Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM VEGA S5 CỦA CÔNG TY PANTECH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 61 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt khi Việt Nam đã
trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc mua bán,
trao đổi hàng hoá ngày càng được chú trọng và quan tâm. Người tiêu dùng ngày càng có
nhiều sự lựa chọn, nhiều cơ hội để tìm cho mình một loại sản phẩm phù hợp nhất và giá
cả lại phải chăng nhưng cho dù sản phẩm đó có tốt đến bao nhiêu, giá cả hợp lý và được
phân phối rộng khắp thì cũng sẽ thất bại nếu không ai biết chúng có mặt trên thị trường,
điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của chính sách truyền thông cổ động của mỗi doanh
nghiệp.
Pantech là một doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động nổi tiếng ở Hàn Quốc các
sản phẩm của Pantech đang dần dần chiếm được thị trường ở Hàn Quốc so với các đối
thủ của Pantech. Song qua quá trình tìm hiểu nhóm thấy công ty Pantech – Hàn Quốc
chưa chú trọng đến chính sách truyền thông cổ động ở một số sản phẩm nổi tiếng hiện
đang có ở Việt Nam. Vì thế nhóm đã chọn đề tài: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO SẢN PHẨM VEGA S5 CỦA CÔNG TY
PANTECH” Đề tài được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về truyền thông cổ động
Chương 2: Thực trạng truyền thông cổ động tại công ty Pantech
Chương 3: Xây dựng chương trình truyền thông cổ động cho sản phẩm Vega S5
của công ty Pantech
Những nội dung trình bày sau đây là kết quả của quá trình tìm kiếm và thu thập
thông tin từ nhiều nguồn. Do quá trình tìm hiểu và kiến thức còn hạn chế nên đề tài khó
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn.
Cuối cùng nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Kim Ánh giảng
viên bộ môn Truyền thông cổ động đã hướng dẫn tận tình để nhóm có thể hoàn thành đồ
án này.
Xin chân thành cám ơn!


NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang i


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... i
MỤC LỤC........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................vi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG...........................1
1.1. Khái niệm truyền thông cổ động...........................................................................1
1.2. Các công cụ truyền thông cổ động........................................................................1
1.2.1. Quảng cáo........................................................................................................1
1.2.2. Marketing trực tiếp..........................................................................................1
1.2.3. Khuyến mại......................................................................................................1
1.2.4. PR..................................................................................................................... 1
1.2.5. Bán hàng cá nhân............................................................................................1
1.3. Vai trò của truyền thông cổ động..........................................................................2
1.3.1. Trong marketing mix........................................................................................2
1.3.1.1. Sản phẩm....................................................................................................2
1.3.1.2. Giá cả.........................................................................................................2
1.3.1.3. Phân phối...................................................................................................2
1.3.2. Trong sự phân đoạn thị trường,sự khác biệt và định vị sản phẩm.................2
1.3.3. Trong thu nhập hằng năm và lợi nhuận.........................................................2
1.4. Tiến trình truyền thông cổ động...........................................................................2
1.4.1. Xác định đối tượng mục tiêu............................................................................2
1.4.2. Xác định mục tiêu truyền thông......................................................................3

1.4.3. Thiết kế thông điệp...........................................................................................3
1.4.4. Lựa chọn các phương tiện truyền thông.........................................................4
1.4.5. Xây dựng ngân sách cổ động...........................................................................4
1.4.5.1. Phương pháp tỉ lệ phần trăm theo doanh thu............................................4
1.4.5.2. Phương pháp cân bằng cạnh tranh.............................................................5
1.4.5.3. Phương pháp căn cứ mục tiêu và công việc................................................5
1.4.6. Quyết định hệ thống cổ động...........................................................................5
1.4.6.1. Quảng cáo..................................................................................................5
1.4.6.2. Khuyến mại.................................................................................................6
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang ii


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

1.4.6.3. Marketing trực tiếp.....................................................................................6
1.4.6.4. Quan hệ công chúng và tuyên truyền..........................................................6
1.4.6.5. Bán hàng trực tiếp......................................................................................6
1.4.7. Đánh giá kết quả truyền thông cổ động .........................................................7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG TẠI CÔNG
TY PANTECH..................................................................................................................8
2.1. Lịch sử hình thành của công ty Pantech..............................................................8
2.2. Đặc điểm về sản phẩm của công ty Pantech.........................................................9
2.2.1. Đặc điểm chung về sản phẩm của Pantech.....................................................9
2.2.2. Đặc điểm của sản phẩm Vega S5 của Pantech..............................................10
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.........................11
2.3.1. Môi trường vĩ mô............................................................................................11
2.3.1.1. Môi trường kinh tế....................................................................................11
2.3.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật...............................................................12

2.3.1.3. Môi trường nhân khẩu học.......................................................................12
2.3.1.4. Môi trường văn hóa-xã hội.......................................................................12
2.3.1.5. Môi trường tự nhiên.................................................................................12
2.3.1.6. Môi trường công nghệ..............................................................................13
2.3.2. Môi trường vi mô............................................................................................14
2.3.2.1. Khách hàng...............................................................................................14
2.3.2.2. Nhà cung ứng............................................................................................14
2.3.2.3. Những người môi giới marketing..............................................................15
2.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh....................................................................................15
2.3.2.5. Các lực lượng bên trong công ty...............................................................16
2.4. Thực trạng hoạt động truyền thông cổ động tại công ty Pantech....................16
2.4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty...............................................16
2.4.1.1. Tình hình tài chính....................................................................................16
2.4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Pantech.................................17
2.4.1.3. Các thông số tài chính..............................................................................19
2.4.2. Hoạt động truyền thông cổ động tại công ty..................................................19
2.4.2.1. Xác định đối tượng mục tiêu.....................................................................19
2.4.2.2. Xác định mục tiêu truyền thông................................................................20
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang iii


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

2.4.2.3. Thiết kế thông điệp....................................................................................20
2.4.2.4. Quyết định công cụ và phương tiện truyền thông.....................................21
2.4.3. Đánh giá thực trạng của công ty...................................................................23
2.4.3.1. Ưu điểm....................................................................................................23
2.4.3.2. Nhược điểm...............................................................................................23

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG CHO
VEGA S5 CỦA CÔNG TY PANTECH.........................................................................24
3.1. Xác định đối tượng mục tiêu...............................................................................24
3.2. Xác định mục tiêu truyền thông.........................................................................24
Phát triển doanh thu ngày càng cao, đạt được vị thế thuận lợi trong tâm trí khách
hàng................................................................................................................................. 24
Xây dựng lòng tin của khách hàng và hướng khách hàng tiềm năng trở thành khách
hàng thực sự của công ty. Đồng thời củng cố lòng tin đối với khách hàng hiện tại...24
Thông qua chương trình quảng bá hình ảnh nổi bật sản phẩm Vega S5 là một sản
phẩm công nghệ cao.......................................................................................................24
3.3. Thiết kế thông điệp truyền thông........................................................................24
3.3.1. Nội dung thông điệp.......................................................................................24
3.3.2. Cấu trúc thông điệp........................................................................................25
3.3.3. Hình thức thông điệp.....................................................................................25
3.4. Lựa chọn công cụ và phương tiện truyền thông................................................25
3.4.1. Quảng cáo......................................................................................................25
3.4.1.1. Quảng cáo trên truyền hình......................................................................25
3.4.1.2. Quảng cáo trên internet............................................................................26
3.4.1.3. Quảng cáo ngoài trời................................................................................26
3.4.1.4. Quảng cáo trên báo..................................................................................27
3.4.2. PR................................................................................................................... 27
3.4.3. Khuyến mại....................................................................................................28
3.4.4. Marketing trực tiếp.........................................................................................28
3.5. Xây dựng ngân sách truyền thông......................................................................28
3.5.1. Ngân sách quảng cáo.....................................................................................28
3.5.1.1. Ngân sách quảng cáo trên truyền hình.....................................................28
3.5.1.2. Ngân sách phát sóng quảng cáo: thời lượng phát sóng quảng cáo: 15s...30
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang iv



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

3.5.1.3. Ngân sách Quảng cáo trên internet..........................................................30
3.5.1.4. Ngân sách dành cho quảng cáo ngoài trời...............................................31
3.5.1.5. Ngân sách quảng cáo trên báo.................................................................31
3.5.1.6. Tổng ngân sách dành cho quảng cáo........................................................31
3.5.2. Ngân sách cho PR..........................................................................................32
3.5.3. Ngân sách cho khuyến mại............................................................................32
3.5.4. Ngân sách cho Marketing trực tiếp...............................................................32
3.5.5. Tổng ngân sách cho hoạt động truyền thông................................................33
3.6. Triển khai thực hiện chương trình truyền thông...............................................33
3.6.1. Quảng cáo......................................................................................................33
3.6.1.1. Quảng cáo trên truyền hình......................................................................33
3.6.1.2. Quảng cáo trên internet............................................................................34
3.6.1.3. Quảng cáo ngoài trời................................................................................35
3.6.1.4. Quảng cáo trên báo..................................................................................36
3.6.2. PR................................................................................................................... 36
3.6.2.1. Tài trợ.......................................................................................................36
3.5.2.2. Họp báo và quan hệ với giới báo chí........................................................36
3.6.3. Khuyến mại....................................................................................................36
3.6.4. Marketing trực tiếp.........................................................................................37
3.6.4.1. Dịch vụ bảo hành......................................................................................37
3.6.4.2. Hỗ trợ khách hàng....................................................................................38
3.6.4.3. Catologs, lịch năm cho khách hàng..........................................................39
3.7. Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông cổ động............................................39
3.7.1. Tần suất xuất hiện trên báo...........................................................................39
3.7.2. Tương tác trên mạng......................................................................................40
3.7.3. Phản ứng từ các đối tượng khác...................................................................40

KẾT LUẬN..................................................................................................................... vii
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................viii
PHỤ LỤC......................................................................................................................... ix
.......................................................................................................................................... xi
PHÂN CHIA CÔNG VIỆC............................................................................................xi
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN..................................................................................vii
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang v


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng cân đối tài sản của công ty...................................................................16
Bảng 2.2. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty........................................18

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) I-2, DMC Sangam-dong
Mapo-go, Seoul, Hàn Quốc. của Pantech.......................................................................8
Hình 2.2. Một số sản phẩm với mẫu mã đẹp của Pantech...........................................10
Hình 2.3. Pantech Vega S5 của Pantech........................................................................10
Hình 2.4. Mẫu thông điệp quảng cáo Vega S5 của công ty..........................................20
Hình 2.5. Quảng cáo trên catalog của công ty..............................................................21
Hình 2.6. Một cuộc hội nghị khách hàng của Pantech.................................................21
Hình 2.7. Bảng quảng cáo của công ty..........................................................................22
Hình 3.1. Mẫu Panner quảng cáo trên Internet...........................................................26
Hình 3.2. Quảng cáo trên VnXpress.............................................................................35
Hình 3.3. Quảng cáo trên 24h.com.vn...........................................................................35
Hình 3.4. Hình ảnh quảng cáo ngoài trời của san phẩm Vega S5...............................36

Hình 3.5. Hình ảnh lịch tặng khách hàng của công ty.................................................39

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang vi


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG CỔ ĐỘNG
1.1. Khái niệm truyền thông cổ động
Dưới đây là tất cả những khái niệm liên quan đến các phối thức truyền thông cổ
động.
- Promotion: Là quá trình truyền thông trong marketing được thực hiện để tạo ra
một khuynh hướng thuận lợi nhằm hướng khách hàng đến một nhãn hiệu sản phẩm hoặc
dịch vụ, một ý tưởng hoặc thậm chí là con người.
- Promotional mix là việc sử dụng tích hợp những công cụ bao gồm quảng cáo,
marketing trực tiếp, khuyến mại, quan hệ công chúng và bán hàng cá nhân mà những
người làm marketing sử dụng để thực hiện quá trình truyền thông trực tiếp đến thị trường
mục tiêu.
- IMC là quá trình sử dụng kết hợp các công cụ truyền thông một cách hợp nhất, là
một quy trình kinh doanh chiến lược đảm bảo cho thông điệp được chuyển đến khách
hàng đúng nơi và đúng lúc.
1.2. Các công cụ truyền thông cổ động
1.2.1. Quảng cáo
Quảng cáo là hình thức truyền thông phi cá nhân nhằm giới thiệu, khuếch trương về
một tổ chức, một ý tưởng, một sản phẩm hay dịch vụ thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng nhằm nỗ lực thuyết phục khán thính giả do một người hoặc một tổ chức

nào đó muốn quảng cáo chi tiền để thực hiện.
1.2.2. Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp là hình thức tổ chức truyền thông trực tiếp đến khách hàng mục
tiêu nhằm tạo ra sự đáp lại đo được và/hay một vụ giao dịch tại bất kỳ địa điểm nào.
1.2.3. Khuyến mại
Là những khích lệ ngắn hạn dưới nhiều hình thức khác nhau để khuyến khích khách
hàng dùng thử hoặc mua sản phẩm, dịch vụ.
1.2.4. PR
Là một chức năng quản lý mà qua đó đánh giá được thái độ, sự quan tâm của công
chúng đối với một cá nhân hay một tổ chức và thực hiện một chương trình hành động để
công chúng hiểu và chấp nhận.
1.2.5. Bán hàng cá nhân
Là hình thức truyền thông trực tiếp giữa người với người qua đó người bán nỗ lực
để thuyết phục những người mua tiềm năng trong việc mua những sản phẩm và dịch vụ
của công ty.
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 1


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động

Sự tương tác này giúp người làm marketing trở nên linh hoạt hơn
1.3. Vai trò của truyền thông cổ động
1.3.1. Trong marketing mix
1.3.1.1. Sản phẩm
Thông tin và sự thuyết phục
Giới thiệu nhãn hiệu mới hay mở rộng nhãn hiệu

Xây dựng và duy trì lòng trung thành của người tiêu dùng
Xây dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng tổ chức
1.3.1.2. Giá cả
Ảnh huởng đến việc định giá trong thị truờng nguời tiêu dùng
Ảnh huởng đến việc định giá trong thị truờng công nghiệp
1.3.1.3. Phân phối
Chiến luợc truyền thông có thể ảnh huởng đến việc tiếp cận sản phẩm của nguời
tiêu dùng trong cửa hàng bán lẻ
1.3.2. Trong sự phân đoạn thị trường,sự khác biệt và định vị sản phẩm
Phát triển thông tin, kích thích sự mong muốn của những phân đoạn thị trường khác
nhau
Là chìa khóa để tạo ra sự khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng giữa nhãn hiệu của
doanh nghiệp với nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh
Tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng
1.3.3. Trong thu nhập hằng năm và lợi nhuận
Đóng góp vào quy mô của nền kinh tế
Tạo ra sự trung thành đối với nhãn hiệu
1.4. Tiến trình truyền thông cổ động
1.4.1. Xác định đối tượng mục tiêu.
Người truyền thông muốn thực hiện công việc truyền thông thi trước hết phải xác
định rõ đối tượng cần truyền thông là ai. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh các mặt
hàng thuộc ngành công nghiệp thi khi định dạng công chúng mục tiêu phải xác định rõ
công chúng mục tiêu là ai, là tổ chức hay cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm của doanh
nghiệp trong tương lai hay không và chúng ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh
doanh của Công ty. Từ đó người truyền thông quyết định nói cái gì, nói như thế nào, nói
khi nào, nói ở đâu và nói với ai là phù hợp.

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 2



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động

1.4.2. Xác định mục tiêu truyền thông
Khi xác định được công chúng mục tiêu thì người truyền thông phải quyết định
những phản ứng đáp lại mong muốn của công chúng là làm cho người mua mua hàng và
hài lòng.
Người làm marketing có thể tim ở công chúng mục tiêu phản ứng đáp lại về nhận
thức, cảm thụ hay hành vi có nghĩa là người làm marketing muốn khắc sâu vào tâm trí
người tiêu dùng một điều gì đó thay đổi thái độ của họ hay thúc đẩy người tiêu dùng đến
chổ hành động.
Việc xác định mục tiêu truyền thông ở đây bằng việc áp dụng mô hinh “mức độ
hiệu quả” (nhận thức, cảm thụ, hành vi) và mô tả trạng thái sẵn sàng của người mua: biết,
hiểu, thích, chuộng, tin và mua). Người tiêu dùng có thể đang ở trong các trạng thái đó vì
vậy người truyền thông phải xác định xem đa số người tiêu dùng đang ở giai đoạn nào để
triển khai một chiến dịch truyền thông hợp lí để đưa họ đến giai đoạn tiếp theo.
1.4.3. Thiết kế thông điệp.
Sau khi đã xác định được đáp ứng mong muốn của người mua, công việc tiếp theo
của người truyền thông là cần phải thiết kế thông điệp có hiệu quả. Theo mô hình AIDA
một thông điệp có hiệu quả phải gây sự chú ý của người nghe, tạo được sự quan tam,
khơi dậy được mong muốn của người xem và thúc đẩy họ hành động.
Một thông điệp đòi hỏi phải giải quyết bốn vấn đề sau:
- Nội dung thông điệp
+ Gợi dẫn thuần túy: Gợi dẫn chứng minh những lợi ích mong muốn của sản
phẩm mang lại cho khách hàng.
+ Gợi dẫn cảm tính: Nhằm kích động tình cảm tích cực của khách hàng. (ví dụ
như tình yêu, sự trào phúng, niềm hãnh diện, lòng vui sướng).

+ Gợi dẫn đạo đức: Hướng đến sự ý thức về cải thiện cho khách hàng.
- Cấu trúc thông điệp
+ Đưa ra một quyết định rõ ràng hay để khán thính giả tự rút ra kết luận.
+ Đưa ra những luận chứng đanh thép vào đầu hay cuối thông điệp.
+ Trình bày thông điệp theo kiểu đơn tuyến hay song tuyến.
- Hình thức thông điệp
+ Tính lạ thường và tương phản giữa các màu sắc hình ảnh, từ ngữ.
+ Kích cỡ, vị trí của các thông điệp.
+ Sự sống động, lôi cuốn của việc diễn tả nội dung.

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 3


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động

1.4.4. Lựa chọn các phương tiện truyền thông.
Kênh truyền thông có hai loại: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp. Tuỳ thuộc vào từng
loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp và có
hiệu quả cao. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng công nghiệp thì tốt hơn
hết là nên lựa chọn kênh truyền thông gián tiếp, vì kết quả mang lại rất cao và rất dễ tiếp
cận với người tiêu dùng. Và có thể sử dụng các kênh truyền thông gián tiếp sau:
- Các phương tiện truyền thông đại chúng: bao gồm những phương tiện truyền
thông dưới dạng ấn phẩm (thư trực tiếp, báo và tạp chí), những phương tiện truyền thông
quảng bá (truyền hình, truyền thanh), những phương tiện truyền thông điện tử (internet,..)
và những phương tiện trưng bày (pano, áp phích, bảng hiệu)
- Các sự kiện: là những công việc có chủ tâm nhằm chuyển tải các thông điệp đặc

biệt đến với công chúng mục tieu như tổ chức các buổi họp báo, tài trợ các hoạt động thể
thao,…
1.4.5. Xây dựng ngân sách cổ động
Một trong những khó khăn phức tạp nhất đối với các doanh nghiệp là cần phải tính
toán, quyết định chi bao nhiêu cho hoạt động truyền thông cổ động của Công ty là hợp lí
và điều này phụ thuộc vào tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp.
Có bốn phương pháp để xác định nguồn ngân sách cổ động đó là:
. Phương pháp tùy khả năng.
Định ngân sách cổ động dựa vào khả năng mà công ty có thể chi ra được. Phương
pháp xác định ngân sách này hoàn toàn bỏ qua vai trò của cổ động như một khoản đầu tư
và ảnh hưởng tức thời của cổ động đến khối lượng tiêu thụ. Nó dẫn đến một ngân sách cổ
động hằng năm không xác định, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch truyền thông dài
hạn.
1.4.5.1. Phương pháp tỉ lệ phần trăm theo doanh thu
Định kinh phí cổ động theo một tỉ lệ phần trăm nhất định trên doanh số bán hàng
hiện tại hay doanh số dự kiến hoặc trên giá bán.
Phương pháp này có ưu điểm: Thứ nhất, nó có nghĩa là chi phí cổ động sẽ thay đổi
tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp. Điều này thoả mãn được những nhà quản trị tài
chính có quan điểm “ Chi phí phải gắn chặt với biến động mức tiêu thụ của doanh nghiệp
trong chu kì kinh doanh ”. Thứ hai, nó khuyến khích ban lãnh đạo nghĩ đến mối liên hệ
giữa chi phí cổ động, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm. Thứ ba, nó khuyến
khích ổn định cạnh tranh ở mức độ mà các doanh nghiệp chi cho cổ động một tỉ lệ phần
trăm doanh thu của mình xấp xỉ ngang nhau.
Mặc dù vậy phương pháp này cũng có một số nhược điểm. Nó dẫn đến chỗ xác định
ngân sách căn cứ vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội của thị trường.
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 4



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động

Nó không khuyến khích việc cổ động không theo chu kì hay chi phí tiến công. Sự phụ
thuộc của ngân sách cổ động vào biến động của mức tiêu thụ hằng năm sẽ gây trở ngại
cho việc lập kế hoạch dài hạn.
KPCĐ = Doanh thu năm báo cáo * % cổ động.
1.4.5.2. Phương pháp cân bằng cạnh tranh
Một số doanh nghiệp xác định ngân sách của mình theo nguyên tắc bảo đảm ngang
bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh. Họ tin chắc rằng bằng cách chi một tỉ lệ phần
trăm doanh thu bán hàng cho quảng cáo ngang bằng với đối thủ cạnh tranh họ sẽ duy trì
được thị phần của mình
Quan điểm này cho rằng, mức chi phí của đối thủ cạnh tranh thể hiện sự sáng suốt
của đối thủ tập thể ngành, và việc duy trì cân bằng cạnh tranh giúp ngăn chặn các cuộc
chiến tranh cổ động. Tuy nhiên, không có cơ sở nào để tin rằng các đối thủ cạnh tranh cần
phải chi bao nhiêu cho cổ động. Bởi vì các doanh nghiệp rất khác nhau về danh tiếng,
nguồn lực cơ hội và mục tiêu marketing
1.4.5.3. Phương pháp căn cứ mục tiêu và công việc.
Phương pháp này đòi hỏi những người làm marketing phải xây dựng ngân sách cổ
động của mình trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ cần phải hoàn thành
để đạt được mục tiêu rồi ước tính chi phí để thực hiện những nhiệm vụ đó. Tổng các chi
phí này là dự toán ngân sách cổ động
- Xác định mục tiêu thị phần.
- Xác định phần trăm doanh thu mà việc quảng cáo cần đạt tới.
- Xác định khách hàng tiềm năng cần biết đến cần thuyết phục để dùng thử sản
phẩm.
- Xác định ấn tượng quảng cáo tính trên một phần trăm số người dùng thử.
- Xác định số điểm chỉ số tổng hợp cần đạt được. Một điểm chỉ số tổng hợp là một
lần tiếp xúc trên 1% công chúng mục tiêu.

- Xác định ngân sách quảng cáo cần thiết căn cứ vào chi phí bình quân cho một
điểm chỉ số tổng hợp.
Phương pháp này có ưu điểm là đòi hỏi ban lãnh đạo phải trình bày những giả thiết
của mình về mối quan hệ với giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc, tỉ lệ dùng thử và mức sử
dụng thường xuyên
1.4.6. Quyết định hệ thống cổ động.
1.4.6.1. Quảng cáo.
- Tính đại chúng: Quảng cáo là một hình thức mang tính đại chúng rất cao, nó
khẳng định tính chính thức của sản phẩm và cũng tạo nên một tiêu chuẩn cho sản phẩm.
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 5


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động

Vì nhiều người nhận được một thông điệp như nhau nên người mua biết rằng mọi người
sẽ cũng hiểu được động cơ mua sản phẩm đó của mình.
- Tính sâu rộng: Quảng cáo là một phương tiện truyền thông rất sâu, cho phép
người bán lặp một thông điệp nhiều lần, nó cũng cho phép người mua nhận và so sánh
thông điệp của các đối thủ cạnh tranh. Quảng cáo với quy mô lớn cũng nói lên một điều
tốt về quy mô, khả năng và sự thành công của người bán.
- Tính biểu cảm: Quảng cáo tạo nên những cơ hội lớn để giới thiệu doanh nghiệp và
sản phẩm bằng cách sử dụng các hình ảnh, âm thanh và màu sắc.
- Tính chung: Quảng cáo hình thức thực hiện độc thoại, không ép buộc đối thoại với
công chúng. Quảng cáo có thể sử dụng tạo ra một hình ảnh lâu bền cho một sản phẩm
hay để kích thích tiêu thụ.
1.4.6.2. Khuyến mại

- Truyền thông: thu hút sự chú ý và thường cung cấp thông tin có thể đưa người tiêu
dùng đến với sản phẩm một cách nhanh hơn.
- Khuyến khích: kết hợp việc nhân nhượng, khích lệ hay hổ trợ nào đó có giá trị đối
với người tiêu dùng.
- Mời chào: chứa đựng trong lời mời chào thực hiện ngay việc mua bán.
1.4.6.3. Marketing trực tiếp
- Không công khai: thông điệp thường được chuyển đến một người cụ thể, không
đến với người khác.
- Theo ý khách hàng: thông điệp có thể được soạn thảo theo ý khách hàng để hấp
dẫn cá nhân người nhận.
- Cập nhật: thông điệp được gửi đến tay người nhận rất nhanh.
1.4.6.4. Quan hệ công chúng và tuyên truyền
- Tín nhiệm cao: thông tin được đưa đi có tính xác thực và đáng tin cậy hơn.
- Giới thiệu cụ thể: quan hệ công chúng có khả năng giới thiệu cụ thể về sản phẩm
hay về hình ảnh doanh nghiệp.
1.4.6.5. Bán hàng trực tiếp
- Trực diện: bán hàng trực tiếp đòi hỏi mối quan hệ sinh động trực tiếp và qua lại
giữa hai bên hay nhiều người. Mỗi bên tham dự có thể nghiên cứu trực tiếp những nhu
cầu và đặc điểm của nhau để điều chỉnh tức thời.
- Xây dựng mối quan hệ: bán hàng trực tiếp cho phép thiết lập nhiều mối quan hệ từ
quan hệ mua bán đến quan hệ bạn bè thân thiết.

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 6


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông cổ động


- Phản ứng đáp lại: bán hàng trực tiếp làm cho người mua thấy có bổn phận lắng
nghe lời chào hàng, người mua cần chú ý nghe và đáp lại.
1.4.7. Đánh giá kết quả truyền thông cổ động .
Sau khi thực hiện kế hoạch cổ động ngươi truyền thông phải đo lường tác động của
nó đến công chúng mục tiêu. Việc này đòi hỏi phải khảo sát công chúng mục tiêu xem họ
có nhận thấy hay ghi nhớ được những gì, họ cảm thấy như thế nào về thông điệp đó, họ
nhìn thấy thông điệp đó bao nhiêu lần, thái độ trước kia và bây giờ của họ đối với sản
phẩm đó và hình ảnh doanh nghiệp đó như thế nào. Người truyền thông cũng cần thu
thập những số đo hành vi phản ứng đáp lại của công chúng mục tiêu như có bao nhiêu
người đã mua sản phẩm, thícch nó va nói chuyện với những người khác về nó.

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 7


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
THÔNG TẠI CÔNG TY PANTECH
2.1. Lịch sử hình thành của công ty Pantech
Pantech là một công ty Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di động. Được thành
lập vào năm 1991, thị trường chủ yếu là trong nước, nhưng Pantech cũng có lợi ích
ở Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và Châu Á.

Hình 2.1. Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) I-2, DMC Sangam-dong Mapo-go,
Seoul, Hàn Quốc. của Pantech

- 1991 Công ty trách nhiệm hữu hạn Pantech được thành lập.
- 1992 Bắt đầu doanh số bán hàng của máy nhắn tin trên thị trường trong nước và ở
nước ngoài.
- 1997 Bắt đầu sản xuất điện thoại dùng mạng CDMA, và tham gia vào thị trường
chứng khoán của Hàn Quốc (IPO 65000 WON)
- 1998 Ký kết hợp đồng liên minh chiến lược với Motorola
- 2001 Vận chuyển điện thoại di động CDMA cho thị trường Mỹ Latin (Patagonia).
Sáp nhập Hyundai Curitel PANTECH.
- 2002 Bắt đầu tiếp thị thương hiệu trên thị trường trong nước.
- 2003 Bảo đảm đứng trong top 3 trong thị trường Hàn Quốc Pantech và Curitel
được liệt kê trên thị trường chứng khoán.
- 2004 Bắt đầu tiếp thị toàn cầu thương hiệu Pantech
- 2005 Trở thành điện thoại di động đầu tiên của Hàn Quốc công ty thâm nhập thị
trường di động Nhật Bản, Cung cấp Pantech-au A1405PT KDD. Curitel tung ra một
chiếc điện thoại di động CDM-8940 cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Mỹ Verizon.
Sáp nhập vào Việt Nam được hợp thành bởi hai nhà sản xuất thiết bị di động là Pantech
Co., Ltd và Pantech & Curitel Communications đặt trụ sở chính tại Hà Nội.
- 2007 Sản xuất một triệu sản phẩm bán trên thị trường Nhật Bản.
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 8


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

- 2008 Khởi động một loạt các điện thoại 3g, ra mắt "C530 Pantech", mỏng nhất
trên thế giới, cho AT & T ở Mỹ.
- 2009 Sản xuất một triệu điện thoại nhắn tin kép thanh trượt trong thị trường Mỹ.

- 2010 Ra mắt 5 sản phẩm điện thoại thông mình chạy bằng hệ điều hành Andriod
trên thị trường Hàn Quốc. Sản xuất được một triệu sản phẩm và ra mắt chiếc điện thoại
thông minh đầu tiên ở Nhật Bản.
- 2011 Phát hành điện thoại LTE cho thị trường nội địa và Điện thoại LTE chạy
bằng hệ điều hành android cho thị trường Mỹ.
- 2012 Ra mắt máy tính bảng không thấm nước LTE ở Bắc Mỹ. Một con chip điện
thoại LTE thông minh đầu tiên của Hàn Quốc.
2.2. Đặc điểm về sản phẩm của công ty Pantech.
2.2.1. Đặc điểm chung về sản phẩm của Pantech
Những sản phẩm của công ty Pantech đa dạng, được thiết kế với những mẫu mã bắt
mắt, cấu hình cao, chất lượng tốt. Pantech doanh số bán hàng điện thoại thông minh vượt
quá 100 triệu đơn vị trong năm 2010 và đạt được vị trí thứ hai trong các nhà sản xuất điện
thoại thông minh trong nước và đã trở thành một cầu thủ mới mạnh mẽ trong thị trường
điện thoại thông minh. Pantech ra mắt đầu tiên điện thoại xử lý lõi kép 1.5GHz dựa trên
Vega Racer "và đã bán được 1 triệu đơn vị chỉ trong vòng bốn tháng sau khi phát
hành. Ngoài ra, Pantech tuyên bố các thời kỳ đầy đủ chính thức 4G LTE ra mắt LTE điện
thoại thông minh 'Vega LTE' tính năng nhận dạng và hiển thị độ phân giải tốt nhất .
Uy tín kỹ thuật Pantech của sẽ tiếp tục để tăng cao trên thị trường tiếp theo thông tin
liên lạc di động thế hệ bằng cách giới thiệu một chip LTE và điện thoại thông minh quadcore với chất lượng ổn định và nhiều hơn nữa các tính năng khác biệt. Dựa trên những
kết quả này, Pantech có thể giới thiệu 'Crossover' điện thoại thông minh Android và điện
thoại thông minh LTE đầu tiên "Breakout", điện thoại thông minh Android đầu tiên,
"Sirius Alpha ', và điện thoại thông minh không thấm nước' Mirach 'đã được tung ra tại
thị trường. Điều này chứng tỏ phản ứng nhanh chóng của công ty công nghệ thế hệ tiếp
theo.
Pantech Tablet LTE chống thấm nước đã được ra mắt, ngoài ra còn có Vega R3,
Mirach, Sirius, Izar, Vegaxpress, Vega X+, PT003, Flex, Swift…

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 9



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

Hình 2.2. Một số sản phẩm với mẫu mã đẹp của Pantech
2.2.2. Đặc điểm của sản phẩm Vega S5 của Pantech

Hình 2.3. Pantech Vega S5 của Pantech
Vega S5 dùng hệ điều hành Android dành cho thị trường nội địa Hàn Quốc. Chiếc
điện thoại này có một màn hình lớn 5" độ phân giải HD 720p, sử dụng tấm nền IPS, hỗ
trợ mạng 4G LTE. Ngoài ra, nó còn sở hữu vi xử lí Qualcomm Snapdragon S4 và máy
ảnh lên đến 13 megapixel. Pantech rất chú trọng đến viền màn hình của sản phẩm này và
cho biết rằng nó mỏng hơn bất kì chiếc điện thoại nào có màn hình 4" đến 5" trên thị
trường. Máy sẽ được cài sẵn phần mềm Smart Voice giúp người dùng điều khiển máy
bằng giọng nói.
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 10


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

Cấu hình chi tiết của Pantech Vega S5:
- Hệ điều hành: Android 4.0 (có phần mềm điều khiển bằng giọng nói Smart Voice
đi kèm)
- Màn hình: 5" độ phân giải 720 x 1280 (HD720p), tấm nền IPS

- CPU: Qualcomm Snapdragon S4 MSM8960 hai nhân, xung nhịp 1,5GHz
- GPU: Adreno 225
- RAM: 1GB DDR2
- Bộ nhớ trong: 16GB, có hỗ trợ thêm thẻ SD
- Máy ảnh chính: 13 megapixel, cảm biến CMOS
- Hỗ trợ Wifi a/b/g/n, Bluetooth 4.0, 4G LTE
- Pin: 2100mAh
- Kích thước: 69,8 x 134,8 x 9 mm
- Trọng lượng: 139,8 g
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2.3.1. Môi trường vĩ mô
2.3.1.1. Môi trường kinh tế.
- Lạm phát: là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao
mới có 1 năm tăng thấp hơn: năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006
chỉ tăng 6,6%; năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, năm 2009 chỉ tăng
6,52%; đến năm 2010 tăng 11,75%; năm 2011, tỷ lệ lạm phát 18,13%. Tỷ lệ lạm phát
tăng tác động rất lớn đến các ngành vì thế các ngành không có nhiều tiền để đầu tư vào.
Tỷ lệ thất nghiệp cao và đồng tiền bị mất giá, khách hàng không quan tâm đến các sản
phẩm trong ngành, sức mua của khách hàng giảm.
- GDP: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm
2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 đạt 6,78%.
Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân
giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2019 đạt 6,14% do ảnh hưởng
của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. GDP giảm qua các năm điều này sẽ
làm cho các công ty trong ngành gặp khó khăn, đến năm 2010 tốc độ lạm phát đã chựng
lại và nằm trong tầm kiểm soát nên cũng không có những biến động rủi ro lớn.
- Mức lãi suất: Tỷ lệ lãi suất đồng đều qua các năm 2006-2009. Mức độ biến động
tăng giảm thay đổi không đáng kể. Nhưng đến cuối năm 2010 lãi suất giảm nhanh chóng
đây là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế từ 2008-2009, làm sụt giảm nhu cầu,
trong đó có nhu cầu mua sắm các sản phẩm công nghệ. Người dân sẽ đắn đo trong việc

mua sắm vì thu nhập giảm,họ sẽ hạn chế chi tiêu,điều này đồng thời cũng làm tăng sức ép
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 11


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

cạnh tranh giữa các công ty.Việc thắt chặt các chính sách tài chính của các ngân hàng dẫn
đến khó khăn trong việc vay vốn đầu tư, các công ty trong ngành giảm kế hoạch đầu tư
vào ngành tập trung nhiều hơn vào đầu tư cải tạo, tăng cường cơ cấu vốn. Đến năm 2011,
mức lãi suất giảm, các công ty trong ngành bắt đầu vay vốn đầu tư, ngành có xu hướng
phát triển
2.3.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Tình hình chính trị trong nước, khu vực và thế giới có sự chuyển biến theo xu thế :
hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi thiết thực và bức
xúc của mỗi quốc gia, cộng với đường lối đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước
trong quan hệ với quốc tế thể hiện trên chính sách đa phương, đa dạng hóa trong đối
ngoại và đặc biệt là việc trở thành thành viên chính thức của Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới (WTO)….Nhờ vậy, hoạt động thương mại đầu tư phát triển mạnh, các tầng lớp nhân
dân, đồng bào các dân tộc đoàn kết gắn bó trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; các thành phần kinh tế được hình thành và phát triển. Nhà
nước ta ban hành các luật như luật về môi trường, luật quảng cáo, luật khuyến mại ….
Với chính sách như trên thì đòi hỏi công ty phải tuân thủ những quy định mà pháp luật đề
ra. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty trong ngành.
2.3.1.3. Môi trường nhân khẩu học
- Dân số: Nhân tố đầu tiên cần phân tích là dân số, bởi vì con người tạo nên thị
trường. Dân số Việt Nam hiện nay gần 87 triệu người, là một thị trường tiêu thụ rộng lớn,

sự di cư từ khu vực nông thôn vào trung tâm đo thị lớn sẽ có ảnh hưởng đến thói quen
người tiêu dùng. Dự đoán vào năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đứng thứ tư ở Châu Á. Dân
số đông là nhu cầu sử dụng điện thoại tăng lên, tuy nhiên nhiều người dân lại có những
cách suy nghĩ, nhìn nhận khác nhau các công ty trong ngành phải bỏ ra chi phí để nghiên
cứu thị trường, đáp ứng nhu cầu của họ.
- Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã vượt qua được con số
1000USD/người/năm. Thu nhập cao giúp người dân có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc
mua sắm, họ chú ý đến chất lượng, giá cả, uy tín của công ty trong ngành. Các công ty
trong ngành có cơ hội thu được lợi nhuận tuy nhiên các công ty cần nghiên cứu để phân
loại khách hàng theo mức thu nhập để cho ra những loại sản phẩm phù hợp.
2.3.1.4. Môi trường văn hóa-xã hội
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Có khoảng 80% dân
số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo
đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Tuy nhiên, quan niệm sống
ngày nay thay đổi rất nhiều, cùng với mức sông ngày càng cải thiện là nhu cầu sống ngày
càng cao hơn, người dân quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm công nghệ đó là điều kiện
thuận lợi cho ngành phát triển.
2.3.1.5. Môi trường tự nhiên.
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 12


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

Trong những năm 1990 điều kiện của môi trường tự nhiên ngày cầng xấu đi đã trở
thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng. ở
nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ

nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng
ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm.
ở Tây Âu, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh đòi phải có những hành động chung
làm giảm ô nhiễm trong công nghiệp.
a) Thiếu hụt nguyên liệu
Vật chất của trái đất có loại vô hạn, loại hữu hạn, có thể tái tạo được và loại hữu hạn
không tái tạo được. Nguồn tài nguyên vô hạn, như không khí, không đặt ra vấn đề cấp
bách, mặc dù có một số nhóm đã thấy có mối nguy hiểm lâu dài. Phá huỷ tầng ozone của
khí quyển. Ở một số khu vực trên thế giới, nước đã là một vấn đề lớn.
Những nguồn tài nguyên hữu hạn không tái tạo được, như dầu mỏ, than đá, kẽm,
bạc, sẽ đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khi gần đến lúc bị cạn kiệt.
b) Chi phí năng lượng tăng
Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo - dầu mỏ - đã đẻ ra những vấn đề
nghiệm trong cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ tăng vọt đã thúc đẩy việc tìm kiếm ráo
riết những dạng năng lượng khác. Than đá lại trở nên phổ biến và các công ty đã tìm
kiếm những phương tiện có ý nghĩa thực tiễn để khai thác năng lượng mặt trời, hạt nhân,
gió và các dạng năng lượng khác. Chỉ riêng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời đã có
hàng trăm công ty tung ra những sản phẩm thế hệ đầu tiên để khai thác năng lượng mặt
trời phục vụ sưởi ấm nhà ở và các mục đích khác. Một số công ty đã tìm cách chế tạo ô tô
điện có giá trị thực tiễn và treo giải thưởng hàng tỷ bạc cho người đoạt giải.
c) Mức độ ô nhiễm tăng
Một số hoạt động công nghiệp chắc chắn sẽ huỷ hoại chất lượng của môi trường tự
nhiên. Hãy xét việc loại bỏ các chất thải hóa học và hạt nhân, mức độ nhiễm thuỷ ngân
gây nguy hiểm của nước biển, các hóa chất gây ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm và
việc vứt bừa bãi trong môi trường những chai lọ, các vật liệu bao bì bằng nhựa và chất
khác không bị phân huỷ sinh học. Mối lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội
Marketing cho những công ty nhạy bén. Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải
pháp kiểm soát ô nhiễm, như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó
dẫn đến chỗ tìm kiếm những phương án sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại
môi trường. Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những

chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương lai
của môi trường thế giới.
2.3.1.6. Môi trường công nghệ
Sự phát triển của công nghệ đã tạo điều kiện cho việc giao thương quốc tế về
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 13


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

phương diện thời gian cũng như chi phí. Tình trạng công nghệ ở Việt Nam đang trên đà
phát triển, những sản phẩm mới liên tục ra đời, đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho
ngành, sự phát triển của internet, thông tin nhanh chóng đến với khách hàng, tuy nhiên,
công nghệ phát triển như vậy cũng làm cho các sản phẩm của ngành nhanh chóng bị lỗi
thời, nó sẽ không còn phù hợp nữa.
2.3.2. Môi trường vi mô.
2.3.2.1. Khách hàng
Nhu cầu sử dụng điện thoại trên thế giới ngày càng tăng. Đây là yếu tố rất thuận lợi
cho ngành này tồn tại và phát triển.
Điện thoại có mặt trên hầu hết các thị trường trên thế giới. Khách hàng ít mua
sản phẩm của Pantech do:
- Công tác thị trường, marketing kém.
- Nhu cầu về sử dụng sản phẩm công nghệ ngày càng cao.
- Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, kỳ cựu trong kinh doanh quốc tế.
Vì vậy, thị trường hiện tại của Pantech còn quá nhỏ bé. Trong tương lai Pantech cần
có hướng mở rộng thị trường trực hơn nữa ra các khu vực thành phố lớn vì đây là một thị
trường rất lớn và tiềm năng.

Có thể nói, khách hàng của Pantech là tất cả mọi đối tượng vì công ty có nhiều loại
sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng, đặc biệt là những bạn ở tuổi thanh niên.
Đối tượng khách hàng công ty rộng là điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện việc bán
sản phẩm, thu lợi nhuận cao tuy nhiên ngay từ bây giờ Pantech phải có định hướng chiến
lược cho thị trường cụ thể vì nếu không trong tương lai gần Pantech sẽ dần mất đi thị
trường khi mà các khách hàng của Pantech bị các đối thủ thu hút.
2.3.2.2. Nhà cung ứng
- Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người có thể cung
cấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra điện
thoại. Công ty cần phải mua đồng, kẽm, nhôm, nhựa PVC và các vật liệu khác, ngoài ra
công ty phải mua sức lao động, máy tính cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. Pantech đã
nhập nguyên liệu từ các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, để có thể đáp ứng
nhu cầu về chất lượng. Các nhà quản trị marketing luôn chú trọng đến những sự kiện xảy
ra trong môi trương người cung ứng, bởi vì những sự kiện đó có thể ảnh hưởng đến hoạt
động marketing của công ty, công ty luôn phải chú trọng đến các biện pháp đề phòng rủi
ro từ các nhà cung ứng cụ thể để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Nhà cung ứng là những tổ chức cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ
đầu vào cho Pantech để nó đảm bảo thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh.

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 14


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

- Nhà cung ứng cung cấp vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh nên có
tầm ảnh hưởng khá lớn đến Pantech. Chất lượng, giá thành của vật tư ảnh hưởng tới chất

lượng và giá của sản phẩm. Chính vì vậy mà nhà cung ứng là 1 yếu tố quan trọng tác
động đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Số lượng nhà cung ứng càng nhiều thì Pantech càng ít chịu áp lực của nhà cung
ứng và ngược lại. Bên cạnh đó thì tỉ trọng hàng hóa mua của một nhà cung ứng càng cao
thì Pantech càng chịu nhiều áp lực từ nhà cung ứng đó, đặc biệt là áp lực về giá.
2.3.2.3. Những người môi giới marketing.
Những người mua giới marketing là những công ty hỗ trợ cho công ty đi lên, tiêu
thụ và phổ biến hàng hóa của công ty trong giới khách hang, ở đay gôm có những người
mua giứ thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa, các tổ chức dịch vụ
marketing và các tổ chức tài chính tín dụng.
- Các tổ chức thương mại: các công ty thương mại, các công ty bán buôn, bán lẽ.
Do tính chuyên nghiệp của các tổ chức ngày càng cao, quy mô kinh doanh ngày càng lớn,
vì vậy công ty đòi hỏi phải có sức mạnh lớn trên thị trường. Pantech luôn có quan hệ tốt
với các tổ chức này để có thể dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, phân phối
hàng hóa tốt trên thị trường.
- Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa: công ty vận tải, công ty kho bãi,
Pantech có một hệ thống kho bãi tốt, hàng hoá với chất lượng tốt nhất có uy tín với khách
hàng.
- Các tổ chức cung ứng marketing: các công ty tư vấn marketing, nghiên cứu
marketing, nghiên cứu marketing, các tổ chức phương tiện quảng cáo như báo chí, đài
truyền hình, những tổ chức này nhằm giúp cho Pantech hoạt động tốt hơn.
- Các tổ chức tài chính tín dụng: các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm,
những tổ chức này tạo môi trường kinh doanh tốt cho công ty Pantech.
2.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại chính là các doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh
điện thoại như Apple, Nokia, Samsung, Blackbery, LG, Motorola và một số hãng khác.
- Cạnh tranh về công nghệ sản phẩm: hầu hết các sản phẩm của các hãng đều có
những chức năng cơ bản và thông số kỹ thuật như nhau. Điểm khác biệt của các sản
phẩm là ở chỗ công nghệ kỹ thuật mà mỗi nhà sản xuất ứng dụng riêng cho sản phẩm của
mình, những tiện ích mà sản phẩm đem lại cũng như sự đa dạng về sản phẩm cho khách

hàng lựa chọn. Vì thế công ty cần tìm ra những điểm mạnh và yếu của đối thủ cạnh tranh,
từ đó đề ra chiến lược hành động cho công ty mình.
- Cạnh tranh về công nghệ kỉ thuật: công nghệ xử lý hình ảnh của Pantech với
Camera chính 13MP, camera phụ 2MP, cho phép lấy nét liên tục khi quay HD giúp hình
NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 15


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

ảnh chuyển tải luôn sắc nét nhờ vào độ sáng, độ tương phản màu sắc, tính chi tiết của
từng điểm ảnh, chiều sâu hình ảnh được trau chuốt và xử lý tuyệt đối.
- Về tiện ích: Những sản phẩm của Pantech có tính năng điều chỉnh âm thanh tự
động, cho phép chia sẻ màn hình với các tivi, hoặc smartphone khác.
2.3.2.5. Các lực lượng bên trong công ty
Pantech được tổ chức theo các bộ phận chức năng như sau: phòng kế toán, phòng
marketing, phòng nhân sự, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng kế
hoạch, tất cả đều đặt dưới sự điều hành của hội đồng quản trị và ban giám đốc. Các quyết
định phải chịu sự ràng buộc của mục tiêu, chiến lược, kế hoạch do ban lãnh đạo đưa ra đó
là điều kiện thuận lợi để công ty hoàn thành mục tiêu của mình.
2.4. Thực trạng hoạt động truyền thông cổ động tại công ty Pantech
2.4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
2.4.1.1. Tình hình tài chính
Để duy trì và phát triển kinh doanh thì yếu tố được hàng đầu ở mỗi doanh nghiệp là
nguồn vốn. Vốn được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và thường xuyên biến động
theo xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích tình hình tài chính sẽ cho
thấy tình hình tài chính của công ty một cách tổng quát, tình hình tài chính tốt hay xấu

đều phụ thuộc vào nguồn vốn có hợp lí và hiệu quả không. Do đó để thấy rõ hơn tình
hình tài chính của công ty ta có bảng cân đối tài sản của công ty như sau:
Bảng 2.1. Bảng cân đối tài sản của công ty
( ĐVT :1000 đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch giá trị

I.TSLĐ&ĐTNH

51.245.628

57.684.792

64.390.546

1. Tiền mặt

955.627.546

977.901.823

2.274.036

2. Khoản phải thu


34.986.741

35.071.823

85.082

3. Hàng tồn kho

8.679.546

12.865.292

4.185.746

4. TSLĐ khác

1.951.794

2.810.094

858300

II. TSCĐ&ĐTDH

325.643.167

426.883.096

1.248.929


1. TSCĐ

883.125.679

883.125.679

0

2. CP XDCB

14.624.876

12.627.581

1.997.295

3. ĐT dài hạn

7.883.612

10.129.836

2.246.224

Tổng tài sản

3.276.879.795

3.884.567.878


7.688.092

A. TÀI SẢN

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 16


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

B. NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả

32.684.792

33.646.345

961.553

1. Nợ ngắn hạn

11.627.964

10.855.829

-77215


2. Nợ dài hạn

17.528.615

19.432.501

7.903.886

3. Nợ khác

3.528.230

3.358.015

-170.215

44.195.106

50.921.543

6.726.437

13.927.543

15.568.895

1.641.352

2. Nguồn vốn kinh
doanh


2.030.273.563

2.235.352.684

508.508

Tổng nguồn vốn

3.276.879.795

3.884.567.878

7.688.092

II. Nguồn vốn CSH
1. Nguồn vốn quỹ

Nhận xét: Qua bảng tổng kết tài sản ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của công ty
các năm đều tăng. Tài sản tăng do lượng tiền mặt và các khoản phải thu tăng cụ thể năm
2010/2011 tiền mặt tăng 2.274.036 nghìn đồng, khoản phải thu tăng 85.082 nghìn đồng
do công ty mở rộng thêm các đại lí và các chi nhánh nên việc tiêu thụ hàng hóa ngày
càng nhiều dẫn đến lượng tiền mặt thu vào tăng. Tổng tài sản tăng dẫn đến tổng nguồn
vốn cũng tăng, các khoản nợ phải trả tăng, năm 2011 là 32.684.792 nghìn đồng trong đó
nợ dài hạn tăng 7.903.886 nghìn đồng do công ty phải đầu tư vào viêc mở rộng kinh
doanh, nguồn vốn chủ hữu cũng tăng 6.726.437.
Đây là công ty được sự đầu tư của Hàn Quốc nên nguồn tài sản của công ty mạnh,
thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng các chính sách hỗ
trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày một lớn mạnh hơn.
2.4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Pantech

Kết quả kinh doanh là một quá trình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của một tổ chức
kinh tế. Đối với công ty Pantech những năm gần đây công ty đã đạt được những thành
quả kinh doanh đáng kể và nó được thể hiện ở bảng sau:

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 17


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

Bảng 2.2. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty
(ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Chênh lệch

1. Doanh thu

7.589.762.930

7.640.790.950

51.028.020


2. Chiết khấu

294.881

320.950

26.069

3. Thuế

10.635.258

10.860.720

225.462

4. Doanh thu thuần

578.832.041

638.609.280

59.777.239

5. Giá vốn

573.504.000

612.62.178


39.116.178

6. Lợi nhuận gộp

14.328.536

26.007.102

11.678.566

7. CP bán hàng

2.107.854

3.138.854

1.031.000

8. CP QLDN

4.576.905

4.780.854

210.949

7.987.643.777

7.818.097.590


10.453.813

1.933.050

2.678.560

745.510

7.555.710.727

7.615.419.034

9.708.307

12. Thuế TN

1.998.754

3.890.340

1.891.586

13. LN ròng

6.673.711.972

6.911.528.690

7.816.716


9. LN trước thuế
10. Lãi
11. TN trước thuế

Nhận xét: Qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy rằng doanh
thu tăng cụ thể qua các năm 2010/2011 là 51.028.020 nghìn đồng, lợi nhuận tăng
7.816.716 đồng. Vì công ty đang mở rộng hoạt động kinh doanh, hơn nữa bộ máy quản lí
nhân sự của công ty giỏi, linh hoạt trong việc tiếp nhận và đổi mới, bên cạnh đó công ty
không ngừng xây dựng và cải thiện chính sách phân phối, cổ động nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế cho công ty, đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dung của khách hàng phù hợp
với xu thế cạnh tranh kinh tế hiện nay tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như mong
muốn.

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 18


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Chương 2: Thực trạng chương trình truyền thông …

2.4.1.3. Các thông số tài chính
Chỉ tiêu

Công thức

Năm
2010


Năm
2011

1. Khả năng thanh toán hiện
thời

TS lưu động/ NNH

4,4

5,3

2. Khả năng thanh toán nhanh

TS lưu động-Tồn kho/ NNH

3,3

4,1

21,7

19,8

3. Kì thu tiền bình quân

Khoản phải thu
Doanh thu thuần/360


4. Vòng quay TK

CH BH/Tồn kho

66

47,6

5. Vòng quay TS

Doanh thu thuần/ Tổng TS

7,5

7,6

6. Đòn bẩy nợ

Nợ NH/( Nợ DH-VCSH)

0,28

0,27

7. Khả năng sinh lợi

LN sau thuế/ Tổng tài sản

0,048


0,13

Nhận xét: Thông qua bảng các thông số tài chính ta thấy khả năng trả nợ của công
ty lớn, cụ thể là khả năng thanh toán hiện thời tăng lên 0,9. Chỉ tiêu này cho thấy cứ một
đồng nợ ngắn hạn thì có 4,4 đồng tài sản được đảm bảo để thanh toán vào năm 2010, và
5,3 đồng vào năm 2011. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy kết quả hoạt động
kinh doanh của có hiệu quả. Kì thu tiền bình quân giảm đáng kể, năm 2010 là 21,7 nhưng
năm 2011 còn lại 19,8. Chỉ tiêu này phản ánh từ lúc giao hàng cho khách thì sau 21,7 thì
thu được tiền ( năm 2010) và 19,8 ngày(2011) điều này được thực hiện tốt nhờ công tác
quản lí tài chính của công ty khá chặt chẽ. Khả năng sinh lợi của công ty được đảm bảo,
cụ thể vào năm 2010 cứ một đồng đưa vào đầu tư thì có 0,048 đồng lãi nhưng đến năm
2011 thì cứ một đồng đưa vào đầu tư thì có 0,13 đồng lãi, điều này chứng tỏ mọi hoạt
động của công ty có hiệu quả nhưng chưa đạt mức tối đa.
Nói tóm lại, các hoạt động kinh doanh của công ty đều ổn định và có xu hướng tiến
triển tốt trong tương lai. Công ty cần cố gắng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh
hơn nữa.
2.4.2. Hoạt động truyền thông cổ động tại công ty
Nhìn chung, hoạt động marketing của công ty chưa được chú trọng đúng mức, bộ
phận marketing chưa được lập thành một phòng chức năng hoạt động độc lập, các hoạt
động nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu, thu thập thông tin, xây dựng chính sách
marketing chưa được đồng bộ và hiệu quả đạt được không như ý. Trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt như hiện nay công ty cần phải xây dựng chính sách truyền thông cổ động
phù hợp với việc mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.
2.4.2.1. Xác định đối tượng mục tiêu

NTH: NHÓM FUNNY_CCMA04A

Trang 19



×