Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Lập kế hoạch truyền thông đại chúng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tay chân miệng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.03 KB, 41 trang )

Đồ án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo đó là nhiều dịch bệnh xuất hiện, trước
đây với các loại dịch bệnh như sốt xuất huyết, thủy đậu,…liên tục hoành hành thì bây giờ
lại xuất hiện thêm nhiều loại dịch bệnh khác như dịch cúm A/H5N1, A/H1N1…và một
loại bệnh khác với tên gọi là dịch bệnh tay chân miệng. Bệnh này tuy mới xuất hiện và
bùng phát chưa lâu nhưng tình trạng con số mắc bệnh tăng lên một cách đáng báo động
và đặc biệt thường xảy ra với trẻ em nằm trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi.
Dịch bệnh đã hầu như đã lây lan ra cả cả nước, bệnh do virus A16 và virus EV71
gây ra, dịch bệnh nảy nở sinh sôi từ một số nguyên nhân như: vệ sinh nhà cửa và đồ chơi
cho trẻ nhỏ không sạch sẽ, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… Tất cả
những nguyên nhân đó đều do ý thức vệ sinh của người dân chưa cao đã tạo điều kiện để
mầm bệnh cứ tiếp tục phát triển. Sự thiếu hiểu biết về kiến thức của dịch bệnh là nguyên
nhân gián tiếp dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Với tình hình chung của cả nước nói riêng và Đà Nẵng nói chung, những nguyên
nhân và hậu quả trước mắt nên em đã chọn đề tài “Lập kế hoạch truyền thông đại chúng
tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tay chân miệng toàn quốc hay đà nẵng?”. Đề tài
gồm có 2 chương:
Chương I: Tổng quan về lập kế hoạch truyền thông đại chúng tuyên truyền phòng
chống dịch bệnh tay chân miệng.
Chương II: Lập kế hoạch truyền thông đại chúng tuyên truyền phòng chống dịch
bệnh tay chân miệng.
Trong điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế, mặc dù đã cố gắng nhưng
cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót do vậy, rất mong nhận được đóng góp ý kiến
của các thầy cô và các bạn sinh viên.

SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG


TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG.
1.1.

Phân tích bối cảnh

Lịch sử vấn đề
Dich bệnh tay chân miệng bắt đầu lây lan và bùng phát mạnh mẽ tại Đà Nẵng từ
năm 2011 trở lại đây. Bệnh tay chân miệng đang gia tăng đột biến và diễn biến phức tạp
tại 52/56 xã phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hiện nay bệnh tay chân miệng tiếp
tục có xu hướng lan rộng và diễn biến khó lường. Tại thành phố Đà Nẵng bệnh tay chân
miệng đã xuất hiện tại 7/7 quận huyện, tính đến ngày 11 tháng 3 năm 2012 đã ghi nhận
345 trường hợp mắc và 01 trường hợp tử vong. Và gần đây nhất theo thống kê của Cục Y
tế dự phòng từ đầu năm 2013 đến nay, cả nước ghi nhận 7.977 ca mắc bệnh tay chân
miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Số mắc chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi, 58% mắc
bệnh do virus EV71. So với cùng kỳ năm 2012, số người mắc bệnh tay chân miệng giảm
đáng kể (15.000 ca mắc tại 63 địa phương). Nhằm chống lại tình hình dịch bệnh diễn biến
ngày càng phức tạp, giảm nguy cơ tử vong ở trẻ em các Ban ngành Sở Y tế thành phố Đà
Nẵng đã triển khai tổ chức nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Và cụ thể sáng ngày
02/03/2013, Hội chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phối hợp với Quận Hội Cẩm Lệ và
trường mầm non Hương Sen, phường Hòa Xuân tổ chức buổi tuyên truyền và hướng dẫn
phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Tiếp theo đó sáng ngày 17/03, Uỷ ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng tổ chức lễ phát động hưởng ứng chiến dịch quốc gia phòng chống tay
chân miệng, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên và người dân thành phố tham gia. Tuy
đã thực hiện, phát động nhiều phong trào nhưng hiện nay dich bệnh vẫn đang diễn ra rất
phức tạp.
1.1.1. Các chương trình truyền thông về dịch bệnh tay

chân miệng
Dịch bệnh tay chân miệng đang ngày càng tăng cao và lay lan trên diện rộng, bên
cạnh đó ý thức phòng chống dịch bênh tay chân miệng của người dân và các bậc phụ

huynh chưa cao. Vì vậy để nâng cao hơn nữa ý thức, thay đổi thói quen của mọi người
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
Hội chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng phối hợp với Quận Cẩm lệ và trường mầm non
Hương sen, phường Hòa Xuân đã tổ chức buổi tuyên truyền và hướng dẫn phòng bệnh
tay chân miệng. Tham gia hoạt động này có đồng chí Phạm Tiến Dũng – Phó Chủ tịch
Thành hội, các ban chuyên môn Thành Hội và lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ
thành phố và xã, phường cùng với 368 em học sinh và 28 giáo viên của trường. Buổi
tuyên truyền nhằm giới thiệu về bệnh tay chân miệng, các dấu hiệu nhận biết và các biện
pháp phòng bệnh.
Tiếp theo đó ngày 17/03/2012 tại nhà hát Trưng Vương, Ủy ban nhân dân thành
phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng chiến dịch quốc gia phòng chống dịch
bệnh tay chân miệng. Phát động hưởng ứng chiến dịch phòng chống dịch bệnh tay chân
miệng có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên dự khuyết Trung Ương
Đảng – Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, UBND
các Quận/huyện và gần ngàn người dân, cán bộ, giáo viên, học sinh, các hội viên của các
ban, ngành, đoàn thể. Thông qua lễ phát động nhằm kêu gọi tầng lớp nhân dân hãy hưởng
ứng chiến dịch quốc gia phòng chống bệnh tay chân miệng, hãy thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng, chống bệnh tay chân miệng tại gia đình, nhà trẻ, trường học, cơ quan,
cộng đồng cùng thực hiện để bảo vệ bản thân mình và con em trước nguy cơ của bệnh tay
chân miệng.
1.1.2. Mốc thời gian quan trọng

Để một kế hoạch truyền thông đạt hiệu quả thì mốc thời gian được chọn cho hoạt
động diễn ra cũng rất là quan trọng, thời gian có sự liên quan gắn liền với kế hoạch sẽ
một phần đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm hưởng ứng của tất cả mọi người. Và kế hoạch
truyền thông lần này mốc thời gian được chọn để thực hiện bắt đầu từ ngày 01 tháng 04
năm 2014 cho đến hết ngày 30 tháng 07 năm 2014. Bởi trong thời gian này có hai cột

mốc quan trọng là tháng 05 và tháng 06, chiến dịch sẽ được đẩy mạnh vào hai tháng 05
và tháng 06 này.
Đối với tháng 05 đây là thời điểm là một trong những tháng đỉnh điểm của dịch
trong năm, vì vậy cần phải chủ động triển khai nhiều biện pháp tích cực phòng chống tay
chân miệng. Bên cạnh đó ngày 01/06 là ngày quốc tế thiếu nhi, đây là ngày được chọn để
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
thực hiện bởi ngày này gắn liền đến các em thiếu nhi mà dịch bệnh tay chân miệng hiện
nay lại xảy ra đối với các em nhỏ, như vậy nếu chọn ngày này tổ chức thì sẽ hiệu quả hơn
đồng thời nhận được nhiều sự quan tâm và ghi nhớ của các bậc cha mẹ phụ huynh nhiều
hơn.
1.1.3. Tình hình về dịch bệnh tay chân miệng hiện nay

Trong cuộc Hội thảo quốc tế về phòng chống bệnh tay chân miệng diễn ra vào
ngày 04 – 05/04/2013 Ông Nguyễn Huy Khoa – Cục Y tế dự phòng cho biết tháng 04 là
thời điểm bùng phát của dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Theo Cục Y tế dự phòng
cho biết, bệnh tay chân miệng là một trong những dịch bệnh nguy hiểm gây tử vong cao
và có thể sẽ tăng cao vào tháng 05 và tháng 06 này. Do đó việc phòng và ngăn chặn dịch
trở nên cấp thiết. Trong thời gian gần đây, cả nước có tới 28 tỉnh, thành đã có trẻ mắc
bệnh tay chân miệng, tính từ đầu năm 2013 đến nay, mỗi tuần có khoảng 1.000 trường
hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng và cả nước có 14.260 ca mắc bệnh trong đó có 4 ca tử
vong, đặc biệt độc lực của virút týp EV 71 rất mạnh. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính, gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ (90%), đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, tính đến ngày 04/03/2013 trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đã có 235 trường hợp bị bệnh tay chân miệng đã và đang điều trị
tại các cơ sở y tế, trong đó có 17 trường hợp bị nặng và đang điều trị tại khoa hồi sức cấp
cứu của Trung tâm Phụ sản Nhi. Đà Nẵng cũng là địa phương có trẻ mắc bệnh cao thứ hai
khu vực miền Trung, chỉ sau Khánh Hòa (271).

1.1.4. Đối tượng công chúng
1.1.4.1.

Đối tượng chính
Ban lãnh đạo của các cơ quan, tất cả các cán bộ công nhân viên của Ủy ban nhân

dân và Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
Toàn thể tất cả mọi người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, những đối tượng
tham gia trực tiếp vào các sự kiện của chiến dịch. Đặc biệt là nhắm vào những vùng đã
từng xảy ra dịch bệnh, những gia đình các ông bố bà mẹ có con nhỏ.
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
1.1.4.2.

Đối tượng liên quan
Nhóm truyền thông
Đối với bất kỳ chương trình, sự kiện nào cũng phải cần đến giới truyền thông bởi

giới truyền thông sẽ là cầu nối đưa thông tin mà chương trình muốn truyền đạt đến công
chúng mục tiêu một cách nhanh và chính xác nhất. Và phương tiện truyền thông ngày nay
cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi của công chúng, những thông tin đưa lên
truyền thông sẽ mau chóng đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, UBND thành phố Đà
Nẵng chọn Đài truyền hình - phát thanh Đà Nẵng và Báo công an Đà Nẵng, Báo Tuổi Trẻ
để làm cơ quan truyền thông cho chương trình. Những đơn vị bảo trợ truyền thông trên sẽ
phối hợp với ban tổ chức để đưa những thông tin về chiến dịch tuyên truyền phòng chống
dịch bệnh tay chân miệng tại thành phố Đà Nẵng lên các phương tiện truyền thông đại
chúng cũng như góp phần tuyên truyền chiến dịch đến cho người dân thành phố Đà
Nẵng.

Nhóm chuyên môn
Sở y tế là đơn vị đồng thực hiện là một trong những cơ quan có chuyên môn trong
lĩnh vực này, họ là những người đầy đủ sự hiểu biết về căn bệnh, với sự am hiểu kiến
thức dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng chống. Họ sẽ là người trực tiếp tuyên
truyền, cung cấp những kiến thức cho người dân.
Nhóm chính quyền địa phương
Các ban ngành, chính quyền địa phương là những đối tượng liên quan đến các
chương trình truyền thông trong việc hỗ trợ giúp đỡ ban tổ chức đưa giấy mời huy động
sự tham gia của mọi người đối với chương trình “Ngày hội của Mẹ và Bé”.
Hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thể
Thành Đoàn là nơi có nguồn nhân lực dồi dào của sức trẻ, những đơn vị nãy đã có
ít nhiều kinh nghiệm trong công tác truyền thông và sẽ là nhân tố chính hỗ trợ cho Sở y tế
trong hoạt động truyền thông trực tiếp tại các hộ gia đình. Bên cạnh đó Hội liên hiệp phụ
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
nữ sẽ là những đơn vị liên quan trực tiếp tham gia tham dự chương trình tổ chức cuộc thi
“Tìm hiểu và cách phòng chống dịch bệnh tay chân miệng” do ban tổ chức thực hiện.
Nhóm công chúng mục tiêu
Chiến dịch lần này cần thái độ hợp tác, tham gia từ tất cả người dân và đặc biệt
các bậc phụ huynh có con nhỏ để chương trình có thể giúp mọi người có thêm kiến thức
hiểu biết rõ và sâu hơn về bệnh tay chân miệng. Từ đó mọi người có thể tự phòng ngừa
giúp bản thân, gia đình và con cái tránh được những nguy cơ mắc bệnh.
Đơn vị tài trợ
Đơn vị tài trợ cũng là một trong những đối tượng liên quan rất quan trọng trong
chiến dịch truyền thông, bởi tuy không góp sức nhưng nhãn hàng tài trợ Lifebuoy sẽ cung
cấp sản phẩm của chính công ty mình, sản phẩm xà phòng rửa tay Lifebuoy được sử dụng
trực tiếp trong những hoạt động hướng dẫn cách thức rửa tay đúng đắn và được dùng làm
quà tặng cho mọi người. Lifebuoy là sản phẩm đạt tiêu chuẩn diệt sạch vi khuẩn trên tay

đến 99% mà thông điệp chương trình đang hướng đến là huy động mọi người hãy tích
cực rửa tay sạch sẽ, tuyên truyền đi đôi với hành động như vậy sẽ tạo hiệu quả cao hơn.
Đồng thời logo của Lifebuoy sẽ được đặt trên tất cả các băng rôn, phướn, backdrop, tạo
điều kiện để nhãn hàng phát triển và nâng cao hơn nữa thương hiệu của mình.
1.2.

Phân tích môi trường
1.2.1. Điểm mạnh

-

Uỷ ban nhân dân thành phố sẽ là cơ quan chính thực hiện tổ chức kế hoạch truyền thông
này. Là cơ quan có quyền lực cao nhất tại thành phố Đà Nẵng vì vậy việc tổ chức hoạt
động lần này sẽ có được nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền, ban ngành, đoàn
thể, thêm nguồn nhân lực sẽ giúp chiến dịch truyền thông dễ dàng hơn và đạt được kết
quả cao.

-

Là cơ quan có tiếng nói cao nhất vì vậy Uỷ ban nhân dân thành phố sẽ dễ dàng thuyết
phục các đối tác, các nhà tài trợ tham gia vào chương trình.
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
-

Đặc biệt trước sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố sẽ tạo sự quan tâm, theo dõi và
tham gia nhiệt tình của toàn thể mọi người. Tạo được niềm tin, sự tin tưởng của mọi
người.


-

Sở y tế là những người đại diện có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm vì vậy khi Ủy ban
nhân dân phối hợp với cơ quan này sẽ tạo được sự quan tâm, ủng hộ của mọi người.
Người dân sẽ có thái độ tích cực hợp tác khi đến tham gia với chương trình.

-

Sở y tế là cơ quan có uy tín họ trực tiếp khám chữa bệnh quan tâm đến sức khỏe của mọi
người, chữa lành bệnh giúp mọi người có một cuộc sống tốt hơn. Vì vậy những chương
trình diễn ra có sự góp mặt của các đại diện sở y tế sẽ tạo động lực cho mọi người tham
gia, hưởng ứng.
1.2.2. Điểm yếu

-

Ủy ban nhân dân là một cơ quan chính quyền thành phố chức năng quan trọng nhất của
họ vẫn là những vấn đề về kinh tế, chính trị cho nên những chương trình được tổ chức tuy
có sự quan tâm mạnh mẽ nhưng không mang tính chuyên nghiệp, vì là không có kinh
nghiệm nên các chương trình truyền thông chỉ mang tính chất quy mô nhỏ, hoặc là chỉ
tuyên truyền dưới hình thức băng rôn, phướn. Như vậy nó không tác động mạnh mẽ đến
các đối tượng mục tiêu mà tôt chức muôn nhắm đến.

-

Ủy ban nhân dân thuộc cơ quan nhà nước, mọi công việc đều vì mục đích của nhân dân
vì vậy có thể sẽ bị hạn hẹp về kinh phí.

-


Cả Ủy ban nhân dân và Sở y tế đều là những cơ quan chưa có nhiều kinh nghiệm dày
dặn trong các công tác đảm nhiệm tổ chức một chương trình, kế hoạch có qui mô lớn.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề truyền thông
1.2.3.1.

Kinh tế

Ngày nay nền kinh tế càng phát triển, đời sống được cải thiện, nâng cao hơn kéo
theo con người ngày càng lao vào và luẩn quẩn trong vòng xoáy kiếm tiền. Họ quá tất bật
với công việc làm miệt mài ngày đêm để kiếm tiền nuôi con nhưng bản thân họ lại chưa
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
quan tâm chăm sóc con cái đúng mức. Những bà mẹ có con nhỏ tuy mới được chỉ vài
tháng nhưng họ đã gửi cho nhà trẻ và lại tiếp tục cuộc hành trình của mình, giao con cho
nhà trẻ từ sáng đến tối mới đón về họ quá chủ quan rằng con mình gửi đó thì sẽ không
sao đâu. Nhưng thực sự họ đâu biết rằng xung quanh đó vẫn còn nhiều mối nguy hiểm
đang rập rình đe dọa đến con mình. Ngày nay nhiều nhà trẻ mọc lên nhan nhản không
giấy phép hành quyền và cũng chính sự nhan nhản đó đã làm giảm đi trách nhiệm của
những cô giữ trẻ, những bà mẹ thứ hai. Họ sẵn sàng làm những việc có lợi cho bản thân
mình thậm chí là thờ ơ đến việc giữ gìn vệ sinh cho các em, mà hiện nay vấn đề giữ vệ
sinh là mối quan tâm hàng đầu rất quan trọng bởi nếu mất vệ sinh thì các mầm bệnh rất
dễ sinh sôi nảy nở. Một trong những căn bệnh liên quan đến vệ sinh và các con số mắc
bệnh tăng lên đến báo động đó là bệnh tay chân miệng, mà đặc biệt xảy ra ở trẻ nhỏ. Sự
thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ là một phần nguyên nhân dẫn đến kết quả này, nhiều
bậc cha mẹ bận bịu đến mức sàn nhà mình ở phải đến hai, ba ngày chưa lau, đồ chơi của
con nhỏ thì không vệ sinh sạch sẽ mặc cho bé cầm nắm rồi ngậm vào miệng. Đó là nguy
cơ gây ra một trong những bệnh về đường ruột và ngay cả tay chân miệng, thiết nghĩ các

bậc cha mẹ ngày nay tuy lo làm ăn vất vã để chi tiêu phục vụ cho kinh tế của gia đình
nhưng cũng đừng nên thiếu quan tâm đến các con đặc biệt là vấn đề vệ sinh.
1.2.3.2.

Chính trị - pháp luật

Trong bối cảnh ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo nhiều tệ nạn xuất hiện, nhiều
nhà máy mọc lên làm ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường nặng nề, bên cạnh đó nhiều nạn
khủng bố chiến tranh làm dịch bệnh lây lan, đó cũng là một trong những nguyên nhân
gián tiếp tác động xấu đến dịch bệnh.
Ngày 14/11/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2011/NĐ-CP về bảo
hiểm trách nhiệm trong khám, chữa bệnh. Nghị định này quy định về bảo hiểm trách
nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Điều này tạo cơ
hội cho vấn đề bệnh tay chân miệng có thể được thuyên giảm, bởi nhà nước đã ban hành
pháp luật về trách nhiệm của bác sỹ sẽ tạo được lòng tin của mọi người đối các cơ quan
này như vậy họ sẽ yên tâm thực hiện theo mọi sự hướng dẫn của các chuyên gia. Nhà
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
nước cũng quan tâm chú ý đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại ở các bệnh viện để tạo
điều kiện thuận lợi trong việc khám chữa bệnh cho người dân.
1.2.3.3.

Văn hóa – xã hội

Vấn đề giữ gìn vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
dường như đã không có trong thói quen của người dân Việt Nam nói chung và Đà Nẵng
nói riêng, vì vậy để thay đổi thói quen của họ không phải là chuyện một sớm một chiều.
Cũng như nhiều chương trình, hoạt động truyền thông nói về vấn đề này nhưng người

dân chỉ thay đổi tức thời, chỉ tuân thủ trong thời gian đầu tiên rồi dần về sau cũng lại thói
quen cũ đâu vào đấy. Điều này gây nên thách thức vô cùng to lớn đối với những người
làm hoạt động tuyên truyền chiến dịch trong vấn đề này.
Bên cạnh đó ý thức của họ chưa cao, mặc dù trẻ đang mắc bệnh nhưng vẫn để ngủ
chung với gia đình không cách ly cho bé, điều này sẽ tạo cơ hội làm dịch bệnh lây lan từ
người này sang người khác bởi bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virut đường
ruột gây ra. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước của trẻ nhiễm bệnh vì vậy nếu
không cách ly cho bé thì sẽ rất dễ lây cho những người xung quanh. Ngoài ra gia đình
nào có trẻ bị mắc bệnh cần phải báo ngay cho trung tâm y tế nhưng điều này mọi người
vẫn chưa thực hiện được do họ không có thói quen như vậy. Cần phải báo cho những
người có liên quan để nếu xác định đúng ổ dịch tay chân miệng thì các nhân viên y tế kịp
thời cung cấp miễn phí hóa chất khử khuẩn Cloramin B hoặc dung dịch khử khuẩn khác
để khử trùng đồ vật, môi trường nhằm ngăn chặn để dịch bệnh không phát triển lây lan.
1.2.3.4.
-

Công nghệ

Công nghệ phát triển mạnh mẽ với mạng internet ngày càng phổ biến rộng rãi, hầu như
tất cả mọi người ai cũng có thể sử dụng internet để đọc và tìm hiểu tin tức điều này tạo cơ
hội giúp mọi người tiếp cận với thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn đồng thời cũng có
nghĩa là người dân sẽ tiếp nhận thông điệp của chiến dịch truyền thông một cách dễ dàng
và chính xác.

SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
-


Phương tiện thông tin đại chúng ngày càng thông dụng, hiện đại bên cạnh đó tần xuất mà
con người tiếp xúc với phương tiện truyền thông rất cao điều này tạo điều kiện dễ dàng
trong việc tuyên truyền giúp mọi người hiểu và nâng cao ý thức của bản thân.

-

Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại máy móc trang thiết bị ngày càng hiện đại và
tiên tiến hơn, nó phục vụ cho đời sống, sức khỏe của con người. Ở các bệnh viện, các
trung tâm y tế ngày nay được đầu tư nhiều loại máy móc tạo cơ hội thuận lợi cho mọi
người dân đến khám và chữa bệnh, dễ dàng phát hiện ra những căn bệnh cũng như trong
việc chữa và điều trị. Nhưng bên cạnh đó nó cũng gây ra không ít khó khăn, sự hiện đại
tiên tiến quá mức cũng làm khó cho những người sử dụng, họ phải nắm bắt và biết sử
dụng thành thạo những loại máy móc kia, phải tuân thủ thực hiện một cách đúng đắn theo
quy trình thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt.

SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
CHƯƠNG II: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TUYÊN
TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG.
2.1.

Xác định mục tiêu truyền thông
Đối với mỗi kế hoạch được đề ra điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là phải

xác định được mục tiêu, cái đích mà mình muốn đạt được. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng
và mang tính khả thi thì kế hoạch đề ra mới có thể đạt kết quả cao. Cũng như trong kế
hoạch truyền thông, để lập ra một kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó xuyên suốt trong
khoảng thời gian dài đòi hỏi người lập phải xác định được mục tiêu mà thông điệp kế

hoạch truyền thông nhắm đến và truyền tải nó đến với công chúng mục tiêu một cách
chính xác nhất. Mục tiêu trong kế hoạch truyền thông tuyên truyền phòng chống dich
bênh tay chân miệng bao gồm:
-

Nhằm thay đổi và nâng cao ý thức của mọi người trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc
biệt là những bậc phụ huynh có con nhỏ nằm trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi, cân nhắc và
tuyên truyền cho họ cách phòng chống ngăn ngừa bệnh tay chân miệng cho con em mình.

-

Qua kế hoạch truyền thông này nhằm tuyên truyền giáo dục, nâng cao kiến thức cho mọi
người biết rằng chúng ta cần phải luôn luôn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phải có ý thức và
không nên cẩu thả trong việc giữ gìn vệ sinh cho gia đình đặc biệt là con nhỏ. Những trẻ
dễ mắc bệnh thường dưới 5 tuổi nên ý thức tự phòng bệnh của các bé chưa có vì thế vai
trò của phụ huynh là hết sức quan trọng. Cho dù nhà có con nhỏ nhưng có nhiều gia đình
đến ba ngày mới lau sàn nhà và vệ sinh đồ chơi một lần, thậm chí con sốt kèm nổi bóng
nước ở tay chân vẫn không đưa đi khám. Đó có thể một phần do những phụ huynh này
không hiểu biết về căn bệnh nhưng bên cạnh đó chính thực tế vệ sinh gia đình và sự thờ ơ
của phụ huynh là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm.

2.2.

Chiến lược truyền thông

SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
Bệnh tay chân miệng mặc dù bùng phát chưa được bao lâu nhưng con số trẻ em

mắc bệnh ngày càng tăng nhanh, do những bậc phụ huynh chưa có kiến thức đầy đủ về
dịch bệnh hoặc ý thức sâu sắc sự nguy hiểm, nghiêm trọng mà bệnh tay chân miệng mang
lại. Vì vậy, cần phải có một hoạt động xã hội mang tính chất quy mô để nâng cao hơn nữa
trách nhiệm, tinh thần tự giác, tự ý thức của mọi người.
Hoạt động truyền thông lần này sẽ tiếp cận trực tiếp với người dân thông qua
những chương trình thực tế, dễ dàng tạo sự quan tâm nhận thức của mọi người.
Thứ nhất là quan hệ công chúng thông qua các chương trình, sự kiện
-

Tiếp theo chiến dịch được triển khai thực hiện thông qua cuộc thi tìm hiểu và cách phòng
chống dịch bệnh tay chân miệng với thông điệp: “Xóa tan dịch bệnh với hành động luôn
luôn rửa tay bằng xà phòng”. Chương trình diễn ra vào ngày 01/5/2014.

-

Theo đó ngày 01/6/2014 chương trình ngày hội của Mẹ và Bé được diễn ra nhằm một lần
nữa nhắc nhở và cung cấp kiến thức dấu hiệu nhận biết bênh và phòng bệnh cho các bậc
phụ huynh và chỉ dạy các em nhỏ trong việc tự bảo vệ bản thân mình, phòng tránh bệnh
lây lan. Và đây là thời điểm mà trẻ em nhận được sự quan tâm rất nhiều của các bậc cha
mẹ vì vậy chương trình diễn ra vào thời gian này sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của
toàn thể mọi người.

-

Đây là thời điểm cuối cùng trong cả chiến dịch diễn ra và kéo dài từ ngày 01/7/2014 đến
hết ngày 30/7/2014, ở giai đoạn này Sở y tế sẽ phân chia các cán bộ y tế đến từng Quận
trên địa bàn thành phố, tại đây các cán bộ sẽ phối hợp với Hội phụ nữ của các Đoàn
phường đến tận từng nhà gặp người mẹ có con nhỏ, những người chăm sóc con nhỏ để
tuyên truyền, hướng dẫn họ một cách kỹ lưỡng trong việc phòng chống dịch bênh.
Thứ hai là quảng cáo


-

Bắt đầu từ ngày 01/04/2014 băng rôn, phướn phát động phong trào phòng chống dịch
bệnh tay chân miệng sẽ được treo trên các tuyến đường ở các Quận thuộc địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Băng rôn và phướn sẽ được treo xuyên suốt trong chiến dịch từ ngày
01/04/2014 cho đến hết ngày 30/07/2014.
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
-

Trong khoảng thời gian thực hiện kế hoạch truyền thông, chiến dịch sẽ được quảng bá
trên các kênh truyền hình, trên báo và internet nhằm gây sự chú ý và quan tâm của mọi
người.
2.3.

Công chúng mục tiêu
Trong kế hoạch truyền thông này, đối tượng công chúng mà chương trình nhắm

đến là toàn thể mọi người trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là những phụ
huynh có con nhỏ nằm trong độ tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng. Phải tuyên truyền
hướng dẫn cho họ hiểu được rằng đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này để từ đó họ
có những biện pháp ngăn ngừa.
Các trường học, các nơi tập trung vui chơi dành cho thiếu nhi.
Dịch bệnh tay chân miệng hiện đang có chiều hướng phát triển xấu trên cả nước
và là vấn đề đáng báo động cần được quan tâm vì vậy chương trình không chỉ truyền
thông đến các đối tượng trong thành phố nói riêng mà còn hướng đến tất cả các tỉnh
thành lân cận nói chung. Nhận được sự quan tâm và thu hút được các đối tượng công

chúng sẽ giúp chương trình đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần đến việc thành bại
của chương trình. Cô không hiểu em muốn truyền thông trong khu vực nào, nếu là cả
nước thì làm cho cả nước, nếu chỉ có tp thì chỉ làm cho tp, em cứ xác định không rõ ràng
thế này, cô không thể sửa bài chính xác cho em được.
2.4.

Thông điệp
Dịch bệnh tay chân miệng từ khi bùng phát đã lây lan rất nhanh trên các tỉnh thành

của Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến ngày 11 tháng 03 năm
2012 toàn quốc ghi nhận 157.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng với 98 trường
hợp tử vong do bệnh tay chân miệng trong đó trên 3/4 số trường hợp tử vong là trẻ dưới 3
tuổi. Trước tình hình như vậy các Ban ngành, Đoàn thể, Sở Y tế đã đứng ra tổ chức phát
động phong trào tuyên truyền phòng chống dịch bênh nhưng đến nay tình hình dịch bệnh
tay chân miệng vẫn đang diễn biến phức tạp. Chính vì vậy mà kế hoạch truyền thông lần
này được thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm cũng như ý thức của mọi người
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
đẩy lùi xóa tan dịch bệnh với một thông điệp: “Xóa tan dịch bệnh với hành động luôn
luôn rửa tay bằng xà phòng” Thông điệp viết sai cấu trúc và chưa chính xác. Gợi ý:
Hãy rửa tay đúng cách để phòng chống bệnh tay chân miệng - chủ đề xuyên suốt của
chương trình. Qua thông điệp nhằm tác động đến nhận thức góp phần nâng cao hơn nữa ý
thức tự giác của người dân trong việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho bản thân và đặc biệt là các
em nhỏ, rửa tay bằng xà phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bởi bệnh tay
chân miệng lây qua đường phân miệng.
Chiến lược đâu?
2.5.


Chiến thuật truyền thông

2.5.1. Quan hệ công chúng
2.5.1.1. Tổ chức cuộc thi “ Tìm hiểu và cách phòng chống dịch bệnh tay chân miệng”
 Mục tiêu chương trình
Thông qua cuộc thi tìm hiểu và cách phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mọi
người sẽ có thời gian nhìn nhận lại vấn đề vệ sinh trong đời sống hằng ngày của gia đình
mình. Cuộc thi được diễn ra với hình thức các tình huống và cách xử lý các tình huống đó
xoay quanh vấn đề nóng hổi dịch bệnh tay chân miệng, từ đó nhằm tuyên truyền nâng cao
kiến thức, sự hiểu biết của mọi người trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như giáo
dục ý thức cộng đồng trong công tác giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi mình đang sinh sống,
nhằm giảm thiểu các mầm bệnh sinh sôi nảy nở, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát lây lan.
 Thông điệp cuộc thi
Cuộc thi được thực hiện với chủ đề: “Xóa tan dịch bệnh với hành động luôn luôn
rửa tay bằng xà phòng”
 Thời gian
Chương trình được diễn ra vào lúc 7h30 ngày 01/05/2014
Địa điểm: Tại Nhà Văn hóa lao động thành phố Đà Nẵng.
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
 Thành phần tham dự
-

Ông Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng – Phó Chủ Tịch Uỷ ban
nhân dân TP Đà Nẵng

-


Ông Phạm Hùng Chiến – Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng

-

Đại diện Uỷ ban nhân dân trực thuộc tại các Quận Hải Châu, Quận Liên Chiểu, Quận
Thanh Khê, Quận Cẩm Lệ, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Huyện Hòa Vang

-

Các đội thi là Hội liên hiệp Phụ nữ đại diện cho từng Quận trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng

-

Đại diện công ty nhãn hàng Lifebuoy.

-

Cùng với tất cả các ban, ngành, đoàn thể liên quan đến đơn vị tham gia cuộc thi.

-

Tờ báo Tuổi Trẻ và báo Công an thành phố Đà Nẵng
 Nội dung
Cuộc thi này được các Hội phụ nữ đại diện cho các Quận tham gia tranh tài với
nhau, cuộc thi diễn ra bao gồm 2 phần:

-

Phần thi dưới dạng những hình huống, tiểu phẩm đang nhắm đến và xoay quanh vấn đề

dịch bệnh tay chân miệng.
Ở phần thi này các đội sẽ biểu diễn thi đố với nhau thông qua các tình huống đã
được đội của mình chuẩn bị từ trước, với thời gian của mỗi tình huống không quá 10
phút. Đây là phần thể hiện những ý tưởng sáng tạo của các đội thể hiện trong phần nội
dung và cách trình bày, những ý tưởng nào hay nhắm thẳng vào vấn đề và có tính chất
tuyên truyền, nâng cao ý thức mạnh mẽ sẽ nhận được số điểm cao từ ban giám khảo.

-

Phần thi ứng xử
Ở phần thi này, các đội sẽ bốc thăm câu hỏi liên quan đến vấn đề mà mình đang
tuyên truyền. Thể hiện khả năng xử lý tình huống, mức độ kiến thức về dấu hiệu liên
quan đến dịch bệnh và cách phòng tránh như thế nào.
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học

 Lịch trình
Bảng 2.1: Lịch trình cuộc thi “Tìm hiểu và cách phòng chống dịch bệnh tay
chân miệng”
S
1
1
2
2

3
3


4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9

Thời gian
7h00 – 7h30

7h30 – 7h35

7h35 – 7h45

7h45 – 8h30

8h30 – 8h55
8h55 – 9h05

Nội dung
Ổn định tổ chức

Tiết mục văn nghệ


Do đội văn nghệ của
Đoàn thanh niên
thành phố biểu diễn.

Đại diện trưởng ban
tổ chức lên tuyên bố
mục đích chương
trình ngày hôm nay
và giới thiệu những
thành phần tham dự
Phần thi đầu tiên
giữa các đội với các
tình huống.
Phần thi thứ hai, thi
ứng xử với hình
thức bốc thăm câu
hỏi
Chấm điểm của ban
giám khảo

Do các Hội phụ nữ
đại diện cho các
Quận lên thi.

9h05 – 9h10

Văn nghệ

9h10 – 9h20


Công bố kết quả và
trao giải thưởng

9h20 – 9h30

Bế mạc cuộc thi

SVTH: Ông Thị Thúy Nga

Ghi chú

Đại diện của các đội
của các Hội phụ nữ

Do đội văn nghệ của
Đoàn thanh niên
thành phố biểu diễn.


Đồ án môn học

 Công tác chuẩn bị
-

Biển khẩu hiệu tuyên truyền cùng với 250 dây ruy băng có in nội dung và chủ đề của
cuộc thi.

-

Backdrop cuộc thi Màu chữ không được nổi. Thiếu địa điểm tổ chức.


Hình 2.1: Backdrop cuộc thi “Tìm hiểu và cách phòng chống dịch bệnh tay
chân miệng”
 Giải thưởng cuộc thi
Cuộc thi diễn ra với mục đích chính kết hợp tuyên truyền và vận động mọi người
tuân thủ các quy tắc giữ gìn vệ sinh, ăn chín uống sôi để nhằm phòng tránh bị nhiễm
bệnh. Bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân thành phố cũng sẽ trao tặng bằng khen và giải
thưởng cho các đội thể hiện xuất sắc nhất trong cuộc thi nhằm khuyến khích tinh thần vì
cộng đồng xã hội của các Hội phụ nữ. Cơ cấu giải thưởng bao gồm:
• Giải nhất: 1.000.000 đồng kèm giấy khen
• Giải nhì: 500.000 đồng kèm giấy khen
• Giải ba: 200.000 đồng kèm giấy khen.
• Giải khuyến khích: Giấy khen
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
 Ngân sách
Bảng 2.2: Ngân sách cho cuộc thi “Tìm hiểu và phòng chống dịch bệnh tay
chân miệng”
ĐVT: VNĐ
Hạng mục

ĐVT

i

1
2
2


Backdrop lớn
cho chương trình

Cái

Giải thưởng

2
2
3
3
4
4

1.800.000
1.700.000

150.000

750.000

Nước uống

Thùng

5

30.000


150.000

Hoa cài áo

Cái

15

5.000

75.000

Thẻ đeo cho
BTC

Cái

15

5.000

75.000

CHI PHÍ TRUYỀN THÔNG
Cái

5

30.000


150.000

Cái

250

6.000

1.500.000

Cái

15

25.000

375.000

500

500

250.000

5

50.000

250.000


I

CHI PHÍ IN ẤN

IV

2

1.800.000

5

1 Biển khẩu hiệu
1
tuyên truyền
2
Ruy băng
2
3
Bảng tên đơn vị
3

2

1

Lẵng

III


1

5m x 8m

Hoa trang trí

I

1

Thành
tiền

CHI PHÍ HẬU CẦN

II
1

Đơn giá

3

I
1

Số
lượng

CHI PHÍ TỔ CHỨC


I
1

Tiêu chuẩn

Tài liệu, giấy
mời
Bằng khen

SVTH: Ông Thị Thúy Nga

Cái


Đồ án môn học
TỔNG CỘNG
CHI PHÍ PHÁT SINH (5%)
TỔNG CHI PHÍ CHO CHƯƠNG TRÌNH

7.075.000
353.750
7.428.500

2.5.1.2. Tổ chức chương trình “Ngày hội của Mẹ và Bé”
 Mục tiêu chương trình
Chương trình ngày hội dự kiến sẽ mời đại diện từ 10 đến 25 hộ gia đình tham gia,
qua chương trình ngày hội của Mẹ và Bé nhằm cung cấp, bổ sung thêm kiến thức về bệnh
tay chân miệng cho các bậc phụ huynh, đồng thời hướng dẫn cách phòng tránh bị lây
nhiễm bệnh. Bên cạnh những trò chơi nhỏ được tổ chức dành cho các em nhỏ nhằm
hướng dẫn chỉ dạy cách các em tự ý thức, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tự bảo vệ bản thân

mình không mắc bệnh.
 Thông điệp cuộc thi
Chiến dịch truyền thông lần này với tất cả các chương trình đều cùng chung một
thông điệp, vì vậy mà chủ đề của chương trình ngày hội của Mẹ và Bé vẫn là: “Xóa tan
dịch bệnh với hành động luôn luôn rửa tay bằng xà phòng”
 Thời gian
Chương trình được diễn ra vào lúc 7h30 ngày 01/06/2014
Địa điểm: Tại nhà Văn hóa lao động thành phố Đà Nẵng.
 Thành phần tham dự
-

Ông Nguyễn Xuân Anh - Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng – Phó Chủ Tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng

-

Ông Phạm Hùng Chiến – Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng
Đại diện Uỷ ban nhân dân trực thuộc tại các Quận Hải Châu, Quận Liên Chiểu, Quận
Thanh Khê, Quận Cẩm Lệ, Quận Sơn Trà, Quận Ngũ Hành Sơn, Huyện Hòa Vang.

-

Hội liên hiệp Phụ nữ đại diện cho từng Quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
-

Đại diện công ty nhãn hàng Lifebuoy.


-

Những bà mẹ cùng với các em nhỏ của tất cả các Quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

 Nội dung chương trình
Ngày hội của mẹ và bé nhằm mục đích chính là hướng dẫn và cung cấp kiến thức
nâng cao ý thức của các bà mẹ trong việc phòng chống dịch bênh. Đại diện sở y tế sẽ phổ
biến những kiến thức về biểu hiện nhận biết bệnh tay chân miệng, những cách phòng
tránh trong khâu giữ gìn vệ sinh cũng như việc rửa tay trược khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Thông qua hình thức bằng những trò chơi nhỏ giúp tạo thêm phần thích thú, gây
được sự chú ý của các em nhỏ. Với các trò chơi nhỏ như: làm vệ sinh rửa sạch sẽ đồ chơi
bị bẩn và cùng nhau rửa tay, bé nào rửa sạch tay nhất và rửa được nhiều món đồ chơi thì
sẽ thắng, đối với những bé nhỏ tuổi có thể sẽ được sự hỗ trợ của mẹ.
 Lịch trình
Bảng 2.3: Lịch trình chương trình “Ngày hội của Mẹ và Bé”
Thời gian
7h00 – 7h30
7h30 – 7h40

7h40 – 8h30

8h30 – 8h45
8h45 – 8h50
8h50 – 9h30
9h30 – 9h45

Nội dung
Ổn định tổ chức
Tuyên bố lý do chương

trình. Giới thiệu đại biểu, khách
mời, các đơn vị bảo trợ, nhà tài trợ.
Đại diện sở y tế lên nói tổng
quát về dịch bệnh tay chân miệng
hiện nay, những kiến thức liên quan
đến dịch bệnh.
Những câu hỏi dành cho các
bà mẹ liên quan đến vấn đề dịch
bệnh
Tiết mục văn nghệ
Trò chơi dành cho các em
nhỏ
Trao những xuất quà cho tất
cả các bà mẹ và bé

SVTH: Ông Thị Thúy Nga

Ghi chú

Đại diện sở y tế
thành phố Đà Nẵng


Đồ án môn học
 Ngân sách
Bảng 2.4: Ngân sách chương trình “Ngày hội của Mẹ và Bé”
ĐVT: VNĐ
Hạng mục

ĐVT


I
1
2
2
3
3
4
4

Số
lượng

Đơn giá

Thành
tiền

CHI PHÍ HẬU CẦN

I
1

Tiêu chuẩn

Hoa trang trí

Lẵng

5


120.000

600.000

Nước uống

Thùng

10

30.000

300.000

Thẻ đeo cho
BTC

Cái

15

5.000

75.000

450

50.000


22.500.00
0

30.000

120.000

500

500

250.000

Các xuất quà

I

CHI PHÍ TRUYỀN THÔNG

II
1 Biển khẩu hiệu
1
tuyên truyền

Cái

I

4
CHI PHÍ KHÁC


III
1

Tài liệu, giấy
mời

2

Mua dụng cụ
thau đựng nước
phục vụ trò chơi

Cái

10

30.000

300.000

3 Đồ chơi cho trẻ
3
em

Bộ

10

100.000


1.000.000

1
2

TỔNG CỘNG
CHI PHÍ PHÁT SINH (5%)
TỔNG CHI PHÍ CHO CHƯƠNG TRÌNH

2.5.1.3. Hoạt động truyền thông trực tiếp đến từng nhà
SVTH: Ông Thị Thúy Nga

25.145.00
0
1.257.250
26.402.25
0


Đồ án môn học
 Mục tiêu hoạt động
Hoạt động đến từng gia đình tại địa phương truyền thông để một lần nữa bổ sung
và cung cấp đầy đủ các kiến thức cho người dân về bệnh tay chân miệng. Trong chương
trình ngày hội của mẹ và bé, ban tổ chức chỉ mời từ đại diện từ 10 đến 20 hộ gia đình có
con em nhỏ từ 1 đến 5 tuổi của từng địa phương tham gia, những gia đình này cần sự
quan tâm đặc biệt hơn. Trong chương trình ngày hội đó số lượng người được cung cấp
kiến thức thì quá ít so với mục đích là toàn bộ người dân phải có kiến thức và nâng cao ý
thức về dịch bệnh, chính vì vậy trong thời điểm cuối của chiến dịch sẽ có hoạt động
truyền thông trực tiếp, đại diện phía Sở y tế và đại diện nhãn hàng Lifebuoy sẽ phối hợp

với các ban ngành, đoàn thể tại mỗi địa phương đến từng nhà để phổ biến, hướng dẫn
cách rửa tay đúng cách, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường mình sinh sống để ngăn ngừa
dịch bệnh.
 Thông điệp của hoạt động
Hoạt động truyền thông trực tiếp lần này cũng mang một mục địch và thông điệp
chung: “Xóa tan dịch bệnh với hành động luôn luôn rửa tay bằng xà phòng”. Một
thông điệp rất đơn giản mà chiến dịch muốn chuyển đến mọi người là đề nghị người dân
rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh vì đây là bệnh lây qua đường phân miệng.
 Thời gian
Hoạt động bắt đầu diễn ra vào ngày 01 tháng 07 năm 2014 và kéo dài cho đến hết
ngày 30 tháng 07 năm 2014.
Địa điểm thực hiện.
 Nội dung của chương trình
Bắt đầu sáng ngày 01 tháng 07, đại diện Sở y tế và đại diện nhãn hàng Lifebuoy sẽ
đến từng phường trên địa bàn thành phố, tại đó họ sẽ phối hợp với hội phụ nữ và cùng
nhau xuất phát vào từng nhà người dân để tuyên truyền.

SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
Hoạt động truyền thông trực tiếp đến từng nhà sẽ xoay quanh nội dung bệnh tay
chân miệng, Sở y tế sẽ nói sơ qua về tình hình bệnh hiện nay và mức độ nguy hiểm của
nó, cung cấp những kiến thức về biểu hiện nhận biết bệnh như khi thấy trẻ có dấu hiệu
khó ngủ, sốt cao, quấy khóc, giật mình lúc thức hay nói nhảm, các chi run và co giật, nôn
ói nhiều,… để mọi người phát hiện đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế kịp thời. Tiếp đó đại
diện Sở y tế sẽ đưa ra một số biện pháp như phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi
đi vệ sinh, phải lau nhà sạch sẽ, đối với những hộ có em nhỏ thì phải luôn luôn vệ sinh đồ
chơi cho trẻ, khử trùng nhà cửa bằng nước diệt khuẩn, phun Cloramin B và quan trọng
nhất là vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, hướng dẫn trực tiếp như vậy hiệu quả thành công là rất

cao. Tuyên truyền đến tất cả người dân và đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ, những
người trực tiếp chăm sóc các em nhỏ, tác động đến ý thức, thay đổi dần thói quen của
người dân đặc biệt là trong vấn đề phải luôn luôn rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh
để từ đó góp phần làm giảm dịch bệnh hiệu quả.
Sau khi được hướng dẫn tuyên truyền xong mỗi hộ gia đình sẽ được hội tuyên
truyền vận động tặng một cục xà phòng Lifebuoy do nhãn hàng Lifebuoy tài trợ.
Gợi ý: Nên tổ chức truyền thông tại các trường mẫu giáo, tiểu học.
2.5.2. Quảng cáo
2.5.2.1. Treo băng rôn phát động phong trào phòng chống dịch bệnh tay chân miệng
Nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các bậc
cha mẹ nhằm nâng cao kiến thức, ý thức trong công tác giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch
bệnh góp phần giảm thiểu tỷ lệ con số trẻ em mắc bệnh hiện nay. Chiến dịch phát động
phong trào phòng chống dịch bệnh tay chân miệng sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 01/04/2014.
Thông qua hình thức treo băng rôn, phướn trên khắp tuyến đường trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng xuyên suốt trong vòng 4 tháng của cả chiến dịch.
 Thời gian bắt đầu chiến dịch: Từ ngày 01/04/2014 cho đến hết ngày
30/07/2014.
 Thông điệp
SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
“Xóa tan dịch bệnh với hành động luôn luôn rửa tay bằng xà phòng”, đây
chính là câu khẩu hiệu thông điệp trên những tấm băng rôn và cũng chính là thông điệp
xuyên suốt trong tất cả các chương trình của chiến dịch truyền thông.
 Treo băng rôn, phướn ở các địa điểm
Tại nhà hát Trưng Vương: 5 cờ phướn sẽ được treo trước Nhà Hát Trưng Vương.
Ngoài ra, còn treo băng rôn và phướn trên các tuyến đường: Bạch Đằng, Đống Đa, Hải
Phòng, Trần Cao Vân, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Văn Linh, Hoàng
Diệu, Phan Châu Trinh, Cách Mạng Tháng Tám, 2/9, Ngô Quyền, Lê Văn Hiến. Cách

55m sẽ treo một băng rôn và 30m là một phướn.
+ Đường Hùng Vương trêu 2 cái băng rôn: 1 tại đoạn đường chợ Cồn, 1 treo
tại đoạn đường dưới Nhà Hát Trưng Vương
+ Trên đoạn đường Bạch Đằng treo 2 cái băng rôn và 10 phướn
+ Đường Đống Đa treo 2 cái băng rôn và 8 phướn
+ Đường Hải Phòng treo 2 cái băng rôn và 6 phướn
+ Đường Trần Cao Vân treo 2 cái băng rôn và 12 phướn
+ Đường Điện Biên Phủ treo 6 băng rôn và 30 phướn
+ Đường Nguyễn Tri Phương treo 2 băng rôn và 20 phướn
+ Đường Nguyễn Văn Linh treo 2 băng rôn và 15 phướn
+ Đường Hoàng Diệu treo 3 cái băng rôn và 7 phướn
+ Đường Phan Châu Trinh treo 3 cái băng rôn và 7 phướn
+ Đường 2/9 treo 2 băng rôn và 20 phướn
+ Đường Cách Mạng Tháng Tám treo 2 băng rôn và 10 phướn
+ Đường Ngô Quyền treo 2 băng rôn và 30 phướn

SVTH: Ông Thị Thúy Nga


Đồ án môn học
+ Đường Lê Văn hiến treo 4 băng rôn và 35 phướn, trong đó 1 băng rôn sẽ
được treo trước bệnh viện 600 giường Phụ sản - Nhi
Ngoài ra, phướn sẽ được treo dọc trên cầu sông Hàn 10 phướn, cầu Tiên Sơn 20
phướn.
Như vậy, tổng băng rôn cho chương trình là 36 cái và phướn là 240 cái.

Hình 2.2: Phướn phát động phong trào phòng chống bệnh tay chân miệng
Xem lại mẫu phướn. Quá xấu: Màu không nổi bật, chữ nhiều, thông điệp không có…
Thiếu hoạch định thời gian cụ thể cho từng khu vực treo băng rôn và phướn.


SVTH: Ông Thị Thúy Nga


×