Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện nói không với bạo lực gia đình ở thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 33 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc sống ngày càng phát triển thì càng nảy sinh nhiều vấn đề, được gọi là vấn nạn của
xã hội. Những vấn nạn đang hoành hành trên cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng ở
hiện nay phải kể đến như: ma túy, mại dâm, cá độ bóng đá, bạo lực gia đình, ...
Ở đó, phải kể đến phải là vấn nạn bạo lực gia đình. Đối với tệ nạn này, bạo lực xảy ra
chủ yếu giữa hai vợ chồng trong gia đình, đa số là do người chồng khởi xướng, đánh đập
vợ con sau những cuộc nhậu về hay có thể là vì ghen tuông. Bạo lực gia đình không chỉ
làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, có thể ảnh hưởng đến tính mạng mà gây ra hậu quả khôn
lường đó là khiến bao đứa trẻ còn nhỏ mà chứng kiến cảnh cha đánh mẹ, dẫn đến chán
nản bỏ nhà ra đi, sa vào các tệ nạn xã hội, không nơi nương tựa.
Chính vì nhận thấy được hệ lụy khôn lường của bạo lực gia đình , nên hôm nay em chọn
đề tài “Lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình ở
thành phố Đà Nẵng năm 2017” cho bài đồ án của mình. Em mong rằng thông qua kế
hoạch truyền thông lần này sẽ giúp mọi người hiểu luật và góp phần vào việc phòng
chống bạo lực gia đình tại thành phố biển xinh đẹp này. Bài đồ án gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện “Nói không với bạo
lực gia đình tại thành phố Đà Nẵng năm 2017”
Chương 2: Lập kế hoạch cho sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình tại thành phố
Đà Nẵng năm 2017”
Trong quá trình làm đồ án em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Ngọc Phương Thảo –
Giảng viên bộ môn “Lập kế hoạch truyền thông đại chúng” đã nhiệt tình hướng dẫn giúp
em hoàn thành bài đồ án này. Mặc dù em đã cố gắng nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót, vì
vậy em xin nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của quý Thầy(Cô) để bài đồ án được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................
MỤC
LỤC ............................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH


ẢNH ...................................................................................................
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO SỰ
KIỆN “NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
NĂM 2017”...........................................................................................................................
1.1.
Phân tích bối cảnh.....................................................................................................
1.1.1. Lịch sử vấn đề...........................................................................................................
1.1.2. Các chương trình truyền thông đã diễn ra tại Đà Nẵng.......................................
1.1.3. Tình hình bạo lực gia đình hiện nay......................................................................
1.1.4. Đối tượng công chúng...............................................................................................
1.1.4.1.
Đối tượng chính..................................................................................................
1.1.4.2.
Đối tượng liên quan.............................................................................................

1.2.

Phân tích môi trường swot.......................................................................................
1.2.1. Điểm mạnh............................................................................................................
1.2.2. Điểm yếu...............................................................................................................
1.2.3. Cơ hội....................................................................................................................
1.2.4. Thách thức............................................................................................................

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO SỰ KIỆN
“NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH”.........................................
2.1. Xác định mục tiêu truyền thông..................................................................................

2.2. Công chúng mục tiêu....................................................................................................
2.3.
Xác
định
mốc
gian.................................................................................................

thời

2.4 Thông điệp......................................................................................................................
2.4.1
Nội
dung
thông
điệp....................................................................................................
2.4.2 Hình thức thông điệp..................................................................................................
2.4.3 Cấu trúc thông điệp....................................................................................................
2.5.
Chiến
lược
truyền
thông...............................................................................................
2.6. Chiến thuật truyền thông.............................................................................................
2.6.1. Quan hệ công chúng..................................................................................................
2.6.1.2.Xây
dựng
mối
quan
hệ.............................................................................................
2.6.1.3 Tổ chức sự kiện........................................................................................................

2.6.2. Quảng cáo...................................................................................................................
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


2.6.2.1. Truyền thông trên truyền hình................................................................................
2.6.2.2.
Truyền
thông
ngoài
trời...........................................................................................
2.6.2.3. Truyền thông trên internet......................................................................................
2.6.2.4. Truyền thông trên báo.............................................................................................
2.7. Hoạch định ngân sách.................................................................................................
2.7.1. Ngân sách tổ chức sự kiện.........................................................................................
2.7.2. Ngân sách truyền thông trên truyền hình...............................................................
2.7.3. Ngân sách truyền thông trên internet......................................................................
2.7.4. Ngân sách truyền thông trên báo.............................................................................
2.7.5. Ngân sách truyền thông ngoài trời...........................................................................
2.7.6. Ngân sách truyền thông cho cả chiến dịch..............................................................
2.8 Quản lý rủi ro.................................................................................................................
2.9 Đánh giá..........................................................................................................................
KẾT
LUẬN...........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh ở buổi tuyên truyền............................................................................
Hình 1.2 Hình ảnh ở buổi tuyên truyền (1).......................................................................
Hình 1.3 Hình ảnh ở buổi tuyên truyền (2).......................................................................
Hình 2.1 Thông điệp truyền thông.....................................................................................

Hình 2.2 Backdrop của buổi họp báo...............................................................................
Hình 2.3 Hình ảnh truyền thông băng rôn của chiến dịch..............................................
Hình 2.4 Hình ảnh phướn của chiến dịch........................................................................
Hình 2.5 Truyền thông trên baodanang.vn......................................................................
Hình 2.6 Truyền thông trên VnExpress............................................................................
Hình 2.7 Truyền thông trên Fanpage của mình...............................................................
Hình 2.8 Truyền thông trên báo công an Đà Nẵng...........................................................

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các đơn vị truyền thông được mời để tham dự buổi họp báo........................
Bảng 2.2 Lịch trình truyền thông trên truyền hình..........................................................
Bảng 2.3 Kế hoạch truyền thông trên báo.........................................................................
Bảng 2.4 Dụ trừ kinh phí cho tổ chức họp báo.................................................................
Bảng 2.5 Ngân sách tổ chức sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình”.........................
Bảng 2.6 Chi phí quay đoạn video truyền thông trên truyền hình................................
Bảng 2.7 Kinh phí truyền thông trên truyền hình............................................................
Bảng 2.8 Ngân sách truyền thông trên internet...............................................................
Bảng 2.9 Bảng ngân sách quảng cáo trên báo..................................................................
Bảng 2.10. Bảng ngân sách truyền thông ngoài trời.........................................................
Bảng 2.11 Bảng tổng ngân sách chi cho chiến dịch truyền thông...................................

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN
THÔNG CHO SỰ KIỆN “NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA
ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2017”

1.3.
Phân tích bối cảnh
1.3.1. Lịch sử vấn đề

VH-TT&DL về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong 5 năm (2009-2013), nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình là do sự thiếu
hiểu biết pháp luật và các quy chuẩn xã hội của cả vợ chồng và các con, cũng như trình
độ học vấn thấp; do sự suy thoái về đạo đức lối sống; các tệ nạn xã hội như nghiện rượu,
cờ bạc; do mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình về kinh tế... và nạn nhân của các
vụ bạo lực gia đình phần lớn là phụ nữ.
Trong số 1.102 vụ bạo lực gia đình thì nạn nhân bạo lực gia đình nhiều nhất là phụ nữ:
1.064 vụ, người cao tuổi: 9 vụ, trẻ em 2 vụ; hình thức bạo lực thân thể là 972 vụ, bạo lực
tinh thần 3 vụ, bạo lực tình dục 3 vụ, bạo lực kinh tế 71 vụ.
Trong những năm qua, Công đoàn thành phố đã tích cực chỉ đạo các cấp Công đoàn xây
dựng kế hoạch tổ chức, triển khai các giải pháp can thiệp PCBLGĐ; phối hợp với các cấp
chính quyền, các ngành hưởng ứng tích cực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều
hình thức phong phú, đa dạng; tập huấn, trang bị kỹ năng cho cán bộ Công đoàn và
CNVCLĐ về công tác gia đình, về giới, bình đẳng giới...
Đồng thời, tư vấn chia sẻ các nội dung về những quy định của pháp luật đối với vấn đề
quyền của phụ nữ, trẻ em; về các biện pháp để giúp gia đình luôn giữ được ngọn lửa ấm
áp, bình yên; sự quan tâm, chia sẻ quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia
đình, cách phòng tránh các xung đột dẫn đến bạo lực giới, BLGĐ, xây dựng gia đình
công nhân, lao động no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Nội dung PCBLGĐ cũng được cụ thể hóa, lồng ghép vào các hoạt động Công đoàn, vào
phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, phong trào
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…; phát động và vận động đoàn viên, CNVCLĐ hưởng
ứng và thực hiện phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Nuôi con
khỏe, dạy con ngoan”…, gắn nội dung PCBLGĐ với việc đăng ký và bình xét danh hiệu
phụ nữ “2 giỏi”, “Gia đình văn hóa”.


SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


Nhờ trang bị kiến thức về luật PCBLGĐ cho người lao động và sự phối hợp đồng bộ của
chính quyền và các đoàn thể, công tác PCBLGĐ được lồng ghép vào chương trình công
tác của địa phương, đơn vị nên số vụ BLGĐ có chiều hướng giảm. Năm 2009, toàn thành
phố có 334 vụ BLGĐ thì đến năm 2012 giảm còn 239 vụ, 6 tháng đầu năm 2014 là 94 vụ.
1.3.2. Các chương trình truyền thông đã diễn ra tại Đà Nẵng
 Đơn vị tổ chức: Hội Liên Hiệp Phụ nữ Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ Tổ chức

Nhân kỷ niệm 14 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2015), thực hiện Chỉ
thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2014 của Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện Năm văn hóa văn minh đô thị 2015. Thực hiện Đề án Giáo dục 5 triệu bà
mẹ nuôi dạy con tốt giai đoạn 2010 - 2015.. Tối ngày 17/6/2015, Hội LHPN phường đã tổ
chức điểm tuyên truyền “Năm văn hóa văn minh đô thị 2015”, Luật PC Bạo lực gia đình
và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tại khu dân cư Bình Hòa 2. Đến dự có chị Ngô
Thị Thùy Trang – QUV – Chủ tịch Hội LHPN quận Cẩm Lệ, ông Nguyễn Văn Trình –
PCT UBMTTQVN quận Cẩm Lệ - báo cáo viên buổi tuyên truyền, bà Nguyễn Thị Phúc
– PCT UBND phường, bà Ngô Thị Thương – Chủ tịch UBMT phường cùng với hơn 80
chị CB - HVPN tham dự.
Buổi tuyên truyền giúp cho giúp cho HVPN nâng cao nhận thức về Luật Bình đẳng giới,
phòng chống bạo lực gia đình, chuẩn mực người phụ nữ Việt nam trong thời kỳ mới, tăng
cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình hướng tới xây dựng gia đình Việt Nam
hạnh phúc bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả năm văn hóa văn minh đô thị năm
2015. Góp phần vào việc đấu tranh có hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là
đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn phường. Giúp chị em phụ nữ hiểu được nguyên
nhân chính gây hại cho sức khỏe sinh sản; biết cách tự bảo vệ bản thân phòng chống các
bệnh phụ khoa.

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a



Hình 1.1. Hình ảnh ở buổi tuyên truyền
 Hội Liên Hiệp Phụ nữ xã Hòa Sơn tổ chức

Phụ nữ Hòa Sơn tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình
Thực hiện sáng kiến do Tổ chức Hòa bình và Phát triển Tây Ban Nha (PYD) tài trợ tại
lớp tập huấn nâng cao năng lực cho chi hội trưởng huyện Hòa Vang vào tháng 6 vừa qua,
tối ngày 10-8, tại Trường Tiểu học số 1 Hòa Sơn, Hội LHPN xã Hòa Sơn tổ chức buổi
truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình cho hơn 100 hội viên phụ nữ và nam giới
trên địa bàn xã. Về tham dự có đại diện Hội LHPN thành phố Đà Nẵng, Hội LHPN huyện
Hòa Vang. Đồng chí Trần Đình Ngô – Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện
Hòa Vang được mời làm báo cáo viên tại buổi truyền thông.

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


Hình 1.2 Hình ảnh ở buổi tuyên truyền (1)
Đ/c Trần Đình Ngô đã cung cấp cho hội viên phụ nữ những nội dung cơ bản của Luật
phòng, chống bạo lực gia đình; những tình huống thường gặp dễ gây ra bạo lực gia đình
trong cuộc sống; trang bị cho phụ nữ những ứng xử, kỹ năng cần thiết trong gia đình để
tránh xảy ra bạo lực gia đình.
Phần tiểu phẩm do chi hội phụ nữ thôn Hòa Khê dàn dựng và biểu diễn thu hút được
người xem bởi tính chân thực, gần gũi với địa phương, nội dung sâu sắc và khả năng diễn
xuất của các diễn viên không chuyên – là chính hội viên phụ nữ đóng vai đã đem lại tiếng
cười, cả những suy nghĩ trầm tư cho hội viên phụ nữ về vấn đề bạo lực gia đình.

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a



Hình 1.3 Hình ảnh ở buổi tuyên truyền (2)
Buổi truyền thông đã diễn ra thành công tốt đẹp. Được tổ chức tại thôn Xuân Phú, là địa
bàn có số vụ bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên hơn so với các thôn khác trên địa bàn
xã nên đã đáp ứng được nhu cầu của nhiều chị em phụ nữ, góp phần nâng cao nhận thức
của phụ nữ, nam giới và cả cộng đồng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, xây
dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”
.
1.3.3. Tình hình bạo lực gia đình hiện nay
Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình một vấn đề có tính toàn cầu- được xem là đề
tài thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Có mấy vấn đề
cần trao đổi về tình hình nghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Sự tuyệt đối bạo lực một chiều: đúng là bạo lực giới nói chung và bạo lực giới trong gia
đình nói riêng, phần lớn là do nam giới gây ra với phụ nữ. Nhưng cũng cần nhận thấy
rằng vẫn còn có bạo lực của phụ nữ đối với nam giới. Nghiên cứu của Bộ Lao động
Thương Binh và Xã Hội cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia
đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ. Nhiều công trình nghiên cứu xã hội
học trên thế giới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ.
Cần lưu ý rằng phụ nữ không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là thủ phạm
của bạo lực gia đình; ngay cả khi họ bị chồng sử dụng bạo lực vì không ít trường hợp vợ
bị chồng đánh do nói nhiều, do cằn nhằn vô lý hoặc ghen tuông vô cớ...) . Vì thế cần có
cái nhìn toàn diện, khách quan hơn trong nghiên cứu hoặc công bố về những thông tin
liên quan đến bạo lực giới trong gia đình.
1.3.4. Đối tượng công chúng
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


Đối tượng chính
Các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Đối tượng liên quan


1.3.4.1.
1.3.4.2.

• Nhóm truyền thông
Khi chúng ta triển khai một chương trình, sự kiện nào thì cũng phải cần đến giới truyền
thông bởi giới truyền thông sẽ là cầu nối đưa thông tin mà chương trình muốn truyền đạt
đến công chúng mục tiêu một cách nhanh và chính xác nhất. Và phương tiện truyền thông
ngày nay cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi của công chúng, những thông
tin đưa lên truyền thông sẽ mau chóng đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, UBND thành phố
Đà Nẵng chọn Đài truyền hình - phát thanh Đà Nẵng và Báo công an Đà Nẵng, Báo Tuổi
Trẻ để làm cơ quan truyền thông cho chương trình. Những đơn vị bảo trợ truyền thông
trên sẽ phối hợp với ban tổ chức để đưa những thông tin về chiến dịch tuyên truyền luật
phòng chống bạo lực gia đình tại thành phố Đà Nẵng lên các phương tiện truyền thông
đại chúng cũng như góp phần tuyên truyền chiến dịch đến cho người dân thành phố Đà
Nẵng.
• Nhóm chuyên môn
Sở tư pháp thành phố Đà Nẵng là đơn vị đồng thực hiện, bởi sự kiện này liên quan đến
pháp luật. Sự hiểu biết về luật là yếu tố quan trọng để tuyên truyền luật phòng chống bạo
lực gia đình cho người dân.
Sở thông tin và truyền thông Đà Nẵng sẽ cung cấp lực lượng trong việc truyền thông.
• Nhóm chính quyền địa phương
Các ban ngành, chính quyền địa phương là những đối tượng liên quan đến các chương
trình truyền thông trong việc hỗ trợ giúp đỡ ban tổ chức đưa giấy mời huy động sự tham
gia của mọi người đối với sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình”
• Nhóm công chúng mục tiêu
Tất cả mọi người đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vì Chiến dịch lần này
cần thái độ hợp tác, tham gia từ tất cả người dân để chương trình có thể giúp mọi người
có thêm kiến thức hiểu biết rõ và sâu hơn về luật phòng chống bạo lực gia đình. Từ đó
mọi người có cùng chung tay góp sức phòng chống bạo lực gia đình.
1.4.


Phân tích môi trường swot của đơn vị tổ chức sự kiện này
1.2.1. Điểm mạnh
Gồm 2 đơn vị phối hợp tổ chức chương trình là Sở tư pháp thành phố Đà Nẵng,
Sở Thông tin và truyền thông Đà Nẵng . Sở Thông tin và truyền thông Đà Nẵng với đặc
điểm là mỗi đơn vị có mỗi lợi thế riêng, kết hợp sẽ tạo được làn sóng mạnh mẽ tác động
đến nhận thức của công chúng.
Sở tư pháp thành phố Đà Nẵng,là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành văn bản quy
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Tạo được sự tin tưởng cho
việc truyền thông tới các hộ gia đình.
Sở Thông tin và truyền thông Đà Nẵng có sở trường trong việc tổ chức, thực hiện các
hoạt động truyền thông nên chiến dịch truyền thông lần này tại Đà Nẵng sở sẽ lên kế
hoạch hoàn hảo nhất và hứa hẹn sẽ đạt được hiệu quả cao.
1.2.2. Điểm yếu
Các hộ gia đình tại thành phố Đà Nẵng đa số đều có việc làm nên việc truyền thông,
tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình cho các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn bởi
họ không có thời gian để nghe tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình.
1.2.3. Cơ hội
Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình vẫn đang diễn ra khá nhiều trên cả nước nói chung
và Đà Nẵng nói riêng. Vậy nên, khi các đề tài mang tính chất cấp thiết như vậy, khi được
thực hiện sẽ được sự ủng hộ của Nhà nước, cũng như sự quan tâm của công chúng.
Công nghệ phát triển góp phần rất lớn trong việc sản xuất và tạo ra các hệ thống máy móc
để tổ chức sự kiện, tạo ra các thiết bị vật dụng hỗ trợ cho việc truyền thông như băng rôn,
phướn.
Công nghệ internet phát triển cũng tạo điều kiện thuận lợi để đối tượng mục tiêu có thể
tiếp cận với chương trình truyền thông nhanh, dễ dàng hơn nên việc truyền thông hứa hẹn

sẽ đạt được hiệu quả cao hơn
1.2.4. Thách thức
Khí hậu Cả Nước nói chung và tại Đà Nẵng nói riêng có nhiều thay đổi bất thường, tình
trạng thời tiết trong những năm gần đây diễn ra phức tạp khó lường nên đây sẽ là một
mối đe dọa cho việc truyền thông ngoài trời cho chiến dịch.

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO SỰ KIỆN
“NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH”
2.1. Xác định mục tiêu truyền thông
Để lập ra một kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó xuyên suốt trong khoảng thời gian dài
đòi hỏi người lập phải xác định được mục tiêu mà thông điệp kế hoạch truyền thông
nhắm đến và truyền tải nó đến với công chúng mục tiêu một cách chính xác nhất. Mục
tiêu trong kế hoạch truyền thông tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình là :
truyền luật phòng chống bạo lực gia đình đến toàn thể các hộ gia đình đang sinh sống trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để từ đó, những ai đã và đang có những hành động bạo lực
gia đình có thể hiểu rõ và thông suốt trong việc cư xử với người thân trong gia đình.
Những người chưa có hành động bạo lực gia đình sẽ trân trọng người thân trong gia đình
hơn. Mục tiêu ở đây là hiểu được chiến dịch truyền thông thông qua sự kiện này. Công
chúng mục tiêu tiếp cận được với các mẫu truyền thông, hiểu rõ được các thông điệp của
chương trình truyền thông, hiểu được hết luật phòng chống bạo lực gia đình thông qua
việc tuyên truyền lần này.
2.2. Công chúng mục tiêu
Mặc dù trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, không phải ở đâu cũng có bạo lực gia đình vậy
nên để mọi người hưởng ứng thì Đề tài “lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện “nói
không với bạo lực gia đình” đã xác định nhóm công chúng mục tiêu mà sự kiện hướng
đến đó là tất cả mọi người đang sinh sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.3. Xác định mốc thời gian

Để một kế hoạch truyền thông đạt hiệu quả thì mốc thời gian được chọn cho hoạt động
diễn ra cũng rất là quan trọng, thời gian có sự liên quan gắn liền với kế hoạch sẽ một
phần đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm hưởng ứng của tất cả mọi người. Và kế hoạch
truyền thông lần này mốc thời gian được chọn để thực hiện bắt đầu từ ngày 01 tháng 08
năm 2017 cho đến hết ngày 30 tháng 11 năm 2017. Chiến dịch sẽ được đẩy mạnh vào hai
tháng 11 năm 2017 .Và ngày 24 và 25 tháng 11 là ngày được chọn vì 25 tháng 11 là ngày
quốc tế phòng chống bạo lực gia đình.
2.4 Thông điệp
2.4.1 Nội dung thông điệp
Thông điệp truyền thông là dấu hiệu nhận biết và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công
chúng về một chương trình truyền thông. Thông điệp phải được thiết kế và đưa ra xuyên
suốt trong quá trình truyền thông. Câu thông điệp phải được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu,
súc tích, thể hiện được vấn đề truyền thông để tất cả mọi người tiếp cận đều có thể hiểu
được. Câu thông điệp là ý xúc tích nhất, tóm gọn nhất của vấn đề được nói, nó thể hiện
được nội dung ban tổ chức chương trình muốn truyền đạt đến với nhóm đối tượng mục
tiêu nói riêng và toàn thể công chúng nói chung. Có rất nhiều cách để thiết kế một thông
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


điệp nhưng để tạo được ấn tượng, tác động được đối tượng mục tiêu để làm thay đổi nhận
thức và hành vi của họ thì phải lựa chọn cách thiết kế phù hợp nhất, phải có tính sáng tạo,
vượt trội để nhận được sự tiếp nhận nhanh chóng của công chúng mục tiêu. Chính vì vậy,
khi thiết kế thông điệp truyền thông cần phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu, hiểu được cách
tiếp nhận thông tin của họ để có thể thiết kế nên một câu thông điệp hay nhất, ấn tượng
nhất.
Dựa trên nền tảng để thiết kế thông điệp ở trên kết hợp với nhóm công chúng mục tiêu là
các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì thông điệp ở đây là “Hiểu luật, cùng
nhau góp phần phòng chống bạo lực gia đình”Thông điệp này cũng chính là điều mà
Sở tư pháp thành phố cũng muốn nói với các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Tầm quan trọng của việc am hiểu luật phòng chống bạo lực gia đình. Cũng bởi hiện nay,

tình trạng bạo lực gia đình đang là vấn đề hết sức nan giải. Làm tan vỡ bao hạnh phúc gia
đình, trẻ em sinh ra đã phải xa cha, mẹ cũng chính vì bạo lực gia đình. Vậy nên, am hiểu
luật để cùng nhau chung tay góp sức phòng chống bạo lực gia đình, giảm thiểu đến mức
tối đa bạo lực gia đình.
2.4.2 Hình thức thông điệp
Thông điệp “Hiểu luật, cùng nhau góp phần phòng chống bạo lực gia đình” sẽ được
nhắc thường xuyên suốt quá trình truyền thông. Câu thông điệp sẽ được thể hiện trình bày
trên: các mẫu banner, phướn, các mẫu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông; các
bài viết, các mẫu tuyên truyền trên các trang báo giấy, báo mạng; trên các trang mạng xã
hội. Thông điệp còn được thể hiện, nêu lên trong video quảng cáo trên truyền hình bao
gồm các đài truyền hình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, được lựa chọn phù hợp với đối
tượng mục tiêu để quảng bá, truyền thông cho sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình”
Mẫu truyền thông cho chiến dịch được thiết kế theo lối diễn giải, trình bày tất cả những
gì ban tổ chức muốn công chúng mục tiêu nhìn biết, hiểu và ghi nhớ. Những thông tin
đơn giản để người xem dễ tiếp cận. Thông tin trên các mẫu truyền thông bao gồm: Logo
chiến dịch, tên chiến dịch truyền thông, câu thông điệp của chiến dịch, logo nhà tài trợ
cùng một số hình ảnh liên quan đến sách, chủ đề được đề cập chính của chương trình.
Các mẫu truyền thông cho kế hoạch truyền thông cho chương trình được thiết kế với 3
màu chủ đạo: đỏ, xanh dương, trắng.
+ Màu đỏ là màu của quyền lực, tượng trưng cho cơ quan nhà nước, màu của sự quyết
tâm với mong muốn thu hút, bắt buộc đối tượng tác động phải quan tâm và thực hiện
theo.
+ Nền màu xanh dương: Đây là màu của hi vọng, nó là biểu tượng của niềm tin. Hi vọng
là đợt truyền thông sẽ thành công tốt đẹp. Tiếp đến là một niềm tin sự truyền thông này sẽ
tác động nhận thức , cùng nhau chung tay góp sức phòng chống bạo lực gia đình. Màu
xanh dương tạo cảm giác êm đềm, thanh bình, nhẹ nhàng, thanh thản, yên tĩnh để tạo cảm
giác dễ chịu, thoải mái cho người tiếp nhận. Với hi vọng sẽ được cùng thực hiện với công
chúng mục tiêu để chiến dịch truyền thông diễn ra hiệu quả hơn.
+Hình ảnh biểu tượng cho bạo lực gia đình.
+Font chữ Time New Roman, chữ hoa, in đậm.

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


Hình 2.1 Thông điệp truyền thông
2.4.3 Cấu trúc thông điệp
Thông điệp “Hiểu luật, cùng nhau góp phần phòng chống bạo lực gia đình” được
thiết kế gồm 3 phần:
• Phần 1 “Hiểu luật”: cái gọi là thành công trong việc tuyên truyền luật là công chúng mục
tiêu phải hiểu biết luật, hiểu được thông điệp truyền tải. Bởi lẽ
• Phần 2 “Cùng nhau góp phần phòng chống bạo lực gia đình ”: Sau khi hiểu biết luật,
mong muốn cùng nhau phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực gia đình đang là vấn đề
nan giải của toàn xã hội, cần sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng.
2.5. Chiến lược truyền thông
 GĐ1: Quan hệ công chúng thông qua các chương trình, sự kiện
Chiến dịch được triển khai thực hiện thông qua sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình”
với thông điệp: “Hiểu luật, cùng nhau góp phần phòng chống bạo lực gia đình” Chương
trình diễn ra vào ngày 01/8/2017.
-Xây dựng mối quan hệ
Ngày 01/ 08: Tổ chức họp báo công bố chiến dịch truyền thông.
 GĐ2 : Quảng cáo
-

-

Chiến dịch truyền thông về tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình sẽ bắt đầu
diễn ra vào ngày 01 tháng 08 năm 2017 và kết thúc vào ngày 30 tháng 11 năm 2017 với
các hoạt động sau:
Ngày 01/08 đến ngày 30/11 tiến hành truyền thông trên các phương tiện như truyền
hình, internet, băng rôn theo như các kế hoạch đã đề ra. Nhằm để cung cấp các thông tin
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a



-

về việc tuyên truyền các hộ gia đình và mọi người nói chung về việc cùng nhau chung tay
góp sức phòng chống bạo lực gia đình.
Ngày 25/11 hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống bạo lực gia đình 25/11 và thông qua đó
tạo được điểm nhấn cho chiến dịch truyền thông, đưa nhận thức của các hộ gia đình đến
với đỉnh điểm của chiến dịch truyền thông, tác động được đến nhận thức của họ để thúc
đẩy hành động của họ thông qua sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình” được tổ chức
tại Nhà văn hóa lao động thành phố Đà Nẵng, thông qua ngày hội ta sẽ biết được hiệu
quả của chiến dịch thông qua số lượng hộ gia đình tham gia sự kiện và đánh giá chiến
dịch thông qua việc phỏng vấn các hộ gia đình tham dự sự kiện theo từng nhóm tập trung
để nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
2.6. Chiến thuật truyền thông
2.6.1. Quan hệ công chúng

2.6.1.2.Xây dựng mối quan hệ
Với một chương trình truyền thông bất kỳ nào, để có thể đem lại hiệu quả cao, mang
được tính thuyết phục nhất định. Thì người làm trong ban tổ chức cũng có nhiệm vụ tạo
dựng, thiết lập được các mối quan hệ với các đơn vị liên quan có thể hỗ trợ, phối hợp để
tổ chức chiến dịch truyền thông một cách chặt chẽ. Với chiến dịch truyền thông tuyên
truyền luật phòng chống bạo lực gia đình thì việc truyền thông qua PR sẽ là việc ban tổ
chức lên kế hoạch để thiết lập và tạo dựng mối quan hệ với: Giới truyền thông.
 Giới truyền thông
Mặc dù chiến dịch truyền thông này đã có sự phối hợp thực hiện giữa Sở Tư Pháp Đà
Nẵng với Sở thông tin và truyền thông thành phố Đà Nẵng nhưng để tạo được hiệu quả
cho công tác truyền thông và tác động được đến với tất cả nhóm công chúng mục tiêu thì
cần sự phối hợp, hỗ trợ rất lớn từ giới truyền thông. Vì vậy cần xây dựng mối quan hệ tốt
với nhóm đối tượng này trong quá trình truyền thông.

Trong thời gian diễn ra chương trình truyền thông, thực hiện các hoạt động tổ chức sự
kiện thì cần gởi thông cáo báo chí, các bài gới thiệu, lịch trình thực hiện chương trình cho
các phóng viên, nhà báo các đài truyền hình, các tờ báo cần đăng thông tin truyền thông
để họ viết bài và truyền tải thông tin đến với công chúng. Cụ thể với các đối tượng sau:
- Phóng viên đài truyền hình DRT
- Phóng viên đài truyền hình VTV8
- Phóng viên các trang báo mạng: vnexpress.vn, www.baodanang.vn,
/>- Phóng viên 2 tờ báo: báo thanh niên và báo phụ nữ.
2.6.1.3 Tổ chức sự kiện
 Họp báo
Bước đầu để tuyên truyền cho chiến dịch truyền thông là tổ chức họp báo để công bố về
chiến dịch truyền thông. Họp báo là để công bố với giới truyền thông về kế hoạch, nội
dung chiến dịch truyền thông cho giới truyền thông được biết để họ đưa tin về chương
trình đến với công chúng mục tiêu.
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


Thời gian: Để thông tin về chiến dịch đến với đến công chúng mục tiêu được rộng rãi
hơn, hiệu quả hơn thì tổ chức họp báo ngay khi bắt đầu chiến dịch truyền thông để cung
cấp đầy đủ thông tin liên quan đến chương trình cho giới truyền thông để họ viết bài, đưa
tin cho chương trình. Buổi họp báo sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng 8 năm 2017.
Địa điểm: Chọn địa điểm họp báo phù hợp để có thể nhận được sự quan tâm và tham dự
của đông đảo phóng viên, nhà đài tại Đà Nẵng. Hầu hết các sự kiện, chương trình hiện
nay đều chon địa điểm họp báo rộng rãi thoát mát tạo không khí dễ chịu cho những người
tham dự. Vì vậy, chiến dịch truyền thông này sẽ được tổ chức tại tiền sảnh nhà văn hóa
lao động thành phố Đà Nẵng.
Nội dung buổi họp báo: Buổi họp báo đại diện ban tổ chức chương trình sẽ công bố các
thông tin về kế hoạch của chiến dịch truyền thông cho các cơ quan, đơn vị truyền thông
được biết. Sau phần thông báo sẽ là phần hỏi đáp các vấn đề liên quan đến chiến dịch
truyền thông giữa các phóng viên, nhà báo với ban tổ chức.

 Backdrop của buổi họp báo
Để chuyển tải thông điệp, thông tin đến với công chúng thì phương tiện truyền hình được
đánh giá hiệu quả nhất vì đối tượng tiếp cận của phương tiện này rất rộng. Hơn nữa vì
truyền hình là phương tiện có cả màu sắc, âm thanh lẫn hình ảnh nên có tính thu hút, gây
ấn tượng đối với người xem. Tính hiệu quả là rất cao nhưng đối tượng mà chiến dịch
tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình này bao gồm các hộ gia đình đang sinh sống
tại Đà Nẵng. Chính vì vậy, với phương tiện truyền hình chúng ta sẽ tác động đến một
phần nhỏ của nhóm công chúng mục tiêu là các hộ gia đình sinh sống ở Đà Nẵng.

Hình 2.2 Backdrop của buổi họp báo
 Các đơn vị truyền thông tham dự buổi họp báo

Bảng 2.1 Các đơn vị truyền thông được mời để tham dự buổi họp báo
STT Tên đơn vị truyền thông
1
Đài truyền hình DRT
2
Đài truyền hình VTV8
3
Phóng viên trang báo mạng vnexpress.vn
4
Phóng viên trang web www.danang.vn
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


5
6
7

Phóng viên tờ báo công an Đà Nẵng

Phóng viên báo phụ nữ
Phóng viên báo thanh niên

2.6.2. Quảng cáo
2.6.2.1. Truyền thông trên truyền hình
Nội dung truyền thông trên truyền hình
Xây dựng một đoạn video với thời lượng 60s đưa thông tin về chiến dịch truyền thông để
đăng trên truyền hình. Đoạn video sẽ đưa lên một số hình ảnh về bạo lực gia đình, các
chương trình sự kiện liên quan của các năm trước được các đơn vị khác tổ chức tại thành
phố Đà Nẵng. Cho ảnh vừa chạy, biên tập viên vừa nói về chiến dịch được truyền thông
năm 2017 tại Đà Nẵng. Nên chọn biên tập viên có giọng nói dễ nghe, truyền cảm để thu
hút sự chú ý của người xem.
• Nội dung nói của biên tập viên trong đoạn truyền thông trên truyền hình
“Bạo lực gia đình đang là vấn nạn của xã hội, hiện nay ở cả nước nói chung và Đà Nẵng
nói riêng. Bạo lực gia đình xảy ra bởi người chồng và người vợ khiến bao trẻ thơ phải
bỏ nhà ra đi, sa vào các tệ nạn xã hội, tan vỡ hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy để giảm
thiểu đến mức tối đa vấn nạn này, Sở tư pháp thành phố Đà Nẵng phối hợp với Sở thông
tin và truyền thông Đà Nẵng tổ chức tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình cho
các hộ gia đình tại Đà Nẵng năm 2017. Rất mong các bạn quan tâm theo dõi, ủng hộ cho
chiến dịch diễn ra thành công và tốt đẹp”
Ở cuối đoạn video trên màn hình xuất hiện nội dung câu thông điệp và phát thanh viên sẽ
đọc to câu slogan của chiến dịch: “Chung tay góp sức phòng chống bạo lực gia đình” để
nhấn mạnh được điều ban tổ chức truyền thông, cùng với sự xuất hiện trên màn hình là
thông tin liên hệ với ban tổ chức khi cần.
• Lựa chọn kênh truyền hình
Nội dung truyền thông sẽ được đăng tải trên các kênh như DRT, VTV8, vì đây chính là 2
kênh truyền hình có số lượng người xem truyền hình cao nhất tại Đà Nẵng. Phát sóng
trên 2 kênh này thì mẫu thông điệp cũng như như thông tin sẽ được công chúng mục tiêu
tiếp cận dễ dàng hơn.
• Thời gian phát sóng

Truyền thông trên truyền hình sẽ được thực hiện như sau:
+ Tháng đầu tiên sẽ phát sóng liên tục trong cả tháng để tạo được nhận thức ban đầu cho
công chúng mục tiêu về chiến dịch truyền thông.
+ Tháng thứ 2 sẽ phát vào tuần đầu tiên và tuần cuối cùng và tháng thứ 3 sẽ phát vào tuần
thứ 2 và tuần cuối vì đây là hình thức truyền thông mang tính nhắc nhở để cho công
chúng tiêu vẫn còn nhớ sự tồn tại của chiến dịch.
+Tháng cuối cùng sẽ được phát liên tục trong cả tháng, đây là tháng để hưởng ứng ngày
quốc tế phòng chống bao lực gia đình nên khá là quan trọng, tạo thêm một làn sóng mạnh
mẽ vào nhận thức của công chúng mục tiêu.


SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


STT
1

2

Bảng 2.2 Lịch trình truyền thông trên truyền hình
Kênh quảng cáo
Thời gian
Ghi chú
11h55- 12h00
Trước giờ chiếu phim trưa
DRT
Trước giờ chiếu chương trình giải
19h55 – 20h
trí
Trước chương trình vui sống mỗi

11h 50 đến 11h 55
ngày (Thứ 2 – Thứ 6)
VTV8
18h55 – 19h00
Trước bản tin thời sự 19h
19h50 – 19h55
Trước giờ chiếu phim

2.6.2.2. Truyền thông ngoài trời
Hiện nay phương tiện truyền thông ngoài trời đang được sử dụng rất phổ biến và rất hiệu
quả. Truyền thông bằng banner, phướn được sử dụng rất nhiều để quảng bá cho một
chương trình, sự kiện. Các banner, phướn thường được áp dụng để truyền thông ở những
nơi đông người qua lại hay ở những nơi có vị trí cao để khách hàng mỗi lần vô tình đi
ngang qua nhìn thấy mẫu truyền thông để nhớ đến chiến dịch truyền thông.
 Băng rôn: là hình thức truyền thông ngoài trời cũng khá hiệu quả và đang được nhiều
người làm PR lựa chọn để quảng bá cho một chương trình, sản phẩm hay doanh nghiệp.
Banner là hình thức có thể tiếp cận được với rất đông những người đi đường trong đó có
nhóm đối tượng mục tiêu. Chính vì vậy, chiến dịch truyền thông cho các hộ gia đình cũng
sử dụng hình thức này để truyền thông cụ thể như sau:
• Mẫu truyền thông: Băng rôn thường đặt ở vị trí cố định, muốn gây được sự chú ý của mọi
người khi xem mẫu quảng cáo. Thông thường hình thức băng rôn thì nội dung chủ yếu là
hình ảnh và câu sologan, bởi người đi đường chỉ có 5 giây để nhận dạng và có ấn tượng
với mẫu quảng cáo. Chính vì vậy, cần hải bố trí, sắp xếp, trình bày độc đáo, hấp dẫn và có
thể đập vào tầm nhìn của người xem mới tạo được sự ấn tượng và ghi nhớ. Mẫu truyền
thông ngoài trời được thiết kế với kích thước 5m x 1m trình bày bắt mắt, thu hút người
xem với đầy đủ thông tin cần truyền.

Hình 2.3 Hình ảnh truyền thông băng rôn của chiến dịch
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a



Vị trí đặt mẫu truyền thông: Để truyền thông ngoài trời cho chiến dịch các mẫu banner sẽ
được thiết kế và treo tại các tuyến đường lớn, các khu mua sắm – những nơi có sự xuất
hiện của nhiều để các mẫu truyền thông tiếp cận được với chiến dịch truyền thông. Cụ thể
sẽ đặt tại:
-Đường Lê Duẩn: Đây là con đường với rất nhiều người qua lại. Dọc theo đường Lê
Duẫn sẽ treo 3 banner, mỗi banner cách nhau 100m để mẫu truyền thông tiếp cận được
với nhiều người hơn.
-Siêu thi Big C: Đây là khu trung tâm mua sắm lớn nhất tại Đà Nẵng nên thu hút rất
nhiều người đến mua sắm .
 Phướn: Phướn là hình thức truyền thông đơn giản nhất của các việc truyền thông ngoài
trời, phướn với những nội dung, thông tin đơn giản nhất, ngắn gọn nhất về chiến dịch sẽ
được truyền cho những người tiếp cận nó.
• Mẫu phướn: Phướn với kích thước nhỏ nhưng đòi hỏi phải truyền tải được nội dung
chính của chiến dịch muốn truyền. Chính vì vậy mẫu phướn cho chiến dịch sẽ thiết kế với
kích thước 0,8m x 2m màu sắc hài hòa, đảm bảo được màu sắc chủ đạo của chiến dịch
truyền thồng, đồng thời tạo được ấn tượng cho người xem. Mẫu phướn sẽ được thiết kế
như sau:


Hình 2.4 Hình ảnh phướn của chiến dịch
• Vị trí đặt phướn: Phướn là hình thức hiệu quả truyền thông nhất khi nó tiếp cận trực tiếp
với công chúng, công chúng chỉ có thể nắm bắt được thông tin từ các mẫu phướn khi
đứng lại và đọc. Tận dụng đặc điểm này sẽ chọn địa điểm đặt phướn là trên cầu rồng, cầu
sông Hàn – đây là 2 cây cầu có số lượng người qua lại rất đông đặc biệt là vào buổi tối.
Mỗi cầu sẽ treo 20 phướn 2 bên cầu, đây sẽ là địa điểm đặt phướn truyền thông cho chiến
dịch hứa hẹn đạt được hiệu quả cao.
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a



 Thời gian treo băng rôn, phướn: Ngày 01/08/2017 đến ngày 30/11/2017

2.6.2.3. Truyền thông trên internet
Nước ta là một nước có tốc độ phát triển internet nhanh đến chóng mặt, số lượng người
truy cập lớn, theo thống kê thì hơn một nữa số dân Việt Nam sử dụng mạng internet để
tìm kiếm thông tin, giải trí hằng ngày. Chính vì vậy việc truyền thông trên internet hiện
nay được xem là một trong những phương tiện phổ biến và đạt hiệu quả nhất của các
công ty hiện nay. Nó đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong các chiến dịch
truyền thông. Cụ thể kế hoạch truyền thông trên internet như sau:
 Vị trí đặt mẫu truyền thông trên internet:
• Đăng video quảng cáo trên trang youtube: Video quảng cáo cho chiến dịch mới chỉ quảng
cáo trên truyền hình chưa tác động được hết đối tượng mục tiêu. Vì vậy để video tiếp cận
được nhiều hơn nữa công chúng mục tiêu thì sẽ lấy video được xây dựng để quảng cáo
trên truyền hình để đăng trên youtube.
• Thiết kế và đăng banner truyền thông cho chiến dịch lên các trang web như:
www.baodanang.vn, Vnexpress.vn, mạng xã hội Facebook. Sở dĩ lựa chọn đăng các mẫu
truyền thông cho chiến dịch trên các trang này để đưa thông tin, thông điệp truyền thông
đến với công chúng vì đây là những website mà nhóm công chúng muc tiêu có khả năng
truy cập nhiều hơn hẳn so với các trang web khác. Thiết kế banner truyền thông đăng trên
các trang web trên với kích thước 347x145 peixel, màu sắc banner thật bắt mắt để thu hút
ánh nhìn của người xem. Các banner được trình bày dễ nhìn, màu sắc thật sự gây ấn
tượng, có hiệu ứng flash và đặt tại góc trên hoặc góc bên phải của trang sẽ thu hút ánh
nhìn của người truy cập. Đặc biệt câu slogan cần phải có trên các mẫu banner truyền
thông. Các mẫu truyền thông internet trên các website cần đặt ngay ở trang chủ để đập
ngay vào mắt sinh viên khi truy cập.
Baodanang.vn: Công chúng mục tiêu là toàn thể người dân trên thành phố Đà Nẵng, vậy
nên chúng ta sẽ đặt banner trên trang này

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a



Hình 2.5 Truyền thông trên baodanang.vn
Vnexpress.vn: Đây là trang web thông tin, các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính
trị, pháp luật, … có số lượng người truy cập được thống kê là nhiều nhất. Hằng ngày để
tìm hiểu thông tin, các vấn đề xã hội công chúng nói chung và công chúng mục tiêu của
chiến dịch là đa số người đàn ông trong gia đình thường hay truy cập vào website này
nên việc chọn trang web này để đăng mẫu truyền thông cho chiến dịch là ý đồ của nhà tổ
chức, ngoài hướng tiếp cận với đối tượng mục tiêu thì những nhóm đối tượng công chúng
liên quan cũng cần biết đến chiến dịch để có thể tham gia ủng hộ.

SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


Hình 2.6 Truyền thông trên VnExpress
Facebook.com.vn: Và đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ về mạng xã hội cùng với nhóm
đối tượng mục tiêu đang sử dụng mạng xã hội này rất đông trên internet. Tốc độ lan
truyền rất nhanh thì thông điệp truyền thông sẽ được lan rộng và mong sẽ đem lại hiệu
quả cao nhất. Và ban tổ chức sẽ đăng thêm mẫu truyền thông trên trang facebook.com để
tuyên truyền cho chiến dịch. Với hình thức là ban tổ chức sẽ lập ra một fanpage với tên là
chiến dịch tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng với thông điệp “Nói
không với bạo lực gia đình”.

Hình 2.7. Truyền thông trên Fanpage của mình
/>
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


Hình 2.8 Truyền thông trên báo công an Đà Nẵng
 Thời gian đăng: Sẽ đăng truyền thông liên tục trong suốt 4 tháng diễn ra chiến dịch.


2.6.2.4. Truyền thông trên báo
Phương tiện truyền thông trên báo là hình thức truyền thông có khả năng chọn lọc được
đối tượng độc giả cao, khả năng lưu lại trong tâm trí độc giả rất lớn nên tận dụng những
ưu điểm này của phương tiện nên việc lựa chọn truyền thông trên báo, tạp chí cho đối
tượng mục tiêu của chiến dịch là phù hợp.Quảng cáo trên báo có tính chọn lọc cao nhưng
nó sẽ hiệu quả nhất khi ta tác động trực tiếp, kịp thời đến đối tượng mục tiêu mới có thể
thúc đẩy thái độ, hành vi của họ. Cụ thể kế hoạch truyền thông trên báo như sau:
 Bảng 2.3 Kế hoạch truyền thông trên báo
STT
Báo
Thời gian đăng
Kích thước
Trong 2 tháng chiến dịch cuối cùng:
Nguyên một trang
1
Báo phụ nữ
tháng 10, tháng 11
25,5cm x 37 cm
Trong 2 tháng chiến dịch cuối cùng:
Nguyên một trang
2
Báo thanh niên
tháng 10, tháng 11
25,5cm x 37 cm
Mẫu truyền thông sẽ được đăng trên 2 tờ báo: báo thanh niên và báo tuổi trẻ vì đây là 2 tờ
báo mà đối tượng công chúng mục tiêu quan tâm và đọc nhiều nhất. Mẫu quảng cáo được
thiết kế nguyên một trang với kích thước để có thể giới thiệu rõ ràng nhất thông tin về
chiến dịch được thực hiện cho công chúng được biết, cần thiết kế trang báo có màu sắc dễ
nhìn, bố cục trình bày hợp lý để thu hút người xem.
Chiến dịch tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình tại Đà Nẵng chúng tôi sẽ tiến hành

đăng các mẫu truyền thông cho chiến dịch trên báo vào 2 tháng cuối chiến dịch là tháng
10 và tháng 11, sau khi mẫu quảng cáo đã được phát trên truyền hình, trên internet được
đăng 2 tháng trước đó. Khi công chúng mục tiêu đã biết đến chiến dịch qua video truyền
thông trên truyền hình, mẫu truyền thông trên internet thì họ sẽ quan tâm hơn, chú ý hơn
đến sản phẩm và thông tin cung cấp trên mẫu truyền thông trên báo, lúc này mẫu quảng
cáo sẽ để lại ấn tượng và khắc sâu vào tâm trí của công chúng mục tiêu hơn. Từ đó tác
động đến nhận thức và hành vi của họ về vấn đề được nói đến là tuyên truyền phòng
chống bạo lực gia đình.
2.7. Hoạch định ngân sách
Ngân sách là yếu tố cần thiết đối với bất kì một kế hoạch nào. Ban tổ chức đã tiến hành
hoạch định ngân sách cho chiến dịch tuyên truyền luật phòng chống bạo lực gia đình tại
Đà Nẵng năm 2017 bằng phương pháp “Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ công việc”.
Với phương pháp này đầu tiên ban tổ chức đã xác định mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ
cần phải hoàn thành trong chiến dịch truyền thông cần đạt được rồi ước tính chi phí để
thực hiện những nhiệm vụ đó sau đó mới tiến hành hoạch định ngân sách chung cho
chiến dịch
2.7.1. Ngân sách tổ chức sự kiện
Bảng 2.4 Dụ trừ kinh phí cho tổ chức họp báo
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a


ĐVT:VNĐ
ST
T

Khoản mục

Số
lượn
g


1

Backdrop cho sự
kiện

1

Cái

30.000/1m

1.500.00
0

2

Nước uống

1

Thùn
g

85.000/ 1
thùng

85.000

3


ĐVT

Đơn giá

Thành
tiền

Chi phí in ấn
TỔNG

ST
T
2
3
4

5

Ghi chú
Kích thước 10m x
5m
Nước uống dành
cho các phóng
viên nhà báo tham
dự, ban tổ chức

3.000.00
0
4.500.08

5

Bảng 2.5 Ngân sách tổ chức sự kiện “Nói không với bạo lực gia đình”
ĐVT:VNĐ
Số
Khoản
Thành
lượn ĐVT
Đơn giá
Ghi chú
mục
tiền
g
Backdro
p cho sự
1
Cái
30.000/1m 1.500.000
Kích thước 10m x 5m
kiện
250.000 / 1
Băng rôn về sự kiện treo
Banner
23
Cái
5.750.000
Banner
ở các con đường
Đã tính chung vào ngân
Truyền thông

sách truyền thông cho
chiến dịch
Nước uống trong buổi
Thùn
85.000/
giao lưu và cung cấp cho
Nước
2
170.000
g
thùng
mọi người tham gia sự
kiện
Tổng
7.250.170

2.7.2. Ngân sách truyền thông trên truyền hình
Bảng 2.6 Chi phí quay đoạn video truyền thông trên truyền hình
Nội dung
Thuê công ty
chuyên sản xuất
clip quảng cáo

Số lượng
1 công ty

Đơn giá
100.000.000
(bao gồm chi phí thuê diễn viên,
địa điểm, âm thanh, ánh sáng…)


SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a

ĐVT:VNĐ
Thành tiền
100.000.000


Chi phí khác (phát
sinh)

10.000.000

10.000.000

TỔNG

110.000.000

Bảng 2.7 Kinh phí truyền thông trên truyền hình
ĐVT:VNĐ
Kênh
quảng cáo

Thời gian
11h55

DRT
19h55 -20h00


11h50 đến 11h
55
VTV8
18h55 – 1900
19h 50

Diễn giải
Trước giời
chiếu phim
trưa
Trước giờ
chiếu
chương
trình giải trí
Trước
chương
trình vui
sống mỗi
ngày (Thứ
2 – Thứ 6)
Trước bản
tin thời sự
19h
Trước giờ
chiếu phim

Đơn giá/
tuần

Số tuần

đăng

Thành tiền

9.000.000

12

108.000.00
0

15.000.000

12

180.000.00
0

9.000.000

12

108.000.00
0

20.000.000

12

240.000.00

0

5.250.000

12

63.000.000
699.000.00
0

TỔNG
2.7.3. Ngân sách truyền thông trên internet
Bảng 2.8 Ngân sách truyền thông trên internet

ĐVT:VNĐ
Tiêu chí

Thời gian đăng

Clip
Poster, banner

4 tháng
4 tháng

Đơn giá/
Tháng
800.000
770.000


Số lượng
(website)
1
5

TỔNG
2.7.4. Ngân sách truyền thông trên báo
Bảng 2.9 Bảng ngân sách quảng cáo trên báo
SVTH: Doãn Bá Ri – Lớp CCQC07a

Thành tiền
3.200.000
15.400.000
18.600.000


×