Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai giữa 4 giống lợn landrace, yorkshire, duroc, pietrain nuôi tại trại giống lợn thanh hưng, thanh oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ LAN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA 4 GIỐNG LỢN
LANDRACE, YORKSHIRE, DUROC, PIETRAIN
NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN THANH HƯNG,
THANH OAI, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ LAN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA MỘT SỐ TỔ HỢP LAI GIỮA 4 GIỐNG LỢN
LANDRACE, YORKSHIRE, DUROC, PIETRAIN
NUÔI TẠI TRẠI GIỐNG LỢN THANH HƯNG,
THANH OAI, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Chăn nuôi


Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG HỮU DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn

chân thành nhất đến TS. Trương Hữu Dũng, người hướng dẫn khoa học, về
sự giúp đỡ nhiệt tình và có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong Khoa
Chăn nuôi; Phòng đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới chủ trại chăn nuôi Thanh Hưng
(Tam Hưng - Thanh Oai) cùng toàn thể anh chị em công nhân tại trại chăn
nuôi, về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu về sinh sản,
thức ăn, thu thập và cung cấp số liệu làm cơ sở cho luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, cơ quan và
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành và sâu sắc tới tất
cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT......................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀ I LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 3
1.1.1. Tính trạng số lượng ................................................................................. 3
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ....................................... 3
1.1.3. Bản chất di truyền của ưu thế lai............................................................. 5
1.1.4. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn ................................................................ 7
1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
sinh sản .............................................................................................................. 8
1.2.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản .................................................................. 8
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản .......................................... 9
1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng .............................................................................................. 11
1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng ........................................................... 11
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng .................................. 11
1.4. Vài nét về giống lợn nghiên cứu .............................................................. 13
1.4.1. Giống lợn Landrace............................................................................... 13
1.4.2. Giống Yorkshire .................................................................................... 13
1.4.3. Giống lợn Duroc.................................................................................... 14
1.4.4. Giống Pietrain ....................................................................................... 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 15
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 15
1.5.2. Tình hình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................. 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21
2.1. Đố i tươ ̣ng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
2.1.2. Điạ điể m và thời gian nghiên cứu ......................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 21
2.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ........................................................ 23
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 27
3.1. Theo dõi khả năng sinh sản của 3 lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(L
x Y) phối với lợn đực PiDu ............................................................................. 27
3.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý động dục của lợn nái Landrace, Yorkshire và
F1 (Landrace x Yorkshire) .............................................................................. 27
3.1.2. Theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái Landrace, nái Yorkshire và
F1(LxY) phối với đực PiDu ............................................................................ 32
3.2. Khảo sát về khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và thành phần thân
thịt của đàn lợn thí nghiệm.............................................................................. 39
3.2.1. Kết quả theo dõi sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn con thí
nghiệm từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi ................................................................ 39
3.2.2. Kết quả theo dõi về các chỉ tiêu về sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn
của lợn thịt thí nghiệm từ 60 - 150 ngày tuổi.................................................. 46

3.2.3. Kết quả mổ khảo sát thành phần thân thịt của lợn thịt thí nghiệm ....... 51
3.2.4. Thành phần hóa học của lợn thịt thí nghiệm ......................................... 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
cs

:

Cộng sự

CS

:

Cai sữa

ĐVTA

:

Đơn vị thức ăn


Hs

:

Giống lợn Hampshire

KL

:

Khối lượng

L

:

Giống lợn Landrace

L×Y

:

Lợn lai Landrace và Yorkshire

NXB

:

Nhà xuất bản


PCS

:

Khối lượng cai sữa

PiDu

:

Lợn lai giữa Pietrain và Duroc

PSS

:

Khối lượng sơ sinh

SS

:

Sinh sản

THL

:

Tổ hợp lai


TTTĂ

:

Tiêu tốn thức ăn

VCK

:

Vật chất khô

Y

:

Giống lợn Yorkshire

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Sơ đồ công thức lai thí nghiệm ................................................... 21


Bảng 2.2.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm đàn lợn thương phẩm ............................ 22

Bảng 2.3.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho lợn thí nghiệm............ 22

Bảng 3.1.

Sinh lý động dục của đàn nái Landrace, Yorkshire và F1
(Landrace x Yorkshire) ............................................................... 28

Bảng 3.2. Năng suấ t sinh sản của 3 lơ ̣n nái Landrace, Yorkshire,
F1(LxY) phối với đực PiDu ......................................................... 32
Bảng 3.3.

Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi (kg/con) ....................................................................... 40

Bảng 3.4.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi ...................................................................................... 41

Bảng 3.5.

Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm từ sơ sinh đến 60
ngày tuổi (%) ............................................................................... 43


Bảng 3.6.

Tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm/kg lợn con cai sữa ............. 44

Bảng 3.7.

Sinh trưởng tích lũy của lợn thịt thí nghiệm từ 60 - 150
ngày tuổi (kg/con) ....................................................................... 46

Bảng 3.8.

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm ............................. 47

Bảng 3.9:

Sinh trưởng tương đối của lợn thịt thí nghiệm (%) ..................... 49

Bảng 3.10. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thịt thí nghiệm (kg) ......... 50
Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát thành phần thân thịt của lợn thịt thí nghiệm....... 51
Bảng 3.12. Thành phần hóa học của lợn thịt thí nghiệm (%) ........................ 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ chỉ tiêu số con/ổ của lợn nái Landrace, Yorkshire và
F1(LxY) phối với đực PiDu .......................................................... 36

Hình 3.2. Biểu đồ khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và khối lượng
60 ngày/ ổ của lợn nái Landrace, Yorkshire và F1(LxY) phối
với đực PiDu ................................................................................ 39
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm từ SS - 60
ngày tuổi ....................................................................................... 42
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thịt thí nghiệm ................. 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống vật chất ngày càng
được cải thiện nhu cầu tiêu dùng về các thực phẩm có chất lượng ngày càng
lớn, đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật đã góp phần thúc đẩy
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chăn nuôi đã và đang mang
lại lợi ích thiết thực cho đời sống của nhân dân nâng cao thu nhập cho người
chăn nuôi. Nhu cầu thực phẩm ngày càng được đáp ứng đầy đủ cả về số lượng
và chất lượng, những thực phẩm có chất lượng cao như: thịt, trứng, sữa...
không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày.
Hà Tây trước đây (Hà Nội ngày nay) là một địa phương có rất nhiều
ngành nghề. Đặc biệt, Hà Tây được coi là địa phương có nền nông nghiệp trong
đó có chăn nuôi phát triển nhất ở khu vực phía Bắc. Điển hình có các huyện chăn
nuôi lớn như: Đan Phượng, Thanh Oai, Hoài Đức, Sơn Tây, Ứng Hoà... Những
năm gần đây, ngành chăn nuôi địa phương đã và đang đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao về thực phẩm của người tiêu dùng. Những sản phẩm chăn nuôi
của địa phương, không chỉ xuất bán dạng tươi sống mà còn được chế biến theo

nhiều dạng khác nhau, rất phong phú phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, mà chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ngày
càng được chú trọng thúc đẩy phát triển. Chăn nuôi lợn trong những năm qua
không chỉ tăng về số lượng, chất lượng mà còn cả tính chuyên hoá góp phần
quan trọng mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. Cùng với việc sử dụng
các giống lợn thuần nổi tiếng thế giới, nước ta đã và đang tìm kiếm sử dụng các
công thức lai khác nhau nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Xuất phát từ những thực tế trên, với mục đích thu thập thông tin đánh
giá thực trạng góp phần định hướng phát triển chăn nuôi lợn chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của một số tổ hợp lai
giữa 4 giống lợn: Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain nuôi tại trại giống
lợn Thanh Hưng, Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái Landrace, Yorkshire và
F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực PiDu nuôi tại Trại lợn giống
Thanh Hưng, Thanh Oai, TP Hà Nội.
Khảo sát khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và thành phần thân thịt
của 3 tổ hợp lai, trên cơ sở đó xác định tổ hợp lai phù hợp và có hiệu quả
trong chăn nuôi lợn nông hộ tại huyện Thanh Oai - TP Hà Nội.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về khả năng sản xuất của 3 lợn nái Landrace,
Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) phối với lợn đực PiDu và khả năng
sinh trưởng, sức sản xuất thịt của con lai thương phẩm.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định tổ hợp đực lai tốt nhất, để khuyến cáo người chăn nuôi sử
dụng trong công tác giống, tạo ra con lai thương phẩm có sức sản xuất tốt,
mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tính trạng số lượng
Tính trạng là đặc trưng của một cá thể mà ta có thể quan sát hay xác
định được. Có hai loại tính trạng là tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
Tính trạng số lượng là những tính trạng được quy định bởi nhiều cặp
gen có hiệu ứng nhỏ nhất định (minor gen). Tính trạng số lượng bị tác động
rất lớn bởi các nhân tố môi trường. Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai
khác về mức độ hơn sự sai khác về chủng loại, đó là bản chất của tính trạng
đa gen (polygen).
Các tính trạng sản xuất của vật nuôi là các tính trạng số lượng do nhiều
gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng
suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố
liên tục và chịu tác động nhiều bởi nhân tố ngoại cảnh.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng
Giá trị kiểu hình (P - Phenotyphic value) của bất kỳ tính trạng số lượng
nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G - Genotypic value) và sai
lệch môi trường (E - Enviromental deviation).

Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau: P = G + E
1.1.2.1. Giá trị kiểu gen (G)
Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều cặp gen quy định. Tuỳ
theo tác động khác nhau của gen các giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần
khác nhau: giá trị cộng gộp (A - Additive value) hoặc giá trị giống (Breeding
value), sai lệch trội (D - Dominance deviation) và sai lệch tương tác gen hoặc
sai lệch lấn át gen (I - Interaction deviaton hoặc Epistatic deviation).
G=A+D+I
Giá trị cộng gộp (A): để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ sang đời
con phải có một giá trị đo lường có quan hệ với gen chứ không phải có liên
quan với kiểu gen. Mỗi một gen trong tập hợp các gen quy định một tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
trạng số lượng nào đó đều có một hiệu ứng nhất định đối với tính trạng số
lượng đó. Tổng các hiệu ứng mà các gen nó mang được gọi là giá trị cộng gộp
hay còn gọi là giá trị giống của cá thể.
Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có
thể truyền được cho thế hệ sau. Do đó, nó là nguyên nhân chính gây ra sự
giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là nhân tố chủ yếu sinh ra
đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể với sự chọn lọc.
Tác động của các gen được gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của
kiểu gen đồng hợp, bố mẹ luôn truyền một nửa giá trị cộng gộp của mỗi tính
trạng của chúng cho đời sau. Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của
gen bố và mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay giá trị giống.
Sai lệch trội (D): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại
giữa các cặp alen ở cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử (Đặng

Hữu Lanh và cs, 1999) [15]. Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của
quần thể, quan hệ trội của bố mẹ không truyền được sang con cái.
Sai lệch át gen (I): là sai lệch được sản sinh ra do sự tác động qua lại
giữa các gen thuộc các locus khác nhau. Sai lệch át gen không có khả năng di
truyền cho thế hệ sau.
1.1.2.2. Giá trị kiểu hình của tính trạng số lượng
Khi lai tạo giữa các cá thể thuộc hai quần thể với nhau thì giá trị kiểu hình
của một tính trạng số lượng ở các tổ hợp lai bao gồm hai thành phần chính:
- Giá trị trung bình của trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ
nhất X P1 và trung bình giá trị kiểu hình của quần thể thứ hai X P2 ( X P1P2).
X P1P2 =

Do đó:

X P1 + X P2

2

X F1 = X P1P2 + H

Tùy theo nguồn gốc đóng góp của các thành phần trên, người ta chia
chúng thành:
- Di truyền cộng gộp: bao gồm di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad), di
truyền cộng gộp của bố (Ab) và di truyền cộng gộp của mẹ (Am).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

- Ưu thế lai: bao gồm ưu thế lai trực tiếp (Dd), ưu thế lai của bố lai
(Db) và ưu thế lai của mẹ lai (Dm)...
1.1.2.3. Sai lệch môi trường (E)
Sai lệch môi trường được thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung
(Eg) và sai lệch môi trường riêng (Es).
Sai lệch môi trường chung (Eg): là sai lệch do loại môi trường tác động
lên toàn bộ con vật trong suốt đời của nó.
Sai lệch môi trường riêng (Es): là sai lệch do loại môi trường chỉ tác
động lên một số con vật trong một giai đoạn nào đó trong đời con vật.
Như vậy, kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở lên có
giá trị kiểu hình chi tiết như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng cho
thấy, muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
- Tác động về mặt di truyền (G) bao gồm:
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
+ Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối
giống tạp giao.
- Tác động về mặt môi trường (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn
nuôi như chuồng trại, thức ăn, thú y, quản lý….
1.1.3. Bản chất di truyền của ưu thế lai
1.1.3.1. Lai giố ng
Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều
giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc
các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về
huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng của hai kiểu lai lại tương tự
nhau (Nguyễn Hải Quân và cs, 1995) [21].
Lai giống làm cho kiểu gen đồng hợp tử của thế hệ sau giảm đi, còn tần
số kiểu gen dị hợp tử của thế hệ sau tăng lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
Lai giống là phương pháp làm biến đổi di truyền của quần thể gia súc.
Lai giống có những ưu việt, vì con lai thường có những ưu thế lai đối với một
số tính trạng nhất định.
1.1.3.2. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
- Ưu thế lai
Ưu thế lai là từ ngữ biểu thị sức sống của con lai vượt trội hơn cha mẹ.
Thuật ngữ ưu thế lai được nhà di truyền học người Mỹ Shull (1914) đưa ra và
được Snell, (1961) thảo luận trong nhân giống (trích theo Nguyễn Hải Quân
và cs, 1995) [21]. Ưu thế lai là sự hơn hẳn của đời con so với bố mẹ, ưu thế
lai là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật là tính trạng sản xuất của con
lai được nâng cao, khả năng sử dụng thức ăn tốt.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
+ Công thức lai: Ưu thế lai đặc trưng cho mỗi công thức lai. Theo Trần
Đình Miên và cs (1994) [18], mức độ ưu thế lai đạt được có tính cách riêng biệt
cho từng cặp lai cụ thể, ưu thế lai của đời mẹ có lợi cho đời con, ưu thế lai của
lợn mẹ ảnh hưởng đến số con trên ổ và tốc độ sinh trưởng của lợn con. Ưu thế
lai cá thể, ảnh hưởng đến sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai
đoạn sau cai sữa. Ưu thế lai của bố, ảnh hưởng đến tính hăng của lợn đực con,
kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/nái/năm
tăng 5 - 10 %. Khi lai ba giống hay lai ngược số lợn con cai sữa/nái/năm tăng
từ 10-15%. Số con cai sữa/ổ nhiều hơn 1,0-1,5 con và khối lượng cai sữa/con
tăng 1kg ở 28 ngày tuổi so với giống thuần (Colin, 1998) [40].
+ Tính trạng: Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng
có khả năng di truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di
truyền thấp. Những tính trạng liên quan đến khả năng nuôi sống và khả năng

sinh sản có ưu thế lai cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường
có ưu thế lai cao. Vì vậy, để cải tiến tính trạng này so với chọn lọc, lai giống
là một biện pháp nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau: Số con đẻ ra/ổ có ưu
thế lai cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%. Số con cai sữa có ưu thế lai cá
thể là 9%, ưu thế lai của mẹ là 11% (Richard, 2000) [52].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
+ Sự khác biệt giữa bố và mẹ: Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt
của hai giống đem lai, hai giống càng khác biệt với nhau về di truyền bao
nhiêu thì ưu thế lai thu được giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Các giống càng
xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao.
Ưu thế lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào điều kiện
ngoại cảnh. Có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến năng suất, cũng như
khả năng biểu hiện ưu thế lai.
1.1.4. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn
Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế nuôi lợn cho thấy, việc lai giống
đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế giới,
những nước phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm là
con lai. Tuy nhiên, việc kết hợp lai hai giống nào cho ưu thế lai cao phụ thuộc
vào sự lựa chọn, xác định ưu thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống.
Trong thực tế, việc nhân giống hiện đang sử dụng một số công thức lai “ba
máu” “bốn máu” như: D x F1(L x Y); F1(P x D) x F1(L x Y)…
* Theo (Wiliam, 1997) [34] ở lợn có ba loại ưu thế lai:
- Ưu thế lai từ lợn mẹ: Có lợi cho các cá thể ở đời con là ưu thế lai
quan trọng nhất bởi năng xuất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa,

đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất.
- Ưu thế lai của con: Có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự
sinh trưởng, sức sống, đặc biệt là sau cai sữa.
- Ưu thế lai từ bố: Được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con đực từ
kết quả giao phối, ưu thế lai của đực giống được thể hiện rất hạn chế.
Để lợn lai nuôi thịt, có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn/kg sinh
trưởng thấp, tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo sơ
đồ hình tháp nhằm thực hiện các công thức lai giữa nhiều dòng, giống khác nhau.
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có
năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt thì công tác giống phải là vấn đề then
chốt, để có tổ hợp lai thì nguyên liệu lai chính là các con giống ở đàn giống
hạt nhân, do đó việc chọn giống ở đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng suất
chăn nuôi lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
sinh sản
1.2.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản
Sự sinh sản là một quá trình sinh lý hết sức phức tạp của cơ thể động vật,
nhằm duy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật, đồng thời là
chức năng tái sản xuất của gia súc, gia cầm nói chung và của lợn nói riêng.
Để tăng cường chức năng này, nhằm nâng cao sức sản xuất của đàn
lợn, trên cơ sở thực tiễn công tác chọn giống và tạo giống mới, hoàn thiện
những giống chủ yếu, nuôi dưỡng chủ yếu những đàn gia súc cao sản,
phòng và trị các bệnh về sinh sản, cần có sự hiểu biết đầy đủ về sinh lý sinh
sản của lợn.

1.2.1.1. Tính thành thục
Một cơ thể thành thục về tính, khi bộ máy sinh dục phát triển tương
đối hoàn thiện. Dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuất hiện
những hiện tượng của hưng phấn sinh dục, khi đó các noãn bao chín và tế
bào trứng rụng.
Ngoài ra sự thành thục về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều
kiện khác nhau. Cơ quan sinh dục cái dưới tác dụng của các hocmon cũng dần
dần phát triển và có khả năng thụ tinh. Đồng thời xuất hiện các biểu hiện động
dục, các phản xạ về tính của gia súc nói chung và của lợn nói riêng được
thành lập. Tất cả các giống lợn thành thục sớm hay muộn đều phụ thuộc vào
giống, tính biệt và các điều kiện ngoại cảnh, cũng như chăm sóc nuôi dưỡng.
1.2.1.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục và phối giống cho lợn
* Chu kỳ sinh dục của lợn
Khi lợn cái thành thục về tính, thì có hiện tượng động dục và hiện
tượng này lặp đi lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định gọi là chu kỳ động
dục. Đa số lợn nội xuất hiện vào 4-5 tháng tuổi, lợn ngoại xuất hiện 6-7 tháng
tuổi nhưng 1-2 chu kỳ đầu chưa ổn định và sau đó ổn định dần. Mỗi chu kỳ
động dục thường kéo dài 18-21 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản
Năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào nhiều yếu tố trực tiếp và
gián tiếp, song hai yếu tố quan trọng nhất vẫn là di truyền và dinh dưỡng.
Giống và các biện pháp nhân giống:
Giống là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của
lợn nái. Các giống khác nhau có biểu hiện về khả năng sinh sản khác nhau, vì

chúng có kiểu gen khác nhau, ở mỗi giống đều có những kiểu gen mong
muốn và có những kiểu gen không mong muốn, trong chọn lọc các nhà chọn
lọc luôn muốn chọn ra các đàn giống có tỷ lệ gen mong muốn cao nhất. Nhìn
chung ở các giống lợn nội, có khả năng đẻ nhiều hơn các giống lợn ngoại
nhưng khối lượng của lợn con sơ sinh lại nhỏ hơn.
Biện pháp nhân giống là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới
tỷ lệ nuôi sống, khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa và số lượng đàn con.
Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
Thức ăn có vai trò rất quan trọng tới năng suất sinh sản của lợn nái.
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho mọi hoạt động
sống của cơ thể. Do đó, thức ăn phải được cung cấp đầy đủ cả về số lượng lẫn
chất lượng cho từng giai đoạn cụ thể của lợn.
Ảnh hưởng của năng lượng:
Năng lượng là một yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động sống
của lợn, việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của từng giai đoạn của lợn
nái cho phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sinh sản.
Nếu năng lượng cung cấp trong giai đoạn lợn mang thai mà thừa thì lợn
nái sẽ béo quá gây chết phôi, đẻ khó và giảm khả năng tiết sữa gây ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của đàn con.
Ngược lại, nếu năng lượng cung cấp cho giai đoạn này không đủ thì
thai sẽ bị gầy, lợn con còi cọc, chậm lớn.
Ảnh hưởng của protein:
Protein là thành phần cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể chủ yếu là
mô cơ, vì vậy nó ảnh hưởng chất lượng thịt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10

Nếu cung cấp thiếu protein ở giai đoạn mang thai thì khối lượng lợn sơ
sinh thấp, số con đẻ ra thấp, thể trạng yếu, còn ở giai đoạn lợn nuôi con thì lại
ảnh hưởng tới chất lượng sữa.
Ngược lại, nếu thừa protein trong giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ
chết thai làm giảm hiệu quả kinh tế.
Ảnh hưởng của khoáng chất:
Trong cơ thể khoáng chiếm 3% nhưng nó lại là yếu tố cần thiết cho sự
tạo xương, máu và cân bằng nội môi. Vì thế, ta cần chú ý bổ sung đầy đủ
khoáng chất vào khẩu phần ăn của lợn mẹ, như vậy sẽ đảm bảo cho sự phát
triển bình thường của bào thai.
+ Ca, P: Trong cơ thể có tới 90% Ca và 80% P tập chung chủ yếu ở
răng và xương. Nếu cung cấp thiếu Ca và P hay tỷ lệ giữa chúng không hợp lý
thì cơ thể mẹ sẽ phải huy động một lượng lớn Ca và P từ trong mô xương ra
để hình thành các mô xương của bào thai làm cho hệ xương của cơ thể mẹ bị
loãng, dần dần dẫn đến bại liệt trước và sau khi đẻ.
Nếu cung cấp thừa Ca,P sẽ gây hiện tượng lắng đọng Ca ở phủ tạng gây
nên hiện tượng bệnh lý như sỏi thận gây trở ngại cho việc hấp thụ các chất
khác như kẽm (Zn).
+ Khoáng vi lượng: Nhu cầu về khoáng vi lượng trong khẩu phần ăn rất
nhỏ, song cũng rất cần thiết. Các chất khoáng vi lượng tham gia hình thành
nên các men, các chất xúc tác cho quá trình sinh tổng hợp protein trong cơ
thể. Nếu cung cấp thiếu, sẽ dẫn đến một số men trong cơ thể bị thiếu hoặc
không hoạt động được gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể như sắt
(Fe), đồng (Cu) gây thiếu máu.
Nếu cung cấp thừa sẽ gây ngộ độc cho cơ thể và ảnh hưởng tới phẩm
chất thịt.
Vitamin: Vitamin là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình
trao đổi chất của cơ thể nhu cầu vitamin là khác nhau đối với các giống lợn.
Các vitamin thường được bổ sung vào khẩu phần ăn là: A, D, E.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11
+ Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, lợn nái mang thai dễ sảy thai,
đẻ non…
+ Thiếu vitamin D: Thai kém phát triển dễ bị liệt chân.
+ Thiếu vitamin E: Có hiện tượng chết thai, lợn không động dục hay
động dục chậm.
+ Thiếu vitamin PP: Lợn còi cọc đi ỉa chảy
Đặc biệt, lợn nái khi mang thai thiếu vitamin sẽ ảnh hưởng tới năng
suất sinh sản của lợn nái. Do vậy, trong khẩu phần ăn, hàm lượng vitamin
phải đầy đủ và hợp lý.
1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng
1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng
Trong quá trình sinh trưởng, thành phần hóa học cũng như tỷ lệ các
phần thịt và phẩm chất thịt cũng thay đổi, cùng với sự tăng lên về khối lượng
thì tỷ lệ vật chất khô và tỷ lệ mỡ cũng tăng lên, lúc này tỷ lệ protit giảm nhẹ.
Tích lũy protit đạt mức cao nhất là trong khoảng 40 - 79 kg sau đó giảm
dần. Tích lũy mỡ tăng dần dần theo khối lượng, khối lượng càng cao thì tốc
độ càng tăng mạnh.
Quá trình sinh trưởng của lợn, được thể hiện qua tiềm năng di truyền và
được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền của sinh trưởng hàng
ngày, tiêu tốn thức ăn cũng như tuổi kết thúc vỗ béo dao động ở phạm vi
rộng, phụ thuộc vào giống, quần thể và phương pháp tính khác nhau.
Các chỉ tiêu vỗ béo như, sinh trưởng hàng ngày và tiêu tốn thức ăn
có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi vì chi
phí thức ăn chiếm phần lớn tổng chi phí cho chăn nuôi lợn thịt (60 - 70%).

Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn
trong chăn nuôi là một vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa trong công tác giống.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Cũng như năng suất sinh sản thì khả năng sinh trưởng và cho thịt cũng
chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Yếu tố di truyền: nhân tố này ảnh hưởng lớn đến các tính trạng sinh
trưởng và khả năng cho thịt của lợn đó là giống và tính biệt.
Giống: Các giống khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau từ đó dẫn
đến khả năng cho thịt cũng khác nhau. Lợn Pietrain khối lượng 100kg thì tỷ lệ
nạc/thịt xẻ là 61,35% trong khi đó Large White Pháp là 54,11%, Landrace
Pháp là 53,12%, Landrace Bỉ là 58,3%. Độ dày mỡ lưng trung bình ở khối
lượng mổ thịt 90kg của Pietrain là 7,8 mm; Large White và Landrace Pháp là
11,4 mm và 12,2 mm; Landrace Bỉ là 9,9 mm (La Gesnestique Procine
Fancaise, 1986-1988) [59].
Tính biệt: Lợn nái, lợn đực hay đực thiến đều có tốc độ phát triển và sự
cấu thành cơ thể khác nhau lợn đực có tỷ lệ nạc cao hơn lợn đực thiến và lợn
cái. Lợn đực có tỷ lệ protein trong thành phần cơ thể nhiều hơn lợn nái
(Campell và cs, 1985) [39].
Nhân tố ngoại cảnh:
Nhân tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến khả năng sinh trưởng và cho
thịt của lợn, đặc biệt là điều kiện chuồng trại, thức ăn, khí hậu…
Vệ sinh chuồng trại: Khi điều kiện chuồng nuôi chật hẹp, số lượng đầu
lợn trong một ô quá lớn thì khả năng sinh trưởng thấp hơn lợn nuôi trong điều
kiện chuồng trại rộng rãi thoáng mát.

- Lợn sau khi nuôi được 2 tháng khi đó khối lượng đạt 15 - 20kg, lúc
này sức đề kháng của lợn là khá tốt, sự chống chịu với điều kiện ngoại cảnh
tăng lên. Nhưng, nếu để điều kiện vệ sinh chuồng trại quá kém, phân và nước
tiểu không được dọn dẹp thường xuyên, gió lùa mạnh vào mùa đông và nóng
vào mùa hè khiến đàn lợn dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là ỉa chảy và ho từ đó
giảm trọng lượng, bỏ ăn, gầy sút nhất là lợn được nuôi cho ăn tự do với máng
tự động. Số lượng đàn đông, việc xác định con ốm để chữa kịp thời là rất khó.
Do đó, cần chú trọng việc phòng bệnh cho lợn.
Thức ăn và dinh dưỡng: Đây là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng
đến tốc độ sinh trưởng và cho thịt của lợn. Khẩu phần ăn phải cân đối
dinh dưỡng thì con vật mới phát huy hết tiềm năng di truyền của nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Ngoài ra, phương thức cho ăn cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của lợn
như khi cho ăn tự do thì khả năng sinh trưởng về khối lượng nhanh hơn,
nhưng độ dày mỡ lưng lại cao hơn do ít vận động (Nguyễn Nghi và cs,
1995) [19] so với lợn cho ăn hạn chế.
1.4. Vài nét về giống lợn nghiên cứu
1.4.1. Giống lợn Landrace
Có nguồn gốc từ Đan Mạch lông da có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài,
tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai lưng mông, đùi rất
phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, đây là
giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc.
Lợn Landrace có khả năng sinh sản cao, đẻ nhiều và nuôi con khéo:
Trung bình đạt 1,8 - 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 - 12 con, khối lượng sơ sinh
(Pss) trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai sữa (Pcs) từ 12 - 15 kg. Sức

tiết sữa từ 5 - 9 kg/ngày. Lợn có khả năng sinh trưởng từ 750 - 800 g/ngày, 6
tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 - 125 kg. Lợn cái có 12 - 16 vú, nặng 220 250kg. Lợn đực 300 - 320kg khi trưởng thành (Nguyễn Thiêṇ và cs, 2005)
[27]. Đây là giống lợn chuyên hướng nạc và được dùng để thực hiện chương
trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
1.4.2. Giống Yorkshire
Yorkshire là giống lợn có nguồn gốc từ vùng Yorkshire thuô ̣c Đông
Bắc nước Anh. Lợn Yorkshire có lông trắng ánh vàng (cũng có một số con
đốm đen), đầu cổ hơi nhỏ và dài, mặt rộng, tai to trung bình và hướng về phía
trước, mình dài lưng hơi cong, bụng gọn chân dài chắc chắn, có 14 vú. Lợn có
khả năng sinh sản cao trung bình 10 - 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh 1,2
kg/con, lợn có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh. Khi trưởng thành, con đực
nặng tới 300 kg, con cái 250 kg, khả năng sinh trưởng 700 g/con/ngày, tiêu
tốn thức ăn 3,0 kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc 56%. Lợn nái Yorkshire, mỗi
năm có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa, mỗi lứa trung bình 8 - 10 con, trọng lượng sơ
sinh từ 1,0 - 1,8 kg, sản lượng sữa cao, nuôi con giỏi. Đây là giống lợn
chuyên hướng nạc và được dùng để lai kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
1.4.3. Giống lợn Duroc
Giống Duroc (mà nổi tiếng nhất là Duroc - Jersey) có nguồn gốc ở Bắc
Mỹ. Lợn hiện nay đã khá phổ biến ở các nước châu Âu, châu Á và chiếm một
tỷ trọng khá cao trong tổng đàn lợn của nước Mỹ. Lợn nái có khả năng sinh
sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 - 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11
con, khối lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2 - 1,3 kg, khối lượng cai
sữa 12 - 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 - 8 kg/ngày.
Lợn Duroc có 4 mũi chân và mõm sẫm đen, tai đứng, khả năng sinh

trưởng 785 g/ngày, khả năng tăng thịt nạc 320 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,91
kg/kg tăng khối lượng. Nuôi 171,89 ngày tuổi, đạt khối lượng 99,88 kg, dày
mỡ lưng ở sườn 10 là 3,09 cm. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg,
con cái 250 - 280 kg. Duroc được coi là giống lợn tốt để thực hiện chương
trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
1.4.4. Giống Pietrain
Giống lợn này xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920. Lợn Pietrain là
một điển hình về vết loang đen trắng không cố định trên lông da, năng suất ổn
định. đầu nhỏ, dài, tai to hơi vểnh, cổ to và chắc chắn, mình dài, vai-lưngmông-đùi rất phát triển, toàn thân trông như hình trụ. Lợn có tầm vóc trung
bình và khả năng sản xuất thịt nạc cao, nuôi tốt tỷ lệ nạc có thể đạt 66,7%.
Khối lượng sơ sinh 1,1 - 1,2 kg/ con, cai sữa 60 ngày đạt 15 - 17 kg/con, 6
tháng tuổi đạt 100 kg. Lợn đực có nồng độ tinh trùng cao, 250 - 290 triệu/ml,
lợn cái có khả năng sinh sản tương đối tốt, Lợn có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày.
Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 165,1 ngày. Số con đẻ/lứa: 10,2. Số con cai sữa:
8,3. Số con cai sữa/nái/năm: 18,3 con. Khả năng sinh trưởng giai đoạn từ 35 90 kg là 770 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn 2,58 kg/kg tăng khối lượng. Dày mỡ
lưng trung bình 10,8 mm, trong khi Yorkshire và Landrace là 11,4mm và 12,2
mm( La génétique Procine Francaise, 1986-1988) [59]. Đây là giống lợn tiêu
biểu cho hướng nạc được sử dụng để lai kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho
tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. Để nâng cao năng suất và chất lượng
giống trong chăn nuôi lợn, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng và phù
hợp với nền sản xuất hàng hoá hiện nay, chúng ta đã từng bước cải thiện

những nhược điểm của các giống lợn địa phương, bằng cách nhập một số
giống lợn ngoại; Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain…, phục vụ lai tạo sản
xuất giống lợn trong nước. Ở nước ta, có nhiều kết quả về nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến các tính trạng sản suất như: Hệ số di truyền, tương quan
di truyền, giá trị giống và ưu thế lai của tổ hợp lai tạo ra từ các giống lợn.
Nhiều tác giả tập trung vào nghiên cứu khả năng sản suất, đặc điểm sinh học,
quy trình nuôi dưỡng, các công thức lai kinh tế giữa các giống lợn với nhau ở
các cơ sở giống của nhà nước với quy mô lớn.
Giai đoạn trước năm 1975, nhiều nhà khoa học đã tiến hành lai kinh tế
các giống lợn Đại Bạch, Duroc, Landrace, với các giống lợn nội với mục
đích xác định hiệu quả kinh tế của các công thức lai đơn giản. Nghiên cứu
lai giữa lợn Đại Bạch và Móng cái đã được các tác giả thông báo kết quả
như sau: số con đẻ ra đạt 11,7 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống 92,3%, sinh trưởng
của lợn F1 đạt 588 g/ngày.
Nhiều tác giả cho thấy, kết quả nghiên cứu đời F2 khi cho F1 tự giao để
chuyển sang hướng lai tạo giống mới. Kết quả nghiên cứu ở đời F2 (1/2 máu
Berkshire và 1/2 máu Ỉ) cho tự giao và đạt được như sau: khối lượng sơ sinh
0,7 - 0,8 kg, khối lượng cai sữa 8 - 10 kg, vỗ béo 10 tháng tuổi đạt 103,5 kg, tỷ
lệ nạc 38,9%, tiêu tốn 4,5 ĐVTA/ kg tăng trọng, số con đẻ ra/lứa 8 - 10 con.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Doanh (1984) [6], về lai kinh tế Đại
Bạch x Ỉ và từ đó tạo giống mới ĐBI ở giai đoạn tự giao (1/2 máu Đại bạch,
1/2 máu Ỉ) cho thấy: số con sơ sinh đạt 10,96 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,95
kg/con, cai sữa 60 ngày 10,66 kg, nuôi vỗ béo đến 8 tháng đạt 85 kg, tỷ lệ nạc
38,63%, tiêu tốn thức ăn 4,46 ĐVTA/kg tăng trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

Theo Nguyễn Thị Viễn (2004) [33], thì nái lai Y × L có số con sơ
sinh/ổ tăng lên 0,24 - 0,62 con và có thể đẻ lứa đầu sớm hơn 4 - 11 ngày. Nái
lai L × Y tăng khối lượng sơ sinh/ổ là 0,65- 3,29 kg. Cả 2 nhóm nái lai đã
giảm được 0,25 - 0,42 ngày chờ phối, sinh trưởng giai đoạn 90 - 150 ngày
tuổi tăng lên 2,03 - 3,48% so với nái thuần. Ưu thế lai càng có nhiều máu
ngoại càng cho năng suất cao.
Các kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên (1985) [17], Nguyễn
Thiện và cs (1995) [26], Đinh Hồng Luận (1980) [16], đã khẳng định được lai
kinh tế giữa lợn đực ngoại và nái nội cho con lai F1 có khả năng sinh trưởng
tốt, tăng khối lượng 420 - 457 g/ngày (giống nội tăng 205 - 336 g/ngày), chi
phí thức ăn giảm từ 5,9 - 7,6 ĐVTA xuống còn 4,0 - 4,94 ĐVTA/kg tăng khối
lượng, tỷ lệ nạc được cải thiện từ 32,0 - 33,9% tăng lên 36,20 - 42,04%, khối
lượng sơ sinh đạt 0,59 - 0,73 kg so với lợn nội 0,45 - 0,60 kg/con, khối lượng
cai sữa đạt 9,00 -9,40 kg/con so với 6,00 - 7,00 kg/con ở giống nội. Các công
thức lai đã được khảo nghiệm qua nhiều năm và con lai F1 đã được nuôi rộng
rãi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Nguyễn Thiện, Đinh Hồng Luận (1994) [25], đã thông báo về kết quả
nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi lợn lai như sau: ở cặp lai ĐB (ĐB x MC)
có số con đẻ ra là 13,2, số con cai sữa 10,27 và khối lượng cai sữa/ con
9,08kg tương ứng với các chỉ tiêu trên cặp lai ĐB (L x MC) có kết quả 12,1;
10 và 8,85. Lợn lai ĐB (ĐB x MC), có các chỉ tiêu nuôi vỗ béo như sinh
trưởng đạt 731gram/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,2 ĐVTA/kg tăng khối lượng và
tỷ lệ nạc 47,3%. Trong khi đó, ở lợn lai L (ĐB x MC) đạt các chỉ tiêu tương
ứng là 618; 3,3 và 48. Nguyễn Hải Quân (1994) [20], đã nghiên cứu lai kinh
tế giữa lợn đực lai F1 (L x ĐB) với nái Móng Cái, kết quả cho thấy con lai đạt
thành tích cao về phần thịt có giá trị 53,4%. Kết quả kiểm tra đực lai (L x ĐB)
của Đinh Văn Chỉnh, Trần Xuân Việt (1993) [2] cho thấy: tăng khối lượng
trong thời gian kiểm tra 629,7g/ngày, tiêu tốn 3,39 kg TA/kg tăng khối lượng.
Kế t quả nghiên cứu trên con lai (Y x Pi) x Y của Lê Thanh Hải và cs
(1995) [9] cho biết: con lai đa ̣t mức tăng tro ̣ng 537,04 g/ngày, tiêu tố n thức ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×