Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận những rào cản kỹ thuật trong hoạt động ngoại thương và đối sách của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.97 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN 6:
NHỮNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG HOẠT
ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VÀ ĐỐI SÁCH CỦA
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Võ Thanh Thu
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Lớp: Ngoại Thương



Mở đầu.
Việt Nam hiện nay là một trong những nước có nền kinh tế phần lớn dựa vào Xuất Nhập
Khẩu bên ngoài, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến hơn 350 tỉ USD (với tổng
GDP quốc gia chỉ đạt 200 tỉ USD). Và cũng chính vì vậy, nếu có bất kỳ điều gì xảy ra với
những mặt hàng xuất khẩu, thì nên kinh tế của những quốc gia đó (bao gồm cả Việt Nam)
sẽ chịu thiệt hại tương đối lớn.
Vậy chính xác thì mặt hàng xuất khẩu của các nước đang gặp phải những điều gì?
Nếu như mọi người thường xuyên theo dõi trên TV, báo đài, mọi người sẽ bắt gặp những
tin bài như phía Mỹ trả lại lô hàng cá ngừ hơn 20 tấn trị giá cả tỉ đô vì chúng ta không
đáp ứng được yêu cầu diệt khuẩn của họ, hay hoặc EU cấm bán một vài mặt hàng Thủy
Sản của Việt Nam vì còn dư lưu lượng thuốc kháng sinh quá nhiều, hoặc Trung Quốc
cấm nhập toàn bộ sữa bột từ New Zealan vì nghi ngờ có vi khuẩn, và cuối cùng là Mỹ
cấm nhập nông sản trái cây từ Mexico chỉ vì những chiếc xe chuyên chở nông sản từ phía
Mexico không đáp ứng được yêu cầu an toàn vệ sinh.
Đó chính là rào cản kỹ thuật do các nước nhập khẩu lập ra. Nhìn chung, những hàng rào
này mục đích vốn có là để đảm bảo an toàn cho công dân nước nhập khẩu và khuyến
khích nước xuất khẩu tạo ra những sản phẩm an toàn. Nhưng nó giờ bị lạm dụng như một
dạng công cụ bảo hộ có tính mạnh mẽ và siết chặt. Những hàng rào này vô hình chung


gây khó khăn và bất cập cho tiến trình tự do hóa thương mại trên phạm vi khu vực và
toàn cầu.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về rào cản kỹ thuật trong hoạt động ngoại thương, thực trạng,
hạn chế và giải pháp của doanh nghiệp Việt Nam để có thể xuất khẩu hàng hóa của mình.

P a g e 3 | 40


I.

Khái niệm rào cản kỹ thuật.
1. Khái niệm:

Trong thương mại quốc tế, các“rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical
barriers to trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp
dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của
hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi
chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT).
Như đã nêu, về cơ bản Các biện pháp kỹ thuật này về là cần thiết và hợp lý
nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an
ninh... và thúc đẩy việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng và an toàn.
Và thực tế cũng cho thấy , các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản
vô hình đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu
bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho các nước khác xâm nhập thị
trường tiềm năng. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương
mại”.
2. Phân loại:
Theo hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại cùa WTO, thì rào cản
được phân ra làm 3 loại như sau:
Quy chuẩn kỹ thuật: (technical regulations) là những yêu cầu kỹ thuật có giá

trị áp dụng bắt buộc (các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). Nó Bao gồm những
quy định về đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất chế
P a g e 4 | 40


biến sản phẩm có ảnh hưởng tới đặc tính của sản phẩm. Các sản phẩm không đáp
ứng được quy chuẩn kỹ thuật sẽ không được bán trên thị trường.
Ví dụ là hệ thống ISO 9001 là quy chuẩn toàn cầu và bắt buộc đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu.
Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards) là các yêu cầu kỹ thuật được một tổ
chức được công nhận chấp thuận. Đó là các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sản
phẩm; các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó. nhưng không có giá trị
áp dụng bắt buộc. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này thường bị áp vào những mặt hàng
công nghiệp, nguyên liệu thô và đầu vào của nông sản.
Ví dụ: Cá basa Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường EU buộc phải đạt
được những tiêu chuẩn kỹ thuật của họ, bao gồm chỉ tiêu cảm quan, hóa học và vi
sinh.
Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu
chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure): Là bất cứ thủ tục nào áp dụng trực
tiếp hoặc gián tiếp, để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các qui định kỹ thuật
hoặc tiêu chuẩn có được thực hiện hay không. Các thủ tục này bao gồm các thủ tục về
chọn mẫu, thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá, thẩm định và đảm bảo phù hợp; Đăng ký,
công nhận và chấp nhận hoặc là sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên.
3. Các hình thức.
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế bao gồm các hình thức như sau:
3.1 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ:
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình
dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản
phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám
định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương pháp thống kê, thủ tục

chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các yêu cầu về an toàn thực
phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an
toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường,…
Ví dụ cho việc này chính là thời điểm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu bưởi Năm Roi
sang thị trường EU và Mỹ nhưng bị trả về vì lý do không đạt tiêu chuẩn GAP, còn dư quá
nhiều dư lương thuốc trừ sâu và phân bón, có nguy cơ gây hại cho người và đất trồng cây
v…v…

P a g e 5 | 40


3.2 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào,
được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại
đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với
mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Việc
áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do
đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.
Điển hình là Hàn Quốc đã cho thông qua bộ luật Quản Lý Nguồn Nước Uống,
trong đó có quy định việc nghiêm cấm sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào để làm sạch
nguồn nước (trong đó có cấm ozone hóa) đối với các loại nước tinh khiết đóng chai nhập
khẩu. Luật này còn bao gồm việc các loại nước uống đóng chai chỉ có hạn trưng bày và
sử dụng trong 6 tháng và các vỏ chai phải làm từ nhựa có thể tái chế.
3.3 Các yêu cầu về nhãn mác:
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó
các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày
sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mã
vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản… Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như
đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém. Đây là một rào cản thương mại
được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.

3.4 Các yêu cầu về đóng gói bao bì:
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy
định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, … Những
tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên
vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử
dụng. Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh
tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của mỗi nước, cũng như
chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở mỗi
nước là khác nhau.
Ví dụ như ở Hoa Kỳ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ sẽ xét rất
khắt khe và gắt gao những loại nông sản hay thực phẩm được nhập từ các nước khác vào
Hoa Kỳ. Họ có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn riêng, trong đó bao gồm cả việc nhãn mác
phải được in ấn như thế nào, bắt buộc phải có tên của quốc gia sản xuất và bao bì đóng
gói cũng phải phù hợp với việc tái sử dụng của quốc gia họ.

P a g e 6 | 40


3.5 Phí môi trường:
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí
phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các
hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi
trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:


Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc
hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải
loại sau sử dụng.




Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và
đất, hoặc gây tiếng ồn.



Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ
của chính phủ để bảo vệ môi trường.

Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản
xuất và người tiêu dùng.
3.6 Nhãn sinh thái:
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng
biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn
sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền
sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh
hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ
sống của nó.
II.

Vai trò

1. Đối với quốc gia nhập khẩu:
Với việc đưa ra các rào cản kỹ thuật, quốc gia nhập khẩu sẽ đạt được một số lợi ích sau
đây:


Đưa ra rào cản kỹ thuật với các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe con người.
Chẳng hạn như việc nhập thuốc lá từ nước ngoài vào Việt Nam thì trên bao thuốc phải
in những hình ảnh cảnh báo kèm theo câu “Hút thuốc có hại cho sức khỏe”.




Các biện pháp bảo vệ sự sống sức khỏe của động vật và thực vật giúp bảo vệ các loài
động thực vật quý hiếm. Mỗi quốc gia có thể nghiên cứu và đưa vào áp dụng ngay các
P a g e 7 | 40


biện pháp để bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý
hiếm.
Không xét tới những việc hiển nhiên như nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác, mật gấu
hay cốt cọp. Thì những mặt hàng như bào ngư hay vi cá từ Trung Quốc, hay cua Hoàng
Đế và cá tuyết tại Hoa Kỳ đều nằm trong diện cần được bảo vệ.


Các biện pháp bảo vệ môi trường: Hiện nay vấn đề về môi trường đang được các
nước công nghiệp ngày một quan tâm hơn liên quan đến phế thải và yêu cầu cần tái
chế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của các nhà sản xuất.

Điển hình như quy định về khí thải từ xe ôtô, các biện pháp an toàn về vận chuyển các
nguyên liệu gây nguy hiểm và việc tạo ra các nguyên liệu gây hại cho môi trường như
chlorofluorocarbon (CFC’s)
2. Đối với doanh nghiệp nội địa (tại nước nhập khẩu)


Với việc quốc gia đưa ra những rào cản kỹ thuật, doanh nghiệp trong nước được
hưởng lợi từ việc bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ hàng hóa của chính quốc
gia đó sản xuất ra trước sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hàng ngoại nhập với
đa dạng mẫu mã, chủng loại và giá cả,…




Việc từng bước tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cũng tạo cho các doanh
nghiệp nội địa sức ép phải cải tiến, nâng cao trình độ quản lý, công nghệ, tăng
cường khả năng tiếp cận thị trường mới cho sản phẩm công nghiệp…

III.

Hạn chế của các rào cản kỹ thuật

1. Hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với nước xuất khẩu nói chung, Việt
Nam nói riêng
Hiện nay, khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp công nghiệp nói riêng khi tham gia vào các thị trường quốc tế là các nước ngày
càng có xu hướng ít sử dụng những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnh
cấm, hạn chế số lượng hoặc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao.
Thay vào đó, các biện pháp bảo hộ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các vấn đề về môi trường
được lồng vào với những lý do chính đáng. Nhiều quốc gia coi tiêu chuẩn quốc gia là tiêu
chuẩn bắt buộc, phải tuân thủ đối với hàng hóa nhập khẩu. Các nước có trình độ công
nghệ cao thường có xu hướng đưa các yêu cầu kỹ thuật cao vào tiêu chuẩn quốc gia.
-

Các doanh nghiệp Việt Nam với trình độ công nghệ thấp sẽ phải chịu áp lực
cạnh tranh ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các
nước ASEAN, là những nước sản xuất nhiều sản phẩm mang tính cạnh tranh
P a g e 8 | 40


-


với hàng công nghiệp Việt Nam và có trình độ phát triển khoa học, công nghệ
cao hơn so với chúng ta.
Như vậy, nếu một nước áp đặt một quy định hoặc một tiêu chuẩn lên một sản
phẩm cá biệt, thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể ở vào thế bất lợi, do phải
cải tiến sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn này. Do vậy, doanh nghiệp phải mất
thêm nhiều chi phí cho nghiên cứu và đầu tư thêm dây chuyền sản xuất.

Ví dụ, đối với doanh nghiệp sản xuất dây cáp điện, đây là một mặt hàng không khó
sản xuất. Tuy nhiên, nếu muốn xuất khẩu, doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu các thị
trường xuất khẩu khác nhau, vì mỗi nước đều có các tiêu chuẩn và quy định khác nhau
về: vật liệu cách điện có thể dùng được, tính chất cháy của vật liệu cách điện, độ dày của
lớp cách điện, khả năng thấm nước, độ mềm dẻo...
Đối với các nước đang phát triển nói chung và các doanh nghiệp công nghiệp Việt
Nam nói riêng, việc tìm ra các yêu cầu về quy định kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu,
nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất phù hợp với các quy định nàSy và cung cấp sản
phẩm thực sự đáp ứng được các quy định của thị trường toàn cầu là rất mất thời gian và
tốn thêm nhiều chi phí.
-

-

Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ có thể chọn một hoặc hai thị trường chính và
sản xuất các sản phẩm của mình phù hợp với các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật
của những thị trường đã chọn lựa đó
Một nguyên nhân nữa góp phần tạo nên các rào cản đối với các sản phẩm công
nghiệp, đó là sự hạn chế trong việc cập nhật các quy định về tiêu chuẩn mới
được thay đổi ở những nước mà doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu.

2. Hạn chế đối với người tiêu dùng tại các quốc gia áp đặt TBT (nước nhập
khẩu)



Người tiêu dùng nội địa ít có cơ hội lựa chọn sản phẩm từ các quốc gia khác nhau
do chính sách ưu tiên dùng hàng trong nước;



Hàng hoá sẽ kém đa dạng từ chủng loại, xuất xứ, đặc tính… vì các yêu cầu, tiêu
chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt bởi các rào cản thương mại từ nước nhập khẩu.
3. Hạn chế đối với doanh nghiệp nội địa tại nước xuất khẩu, đặc biệt trong
lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp



Môi trường sống không ngừng thay đổi theo chiều hướng xấu như bệnh tật, hoá
chất len lỏi trong nguồn nước, thực vật, sự xuất hiện các loại dịch bệnh lạ…, các
tiêu chuẩn về sản phẩm, đặc biệt là nhóm nguyên liệu và sản phẩm phục vụ cho
nông nghiệp luôn có những đòi hỏi ngày càng khắt khe, việc cập nhật các thay đổi
mới nhất từ các rào cản thương mại đòi hỏi phải được cập nhật thường xuyên, liên
tục và chính xác.
P a g e 9 | 40




Quy trình tiếp cận các thông tin mới nhất về biện pháp kỹ thuật của các nước tốn
nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp trong việc theo dõi, tìm hiểu, tiến hành
thực hiện… đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nước nông nghiệp
chậm phát triển.




Đa số các biện pháp kỹ thuật ở các thị trường được áp dụng một cách ổn định,
thường xuyên và liên tục (không phải biện pháp bất thường và không mang tính
trừng phạt). Hàng hoá từ tất cả các nguồn đều phải đáp ứng các điều kiện này. Vì
vậy, về nguyên tắc, không có biện pháp phòng tránh hay đối phó mà chỉ có biện
pháp duy nhất là tuân thủ.



Việc răm rắp tuân thủ các biện pháp này đôi khi đòi hỏi những thay đổi quan trọng
không chỉ đối với hàng hoá thành phẩm xuất khẩu mà cả quá trình nuôi trồng, khai
thác nguồn nguyên liệu, quy trình chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm.



Đây là việc khó nhưng phải làm bởi nếu không đáp ứng các điều kiện kỹ thuật,
hàng hoá “lỗi” có thể bị từ chối nhập khẩu. Nghiêm trọng hơn, trong một số
trường hợp, nếu việc vi phạm xuất hiện quá nhiều và khó kiểm soát, nước nhập
khẩu có thể tăng cường các biện pháp kiểm soát hoặc thậm chí cấm nhập khẩu
hàng hoá tương tự từ tất cả các doanh nghiệp của nước xuất khẩu liên quan (dù
một số doanh nghiệp không vi phạm) do ảnh hưởng dây chuyền.



Các doanh nghiệp xuất khẩu tuân thủ trong tình trạng bị động, lúng túng

IV.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam

Biểu đồ : 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016

P a g e 10 | 40


P a g e 11 | 40


Biểu đồ : Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2016
(Nguồn: )
-

Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ USD,
chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm hàng
điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may (hơn
23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),...

V.

Một số rào cản đối với hàng xuất khẩu việt nam vào các nước

-

Luật Illegal Unreported Unregulated fishing - IUU về truy xuất nguồn gốc thủy hải

-

sản xuất khẩu vào EU
Đạo luật Bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ
Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng - CPSIA của Mỹ

Các tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm đồ gỗ gia dụng và nội thất như: giường cũi,
giường tầng, hòm đồ chơi, bàn xếp di động, giá đỡ tivi, rào chắn trẻ em…
P a g e 12 | 40


-

Các tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm may mặc như: dây rút quần áo trẻ em, áo

-

ngủ, áo choàng, áo tắm, áo quần bó sát, áo ngủ trẻ em…
Những tiêu chuẩn REACH (quy định sản xuất không sử dụng hóa chất độc hại của

-

EU)
Luật Lacey sửa đổi của Mỹ về quy định liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của nguyên

-

liệu sản xuất đồ gỗ
Quy định về chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm cho hàng hoa quả của

-

Indonesia
Những quy định mới cho hàng dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm của luật FDCA (Mỹ)
Hiệp định FLEGT của EU về thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của


-

lô hàng thông qua các bằng chứng gốc
Thực chất đây là những rào cản kỹ thuật, là những hành vi bảo hộ thương mại mà các
nước NK này dựng lên một cách tinh vi, nhằm hạn chế nguồn hàng XK của các nước
khác vào thị trường nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa

VI.
-

Ảnh hưởng của rào cản kĩ thuật đến Việt Nam

Đối với Việt Nam, xuất khẩu là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng
kinh tế nhưng đang gặp phải rào cản lớn từ các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập
khẩu. Theo thống kê của Bộ Công thương, rào cản thương mại đối với hàng xuất khẩu
Việt Nam áp dụng cho nhiều loại mặt hàng, trong đó chủ yếu tập trung vào các nhóm
hàng nông, lâm, thủy sản. Nhiều mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vấp
phải các hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản, Mexico...

P a g e 13 | 40


a) Hàng nông sản

-

Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam, đóng góp 40% GPD và đảm
bảo việc làm cho 70% số lao động. Việt Nam có các sản phẩm nổi tiếng như gạo, trái
thanh long, bưởi năm roi, cà phê Trung Nguyên, hạt tiêu Phú Quốc… được thế giới

biết đến. Nhưng thời gian qua, xuất khẩu nông sản, thực phẩm của ta liên tục giảm

-

sút.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm

-

thuỷ sản 4 tháng đầu năm 2015 đạt 9,13 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, cà phê sụt giảm mạnh nhất cả về sản lượng và giá trị, khối lượng xuất khẩu
cà phê 4 tháng đầu năm 2015 đạt 466.000 tấn và 970 triệu USD, giảm 41% về khối

-

lượng và 39,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm 2015 cũng chỉ ước tính đạt 1,95 triệu tấn với

-

giá trị 849 triệu USD; giảm 4,8% về khối lượng và 9,2% về giá trị.
Có những mặt hàng sụt giảm mạnh về giá như cao su. Trong 4 tháng đầu năm 2015,
xuất khẩu cao su đạt 259.000 tấn, với giá trị 371 triệu USD, tăng 37,7% về khối lượng

-

nhưng giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân
P a g e 14 | 40



Ví dụ như các mặt hàng xuất khẩu sang Ả-rập Xê-út vi phạm như sau:
STT

Mặt hàng nhập khẩu

Hình thức vi phạm
– Không đăng ký thông tin về sản phẩm gạo như:
màu sắc, độ dài, tỉ lệ tấm;- Ghi lời quảng bá không
được phép như “tuyệt hảo”;- Tên của nhà nhập khẩu

1

Gạo nhài

trên bao bì khác với tên trong chứng từ nhập khẩu;Không ghi rõ mùa vụ;- Ghi trùng tên sản phẩm và
trọng lượng tịnh;- Nhãn dán dễ bóc rời (được dán
không đúng vị trí);– Không đăng ký thông tin bằng
tiếng Ả-rập.
– Tên sản phẩm bằng nhãn dán thay vì phải in trực
tiếp trên bao bì;- Tên của nhà nhập khẩu trên bao bì

2

Gạo trắng hạt dài

khác với trong chứng từ nhập khẩu;- Không ghi rõ tỉ
lệ tấm.- Không đăng ký xuất xứ và trọng lượng bằng
tiếng Ả-rập.
– Tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với trong


3

Gạo hạt ngắn

chứng từ nhập khẩu;- Không ghi rõ tỉ lệ tấm;- Tên
sản phẩm bằng nhãn dán thay vì phải in trực tiếp trên
bao bì.

4

Hạt tiêu đen

5

Mì ống, mì sợi trứng

6

Mì sợi thẳng

– Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép.
– Không có chứng nhận đã xử lý nhiệt đối với các sản
phẩm có bột trứng.
– Không ghi trọng lượng tịnh bằng tiếng Ả-rập

P a g e 15 | 40


-


– Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập;- Có

7

Mì ăn liền vị bò

8

Mì ăn liền vị gà

9

Mì ăn liền vị tôm

10

Hạt điều

– Có chứa vi khuẩn còn sống.

11

Tôm đông lạnh

– Có chứa vi khuẩn Phipprobara Imolins

chứa chất béo không rõ nguồn gốc.
– Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập;- Có
chứa chất béo không rõ nguồn gốc.

– Không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả-rập;- Có
chứa chất béo không rõ nguồn gốc.

Đáng chú ý là, ngoài các nguyên nhân về tiêu chuẩn kỹ thuật thì vấn đề dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép; sản phẩm chứa vi khuẩn còn sống, có chứa

-

vi khuẩn độc hại là thuộc về quy trình nuôi trồng chưa đảm bảo an toàn ngay từ đầu.
Ngoài ra, ông Đào Trần Nhân, Tham tán Công sứ Thương mại tại Hoa Kỳ, cho hay
Hoa Kỳ là một trong những thị trường nông sản trọng điểm của Việt Nam nhưng đây
cũng là thị trường nổi tiếng với các vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp và xây dựng
nhiều rào cản với mặt hàng nông sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, đối với nhiều mặt
hàng, phía Hoa Kỳ muốn mỗi sản phẩm khi đặt trên bàn ăn đều có một mã vạch mà
khách hàng có thể dùng thiết bị thông minh để tìm ra được tỉnh nào, huyện nào, thậm
chí là nông trại số mấy đã nuôi con cá .

P a g e 16 | 40


b) Hàng thủy sản

-

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2016 xuất khẩu thủy sản của
cả nước đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,31% so với năm 2015.
P a g e 17 | 40


-


Hoa Kỳ và Nhật Bản là 2 thị trường đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam;
trong đó xuất sang Hoa Kỳ chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch, đạt 1,44 tỷ USD, tăng
9,7% so với năm 2015; xuất sang Nhật Bản chiếm 15,6%, đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6%;
sau đó là Trung Quốc chiếm 9,7%, đạt 685,1 triệu USD, tăng 52%; Hàn Quốc chiếm
8,6%, đạt 608 triệu USD, tăng 6,3%.

-

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, kim ngạch xuất khẩu tôm của nước
ta vẫn cán mốc 3,1 tỷ USD trong năm 2016, tăng gần 4% so với năm 2015. XK cá tra
ước đạt 1,66 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2015 và chiếm 24% tổng kim ngạch XK
thủy sản. Năm 2016, cá tra Việt Nam có mặt tại 137 thị trường trên thế giới, trong đó
thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất 23%, Trung Quốc 17% và EU đã tụt xuống vị
trí thứ 3 với 16%. XK cá tra năm 2017 dự báo tăng nhẹ 4% đạt trên 1,7 tỷ USD.

-

Thực tế, với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan,
nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo
hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế chống
bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ
nguồn lợi IUU, hay chương trình thanh tra riêng biệt đang và sẽ được tăng cường áp

-

dụng.
Theo đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ được chia thành 3 nhóm
chính
• Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn: Các quy định này được đưa ra để bảo vệ

sức khỏe của người, vật nuôi và cây trồng
• Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và
an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh
dưỡng và tạp chất
• Các biện pháp thương mại: Các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn gian
lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn
nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường

P a g e 18 | 40


-

Trong những năm gần đây, hai vấn đề nổi cộm về chất lượng thủy sản nhập khẩu vào
thị trường Mỹ là nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline và dư lượng

-

kháng sinh nhóm Quinolone.
Nhật Bản duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin và
Sulfadiazine đối với các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy
định mới của Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, từ tháng 10.2016, Nhật Bản sẽ
loại bỏ ra khỏi danh sách giám sát các chất Sulfamethoxazole, Sulfadiazine và

-

Chloramphenicol trong tôm nuôi Việt Nam.
Trong khi đó, Úc cũng tăng cường kiểm tra về độc tố sinh học và vi sinh. Từ tháng 1
đến tháng 9.2016, có 11 lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dư
lượng kim loại nặng (thủy ngân, cadmium) vượt giới hạn tối đa cho phép, tăng gấp


-

2,2 lần so với cả năm 2015.
Theo đó, Chính phủ Úc đã ban hành lệnh khẩn cấp cấm nhập khẩu tôm và thịt tôm
chưa nấu chín kể từ ngày 9.1.2017 do phát hiện virus đốm trắng có trong tôm bán tại
các cửa hàng và nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại
Queensland. Lệnh cấm nhập khẩu này có hiệu lực từ ngày 9.1.2016 và kéo dài 6
tháng. Theo đó, tất cả những lô hàng đến Úc từ ngày 9.1.2017 trở đi sẽ được yêu cầu
tái xuất hoặc tiêu hủy. Các lô hàng hiện đang làm thủ tục nhập khẩu vào Úc sẽ bị kiểm

-

tra 100%.
Việt Nam hiện mới chỉ xuất khẩu được tôm đã luộc chín hoặc tôm chế biến sâu như
tôm tẩm bột, gia vị sang Úc. Như vậy, lệnh cấm của Úc sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu
tôm tẩm bột, tẩm gia vị của Việt Nam sang quốc gia này.

(Nguồn: baomoi.com)
Thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2016
(Nguồn: vinanet.vn)
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu thủy sản năm 2016
Thị trường

Năm 2016

Năm 2015

+/-(%) Năm 2016 so với
P a g e 19 | 40



năm 2015
7.053.125.55

6.572.600.34

9

6

1.435.696.98

1.308.679.44

2

8

1.098.506.30

1.035.030.66

8

5

Trung Quốc

685.094.998


450.775.973

+51,98

Hàn Quốc

607.963.122

571.933.896

+6,30

Thái Lan

242.921.185

216.171.598

+12,37

Anh

205.136.588

200.497.512

+2,31

Hà Lan


204.408.016

167.373.159

+22,13

Australia

186.402.813

171.258.272

+8,84

Canada

183.533.063

190.552.170

-3,68

Đức

176.324.232

188.820.139

-6,62


Hồng Kông

151.221.040

150.388.116

+0,55

Italia

135.662.600

115.586.521

+17,37

Bỉ

123.681.763

110.623.671

+11,80

Đài Loan

105.711.814

117.842.345


-10,29

Singapore

99.185.522

103.224.744

-3,91

Nga

95.924.895

79.391.164

+20,83

Mexico

95.509.186

109.405.326

-12,70

Pháp

94.607.092


109.372.602

-13,50

Tây Ban Nha

85.283.756

91.627.252

-6,92

Philippines

80.862.165

72.512.587

+11,51

Malaysia

73.202.616

72.318.606

+1,22

Braxin


68.015.612

77.879.408

-12,67

Tổng kim ngạch
Hoa Kỳ
Nhật Bản

+7,31
+9,71
+6,13

P a g e 20 | 40


Ả Rập Xê út

61.307.434

69.445.908

-11,72

Colombia

57.814.946


64.244.558

-10,01

50.565.880

53.051.475

-4,69

Israel

48.289.220

39.265.003

+22,98

Ai Cập

45.822.118

64.203.321

-28,63

Bồ Đào Nha

45.340.851


44.319.222

+2,31

Thuỵ Sĩ

38.707.848

35.767.637

+8,22

Đan Mạch

36.321.942

30.268.601

+20,00

Pakistan

23.359.280

23.082.631

+1,20

NewZealand


21.132.078

21.818.138

-3,14

Ấn Độ

20.333.451

19.843.065

+2,47

Ba Lan

16.882.087

18.251.680

-7,50

Thuỵ Điển

15.192.221

16.993.944

-10,60


Ucraina

14.011.402

10.432.324

+34,31

Campuchia

13.012.936

17.464.519

-25,49

I rắc

12.512.859

8.721.426

+43,47

Cô Oét

10.863.711

12.567.011


-13,55

Séc

10.030.443

15.456.002

-35,10

Hy Lạp

9.521.076

10.562.878

-9,86

Rumani

7.050.033

6.488.022

+8,66

Thổ Nhĩ Kỳ

5.505.639


8.462.853

-34,94

Indonesia

4.835.511

2.805.222

+72,38

Brunei

1.138.426

1.291.219

-11,83

Tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất

c) Hàng dệt may
P a g e 21 | 40


-

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Dệt

may Việt Nam cả năm 2016 ước đạt 28,3 tỷ USD, chỉ tăng 5,7% so với năm
2015.Trong đó, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng đều chứng kiến sự đi xuống,
đạt mức tăng trưởng thấp. Điển hình là thị trường Hoa Kỳ, chiếm hơn 40% tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 11,8 tỷ USD, tăng 5,8%. Tương tự, xuất khẩu
sang EU đạt 3,7 tỷ USD, tăng 6,3%, Nhật Bản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 5,4%, Hàn Quốc

-

đạt 2,6 tỷ USD, tăng 5,1%.
Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay đối với ngành dệt may chính là việc phòng vệ và
rào cản thương mại của một số nước. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, thời
gian qua, các nước tăng cường sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam.
Từ năm 2007 đến nay hàng xơ sợi XK của Việt Nam bị kiện đến 7 vụ, trong đó có 5
vụ kiện chống bán phá giá, 1 vụ kiện chống trợ cấp và 1 vụ kiện áp dụng biện pháp tự
vệ từ Thổ Nhĩ Kỳ, EU, Ấn Độ và Brazil. Hiện tại, Việt Nam đang bị Thổ Nhĩ Kỳ áp
thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng sợi dún polyester và sợi nhân tạo tổng hợp;

-

bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với sợi spandex từ tháng 1/2016.
Khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường khó tính, DN thường phải gặp một hệ
thống các tiêu chuẩn kỹ thuật gồm:
P a g e 22 | 40




Tiêu chuẩn chất lượng: chất lượng sản phẩm dệt may thể hiện qua hệ thống tiêu
chuẩn mà DN đạt được, chẳng hạn như chứng chỉ ISO - 9000. Những chứng chỉ
này là điều kiện để xâm nhập và mở rộng thị trường. Nó chứng tỏ DN có hệ thống

quản lý chất lượng đầy đủ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với một số thị trường,

chứng chỉ này là yêu cầu bắt buộc để được phép xuất khẩu
• Tiêu chuẩn về chống cháy: Các DN dệt may cũng đang đứng trước thách thức phải
đáp ứng các yêu cầu về vấn đề sức khỏe và an toàn cho người sử dụng như tiêu
chuẩn về chống cháy. Vấn đề an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng luôn được
Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ Mỹ quan tâm. Họ đưa ra các tiêu
chuẩn, quy định về nguyên phụ liệu cho hàng may mặc rất cao, nhằm bảo vệ người
tiêu dùng, buộc nhà sản xuất và xuất khẩu phải đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến
trong sản xuất mới ra được sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Đây thực sự là một rào cản
lớn đối với các nhà sản xuất và kinh doanh ở các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam đang thiếu vốn và công nghệ hiện đại
• Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ phải là các sản
phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái theo quy định, an toàn về sức khoẻ
đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Những
rào cản kỹ thuật khắt khe như vậy rõ ràng là thách thức lớn đối với các DN Việt
Nam.

P a g e 23 | 40


VII.

Những thị trường tiềm năng của Việt Nam và rào cản của các thị trường đó.

7.1 Hoa kỳ

7.1.1 Thị trường Mỹ đối với xuất khẩu của Việt Nam.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016 với kim ngạch tăng

15% so với năm trước, lên 38,5 tỷ USD, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan. Tuy nhiên,
đây cũng là thị trường khó tính với hàng loạt các rào cản thương mại được dựng lên khiến
xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ
năm qua đạt 38,5 tỷ USD, chiếm 22% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước,
tăng 15% so với năm trước.
Đáng chú ý, trong năm qua có 8 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ thu về trên 1 tỷ USD.
Trong đó đứng đầu là dệt, may đem về 11,5 tỷ USD tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là mặt hàng chiếm tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ.
Kế tiếp là giầy dép các loại với 4,5 tỷ USD, chiếm 12%, và tăng trưởng 10% so với cùng
kỳ năm 2015.
P a g e 24 | 40


Đứng thứ 3 là điện thoại các loại và linh kiện với 4,3 USD (chiếm 11%). Đây cũng là mặt
hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất tới 54% so với năm trước.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác là gỗ và sản phẩm gỗ (2,7 tỷ USD), máy móc thiết
bị (2,1 tỷ USD), hàng thủy sản (1,4 tỷ USD)...
Tính chung cả năm, cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt thặng dư cao về
phía Việt Nam, lên đến 29,8 tỷ USD.

7.1.2. Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì

a. Quy định về nguồn gốc xuất xứ
Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ qui định các mức thuế khác nhau áp dụng với
các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn
ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng.
P a g e 25 | 40



×