Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ CĂN HỘ CHUNG CƯ 9.03 MANDARIN SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA MITSUBISHI HEAVY VRF KX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.19 KB, 82 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH
ĐỀ TÀI:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ CĂN HỘ
CHUNG CƯ 9.03 MANDARIN SỬ DỤNG HỆ THỐNG
ĐIỀU HÒA MITSUBISHI HEAVY VRF KX
Giáo viên hướng dẫn

: NGUYỄN NGỌC QUÝ

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN VĂN HOÀNG

Mã sinh viên
Lớp

: 0841080103

: ĐH CNKT NHIỆT 1 – K8

HÀ NỘI - 2017
:Tên đề tài:
1


BỘ CÔNG THƯƠNG



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐA/KLTN

Họ và tên: Nguyễn Văn Hoàng

Mã SV: 0841080103

Lớp: ĐH CNKTN1

Khóa: 8

Ngành: Công nghệ kỹ thuật nhiệt
Tên đề tài:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ CĂN HỘ CHUNG CƯ 9.03
MANDARIN SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA MITSUBISHI HEAVY VRF KX.
Mục đích: Tổng hợp kiến thức đã học, liên hệ với thực tế và thực hiện tất cả các công
việc của kỹ sư chuyên nghành đối với một công trình. Từ khảo sát, tính toán thiết kế, đến
dự toán, lắp đặt, vận hành chạy thử.
-

Yêu cầu:
Đại cương về hệ thống điều hòa VRF (VRV).
Tính nhiệt cho căn hộ và chọn máy.
Thiết kế và vẽ sơ đồ hệ thống ống gas.

Thiết kế và vẽ sơ đồ hệ thống ống nước ngưng.
Thiết kế và vẽ sơ đồ hệ thống điện động lực và điều khiển.
Thiết kế và vẽ sơ đồ hệ thống hệ thống thông gió, hút mùi.
Bóc tách vật tư thiết bị và lập báo giá.
Thuyết minh quy trình thi công, lắp đặt, nghiệm thu chạy thử.
Ngày giao đề tài: .…/ …/ 2017
Ngày hoàn thành: .…/ …/ 2017
Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2017
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TRƯỞNG KHOA

(Ký và ghi rõ họ tên)
2


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày

Tháng

Năm 2017

Giáo viên hướng dẫn

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày

Tháng

Năm 2017

Giáo viên phản biện

4


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây do cuộc sống con người ngày càng phát triển nên nhu cầu
điều hòa không khí cũng phát triển và không thể thiếu đối với đời sống con người.
Tại Việt Nam với thời tiết nóng ẩm thì điều hòa không khí có một ý nghĩa vô cùng
quan trọng với đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của con người. Ngày nay có rất
nhiều phương án để lựa chọn thiết kế hệ thống điều hòa không khí cho các tòa nhà.
Nhưng với công nghệ hiện đại tiên tiến và nhiều ưu điểm nổi bật nên hệ thống điều hòa
không khí dạng VRF (VRV) hiện nay được sử dụng rộng khắp. Chính vì lý do trên và
được sự gợi ý của thầy Nguyễn Ngọc Quý nên em đã được giao cho thực hiện đề tài “
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐIỀU HÒA THÔNG GIÓ CĂN HỘ CHUNG CƯ 9.03
MANDARIN ĐỂ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA VRF MITSUBISHI HEAVY ”
nhằm học hỏi kinh nghiệm, vận dụng những kiến thức đã học và củng cố thêm kiến thức
chuyên ngành.
Trong quá trình làm đồ án, do còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức nên không thể

tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo
của các thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Quý cùng các thầy trong tổ
bộ môn kĩ thuật nhiệt đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em hoàn thành tốt đồ án này.
Em xin kính chúc các thầy luôn mạnh khỏe và có nhiều cống hiến trong sự nghiệp phát
triển của ngành điều hòa không khí nói riêng và ngành nhiệt lạnh nói chung.

5


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1.1 Vai trò của điều hòa không khí.
1.1.1 Vai trò của điều hòa không khí đối với con người.
Sức khoẻ con người là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng
suất lao động. Một trong những nội dung nâng cao sức khoẻ con người là tạo cho con
người điều kiện khí hậu thích hợp. Để quá trình thải nhiệt đó được diễn ra thì phải tạo ra
một không gian có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với cơ thể của con người. Tức là phải lắp đặt
vào không gian đó một hệ thống điều hoà không khí. Các nghiên cứu và kinh nghiệm đã
chỉ ra rằng, trong phần lớn các trường hợp thì con người cảm thấy dễ chịu trong vòng
nhiệt độ khoảng từ 220C đến 270C, độ ẩm tương đối nên vào khoảng 30 ÷70% tốc độ
chuyển động của không khí trong vùng ưu tiên vào khoảng 0,25 m/s (gọi là vùng tiện
nghi). Hiện nay hầu hết các công sở, khách sạn, nhà hát đều được trang bị hệ thống điều
hòa không khí nhằm đảm bảo cho khí hậu bên trong không gian điều hòa cho phù hợp với
điều kiện vệ sinh, phục vụ nhu cầu của con người.
1.1.2 Vai trò của điều hòa không khí trong công nghệ sản xuất.
Trong công nghiệp ngành điều hoà không khí đã có những bước tiến nhanh chóng.
Ngày nay không thể tách rời kỹ thuật điều tiết không khí với các ngành như cơ khí chính
xác, kỹ thuật điện tử và vi điện tử, kỹ thuật phim ảnh, máy tính điện tử, kỹ thuật quang
học... Để đảm bảo chất lượng cao của các sản phẩm, để đảm bảo các máy móc, thiết bị
6



làm việc bình thường cần có những yêu cầu nghiêm ngặt về các điều kiện và thông số của
không khí như thành phần, độ ẩm, nhiệt độ, độ chứa bụi và các loại hóa chất độc hại... Ví
dụ như trong ngành công nghiệp kỹ thuật điện thì để sản xuất được dụng cụ điện cần
khống chế nhiệt độ trong khoảng từ 200C đến 220C, độ ẩm từ 50 đến 60%.
Trong ngành công nghiệp phim ảnh việc bảo quản phim cần khống chế nhiệt độ
trong khoảng từ 180C đến 220C, độ ẩm từ 40 đến 60%.
Điều hoà không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp nhẹ
nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm như công nghiệp dệt, vải, sợi, thuốc lá bột và
giấy...Ví dụ như một nhà máy thuốc lá nếu độ ẩm quá thấp, khi quấn sợi thuốc sẽ bị rời
và điếu thuốc sẽ bị rỗng, ngược lại nếu độ ẩm quá cao thì điếu thuốc sẽ quá chặt, không
cháy và dễ bị mốc. Còn nhiệt độ cần phải khống chế trong khoảng 21 0C đến 240C, độ ẩm
55 đến 65%.
Ở các nước tiên tiến, các chuồng trại chăn nuôi của công nghiệp sản xuất thịt sữa
được điều hòa không khí để có thể đạt được tốc độ tăng trọng cao nhất vì gia súc và gia
cầm cần có khoảng nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để tăng trọng và phát triển. Ngoài khoảng
nhiệt độ và độ ẩm đó, quá trình phát triển và tăng trọng giảm xuống và nếu vượt qua giới
hạn nhất định chúng có thể bị sút cân hoặc bệnh tật.
Đối với tòa nhà , chung cư như đã giới thiệu ở trên là một công trình đẹp và tiện
nghi với các trang thiết bị hiện đại, có các yêu cầu cao về vi khí hậu nên việc lắp đặt một
hệ thống điều hòa không khí là rất cần thiết.
Trong công nghiệp điều hòa không khí cũng không thể thiếu. Các thông số của
không khí là điều kiện cần thiết mà cũng có thể là điều kiện quyết định chung đến quá
trình sản xuất.
1.2 Phân loại các hệ thống điều hòa không khí.
1.2.1 Hệ thống điều hòa không khí kiểu cục bộ.

7



Hệ thống điều hòa không khí kiểu cục bộ là hệ thống chỉ điều hòa không khí trong
một phạm vi hẹp, thường chỉ là một phòng riêng độc lập hoặc một vài phòng nhỏ.
Trên thực tế loại máy điều hòa kiểu cửa sổ gồm bốn loại chủ yếu sau:
+ Máy điều hòa dạng cửa sổ
+ Máy điều hòa kiểu rời
+ Máy điều hòa kiểu ghép
+ Máy điều hòa đặt nền thổi tự do

Hình 1.1. Hình dáng bên ngoài của máy điều hòa dạng ghép.


Ưu điểm:

+ Dễ dàng lắp đặt và sử dụng
+ Giá thành tính trung bình cho một đơn vị công suất nhỏ
+ Có thể lấy gió tươi
+ Đối với công sở có nhiều phòng riêng biệt, sử dụng máy điều hòa cửa sổ rất
kinh tế - chi phí đầu tư và vận hành đều thấp.


Nhược điểm:
8


+ Công suất nhỏ
+ Đối với các tòa nhà lớn, khi lắp đặt máy điều hòa dạng cục bộ sẽ phá vỡ kiến trúc
và làm giảm mỹ quan của công trình.
+ Độ dài đường ống và chênh lệch độ cao giữa các dàn bị hạn chế.
+ Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả không cao, đặc biệt những ngày trời nóng.
1.2.2 Hệ thống kiểu phân tán.

Máy điều hòa kiểu phân tán là máy điều hòa ở đó khâu xử lý không khí phân tán tại nhiều
nơi. Thực tế máy điều hòa không khí kiểu phân tán có 2 dạng chủ yếu sau:
+ Máy điều hòa kiểu VRF / VRV ( Variable Refrigerant Flow ).
+ Máy điều hòa kiểu làm lạnh nước ( Water Chiller ).
1.3. Máy điều hòa không khí VRF .
1.3.1. Giới thiệu chung.
Hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRF là viết tắt của từ tiếng Anh
“Variable Refrigerant Flow”. Đây là ký hiệu của dòng điều hòa có khả
năng điều chỉnh lưu lượng môi chất tuần hoàn và qua đó có thể thay
đổi công suất theo phụ tải bên ngoài. Loại điều hòa VRF cũng tương tự
như điều hòa trung tâm VRV nhưng để phân biệt với loại điều hòa do
Daikin sản xuất đầu tiên, các dòng điều hòa tương tự về sau dùng ký
hiệu VRF để phân biệt.
Đặc điểm của hệ VRF :
+ Loại điều hòa này sử dụng cho những khu vực có diện tích, quy
mô rộng lớn, đông người tập trung.
+ Điều hòa trung tâm VRF có thể đặt trên tầng mái hay trong
phòng kỹ thuật tầng hầm, các dàn trao đổi nhiệt đặt trong các phòng
9


điều hòa, hệ thống đường ống nước lạnh phân phối cho các dàn trao
đổi nhiệt được đi trong hộp kỹ thuật và trên trần giả vì thế việc lắp đặt
hệ thống điều hòa trung tâm VRF không làm ảnh hưởng đến kiến trúc
của công trình.
+ Việc cấp lạnh được thống qua hệ thống ống gió và các miệng
thổi từ trên trần xuống các khu vực của phòng điều hoà do đó việc bố
trí các miệng thổi để đảm bảo khả năng khuyếch tán đều không khí
lạnh trong phòng là hoàn toàn có thể thực hiện được.
+ Đối với hệ thống trung tâm việc cấp bổ xung khí tươi rất đơn

giản bằng cách thông qua hệ thống ống gió lắp các thiết bị hoà trộn
không khí AHU cấp không khí tươi vào và hoà trộn với không khí hồi về
của mỗi FCU, AHU (điều này đối với các máy cục bộ khó có thể thực
hiện được).
+ Điều hòa trung tâm VRF tiêu thụ ít điện năng, giảm chi phí vận
hành.
+ Điều hòa trung tâm VRF có độ bền cao và tuổi thọ sử dụng lâu
dài.
+ Có dải công suất để lựa chọn rộng, nên tùy theo nhu cầu sử
dụng cho công trình mà lựa chọn loại máy có công suất phù hợp.


Ưu điểm:

- Tiết kiệm được không gian lắp đăt, thẩm mỹ cao
- Lắp đặt và vận hành tương đối dễ dàng
- Khử âm và khử bụi tốt, nên đối với khu vực đòi hỏi độ ồn thấp
thường sử dụng kiểu máy dạng tủ.

10


- Nhờ có lưu lượng gió lớn nên rất phù hợp với các khu vực tập
trung đông người như: Phòng họp, nhà hàng, phòng ăn, cao ốc …
- Khoảng cách kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh lớn ( lên tới
90m) thuận lợi cho việc bố trí máy.
- Giới hạn điều chỉnh công suất lạnh có thể đạt 130%.
- VRF còn cho ra mắt cải tiến dòng dàn nóng mini với thiết kế nhỏ
gọn hơn phù hợp với chung cư và nhà cao tầng.
- Giá thành nói chung không cao. Các công nghệ nổi bật của điều

hòa trung tâm
 Nhược điểm:
+ Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả làm việc chưa cao
+ Không lấy được gió tươi, để cấp gió tươi cho phòng và tiết kiệm năng lượng cho
hệ thống điều hòa không khí cần bố trí thêm thiết bị thông gió thu hồi nhiệt đi kèm.
1.3.2. Phân tích cấu tạo và nguyên lý hoạt động.
a, Dàn lạnh
Dàn lạnh VRF Misubishi Heavy rất đa dạng chủng loại : Giấu trần nối gió , Âm trần
cassette , Treo tường ,Tủ đúng , Áp trần , Đặt sàn. Tương ứng với mỗi chủng loại lại có
những mã model tương ứng đáp ứng tất cả mọi yêu cầu dù là khắt khe nhất của nhiều
công trình.

11


12


Hình 1.2 : Một số model dàn lạnh của VRF
+ Loại giấu trần nối ống gió.
Cấu tạo loại giấu trần nối ống gió này như hình vẽ bên dưới. Dàn lạnh kiểu giấu
trần được lắp đặt hoàn toàn bên trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại
bắt buộc phải có ống cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu giấu trần thích hợp
cho các văn phòng, công sở, các khu vực có trần giả. Công suất dàn lạnh dấu trần thường
lớn và nằm trong khoảng 36.000 ÷ 60.000 Btu/h. Máy điều hoà có dàn lạnh kiểu giấu trần
có thể lắp đặt cho các phòng tương đối lớn.

Hình 1.3 : Dàn lạnh ân trần nối óng gió
+ Cassete âm trần 4,2,1 hướng thổi.
Dàn lạnh cassette được lắp ghép lên trần, với toàn bộ dàn lạnh nằm khuất trong la

phông, phần nhô xuống dưới là phần mặt nạ. Mặt nạ của dàn lạnh cassette có 01 cửa hút
nằm ở giữa và các miệng thổi bố trí ở 4 phía. Tuỳ theo từng loại mà mặt nạ có 2, 3 hoặc 4
cửa thổi.

13


Hình 1.4 : Loại âm trần cassette 4 hướng thổi

Hình 1.5: Loại ân trần cassette 2 hướng thổi

Hình 1.6 : Loại âm trần cassette 1 hướng thổi
+ Treo tường :
14


b, Dàn nóng.
Dàn nóng là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục.
Cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa. Tuy nhiên cần tránh nơi
có nắng gắt và bức xạ trực tiếp của mặt trời, hoặc nơi có nền bê tông quá nóng. Vì như
vậy hiệu quả giải nhiệt giảm rất nhiều.

Hình 1.7: Cấu tạo dàn nóng của hệ thống điều hòa VRF Mitsubishi Heavy:
15


Cấu tạo dàn nóng bao gồm:
1- Máy nén biến tần kiểu xoắn ốc.
2- Điều khiển biến tần.
3- Bộ chia Gas.

4- Quạt giải nhiệt được thiết kế cánh hướng mới.
5- Quạt giải nhiệt có biến tần.
6- Bộ quá lạnh kiểu ống xoắn.
7- Dàn trao đổi nhiệt.
8- Bộ hồi dầu áp suất cao.
c, Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Hình 1.8: Nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa VRF Mitsubishi Heavy

16


r ef net

out door unit

r ef net

r ef net

r ef net

bs unit

bs unit

bs unit

indoor unit


indoor unit

indoor unit

indoor unit

indoor unit

indoo r unit

r ef net

r ef net

r ef net

r ef net

bs unit

bs unit

bs unit

indoor unit

indoor unit

indoor unit


indoor unit

Hình 1.9: Cách chia ống Gas của hệ thống điều hòa không khí VRF Mitsubishi Heavy
Môi chất lạnh được máy nén trong dàn nóng nén lên thành hơi quá nhiệt, sau đó
môi chất vào thiết bị ngưng tụ trong dàn nóng được giải nhiệt bằng gió, quạt dùng giải
nhiệt là quạt hướng trục, môi chất được ngưng tụ về lỏng sôi và tiếp tục qua ống mao (tiết
lưu) và đi vào hệ thống các dàn lạnh, môi chất đi vào dàn lạnh trao đổi nhiệt với môi
trường cần làm lạnh và quay trở về máy nén và tiếp tục thực hiện chu trình tuần hoàn. Hệ
thống được điều khiển với thiết bị “AC Smart” và “ACP”.
Quạt dàn nóng được dùng biến tần để thay đổi số vòng quay để điều chỉnh nhiệt tải
phù hợp với nhiệt tải của phòng.
Dàn lạnh phân bố nhiều dải công suất khác nhau. Quạt dàn lạnh là quạt lồng sóc,
quạt ly tâm,… phụ thuộc vào loại dàn lạnh. Tất cả các dàn lạnh được điều khiển bởi thiết
bị điều khiển trung tâm.
Dàn lạnh và dàn nóng có nhiều cách đặt vị trí như: dàn nóng cao hơn dàn lạnh; dàn
nóng thấp hơn dàn lạnh; dàn nóng bằng dàn lạnh. Tuy nhiên về thực tế thì dàn nóng đặt
cao hơn có lợi thế hơn vì lợi được cột áp tĩnh chính bằng gia tốc trọng trường khoảng 10
m.

17


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT MẶT BẰNG VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ
2.1. Khảo sát mặt bằng.
Madarin Garden gồm 4 tòa tháp cao 25 – 29 tầng, chia thành 4 khu A, B, C & D tại lô đất
NO3 thuộc khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội.

Sơ đồ mặt bằng chung cư 9.03
18



Tên phòng

Kí hiệu

Diện tích (m2)

Chiều cao (m)

Phòng thờ

A1

4

3

Phòng vệ sinh 1

A2

7

3

Phòng vệ sinh 2

A3


6

3

Phòng ngủ 1

A4

19

3

Phòng ngủ 2

A5

11

3

Phòng ngủ 3

A6

21

3

Phòng ăn


A7

27

3

Phòng giặt đồ

A8

10

3

Phòng khách

A9

35

3

Bảng 1 : Diện tích các phòng của căn hộ

2.2 Chọn cấp điều hòa không khí và thông số tính toán.
2.2.1 Chọn cấp điều hòa không khí.
Khi thiết kế hệ thống điều hòa không khí việc đầu tiên là phải lựa chọn cấp điều
hòa cho hệ thống điều hòa cần tính. Cấp điều hòa thể hiện độ chính xác trạng thái không
khí cần điều hòa (nhiệt độ, độ ẩm. . . ) của công trình.
Cấp điều hòa cần chọn phụ thuộc vào các yêu cầu sau đây:

+ Yêu cầu về sự quan trọng của điều hòa không khí đối với công trình.
+ Yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Khả năng vốn đầu tư ban đầu.
Theo mức độ quan trọng của công trình, điều hòa không khí được chia làm 3 cấp
như sau:
19


Điều hòa không khí cấp I với số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên
trong nhà là m = 35 h/năm, ứng với hệ số bảo đảm K bd = 0,996 – dùng cho hệ thống
ĐHKK trong các công trình có công dụng đặc biệt quan trọng.
Điều hòa không khí cấp II với số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên
trong nhà là m = 150 h/năm đến 200 h/năm, ứng với hệ số bảo đảm K bd = 0,983 đến 0,977
– dùng cho các hệ thống ĐHKK đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt và điều kiện công nghệ
trong các công trình có công dụng thông thường như công sở, cửa hàng, nhà văn - hóa
nghệ thuật, nhà công nghiệp.
Điều hòa không khí cấp III với số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên
trong nhà là m = 350 h/năm đến 400 h/năm, ứng với hệ số bảo đảm K bd = 0,960 đến 0,954 –
dùng cho các hệ thống ĐHKK trong các công trình công nghiệp không đòi hỏi cao về chế độ
nhiệt ẩm và khi TSTT bên trong nhà không thể đảm bảo được bằng thông gió tự nhiên hay cơ khí
thông thường không có xử lý nhiệt ẩm.
Đây là công trình sử dụng làm nhà ở chung cư cao cấp nên đòi hỏi chế độ nhiệt
ẩm tương đối ở mức tiện nghi, nên lựa chọn điều hòa không khí cấp 3 là phù hợp.
2.2.2 Lựa chọn thông số bên trong.
Thông số nhiệt độ và độ ẩm tính toán trong nhà được chọn theo tài liệu [2]. Chọn
thông số tính toán trong nhà cho khu Hà Nội.
Chọn nhiệt độ tính toán trong nhà theo mùa hè trong bảng là:
+ Nhiệt độ: tT = 250C.
+ Độ ẩm: φT = 60%.
+ Tốc độ gió: v = 0,6 m/s

+ Dung ẩm: dT = 11,9 g/kg kk
Gió tươi và hệ số thay đổi không khí:

20


Theo tài liệu [2], lượng gió tươi cho một người một giờ đối với phần lớn các công
trình là 25 m3/h. Tuy nhiên lượng gió tươi không được thấp hơn 10% lượng gió tuần hoàn.
Như vậy việc chọn gió tươi phải đáp ứng được 2 điều kiện sau:
Đạt tối thiểu 25 m3/h.người
Đạt tối thiểu 10% lưu lượng gió tuần hoàn .Trong đó lưu lượng gió tuần hoàn bằng
thể tích phòng nhân với hệ số thay đổi không khí.
Hệ số thay đổi không khí:
Phòng làm việc, văn phòng: 3-8 m3/h.
Độ ồn cho phép:

-

Độ ồn được cho là một yếu tố quan trọng gây ô nhiếm môi trường nên nó cần được
khống chế. Độ ồn cho phép của bộ xây dựng đã ban bố tiêu chuẩn về tiếng ồn TCVN 5687 2010 quy định về mức ồn cho phép với phòng làm việc là 30-45 dB.
2.2.3 Lựa chọn thông số bên ngoài.
Nhiệt độ và độ ẩm không khí ngoài trời tN, ϕN được chọn theo cấp điều hòa không
khí và theo mùa. Theo tài liệu [2] ta có:

Mùa hè
m
(h/năm
)

Kbđ


I

t

φ

tu

Pkq

(kJ/kg)

(oC)

(%)

(oC)

Mbar

21


350

0,960

88,89


35,4

56,6

27,7

1004,2

85,5

10,4

1018,9

Mùa đông
350

0,960

29,89

11,7

Bảng 2.2 Thông số ngoài nhà cho ĐHKK cấp 3 tại Hà Nội dùng cho công trình.

Chọn nhiệt độ tính toán ngoài trời theo mùa hè trong bảng là:
+ Nhiệt độ: tN = 35,40C
+ Độ ẩm: φN = 56,6 %
+ Dung ẩm: dN = 21,6 g/kg kk.
2.2.4 Các thông số tính toán và khảo sát.

Tên phòng

Kí hiệu

Số người
(n)

Diện tích phòng (m2)

Phòng thờ

A1

2

4

0

Phòng vệ sinh
1

A2

1

7

0


Phòng vệ sinh
2

A3

1

6

1,74

Phòng ngủ 1

A4

2

19

7,41

Phòng ngủ 2

A5

2

11

2,31


Phòng ngủ 3

A6

2

21

5,27

Phòng ăn

A7

6

27

0

Phòng giặt đồ

A8

1

10

2,35


Phòng khách

A9

8
35
Bảng 2.3 Các thông số khảo sát.

22

Diện tích cửa số
(kính) (m2)

5,685


2.3 Tính phụ tải nhiệt.
2.3.1 Nhiệt tỏa từ máy móc Q1.
Tổn thất nhiệt do máy móc thiết bị điện Q1 bao gồm :
Q1 = Q11 + Q12

[1]

Trong đó: Q11 : Tổn thất do động cơ điện gây ra
Q12 : Tổn thất do các thiết bị điện
Do công trình không có tổn thất nhiệt do động cơ điện gây ra nên : Q11 = 0.
Q1 = Q12 = ∑ N i .K tt .K đt , W [1]

Ni : Công suất của thiết bị điện thứ i, kW

Ktt : Hệ số tính toán bằng tỷ số giữa công suất làm việc thực với công suất
định mức
Kđt : Hệ số đồng thời, tính đến mức độ hoạt động đồng thời.
Các thông số của máy

Ni(W)

Ktt

Kđt

Bếp từ PIC645F17E

720

0,8

0,5

Lò nướng
hbc84k533

900

0,8

0,5

Máy rửa bát


240

0,8

0,5

Tủ lạnh

150

0,8

0,5

Ti Vi

220

0,8

0,5

23


Máy tính bàn

450

0,8


0,5

Máy giặt

120

0,8

0,5

Loa

100

0,8

0,3

Thiết bị khác

400

0,8

0,5

Bảng 2.4 Nhiệt của từng loại máy trong phòng

Phòng A9 có diện tích 35 m2, có 1 ti vi và 2 loa và 2 thiết bị khác. Có nhiệt tỏa ra từ máy

móc là:
Q = 1.200.0,8.0,5 + 2.400.0,8.0,5 + 2.100.0,8.0.3 = 448 (W)
Áp dụng công thức [1] với các máy móc trong phòng điều hòa, kết quả tính nhiệt
tỏa ra từ máy móc được thể hiện trong bảng 2.5.

Phòng
khách

Phòng
ngủ 1

Phòng
ngủ 2

Phòng
ngủ 3

Phòng
ăn

Bếp từ
PIC645F17E(chiếc)

0

0

0

0


1

Lò nướng
hbc84k533(chiếc)

0

0

0

0

1

Máy rửa bát(chiếc)

0

0

0

0

1

Tủ lạnh(chiếc)


0

0

0

0

1

Ti Vi(chiếc)

1

1

1

1

0

24


Máy tính bàn(chiếc)

0

1


1

1

0

Máy giặt(chiếc)

0

0

0

0

0

Loa (chiếc)

2

0

0

0

0


Thiết bị khác

2

1

1

1

0

Q1(W)

448

528

528

528

804

Tổng

2803

Bảng 2.5 Bảng kết quả tính nhiệt tỏa ra từ máy móc cho các phòng

2.3.2 Nhiệt tỏa ra từ các nguồn sáng nhân tạo Q2.
Nhiệt tỏa ra từ đèn chiếu sáng được xác định theo công thức:
Q2 = Ncs = q.F, W [1]
Ncs : Tổng công suất của tất cả các đèn chiếu sáng, W
Theo tài liệu [2], lấy trên mỗi m2 phòng là :
q = 12,W/m2
Phòng khách có diện tích 35 m2, có nhiệt tỏa ra từ đèn của phòng khách là:
Q2 = 12.35 = 420 W.
Từ công thức (2) ta có bảng nhiệt thừa do nguồn sáng nhân tạo cho các phòng sau:

Tên phòng
Phòng ngủ 1

Diện tích

q, (W/m2)

Q2, (W)

19

12

228

Phòng ngủ 2

11

12


132

25


×