MỞ ĐẦU
Bia không cồn là loại bia không chứa cồn hoặc chỉ chứa một lượng cồn rất nhỏ. Các loại bia
này thích hợp với phụ nữ và những người cần sự tỉnh táo, chẳng hạn khi lái xe ô tô. Bia là loại
thức uống lên men có truyền thống lâu đời, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm, ngon và chứa
một số chất bổ dưỡng như:
• Chất đạm: đặc biệt là đạm hòa tan chiếm khoảng 8 – 10% chất tan, bao gồm: protien,
peptid và amino acid.
• Glucid: glucid tan (70% là dextrin, pentosan).
• Vitamin: B1, B2, PP,…
• Chất khoáng và một số chất thơm đặc trưng.
Ngoài ra trong bia còn có CO
2
nên tạo nhiều bọt khi rót , bọt là đặc tính ưu việt của bia. Bọt
CO
2
có tác dụng làm giảm cơn khát, giúp tiêu hóa thức ăn nhanh,…
Ngoài đáp ứng nhu cầu giải khát, nếu chúng ta uống bia với một lượng thích hợp sẽ rất có lợi
cho sức khỏe, giúp ăn ngon, dễ tiêu hóa, giảm mệt mỏi,… Chính vì vậy từ lâu bia đã trở thành
thức uống quen thuộc được nhiều người ưa thích.
Ngày nay đời sống con người được nâng cao nên nhu cầu về số lượng và chất lượng các sản
phẩm bia cũng ngày càng tăng. Trong tình hình mở rộng thị trường, hội nhập vào nền kinh tế thế
giới và khu vực hiện nay thì chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh khá quan
trọng. Vì vậy Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn - SABECO ngày càng chú ý đến
việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và nghiên cứu phát triển ra sản phẩm
mới lạ để phục vụ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
PHẦN 1: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI BIA KHÔNG ĐỘ
1. Lý do nguyên cứu phát triển sản phẩm Bia Sài Gòn 333 0
0
Đã từ lâu, uống rượu bia được coi như là một thói quen mang tính văn hoá, truyền thống tại
nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể đem lại cho con người
cảm giác hưng phấn, lưu thông huyết mạch, kích thích tiêu hóa…Rượu bia là chất xúc tác làm tăng
thêm niềm vui. Song, đối với người lái xe, chị em phụ nữ, và một số thanh thiếu niên thì đây đang là
bài toán khó cho các hãng sản xuất bia tại Việt Nam nói chung và Thế giới nói riêng, vì đây là nguồn
khách hàng rất lớn và đầy tiềm năng đối với ngành bia. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo Tổng công
ty Cổ phần Bia Rượu NGK Sài Gòn – SABECO đã triển khai nghiên cứu và đang thử nghiệm loại
Bia Sài Gòn 0
0
, để sớm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dung.
2. Những rủi ro gặp phải khi phát triển sản phẩm Bia Sài Gòn 333 0
0
.
Xác định Bia không cồn là bước đột phá lớn, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Với công dụng
giải khát, thơm, ngon, mát, bổ. Công ty đã xác định rõ Bia không cồn nhắm tới tất cả đối tượng khách
hàng, nhưng do sản phẩm Bia Sài Gòn 333 0
0
còn rất mới lạ đối với người tiêu dùng và yếu tố không
thích thay đổi và dung thử những cái mới của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng rất lớn tới sản phẩm,
việc sản phẩm ở thời điểm hiện tại trên thị trường là chưa có, nhưng có thể khi công ty đưa sản phẩm
ra thị trường cũng là lúc đối thủ cạnh tranh cũng có sản phẩm tương tự đưa ra thị trường. Việc chọn
thời điểm để đưa sản phẩm ra thị trường cũng rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của sản
phẩm.
3. Xác định các thuộc tính của sản phẩm
- Thành phần dinh dưỡng và chất lượng: Phần lớn những chất hòa tan của Bia gồm những chất đi vào
dịch đường trong quá trình nấu là đường và Protid hoặc những sản phẩm do phân hủy của chúng, và
chất hòa tan chủ yếu là:
+ Maltoza, Glucoza, Fructoza, Hydrat cacbon, Dextrin, các protid và sản phẩm phân hủy của
nó như: Allumaza, Peptin, Peptid, Acid amin…
+ Các chất khoáng có muối Kali, Natri, Phốt pho, Canxi, Mangan….
+ Một số hữu cơ có ta min, Vitamin (B
1
,
B
2
,
B
5
,
B
8
,
B
12
…).
+ Các chất đạm, CO
2
ở dạng tự do và liên kết.
+ Ngoài ra trong bia còn có các chất hòa tan khác được hình thành trong quá trình lên men như
Acid lactic, Glyxerin,…, sự tập hợp này đem lại cho bia có giá trị dinh dưỡng lớn và giá trị thực
phẩm lớn.
+ Ngoài CO
2
còn có chất đắng của hoa Houblon và mùi thơm của hoa đem đến cho bia có một
giá trị cảm quan khá tốt. Các chất hòa tan trong bia rất dễ dàng và hầu như cơ thể đều sử dụng được
(khoảng 95%). Thêm vào đó bia còn chứa chất kích thích làm tăng khả năng tiêu hóa của dạ dày, nó
giúp cho sự trao đổi chất trong cơ thể tốt, kết quả làm tăng hệ số sử dụng thức ăn trong cơ thể.
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ phân xưởng nấu
+ Hương vị, Mầu sắc, Mùi, Độ trong, Độ bền bọt, Chất lượng đóng gói, Hình thức của bia khi
được rót ra ly
PHẦN 2: THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA KHÔNG ĐỘ
Phần 1: Phân xưởng nấu
1. Qui trình công nghệ
2. Nhập liệu nguyên liệu
- Các nguyên liệu chính (gồm Malt và gạo) sẽ được vận chuyển từ kho chứa lên tầng 5 của phân
xưởng nhờ vào hệ thống khí động (năng suất 10 tấn/giờ). Tại đây, nguyên liệu sẽ qua hệ thống
cân định lượng để nhập vào các silô chứa.
- Phân xưởng nấu có tổng cộng 9 silô chứa với lượng chứa là 80 tấn/hầm. Các silô này thông từ
tầng 5 xuống đến tầng 1. Trong đó có 3 silô dùng chứa gạo và 6 silô dùng chứa Malt.
- Khi cần sản xuất, nguyên liệu sẽ được lấy từ các silô này để đưa đi xuống phễu nhập liệu tập
trung nằm ở tầng trệt.
- Trong nguyên liệu có thể lẫn các tạp chất như rễ còn sót (đối với Malt), các tạp chất lớn như
rác, mảnh vụn xác lá, đất, đá, sạn… Mặt khác, trong quá trình vận chuyển và đảo trộn, do có
sự ma sát giữa các hạt nên sẽ làm phát sinh ra nhiều bụi bẩn trong nguyên liệu. Chính vì vậy,
nguyên liệu cần phải trải qua các quá trình làm sạch trước khi được đưa vào nồi nấu.
Malt
Sàng
Cân
Nghiền
Đạm
Đường hóa
Hồ hóa
Lọc hèm
Houblon hóa
Sàng
Cân
Nghiền
Gạo
H
2
O
CaCl
2
Malt lót
Cao, viên Houblon, ZnCl
2
,
Caramel, Acid lactic
H
2
SO
4
H
2
O
Rửa bã
Bã
hèm
Dịch dường
Houblon hóa
3. Lọc bụi
3.1. Mục đích
Nhằm loại bỏ các bụi bẩn trong nguyên liệu đã phát sinh trong vận chuyển.
3.2. Nguyên tắc
Nhờ tác dụng của lực ly tâm và trọng lực, khi đi qua cyclon, các hạt bụi sẽ được tách ra khỏi
nguyên liệu.
3.3. Tiến hành
Nguyên liệu từ phễu nhập liệu tập trung sẽ được hệ thống quạt hút lên tầng 5 của phân xưởng
vào cyclon. Khi đi qua cyclon, các bụi bẩn còn lẫn trong nguyên liệu sẽ được quạt hút hút ra
ngoài theo cửa ở phía trên đỉnh. Còn phần nguyên liệu đã được loại bụi bẩn sẽ được vận
chuyển xuống bồn chứa trung gian nằm ở tầng 4.
4. Sàng phân loại theo kích thước và khí động
4.1. Mục đích
- Tách các tạp chất có kích thước khác với kích thước của nguyên liệu:
• Lớn hơn: vỏ bao, rác, rơm rạ,…
• Nhỏ hơn: cát, bột mịn,…
- Tách các tạp chất nhẹ.
4.2. Cấu tạo thiết bị và nguyên tắc hoạt động
- Bồn chứa trung gian ở tầng 4 được nối trực tiếp với máy sàng. Máy được đặt nghiêng khoảng
10
0
so với phương ngang nhằm tạo độ dốc cho nguyên liệu và rác dễ trượt xuống.
- Máy có 2 lớp lưới:
• Lớp trên có lỗ lưới hình tròn, đường kính khoảng 5mm (với gạo), 8mm (với Malt)
• Lớp dưới có lỗ lưới hình vuông nhỏ hơn.
- Giữa 2 lớp lưới này có các viên bi cao su chạy nhằm tránh cho rác và nguyên liệu bị kẹt giữa 2
lớp lưới. Máy hoạt động nhờ 2 môtơ điện, khi hoạt động, lưới rung mạnh theo phương ngang:
• Nguyên liệu vào ở đầu cao, do lực rung, nguyên liệu sẽ lọt qua lớp lưới trên, còn tạp chất
lớn thì bị giữ lại.
• Khi xuống lớp lưới phía dưới, các tạp chất như cát, bột mịn sẽ lọt qua lớp lưới này còn
nguyên liệu tốt (vẫn còn sạn) sẽ nằm phía trên lớp lưới.
• Sau đó nhờ hệ thống quạt hút, các tạp chất nhẹ lẫn trong nguyên liệu sẽ được hút ra ngoài.
• Từ đây, nguyên liệu được chuyển xuống máy sàng tách sạn ở tầng 3.
5. Sàng phân loại theo tính chất bề mặt
5.1. Mục đích
Hình 1: Máy nghiền búa
- Tách các tạp chất có tỷ trọng lớn và ma sát lớn như sạn, đá, sỏi,…
- Máy tách sạn này hiện nay công ty chỉ dùng đối với gạo. Còn Malt do khá sạch nên không cần
qua máy tách sạn nữa. Máy tách sạn cho Malt hiện đang được tận dụng để hút bụi khỏi Malt.
5.2. Cấu tạo thiết bị và nguyên tắc hoạt động
- Máy tách sạn hoạt động theo nguyên tắc khí động và lắc phẳng. Máy bố trí nghiêng so với mặt
đất 8 – 9
0
, có môtơ điện gắn ở một đầu tạo độ rung theo chiều dọc.
- Nguyên liệu được đưa vào đầu cao hơn. Khí thổi vào vừa đủ nâng hạt lên, còn sạn nặng hơn
nằm dưới. Khi sàng rung, hạt theo hướng gió di chuyển về đầu thấp đổ xuống dưới, còn sạn đi
về hướng ngược lại vào thùng chứa. Máy cũng được nối với quạt hút bụi như đối với máy tách
rác.
6. Nghiền
6.1. Mục đích
- Đập nhỏ hạt thành nhiều mảnh để tăng bề mặt tiếp xúc với nước,
làm cho sự xâm nhập của nước vào trong thành phần chất nội
nhũ nhanh hơn, thúc đẩy quá trình đường hóa và các quá trình
thủy phân khác nhanh và triệt để hơn.
- Tùy vào loại nguyên liệu là Malt hay thế liệu (gạo) mà có yêu
cầu về mức độ nghiền khác nhau:
• Đặc điểm của thế liệu (nguyên liệu hạt chưa ươm mầm) là hạt
của chúng chưa được hồ hóa, chưa được tác động bởi các quá
trình enzyme. Cấu trúc tinh bột của chúng còn rất cứng.
Ở trạng thái như vậy chúng rất khó bị thủy phân. Để đạt
đến mục tiêu cuối cùng là trích ly được nhiều chất hòa tan từ nguyên liệu chưa ươm mầm,
biện pháp hữu hiệu nhất là chúng phải được nghiền thật nhỏ, sau đó phải qua khâu hồ hóa
ở nhiệt độ cao để làm cho tinh bột của chúng chín.
• Còn đối với malt, mức độ nghiền phải thỏa mãn yêu cầu thu nhiều chất hòa tan nhất mà
không làm dịch đường bị đắng chát khó chịu do các thành phần của vỏ, tức là phải nghiền
nhỏ nội nhũ mà không nghiền nát vỏ malt.
6.2. Cách tiến hành
Nguyên liệu sau khi qua máy sàng tách sạn sẽ được chuyển đến hệ thống cân định lượng rồi
đến bồn chứa trung gian ở tầng 2. Đối với gạo thì mỗi lần cân là 14kg còn Malt là 30kg. Từ
bồn chứa trung gian, nguyên liệu sẽ theo hệ thống gàu tải ở tầng 2 chuyển lên tầng 5 và được
vis tải nạp vào thùng chứa rồi vào máy nghiền búa ở tầng 4.
7. Nấu
7.1. Qui trình nấu
Hình 2: Nồi nấu gạo
Biểu đồ :1
Đây là công đoạn đầu tiên của qui trình sản xuất bia, quá trình này cung cấp cho phân xưởng
lên men dịch nha với độ đường, nồng độ các chất hòa tan, độ màu,… chính xác và là khâu
quyết định đến chất lượng bia.
7.2. Nấu gạo
7.2.1. Mục đích
Hồ hóa và dịch hóa tối đa thế liệu gạo trước khi
cho phối trộn vào nồi nấu Malt.
7.2.2. Thiết bị
Nồi nấu gạo
- Thiết bị làm bằng thép không rỉ có dạng hình trụ
đáy cong, nắp hình nón đặt trên chân đỡ cách sàn
khoảng 1m. Thiết bị được bọc cách nhiệt thân và đáy, có lớp áo hơi gia nhiệt xung quanh thân
và đáy.
- Hơi gia nhiệt được cấp vào và lấy nước ngưng ra ở đáy và cả ở thành. Thiết bị có đường ống
dẫn nước ngưng trong đường ống thoát hơi trên nắp và có đường ống dẫn dung dịch vệ sinh
vào bên trong.
- Khối cháo sản phẩm của nồi nấu gạo được bơm ra ở cửa thoát ở đáy. Bột gạo và nước sử dụng
để nấu trước khi đưa vào trong nồi nấu được đưa qua bộ phận phối trộn để tránh hiện tượng
vón cục.
- Áp suất làm việc của áo hơi thường đạt khoảng 2,5 – 3 kg/cm
2
.
7.2.3. Tiến hành
- Nhà máy nấu dịch nha với tỷ lệ thế liệu gạo là 25%. Do gạo là nguyên liệu chưa ươm mầm
nên cần được nấu trước Malt khoảng 80 phút. Lượng bột gạo dùng cho mỗi mẻ nấu là 2500kg.
Tổng thể tích nồi gạo khoảng 120hl và thời gian nấu khoảng 110 phút.
- Gạo từ thùng chứa ở tầng 2 được vít tải lùa theo đường ống xuống nồi nấu ở tầng 1. Nước sẽ
đi theo một đường ống khác hòa trộn với nguyên liệu trước khi đi vào nồi nấu. Lượng nước sử
dụng khoảng 60 ± 10hl.
- Để tăng hiệu suất thủy phân tinh bột, ở đây nhà máy tiến hành trộn Malt lót 2 lần với lượng
khoảng 10 – 20% lượng gạo thế liệu, để tận dụng hoạt tính của enzyme α - amylase. Lần thứ
nhất, 140 kg malt lót trộn với 9hl nước rồi cho vào nồi nấu ngay từ đầu. Ngoài ra, H
2
SO
4
đậm
đặc (khoảng 0,3 kg/mẻ) cũng được cho vào nấu để xúc tác thủy phân tinh bột tốt hơn và điều
chỉnh pH về khoảng hơi acid 5,4 – 5,6 để hoạt hóa hệ enzyme amylase trong Malt lót.
- Ban đầu dịch nấu được gia nhiệt từ 32
0
C đến khoảng 72
0
C trong 20 phút, sau đó giữ nhiệt
trong 10 phút. Trong giai đoạn này, enzyme α - amylase có trong Malt lót sẽ xúc tác dịch hóa
sơ bộ tinh bột.
- Kế đến, nhiệt độ được nâng lên khoảng 83
0
C trong vòng 5 phút và giữ nhiệt trong 10 phút để
thực hiện quá trình hồ hóa tinh bột. Trong nồi nấu, cánh khuấy hoạt động liên tục sẽ giúp giảm
độ nhớt của dịch nấu, giảm sức căng bề mặt của dịch hồ, tránh hiện tượng vón cục và sự tích
tụ nhiệt gây cháy khét, từ đó giúp cho quá trình hồ hóa diễn ra tốt hơn.
- Sau khi hồ hóa gần hết tinh bột gạo, ta xả nước vào nồi nấu để hạ nhiệt độ về 72
0
C trong 5
phút và giữ nhiệt trong 20 phút. Trong quá trình hạ nhiệt thì Malt lót lần 2 được bổ sung vào
nồi (khi nhiệt độ giảm xuống 78
0
C) với lượng khoảng 120 kg/mẻ. Trong thời gian gác nhiệt ở
72
0
C thì enzyme a - amylase trong Malt lót lần 2 sẽ tiếp tục cắt mạch tinh bột đã được hồ hóa,
dung dịch giảm độ nhớt dần.
- Sau khi thực hiện bước gác nhiệt ở 72
0
C lần thứ 2 này, ta đun sôi nồi lên đến 100
0
C trong 25
phút và giữ nhiệt trong 15phút để diệt vi sinh vật, làm giảm độ nhớt của hỗn dịch giúp bơm
qua nồi nấu Malt dễ dàng, đồng thời cũng để dịch hóa khối cháo. Nếu cao quá sẽ tạo phản ứng
caramel, gây mùi vị xấu cho sản phẩm, đồng thời cũng làm tốn nhiệt không cần thiết.
7.3. Nấu Malt
7.3.1. Mục đích
Thực hiện quá trình đường hóa toàn bộ dịch cháo trong nồi Malt, nhờ sự có mặt của hệ enzym
có sẵn trong nguyên liệu, tạo ra dịch đường phục vụ cho quá trình lên men bia.
7.3.2. Thiết bị
Nồi nấu Malt
Giống với nồi nấu gạo nhưng lớn hơn về thể tích.
7.3.3. Tiến hành
- Lượng malt dùng cho mỗi mẻ nấu là 7500kg (chiếm 75%), được phối trộn với 130hl nước.
Tổng thời gian nấu khoảng 100 phút.
- Bột Malt và nước cũng được phối trộn trong bộ phận phối trộn sau đó mới cho vào nồi nấu để
tránh vón cục.
- Khi nhiệt độ nồi Malt khoảng 40
0
C, ta bổ sung CaCl
2
vào với lượng khoảng 5 kg, nhằm bổ
sung ion Ca
2+
vào khối cháo.
• Ca
2+
sẽ tác dụng với muối phosphat trong Malt làm tăng độ acid của hồ Malt giúp cho quá
trình thủy phân tạo dịch đường diễn ra thuận lợi hơn, tăng hiệu suất chất hòa tan.
4HPO
4
2-
+ 3Ca
2+
= Ca
3
(PO
4
)
2
↓
+ 2H
2
PO
4
-
• Đặc biệt là tăng tính bền cho
α
- amylase vì Ca
2+
tham gia vào quá trình hình thành và ổn
định cấu trúc bậc 3 của amylase, duy trì sự tồn tại và hoạt động của enzyme khi bị tác động
bởi các tác nhân gây biến tính và tác động của các enzyme gây phân giải protein.
• Cải thiện quá trình kết lắng của nấm men khi tồn trữ, lắng trong.
- Hỗn hợp được nâng lên 50
0
C trong 20 phút và giữ trong vòng 0 – 10 phút tùy vào chất lượng
của nguyên liệu. Ở đây nhà máy thường giữ trong 1 phút. Đây là điểm dừng đạm hóa tạo điều
kiện cho protease hoạt động thủy phân protein thành các polypeptide, peptide và acid amin
dùng làm nguồn cung cấp nitơ cho nấm men trong quá trình lên men. Thời gian đạm hóa
không nên kéo dài vì nếu protein bị thủy phân triệt để tạo thành các sản phẩm bậc thấp thì sẽ
làm giảm độ bền bọt của bia thành phẩm; đồng thời hương vị của bia cũng kém đậm đà.
- Kết thúc giai đoạn đạm hóa, dịch gạo từ nồi gạo được bơm vào nồi Malt, nước cũng được
thêm vào với lượng là 24hl, cánh khuấy hoạt động liên tục giúp trộn đều dịch Malt và dịch
gạo, thời gian hòa trộn khoảng 10 – 15 phút. Lúc này nhiệt độ hỗn hợp khoảng 65
0
C và được
giữ ổn định trong 20 phút. Đây là điểm dừng đường hóa, enzyme
β
- amylase sẽ hoạt động
mạnh để thủy phân tinh bột thành đường maltose, dextrin. Nhờ cánh khuấy và việc bơm hồ
cháo từ nồi gạo từ từ qua nồi Malt nên không bị xảy ra hiện tượng tăng cao nhiệt độ cục bộ
trong nồi Malt (> 78
0
C) làm vô hoạt enzyme trong Malt.
- Tiếp theo, hỗn hợp được nâng lên 75
0
C trong 15 phút, gác nhiệt trong 20 phút. Lúc này
α
-
amylase tiếp tục thủy phân tinh bột sót trong hỗn hợp, làm giảm độ nhớt của dịch nấu.
- Kế đến nhiệt độ của dịch nha lại được nâng lên khoảng 76
0
C chủ yếu là để bù trừ lượng tổn
thất nhiệt trong quá trình lọc duy trì nhiệt độ cao, không nhỏ hơn 75
0
C để
α
- amylase tiếp tục
thủy phân tinh bột sót, đồng thời làm giảm thêm độ nhớt của dịch nha giúp lọc dễ dàng hơn.
8. Quá trình lọc
Thành phần cơ học của cháo Malt sau khi đường hóa kết thúc bao gồm 2 hợp phần:
• Pha rắn: bao gồm các cấu tử không hòa tan của bột nghiền, được gọi là bã hèm.
• Pha lỏng: bao gồm nước và các hợp chất thấp phân tử được trích ly từ malt và gạo, được
gọi là dịch đường, hoặc nước nha.
8.1. Mục đích
Tách pha lỏng khỏi hỗn hợp để tiếp tục các bước tiếp theo của tiến trình công nghệ, còn pha
rắn – phế liệu, phải loại bỏ ra ngoài
8.2. Phương pháp thực hiện
Hình 3: Máy lọc khung bản
- Để tận thu tối đa lượng chất hòa tan từ bã sang dịch đường, quá trình lọc được tiến hành theo
2 bước:
• Bước đầu tiên là ép để tách dịch cốt.
• Bước thứ hai là rửa bã để chiết rút hết tất cả những thành phần dinh dưỡng còn bám lại ở
trong đó. Quá trình chiết rút chất hòa tan ở giai đoạn rửa bã dựa trên cơ sở của sự khuếch
tán, nghĩa là sự chuyển động phân tử của chúng từ nơi có nồng độ cao đến chỗ có nồng độ
thấp.
- Yêu cầu: dịch đường sau khi lọc và rửa bã phải trong hoàn toàn, nếu không thì sau này bia sẽ
có mùi vị khó chịu và kém trong.
8.3. Thiết bị
Máy lọc khung bảng MEURA 2001
- Đặc điểm của máy lọc này là có thể lọc được những dịch bã
mịn. Điều này rất hợp lý vì bột nguyên liệu được nghiền bằng
máy nghiền búa có kích thước hạt khá nhỏ. Máy lọc này được
tự động hoá hoàn toàn, được điều khiển bằng hệ thống máy
vi tính.
- Bộ phận chính của máy lọc ép khung bản là các khung và các bản. Khung và bản đều được chế
tạo bằng những hợp chất cao phân tử. Ở 4 góc của khung và bản có các lỗ tròn lớn mà khi ráp
các khung và bản lại với nhau, ta được 4 đường ống dẫn dịch cháo vào và dẫn dịch nước nha
ra.
- Khung là hình hộp vuông, rỗng, có bề dày khoảng 7cm, được bọc bằng hai lớp cao su. Ở một
cạnh có các ống dẫn khí giúp làm phồng khung lên để ép chặt khối cháo lại.
- Bản được xếp xen kẽ với khung, có kích thước tương tự như khung nhưng mỏng hơn, khoảng
6cm. Phía trong lòng bản đặc, trên đó có khía rãnh để tạo hướng chảy cho dịch nha. Hai bên là
hai tấm lưới lọc.
- Dịch cháo theo lỗ liên thông tràn vào các khoảng trống giữa khung và bản (gọi là camera).
Toàn bộ khung và bản được xếp liên tục, xen kẽ trên giàn máy nhờ có hai tay treo ở hai cạnh
bên. Giàn máy bao gồm bộ phận ép thuỷ lực và hai đai dọc, tấm đầu lắp cố định, tấm đuôi có
thể chuyển động tịnh tiến. Phía dưới có một máng hứng bã có vít tải để đẩy bã ra ngoài.
8.4. Tiến hành
- Trước khi lọc cho chạy nước nóng khoảng 80
0
C nhằm mục đích:
• Đảm bảo máy lọc không nhiễm vi sinh và các tạp chất lạ.
• Thử độ kín và nâng nhiệt cho máy, tránh mất nhiệt khi bơm dịch cháo, làm giảm tốc độ lọc
vì độ nhớt tăng.
- Chạy nước nóng cho máy 20–30 phút, sau đó bơm dịch cháo vào. Áp lực lọc được tăng dần
đến 20 – 30 KN/m
2
.
- Khi hỗn hợp huyền phù đầy khung lọc, khí sẽ thổi vào tấm cao su làm chúng phồng ra tạo áp
lực nén chặt khối cháo, khi đó khối cháo trong camera sẽ được lọc qua lớp vải lọc rồi theo các
đường rãnh tập trung về van xả dịch. Dịch cốt được lọc trong khung khoảng 25 phút, thu
khoảng 185 ± 10hl/mẻ, độ đường khoảng 25 ± 2 Balling.
- Dịch sau khi lọc được dẫn vào bồn trung gian. Phía dưới gầm máy có máng hứng bã Malt. Dọc
theo máng có vis tải để đẩy chúng ra ngoài.
- Nhiệt độ của dịch nha trong suốt quá trình lọc được giữ ổn định ở khoảng 76
0
C để giảm độ
nhớt và tạo điều kiện cho enzyme thủy phân tiếp tục lượng tinh bột còn sót, nếu lọc ở nhiệt độ
thấp hơn thì độ nhớt của dịch lọc cao, khó lọc.
- Sau khi lọc hết dịch đường ban đầu, quá trình rửa bã được tiến hành ngay bằng nước nóng ở
76
0
C. Quá trình diễn ra tương tự như giai đoạn lọc dịch cốt. Nước rửa bã vào cùng với đường
dịch cháo đi vào. Không nên dùng nước nóng hơn vì sẽ làm vô hoạt hệ enzyme amylase, tinh
bột sót đã được hồ hóa nhưng không được đường hóa sẽ làm đục dịch đường và sản phẩm bia
sau cùng sẽ khó trong. Lượng nước rửa bã được tính toán tùy thuộc độ đường của dịch cốt thu
được.
- Khi nồng độ chất hòa tan trong dịch bã giảm xuống mức 0,2 – 0,3% thì quá trình rửa bã kết
thúc. Thời gian rửa bã khoảng 20 – 25 phút. Nước rửa bã được nhập chung với dịch cốt ban
đầu.
- Sau khi lọc thì dịch nha được bơm vào bồn trung gian giữ nhiệt ở khoảng 75
o
C để chờ bơm
qua nồi nấu với hoa houblon, trong thời gian khoảng 10 phút. Thể tích bồn chứa là 450hl. Việc
giữ dịch nha ở bồn trung gian và duy trì ở nhiệt độ này giúp tạo cơ hội cho enzyme tiếp tục
thủy phân tinh bột sót đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật vào dịch nha. Nếu
nhiệt độ dịch đường không được để nguội quá 70
o
C sẽ tạo điều kiện cho oxy không khí tiếp
xúc với dịch đường, xảy ra phản ứng oxy hóa, làm chất lượng dịch đường bị giảm.
9. Quá trình Houblon hóa
9.1. Mục đích
- Trích ly các thành phần hữu ích của hoa houblon vào dịch đường ngọt: chất đắng, tinh dầu
thơm, polyphenol, các hợp chất chứa nitơ và các thành phần khác của hoa houblon để biến đổi
dịch đường ngọt thành dịch đường có vị đắng và hương thơm dịu của hoa – đặc trưng cơ bản
về tính chất cảm quan của bia sau này.
- Keo tụ và kết tủa protein vô định hình
• Mức độ kết tủa protein có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng bia. Những phần tử
protein không ổn định còn tồn tại lại trong dịch đường là một trong những nguyên nhân
chính gây đục bia.
- Tăng độ bền keo của dung dịch đường
• Polyphenol của hoa houblon khi hòa tan vào dịch đường ở nhiệt độ cao sẽ tác dụng với các
hợp chất protein cao phân tử để tạo thành các phức chất dạng màng nhầy. Các phức chất
này dễ kết lắng và sẽ kéo theo các phần tử cặn ly ty
trong dịch đường kết lắng theo giúp độ bền keo của
dịch đường tăng lên và ổn định thành phần sinh học
của dịch đường.
- Tạo bọt và giữ bọt
• Polyphenol, chất đắng, chất chứa nitơ là chất tạo sức
căng bề mặt có hoạt tính rất cao. Nhờ màng căng
này, bọt khí CO
2
trong bia khó thoát khỏi bề mặt của nó. Những hợp chất này tham gia vào
quá trình tạo bọt và là tác nhân chính giữ bọt cho bia.
- Cô đặc dịch đường đến % chất khô theo yêu cầu.
- Gia tăng cường độ màu, vô trùng dịch đường, chấm dứt hoạt động của enzym.
9.2. Tiến hành
- Dịch đường khi được bơm xuống nồi đun sôi, sẽ gia nhiệt lên 100
o
C trong khoảng 20 ÷ 25
phút, trong thời gian này tiến hành thêm acid lactic để hiệu chỉnh pH về giá trị mong muốn, từ
khoảng 5,6 về khoảng 5,3 ± 1 (do pH tối ưu của quá trình này là 5,2 ÷ 5,5 đồng thời còn nhằm
mục đích chỉnh pH về phù hợp với giá trị pH để lên men). Ngoài ra còn tiến hành đo cả nồng
độ đường để có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt nồng độ đường mong muốn.
- Houblon được cho vào 2 bồn chứa bên ngoài (một bồn chứa cao hoa, một bồn chứa viên nén)
trước khi đun khoảng 20 phút để hoa houblon có một khoảng thời gian ngâm, giúp cho quá
trình trích ly các chất tốt hơn. Khi nhiệt độ dịch đường đạt 94
0
C, dịch đường sẽ được bơm
tuần hoàn vào bồn chứa houblon dạng cao khoảng 10 phút để đẩy toàn bộ dịch cao vào nồi
đun sôi, sau đó sẽ bơm nước lạnh vào tráng bồn chứa houblon, nước lạnh này cũng sẽ được
đẩy qua nồi đun sôi (do dạng cao đậm đặc hơn nên cần thời gian dài để trích ly hết chất tan,
còn dạng viên nén thì thơm hơn nên bổ sung lúc gần cuối quá trình chủ yếu để lấy tinh dầu).
- Trong suốt quá trình đun sôi với houblon nhiệt độ được giữ ở 100
0
C, thời gian là 70 phút (tính
từ lúc sôi). Khoảng 20 phút trước khi kết thúc quá trình đun, bổ sung houblon dạng viên nén
tương tự như cách bổ sung houblon dạng cao, bổ sung caramel và ZnCl
2
.
- Trước khi quá trình đun kết thúc, dịch nha sẽ được kiểm tra lại nồng độ đường, nếu đạt, khi
kết thúc quá trình này dịch nha sẽ được bơm qua APV. Nồng độ dịch đường trước khi đun
thường khoảng 12 balling, sau khi đun phải khoảng 13 ± 0,1 balling.
- Như vậy các thông số cần kiểm soát trong toàn bộ quá trình là nhiệt độ đun, thời gian đun, pH
của dịch đường, nồng độ dịch đường.
9.3. Thiết bị
Thiết bị đun sôi
- Hệ thống nồi có buồng đốt ngoài. Khi dịch bơm từ bồn trung gian xuống sẽ đi qua buồng đốt
ngoài trước rồi mới vào nồi. Trong suốt quá trình đun, dịch đường sẽ được bơm tuần hoàn từ
trong nồi qua buồng đốt ngoài lại trở lại nồi, dưới đáy nồi có bộ phận giúp dịch đường đối lưu