Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

định vị thương hiệu Viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.42 KB, 17 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. BẢO TRUNG
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH CẨM HẰNG
MÃ SỐ HV: 1693401020002
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP: CH16QT02
NIÊN KHÓA: 2016 - 2018

Bình Dương, năm 2017


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1............................................................................................................. 2
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN.......................................2
THƯƠNG HIỆU.....................................................................................................2
1.1 Hệ thống nhận diện thương hiệu......................................................................2
1.1.1 Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu..............................................2
1.1.2 Tính chất của hệ thống nhận diện thương hiệu..........................................2
1.1.3 Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu..........................................3
1.1.4 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu..............................................3
1.2 Quy trình hệ thống xây dựng nhận diện thương hiệu.......................................5
1.3 Các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu..............................................5
1.4 Yêu cầu của hệ thống nhận diện thương hiệu..................................................6
1.5 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu......................................................6
CHƯƠNG 2............................................................................................................. 7


HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA VIETTEL...........................7
2.1. Hệ thống nhận diện thương hiệu và ý tưởng định vị thương hiệu...................7
2.1.1. Tên thương hiệu Viettel............................................................................7
2.1.2. Logo Viettel.............................................................................................8
2.1.3. Câu slogan của Viettel..............................................................................9
2.1.4. Viettel là nhà cung ứng dịch vụ viễn thông di động rẻ nhất...................10
2.1.5. Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn có chất lượng và dịch
vụ tốt................................................................................................................ 11
2.2. Hệ thống nhận diện thương hiệu và chiến lược phát triển thương hiệu liên
kết........................................................................................................................ 11
CHƯƠNG 3........................................................................................................... 13
KẾT LUẬN...........................................................................................................13



LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trên con đường hoàn thiện nền kinh tế thị trường. Điều này thể hiện
rõ ở cơ cấu nền kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước cũng như là
sự đầu tư ngày càng gia tăng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với nền kinh tế
thị trường thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là không thể tránh khỏi, thậm
chí ngày càng trở nên gay gắt. Chính vì vậy để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh
và nâng cao được giá trị thương hiệu của mình là điều vô cùng quan trọng. Trong
thời kỳ phát triển kinh tế ngày nay, thì thương hiệu và việc xây dựng một hệ thống
nhận biết thương hiệu để khách hàng, người tiêu dùng biết đến còn quan trọng hơn
cả tài sản giá trị vật chất của doanh nghiệp.
Bài tiểu luận này sẽ đưa ra hệ thống nhận biết của thương hiệu Viettel cùng với sự
khác biệt và các chiến lược phát triển của Viettel.

1



CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN
THƯƠNG HIỆU
1.1 Hệ thống nhận diện thương hiệu
1.1.1 Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận
với khách hàng như: logo công ty, slogan, card visit, bao bì, tem nhãn mác,
biểu tượng, băng rôn quảng cáo, các mẫu quảng cáo truyền thông, các vật
phẩm và ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo như tờ rơi, poster, catologue, cờ, áo, mũ,
các phương tiện vận tải, bảng hiệu công ty, các loại ấn phẩm văn phòng, hệ
thống phân phối, chuỗi các cửa hàng và các hình thức PR, sự kiện khác.
Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu (hay còn gọi là bộ phận
nhận diện thương hiệu) và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền
thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi
hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin
đưa ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những
giá trị ưu việt mà thương hiệu mang đến cho họ.
1.1.2 Tính chất của hệ thống nhận diện thương hiệu
-

Tính tất yếu khách quan: hệ thống nhận diện thương hiệu có tính tất yếu
trong hoạt động và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, chỉ có điều nhìn
nhận về vai tròvà tính ứng dụng của nó là chủ quan của các doanh
nghiệp.

-

Tính thống nhất:là yếu tố đầu tiên, xuyên suốt nhưng cũng là yếu tố quan
trọng nhất. Các yếu tố cấu thành nên hệ thống nhận diện thương hiệu phải

thống nhất, tuân theo mục tiêu hướng đến của thương hiệu.

-

Tính đa dạng: nghĩa là hệ thống nhận diện thương hiệu có thể áp dụng
được trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và trong tất cả các giai đoạn của
doanh nghiệp.
2


-

Tính chuyên nghiệp: là yếu tố thứ yếu, là kết quả của tính thống nhất.

-

Tính cộng hưởng: sự cộng hưởng tạo ra trong sự thống nhất và chuyên
nghiệp sẽ nêu bật được những ấn tượng tốt nhất về sản phẩm, dịch vụ và
doanh nghiệp của bạn kết hợp với các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng
và phát triển doanh nghiệp.

1.1.3 Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu
-

Tạo sự nhận biết: dựa vào hệ thống nhận diện thương hiệu mà khách
hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm , dịch vụ, công ty so với đối thủ cạnh
tranh.

-


Tạo sự khác biệt: dấu hiệu đặc biệt gây ấn tưởng mạnh đối với khách
hàng.

-

Thể hiện cá tính đặc thù: thuộc tính nổi bật của sản phẩm, tạo nên cá tính
đặc trưng để mọi người nhớ đến, nổi bậ hơn các thương hiệu khác.

-

Tác động nhận thức: suy nghĩ, nhận thức của người tiêu dùng trung thành
với thương hiệu. Lòng tự hào, có trách nhiệm trong công việc của nhân
viên.

1.1.4 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
Vai trò hiệu quả: tạo ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông
qua các mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ tạo ra hình thành
một thương hiệu lớn mạnh, tạo ra giá trị đối với khách hàng và công chúng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất
nhiều chi phí trong quá trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
Vai trò quản lý: quản lý toàn bộ hình ảnh, thương hiệutrong tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu được kiểm soát chặt chẽ
trên chiều rộng và chiều sâu.
Vai trò giám sát: giúp doanh nghiệp có thể kết hợp chặt chẽ và hiệu quả trong
việc kết hợp với các đơn vị tư vấn, phát triển thương hiệu, quảng cáo thương
hiệu…
Vai trò xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các chuẩn mực.
Đối với doanh nghiệp việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu:
-


Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng.
3


Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp
dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt
và dễ nhận biết đối với người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công.
Hệ thống nhận diện thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng
những giá trị cảm nhận về mặt lý tính ( chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và
cảm tính ( chuyên nghiệp, có tính cách, đặng cấp…), nó tạo một tâm lý
mong muốn được sở hữu sản phẩm.
-

Thuận lợi cho lực lượng bán hàng
Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng
bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán
trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản ohẩm
một cách chủ động, họ tự tin ra quyết đinh mua hàng bởi vì họ tin vào
thương hiệu cũng như giá trị ưu việt mà thương hiệu mang đến cho họ.

-

Tác động vào giá trị công ty.
Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh
trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiếu. Danh tiếng của thương hiệu
là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một
thương hiệu vào việc xây dựng nhậ thức cộng đồng, củng cố danh tiếng
và xây dựng những giá trị. Một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ
giúp xây dựng nhanh chóng tài sản thương hiệu thông qua sự tăng trưởng

về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối
với thương hiệu, nó làm cho giá trị thương hiệu tăng trưởng một cách bền
vững.

-

Tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty.

-

Tạo lợi thế cạnh tranh

-

Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phối
phối về giá cả, thanh toán, vận tải..

-

Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi.

Vai trò hiệu quả, hệ thống nhận diện thương hiệu tạo ra ấn tượng tốt về sản
phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và
cộng hưởng sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với
khách hàng và công chúng.
Thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp và sức mạnh của thương hiệu.
4


1.2 Quy trình hệ thống xây dựng nhận diện thương hiệu

Bước 1: nghiên cứu – phân tích và lập chiến lược thương hiệu
Một dự án xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn bắt đầu bằng
những nghiên cứuvề chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng.
Kiểm tra nội bộ: thống nhất những mục tiêu cụ thể của dựa án. Những thông
tin, tài liệu liên quan có ích cho dự án haycho những cuộc trao đổi thảo luận
bàn tròn cũng có những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích
ban đầu.
Thấu hiểu người tiêu dùng: những nghiên cứu mang tính thấu hiểu người tiêu
dùng sẽ cho những kết quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế
và khách hàng tìm ra được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp
cho những suy nghĩ, cảm nhận của họ.
Đối thủ cạnh tranh: nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranhsẽ giúp cho nhà
thiết kế và khách hàngcó những định hướng chiến lược mang tính đúng đắn,
điều này sẽ giúp tạo được sự khác biệt và tách biệt với đối thủ.
Từ đó những ý tưởng sáng tạo được hình thành như: thuộc tính thương hiệu,
lợi ích thương hiệu, niềm tin thương hiệu, tính cách thương hiệu, tính chất
thương hiệu.
Bước 2: Thiết kế
Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và sẽ
được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát
điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 3: Thực hiện công việc đăng ký bảo hộ hệ thống nhận diện
Bước 4: Áp dụng hệ thống nhận diện
Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản.
Các thitế kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tư vấn cho khách
hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế. Hỗ trợ khách hàngtrong lựa chọn
nhà cung ứng và lựa chọn quá trình sản xuất.
1.3 Các yếu tố của hệ thống nhận diện thương hiệu
-


Tên thương hiệu, logo, slogan: phổ biếnvà quan trọng nhất.

-

Hình ảnh công ty:bảng hiệu, tiếp tân, thiết kế công ty, nhà máy…

5


-

Văn bản giấy tờ, danh thiếp, bao thơ, giấy tiêu đề, các văn bản/form mẫu
các ấn bản

-

Sản phẩm: bao bì, nhãn mác, kiểu dáng…

-

POP: bảng hiệu của các cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối, tờ bướm, sách
hướng dẫn dử dụng, sổ ghi nháp, bút, máy tính..

-

Các vật dụng quảng cáo thường xuyên: áo mưa, áo thun, áo gió, nón,
bút…

-


Phương tiện vận chuyển: xe con, xe đưa rước công nân viên, xe tải chở
hàng…

-

Các chương trình, sự kiện: hội nghị khách hàng, hội thảo, lễ kỷ niệm…

-

Hoạt động tài trợ: văn hóa xã hội, thể dục thể thao, nghệ thuật.

1.4 Yêu cầu của hệ thống nhận diện thương hiệu.
-

Độc đáo, khác biệt, nổi bật.

-

Dễ nhớ.

-

Đa dạng về phương tiện truyền tải.

-

Đồng bộ, đồng nhất về hình thức, màu sắc, kiểu dáng…

-


Thông điệp truyền thông nhất quán, đúng trọng tâm.

1.5 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Cam kết thương hiệu: câu slogan hay những câu nói tóm lược cho thương
hiệu, khẩu hiệu giúp củng cố, định vị nhãn hiệu và tạo điểm khác biệt.
Tính cách thương hiệu: phong cách, tính cách, lối sống, văn hóa, đẳng cấp,
khi xây dựng sức mạnh thương hiệu không thể bỏ qua tình cách thương hiệu.
Niềm tin thương hiệu: là hững ý do mà ngừi tiêu dùng có thể tin tưởng rằng
thương hiệu có thể mang đến lợi ích nói trên. Các yếu tố chứng thực: nguồn
gốc, thương hiệu mẹ, giải thưởng..
Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tínhmà thương hiệu
mang đến cho người tiêu dùng. Lý tính: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá…,
cảm tính: chuyên nghiệp, tính đẳng cấp…
Thuộc tính thương hiệu: nhãn hàng, logo, kiểu dáng, bao bì, vật dụng, đồng
phục nhân viên…

6


CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA VIETTEL
Được đánh giá là tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt
Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc
độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông
toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3
châu lục gồm châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Với một slogan "Hãy nói theo
cách của bạn", Viettel luôn cố gắng nỗ lực phát triển vững bước trong thời
gian hoạt động và gặt hái các thành công.
2.1.


Hệ thống nhận diện thương hiệu và ý tưởng định vị thương hiệu.
2.1.1. Tên thương hiệu Viettel.
Cái tên Viettel đọc lên nghe rất
tây, nhưng nó không hề đánh mất
bản sắc của người Việt, không hề
đánh mất cái vốn quý của ‘quân
đội” – hoạt động và tồn tại vì
nhân dân. Viettel là sự kết hợp
của văn hóa phương Đông và
phương Tây. Nó được ghép bởi
một từ tiếng việt và 1 từ tiếng anh. Từ “Viet” được lấy trong từ Việt Nam,
nó nói lên hình ảnh con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Còn từ “tel”
được lấy từ “telecom” có nghĩa là viễn thông. Do đó, “viettel” mang ý
nghĩa là dịch vụ viễn thông của người Việt.
Xét ở khía cạnh khác: Riêng cái tên Viettel đã chứa đựng câu trả lời của 3
câu hỏi “Bạn là ai?”, “bạn làm gì?”, “bạn ở đâu?” Viettel là tên của công
ty cổ phần viễn thông quân đội Việt Nam. Cách lấy tên đầy sáng tạo và ý
nghĩa, nó góp phần làm rõ phương châm, cũng như mục tiêu phát triển
của tập đoàn. Viettel = Viet nam + telephone comunication – Tên đầy đủ
của Tập đoàn Viễn thông Quân Đội Việt Nam. Từ tên Viettel có thể thấy
sản phẩm kinh doanh của công ty. Viettel=viet+tel, tel ở đây là viết tắt
của từ tell trong tiếng anh, có nghĩa là nói, kể, trò chuyện. Viettel là một
công ty có hoạt động kinh doanh liên quan đến viễn thông giúp đỡ liên
7


lạc, trò chuyện, không có gì phải bàn cãi. Viettel, nghe cái tên đã biết
rằng đây là một công ty đến từ Việt Nam, hoạt động tại Việt nam. Mang
một thương hiệu Việt.
Nói đến cách viết của cái tên Viettel. Có thể thấy rõ đây là sự kết hợp,

giao hòa của văn hóa phương đông và phương tây, một sự kết hợp mang
xu hướng thời đại. Viettel là sự kết hợp đa văn hóa, đa ngôn ngữ trong
một thế giới phẳng, trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thứ tự của
Viettel: Viet trước tell sau. Đây là sự tự hào, tự tôn người Việt, người Việt
đóng vai trò dẫn dắt, dẫn đầu, đóng vai trò chủ đạo. Cái tên thể hiện sự
quyết tâm, đi đầu, đón đầu xu hướng, đón đầu thời đại của người Việt
Nam. Cách phát âm của từ Viettel ngữ điệu dễ nghe, phiên âm, gần gũi
với cách đọc của người Việt tạo nên sự thân thiện, dễ nhớ, dễ chấp nhận
với người Việt. Để bất cứ người nào đọc lên, đều biết rõ “đây là công ty
của Việt Nam, là một thương hiệu Việt”. Sự khẳng định tên tuổi, xuất xứ,
thương hiệu đối với đối tác. Viettel là thành quả sáng tạo đầy ý nghĩa của
tập thể thành viên công ty cổ phần viễn thông quân đội Việt Nam. Đồng
thời là một cái tên hay, ý nghĩa, đáng để được học tập trong việc đặt tên
cho các doanh nghiệp khác. Viettel rất “tây” nên phù hợp với xu hướng
chuộng ngoại của người dân Việt Nam, và trên hết nó không cản trở tổng
công ty dịch vụ viễn thông quân đội khi mở rộng thị trường ra nước
ngoài… Cái tên “VIETTEL”.
Và để tô điểm cho thương hiệu của chính nó, viettel khoác cho mình màu
xanh lá cây vì đó là màu của hy vọng, của hòa bình, hội nhập, màu của
mùa xuân trên đất nước, màu của môi trường tươi đẹp và trên hết là màu
áo của người lính, đặc trương của quân đội Việt Nam.
2.1.2. Logo Viettel.
Logo viettel khiến mọi người nghĩ ngay đến sự trân trọng, nếu bạn tôn
trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Hình ảnh
logo được thiết kế dựa trên ý tưởng cội nguồn, lấy từ hình tượng hai dấu
ngoặc kép. Hình tượng này thể hiện Viettel luôn luôn biết lắng nghe trân
trọng và cảm nhận những ý kiến của mọi người – khách hàng, đối tác và
các thành viên của Tổng cong ty như những các thể riêng biệt. Đây cũng
chính là những nội dung của cẩu hiệu (slogan) của Viettel: Hãy nói theo
cách của bạn.

8


Nhìn logo Viettel, ta thấy có sự chuyện động liên tục, xoay vần vì hai dấu
nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lướn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể
hiện tích logic, luôn luôn sáng tạo liên tục đổi mới.
Khối chữ Viettel đặt ở giữa thể hiện quan điểm phát triển, tầm nhìn
thương hiệu Viettel là luôn lấy con người làm trọng tâm trong sự phát
triển, luôn quan tâm đến khách hàng, chữ Viettel được thiết kế có sự liên
kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các
thành viên trong Tổng công ty, chung sức xây dựng một mái nhà chung
Viettel.
Ba mày logo là: Xanh, vàng đất và trắng
Màu xanh thiên thanh biểu hiện cho màu của trờ, màu của khát vọng
vươn lên, màu của không gian sáng tạo.
Màu vàng đất biểu thị cho đất, màu của sự đầm ấm, gần gũi, đôn hậu, đón
nhận.
Màu trắng là nền của chữ Viettel, thể hiện sự chân thành, thắng thắn,
nhân từ.
Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người “Thiên thời – Địa lợi –
Nhân hòa” theo những quan điểm của triết học và cũng gắn liền với lịch
sử, định hướng của Tổng công ty thể hiện cho sự phát triển vừng bền của
thương hiệu Viettel.
2.1.3. Câu slogan của Viettel.
Khi đọc câu khẩu hiệu (slogan) của Viettel “Hãy nói theo cách của bạn –
Say it your way”, không ai tin đó là một slogan của một công ty Việt
Nam mà còn là slogan của một công ty của quân đội bởi nó quá “Tây”.
Những chuyên gia xây dựng thương hiệu gọi đùa đó là câu chuyện của
“Gã nhà quê” làm thương hiệu. “Nhà quê” nhưng chơi trội.
“Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện rõ trên hai vế:

Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng của Viettel đối với khách
hàng và các thành viên.
Bên cạnh đó là sự khuyến khích phản hội, đóng góp, xây dựng và sáng
tạo của mọi người (khách hàng và các thành viên Viettel) Nhằm tạo ra
các sản phẩm ngày càng hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
9


Kể từ khi hoàn thành việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, slogan và
logo, Viettel dường như bắt đầu 1 cuộc sống mới. Trong số các công ty
viễn thông mới hoạt động, Viettel là công ty duy nhất đi vào tâm trí khách
hàng với 1 ý tưởng rất khác biệt về cá thể hóa việc phục vụ các dịch vụ
viễn thông và về sự lắng nghe nhu cầu của từng khách hàng tại Việt Nam.
Thành công lớn nhất của một thương hiệu đó là gây ấn tượng, hấp dẫn sự
chú ý cho khách hàng của nó.
2.1.4. Viettel là nhà cung ứng dịch vụ viễn thông di động rẻ nhất.
Vào thời điểm gia nhập ngành, Viettel nhận định giá cước viễn thông di động
của Việt Nam vẫn ở mức cao so với thế giới và so với mức thu nhập bình
quân trong nước. Việt Nam có hơn 80% dân số sống ở nông thôn có thu nhập
thấp, vì thế muốn mang dịch vụ liên lạc di động này đến với họ, giá cước rẻ
là điều kiện tiên quyết. Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưa viễn thông đến cho
mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trình khuyến
mại hấp dẫn.
Trong khi các doanh nghiệp khác hài lòng với khái niệm “mọi lúc, mọi nơi”
thì Viettel lại tự đặt ra cho mình mục tiêu 4 any (anytime: mọi lúc, anywhere:
mọi nơi, anybody: mọi người, anyprice: mọi giá) để tiếp tục thực hiện nỗ lực
mang dịch vụ di động đến cho mọi người dân Việt Nam. Tính cộng đồng
được thể hiện rõ nét trong mục tiêu kinh doanh này của Viettel .Hiện tại trên
thị trường Việt Nam, Viettel là nhà cung ứng dịch vụ viễn thông di động rẻ
nhất.

Vào tháng 12/2010, tập đoàn này đã hoàn thành việc đưa Internet băng rộng
tới gần 30.000 trường học trên cả nước. Đây được coi là thành tích ngoạn
mục của một chương trình xã hôi với ngành công nghệ thông tin và viễn
thông, khi Viettel đã đưa được Internet băng rộng đến cả những huyện, xã
cực kỳ khó khăn. Tập đoàn này cũng tiếp tục chiến lược phủ sóng di động tại
tất cả các huyện nghèo trên cả nước, trong đó có những nơi còn chưa có điện.
Dù hơn 50% số dân vẫn nằm trong diện hộ nghèo, nhưng điện thoại di động
ở đây đã được người dân dùng phổ biến. Ở địa phương này, nếu xét về mức
độ nhận biết thương hiệu, Viettel có lẽ đạt mức độ “cực cao”, bởi người dân
ai cũng biết đến chương trình giảm nghèo mà tập đoàn này thực hiện.

10


Tuy nhiên, thành công của thương hiệu Viettel, còn do hai nguyên nhân bao
trùm khác. Đó là một chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì
khách hàng trước, vì mình sau”.
Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là
có hẳn sách lược chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một
chiến lược kinh doanh rất đúng đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu
nhất cho một mạng di động trong bối cảnh thị trường di động Việt Nam cách
đây 2 – 3 năm (S-Fone tuy ra trước đã không làm điều này).
Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh
“vì khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao
nhưng đã tạo được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi
cho khách hàng, các cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá
trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số… thật sự đã góp phần làm cho
Viettel thành công hơn.
2.1.5. Viettel là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn có chất
lượng và dịch vụ tốt

Nếu như trước đây chất lượng sóng điện thoại hay dịch vụ chăm sóc và hỗ
trợ khách hàng không được nhiều nhiều doanh nghiệp chú trọng thì nay đây
chính là yếu tố cho sự sống còn của doanh nghiệp trong nghành. Và đây cùng
chính là nhân tố tạo nên lợi thế cho Viettel.
Với quan điểm phát triển kinh doanh hướng tới lợi ích của khách hàng,
Viettel đã xây dựng chuỗi cửa hàng đa dịch vụ trên toàn quốc. Đến với hệ
thống cửa hàng và siêu thị Viettel, quý khách hàng sẽ thật sự hài lòng về dịch
vụ đồng bộ: Thu cước, cố định, ADSL, 098…
2.2.

Hệ thống nhận diện thương hiệu và chiến lược phát triển thương
hiệu liên kết.

Hiện tại trên thị trường viễn thông Viettel đã tung ra nhiều gói cước sản
phẩm dịch vụ khác nhau. Tùy theo tính chất, mục đích sử dụng khách hàng
có thể lực chọn cho mình những gói cước phù hợp để mang lại những hiệu
quả và giá trị về kinh tế lớn nhất.
Trong lĩnh vực mạng di động: Viettel không ngững nỗ lực sáng tạo ra những
những sản phẩm dịch vụ mới. Với Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn, sáng
tạo để có những dịch vụ mới với tính năng lần đầu tiên xuất hiện trên thị
11


trường. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao
và gần đây nhất là gói cước “Cha và con” đều thể hiện triết lý “Caring –
Innovator” (Sẻ chia – Sáng tạo) và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau
của các khách hàng.
Sự phát triển của Viettel không chỉ đạt đến mức cung cấp cái khách hàng cần
mà còn tích cực tạo ra nhu cầu của khách hàng, tức là sáng tạo ra những sản
phẩm mới và chỉ cho khách hàng biết họ cần sử dụng dịch vụ đó.

Tuy giá trị mang lại không lớn lắm nhưng thực sự nó đã tạo ra một sự khác
biệt trong lĩnh vực di động. Thông qua hình thức này Viettel đã thể hiện được
sự thiện chí của mình đối với khách hàng, từ đó càng thiết lập nên mối quan
hệ trung thành với sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Trong lĩnh vực Internet: Tuy mới tham gia vào lĩnh vực này nhưng Viettel
cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình, bằng các gói sản phẩm dịch vụ
cùng với những tiện ích đi kèm đã tạo ra sự khác biệt.

12


CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam,
Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam
hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự
sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng. Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được
lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử
công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn
được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với
Viettel, sự hài lòng và tin cậy của qúy khách hàng chính là khởi nguồn cho
sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
Ngày nay, Viettel là một thương hiệu lớn mạnh được nhiều người biết đến,
cùng với hơn 1 triệu thuê bao trên khắp mọi miền tổ quốc. Đây là một thành
tích đáng nể với một mạng di động mới.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là cơ sở quan trọng để thương hiệu Viettel
có thể tiếp cận được với khách hàng của mình. Nó là bộ mặt của thương hiệu
thể hiện những gì mà doanh nghiệp muốn người tiêu dùng nhận thức và khắc
sâu vào tâm trí khách hàng từ đó khách hàng biết được sứ mệnh cũng như

tầm nhìn chiến lược của công ty. Hệ thống nhận diện của Viettel được xây
dựng tốt là tiền đề cho họ có thể tạo dựng và quản trị thương hiệu mạnh.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> />%C6%B0%E1%BB%9Dng-ti%C3%AAu-d%C3%B9ng/3410-cau-chuyn-xay-dngthng-hiu-ca-viettel
/> /> /> /> /> />
14



×