Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm ngành toán kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 170 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

Lấ MINH CNG

RèN LUYệN CHO SINH VIÊN ĐạI HọC SƯ PHạM
NGàNH TOáN Kĩ NĂNG ứNG DụNG CÔNG NGHệ THÔNG TIN
TRONG DạY HọC ở TRƯờNG PHổ THÔNG

LUN N TIN S KHOA HC GIO DC

H NI - 2017


iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................5
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................5
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................6
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................6
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................6
8. Những luận điểm đƣa ra bảo vệ ..............................................................................7
9. Những đóng góp của luận án ..................................................................................7
10. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .........................................................9
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................9
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 9


1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................... 16
1.2. Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .......................................23
1.2.1. Kĩ năng dạy học .......................................................................................... 23
1.2.2. Phân loại kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ................ 27
1.3. Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán của giáo viên Toán
ở trƣờng Trung học phổ thông ..................................................................................32
1.3.1. Quan niệm về kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán 32
1.3.2. Một số kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên
Toán ở trường Trung học phổ thông ..................................................................... 33
1.3.2.1. Kĩ năng 1: Kĩ năng sử dụng phần mềm Toán học để tính toán ...........34
1.3.2.2. Kĩ năng 2: Kĩ năng sử dụng phần mềm Toán học để mô tả bài toán ..36
1.3.2.3. Kĩ năng 3: Kĩ năng tương tác với mô hình bài toán trên máy tính ......39


iv
1.3.2.4. Kĩ năng 4: Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ việc vận
dụng lí luận dạy học vào dạy học Toán ............................................................44
1.3.2.5. Kĩ năng 5: Kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá kết quả
học tập môn Toán của học sinh ........................................................................48
1.4. Rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên
Đại học Sƣ phạm ngành Toán ...................................................................................50
1.4.1. Quá trình rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán ........................................................ 50
1.4.2. Đánh giá kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh
viên Đại học Sư phạm ngành Toán ....................................................................... 52
1.5. Thực trạng rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho
sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán ở trƣờng Đại học .......................................54
1.5.1. Triển khai khảo sát ...................................................................................... 54
1.5.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................54
1.5.1.2. Đối tượng và thời gian khảo sát...........................................................54

1.5.1.3. Nội dung khảo sát.................................................................................56
1.5.1.4. Phương pháp khảo sát .........................................................................56
1.5.2. Kết quả khảo sát .......................................................................................... 57
1.5.2.1. Thực trạng kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của
giáo viên Toán ở trường Trung học phổ thông .................................................57
1.5.2.2. Kết quả khảo sát ý kiến giảng viên ở trường Đại học .........................64
1.5.2.3. Kết quả khảo sát kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
của sinh viên Đại học Sư phạm ngành Toán ....................................................66
1.6. Tiểu kết chƣơng 1 ..............................................................................................68
Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG CHO SINH
VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGÀNH TOÁN .........................................................70
2.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học ở trƣờng phổ thông cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán 70


v
2.2. Các biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
trƣờng phổ thông cho sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành Toán................................71
2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng và trang bị cho sinh viên các kiến thức về sử dụng
một số phần mềm nhằm hỗ trợ dạy học Toán ....................................................... 71
2.2.1.1. Mục đích của biện pháp .......................................................................71
2.2.1.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................71
2.2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên thông qua quá trình dạy học lí luận và phương pháp dạy học
bộ môn Toán .......................................................................................................... 87
2.2.2.1. Mục đích của biện pháp .......................................................................87
2.2.2.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ............................................88
2.2.3. Biện pháp 3: Tập dượt cho sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học những nội dung, bài học cụ thể .................................................................... 108

2.2.3.1. Mục đích của biện pháp .....................................................................108
2.2.3.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ..........................................109
2.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức rèn luyện kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học Toán cho sinh viên trong môi trường phổ thông ......................... 123
2.2.4.1. Mục đích của biện pháp .....................................................................123
2.2.4.2. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp ..........................................124
2.3. Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................129
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................131
3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm sƣ phạm ..................................................131
3.1.1. Mục đích, thời gian, địa điểm và đối tượng thực nghiệm sư phạm .......... 131
3.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................................ 131
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 133
3.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm..........................................................................135
3.2.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 1 ...... 135
3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 2 ...... 137
3.2.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 3 ...... 139


vi
3.2.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm đối với nhóm thực nghiệm sư phạm 4 ...... 146
3.3. Phân tích kết quả kiểm chứng các biện pháp đã đề xuất về rèn luyện kĩ năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên Đại học Sƣ phạm ngành
Toán .........................................................................................................................148
3.4. Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................149
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................154
PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL 1
Phụ lục 1 ................................................................................................................ PL 1
Phụ lục 2 ................................................................................................................ PL 2

Phụ lục 3 ................................................................................................................ PL 3
Phụ lục 4 ................................................................................................................ PL 4
Phụ lục 5 ................................................................................................................ PL 6
Phụ lục 6 ................................................................................................................ PL 9
Phụ lục 7 .............................................................................................................. PL 10
Phụ lục 8 .............................................................................................................. PL 11
Phụ lục 9 .............................................................................................................. PL 12
Phụ lục 10 ............................................................................................................ PL 13
Phụ lục 11 ............................................................................................................ PL 14
Phụ lục 12 ............................................................................................................ PL 16
Phụ lục 13 ............................................................................................................ PL 22
Phụ lục 14 ............................................................................................................ PL 23
Phụ lục 15 ............................................................................................................ PL 24
Phụ lục 16 ............................................................................................................ PL 25
Phụ lục 17 ............................................................................................................ PL 27
Phụ lục 18 ............................................................................................................ PL 31
Phụ lục 19 ............................................................................................................ PL 32


vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BP

Biện pháp

CNTT


Công nghệ thông tin

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GQVĐ

Giải quyết vấn đề

GV

Giáo viên



Hoạt động

HS

Học sinh


KN

Kĩ năng

MVT

Máy vi tính

NVSP

Nghiệp vụ sƣ phạm

NXB

Nhà xuất bản

PMDH

Phần mềm dạy học

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

SV


Sinh viên

THPT

Trung học phổ thông

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

tr.

Trang

TT

Thứ tự

TTSP

Thực tập sƣ phạm


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thang phân loại về lĩnh vực công nghệ của Tomei..................................14
Bảng 1.2. Các trường hợp xác định dấu của f(x) ......................................................40
Bảng 1.3. Kết quả xác định các trường hợp dấu của f(x) .........................................40
Bảng 1.4: Danh sách một số trường THPT có thăm dò ý kiến GV Toán .................55

Bảng 1.5: Danh sách một số trường Đại học có thăm dò ý kiến giảng viên thuộc bộ
môn PPDH Toán ............................................................................................55
Bảng 1.6: Danh sách một số trường Đại học có thăm dò ý kiến SV ngành Sư phạm
Toán học .........................................................................................................55
Bảng 1.7: Kết quả dò ý kiến GV Toán ở trường THPT về sử dụng PMDH .............57
Bảng 1.8: Kết quả thăm dò ý kiến GV ở trường THPT về các hình thức sử dụng
PMDH ............................................................................................................58
Bảng 1.9: Kết quả thăm dò ý kiến GV Toán ở trường THPT về “Ứng dụng CNTT
vào dạy học Toán” .........................................................................................59
Bảng 1.10: Kết quả thăm dò ý kiến GV Toán ở trường THPT về mức độ cần thiết
của các KN ứng dụng CNTT trong dạy học ...................................................60
Bảng 1.11: Kết quả thăm dò ý kiến GV Toán ở trường THPT về các cấp độ và biểu
hiện của từng KN ứng dụng CNTT trong dạy học .........................................62
Bảng 1.12: Kết quả thăm dò ý kiến GV Toán ở trường THPT về các tiêu chí đánh
giá giờ dạy có ứng dụng CNTT ......................................................................63
Bảng 1.13: Kết quả thăm dò ý kiến giảng viên về học phần “Ứng dụng CNTT trong
dạy học Toán” trong chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học .........64
Bảng 1.14: Kết quả thăm dò ý kiến giảng viên về mức độ cần thiết của một số BP
rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông cho SV
ĐHSP ngành Toán .........................................................................................65
Bảng 1.15: Kết quả thăm dò ý kiến SV ĐHSP ngành Toán về sử dụng phần mềm ..66
Bảng 1.16: Kết quả thăm dò ý kiến SV ĐHSP ngành Toán về hình thức tiếp cận với
PMDH ............................................................................................................67


ix
Bảng 1.17: Kết quả thăm dò ý kiến SV ĐHSP ngành Toán tự đánh giá về cấp độ đạt
được với từng KN ứng dụng CNTT trong dạy học .........................................68
Bảng 2.1: Bảng so sánh kết quả bài làm của hai lớp .............................................120
Bảng 2.2: Bảng phân phối tần số và tần suất của bài kiểm tra trắc nghiệm ..........121

Bảng 2.3: Tốc độ (km/h) của 30 chiếc ô tô trên con đường A ................................127
Bảng 2.4: Tốc độ (km/h) của 30 chiếc ô tô trên con đường B ................................127
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm
TNSP 1 ..........................................................................................................136
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm
TNSP 2 ..........................................................................................................138
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm
TNSP 3 ..........................................................................................................140
Bảng 3.4: Thông tin của 3 SV trong nghiên cứu trường hợp .....................................141
Bảng 3.5: Kết quả điều tra SV về rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học ....144
Bảng 3.6: Kết quả theo dõi đối với SV Nguyễn Vĩnh Lộc........................................145
Bảng 3.7: Kết quả theo dõi đối với SV Đỗ Thanh Duy............................................145
Bảng 3.8: Kết quả theo dõi đối với SV Đoàn Thị Kiều Ngân ..................................146
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá cấp độ KN ứng dụng CNTT trong dạy học đối với nhóm
TNSP 4 ..........................................................................................................147
Bảng 3.10: Ý kiến của giảng viên về nội dung các BP đã đề xuất trong chương 2 của
luận án ..........................................................................................................148


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngày nay công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một yếu tố then chốt
làm thay đổi các hoạt động (HĐ) kinh tế và xã hội, trong đó có giáo dục. Việc khai
thác các phần mềm và truyền thông đa phƣơng tiện đang đƣợc ứng dụng rộng rãi
trong quá trình dạy học ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tăng cƣờng ứng dụng CNTT
trong giáo dục sẽ tạo một bƣớc chuyển cơ bản trong quá trình cập nhật kịp thời và
thƣờng xuyên các tiến bộ khoa học công nghệ vào nội dung chƣơng trình đào tạo,
đổi mới phƣơng pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
(HS), góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, một trong những đặc điểm nổi bật của xu
hƣớng giáo dục hiện đại ở nƣớc ta hiện nay là sự thay đổi trong mô hình giáo dục
với quan điểm lấy HS làm trung tâm, dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực, và nhƣ
vậy mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trƣờng học cần tập trung vào việc tạo lập
một môi trƣờng học tập cởi mở, sáng tạo cho HS. Một môi trƣờng giáo dục hiện đại
sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tìm kiếm thông tin cho mỗi HS. Khi đó, CNTT
trở thành công cụ hữu hiệu, cần thiết, phục vụ hiệu quả các hoạt động trong trƣờng
học.
Đồng thời CNTT đƣợc ứng dụng trong dạy học để truyền tải kiến thức bằng
kênh chữ, kênh tín hiệu, kênh hình tĩnh, hình động, âm thanh,... với khối lƣợng
thông tin chọn lọc, phong phú và có chất lƣợng cao; giúp việc học tập của HS đƣợc
diễn ra sinh động, hấp dẫn, dễ tiếp thu và giáo viên (GV) có điều kiện dạy học phân
hóa, cá thể hóa nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mỗi HS; tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và việc tìm hiểu, tự học phù hợp với
nhu cầu, hứng thú, năng lực, sở thích của từng HS. Do đó, CNTT là phƣơng tiện
quan trọng góp phần thực hiện đƣợc những đổi mới căn bản về nội dung, phƣơng
pháp dạy học (PPDH) nhằm hình thành ở HS năng lực làm việc, học tập một cách
độc lập, thích ứng với xã hội hiện đại.


2
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt
quan tâm và trở thành một chính sách quan trọng thể hiện qua Chỉ thị số 40/CT-TW
ngày 15/06/2004 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về việc xây dựng, nâng cao
chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu rõ: “Tích cực áp
dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào
hoạt động dạy và học”; Thực hiện việc đổi mới giáo dục, những năm gần đây, khi
xác định nhiệm vụ của toàn ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đều nhấn
mạnh việc tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trƣờng nhƣ:
Ngày 1/8/2006, Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị số 32/2006/CT-BGDĐT

nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH; tăng cường ứng dụng CNTT vào các
hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập và quản lý
giáo dục”; đến ngày 31/7/2007, Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT tiếp tục ban hành Chỉ thị số
39/2007/CT-BGDĐT nhấn mạnh: “Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống các
công cụ phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, đánh giá HS: ứng dụng tin học
để thực hiện giáo án điện tử, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra tất cả các môn, xây
dựng bộ tài liệu hướng dẫn GV đổi mới PPDH, phát triển và ứng dụng các phần
mềm mô phỏng phục vụ dạy học”; đặc biệt trong năm học 2008 - 2009, Bộ GD&ĐT
phát động là “Năm học ứng dụng CNTT” và ban hành Chỉ thị số 47/2008/CTBGDĐT ngày 13/8/2008 xác định: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng
dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học. Ở những nơi có
điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới PPDH thông qua việc thực hiện bài
giảng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các
phần mềm mô phỏng thí nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng điện tử, hướng tới
triển khai công nghệ học điện tử (e-Learning)”. Từ đó đến nay, hàng năm Bộ
GD&ĐT đều ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT theo từng
năm học, gần đây Bộ GD&ĐT ban hành hƣớng dẫn số 4622/BGDĐT-CNTT ngày
20/09/2016 về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 - 2017 nêu
rõ việc triển khai ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học:
“Ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng GV tự tích hợp


3
CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng. GV sử dụng thành thạo
phần mềm trình chiếu, kết hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần
mềm dạy học (PMDH). Tránh lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một
cách miễn cưỡng, lúng túng”. Nhƣ vậy, CNTT đã đƣợc ứng dụng một cách sâu
rộng và có vai trò tích cực trong đổi mới giáo dục ở nƣớc ta.
1.2. Mục tiêu của giáo dục đại học đƣợc quy định trong Luật Giáo dục, tại
điều 39 có nội dung: “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên (SV) nắm vững kiến
thức chuyên môn và có kĩ năng (KN) thực hành thành thạo, có khả năng làm việc

độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo”
[40].
Chuẩn nghề nghiệp GV trung học đã đƣợc Bộ GD&ĐT quy định theo Thông
tƣ số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí cụ thể
về năng lực nghề nghiệp cần đƣợc bồi dƣỡng cho ngƣời GV [5]. Với sự phát triển
của CNTT, những KN của GV Trung học phổ thông (THPT) trong thời đại mới đã
thay đổi, điều này đòi hỏi Chuẩn nghề nghiệp của ngƣời GV cũng phải thay đổi. HS
cần KN công nghệ, dẫn đến GV cũng vừa cần đƣợc trang bị KN công nghệ, đồng
thời vừa phải có khả năng hình thành, phát triển KN này cho HS. Điều này có nghĩa
bên cạnh những KN “truyền thống”, giờ đây GV cần đƣợc trang bị thêm KN mới:
KN ứng dụng CNTT trong dạy học. Hiện nay, hạ tầng CNTT đã đƣợc quan tâm
triển khai đến tất cả các cơ sở giáo dục trong cả nƣớc, hoạt động ứng dụng CNTT
trong đổi mới PPDH diễn ra sôi nổi với nhiều kết quả đáng ghi nhận, điều này đòi
hỏi các trƣờng Đại học phải quan tâm đến việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong
dạy học cho SV sƣ phạm để có khả năng thích ứng với các yêu cầu hoạt động
chuyên môn ở trƣờng phổ thông sau đào tạo.
Chƣơng trình phát triển ngành sƣ phạm và các trƣờng Sƣ phạm giai đoạn
2011 - 2020 theo Quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT ngày 13/12/2011 của Bộ trƣởng
Bộ GD&ĐT đã xác định mục tiêu: Phát triển ngành sƣ phạm Việt Nam tiên tiến,
hiện đại, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo
dục của hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên và


4
trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020. Xây dựng các trƣờng Đại học Sƣ
phạm (ĐHSP) trở thành các trung tâm sáng tạo, đổi mới căn bản và toàn diện của
ngành sƣ phạm cả nƣớc. Tăng cƣờng sự gắn kết giữa hệ thống các trƣờng, khoa sƣ
phạm với hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và các cấp quản lý giáo
dục để bảo đảm sự đồng bộ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện chƣơng
trình giáo dục mầm non mới và chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

1.3. Thực tiễn cho thấy chƣơng trình đào tạo nghề cho SV sƣ phạm trong các
trƣờng Đại học hiện nay còn mang nặng tính lí luận, ít chú ý tới thực hành. Do đó
SV ra trƣờng thƣờng lúng túng trong việc vận dụng lí luận vào thực tế giảng dạy ở
trƣờng phổ thông.
Chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ sƣ phạm (NVSP) chủ yếu chỉ mới dừng lại ở
việc hình thành các KN cơ bản nhƣ cách trình bày vấn đề, gợi mở vấn đề, sử dụng
hệ thống câu hỏi, trình bày bảng, xử lý tình huống sƣ phạm,... Do đó, chƣơng trình
này tỏ ra không phù hợp với những biến đổi của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Trong đó KN làm việc với sách giáo khoa (SGK), KN sử dụng phƣơng tiện dạy học
hiện đại, KN sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học, KN giao tiếp, KN tổ chức các hoạt
động giáo dục,... chƣa đƣợc chú trọng.
Trong những năm gần đây, một số trƣờng Đại học đào tạo ngành sƣ phạm
bƣớc đầu đƣa nội dung “Ứng dụng CNTT trong dạy học” vào dạy cho SV trên cơ
sở một môn học hoặc một phần của một môn học. Điều này giúp cho SV có những
hiểu biết cơ bản về CNTT và khả năng ứng dụng vào dạy học. Tuy nhiên, nội dung
của học phần chủ yếu tập trung vào việc hƣớng dẫn sử dụng phần mềm phổ thông
nhƣ PowerPoint, Violet,... còn việc giới thiệu các phần mềm Toán học và phƣơng
pháp sử dụng chúng sao cho hiệu quả và việc rèn luyện các KN ứng dụng CNTT
trong dạy học Toán chƣa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Chính vì vậy việc nghiên
cứu đề xuất đƣa ra nội dung của học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”
bám sát các hoạt động dạy học Toán và lồng ghép việc rèn luyện KN ứng dụng
CNTT trong một số học phần nhƣ “PPDH môn Toán” và “Rèn luyện NVSP” trong
việc đào tạo SV ngành Toán ở các trƣờng Sƣ phạm là cần thiết.


5
1.4. Vấn đề CNTT nói chung và ứng dụng CNTT vào dạy học nói riêng đã
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đề cập hầu hết trong các tài liệu về
PPDH, tài liệu chuyên khảo nhƣ: Nguyễn Bá Kim, Thái Duy Tuyên, Bùi Văn Nghị,
Đào Thái Lai, Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm, Trần Vui, Trịnh Thanh Hải, Trần

Trung, Đặng Thị Thu Thủy,... Gần đây có luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Hiền
(2009) nghiên cứu đề tài “Hình thành cho SV KN sử dụng CNTT để tổ chức bài dạy
sinh học”, luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Chim Lang (2009) nghiên cứu đề tài
“Rèn luyện KN sử dụng CNTT - truyền thông nhằm phát triển KN học tập của HS
cuối cấp tiểu học”. Tuy nhiên, vấn đề ở trƣờng Đại học cần chuẩn bị những gì và
với biện pháp (BP) nào để SV ĐHSP ngành Toán sau khi tốt nghiệp đáp ứng đƣợc
Chuẩn nghề nghiệp GV trung học về lĩnh vực ứng dụng CNTT trong dạy học chƣa
đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Rèn
luyện cho sinh viên ĐHSP ngành Toán kĩ năng ứng dụng CNTT trong dạy học ở
trường phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xác định các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trƣờng THPT và đề xuất các BP sƣ phạm nhằm rèn luyện những KN này cho SV
ĐHSP ngành Toán góp phần nâng cao KN dạy học cho SV.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện KN dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán ở trƣờng Đại
học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng phổ thông
cho SV ĐHSP ngành Toán.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định đƣợc các KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trƣờng THPT và xây dựng đƣợc các BP sƣ phạm phù hợp thì sẽ rèn luyện đƣợc các


6
KN này cho SV Sƣ phạm ngành Toán trong quá trình đào tạo ở trƣờng Đại học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án có nhiệm vụ:
5.1. Tổng hợp cơ sở lí luận về việc rèn luyện KN dạy học nói chung, KN ứng
dụng CNTT trong dạy học Toán nói riêng.
5.2. Xác định một số KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trƣờng THPT.
5.3. Khảo sát thực trạng KN ứng dụng CNTT trong dạy học của SV ĐHSP
ngành Toán và các hoạt động nhằm rèn luyện các KN này cho SV ở một số trƣờng
Đại học hiện nay.
5.4. Đề xuất một số BP sƣ phạm nhằm rèn luyện các KN ứng dụng CNTT
trong dạy học cho SV ĐHSP ngành Toán.
5.5. Thực nghiệm sƣ phạm (TNSP) để kiểm tra tính cần thiết và khả thi của
các BP sƣ phạm đã đề xuất trong luận án.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học Toán là
rất rộng nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc rèn luyện KN ứng dụng CNTT
trong dạy học Toán ở trƣờng THPT cho SV ĐHSP ngành Toán thông qua quá trình
giảng dạy các học phần “Ứng dụng CNTT trong dạy học Toán”, “PPDH môn
Toán”, “Rèn luyện NVSP” và hoạt động kiến tập, thực tập sƣ phạm (TTSP).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu về ứng dụng
CNTT trong dạy học nói chung và KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán nói
riêng. Nghiên cứu tài liệu về chƣơng trình đào tạo nghề và rèn luyện NVSP cho SV
ĐHSP hiện nay.
7.2. Phương pháp điều tra và quan sát: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu
về sự quan tâm của SV ĐHSP ngành Toán tới CNTT và việc rèn luyện KN ứng
dụng CNTT vào dạy học. Trao đổi với các chuyên gia, GV ở trƣờng THPT và dự
một số giờ dạy ở trƣờng Đại học, trƣờng THPT để tìm hiểu thực tế ứng dụng CNTT


7

trong dạy học Toán hiện nay.
7.3. Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến đóng góp của GV Toán ở
trƣờng THPT về hệ thống KN ứng dụng CNTT trong dạy học. Đồng thời xin ý kiến
của giảng viên ở một số trƣờng Đại học về học phần Ứng dụng CNTT trong dạy
học Toán, về đánh giá và tổ chức TNSP.
7.4. Phương pháp TNSP: Tổ chức TNSP để xem xét tính cần thiết, khả thi
của các BP sƣ phạm đƣợc đề xuất và kiểm nghiệm giả thuyết khoa học. Xử lý kết
quả TNSP bằng phƣơng pháp thống kê Toán học trong khoa học giáo dục.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case-study): Lựa chọn một số
trƣờng hợp SV ĐHSP ngành Toán để theo dõi diễn biến quá trình rèn luyện, từ đó
phân tích và có tác động sƣ phạm phù hợp để nâng cao KN ứng dụng CNTT trong
dạy học cho SV.
8. Những luận điểm đƣa ra bảo vệ
8.1. Hệ thống KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng phổ thông cho SV
ĐHSP ngành Toán đƣợc xác định là có cơ sở khoa học cả về lí luận và thực tiễn,
phù hợp với Chuẩn nghề nghiệp GV trung học.
8.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn sử dụng trong việc rèn luyện
KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng phổ thông cho SV ngành Toán ở các
trƣờng Đại học.
9. Những đóng góp của luận án
9.1. Làm rõ quan niệm về KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán.
9.2. Làm rõ một số KN ứng dụng CNTT trong dạy học của GV Toán ở
trƣờng THPT thông qua một hệ thống các tình huống và hoạt động trong dạy học
Toán ở THPT.
9.3. Phân tích rõ thực trạng KN ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở
trƣờng phổ thông và hoạt động rèn luyện các KN này cho SV Sƣ phạm ngành Toán
ở một số trƣờng Đại học hiện nay.
9.4. Đề xuất một số BP sƣ phạm nhằm rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong
dạy học cho SV Sƣ phạm ngành Toán theo hƣớng gắn với các hoạt động trong dạy



8
học Toán ở trƣờng THPT.
9.5. Hệ thống tài liệu hƣớng dẫn gồm có: Tài liệu hƣớng dẫn sử dụng phần
mềm và tích hợp việc sử dụng phần mềm với một số PPDH tích cực, có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong đào tạo và bồi dƣỡng GV.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục công trình của tác giả,
Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận án gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chƣơng 2. Một số BP rèn luyện KN ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng
phổ thông cho SV ĐHSP ngành Toán.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm.


9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy những nghiên cứu về ứng
dụng CNTT nói chung và ứng dụng CNTT trong dạy học nói riêng là rất nhiều. Các
nghiên cứu ở nƣớc ngoài liên quan đến việc đào tạo GV ứng dụng CNTT trong dạy
học gồm ba hƣớng sau đây:
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu về các trở ngại (barriers) đối với việc đưa
CNTT vào trường học.
Để tăng cƣờng và cải thiện việc tích hợp CNTT trong dạy học, việc xác định
các rào cản đối với quá trình này là cần thiết, để làm cơ sở cho các giải pháp vƣợt
qua. Các nghiên cứu đã khẳng định, có 2 rào cản lớn nhất đối với việc ứng dụng
CNTT trong dạy học đó là năng lực của GV (yếu tố chủ quan) và thiếu trang thiết bị

(yếu tố khách quan) (Guha, 2003; Pelgrum, 2001) [90], [97].
Vấn đề thiết bị có thể giải quyết đƣợc từ nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau,
nhƣng trƣớc khi đầu tƣ thiết bị thì ngƣời GV phải đƣợc đào tạo về ứng dụng CNTT
trong dạy học. Ngƣời ta nhận ra rằng chiếc máy vi tính (MVT) để nơi góc lớp sẽ
mãi nằm im nếu GV không biết cách sử dụng chúng trong dạy học nhƣ thế nào
(Guillermo E. Pedroni, 1996) [91]. Hỗ trợ GV phải là bƣớc đầu tiên trong quá trình
đƣa CNTT vào nhà trƣờng. Yếu tố GV ở đây gồm cả cán bộ quản lý và GV bộ môn
(Snoeyink. R. & Ertmer. P., 2001) [100]. “Tất cả thiết bị công nghệ đang có trong
trường học ngày nay sẽ chẳng có giá trị gì nếu GV không biết sử dụng chúng một
cách có hiệu quả. Chính các GV mới đem lại sự kỳ diệu, chứ không phải là chiếc
MVT” (Craig Barrett, Nguyên Tổng Giám đốc tập đoàn Intel). Nghiên cứu của
Ertmer (1999) [87] đã chỉ ra, sự tin tƣởng của GV về sự phù hợp giữa CNTT với
môn họ dạy có thể làm tăng lên hoặc giảm đi rất nhiều những yếu tố trở ngại khác.
Có những nghiên cứu chỉ ra rằng thậm chí có những GV vẫn quan niệm rằng công
nghệ không làm tăng hiệu quả học tập (Yuen. A. & Ma, W., 2002) [105]. Sự thiếu


10
thốn về thiết bị chỉ là cái cớ để che đi những cản trở có nguồn gốc chủ quan từ
chính GV. Quan niệm MVT là rất khó sử dụng đã gây cho GV sự thiếu tự tin và
điều này còn gây khó khăn hơn rất nhiều so với việc thiếu phần cứng hay phần mềm
(Snoeyink. R. & Ertmer. P.) [100]. Rõ ràng là thái độ đã ảnh hƣởng đến việc ứng
dụng CNTT của GV (Guha, 2003) [90]. Nhƣng có nghiên cứu cũng nêu rõ, kinh
nghiệm từng sử dụng MVT sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến thái độ của GV. Những
kinh nghiệm tiêu cực (nagative) sẽ ảnh hƣởng đến quan niệm về mức độ dễ sử dụng
và mức độ tƣơng thích của CNTT trong dạy học. Lo lắng về CNTT và ngại thay đổi
là yếu tố chính hạn chế GV ứng dụng CNTT trong dạy học. Hay nhƣ Simonson và
cộng sự đã khẳng định (dẫn theo J.J. Hirschbuhl) [94]: thái độ tích cực và không lo
sợ đối với MVT là yêu cầu cần thiết đầu tiên cho việc học tập CNTT.
Cho nên việc đào tạo GV về tích hợp CNTT trong dạy học là một giải pháp

cơ bản để giúp họ vƣợt qua rào cản có yếu tố chủ quan nêu trên. Việc đào tạo giúp
GV có hiểu biết, có KN tốt hơn và nhƣ vậy giúp họ có thái độ và tinh thần tốt hơn.
Fabry. D. & Higgs, J (1997) [88] đã khẳng định chính vì thiếu đào tạo (cả chính quy
và tự đào tạo) là một nguyên nhân làm GV trở thành trở ngại của chính mình trong
việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên, trong khi thiếu sự đào tạo là một
trong những nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến GV (Guha, 2003) [90], nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng có nhiều điểm yếu trong việc thiết kế và thực hiện các khóa đào tạo
GV về lĩnh vực này. Bằng việc chỉ tập trung vào các KN CNTT đơn thuần, các
khóa đào tạo đã không đạt đƣợc yêu cầu là tăng khả năng tích hợp CNTT vào dạy
học cho GV (VanFossen, 1999) [103]. Nhiều nghiên cứu về tích hợp CNTT vào dạy
học cũng đã khẳng định cụ thể hơn về tính hiệu quả của học KN công nghệ. Đó là
việc đào tạo KN công nghệ theo hƣớng tích hợp với kiến thức chuyên môn của GV
thì có hiệu quả cao hơn là chỉ tập huấn KN tin học đơn thuần cho họ. Nghiên cứu
khảo sát toàn quốc Hoa Kỳ đăng trên Tuần báo Giáo dục ngày 23/9/1999 về việc sử
dụng công nghệ của GV, do tổ chức Nghiên cứu Thị trƣờng Giáo dục tiến hành trên
15.000 GV cho thấy: chỉ có 25% GV đƣợc tập huấn KN CNTT đơn thuần là đủ tự
tin ứng dụng vào giảng dạy và tỉ lệ này cũng đúng bằng với số GV chƣa hề qua tập


11
huấn. Ngƣợc lại, có đến 37% GV đƣợc tập huấn theo dạng tích hợp công nghệ với
chuyên môn của họ lại ứng dụng vào giảng dạy. Một phân tích khác nữa cho thấy:
51% GV qua tập huấn KN tin học đơn thuần cảm thấy tự tin hơn khi soạn bài, trong
khi có đến 65% số GV đƣợc tập huấn KN CNTT theo cách tích hợp với chuyên
môn cảm thấy việc soạn bài đạt đƣợc hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, theo báo cáo
của Hội đồng phát triển nhân lực quốc gia Hoa Kỳ thì bất cứ khóa tập huấn nào cho
GV sẽ đạt đƣợc hiệu quả hơn khi có các tính chất nhƣ: tính chất gắn vào công việc;
liên quan chặt chẽ với chuyên môn; tính lâu dài và liên tục; tập trung vào các hoạt
động trong lớp học và có môi trƣờng cộng tác tốt để có nhiều cơ hội cho việc học
tập lẫn nhau.

- Hướng thứ hai: Nghiên cứu về đào tạo CNTT cho SV sư phạm (pre-service
teacher).
Đối với đào tạo giáo sinh ở các trƣờng Sƣ phạm thì vấn đề cơ sở hạ tầng
cũng là khó khăn (Murphy & Greenwood, 1998) [95]. Nhƣng có lẽ khó khăn lớn
hơn là các giảng viên hƣớng dẫn họ lại có ít kinh nghiệm sử dụng CNTT trong dạy
học để có thể thực hiện các chƣơng trình đào tạo (Simpson và cộng sự 1999) [99].
Và nhƣ một hậu quả, các giáo sinh thiếu đi các mô hình mẫu cho họ về việc tích
hợp CNTT trong dạy học, đƣa đến một mâu thuẫn giữa những mong đợi đối với họ
với thực tế hoạt động. Việc sử dụng CNTT trong quá trình dạy học của các giảng
viên là yếu tố quan trọng đóng góp cho việc hình thành khả năng ứng dụng CNTT
cho SV sƣ phạm. Hay nói theo Mehlinger and Powers (2002) (dẫn theo Engin
Kursun) [86], “GV sẽ dạy theo cách mà họ đã được dạy”. Điều này cũng đúng với
nghiên cứu của Cuckle và cộng sự 2000 [84] khi nghiên cứu ảnh hƣởng của đào tạo
phổ thông tới khả năng sử dụng CNTT của giáo sinh sau này. Nghiên cứu cho thấy
nếu SV sƣ phạm đã bị “vỡ mộng” (disillusioned) về việc sử dụng CNTT của GV
khi ở phổ thông thì điều này có thể ảnh hƣởng lâu dài tới thái độ tiêu cực của họ.
Một giải pháp khác cũng đƣợc đƣa ra trong việc phát triển cho GV tƣơng lai năng
lực công nghệ đó là trang bị máy tính xách tay cho SV. Một nghiên cứu ở Hoa Kỳ
đã cho thấy những SV đƣợc trang bị thì nhận thức của họ về PMDH, về khả năng


12
tích hợp CNTT trong dạy học và sự chia sẻ kinh nghiệm giữa các SV tăng lên. Song
rõ ràng giải pháp này không phải ở đâu cũng làm đƣợc. Nghiên cứu của Cher Ping
Lim (2006) [83] cũng chỉ rõ việc đào tạo các giáo sinh cũng không thể kỳ vọng họ
có đầy đủ năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học ngay, sự đào tạo nối tiếp sau tốt
nghiệp (khi họ là GV phổ thông) là cần thiết. Về những nguyên tắc đào tạo KN
CNTT cho giáo sinh, Hiệp hội CNTT và đào tạo GV (The Society for Information
Technology and Teacher Education - SITE - 2002) (Dẫn theo UNESCO) [102] đã
khẳng định, đó là: công nghệ cần đƣợc hòa trộn (infused) hoàn toàn vào chƣơng

trình đào tạo; công nghệ cần đƣợc giới thiệu trong bối cảnh; SV cần đƣợc trải
nghiệm môi trƣờng học tập đổi mới với sự hỗ trợ của công nghệ trong chƣơng trình
đào tạo của họ.
- Hướng thứ ba: Nghiên cứu về đào tạo CNTT cho GV phổ thông (in-service
teacher).
Đối với GV phổ thông các nghiên cứu cho thấy ngoài ảnh hƣởng của thiết bị
thì ngƣời quản lý (hiệu trƣởng) có ảnh hƣởng mạnh đến sự tiến bộ của GV (Ofsted,
2002) [96]. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ, chia sẻ
ngang hàng (peer support) giữa các đồng nghiệp đối với việc sử dụng CNTT của họ.
Những mối quan hệ đồng nghiệp giữa các GV rất có giá trị đối với việc phát triển
chuyên môn. Trong nghiên cứu của Granger (2002) [89] cho thấy, các GV đã nhận
đƣợc rất nhiều trong việc học tập không chính thống này. Các thảo luận trong công
việc, sự hợp tác với đồng nghiệp thì hữu ích hơn rất nhiều so với các khóa đào tạo
chính thống. Các mối quan hệ hợp tác giữa các GV có thể phát triển thành một cộng
đồng chuyên môn có tính hỗ trợ cao đối với GV khi sử dụng công nghệ trong dạy
học. Có một mối quan hệ hai chiều giữa việc sử dụng CNTT hiệu quả với các cộng
đồng chuyên môn này (Dexter, 2002) [85]: công nghệ làm cho việc hợp tác đƣợc dễ
hơn và sự hợp tác khuyến khích việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Hơn nữa việc
chia sẻ giữa các đồng nghiệp này chính là thực hiện mô hình học tập “kịp thời”
(“Just in time” learning) và nó hiệu quả hơn so với mô hình “phòng khi” (“Just in
case” learning). Mô hình “phòng khi” nghĩa là trang bị cho học viên KN mà có thể


13
họ cần dùng sau này (xong cũng có thể không cần dùng), còn mô hình “kịp thời” là
chỉ trang bị KN khi họ có nhu cầu sử dụng KN đó. Song, trong nghiên cứu của
Granger (2002) [89] cũng đã khẳng định nếu chỉ sử dụng mô hình chia sẻ đồng
nghiệp không thôi thì không đủ. GV cần phải có các cơ hội đƣợc đào tạo chính
thống và có thời gian để họ tự khám phá những gì họ đã đƣợc học. Anne (1998)
(dẫn theo J.J. Hirschbuhl) [94] đã nghiên cứu và đƣa ra 6 giai đoạn để đào tạo KN

CNTT cho GV, đó là: Giai đoạn 1: nhận thức (ngƣời học biết về đối tƣợng học);
Giai đoạn 2: học tập quá trình (làm quen sử dụng); Giai đoạn 3: hiểu và vận dụng
quá trình; Giai đoạn 4: quen thuộc và tự tin; Giai đoạn 5: vận dụng trong bối cảnh
khác; Giai đoạn 6: vận dụng sáng tạo trong bối cảnh mới. Các cơ hội đào tạo phải
định hƣớng theo các đòi hỏi cụ thể của từng môn học (Ofsted, 2002) [96] và nội
dung phải tập trung vào các KN sử dụng PPDH trong bối cảnh của môn học
(Selinger, 1998) [98].
Theo Hiệp hội Quốc tế về công nghệ trong giáo dục của Hoa Kỳ
(International Society for Technology in Education - ISTE) [93], có 6 chuẩn công
nghệ của GV nhƣ sau:
(1). GV phải thể hiện đƣợc sự hiểu biết về khái niệm và vận hành công nghệ.
(2). GV biết lập kế hoạch và thiết kế môi trƣờng học tập hiệu quả và trải
nghiệm những sự hỗ trợ của công nghệ (biết thiết kế các cơ hội học tập thích hợp,
linh động mà có ứng dụng các PPDH với sự hỗ trợ của công nghệ để hỗ trợ những
nhu cầu đa dạng của ngƣời học; biết tìm và xác định các nguồn tài nguyên công
nghệ và đánh giá về tính chính xác của các nguồn tài nguyên này; biết lập kế hoạch
quản lý việc học tập của HS trong môi trƣờng giàu công nghệ;...).
(3). GV thực hiện thành thạo các kế hoạch của chƣơng trình bao gồm các
cách tiếp cận và phƣơng pháp để ứng dụng công nghệ nhằm tối ƣu hóa việc học tập
của HS.
(4). GV biết vận dụng công nghệ để thực hiện nhiều BP, phƣơng pháp kiểm
tra đánh giá HS một cách hiệu quả.
(5). GV biết sử dụng công nghệ để nâng cao nghiệp vụ và khả năng chuyên


14
môn (GV sử dụng các nguồn tài nguyên công nghệ để giúp rèn luyện chuyên môn
và năng lực học tập suốt đời; sử dụng công nghệ để trao đổi và hợp tác với đồng
nghiệp, phụ huynh và cả cộng đồng để khuyến khích HS học tập;...).
(6). GV phải có hiểu biết về các vấn đề xã hội, đạo đức, pháp luật và nhân

văn liên quan đến việc sử dụng công nghệ trong dạy học và vận dụng chúng trong
thực tiễn giảng dạy.
Đặc biệt, để đánh giá về mức độ hiểu biết và sử dụng công nghệ của GV và
HS, Tomei (2005) [101] đã nghiên cứu và đƣa ra thang phân loại về lĩnh vực công
nghệ (The Taxonomy for the Technology Domain) và đƣợc trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thang phân loại về lĩnh vực công nghệ của Tomei
Thang phân loại

Giải thích

Mức 1: Có kiến thức

Mức độ hiểu biết tối thiểu cần phải có với GV và HS

(Hiểu về công nghệ)

về công nghệ, MVT, các PMDH, bộ phần mềm
Office, Internet và biết đƣợc giá trị của các công cụ
này đối với dạy học.

Mức 2: Hợp tác

Có khả năng dùng công nghệ để cộng tác hiệu quả

(chia sẻ ý tƣởng)

(sử dụng công nghệ để giao tiếp).

Mức 3: Đƣa ra quyết định


Có khả năng sử dụng công nghệ để phân tích, đánh

(Giải quyết vấn đề)

giá và biện luận trong những tình huống mới (xử lý
số liệu).

Mức 4: Hòa nhập

Xác định, lựa chọn và vận dụng công nghệ đang có

(Học với công nghệ)

để học trong một tình huống cụ thể.

Mức 5: Tích hợp

Tạo ra đƣợc tài liệu hoàn toàn mới dựa trên công

(Dạy với công nghệ)

nghệ, kết hợp đƣợc nhiều công nghệ khác nhau để
dạy.

Mức 6: Nghiên cứu về

Khả năng đánh giá đƣợc những tác động nhiều mặt,

công nghệ (Technology)


những giá trị chung và những ảnh hƣởng xã hội của
việc sử dụng công nghệ và những ảnh hƣởng của nó
tới dạy.


15
Nhƣ vậy, các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến việc đào tạo KN sử dụng
CNTT cho GV đã đƣợc đề cập theo nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu đều
khẳng định việc trang bị KN sử dụng CNTT cho GV là cần thiết và quan trọng. Đối
với đào tạo SV sƣ phạm, việc làm mẫu của giảng viên có ảnh hƣởng lớn tới SV. Đối
với GV phổ thông, học tập “kịp thời”, chia sẻ đồng nghiệp là mô hình mang lại hiệu
quả cao đối với việc thúc đẩy họ ứng dụng CNTT trong dạy học. Đào tạo giáo sinh
và GV phổ thông là hai giai đoạn thống nhất, có tác dụng tƣơng hỗ lẫn nhau. Các
nghiên cứu khẳng định mô hình đào tạo GV bộ môn nếu chỉ tập trung vào hình
thành các KN CNTT thì không cho hiệu quả cao mà cần tích hợp với PPDH theo
đặc thù từng môn học. Trong một phân tích của UNESCO về bài học kinh nghiệm
khi thiết kế nội dung tập huấn CNTT cho GV (bài học của Thái Lan) cũng đã viết:
“Không có khóa học nào trong số này là cụ thể cho bất cứ môn học nào. Nhiều GV
không thể ứng dụng những gì họ đã được học vào thực tế giảng dạy của họ” [102].
Và thực tế, cũng chƣa có nghiên cứu nào đề cập sâu đến nội dung, giải pháp hình
thành KN CNTT cho GV theo từng chuyên ngành nói chung và cho GV ngành
Toán học nói riêng.
Bên cạnh đó (dẫn theo [20]), trong quá trình nghiên cứu về sử dụng máy tính
điện tử để dạy học Toán, việc khai thác đồ họa trên máy tính điện tử đƣợc đặc biệt
quan tâm vì đây là công cụ rất hữu ích trong việc biểu diễn các mô hình Toán học.
David Tall đã sử dụng môi trƣờng đồ họa máy tính để dạy học Toán từ năm 1980.
Kenneth Ruthven bắt đầu lựa chọn, nghiên cứu, phát triển sử dụng đồ họa của máy
tính vào dạy học Toán từ năm 1986. Theo xu hƣớng này, Morgan Jones, McLeay
(1996), Crawford, Morrison (1998) đã ứng dụng đồ họa trong dạy học Toán. Về vai
trò của đồ họa trong dạy học Toán cho HS từ 11 đến 16 tuổi cũng đã đƣợc Arter

(1993), Ruthven (1992), Graham, Galpin (1998) khẳng định. Theo Colette Laborde,
máy tính điện tử có khả năng tạo ra môi trƣờng kích thích HS hoạt động tìm tòi
khám phá và từ đó hình thành kiến thức mới.
John Mason đã khẳng định rằng các PMDH Toán với một hệ thống công cụ
có khả năng giải toán và giúp HS nghiên cứu các đối tƣợng để tìm ra các tính chất


16
Toán học. Rosamund Sutherland khi nghiên cứu dạy học Toán với phần mềm Logo
đã đúc kết rằng: Điều quan trọng nhất là khi HS sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu máy tính
thì sẽ phát triển khả năng khái quát hóa Toán học. Wan Fatimah Bt Wan Ahmad,
Halimah Badioze Zaman cho rằng bằng việc sử dụng máy tính điện tử trong dạy
học Toán có thể cung cấp nhiều cách học khác nhau, đặc biệt là tổ chức học nhóm
và PMDH đã giúp cho khả năng suy luận Toán học của HS đạt hiệu quả rất cao.
Nhóm tác giả còn dẫn lời của Niess (1994) cho rằng, khi sử dụng máy tính mô
phỏng các vấn đề và điều kiện trong thế giới thực thì HS có thể học rất nhiều tri
thức mới, củng cố kiến thức và nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của kiến thức đó.
Tringa (1923) khẳng định, những kiến thức hình học mà HS đạt đƣợc khi sử dụng
máy tính điện tử sẽ cao hơn so với PPDH thông thƣờng. Nguyên nhân chính của sự
tiến bộ là nhờ việc HS sử dụng các phần mềm Toán học.
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
Bên cạnh việc ban hành Chuẩn nghề nghiệp GV trung học thì Bộ nội vụ cũng
ban hành Thông tƣ liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 09 năm
2015 về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THPT công lập
[7]. Thông tƣ quy định GV THPT hạng I, II, III đều phải có trình độ tin học đạt
chuẩn KN sử dụng CNTT cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TTBTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định
Chuẩn KN sử dụng CNTT [8]. Thông tƣ này quy định chuẩn KN sử dụng CNTT
bao gồm 06 mô đun về chuẩn KN sử dụng CNTT cơ bản và 09 mô đun về chuẩn
KN sử dụng CNTT nâng cao. Cụ thể:
(1). Chuẩn KN sử dụng CNTT cơ bản gồm 06 mô đun sau:

a) Mô đun KN 01 (Mã IU01): Hiểu biết về CNTT cơ bản.
b) Mô đun KN 02 (Mã IU02): Sử dụng máy tính cơ bản.
c) Mô đun KN 03 (Mã IU03): Xử lý văn bản cơ bản.
d) Mô đun KN 04 (Mã IU04): Sử dụng bảng tính cơ bản.
đ) Mô đun KN 05 (Mã IU05): Sử dụng trình chiếu cơ bản.
e) Mô đun KN 06 (Mã IU06): Sử dụng Internet cơ bản.


17
(2). Chuẩn KN sử dụng CNTT nâng cao gồm 09 mô đun sau:
a) Mô đun KN 07 (Mã IU07): Xử lý văn bản nâng cao.
b) Mô đun KN 08 (Mã IU08): Sử dụng bảng tính nâng cao.
c) Mô đun KN 09 (Mã IU09): Sử dụng trình chiếu nâng cao.
d) Mô đun KN 10 (Mã IU10): Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
đ) Mô đun KN 11 (Mã IU11): Thiết kế đồ họa hai chiều.
e) Mô đun KN 12 (Mã IU12): Biên tập ảnh.
g) Mô đun KN 13 (Mã IU13): Biên tập trang thông tin điện tử.
h) Mô đun KN 14 (Mã IU14): An toàn, bảo mật thông tin.
i) Mô đun KN 15 (Mã IU15): Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án.
Trong Báo cáo tổng kết đề tài “Biên soạn chương trình và chuẩn kiến thức,
KN về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) cho SV sư phạm” năm
2013 của Nguyễn Anh Dũng [14] đã công bố một số kết quả nghiên cứu sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận về tiếp cận xây dựng chuẩn năng lực đầu ra về CNTT&TT
của SV sƣ phạm, tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thiết kế chuẩn năng
lực CNTT&TT trong dạy học của ngƣời GV; thực tiễn ứng dụng CNTT&TT của
GV phổ thông, thực tiễn đào tạo về CNTT&TT ở sƣ phạm, nhu cầu đào tạo, bồi
dƣỡng về CNTT&TT của SV sƣ phạm. Đề xuất chuẩn đào tạo CNTT&TT cho SV
sƣ phạm, đề xuất chƣơng trình khung đào tạo về CNTT&TT cho SV sƣ phạm. Cụ
thể:
- Chuẩn gồm các tiêu chí về Tin học cơ sở và chuẩn về ứng dụng CNTT&TT

trong dạy học; bao gồm 10 tiêu chí, với mỗi tiêu chí đều xác định 3 mức thực hiện:
mức 1 (tối thiểu), mức 2 (khá), mức 3 (tốt).
- Chƣơng trình khung thiết kế theo các mô đun, mô đun có các phần cứng bắt
buộc cho tất cả các chuyên ngành, từng khối ngành; có phần mềm dành cho từng
chuyên ngành lựa chọn phù hợp; gồm khối Tin học cơ sở và Tin học chuyên ngành.
Gần đây có đề án của Đại học Thái Nguyên [12] quy định “Chuẩn trình độ
CNTT cán bộ công chức, giảng viên và SV Đại học Thái Nguyên (giai đoạn 20132015)” nhằm mục tiêu:


×