Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG đặc điểm CHỦ yếu, XU THẾ lớn của THẾ GIỚI NGÀY này và NHỮNG BIẾN đổi mới về mâu THUẪN của THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.29 KB, 13 trang )

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU, XU THẾ LỚN
CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI MỚI VỀ MÂU
THUẪN CỦA THỜI ĐẠI NGÀY NAY
I. ĐẶC ĐIỂM, XU THẾ LỚN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.
Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh hiện nay đang có những biến đổi to
lớn, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. Việc nhận thức đúng đắn đặc điểm, xu thế phát
triển của thế giới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát
triển của mỗi quốc gia dân tộc nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Có thể
khái quát những đặc điểm chủ yếu của thế giới hiện nay như sau:
Một là, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có bước phát triển nhảy vọt
đạt được nhiều kỳ tích, trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp tác động
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế đương đại.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ với ba mũi nhọn công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ sức bền vật liệu diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại là ở chỗ khoa học, công nghệ và sản xuất không còn là ba
lĩnh vực tách rời nhau. Trái lại, phát minh khoa học, chuyển hoá thành công nghệ
và đưa vào sản xuất đại trà ngày càng thống nhất trong một quá trình; khoảng cách
giữa các khâu nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và ứng dụng vào sản xuất
ngày càng rút ngắn.
Khoa học, công nghệ, tri thức là tài sản cả loài người không của riêng giai
cấp, dân tộc nào, song những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ
đang được các tập đoàn tư bản lớn và các nước tư bản phát triển chi phối triệt để
lợi dụng để chi phối đời sống quan hệ quốc tế.
Hai là, cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc tiếp tục diễn ra với
những hình thức mới, xung đột dân tộc, tôn giáo vẫn tiếp tục bùng phát với những
diễn biến mau lẹ, bất trắc với nhiều nguy cơ khó lường.
Ở các nước tư bản, cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, xung đột,
xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc gay gắt. Phong trào "chống toàn cầu hoá" lan
mạnh khắp các nước tư bản phát triển. Thực chất không phải là chống giao lưu



quốc tế, tự do thương mại… mà là đấu tranh bảo vệ lợi ích sống còn của người lao
động trước sự tấn công, sự lấn tới của tư bản độc quyền, chống mặt trái của toàn
cầu hoá. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc diễn ra dưới nhiều hình thức, chủ
yếu là các hình thức đấu tranh hợp pháp như biểu tình, bãi công, hội thảo, đấu
tranh trên báo chí, trên các diễn đàn khác… Đấu tranh nghị trường là hình thức rất
quan trọng và phổ biến của đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
Ở các nước đang phát triển, đấu tranh dân tộc và đấu tranh chống tư bản
nước ngoài phát triển hơn so với đấu tranh giữa lao động và tư bản trong nội bộ
quốc gia dân tộc. Đa số các nước đang phát triển đứng trước hàng loạt vấn đề kinh
tế xã hội chính trị phức tạp như đói nghèo, bệnh tật, thất học, ô nhiễm môi
trường… Vấn đề cơ bản và bức xúc nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia dân
tộc trước chủ nghĩa đế quốc bá quyền, chủ nghĩa thực dân mới, trước những mặt
tiêu cực của toàn cầu hoá.
Ba là, toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu khách quan lôi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư
bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa
có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.
Ngày nay toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế của thế giới đương đại. Toàn
cầu hoá là một quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả mặt tích cực lần
mặt tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với các quốc gia, trong đó có các nước
đang phát triển, chậm phát triển chịu nhiều thách thức gay gắt hơn cả.
Toàn cầu hoá có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp
tác để phát triển. Toàn cầu hoá tháo dỡ các rào cản đối với tự do thương mại, làm
cho giao lưu kinh tế diễn ra mạnh mẽ nhanh chóng. Toàn cầu hoá tạo môi trường
cạnh tranh ngày càng quyết liệt buộc các nước phải có tư duy năng động, có cơ chế
quản lý, bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả. Toàn cầu hoá và cách mạng thông
tin tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tiếp cận nhanh chóng những thành tựu
văn hoá, khoa học của loài người đồng thời có điều kiện đóng góp tích cực vào sự
phát triển của văn minh nhân loại.



Bên cạnh tác dụng tích cực nói trên, toàn cầu hoá tạo ra những thách thức và
nguy cơ không nhỏ đối với các nước, nhất là các nước chậm phát triển, đang phát
triển. Toàn cầu hoá làm tăng tính phụ thuộc của các nước đang phát triển vào bên
ngoài về vốn, công nghệ và thị trường.
Toàn cầu hoá kinh tế có tác động trực tiếp đến lĩnh vực chính trị, đến an ninh
quốc gia. Nó tạo ra nguy cơ các nước đang phát triển bị lệ thuộc về kinh tế, từ đó
sẽ dẫn đến lệ thuộc về chính trị gây nguy hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
Bốn là, quan hệ giữa các nước lớn - nhân tố rất quan trọng tác động đến sự
phát triển thế giới
Các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển thế giới. 11 nước lớn chiếm 1/3 lãnh thổ và quá nửa dân số thế
giới, hơn 70% GDP của cả thế giới. Đa số nước lớn là những cường quốc hàng đầu
về kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ, sức mạnh quân sự, an ninh. Có 5 nước
lớn là uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhóm G7 là những
nước tư bản phát triển nhất. Tuy nhiên có thể nhận thấy quan hệ giữa các nước lớn
không phải một khối thống nhất mà là một tập hợp đầy mâu thuẫn. Quan hệ giữa
các nước lớn gồm nhiều loại: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối tác, đối thủ,
đối thủ trực tiếp, đối thủ tiềm tàng… hết sức phức tạp.
Trong giai đoạn hiện nay của thời đại, xu thế vận động của thế giới diễn ra
theo các xu hướng sau đây:
Một là, hoà bình hợp tác và phát triển bền vững là xu thế chủ đạo trong quan
hệ giữa các quốc gia dân tộc.
Nhìn toàn cục có thể nhận thấy trong 20 năm đầu của thế kỷ XXI thế giới
tương đối ổn định. Chiến tranh thế giới có thể ngăn chặn được tuy có thể có những
xung đột cục bộ. Cuộc đấu tranh cho một trật tự thế giới sẽ tuỳ thuộc vào các nước
lớn còn kéo dài. Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ vẫn là nhân tố chủ yếu chi phối
quan hệ quốc tế gây căng thẳng, áp đặt và mưu toan thiết lập trật tự một cực. Tuy
nhiên mưu đồ này chắc chắn không thực hiện được trước phong trào đấu tranh của

nhân dân các nước cho sự công bằng, bình đẳng trong quan hệ các nước.


Hai là, hợp tác và đấu tranh là xu thế tồn tại trong quan hệ quốc tế trên tất cả
các lĩnh vực. Hợp tác giữa các nước sẽ được đẩy mạnh song cạnh tranh cũng tăng
lên và ngày càng gay gắt. Đấu tranh chính trị tiếp tục diễn ra trong bối cảnh quá độ
chuyển tiếp trên nhiều bình diện từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Đấu
tranh và hợp tác là hai mặt tồn tại song song không tuyệt đối hoá mặt nào phải
được nhận thức và xem xét đến các quyền lợi riêng của mỗi nước và quyền lợi của
cả cộng đồng trên nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau và cùng có lợi.
Ba là, trong bối cảnh toàn cầu hoá, mở cửa và hội nhập quốc tế quan hệ giữa
các nước lớn sẽ tiếp tục trong khuôn khổ của “hợp tác 4 chống” (chống khủng bố,
chống sản xuất vũ khí hạt nhân, chống đói nghèo, chống suy thoái kinh tế), thoả
hiệp nhân nhượng nhau để dàn xếp lợi ích vừa đấu tranh kiềm chế, ngăn chặn lẫn
nhau. Liên kết khu vực, hình thành chủ nghĩa khu vực để ngăn chặn sự can thiệp từ
bên ngoài, giữ vững ổn định đang được hình thành.
Bốn là, xu hướng liên kết trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân lao động
chống phân hoá giàu nghèo, chống phân biệt Bắc - Nam, chống áp đặt toàn cầu hoá
tư bản vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, công bằng đang hình thành và sẽ phát
triển mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh của các lực lượng cánh tả sau những dao động, mất
phương hướng đang dần hồi phục giành được những thắng lợi ở nhiều nơi. Công
cuộc cải cách mở cửa, đổi mới ở Trung Quốc, Việt Nam theo lý luận phát triển nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã có tác động mạnh đến cuộc đấu tranh chung
cho sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền Việt Nam xác định tham gia vào các
hoạt động của sinh hoạt quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh cho mục tiêu hoà bình,
ổn định, phát triển bền vững, là đối tác tin cậy của các quốc gia. Những đặc điểm
và xu thế vận động của thế giới tác động đến Việt Nam theo cả hai chiều thuận và
không thuận.

Về những tác động thuận


Đại đa số các nước trên thế giới và ở khu vực, kể cả các nước lớn, đều mong
muốn thúc đẩy quan hệ, tăng cường đầu tư, buôn bán với Việt Nam. Những thành
tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân ta đạt được trong những năm đổi mới đã tạo cho
đất nước ta có được vị thế là một trong những điểm đến an toàn và tương đối hấp
dẫn về hợp tác và đầu tư trên thế giới. Việc các nước trong khu vực Đông Nam Á
có nhu cầu chung thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, xây dựng Đông
Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và phát triển, không có vũ khí hạt nhân;
thúc đẩy việc hình thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA); phát huy vai trò của
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); giải quyết các tranh chấp (kể cả tranh chấp chủ
quyền ở biển Đông) bằng thương lượng hoà bình; hợp tác đấu tranh chống khủng
bố; tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài khu vực… là những nhân tố mà ta có
thể và cần hết sức tranh thủ để tăng cường quan hệ với từng nước ASEAN và với
tổ chức ASEAN, với các đối tác khác, nhất là các nước lớn, góp phần tích cực vào
quá trình củng cố sự đồng thuận giữa các nước ASEAN và phát huy vai trò của
ASEAN ở khu vực, củng cố môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam
Á.
Sự phục hồi bước đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, những
bước phát triển mới của phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến
tranh và chạy đua vũ trang, chống chính sách cường quyền, can thiệp và áp đặt, vì
hòa bình, công lý, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, sự thức tỉnh dân tộc
và đấu tranh của các nước đang phát triển… là những nhân tố quan trọng góp phần
thúc đẩy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong quan hệ quốc tế và đẩy lùi những
nguy cơ, thách thức đối với các dân tộc, trong đó có nước ta.
Về những tác động không thuận lợi
Các hoạt động khủng bố quốc tế và những hành động của Mỹ và các thế lực
đế quốc khác lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để mở rộng ảnh hưởng, gây sức
ép, can thiệp, tiến công quân sự các quốc gia độc lập, có chủ quyền tăng lên trên

thế giới và ở châu Á - Thái Bình Dương ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường hoà
bình và an ninh của nước ta. Mỹ đẩy mạnh các âm mưu và hoạt động “diễn biến
hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ; tăng cường gây sức ép với ta về các vấn đề “dân


chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”; tích cực giúp đỡ, tiếp tay cho bọn phản
động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước hoạt động chống Đảng, chống chế độ;
kích động mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, xu hướng ly khai gây mất ổn định chính trị
- xã hội ở những địa bàn nhạy cảm (một số thành phố lớn, các khu vực Tây Bắc,
Tây Nguyên, Tây Nam Bộ)… Không loại trừ khả năng Mỹ lợi dụng những sơ hở,
sai lầm của ta để tạo cớ bao vây, cấm vận trở lại, can thiệp vũ trang, gây chiến
tranh chống nước ta.
Ở Đông Nam Á, những nhân tố gây mất ổn định tiềm ẩn bộc lộ rõ nét hơn và
có thể bùng nổ; tranh chấp chiến lược giữa các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và
Trung Quốc, sẽ tiếp tục tăng lên. Tình hình Lào, Campuchia có thể còn diễn biến
phức tạp; Mỹ, phương Tây và các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống
phá Lào, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Chính phủ liên minh đảng CPP FUNCINPEC ở Campuchia, hòng gây mất ổn định ở hai nước này, gây chia rẽ và
làm suy yếu các mối quan hệ của ta với Lào và Campuchia, lợi dụng địa bàn Lào
và Campuchia chống phá Việt Nam. Trên biển Đông, các hành động lấn chiếm,
gặm nhấm các đảo, bãi ngầm vẫn diễn ra, gây căng thẳng ở khu vực và đe doạ chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của ta.
II. NHỮNG BIẾN ĐỔI MỚI VỀ MÂU THUẪN CỦA THỜI ĐẠI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Việc nhận thức rõ và xác định đúng thời đại, đặc biệt là những mâu thuẫn của thời
đại hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng vì nó giúp ta biết được những nấc thang
phát triển của xã hội, nắm được yếu tố có tính ổn định trong một thế giới đầy biến
động, tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp mangtính
ngẫu nhiên của đời sống xã hội.
Có nhiều ý kiến cho rằng, không nên đề cập những mâu thuẫn của thời đại
và trong thời đại “hậu Chiến tranh lạnh”, “toàn cầu hóa”, “hội nhập” việc đề cập

những mâu thuẫn của thời đại là không phù hợp, thậm chí là lỗi thời, lạc lõng.
Cách đặt vấn đề đó là không thỏa đáng vì sự tồn tại và vận động của các mâu thuẫn
là một thực tế khách quan. Nếu không tiếp cận các mâu thuẫn của thời đại thì khó


có thể phân tích được phương hướng phát triển của thời đại, lý giải được các sự
kiện trên thế giới, xử lý một cách thỏa đáng nhiều tình huống cụ thể…
Có những khái niệm khác nhau về mâu thuẫn như: “mâu thuẫn cơ bản”,
“mâu thuẫn chủ yếu”, “mâu thuẫn chính”, “mâu thuẫn nổi bật”, “mâu thuẫn lớn của
thời đại”. Các mâu thuẫn không đứng tách rời mà đan xen nhau, tác động lẫn nhau.
Khái niệm “mâu thuẫn thời đại” là phạm trù cực kỳ phức tạp, giống như tính phức
tạp của thế giới ngày nay, nên không thể tiếp cận một cách máy móc, giản đơn.
Văn kiện các Đại hội VII, VIII, IX, X, XI của Đảng ta đều khẳng định các mâu
thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và
hình thức biểu hiện có nhiêu nét mới.
Một là, thay vì nêu mâu thuẫn giữa “phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc
chủ nghĩa” như trước đây, Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đề cập: Mâu thuẫn
“giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt”. Sở dĩ, nhận định
như vậy không chỉ vì không còn “phe” xã hội chủ nghĩa nữa mà còn vì cách đề cập
trước đây đây chỉ bó hẹp trong phạm vi mâu thuẫn giữa hai phe, chưa bao quát
được cuộc đấu tranh giữa hai chiều hướng ngay trong lòng mỗi quốc gia cũng như
trên phạm vi toàn thế giới. Đây là mâu thuẫn cơ bản nhất, bởi sự vận động của mâu
thuẫn này tác động tới những mâu thuẫn còn lại; là mâu thuẫn nổi bật, xuyên suốt
từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Chính vì vậy, chủ nghĩa đế quốc
tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ khi nó ra đời cho tới nay.
Ngay sau Cách mạng Tháng Mười Nga, 14 nước đế quốc đã bao vây hòng tiêu diệt
nước Nga Xô Viết. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít cũng
muốn tiêu diệt Liên Xô. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước tư bản tìm mọi
cách cô lập các nước xã hội chủ nghĩa bằng cách tiến hành bao vây kinh tế, đẩy
mạnh chạy đua vũ trang, với mong muốn làm suy yếu những nước này để đi đến

xóa bỏ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, một số nước xã hội chủ
nghĩa đã có quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và nhiều quan hệ khác với các
nước tư bản chủ nghĩa. Điều đó không có nghĩa là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa tư bản dịu đi hay không còn nữa. Trái lại, mâu thuẫn giữa hai chế độ
xã hôi này biểu hiện dưới dạng mới là vừa hợp tác, vừa đấu tranh trên nhiều


phương diện. Cần phải ý thức rõ điều đó, không được mơ hồ, mất cảnh giác với âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội.
Hai là, khi đề cập mâu thuẫn giai cấp trong lòng các nước tư bản phát triển,
Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 1960 chỉ đề cập mâu thuẫn “giữa giai cấp công
nhân với giai cấp tư sản”. Đến Cương lĩnh năm 1991, Đảng ta vạch rõ “mâu thuẫn
cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của
lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu
sắc”1, đồng thời chỉ ra mâu thuẫn “giữa các tầng lớp nhân dân rộng rãi với giai
cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các
trung tâm tư bản lớn tiếp tục phát triển”2. Cách tiếp cận như vậy sâu sắc hơn và
chuẩn xác hơn, phản ánh chân thực hơn thực tiễn khách quan, mô tả bao quát hơn
bức tranh toàn cảnh ở các nước tư bản phát triển, khi nhiều tần lớp nhân dân, chứ
không riêng giai cấp công nhân tham gia cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ; các
tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn
giành giật nhau gay gắt, nhiều khi dẫn tới các cuộc xung đột, chiến tranh kinh tế thương mại khốc liệt.
Nếu như trước đây trong các nước tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản nổi
lên giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, thì nay mâu thuẫn này đã phát triển
thành mâu thuẫn giữa tư bản và lao động. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
một mặt giúp nâng cao mức sống cho xã hội, mặt khác làm cho tình trạng thất
nghiệp của những người lao động trong xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng gia
tăng. Cùng với đó là tình trạng tội phạm xã hội, ma túy, sự suy thoái về đạo đức,
lối sống, khiến những mâu thuẫn vốn có trong xã hội tư bản trở nên ngày càng gay

gắt.
Ba là, do hệ thống thuộc địa đã tan rã, hầu hết các quôc gia trên thế giới đã
giành được độc lập ở mức độ khác nhau, nên thay vì nêu “mâu thuẫn giữa các dân
tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân” như trong Nghị quyết
Trung ương 9, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III năm 1960, nay
1, 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2005, tr. 313 - 314.


Đảng ta nêu lên “mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang
phát triển ngày càng tăng lên”. Vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, với ảnh
hưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga và hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa, khoảng 100 nước đã đấu tranh thắng lợi, giành được độc lập dân tộc ở
những mức độ khác nhau. Song, do các nước này có trình độ kinh tế, văn hóa thấp
kém, nên vẫn đang phải lệ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa về khoa học, kỹ
thuật, tài chính… ở mức độ khác nhau. Từ sự phụ thuộc về kinh tế khiến họ tất yếu
phải phụ thuộc vào các nước tư bản chủ nghĩa về chính trị. Bằng những biện pháp
tinh vi, các nước tư bản chủ nghĩa đang bóc lột các nước dân tộc chủ nghĩa một
cách thậm tệ, làm cho khoảng cách giữa các nước giàu và nước nghèo ngày càng
gia tăng. Nhiều nước hiện nay không còn khả năng trả nợ. Thêm vào đó, theo quy
luật của cơ chế thị trường, chất xám có xu hướng chảy từ nước nghèo sang nước
giàu, do vậy, các nước chậm phát triển có nguy cơ bị chảy máu chất xám, góp phần
làm cho các nước này đã nghèo lại càng trở nên nghèo hơn. Tình trạng nghèo đói
của các nước kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân khiến những xung đột dân
tộc, tôn giáo ở những nước này gia tăng. Như vậy, hiện nay các nước chậm phát
triển, một mặt phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại sự can thiệp và xâm lược
bằng quân sự, kinh tế, văn hóa của các nước lớn; mặt khác, phải đấu tranh chống
lại nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu. Tình trạng đó làm cho mâu thuẫn giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển ngày càng sâu sắc.
Bốn là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển. Các nước tư bản có sự

thống nhất với nhau về bản chất chế độ, về lợi ích giai cấp, về mục tiêu chống phá
chủ nghĩa xã hội, phong trào cách mạng và những lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản chủ nghĩa là
quan hệ liên minh nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Song giữa các nước tư bản chủ
nghĩa cũng có những mâu thuẫn về lợi ích quốc gia, lợi ích của mỗi tập đoàn tư
bản. Các cuộc tranh giành, chia sẻ quyền lực ắt sẽ dẫn đến những cuộc xung đột
trong khuôn khổ giữa các khu vực, quốc gia, thậm chí không thể loại trừ một cuộc
chiến tranh có thể xảy ra.
Các nước tư bản chủ nghĩa đang bị cuốn vào cuộc cạnh tranh sống còn nhằm
chiếm đoạt tài nguyên, năng lượng, nhân lực thế giới và chiếm lĩnh các vị trí chiến


lược ở khắp các khu vực, khai thác tiềm năng của các nước để mở rộng, tích lũy tư
bản trên quy mô toàn cầu. Ở phương diện này, bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ
nghĩa đế quốc chưa hề thay đổi. Có chăng là ác liệt hơn và quy mô hơn do có trong
tay những phương tiện vật chất và quân sự tối tân nhất.
Năm là, mâu thuẫn giữa các thế lực hiếu chiến muốn thống trị thế giới với
nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ và
tiến bộ xã hội.
Thế giới văn minh đang ở thế kỷ XXI, nhưng chưa có ngày nào im tiếng
súng. Sau khi trật tự hai cực đổ vỡ, thế giới diễn ra những quá trình hợp tác - đấu
tranh - xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau vô cùng phức tạp để thiết lập một trật tự
thế giới mới - trật tự theo hướng đa cực.
Trong khi đó, thế giới còn bị chấn động thêm bởi hàng loạt cuộc xung đột
khu vực, xung đột nội bộ. Từ năm 1945 đến nay mặc dù không có cuộc chiến tranh
thế giới nào xảy ra, nhưng lại có đến hơn 60 cuộc chiến tranh vừa và nhỏ bằng vũ
khí thông thường và cả vũ khí “tinh khôn” - vũ khí công nghệ cao - đã làm cho
hàng triệu người bị thiệt mạng. Hy vọng về một nền hòa bình và ổn định sau Chiến
tranh lạnh không còn và dường như chiến tranh lạnh vẫn lẩn khuất đâu đó, chưa
chịu rời hẳn thế giới này.

Có thể chia các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ thành bảy loại là: chiến tranh
khu vực; các cuộc nổi dậy; các hoạt động khủng bố; xung đột sắc tộc, tôn giáo;
chiến tranh từ những mâu thuẫn quyền lợi kinh tế giữa các quốc gia dân tộc có chủ
quyền; chiến tranh do những tham vọng chính trị và các cuộc nội chiến. Các cuộc
chiến tranh này đã thay nhau ngự trị khắp nơi. Nhiều cuộc chiến tranh có nguy cơ
bị kéo dài trong khi còn có nhiều nguy cơ xung đột mới đang đe dọa hàng triệu dân
lành.
Sáu là, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của loài người ngày càng tăng với
tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt. Đây là vấn đề giữa con người với thiên
nhiên do loài người gây ra.
Dân số - phát triển và môi trường có mối quan hệ rất khăng khít và nằm
trong mối quan hệ muôn thuở giữa con người với thiên nhiên. Tài nguyên môi


trường là cơ sở cho sự phát triển. Nếu biết sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và
các yếu tố địa lợi, kinh tế sẽ được tăng trưởng mạnh mẽ, phát triển sẽ được bền
vững. Tương tự như thế, quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số và phân bố dân cư
hợp lý sẽ là điều kiện căn bản để bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Môi trường thiên nhiên không của ai khác mà là của con người. Con người
biết ưu ái nó thì sẽ nhận lại được sự đền bù xứng đáng. Thế nhưng hiện nay, vấn đề
sử dụng quá mức các nguồn năng lượng, đưa khối lượng khổng lồ khí thải độc hại
lên không gian gây “hiệu ứng nhà kính”, làm trái đất ấm lên, làm tan các núi băng
lớn ở Bắc Cực đang trở nên nghiêm trọng, gây ra những thảm họa thiên tai lớn, có
sức tàn phá khủng khiếp, gây ô nhiễm môi trường sống, làm cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản, làm khan hiếm nguồn năng lượng và lương
thực thực phẩm.
Cũng cần nói rằng, mâu thuẫn thời đại là phạm trù cực kỳ phức tạp, trong
nhiều trường hợp nó không thật rạch ròi, do đó không thể tiếp cận một cách máy
móc, giản đơn. Trong cuộc sống của nhân loại còn không ít những hiện tượng, quá
trình rối rắm, khó có thể lý giải nếu như chỉ vận dụng những khái niệm mâu thuẫn

về giai cấp. Có một số nước về bản chất giai cấp không có mâu thuẫn đối kháng
song đã từng mâu thuẫn, kình địch, thậm chí tiến hành chiến tranh chống lại nhau,
hay như hiện tượng các nước đối nghịch nhau về bản chất chế độ lại liên minh
chống lại những nước cùng chế độ với bên này hoặc bên kia. Nguồn gốc các cuộc
xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố hiện nay đang diễn ra hằng ngày
cũng đang chờ sự lý giải thấu đáo.
Có thể nói, những mâu thuẫn cơ bản trên quy định nội dung cơ bản của thời
đại. Chúng cùng tồn tại và tác động lẫn nhau, xâm nhập, đan xen vào nhau rất phức
tạp. Những mâu thuẫn đó tiếp tục tồn tại và phát triển, nó chi phối đến tiến trình
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, làm cho quá trình này vốn đã
quanh co phức tạp càng phức tạp hơn. Việc nhận thức về khoa học và thời đại
chúng ta đang sống, về những mâu thuẫn, những khuynh hướng cũng như triển
vọng của thời đại có một vị trí đặc biệt quan trọng với chúng ta hiện nay. Chỉ trên
cơ sở nhận thức đúng về nó mới có điều kiện hình thành đường lối chiến lược cách
mạng đúng đắn của giai cấp công nhân trong khuôn khổ mỗi nước riêng biệt cũng


như trên phạm vi toàn thế giới. Nghiên cứu những vấn đề về thời đại và những
biến đổi mới của thời đại trong giai đoạn hiện nay giúp chúng ta nâng cao hơn nữa
bản lĩnh chính trị để đối phó với mọi diễn biến phức tạp của tình hình thế giới hiện
nay. Không những thế, nghiên cứu về vấn đề này còn cho chúng ta một cách nhìn
tổng quát về những vấn đề của thời đại ngày nay. Nó là cơ sở lý luận nhưng cũng
đòi hỏi mỗi đảng cộng sản phải phân tích tình hình thực tiễn để đề ra đường lối,
chiến lược, sách lược đúng trong việc phát triển đất nước góp phần vào cuộc đấu
tranh vì những mục tiêu của thời đại.





×