tuyệt đối bảo mật được các thông tin cá nhân và thông tin tài khoản; mỗi
khách hàng có một mật mã riêng để sử dụng.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

18


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

b) Đặc tính của thẻ ACTIVEplus:
Thẻ ACTIVEplus là thẻ ghi nợ nội địa .

Cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được
nạp vào tài khoản tiền gửi tại NHQĐ.
Được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
Có 3 hạng thẻ: hạng chuẩn (B : Blue), hạng vàng (G : Gold), hạng đặc biệt
(D : Daimond).
- Giao dịch thuận tiện trên máy ATM 24x7
+
Tiện lợi trong cất giữ, chi tiêu
+
An toàn
c) Tiện ích của thẻ ACTIVEplus:
Được sử dụng giao dịch trên hệ thống ATM & POS trong hệ thống các
Ngân hàng liên minh.
-

Rút tiền, kiểm tra số dư

-

Chuyển khoản

-

In sao kê giao dịch

-

Đổi PIN

- Thanh toán cước phí dịch vụ (Phí điện thoại Viettel)

Chủ thẻ được bảo hiểm tai nạn 24/24h, được hưởng lãi suất không kỳ hạn
đối với số dư có trong tài khoản, được đăng ký sử dụng các dịch vụ Ngân hàng
điện tử như: InternetBanking, Mobile-Banking, Home Banking, Contact
Center-MB 247, Billing payment.
Trong năm 2008, NHQĐ đã ký hợp đồng phát triển dịch vụ tiện ích gia tăng
mới trên thẻ với Smartlink để phát triển tất cả các dịch vụ như: thanh toán tiền
điện, tiền nước, tiền bảo hiểm, mua thẻ cào,…
d) Dịch vụ đi kèm nâng cao sự tiện lợi cho thẻ ACTIVEplus:

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

19


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

 Với dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể truy vấn thông tin về
tài khoản và các thông tin khác tại bất cứ thời điểm nào trong ngày mà không
phải đến các điểm giao dịch của Ngân hàng.
 Dịch vụ Mobile-Banking: đây là một phương tiện mới phân phối sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng, khách hàng dùng điện thoại di động nhắn tin theo
mẫu của Ngân hàng gửi đến số dịch vụ 8077 để yêu cầu trả lời thông tin
Ngân hàng, thông tin tài khoản cá nhân hoặc thực hiện giao dịch thanh toán
hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm, trích tiền từ tài
khoản tiền gửi thanh toán sang thẻ ATM,…, thanh toán tiền mua sắm hàng
hoá dịch vụ tại các đại lý M-Banking không cần dùng tiền mặt, đặt lệnh giao
dịch chứng khoán…

Tất cả khách hàng đều có thể sử dụng dịch vụ Mobile-Banking của
Ngân hàng nếu khách hàng có điện thoại di động sử dụng mạng Viettel, Vina
Phone, Mobile Phone. Cụ thể: đối với khách hàng chưa có tài khoản tại Ngân
hàng sẽ được cung cấp thông tin sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như: tỷ giá, lãi
suất, biểu phí. Đối với khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng sẽ được cung cấp
thông tin tài khoản cá nhân như: số dư, liệt kê giao dịch,…Gần đây, khách hàng
có tài khoản tại Ngân hàng sẽ được tham gia hệ thống VPAY Mobile-Banking
dùng thanh toán các khoản phát sinh hoặc chuyển tiền nội địa trên Internet và
MobilePhone.


Dịch vụ Home Banking: là một kênh phân phối dịch vụ của Ngân hàng,

khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản tại nhà, văn
phòng công ty, đi công tác nước ngoài,... hay bất kỳ nơi đâu có kết nối Internet
mà không cần phải đến Ngân hàng. Để sử dụng dịch vụ Home Banking, khách
hàng chỉ cần máy tính kết nối với mạng Internet, Ngân hàng sẽ giúp bạn thực
hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật.


Contact Center - MB 247 là trung tâm dịch vụ khách hàng qua điện thoại

với nhiệm vụ chính là cung cấp thông tin, tư vấn, và hỗ trợ khách hàng sử dụng
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Khách hàng có thể liên lạc với MB 247 ở bất cứ
nơi đâu, bất cứ thời gian nào bằng việc gọi đến tổng đài 1900 54 54 26 / 04.
3767 4050 hoặc email: hoặc sử dụng dịch vụ

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

20



Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ ngay về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ
Ngân hàng.
 Dịch vụ Billing Payment: là dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động cung
cấp cho khách hàng một phương thức thanh toán hóa đơn (điện, nước, internet,
điện thoại, truyền hình cáp…) hiện đại, nhanh chóng và tiện lợi.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

21


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

e) Hạn mức mỗi hạng thẻ ACTIVEplus:
• Đối với giao dịch rút tiền mặt:
Bảng 2.2.1: Hạn mức mỗi hạng thẻ đối với giao dịch rút tiền mặt
HẠNG THẺ

HẠNG
CHUẨN

(BLUE)

HẠNG
VÀNG
(GOLD)

HẠN MỨC
Số tiền rút tối đa 1 lần
5.000.000 vnđ 5.000.000 vnđ
Số tiền rút tối thiểu 1 lần
50.000 vnđ
50.000 vnđ
Hạn mức rút tiền mặt 1
10.000.000
15.000.000
ngày
vnđ
vnđ
Số lần giao dịch rút
10 lần
15 lần
tiền mặt 1 ngày
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân)

HẠNG
ĐẶC BIỆT
(DIAMOND)
5.000.000 vnđ
50.000 vnđ
20.000.000

vnđ
20 lần

• Đối với giao dịch chuyển khoản:
Bảng 2.2.2: Hạn mức mỗi hạng thẻ đối với giao dịch chuyển khoản
HẠNG THẺ
HẠN MỨC

HẠNG
CHUẨN
(BLUE)

HẠNG
VÀNG
(GOLD)

HẠNG
ĐẶC BIỆT
(DIAMOND)

Hạn mức chuyển
khoản 1 ngày
10.000.000 vnđ 15.000.000 vnđ 20.000.000 vnđ
Số giao dịch chuyển
khoản 1 ngày
10 lần
15 lần
20 lần
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân)
f) Quyền lợi bảo hiểm dành cho chủ thẻ ACTIVEplus:

- Quyền lợi bảo hiểm: Tất cả các khách hàng (trong độ tuổi lao động) sử
dụng thẻ đều được bảo hiểm an toàn cá nhân miễn phí trong vòng 1 năm đầu
tiên tại công ty Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) kể từ ngày phát hành thẻ.
Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm cho những tai nạn bất ngờ xảy ra trong học tập,
lao động và sinh hoạt, quyền lợi bảo hiểm độc lập không ảnh hưởng đến bất kỳ
hợp đồng bảo hiểm khác của chủ thẻ. Mức trách nhiệm tối đa: 10.000.000
VNĐ.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

22


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

Trong trường hợp xảy ra tai nạn, chủ thẻ phải thông báo ngay cho Trung
tâm thẻ Ngân hàng Quân đội theo số điện thoại: (04)7623155 hoặc VASS theo
số điện thoại: (04)9426513.
g) Biểu phí cạnh tranh của thẻ ACTIVEplus:
Bảng 2.2.3: Bảng phí cạnh tranh của thẻ ACTIVEplus
ST
Loại phí
T
1/ Thẻ do MB phát hành
-Phí phát hành thẻ
- Phí sử dụng thẻ
- Phí cấp lại thẻ

- Phí cấp lại PIN
Phí dịch vụ thông qua hệ thống ATM
- Phí rút tiền mặt
- Phí chuyển khoản
- Phí kiểm tra số dư TK
- Phí in sao kê TK
- Phí thanh toán hoá đơn
- Phí đổi PIN trên máy.
2/ Thẻ do ngân hàng khác phát hành

Mức phí quy định
Miễn phí
5.500đ/ tháng(VAT:500đ)
44.000đ/ lần
20.000đ/ lần
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí
Miễn phí

- Rút TM trên ATM của MB( thu của
2.000đ/giaodịch
NHPH).
- Thanh toán qua POS của MB (thu
0,3%/ Tổng số tiền giao dịch.
của NHPH).
(Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân)
h) Các điều kiện và điều khoản sử dụng thẻ ACTIVEplus:

 Quyền và trách nhiệm của chủ thẻ:
o

Quyền của chủ thẻ:

-Được dùng thẻ để rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác tại máy ATM,
thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT của Ngân hàng Quân đội và các ngân
hàng khác trong liên minh.
- Được tra soát, khiếu nại các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thẻ, phát
hành lại PIN, thẻ…

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

23


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng

- Được bảo hiểm An toàn cá nhân 24/24h miễn phí một năm đầu kể từ
ngày phát hành thẻ, với số tiền bảo hiểm tối đa 10 triệu đồng tại VASS (chỉ áp
dụng đối với chủ thẻ trong độ tuổi lao động).
o Trách nhiệm của chủ thẻ:
- Trực tiếp nhận thẻ tại Ngân hàng hoặc có thể uỷ quyền cho người khác
nhận thay. Trong trường hợp uỷ quyền cho người khác nhận thay phải có đầy
đủ giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Quân đội.
- Trước khi sử dụng thẻ phải thay đổi PIN do Ngân hàng cung cấp.
- Bảo quản và cất giữ thẻ, không tiết lộ số PIN cho người khác.

- Chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các giao dịch có sử dụng PIN.
- Trong trường hợp thẻ bị mất cắp, thất lạc hoặc lộ số PIN, chủ thẻ phải
thông báo cho chi nhánh gần nhất của Ngân hàng hoặc Trung tâm thẻ theo số
điện thoại: (04)7623155. Sau đó, chủ thẻ phải gửi yêu cầu bằng văn bản cho
Ngân hàng. Ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm với các giao dịch xảy ra sau 30
phút kể từ khi nhận được thông báo của chủ thẻ.
- Thanh toán đầy đủ các khoản phí liên quan đến giao dịch thẻ theo biểu
phí của Ngân hàng.
- Thực hiện tra soát khiếu nại về các giao dịch thẻ trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày phát sinh giao dịch.
- Chịu trách nhiệm giải quyết với ĐVCNT về các vấn đề liên quan đến
hàng hoá, dịch vụ nếu có tranh chấp xảy ra.
- Công nhận và chịu trách nhiệm đối với các giao dịch và chứng từ rút tiền
mặt, chuyển khoản…tại ATM hoặc ĐVCNT.
 Quyền và trách nhiệm của Ngân hàng:
o Quyền của Ngân hàng:
- Ghi nợ tài khoản của chủ thẻ các khoản phí và các khoản thanh toán liên
quan đến việc sử dụng thẻ theo quy định của Ngân hàng.
- Miễn trách nhiệm trong trường hợp hệ thống xử lý, hệ thống truyền tin…
bị trục trặc ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

24


Báo cáo thực tế
CHƯƠNG 2

GVHD: Ths Nguyễn Thị Thu Hằng


- Ngừng cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ bằng cách huỷ hoặc thu hồi thẻ nếu
chủ thẻ vi phạm “Các điều kiện và điều khoản phát hành, sử dụng và thanh
toán thẻ ACTIVEplus ”, sử dụng thẻ giả mạo hoặc thẻ bị nghi ngờ giả mạo…
ο Trách nhiệm của Ngân hàng:
- Tuân thủ các quy định về phát hành và thanh toán thẻ.
- Tôn trọng các quyền của chủ thẻ.
- Bảo mật các thông tin liên quan đến chủ thẻ trừ khi pháp luật có quy
định khác.
- Chịu trách nhiệm khoá thẻ trong vòng 30 phút kể từ khi nhận được thông
báo của chủ thẻ về việc bị thất lạc, mất cắp hoặc lộ số PIN.
- Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu tra soát, khiếu nại của chủ thẻ
liên quan đến việc sử dụng thẻ.
- Trả thẻ bị giữ tại máy ATM cho chủ thẻ.
* Sửa đổi nội dung điều khoản:
- Ngân hàng được sửa nội dung “Các điều kiện và điều khoản phát hành,
sử dụng và thanh toán thẻ ACTIVEplus ” bằng cách thông báo bằng văn bản
cho chủ thẻ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Nếu chủ thẻ không đồng ý với nội dung sửa đổi “Các điều kiện và điều
khoản phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ACTIVEplus ” do Ngân hàng đưa
ra, chủ thẻ có quyền ngừng sử dụng thẻ của Ngân hàng.
- Việc tiếp tục sử dụng thẻ sau khi Ngân hàng sửa đổi “Các điều kiện và
điều khoản phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ACTIVEplus ”đồng nghĩa là
chủ thẻ chấp nhận hoàn toàn các sửa đổi đó.
3.1.2. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ ACTIVEplus:
a) Quy trình phát hành thẻ:
- Thủ tục phát hành thẻ ACTIVEplus:
+ Đơn đăng kí mở tài khoản.
+ Đơn đăng ký phát hành thẻ.
+ Chứng minh thư hoặc hộ chiếu phô tô.

- Quy trình phát hành thẻ: Khách hàng yêu cầu phát hành thẻ tại chi nhánh
cấp II, PGD.

SVTH : Nguyễn Trịnh Hằng My

25


×