Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghệ thuật trang trí gốm biên hòa tỉnh đồng nai giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 2015 (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.08 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Đình Quả

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
GỐM BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
GIAI ĐOẠN ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 62 21 01 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Tiên

Phản biện 1: PGS.TS Lê Văn Tạo
Trƣờng Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Phản biện 2: PGS.TS Huỳnh Văn Tới
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai


Phản biện 3: GS.TS Trƣơng Quốc Bình
Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Số 32, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi……….giờ ……..ngày…….tháng……..năm

Có thể tìm hiểu tại:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật trang trí gốm luôn đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm gốm. Nghệ thuật
trang trí luôn thể hiện bản sắc và quan niệm về cuộc sống của một
dân tộc hay một vùng miền nào đó. Khi nhìn vào các họa tiết trang trí
hay màu sắc của sản phẩm, người xem có thể phán đoán hoặc khẳng
định nó được sản xuất ở đâu, vào thời điểm nào. Men màu và họa tiết
trang trí là hai yếu tố luôn hòa quyện để làm nên cái đẹp về hình thức
của trang trí, song sự sáng tạo mà người nghệ sĩ thể hiện, sắp đặt trên
sản phẩm mới là yếu tố quyết định.
Trang trí gốm Biên Hòa thật sự phong phú về hoa văn, mỗi một
loại gốm đều áp dụng những họa tiết trang trí có tính chung và riêng
của vùng miền. Trên sản phẩm gốm, hoa văn dân gian luôn được
dùng làm họa tiết để bố cục trang trí, ngoài những cái riêng, người
thiết kế trang trí gốm không thể thoát khỏi cái chung của vùng miền

và sự tiếp biến, giao lưu văn hóa. Tất cả những cái chung và cái riêng
đó tạo cho nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa thật đa dạng về kiểu
dáng, hoa văn và bố cục trang trí. Gốm Biên Hòa còn áp dụng nhiều
thủ pháp để truyền tải ý đồ trang trí của mình lên bề mặt sản phẩm.
Men của gốm Biên Hòa được chia ra hai xu hướng khác nhau về
nhiệt độ chảy và hệ màu sắc.
Việc nghiên cứu và tổng hợp các yếu tố làm nên vẻ đẹp của
nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa là rất cần thiết đối với một thương
hiệu nổi tiếng trong nền mỹ thuật ứng dụng Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lịch sử hình thành, chủ thể sáng tạo và các giai đoạn
phát triển của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa; Nghiên cứu tổng


2

hợp các phong cách, đặc điểm và những thành tựu sáng tạo của nghệ
thuật trang trí gốm Biên Hòa trải qua từng thời kỳ từ đầu thế kỷ XX
đến năm 2015; Khẳng định và làm rõ những giá trị nghệ thuật trong
các đồ án trang trí của gốm Biên Hòa, vị trí của nghệ thuật trang trí
gốm Biên Hòa trong tiến trình mỹ thuật ứng dụng Việt Nam. Đề ra
một số yêu cầu cần thiết trong thiết kế gốm ngày nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa
ở tỉnh Đồng Nai từ đầu thế kỷ XX đến năm 2015.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa kế thừa phong
cách và hoa văn truyền thống của dân tộc Việt Nam
Giả thuyết 2: Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa có những đặc
trưng của vùng miền Đông Nam Bộ rõ nét.

Giả thuyết 3: Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa được tiếp nhận
và sáng tác trên nền tảng của khoa học và kỹ thuật Đông - Tây
5. Ý nghĩa khoa học
Luận án đi sâu vào những yếu tố tạo nên vẻ đẹp, tìm hiểu và
phân tích những giá trị thẩm mỹ, nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện
về nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa. Luận án khi hoàn thành, sẽ
đóng góp vào nguồn tư liệu tham khảo, nghiên cứu chung cho chuyên
ngành. Nó cũng sẽ là tài liệu quan trọng cho việc biên soạn giáo án,
giáo trình phục vụ đào tạo về lĩnh vực nghệ thuật trang trí gốm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài luận án thuộc chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật.
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở mỹ thuật học, thông qua nghiên
cứu đa ngành, liên ngành như: văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật,
mỹ thuật… Quá trình nghiên cứu của luận án thông qua các phương


3

pháp chủ yếu như: nghiên cứu văn bản, tài liệu; nghiên cứu thực tế và
điền dã; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn giải; phương pháp
lịch sử; nghiên cứu khảo sát; thể nghiệm.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục
hình ảnh minh họa, luận án được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và sự hình thành, phát triển của nghệ
thuật trang trí gốm Biên Hòa tỉnh Đồng Nai (39 trang).
Chương 2: Đặc trưng nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa tỉnh
Đồng Nai từ đầu thế kỷ XX đến năm 2015 (42 trang).
Chương 3: Giá trị nghệ thuật và những yếu tố cần thiết trong
nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa tỉnh Đồng Nai hiện nay (33 trang).

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA TỈNH ĐỒNG NAI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, nghiên cứu sinh
nhận thấy đã có những bài viết ngắn, đề cập đến nghệ thuật trang trí
của các dòng gốm Biên Hòa, nhưng chưa có công trình nghiên cứu
sâu và giải quyết triệt để về giá trị nghệ thuật trang trí của dòng gốm
này. Trong trang trí gốm Biên Hòa, có những cái riêng và có cái
chung của sự giao thoa với các vùng lân cận, có những đặc trưng
riêng của vùng miền. Đó chính là mảnh đất để đề tài luận án của
nghiên cứu sinh khai thác và nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu từng
phong cách trang trí gắn với từng thể loại gốm Biên Hòa.
1.1.2. Khái niệm về gốm và nghệ thuật trang trí gốm
1.1.2.1.Khái niệm về gốm


4

Theo tài liệu Vấn đề tên gọi và sự phân loại gốm và sứ xét về
mặt cấu tạo chỉ là một loại vật liệu là gốm có tên tiếng Anh là
ceramic. Đây là loại vật liệu được chế tạo từ các vật liệu vô cơ phi
kim loại (là các loại oxid, carbide, nitride, silicate…), sản phẩm được
tạo hình từ sự phối trộn các vật liệu trên rồi nung kết khối ở nhiệt độ
cao. Có bốn công đoạn chính mà hầu hết các sản phẩm gốm phải trải
qua là: Lọc luyện đất; Tạo hình gốm; Trang trí gốm và nung gốm.
1.1.2.2. Khái niệm về nghệ thuật trang trí
Trang trí là một “Hình thái nghệ thuật đặc biệt” của con người,
là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con người, là nghệ thuật

làm ra “Cái đẹp” để thỏa mãn nhu cầu trước hết là thông tin, giao tiếp
với những ký hiệu gắn liền với những tiến bộ và sự phát triển tất yếu
của đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Một số quy luật bố cục trang trí là: Đăng đối; Lặp đi lặp lại;
Xen kẽ; Dàn trải; Đóng khung; Đường diềm.
1.1.2.3. Nghệ thuật trang trí gốm
Nghệ thuật trang trí gốm thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng nên
luôn tuân thủ theo nguyên tắc. Hình dáng của vật chất chế tác phải
được trọn vẹn, trang trí không làm thay đổi hoặc phá hủy hình dáng,
ảnh hướng tới công năng sử dụng của sản phẩm, ngược lại, sẽ làm
đẹp hơn, sáng tỏ hơn, nhấn mạnh hơn hình dáng.
Ngôn ngữ tạo hình của trang trí gốm
Hoa văn trang trí: Các hình tượng, họa tiết dùng để trang trí trên
sản phẩm gốm thường được cách điệu theo chiều hướng đơn giản cả
về đường nét và mảng khối.
Mảng khối: Mảng khối trong trang trí gốm là mảng bẹt và có
tính trang trí cao. Tuy nhiên, sản phẩm gốm lại là khối tròn (ngoài
tranh gốm) nên sẽ gây nên hiệu ứng khác nhau về các góc nhìn, hình


5

tượng và mảng trang trí theo đó cũng tạo nên nhiều cảm giác hơn cho
người thưởng thức nó.
Đường nét: Trong trang trí gốm, đường nét được tạo ra bởi
nhiều kỹ thuật thể hiện khác nhau như nét khắc chìm, nét vẽ phóng
bút. Trên gốm Biên Hòa, đường nét phân định các mảng trang trí và
ngăn cho các màu men không lem vào nhau.
Màu sắc: Màu sắc là yếu tố quan trọng và gắn liền trực tiếp với
hình dáng của sản phẩm. Màu sắc là nhân tố quan trọng giúp nhận

diện sản phẩm nhanh và trực tiếp hơn cả hình dáng chất liệu. Màu
trong gốm là các men màu được tạo bởi men gốc và chất tạo màu là
các oxit kim loại.
Các thủ pháp thể hiện trang trí gốm
Để trang trí một sản phẩm gốm người thợ có nhiều thủ pháp
khác nhau tùy theo từng sản phẩm và đặc điểm của địa phương.
Vẽ phóng bút và công bút: Với cách thể hiện vẽ oxit dưới men,
người thợ vẽ trực tiếp màu coban trên bề mặt sản phẩm mộc. Những
nét thanh, nét đậm tùy theo sự bay bổng đầy tính sáng tạo của nghệ
nhân đã thực sự mang lại cảm giác sống động trong mỗi đồ án.
Khắc chìm: Sản phẩm được đem ra khắc khi đất còn ẩm vừa để
nét khắc xuống xương đất dễ dàng và không vỡ nét. Các nét khắc sẽ
phân mảng trang trí một cách rõ ràng giữa phần nền và họa tiết. Thủ
pháp trang trí này thường áp dụng tại gốm Biên Hòa sau này, nó
thích hợp với gốm sành xốp và gốm nhiều màu. Ngoài ra trang trí
gốm còn áp dụng các thủ pháp khác như dán đề can, thủ pháp trổ
thủng…
1.1.2.4. Sơ lược nghệ thuật trang trí gốm Việt Nam
Trên đồ gốm đời Lý, hoa sen được vẽ rất nhiều, trình bày qua
rất nhiều dạng thức, khi thì là hoa sen nở nhìn từ trên xuống, cánh xòe


6

ra kín cả mặt chén, mặt đĩa; khi thì là hoa sen búp, nhìn nghiêng; khi
thì cả cành sen từ ngó đến lá đến hoa; khi lại là những bông sen xoắn
quấn quít nhau...Trang trí gốm hoa nâu phát triển với tư duy khác hẳn
về tinh thần so với hoa văn trên gốm men ngọc.
Nghệ thuật trang trí gốm hoa lam thực sự là đỉnh cao của nghệ
thuật trang trí gốm nước ta. Với bút lông mềm mại, có thể tạo nên

những nét lớn hoặc mảnh theo tay ấn, cho phép nghệ nhân sáng tạo ra
những đồ án hoa văn trở nên mềm mại sống động. Những nét phóng
bút rung động theo cảm xúc đã truyền tải cái nhìn và khắc họa vẻ đẹp
của tự nhiên một cách đầy uyển chuyển sống động.
1.1.2.5. Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa hội tụ những yếu tố
của một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
Các sáng tác trang trí trên gốm Biên Hòa luôn tôn trọng và đề
cao yếu tố thẩm mỹ hay luôn coi trọng những tiêu chuẩn của cái đẹp
trong mỗi đồ án trang trí. Yếu tố nội dung trong nghệ thuật trang trí
gốm Biên Hòa cũng luôn được chú trọng trong khi sáng tác. Từ việc
nghiên cứu đề tài, lựa chọn các mô típ trang trí phù hợp, tới sắp xếp
bố cục và phối màu đều được cân nhắc trên nền tảng của kiến thức
mỹ thuật vững chắc.
Ngoài những giá trị nghệ thuật ra, nghệ thuật trang trí gốm Biên
Hòa còn thể hiện đầy đủ các chức năng của tác phẩm nghệ thuật qua
quá trình sáng tác và phục vụ cuộc sống. Như vậy, thông qua các yếu
tố tụ hội từ chính các đồ án trang trí và tư duy, hoạt động sáng tạo
của đội ngũ thiết kế trang trí gốm Biên Hòa, có thể khẳng định, nghệ
thuật trang trí gốm Biên Hòa đã sản sinh ra những tác phẩm mỹ thuật
ứng dụng trong nền mỹ thuật Việt Nam.
1.2. Sự hình thành và phát triền của nghệ thuật trang trí
gốm Biên Hòa tỉnh Đồng Nai


7

1.2.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm gốm Biên
Hòa
1.2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển
Tại Rạch lò gốm (Cù Lao Phố) hiện còn rất nhiều mảnh gốm

sành da nâu, xám nhạt cùng dấu vết của xỉ lò được các nhà khảo cổ
đoán định là nơi sản xuất gốm có nguồn gốc của cư dân Trung Bộ và
gốm của người Hoa ở Việt Nam có niên đại thế kỷ XVII - XVIII.
Khởi đầu gốm Biên Hòa xưa thường sản xuất các đồ để chứa
đựng như lu, khạp. Bên cạnh đó là những đồ sinh hoạt hàng ngày như
nồi, niêu, ấm… Một số đồ có giá trị nghệ thuật là vò, bình rượu,
chóe... Tất cả chúng đều được làm bằng đất nung hoặc tráng men nâu,
da lươn. Dần dần, các lò gốm Biên Hòa sản xuất những sản phẩm
gốm men như bát, đĩa, bình, đèn, đôn, gốm trang trí, đặc biệt là tượng
gốm phục vụ cho xây dựng đền chùa.
1.2.1.2. Đặc điểm nghệ thuật gốm Biên Hòa
Gốm Biên Hòa có lịch sử hình thành và phát triển muộn hơn so
với các dòng gốm khác như Chu Đậu, Bát Tràng... Chính sự muộn đó
đã tạo cho gốm Biên Hòa điều kiện được tiếp thu và chịu nhiều ảnh
hưởng của nhiều dòng gốm khác nhau. Sự cộng hưởng từ nhiều phía
kết hợp với sức sáng tạo riêng đã tạo nên phong cách đặc trưng của
gốm Biên Hòa.
Gốm Biên Hòa có vô vàn kiểu dáng với nhiều chủng loại khác
nhau, song vẻ đẹp truyền thống mang tính đặc trưng của nó thể hiện
qua hai khía cạnh, đó là sự là sự cân đối, hài hòa về hình dáng của sản
phẩm cùng với nét độc đáo đầy tính thẩm mỹ qua các phù điêu và
tượng nhỏ.
1.2.1.3. Mối liên hệ giao thoa giữa gốm Biên Hòa và khu vực
Đông Nam Bộ


8

Trong sự kết hợp hài hòa của vùng miền, người Việt cùng với
người Hoa và các tộc người bản địa đã tạo ra một tiếng nói chung

mang đậm sắc màu riêng của sự tiếp biến và giao thoa trong sáng tạo.
Gốm Cây Mai - Biên Hòa - Bình Dương có vị trí gần nhau, thuận tiện
cho việc giao lưu về mọi mặt lại chung một hoàn cảnh xã hội như
nhau nên ba trung tâm gốm này luôn có sự tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau liên tục và có hệ thống.
1.2.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa
1.2.2.1. Trong dòng chảy gốm Việt nam
Khi gốm mỹ nghệ phát triển tại Biên Hòa vào đầu thế kỷ XX,
hoa văn trang trí đầu tiên mà nghệ nhân Biên Hòa sử dụng là những
hoa văn truyền thống đã di cư theo người Việt từ bắc vào nam. Đặc
biệt, trên gốm Biên Hòa, hình tượng con người trong trang phục dân
dã với các cảnh lao động, sinh hoạt và tích truyện dân gian mang đậm
tình cảm của nghệ nhân với tình yêu quê hương, yêu dân tộc.
1.2.2.2. Kết hợp sự giao thoa trong khu vực
Chính do sự vận động của cuộc sống với những mối giao tiếp
qua lại đã hòa hợp, trộn lẫn cái riêng của từng thành phần tộc người
lại để tạo thành cái chung đặc trưng đầy bản sắc của khu vực Đông
Nam Bộ. Điều này đã làm cho gốm Biên Hòa có những sáng tác
trang trí mang hơi thở riêng của vùng miền, trên nền tảng kế thừa
nghệ thuật trang trí truyền thống của dân tộc.
1.2.2.3. Sự ảnh hưởng phương Tây
Năm 1923, bà Mariette phụ trách Ban Gốm đã vạch ra cho gốm
Biên Hòa một hướng đi riêng, khai sinh một dòng sản phẩm gốm
trang trí với bố cục chặt chẽ và nhiều màu, được chạm khắc các chi
tiết hoa văn đặc sắc với nhiều màu men lạ và đẹp. Tuy là người
phương Tây nhưng bà Mariette đã luôn tôn trọng yếu tố truyền thống


9


trong các đồ án trang trí, các nguyên liệu và màu sắc của địa phương.
Cái “chất Tây” ở đây là các nguyên tắc, tỉ lệ, định luật khoa học khi
sáng tác và thiết kế trang trí, là sự tính toán hợp lý để cho ra những
màu men đẹp, cũng như việc phối hợp chúng sao cho hài hòa trên sản
phẩm.
Tiểu kết
Biên Hòa từ đầu thế kỷ XX đến 2015 đã có lịch sử hơn 100 năm
hình thành và phát triển. Mỗi sản phẩm của nghệ thuật trang trí gốm
Biên Hòa đều tổng hợp các yếu tố về vẻ đẹp và sự sáng tạo như
những tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Những giá trị về nội dung và
thẩm mỹ của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa cần được nghiên cứu
để bảo tồn và phát triển trong thực tiễn sáng tác mới.
Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa có những đặc điểm nghệ
thuật vừa mang tính truyền thống chung của gốm Việt nam, kế thừa
nghệ thuật trang trí truyền thống trong dòng chảy của nghệ thuật gốm
Việt nam. Sự kế thừa đó thể hiện qua một số hoa văn trang trí, màu
men và thủ pháp thể hiện trên sản phẩm gốm Biên Hòa.
Sự giao thoa với các dòng gốm trong khu vực Đông Nam Bộ là
gốm Cây Mai và gốm Bình Dương đã ảnh hưởng không nhỏ đến
nghệ thuật gốm Biên Hòa. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng có ảnh
hưởng lớn đến phong cách và trình độ của nghệ thuật trang trí gốm
Biên Hòa là kiến thức mỹ thuật phương Tây.
Chƣơng 2
ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA
TỈNH ĐỒNG NAI TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 2015
2.1. Yếu tố truyền thống trong trang trí gốm Biên Hòa
2.1.1. Sự biểu đạt qua hoa văn trang trí
2.1.1.1. Mô típ thực vật truyền thống



10

Hoa sen và lá sen trong trang trí gốm Biên Hòa thật mềm mại và
gần gũi, những mảng hoa và lá nâng đỡ cái nọ làm nền cho cái kia
trên một diện tích hợp lý, tạo ra một bố cục hoàn chỉnh với màu sắc
nhẹ nhàng, quyến rũ. Màu sắc của lá sen thường là men xanh đồng,
bông sen màu trắng có điểm chút màu hồng để tạo ra sự tinh khiết.
Hoa cúc: là một loài hoa, từ xa xưa, đã được nhiều nước trên thế
giới, nhất là các nước phương Đông ca ngợi, quý mến. Hoa Cúc có
thể đứng độc lập hoặc kết hợp với côn trùng, có thể được sử dụng
dưới dạng tả thực hay cách điệu để trở thành một loại hoa văn phổ
biến trong trang trí gốm. Mô típ hoa cúc nhiều nhất trên gốm Biên
Hòa là đồ án trang trí bình hoa.
Trên gốm Biên Hòa, hoa mai xuất hiện trong nhiều loại sản
phẩm. Đề tài Mai Điểu là đồ án trang trí gặp nhiều nhất, bố cục của
đề tài rộng, dàn trải khắp diện tích bề mặt sản phẩm với cây mai đang
nở rộ và đàn chim tung tăng mừng đón xuân về. Đồ án Mai Hạc lại
diễn tả những hoa mai vàng rực rỡ trong một bố cục chia ô dọc. Một
loại đề tài trang trí khác gắn với hoa mai là sự kết hợp giữa hoa mai
và con người. Bình hoa Bát tiên thể hiện tám vị tiên đang thưởng
ngoạn cùng sắc xuân trong một dải đồ án ngang.
Trên bình hoa gốm Biên Hòa, đề tài Tùng Hạc được khai thác rất
nhiều, có hai dạng bố cục về đề tài này. Dạng thứ nhất là đồ án có bố
cục mảng chính chạy ngang giáp vòng quanh phần chính của thân
bình, mảng này có diện tích rộng nên dùng đề truyền tải họa tiết trang
trí chính, phần cổ và thân bình là những đường diềm. Dạng đồ án thứ
hai có bố cục dàn trải khắp bề mặt của sản phẩm.
2.1.1.2. Mô típ động vật truyền thống
Cùng với truyền thống của dân tộc, mô típ rồng trên gốm Biên
Hòa rất phong phú. Trên bình hoa của gốm Biên Hòa thường bắt gặp



11

đề tài Lưỡng long tranh châu, hai con rồng uốn lượn giữa các đám
mây và cùng há miệng tranh nhau trái châu rực lửa. Bố cục thể hiện ở
đề tài này thường dàn trải các chi tiết ra khắp bề mặt sản phẩm, thân
rồng uốn dọc theo chiều cao của bình, đuôi rồng được ẩn hiện ở phần
cổ bình, đầu rồng ngẩng cao uy dũng trên vị trí trung tâm. Hoa văn
thường đi đôi với Rồng là Mây, có hai cách bố cục Mây, loại thứ nhất
là chia thành những dải chỗ lớn chỗ nhỏ, lượn lờ quanh thân Rồng,
loại thứ hai là tụ thành những đám mây được sắp xếp vào khoảng
trống hay tạo sự liên kết giữa các mảng trang trí trên sản phẩm. Rồng
và Mây quấn quít trong một bố cục chặt chẽ, thân Rồng lúc ẩn lúc
hiện. Một đặc trưng của mô típ Rồng trên gốm Biên Hòa là biến thể
Rồng lá, đây là dạng hoa văn cổ rất hay được áp dụng trên các đố án
trang trí bình đèn. Trong bình, rồng lá có bố cục mềm mại, uyển
chuyển và liên tục chạy khắp một vòng của thân bình với nhiều con
kết hợp lại.
Mô típ phượng có bố cục đẹp và mềm mại nên cũng thường
được sử dụng để trang trí gốm, nhất là những sản phẩm có dáng
truyền thống. Mô típ phượng đang khoe hết vẻ đẹp rực rỡ với đôi
cánh dang rộng và những lông đuôi rất mềm mại uốn theo vũ điệu
vòng tròn, xung quanh là những đám mây nhỏ dập dờn nâng đỡ.
Ngoài hai mô típ rồng và phượng, gốm Biên Hòa còn sử dụng
nhiều loại động vật khác làm đề tài trang trí như: Rùa, Lân, ngựa và
các loại chim, cá...
2.1.2. Sự biểu đạt qua nghệ thuật sử dụng men màu
Gốm Biên Hòa thường sử dụng những màu men truyền thống
như men ngọc, men đã đỏ, men nâu, trắng ta. Men ngọc là loại men

có cốt trong và sắc xanh như ngọc, men có độ lung linh do tính linh
hoạt cao của men khi nung. Men ngọc được sử dụng rất nhiều trên


12

gốm Biên Hòa. Men đá đỏ là loại men rất đẹp và sâu lắng của Gốm
Biên Hòa. Men đá đỏ có sắc đỏ thẫm, trầm của FeO và độ linh hoạt
cao. Men nâu là loại màu men truyền thống tiếp theo rất hay được sử
dụng trên gốm Biên Hòa. Men nâu của gốm Biên Hòa có khác một
chút so với men nâu truyền thống ở độ bóng. Ngoài các loại men
ngọc, men đá đỏ và men nâu ra, gốm Biên Hòa còn áp dụng những
màu men khác như men trắng ta, men vàng đất, màu lam…
2.2. Yếu tố đặc trƣng vùng miền trong nghệ thuật trang trí
gốm Biên Hòa
2.2.1. Nội dung đề tài trang trí
2.2.1.1. Đề tài từ thiên nhiên
Thiên nhiên với phong cảnh, hệ động thực vật sinh sống trong
một không gian cụ thể luôn là đề tài cho nghệ thuật trang trí khai
thác. Gốm Biên Hòa đã có rất nhiều đồ án trang trí sử dụng chất liệu
xung quanh mình.
Trên một bình hoa gốm Biên Hòa, hình ảnh một vùng đất nhấp
nhô nhiều ngọn đồi với những thung lũng và đàn nai gặm cỏ bên
dòng suối. Những con nai trong các tư thế mềm mại, sinh động, hồn
nhiên qua các nét vẽ rất cơ bản của đường kỷ hà và gợi khối. dưỡng
bản thân và một nghề truyền thống.
Bình hoa Hương quê lại là một đề tài trang trí khác về thiên
nhiên, dưới dàn mướp quen thuộc với mỗi ngôi nhà miền quê là đàn
gà, những chú gà con lăng xăng đùa giỡn bên gà mẹ vùng trên đất, gà
trống bố thì ngẩng cao đầu như cất tiếng gáy. Các họa tiết từ dàn

mướp đến đàn gà đều được tác giả cách điệu đơn giản hóa thành các
mảng trang trí đẹp.
Có một dạng trang trí rất đặc sắc của gốm Biên Hòa, đó là đồ án
Bá hoa. Đây là lối trang trí được sắp xếp rất nhiều màu cho các loài


13

hoa, tuy nhiên, nhờ có mảng lớn nhỏ khác nhau, sự diễn tả tốt của
không gian với các mảng chồng lên nhau nên sự phối màu trở nên hài
hòa, vui mắt.
2.2.1.2. Đề tài từ hình tượng con người
Đề tài về con người được quan tâm sâu rộng là những cảnh sinh
hoạt trong dân gian. Các đề tài như: Đám rước; Mùa gặt; Trên đồng;
Trẩy hội; Vinh quy… đã là những chủ đề sinh hoạt với hình ảnh con
người cần cù lao động và vui tươi, tình cảm trong cuộc sống. Ngoài
ra, các đề tài về những trò chơi dân gian như đấu vật, múa lân, chơi
đánh đu cũng thường được các nghệ nhân gốm Biên Hòa khai thác để
khái quát nên thành các đồ án trang trí trên sản phẩm của mình. Qua
các đồ án trang trí trên, có thể khẳng định nghệ thuật trang trí gốm
Biên Hòa đã luôn khai thác các góc nhìn vào đời sống sinh hoạt
truyền thống trong dân gian của người Việt để thể hiện đặc trưng
trang trí đặc sắc của mình.
Như vậy, trong mối giao lưu văn hóa của tổng hòa các dòng gốm
trên vùng Đông Nam Bộ, nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa đã chịu
ảnh hưởng không nhỏ về đề tài và hoa văn trang trí. Tuy nhiên, nghệ
nhân gốm Biên Hòa đã có những chắt lọc và diễn đạt bố cục, họa tiết,
màu sắc theo quan điểm của mình. Chính điều đó đã tạo cho nghệ
thuật trang trí gốm Biên Hòa có những đặc trưng rất riêng, mang tính
vùng miền của một trung tâm gốm lớn.

2.2.2. Hình thức trang trí trên gốm Biên Hòa
2.2.2.1. Bố cục trang trí
Cách bố cục thứ nhất là trang trí bằng các giải đồ án ngang gần
giống với cách bố cục trang trí của gốm Hoa nâu. Cách bố cục thứ hai
là sự biến thể của bố cục trang trí theo ô dọc, chen vào giữa khoảng
cách các ô là một họa tiết độc lập hay hoa văn trang trí khắp thân


14

gốm. Tùy theo bố cục và nội dung trang trí của sản phẩm mà nghệ
nhân sáng tác sẽ chia thành 2 đến 4 ô có hình chữ nhật hay bầu dục.
Cách bố cục thứ ba là sự dàn trải hoa văn khắp sản phẩm.
2.2.2.2. Đường nét trang trí
Nhìn chung, đường nét của gốm Biên Hòa luôn lấy đường cong
làm chủ đạo trong việc diễn tả các hoa văn trang trí. Chính sự kết hợp
của nhiều đường cong đã tạo cho các mảng trang trí mềm mại và
uyển chuyển, đó cũng là đường nét quen thuộc trên gốm truyền thống
của người Việt.
2.2.3. Phong cách của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa qua
từng giai đoạn phát triển
Nghệ thuật trang trí chỉ thực sự phát triển từ đầu thế kỷ XX với
sự có mặt của người Pháp. Trong suốt hơn 100 năm kể từ đầu thế kỷ
XX, nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa có thể được chia làm 4 giai
đoạn.
2.2.3.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954
Đây là giai đoạn mà nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa chịu
nhiều ảnh hưởng của người Hoa và người Pháp. Năm 1923, khi bà
Mariette điều hành ban gốm, nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa mới
thực sự đạt nhiều thành tựu rực rỡ bởi nó đã được kết hợp hài hòa

giữa kiến thức mỹ thuật, kỹ thuật phương Tây và nghệ thuật trang trí
truyền thống phương Đông.
Việc được học các kiến thức về mỹ thuật, kỹ thuật nghiêm túc
của giảng viên người Pháp đã tạo cho trang trí gốm Biên Hòa những
chủ thể sáng tạo có đầy đủ năng lực để sáng tác ra nhiều tác phẩm mỹ
thuật ứng dụng. Dần dần, đội ngũ sáng tác trang trí gốm Biên Hòa đã
trưởng thành, họ tự tin vào khả năng độc lập trong sáng tạo của mình,
những đồ án trang trí được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, cốt truyện


15

dân gian, lịch sử và các chất liệu của cuộc sống xã hội xung quanh.
2.2.3.2. Giai đoạn từ năm 1955 đến 1975
Đây là giai đoạn phát triển của nghệ thuật trang trí gốm Biên
Hòa hoàn toàn do người Việt tự lập. Giai đoạn 1955 đến 1975 đánh
dấu bằng việc tự khẳng định mình của đội ngũ sáng tác trang trí gốm
Biên Hòa. Giai đoạn này đã cho ra đời những đồ án trang trí với hình
tượng người rất sinh động và nhiều cảm xúc như: đám rước, Vinh quy
bái tổ, chợ quê…
2.2.3.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995
Đất nước thống nhất đã tạo điều kiện cho nghề gốm phát triển,
nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa đã chiếm được nhiều sự mến mộ
của thị trường Đông Âu. Giai đoạn này có rất nhiều cơ sở sản xuất
gốm tại Biên Hòa, các đề tài trang trí được sáng tác rất phong phú với
đủ các thể loại.
2.2.3.4. Giai đoạn từ năm 1995 đến 2015
Có ba khuynh hướng trang trí gốm giai đoạn này là: Khuynh
hướng trang trí theo phong cách truyền thống của gốm Biên Hòa,
khuynh hướng trang trí đơn giản hơn về hoa văn và màu sắc và

khuynh hướng cách tân của các nghệ sĩ mỹ thuật yêu thích gốm, đây
là phong cách trang trí gốm theo những cảm xúc, góc nhìn đầy sáng
tạo trên gốm phá cách.
2.2.4. Nghệ thuật tạo men và phối màu
Men của gốm Biên Hòa được chia ra hai xu hướng khác nhau về
nhiệt độ chảy và hệ màu sắc. Đó là dòng men cao độ cho ra những
màu sắc trầm và quý, dòng men trung độ chuyên sử dụng những sắc
màu tươi sáng hơn, rực rỡ hơn với các màu nóng như màu vàng,
hồng, cam, đỏ…
Trên gốm Biên Hòa, các màu men được phối hợp với nhau rất


16

hài hòa trên một tổng thể đã được đính sẵn. Với tính đặc trưng là
dùng kỹ thuật thể hiện bằng các nét khắc trực tiếp vào xương đất, nên
các mảng màu được phân định sẵn, rõ ràng không có sự lem qua lại
giữa các màu. Xuất phát từ cái gốc của mỹ thuật học phương Tây, sự
phối màu của Thầy và Trò đều dựa trên cơ sở khoa học. Các màu
được sắp xếp sao cho vừa nêu rõ được cái đẹp, cái nổi bật của mảng
chính, lại vừa có tính chuyển tiếp, hài hòa trong tổng thể của một sản
phẩm.
2.2.5. Các kỹ thuật trang trí trên gốm Biên Hòa
2.2.5.1. Kỹ thuật chạm khắc
Kỹ thuật khắc chìm là một đặc trưng rõ nét nhất của nghệ thuật
trang trí trên gốm Biên Hòa. Các nét chạm khắc sâu vào xương gốm,
là đường bao ranh giới để tô men và làm cho chúng không chảy tràn
sang nhau.
2.2.5.2. Kỹ thuật trổ thủng
Trổ thủng là kỹ thuật trang trí được áp dụng cho một số chủng

loại sản phẩm như: Bình đèn, voi, đôn, chân đèn…Trong kỹ thuật này
người thợ dùng dao cắt xương đất thành những lỗ hổng, tạo ra một
phần nền (âm), phần họa tiết được giữ lại.
2.2.4.3. Kỹ thuật trang trí men
Kỹ thuật trang trí men ở Biên Hòa có nhiều phương pháp khác
nhau nhưng hay sử dụng nhất là kỹ thuật chấm men. Khi đã có mảng
trang trí được phân chia theo các đường khắc, người thợ sẽ dùng cọ
chấm men lên sản phẩm theo một sự phối màu đã có sẵn. Ngoài ra, ở
Biên Hòa còn sử dụng các phương pháp khác như: Nhúng men, xối
men, phun men, được áp dụng cho những loại sản phẩm có cùng một
màu men.
2.3. Những yếu tố sáng tạo mới trong nghệ thuật trang trí


17

gốm Biên Hòa
2.3.1. Sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại
Trong nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa, người nghệ nhân đã sử
dụng ngôn ngữ trang trí bằng các chất liệu từ dân gian, để đưa vào
trong một đồ án trang trí được sắp xếp theo bố cục, phối màu dựa
trên những quy luật của kiến thức mỹ thuật học. Trên nền tảng những
yếu tố truyền thống, nghệ nhân trang trí gốm Biên Hòa đã áp dụng
đầy sáng tạo các kiến thức của nền hội họa vào từng đồ án trang trí để
đem lại vẻ đẹp đa dạng mang nhiều nét đặc trưng của nghệ thuật đồ
họa.
2.3.2. Sự kết hợp giữa tạo dáng và trang trí
Nhìn chung, sự kết hợp giữa dáng sản phẩm và đồ án trang trí
trên gốm Biên Hòa rất hài hòa, nghệ nhân thường chọn phần có
đường kính lớn nhất, mảng rộng nhất để diễn tả đồ án chính của

mình, phần đồ án phụ ở cổ và chân bình dùng để làm tôn mảng chính
lên.
2.3.3. Sự sáng tạo trong gốm phá cách
Trang trí gốm Biên Hòa trong giai đoạn 1995 đến năm 2015 đã
xuất hiện một số đồ án cách tân mang tính thực dụng và trìu tượng
hóa cao. Các kiểu cách tân xuất phát từ sự cách điệu đến trìu tượng
hình ảnh con người hay động vật cũng hay được áp dụng. Trong
những đồ án trang trí này, tác giả thường nghiên cứu kỹ đề tài và
chọn ra phương pháp cách điệu cho phù hợp với hình dáng của sản
phẩm.
2.3.4. Sự kết hợp giữa đồ án và kỹ thuật trang trí
Khi trang trí một sản phẩm, nghệ nhân sẽ cân nhắc để tạo nên sự
phù hợp giữa đồ án trang trí và kỹ thuật thể hiện. Trong từng sản
phẩm cụ thể, kỹ thuật thể hiện sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ mà tác giả


18

nhắm tới.
Tiểu kết
Các mô típ trang trí trên gốm Biên Hòa là kết quả của nghiên
cứu và chắt lọc kỹ lưỡng của người sáng tác từ kho tàng mỹ thuật
truyền thống và chất liệu cuộc sống xung quanh. Qua các tác phẩm
trang trí gốm Biên Hòa, hệ thống hoa văn được các tác giả thể hiện
rất phong phú với nhiều ý nghĩa mang tính nhân văn sâu sắc. Mô típ
trang trí từ thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá đến muông thú hiện lên thật
nhẹ nhàng, sinh động. Mô típ trang trí được khái quát từ con người
mới thật nhiều cảm động với các cảnh lao động, sinh hoạt của người
Việt.
Hệ men màu cùng với nghệ thuật phối màu của tác giả đã là yếu

tố quan trọng góp phần làm đẹp thêm cho đồ án trang trí. Việc kết
hợp nhiều màu men theo một thủ pháp trang trí riêng đã mang đến
cho nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa vẻ đẹp. Giai đoạn 1995 đến
2015 đánh dấu bằng việc ra đời các tác phẩm trang trí gốm độc bản
có phong cách hiện đại trong trang trí gốm Biên Hòa.
Chƣơng 3
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT
TRONG NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ GỐM BIÊN HÒA TỈNH
ĐỒNG NAI HIỆN NAY
3.1. Những giá trị của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa
3.1.1. Giá trị về nội dung đề tài trang trí
3.1.1.1. Ý nghĩa của đề tài và hoa văn trang trí
Điều làm cho trang trí gốm Biên Hòa ấn tượng hơn, đó là giá trị
về nhân văn được toát lên từ những ý nghĩa trong từng hoa văn trang
trí của các đồ án. Tình yêu quê hương được thể hiện qua những hoa
văn và đề tài truyền thống, hay các chủ đề về các phong tục, tập quán


19

sinh hoạt của người Việt.
3.1.1.2. Vẻ đẹp trong xây dựng hình tượng con người
Được hình thành trên cơ sở văn hóa truyền thống nên phong cách
xây dựng hình tượng con người trong trang trí gốm Biên Hòa mang
tình cảm sâu sắc với quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
3.1.2. Giá trị về hình thức nghệ thuật trang trí
3.1.2.1. Vẻ đẹp trong nghệ thuật cách điệu của hoa văn trang trí
Trang trí gốm Biên Hòa sáng tác trên phong cách chia mảng rõ
ràng nên mọi hoa văn trang trí đều có sự cách điệu hóa. Mỗi đối
tượng của đề tài trong tự nhiên từ hoa lá, cây cối đến động vật đều

được nghiên cứu và cô đọng lại để trở thành các mảng hoa văn đơn
giản nhưng đẹp hơn tự nhiên.
3.1.2.2. Sự mượt mà của mảng và đường nét
Nhìn vào gốm Biên Hòa, người xem sẽ cảm nhận được sự mượt
mà mềm mại các hoa văn trang trí, cho dù hoa văn đó là hoa lá, động
vật hay hình tượng con người. Sự mềm mại đó được diễn tả bởi các
đường cong là chủ đạo khi tạo hình các mảng trang trí.
3.1.2.3. Sự cân đối về hoa văn và bố cục
Trong trang trí gốm Biên Hòa, sự cân đối về hoa văn và bố cục
mảng trên tổng thể bề mặt sản phẩm luôn được coi trọng. Đối với
việc trang trí một khối tròn trong không gian ba chiều, người sáng tác
luôn phải tính toán cách truyền tải nội dung đề tài trên các diện của
khối.
3.1.2.4. Yếu tố khoa học trong tạo hình và không gian của đồ án
Khi xây dựng các hình tượng trang trí trong một đồ án, các yếu
tố mỹ thuật cơ bản như: Tỷ lệ, giải phẫu, luật xa gần, các nguyên tắc
bố cục…, được chú ý. Bố cục và chiều sâu không gian cũng rất được
các nghệ nhân gốm Biên Hòa chú trọng trong các đồ án trang trí.


20

Nghệ nhân đã có ý thức áp dụng các quy luật của hội họa vào trong
các đồ án để tạo ra chiều sâu không gian trong các tác phẩm của
mình.
3.1.2.5. Sự đa dạng của men và phối màu men
Men màu trên gốm Biên Hòa rất phong phú, có cả hệ màu sáng
lẫn men màu trầm, mỗi sản phẩm có thể được phối hợp nhiều màu rất
hài hòa tạo ra đặc điểm vùng miền của gốm Biên Hòa. Các men màu
luôn giữ được độ ổn định của một số màu đặc trưng.

3.1.2.6. Tính trang trí cao trong thủ pháp
Thủ pháp trang trí áp dụng trên gốm Biên Hòa rất đa dạng như
kỹ thuật chạm khắc, chạm lộng, đắp nổi, dán đề can. Mỗi thủ pháp
cho ra những hiệu quả khác nhau theo mỗi đồ án trang trí đã được
định trước.
3.2. Vị trí của nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa trong tiến
trình mỹ thuật ứng dụng Việt Nam
3.2.1. Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa làm phong phú và
nâng cao vẻ đẹp của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam
Các đề tài trang trí trên gốm Biên Hòa đã đề cập đến nhiều hình
ảnh, triết lý có chất nhân văn trong cuộc sống của người Việt. Những
tác phẩm trang trí ấy dù không lớn và nổi tiếng như lĩnh vực điêu
khắc, hội họa, song nó lại tràn ngập trong mỗi gia đình và trở nên
một công cụ giáo dục hữu hiệu với quần chúng.
Được tiếp thu và ảnh hưởng của mỹ thuật phương Tây nên nghệ
thuật trang trí gốm Biên Hòa có bố cục và các yếu tố mỹ thuật khác
là hoa văn và màu sắc có chất lượng thẩm mỹ cao. Điều này rõ ràng
đã làm phong phú và nâng cao vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí mỹ
thuật ứng dụng Việt Nam.
3.2.2. Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa góp phần quảng bá


21

văn hóa nghệ thuật của người Việt với cộng đồng Quốc tế
Qua nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa đã truyền bá một phần về
văn hóa của người Việt trên cộng đồng Quốc tế. Nó đã góp phần kêu
gọi người nước ngoài đến với mỹ thuật ứng dụng Việt Nam ngày một
nhiều hơn.
3.3. Những yếu tố cần thiết trong nghệ thuật trang trí gốm

Biên Hòa hiện nay
3.3.1.Thiết kế trang trí gốm hòa hợp với không gian môi
trường
Trước khi sáng tác các tác phẩm trang trí, nghệ nhân trang trí đã
luôn ý thức được bối cảnh cho đầu ra của sản phẩm. Gốm được tính
đến như một bộ phận luôn phải đồng bộ với không gian chung cả về
hình dáng và trang trí sản phẩm.
3.3.2. Thiết kế trang trí gốm kết hợp với nghệ thuật tạo dáng
phá cách
Trong các tác phẩm gốm hiện đại Biên Hòa, sự phong phú của
mảng và khối là nét khác biệt rõ nhất so với gốm truyền thống, ranh
giới giữa trang trí và tạo dáng đã bị xóa nhòa bởi bản thân mỗi mảng
khối, mỗi đường nét đều đóng vai trò vừa là tạo hình, vừa là trang trí,
khối và mảng trở nên biến hóa với tính khái quát cao.
3.3.3. Thiết kế trang trí gốm gắn kết với công năng sử dụng
Khi bước vào sáng tác trang trí, nghệ nhân gốm Biên Hòa đã
luôn xác định đề tài trang trí cho phù hợp với hình dáng và công năng
sản phẩm gốm. Đồ gốm thuộc lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, vì thế
thiết kế trang trí phải luôn gắn với công năng sử dụng của từng loại
sản phẩm.
3.3.4. Thiết kế trang trí kết hợp màu men nghệ thuật
Yếu tố hỗ trợ nhiều nhất cho lĩnh vực trang trí là men màu. Việc


22

có nhiều màu men sẽ giúp nghệ nhân trang trí có nhiều phương án về
phối màu của một đồ án. Các men nghệ thuật sẽ tạo ra một sản phẩm
trang trí đẹp hơn, lung linh hơn.
3.3.5. Sự cần thiết trong việc bảo tồn và đổi mới của nghệ

thuật trang trí gốm Biên Hòa hiện nay
Trong hơn 100 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật trang trí
gốm Biên Hòa đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những cố
gắng để củng cố thương hiệu vốn có và tiếp biến yếu tố mới. Tư duy
sáng tạo của đội ngũ giai đoạn sau bao giờ cũng được kế thừa những
thành tựu của thế hệ trước. Tuy nhiên, sống trong một khoảng thời
gian, không gian cụ thể, người nghệ sĩ sẽ bị ảnh hưởng của bối cảnh
chi phối ít nhiều đến những sáng tác của họ. Sự cách tân của trang trí
gốm Biên Hòa hiện nay không xa rời truyền thống mà là bắt nguồn từ
những chất liệu, kỹ thuật đã có để sáng tạo nên những cái mới.
Tiểu kết
Hoa văn trang trí trên gốm Biên Hòa rất phong phú từ hoa văn
truyền thống đến hiện đại, bao gồm các cỏ cây hoa lá, động vật, côn
trùng đến hình tượng con người. Các hoa văn trang trí đã được chắt
lọc và cách điệu để tạo nên những hình ảnh đẹp. Hoa văn trang trí
gốm Biên Hòa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc với nhiều chất liệu được
rút ra từ cuộc sống sinh hoạt của người Việt.
Đồ án trang trí gốm Biên Hòa được tính toán từ sắp xếp bố cục
đến tạo không gian và phối màu đều dựa trên cơ sở kiến thức mỹ
thuật bài bản. Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa rất hài hòa giữa hoa
văn trang trí và những màu men được điều chế từ các nguyên liệu địa
phương. Gốm Biên Hòa đã và đang đóng góp và quảng bá một phần
vẻ đẹp của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam ra thế giới.
Bước sang thế kỷ XXI, nghề gốm có nhiều biến chuyển rõ rệt


23

trong sản xuất và sáng tạo thẩm mỹ. Có nhiều luồng sáng tác trái
chiều nhau đang hình thành và bổ sung cho nhau trong sáng tác trang

trí gốm Biên Hòa.
KẾT LUẬN
1. Biên Hòa từ đầu thế kỷ XX đến 2015 đã có lịch sử hơn 100
năm hình thành và phát triển. Được hình thành và phát triển từ dòng
chảy gốm Việt Nam, nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa đã trải qua 4
giai đoạn phát triển theo những biến cố của lịch sử đất nước. Qua mỗi
giai đoạn, đội ngũ sáng tác trang trí đã dần khẳng định trình độ vững
vàng để tạo ra những tác phẩm đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
2. Yếu tố truyền thống của trang trí gốm Biên Hòa luôn biểu
hiện qua những hoa văn trong từng đồ án trang trí, cái chất dân gian
được khắc họa và đậm đà hơn khi nó được diễn đạt trong ý thức của
những con người luôn hướng về nguồn cội. Yếu tố dân gian của hoa
văn trên gốm Biên Hòa còn toát lên qua những đề tài và phong cách
diễn đạt đề tài đó về tình yêu thiên nhiên, phong cảnh và con người
Việt Nam. Là những cảnh sinh hoạt và trang phục rất gần gũi với dân
gian, nó nói lên tình cảm và sự gắn bó của người Việt đối với lao
động và nét văn hóa nhân văn. Đó chính là đặc trưng mà nghệ thuật
trang trí gốm Biên Hòa đã thể hiện được.
Hoa văn trang trí trên gốm Biên Hòa rất phong phú với các loại
từ hoa văn truyền thống của dân tộc đến những họa tiết riêng của
vùng miền và nhiều mô típ hiện đại khác. Hoa văn trang trí không chỉ
đẹp về hình thức khi nó là kết quả của sự nghiên cứu và cách điệu,
mà nó còn giàu ý nghĩa với nội dung giáo dục sâu sắc.
3. Nghệ thuật trang trí gốm Biên Hòa có các đặc trưng vùng
miền rõ nét với không gian riêng. Những đặc trưng trang trí đó được
chứng minh cụ thể qua từng đồ án trang trí với sự biểu đạt hoa văn,


×