Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá một số đặc điểm sinh học tinh dịch và thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ đến dê cái động dục tự nhiên và sử dụng liệu pháp hormone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 82 trang )

7ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC TỤY

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
TINH DỊCH VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO BẰNG
TINH CỌNG RẠ ĐẾN DÊ CÁI ĐỘNG DỤC TỰ NHIÊN
VÀ SỬ DỤNG LIỆU PHÁP HORMONE

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Thái nguyên, năm 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU ĐỨC TỤY

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
TINH DỊCH VÀ THỤ TINH NHÂN TẠO BẰNG
TINH CỌNG RẠ ĐẾN DÊ CÁI ĐỘNG DỤC TỰ NHIÊN
VÀ SỬ DỤNG LIỆU PHÁP HORMONE
Nghành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS: Nguyễn Mạnh Hà
2. TS. Nguyễn Ngọc Anh

Thái nguyên, năm 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực,
chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ một học vị nào;
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc;
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Chu Đức Tụy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS: Nguyễn
Mạnh Hà. Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Thầy;
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Anh, người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại Trung tâm Nghiên Cứu
Dê và Thỏ Sơn Tây;
Tôi xin trân thành cảm ơn TS. Đỗ Văn Thu Phòng Sinh học tế bào
sinh sản, Viện Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học & Công nghệ Việt
Nam, Ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã hết
sức giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài;
Phòng đào tạo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã quan tâm
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn;
Sự đóng góp to lớn trong đào tạo của tập thể các thầy cô giáo, sự góp ý
chân thành và giúp đỡ nhiệt tình của các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp
để tôi nâng cao được trình độ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài;
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Chu Đức Tụy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3

1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục và hoạt động sinh dục ở dê đực .................... 3
1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực .......................................................... 3
1.1.2. Một số đặc điểm về hoạt động sinh dục của dê đực ........................ 3
1.2. Sinh học tinh dịch dê .............................................................................. 4
1.2.1. Hình thái tinh trùng .......................................................................... 4
1.2.2. Thành phần tinh dịch dê................................................................... 5
1.2.3. Lượng tinh (V: ml):.......................................................................... 6
1.2.4. Nồng độ tinh trùng (C: tỷ/ml): ......................................................... 8
1.2.5. Hoạt lực tinh trùng (A%): ................................................................ 9
1.2.6. Tổng số tinh trùng tiến thẳng một lần lấy tinh (V.A.C: tỷ/ml) ...... 11

1.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống (L%) ............................................................ 12
1.2.8. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%) ....................................................... 12
1.2.9. pH tinh dịch.................................................................................... 14
1.3. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh sản .............. 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

1.3.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục và hoạt động sinh dục của dê
cái. ............................................................................................................ 14
1.3.2. Sự hình thành, phát triển của trứng và sự rụng trứng .................... 15
1.4. Một số phương pháp bảo tồn tinh dịch, ............................................... 16
1.4.1. Một số phương pháp bảo tồn tinh dịch .......................................... 16
1.4.2. Tốc độ đông lạnh tinh dịch ............................................................ 17
1.4.3. Giải đông tinh dịch ........................................................................ 18
1.5. Cơ sở khoa học của việc gây động dục đồng pha bằng dụng cụ đặt
âm đạo CIDR ............................................................................................... 20
1.6.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................... 21
1.6.1. Tình hình nghiên cứu về công nghệ dông lạnh và thụ tinh nhân
tạo cho dê trên thế giới ............................................................................. 21
1.6.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học tinh dịch, phương
pháp bảo tồn và thụ tinh nhân tạo cho dê ở Việt Nam ............................ 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 25

2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 25
2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ..................................... 25

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 25
2.2.2. Thời gian nghiên cứu: .................................................................... 25
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 25
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 25
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 25
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................32

3.1. Sinh học tinh dịch dê ............................................................................ 32
3.1.1. Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch dê ............................................. 32
3.1.2. Sự thay đổi các chỉ tiêu sinh học tinh dịch dê Alpine qua các
tháng trong năm ........................................................................................ 41
3.1.3. Ảnh hưởng của khoảng cách hai lần lấy tinh lên phẩm chất tinh dịch dê . 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

3.2. Đánh giá hiệu quả bảo tồn tinh dịch dê đông lạnh dạng cọng rạ ở (- 1960c) ..... 48
3.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng tinh dịch với môi trường đông
lạnh tới hoạt lực tinh trùng sau giải đông của dê Alpine ......................... 48
3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian giải đông tới hoạt lực tinh
trùng sau giải đông của giống dê Alpine ................................................. 50
3.2.3. Hoạt lực tinh trùng trước và sau giải đông, nồng độ tinh
trùng/ml tinh đông lạnh của giống dê Alpine .......................................... 53
3.2.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) sau đông lạnh ................................... 54
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến kết quả
TTNT cho dê bằng tinh đông lạnh cọng rạ ................................................. 56
3.3.1. Ảnh hưởng của hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh đến tỷ lệ thụ

thai của giống dê Alpine .......................................................................... 56
3.3.2. Ảnh hưởng của thời điểm phối giống thích hợp trên giống dê
Alpine ....................................................................................................... 57
3.3.3. Ảnh hưởng của phương pháp sử dụng, dụng cụ đặt âm đạo CIDR
đến kết quả gây động dục và thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ ................ 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................61

1. Kết luận ................................................................................................... 61
2. Đề nghị .................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

FSH


: Folliculine Stimuline Hormone

GRH

: Ganadotropin Release Hormone

H-FABP

: heart-fatty acid binding protein

LH

: Lutein Hormone

LR

: Landrace

NST

: Nhiễm sắc thể

PL

: Prolactin

PRKAG3

: Evidence for new alleles in the protein kinase
adenosine monophosphate-activated gamma3


SL

: Số lượng

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TCN

: Trước công nguyên

TCVN

: Tiêu chuẩ n Viêṭ Nam

TTTĂ/kgTT : Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng
VCK

: Vật chất khô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch dê ............................................. 33
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh học tinh dịch dê Alpine qua các tháng
trong năm ........................................................................................ 41
Bảng 3.3. Đặc điểm sinh học tinh dịch dê Alpine ở các khoảng cách lấy tinh ...... 45
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng tinh dịch với môi trường
đông lạnh tới hoạt lực tinh trùng sau giải đông của dê Alpine ....... 48
Bảng 3.5 . Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian giải đông tới hoạt lực
tinh trùng sau giải đông của giống dê Alpine ................................. 51
Bảng 3.6. Hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng trước và sau giải
đông của giống dê Alpine ............................................................... 53
Bảng 3.7. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông của giống dê Alpine ......... 55
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của hoạt lực tinh trùng sau giải đông đến tỷ lệ
thụ thai của giống dê Alpine ........................................................... 56
Bảng 3.9: Kết quả xác định thời điểm phối thích hợp trên giống dê
Alpine .............................................................................................. 57
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phương pháp đặt CIDR đến kết quả gây
động dục và thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ trên giống dê
Alpine .............................................................................................. 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3. 1: Đồ thị sinh học tinh dịch của một số giống dê nuôi tai Việt Nam ...........38
Hình 3.2. Đồ thị lượng tinh dịch, nồng độ tinh trùng dê Alpine qua các tháng ...........43
Hình 3.3. Đồ thị sinh học tinh dịch dê Alpine ở các khoảng cách lấy tinh ...............46
Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng tinh dịch với môi trường đông
lạnh tới hoạt lực tinh trùng sau giải đông của dê Alpine..........................49
Hình 3.5. Biểu đồ hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh ứng với nhiệt độ giải đông .............51
Hình 3.6. Đồ thị hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh ứng với thời gian giải đông ở
37C .............................................................................................................52
Hình 3.7. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình sau giải đông của giống dê Alpine .....................55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng, con đực có vai trò
quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sản xuất qua nhiều thế hệ,
mỗi đực giống tốt sẽ là nguồn gen quý góp phần vào việc sản xuất hàng trăm
hàng nghìn cá thể đời sau theo tác giả Đinh Văn Bình và cs 2006 [2]. Vì vậy
nó cũng là nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bảo tồn tinh pha
loãng và sản xuất tinh đông lạnh. Để thực hiện tốt công tác thụ tinh nhân tạo
(TTNT) thì việc nghiên cứu đặc điểm sinh học tinh dịch là rất cần thiết.
Nghiên cứu đặc điểm sinh học tinh dịch là cơ sở khoa học cho việc đánh giá
phẩm chất dê đực giống thông qua chất lượng tinh dịch, nhờ đặc điểm sinh
học của tinh dịch giúp ta chọn lựa được những mẫu tinh dịch tốt, đủ tiêu
chuẩn để đưa vào pha loãng bảo tồn, sản xuất tinh đông lạnh phục vụ cho

công tác TTNT, chỉ có những mẫu tinh nguyên tốt mới cho ta những liều tinh
pha loãng hoặc đông lạnh tốt. Việc nghiên cứu sinh học tinh dịch dê giúp ta
xây dựng được chế độ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và chế độ khai thác hợp
lý đối với dê đực giống.
Ở Việt Nam nghiên cứu thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho lợn, bò, trâu đã
nhận được kết quả tốt, mạng lưới thụ tinh nhân tạo bằng tinh loãng đã phổ
biến trên toàn quốc. Bên cạnh đó, nước ta đã xây dựng được ngân hàng tinh
đông lạnh phục vụ cho TTNT và lưu giữ nguồn gen quý lâu dài trong Nitơ
lỏng (-1960c). Nhưng việc áp dụng kỹ thuật TTNT cho dê vẫn chưa được phát
triển mở rộng, kỹ thuật TTNT cho dê bằng tinh dê đông lạnh là nhu cầu cần
thiết trong công tác lai tạo giống dê, khai thác triệt để tiềm năng sinh sản của
dê đực, nhất là đực cao sản mở rộng phạm vi thụ tinh nhân tạo, góp phần lưu
giữ quỹ gen và tính đa dạng sinh học các giống dê ở Việt Nam. Để góp phần
phục vụ công tác giống và bảo tồn tinh dịch, chúng tôi tiến hành đề tài: Đánh
giá một số đặc điểm sinh học tinh dịch và thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ
đến dê cái động dục tự nhiên và sử dụng liệu pháp Hormone.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm sinh học tinh dịch của của một số
giống dê nuôi tại Việt Nam, từ đó làm căn cứ bảo tồn, khai thác và phục vụ
trong công tác chọn lọc, đàn dê đực giống nhất là đực cao sản.
- Đánh giá được hiệu quả bảo tồn tinh dê đông lạnh qua nhiều thế hệ
trong Nitơ lỏng (-1960c) góp phần lưu giữ quỹ gen và tính đa dạng sinh học
các giống dê ở Việt Nam.
- Xác định được phương pháp sử dụng CIDR gây động dục đồng loạt,

xây dựng được quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê nhằm phát triển
mạng lưới thụ tinh nhân tạo phổ biến trên toàn quốc, tránh được hiện tượng
đồng huyết và khai thác triệt để tiềm năng sinh sản của dê đực, nhất là dê đực
cao sản.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài cung cấp các số liệu, thông tin khoa học về đặc điểm sinh học tinh
dịch của một số giống dê nuôi tại Việt Nam, đánh giá được hiệu quả bảo tồn
tinh dê đông lạnh qua nhiều thế hệ trong Nitơ lỏng (-1960c), xây dựng được
quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê nhằm thương mại hóa một số
giống dê tại Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Kết quả đề tài góp phần thúc đẩy khai thác triệt để tiềm năng sinh sản
của dê đực, mở rộng phạm vi thụ tinh nhân tạo, góp phần lưu giữ các
nguồn gen quý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục và hoạt động sinh dục ở dê đực
1.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục đực
Ở dê cũng như một số loài ăn cỏ khác, dịch hoàn được đựng trong bao
dịch hoàn và treo giữa 2 đùi sau. Bao dịch hoàn không gắn sát với cơ thể
như ở lợn, chó...điều này sẽ giúp cho quá trình điều tiết nhiệt của dịch hoàn

thuận lợi hơn, giữ cho nhiệt độ của dịch hoàn luôn thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ
3 - 40 C và nhờ đó mà chất lượng tinh dịch tốt hơn.
Các tế bào kẽ (tế bào Leydig) trong dịch hoàn của dê luôn có khả năng
và giữ cường độ phân tiết hormone sinh dục đực ở mức độ cao, chính vì
vậy mà khả năng hoạt động tính dục của dê đực rất mạnh mẽ. Những dê
đực khoẻ mạnh, có chất lượng tinh dịch tốt luôn luôn biểu hiện tính dục cao
và chiếm giữ vị trí đứng đầu trong đàn dê. Những dê đực giống này có thể
nhảy phối từ 2-3 dê cái/ngày. Hơn nữa, khả năng nhảy phối của dê đực có thể
được duy trì tốt quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ.
Dương vật của dê cũng có cấu tạo khá đặc thù, dương vật có hình trụ
dài, đặc biệt là đầu dương vật có dạng hình xoắn khá đặc biệt, cấu tạo này
được xem như là một đặc điểm nhằm kích thích hưng phấn và khả năng hoạt
động tính dục của con cái, Trần Trang Nhung và cs (2005) [13].
1.1.2. Một số đặc điểm về hoạt động sinh dục của dê đực
Tuổi thành thục và tuổi sử dụng dê đực
Hoạt động sinh dục của dê nói chung và dê đực nói riêng mạnh hơn so với
các loài gia súc khác, do đó tuổi thành thục về tính của dê cũng đến sớm hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Trong điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc tốt thì dê đực ở 3 - 4 tháng tuổi đã có
những biểu hiện hoạt động về tính dục, có ham muốn nhảy phối. Tuy nhiên để
đảm bảo chất lượng đời con tốt, giữ được sức khoẻ cho đực giống và chu kỳ sử
dụng dài thì nên cho dễ dục bắt đầu nhảy phối ớ độ tuổi 12 - 15 tháng tuổi, theo
Lê Văn Thông và cs (1996) [19]), tuổi phối giống lần đầu của dê đực Cỏ nuôi ở
Thanh Hoá là 165 ngày (dao động từ 120 - 180 ngày), với khối lượng cơ thể đạt

13,8 kg. Các chỉ tiêu tương ứng của dê đực Bách Thảo và dê cỏ vùng Đông Bắc
là 175 ngày (biến động từ 150-210 ngày), 19,5kg; 160,62 ngày và 11,0 kg theo
tác giả Trần Trang Nhung và cs (2000) [12].
1.2. Sinh học tinh dịch dê
1.2.1. Hình thái tinh trùng
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] tinh trùng của mỗi giống động vật
có hình thái ổn định và đặc trưng, căn cứ vào hình thái tinh trùng mà biết
được tinh dịch của mỗi giống động vật, hình thái tinh trùng gia súc nói chung
có dạng con nòng nọc.
Theo Chemineau và Cagnie (1991) [31]), tinh trùng dê trưởng thành gồm
hai phần chính: đầu và đuôi nối với nhau bởi cổ, phần đuôi gồm đoạn giữa,
đoạn chính và đoạn cuối là trục sợi nhỏ. Theo Corteel J.M (1977) [32] tinh
trùng có kích thước gồm các phần như sau:
Các phần

Chiều dài

Chiều rộng

Đầu

8,2 

4,3 

Đoạn giữa

14 

0,8 


Đoạn đuôi chính

42 

0,5 

Phần đầu tinh trùng được cấu tạo chủ yếu do nhân tinh trùng và chất
nhiễm sắc. Chỏm đầu bao bọc bởi acrosom có thành phần là enzym acrosom
giúp tinh trùng phá vỡ màng phóng xạ bao bọc phía ngoài tế bào trứng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
quá trình thụ tinh, nhân đông đặc chiếm 43% DNA và 57% protein giàu
arginin. Bản chất hoá học của nhân là nucleoprotit gồm hai thành phần cơ bản
là histin và nucleic. Chúng được nối với nhau bởi cầu nối NH2 - P. Mạch này
dễ bị đứt bởi các tác động ngoại cảnh như cơ giới, nhiệt độ, hoá chất...
Đuôi tinh trùng được tạo nên bởi những sợi (dây), chính giữa có 1 đôi vi
ống trung tâm, phía ngoài có 9 đôi vi ống trong và ngoài cùng có 9 sợi thô,
đuôi được bọc trong bao sợi, phần giữa cung cấp năng lượng cho vận động
với chiều xoắn ốc xoay tròn.
Khi rời khỏi dịch hoàn đi vào trong mào tinh, giọt tế bào chất bị loại ra ở
gần phần cuối cùng của đoạn giữa tinh trùng, giọt tế bào chất ở gần điểm giữa
của đoạn chính biểu hiện sự không hoàn hảo đối với tinh trùng trưởng thành
sống ở mào tinh.
1.2.2. Thành phần tinh dịch dê
Tinh dịch dê cũng giống như tinh dịch của các giống động vật khác, bao

gồm tinh thanh và tinh trùng. Tùy từng giống dê mà tỷ lệ tinh thanh và tinh
trùng trong tinh dịch là khác nhau. Theo tác giả Đỗ Văn Thu và cs (2001)
[23], tỷ lệ tinh thanh trong tinh dịch của các giống dê thấp, dao động từ
64,81% - 68,84%, tỷ lệ tinh trùng trong tinh dịch của các giống dê cao, dao
động từ 31,16% - 35,19%. Tác giả

Asanbekov O.A. (1983) [26]) đã xác

định thành phần hoá học của tinh dịch dê như sau (mg%):
Protit (tính theo N2)

1334

Phospho

66

Loại mỡ

441

Lưu huỳnh

101

Các chất hoàn nguyên

608

Clo


47

Fructose

123 - 923

Natri

682

Axit citric

0,11 - 0,26

Kali

1400

Axit lactic

55 - 126

Magie

4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6
Tinh dịch dê chứa nhiều fructose, axit citric, glyceryl, phosphoryl nhưng
không có ergothioneine. Tinh dịch là dịch tiết hỗn hợp của dịch hoàn, dịch
hoàn phụ và các tuyến sinh dục phụ. Dịch tiết của phụ dịch hoàn (mào tinh)
chứa nhiều phospholipit, cung cấp năng lượng cho tinh trùng, tuyến túi tinh
tiết dịch chiếm phần lớn về thể tích tinh thanh, thành phần của tinh dịch gồm
fructose, axit citric, prostaglandin. Tác giả Roy và cs (1957) [57] phát hiện
trong tinh thanh dê có chứa emzym phospholipase A (giống trong nọc rắn)
gây ngưng kết lòng đỏ (EYC - egg yolk coagulating) có nguồn gốc từ tuyến
cowper. Enzym này thuỷ phân lecithin lòng đỏ tạo thành axit béo và
lysolecithin, chất này làm ngưng kết lòng đỏ trứng trong môi trường bảo tồn
tinh dịch và gây độc đối với tinh trùng.
Theo tác giả Iritani và cs (1972) [41] đã xác định hoạt tính enzym
phospholipase A trong tinh thanh và dịch chiết từ các tổ chức đường sinh dục
của dê đực, cho kết quả như sau: (đơn vị milimol axit béo giải phóng ra
đường lượng axit oleic) trong 1ml tinh thanh hoặc dịch chiết).
Tinh thanh

1,5

Ống thoát

0,01

Tuyến Cowper

54,35


Tinh hoàn

0,02

Túi tinh

0,01

Niệu đạo

0,05

Mào tinh

0,00

Tuyến tiền liệt

0,06

1.2.3. Lượng tinh (V: ml):
Lượng tinh dịch của đực giống trong một lần xuất tinh là hỗn hợp về thể
tích của tinh trùng và tinh thanh do các tuyến sinh dục tiết ra. Tác giả
Salisbury (1978) [59] cho rằng: lượng tinh dịch là chỉ tiêu đánh giá chất lượng
tinh dịch trong thụ tinh.
Theo Fukuhara và cs (1973) [38]), lượng tinh dịch dê là = 0,69 ml; tác
giả Asanbekov (1983) [26] lượng tinh dịch của dê Don là 0,7 ml; tác giả
Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] lượng tinh dịch dê Bách Thảo là 0,58 ml

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
(0,13 - 1,20 ml); còn tác giả Lê Văn Thông (2006) [20] lượng tinh dịch dê
Bách Thảo nuôi tại Ninh Thanh (Thanh Hoá) là 0,53 ml.
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], lượng tinh dịch là chỉ tiêu sản
xuất sinh học, nên lượng tinh dịch chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan, vì vậy mà lượng tinh dịch có sự dao động lớn. Có nhiều tác
giả đã cho thấy lượng tinh dịch biến động lớn giữa các cá thể khác nhau. Tác
giả Shamsuddin và cs (1997) [60]) cho rằng lượng tinh dịch hai lần lấy tinh kế
tiếp nhau, cách nhau 20 phút có sự sai khác không rõ rệt,
Theo Corteel và cs (1992) [33] lượng tinh dịch trong một lần xuất tinh
còn phụ thuộc vào phương pháp lấy tinh, phương pháp lấy tinh bằng âm
đạo giả cho lượng tinh dịch nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tính dục của
con đực và dụng cụ lấy tinh (nhiệt độ của âm đạo giả, áp lực...). Tác giả
Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy tinh dịch chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ âm đạo giả (P < 0,05), nhiệt độ thích hợp trong lòng âm đạo giả là
40 - 42oC (lượng tinh dịch tương ứng là 0,55 - 0,62 ml).
Theo Corteel J.M (1977) [32], lượng tinh dịch phụ thuộc vào tuổi thành
thục sinh dục của dê đực, dê Boer thành thục lúc 157  9,6 ngày tuổi cho lượng
tinh dịch một lần lấy tinh là 0,17 ml, ở 220 ngày tuổi lượng tinh dịch là 1,0 ml.
Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy lượng tinh dịch của dê Cỏ chịu ảnh
hưởng của tháng tuổi, dê 7 - 12 tháng tuổi có lượng tinh dịch là 0,42 - 0,55 ml,
dê 12- 36 tháng tuổi có lượng tinh dịch là 0,64 - 0,65 ml.
Lượng tinh dịch còn chịu ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết, điều này phản
ánh mối quan hệ giữa ngoại cảnh và cơ năng tuyến sinh dục ảnh hưởng đến
hàm lượng nội tiết tố. Mùa vụ ảnh hưởng tới sự thay đổi về khối lượng tinh
hoàn của con đực, dê đực Alpine có khối lượng dịch hoàn là 100g trong tháng

5, tăng lên 150g trong tháng 9 theo tác giả Chemineau và cs (1991) [31].
Tác giả Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy lượng tinh dịch dê
Cỏ chịu ảnh hưởng vào mùa vụ lấy tinh: Lượng tinh dịch nhiều khi dê được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
lấy tinh vào mùa xuân (V =0,62 ml), mùa thu (V = 0,63 ml); lượng tinh dịch
dê ít vào mùa hạ (V = 0,51 ml) và mùa đông (V = 0,55 ml).
Theo Chemineau và Cagnie (1991) [31], lượng tinh dịch nhiều trong
mùa sinh sản và giảm trong mùa mùa hè, lượng tinh dịch thấp nhất vào mùa
không sinh sản, trong mùa sinh sản lượng testosteron tăng kích thích các
tuyến sinh dục phụ tiết tinh thanh, hết mùa sinh sản lượng testosteron bị giảm
thấp.
1.2.4. Nồng độ tinh trùng (C: tỷ/ml):
Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7]), nồng độ tinh trùng cho thấy số
lượng tinh trùng trong một đơn vị thể tích tinh dịch. Nồng độ tinh trùng là chỉ
tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tinh dịch, là chỉ tiêu cơ sở để tính số liều
tinh sản xuất. Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu rất quan trọng trong thụ tinh nhân
tạo, nó liên quan mật thiết đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra.
Sức kháng và nồng độ tinh trùng là những chỉ tiêu có ý nghĩa cho khả
năng thụ tinh của tinh trùng, vì vậy ta cần quan tâm đến hai chỉ tiêu này.
Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch pha loãng ảnh hưởng đến kết quả đông
lạnh, tinh dịch có nồng độ tinh trùng cao sẽ đông lạnh kém hơn so với tinh
dịch có nồng độ tinh trùng thấp.
Khi nghiên cứu nồng độ tinh trùng, các tác giả đều có chung nhận xét là
nồng độ tinh trùng dê khá cao. Theo Asanbekov (1983) [26]), C: 3,587 x 109/

ml; tác giả Corteel và cs (1992) [33]), nồng độ tinh trùng 1,0x109/ml; theo
Fukuhara và cs (1973) [38]), nồng độ tinh trùng C: 3,75 x199/ ml, theo
Peskovatsov (1985) [51], nồng độ tinh trùng trung bình là 2,4 - 3,0 x109/ ml
(có những trường hợp cá biệt C: 5,0 x 109 /ml); còn tác giả Ritar và cs (1982)
[53], C: 3,1 - 4,4 x109/ ml; tác giả Shamsuddin và cs (1997) [60], C: 4187 x
106 - 5064 x106/ ml; tác giả Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy nồng
độ tinh trùng dê Bách Thảo là 0,944 tỷ/ ml (0,24 - 1,18 tỷ /ml), theo tác giả Lê
Văn Thông (2006) [20], dê Bách Thảo nuôi tại Ninh Thanh (Thanh Hoá) có
C: 0,92 tỷ/ml.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Theo Nguyễn Xuân Hoàn (1991) [8], cho biết lượng tinh dịch và nồng
độ tinh trùng tỷ lệ nghịch với nhau, lượng tinh dịch nhiều thì nồng độ tinh
trùng thấp và ngược lại. Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào giống, tuổi, chế độ
lấy tinh, nhiệt độ, ẩm độ dinh dưỡng, mùa vụ…
Theo tác giả Loubser P.G và cs (1983) [43] cho biết dê Boer lấy tinh ở
157 ± 9,6 ngày tuổi cho nồng độ tinh trùng tăng lên 2,0 x10 9/ ml. Tác giả
Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy nồng độ tinh trùng dê Bách Thảo
tuỳ thuộc vào tháng tuổi: dê 7 - 12 tháng tuổi thì C: 0,73 - 0,86 tỷ/ ml; dê 12 36 tháng tuổi cho C: 1,06- 1,18 tỷ/ ml.
Theo Shamsuddin và cs (1997) [60] cho thấy khoảng cách giữa hai lần
lấy tinh ảnh hưởng tới nồng độ tinh trùng, khoảng cách giữa hai lần lấy tinh 1
ngày cho nồng độ tinh trùng 5307,1 x106, thấp hơn khoảng cách lấy tinh giữa
2 lần là 2 - 3 - 4 ngày (7512,0 x106; 8708,9 x106; 9681,3 x106).
Theo Chemineau. P và cs (1991) [31] cho thấy sự thay đổi mùa vụ lấy
tinh ảnh hưởng đến nồng độ tinh trùng, tác giả Nguyễn Tấn Anh và cs
(1995) [1] cho thấy nồng độ tinh trùng dê Bách Thảo chịu ảnh hưởng của

mùa vụ lấy tinh, nồng độ tinh trùng dê Bách Thảo cao khi lấy tinh vào mùa
xuân (1,17 tỷ/ ml) và mùa thu (1,14 tỷ/ ml), nồng độ tinh trùng thấp khi lấy
tinh vào mùa hạ (1,08 tỷ/ ml) và mùa đông (0,77 tỷ/ ml).
Ngoài ra nồng độ tinh trùng còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chế
độ dinh dưỡng…. Theo Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] nhiệt độ âm đạo giả
ảnh hưởng đến nồng độ tinh trùng dê Bách Thảo: nhiệt độ âm đạo giả từ 37 420C nhận được nồng độ tinh trùng 0,94 - 0,95 tỷ/ ml, nhiệt độ âm đạo giả 42
- 430C nhận được C: 0,90 - 0,93 tỷ/ ml.
1.2.5. Hoạt lực tinh trùng (A%):
Theo tác giả Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7], hoạt lực là sức sống hay
còn gọi là sức hoạt động của tinh trùng. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh
giá chất lượng tinh dịch, nó cho thấy khả năng thụ thai của tinh trùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
Theo Corteel J.M và cs (1987) [34]) Hoạt lực của tinh trùng có liên quan
đến tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng. Tinh trùng có hoạt lực tốt thì đạt tỷ lệ thụ
tinh cao. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy hoạt lực tinh trùng của
tinh dịch dê tương đối cao. Theo Asanbekov O.A (1983) [26], hoạt lực tinh
trùng dê Kirgizia là 89,8%, còn tác giả Deka B.C và cs (1986) [35] hoạt lực
tinh trùng dê đạt 86,45%, tác giả Peskovatsov (1985) [51] hoạt lực của tinh
trùng dê Don là 75 - 80%; tác gải Ritar A.J (1990) [52]) A: 80%, Ritar A.J và
cs (1983) [54]), hoạt lực tinh trùng của dê Angora là 80 - 85%, tác giả
Salamon. S và cs (1982) [58] hoạt lực tinh trùng dê Angora: 75 - 85%, tác giả
Shamsuddin. M và cs (1997) [60]) cho thấy hoạt lực tinh trùng dê Black
Bengal: 70 - 80%, tác giả Trejo. G và cs (1986) [63]) A: 75,2%, theo Nguyễn
Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy hoạt lực tinh trùng dê Bách Thảo 0,73

(0,20 - 0,90). Kết quả nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Kim Thoa (1997) [17]
cho rằng hoạt lực tinh trùng ở các giống dê khá cao (75 - 85%) đều đạt tiêu
chuẩn phối giống, pha loãng và đông lạnh tinh dịch.
Hoạt lực tinh trùng phụ thuộc vào cường độ lấy tinh và khoảng cách giữa
2 lần lấy tinh, tác giả Cao Thị Hoa ((2006) [10]), các lần lấy tinh khác nhau,
cách nhau 20 phút cho hoạt lực tinh trùng khác nhau không có ý nghĩa,
khoảng cách lấy tinh giữa 2 lần cách nhau 1 ngày thì hoạt lực tinh trùng giảm
so với hoạt lực tinh trùng khi khoảng cách giữa 2 lần lấy tinh là 2 ngày hoặc
hơn 2 ngày (P < 0,05).
Theo tác gải Chemineau P và cs (1991) [31] cho thấy sự thay đổi mùa vụ
có ảnh hưởng đối với hoạt lực tinh trùng và làm giảm đáng kể khả năng thụ
tinh. Còn theo tác giả Tuli R.K và cs (1995) [64]) hoạt lực tinh trùng ảnh
hưởng bởi mùa vụ trong năm. Hoạt lực tinh trùng khi khai thác tinh ở mùa
thu (71%) và mùa đông là (73%) cao hơn so với hoạt lực tinh trùng khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
tinh ở mùa xuân và mùa hè (62% - 65%). Theo tác giả Nguyễn Tấn Anh và cs
(1995) [1] cho thấy hoạt lực tinh trùng dê Bách Thảo chịu ảnh hưởng của mùa
vụ lấy tinh: dê lấy tinh vào mùa xuân và mùa thu cho hoạt lực tinh trùng là
(0,80: 0,86%) cao hơn khi lấy tinh vào mùa hạ và mùa đông (0,71; 0,71).
Theo Đỗ Văn Thu và cs (1997) [21], các giống dê khác nhau có tỷ lệ tinh
trùng vận động khác nhau: Barbari (73%), Beetal (82%), Jumnapari (80%),
Bách Thảo (79%), F1 ½ (Bách Thảo x Barbari) (80%), dê cỏ (75,7%).
Tác giả Corteel J.M và cs (1987) [34] cho rằng hoạt lực tinh trùng giảm
khi đực giống già, các cá thể khác nhau trong cùng một giống cho hoạt lực
tinh trùng sau đông lạnh khác nhau. Theo Loubser P.G và cs (1983) [43]), cho

rằng dê đực chưa thành thục về tính có hoạt lực tinh trùng thấp, dê ở 157 
9,6 ngày tuổi có hoạt lực tinh trùng là 70 % (so với thang điểm 5,0). Còn tác
giả Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy hoạt lực tinh trùng dê Bách
Thảo chịu ảnh hưởng của tháng tuổi và nhiệt độ âm đạo giả; dê đực 7 - 12
tháng tuổi có hoạt lực tinh trùng là 50 - 70%; dê 12 - 36 tháng tuổi có A: 75 85%; nhiệt độ âm đạo giả 37 - 420C thì hoạt lực tinh trùng là 75 - 80%, nhiệt
độ âm đạo giả 42 - 450C thì hoạt lực tinh trùng thấp hơn A: 50 - 60%.
1.2.6. Tổng số tinh trùng tiến thẳng một lần lấy tinh (V.A.C: tỷ/ml)
Cũng như các chỉ tiêu nồng độ tinh trùng, lượng tinh dịch thì tổng số tinh
trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh phản ánh khả năng sản xuất và chất
lượng tinh dịch của đực giống. Từ chỉ tiêu này, người ta có thể sản xuất ra số
lượng liều tinh lớn nhất mà vẫn đảm bảo sinh sản cho con cái và thu được
hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao.
Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh phụ thuộc vào lượng
tinh dịch, nồng độ tinh trùng. Tác giả Đỗ Văn Thu và cs (1997) [21], tinh dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
dê có V.A.C thấp do lượng tinh dịch dê ít, tinh dịch của các giống dê khác
nhau thì có tổng số tinh trùng tiến thẳng (V.A.C tỷ/ml) khác nhau: Barbari:
1,381 tỷ; Beetal: 2,210 tỷ; Jumnapari: 1,569 tỷ; Bách Thảo: 1,507 tỷ; F1 ½
(Bách Thảo x Barbari): 1,199 tỷ; dê cỏ: 0,850 tỷ. Tổng số tinh trùng tiến
thẳng trong một lần lấy tinh thay đổi qua các lần khai thác tinh. Tác giả
Nguyễn Tấn Anh và cs (1995) [1] cho thấy V.A.C của dê Bách Thảo là 0,450
tỷ (dao động 0,13 - 0,75 tỷ), theo Lê Văn Thông (2006) [20], V.A.C của dê
Bách Thảo là 0,45 tỷ.
1.2.7. Tỷ lệ tinh trùng sống (L%)

Theo tác giả Cao Thị Hoa 2006 [10], tỷ lệ tinh trùng sống là chỉ tiêu hỗ
trợ đánh giá chất lượng tinh trùng. Màng tinh trùng có tính thấm chọn lọc nên
khi tinh trùng sống các chất nhuộm không thấm qua màng tinh trùng. Chỉ
những tinh trùng chết mới cho chất nhuộm màu thấm qua, tinh dịch có chất
lượng tốt khi tỷ lệ tinh trùng chết nhỏ hơn 10%, theo Trịnh Thị Kim Thoa và
cs (1999) [16] tinh trùng dê đạt yêu cầu thường phải có tỷ lệ tinh trùng sống
trên 75%.
1.2.8. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K%)
Tinh trùng kỳ hình là những tinh trùng có hình thái học không bình
thường ở đầu, cổ, thân, đuôi. Chúng không có khả năng thụ tinh, tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình là chỉ tiêu định lượng, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là chỉ tiêu đánh
giá chất lượng tinh dịch.
Tác giả Trịnh Thị Kim Thoa và cs (1997) [17], ý nghĩa của tinh trùng kỳ
hình đối với khả năng sinh sản của đực giống chưa được biết nhưng tổng quan
chung là tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao thì chất lượng tinh dịch kém. Chỉ những
tinh trùng khoẻ mạnh có sức sống tốt và hoàn hảo về hình dạng mới tham gia
vào quá trình thụ tinh và thụ thai. Theo Chemineau. P và cs 1991 [31], có các
dạng tinh trùng kỳ hình sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Tinh trùng không bình thường ở phần đầu (acrosom không bình thường,
đầu nhỏ hoặc thu hẹp, đầu quá to).
Tinh trùng kỳ hình ở phần đuôi, tinh trùng có giọt tế bào chất ở giữa
thân, tinh trùng có giọt nhỏ tế bào ở xa điểm giữa của tinh trùng
Tác giả Milovanov, V.K. (1962) [46], đã nhận thấy có hai thời kỳ có thể
gây ra tình trạng kỳ hình của tinh trùng. Một là trong quá trình sinh tinh trùng,

điều này xảy ra bắt nguồn từ những nguyên nhân có liên quan nhiều đến bệnh lý.
Hai là sau khi tinh trùng được điều tiết ra trong quá trình xuất tinh, điều này xảy
ra thường liên quan với các tác nhân ngoại cảnh và kỹ thuật không đúng khi xử
lý hoặc kiểm tra tinh dịch.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Hoàn và cs (1995) [9], đã khẳng định, ngoài
mùa sinh sản thì tỷ lệ tinh trùng kỳ hình cao hơn trong mùa sinh sản. Theo
nghiên cứu của Chemineau. P và cs (1991) [31]), nhiệt độ môi trường cao làm
tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ở đầu, cổ, thân, đuôi, làm hư hỏng acrosom. Vì
vậy làm giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng. Nhiệt độ môi trường cao kéo
theo nhiệt độ dịch hoàn tăng dẫn đến kích thích sự thoái hoá hình dạng tinh
trùng ở phần cuối trong chu kỳ sinh tinh. Nhiệt độ bảo quản ảnh hưởng tới tỷ
lệ tinh trùng có acrosom bình thường.
Theo Shamsuddin. M và cs (1997) [60], tác giả Chemineau P và cs
(1991) [31], nếu tăng số lần lấy tinh trong tuần sẽ làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình. Khoảng cách giữa các lần lấy tinh là 20 phút cho tỷ lệ kỳ hình khác
nhau không có nghĩa. Khoảng cách giữa 2 lần lấy tinh là 1 ngày thì tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình tăng so với khoảng cách giữa 2 lần từ 2 ngày trở lên.
Theo tác giả Nguyễn Tấn Anh và cs 1995 [1] cho thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình của dê Bách Thảo là 6,5%, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào tháng
tuổi: dê 7 - 12 tháng tuổi có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình 5 - 14,5%, dê 12 - 36
tháng tuổi có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là 3,8 - 4,8%. Theo Lê Văn Thông và cs
1996 [19], dê Bách Thảo nuôi tại Ninh Thanh (Thanh Hóa) có tỷ lệ tinh trùng
kỳ hình là 6,21%, đề nghị nếu tinh dịch dê có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình lớn hơn
15% thì không sử dụng trong thụ tinh nhân tạo. Theo Trần Tiến Dũng và cs
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

2002 [7], tinh dịch được sử dụng trong thụ tinh nhân tạo phải có tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình nhỏ hơn hoặc bằng 10%.
1.2.9. pH tinh dịch
pH tinh dịch cho thấy nồng độ H+ trong tinh dịch, pH tinh dịch có quan
hệ tới sức sống và khả năng thụ tinh của tinh trùng bởi vì pH có quan hệ tới
quá trình trao đổi chất của tinh trùng thông qua hệ thống enzym của chúng. Vì
vậy pH tinh dịch là chỉ tiêu rất quan trọng theo Trần Cừ và cs 1975 [6].
Trong môi trường toan yếu, tinh trùng hoạt động yếu, thời gian sống
được kéo dài. Trong môi trường kiềm tinh trùng hoạt động mạnh và thời gian
sống được rút ngắn. Ở thỏ và cừu, khi tinh dịch có pH 9,5 - 10 thời gian sống
và tỷ lệ thụ tinh rất thấp theo Niu - Shuli và cs (1994) [47].
Kết quả nghiên cứu Fukuhara. R và cs (1973) [38] nhận thấy khi pH
tăng làm tăng quá trình hô hấp và vận động của tinh trùng, làm cho tinh trùng
yếu dần, ngừng vận động và chết. Theo Niu - Shuli và cs (1994) [47] tinh dịch
dê có pH axit yếu (pH: 6,925), trong tinh dịch dê chứa nhiều đường fructose
nên khi bị phân giải sẽ tạo thành axit lactic nên tinh dịch có tính axit yếu. Kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Anh và cs (1996) [1]) nhận được pH tinh
dịch dê Bách Thảo là 6,870 (6,8 - 7,2%); pH tinh dịch chịu ảnh hưởng của
tuổi dê (dê 7 - 12 tháng tuổi tinh dịch có độ pH: 6,92- 7,00 %; dê 12 - 36
tháng tuổi, tinh dịch có độ pH là 6,82 - 6,86 %) và mùa vụ lấy tinh (tinh trùng
lấy vào mùa xuân có độ pH 6,8 %, mùa hạ có pH 6,83 %), mùa thu (pH =
6,85 %) và mùa đông (pH = 7,03 %).
1.3. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý của cơ quan sinh sản
1.3.1. Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dục và hoạt động sinh dục của dê cái.
Cơ quan sinh dục dê cái bao gồm một số bộ phận chính: buồng trứng,
ống dẫn trứng tử cung, âm đạo, âm hộ. Sau khi sinh ra, cơ quan sinh dục tiếp
tục phát triển và hoàn thiện dần về chức năng cho tới khi thành thục về tính
dục. Nói khác đi, cho tới tuổi thành thục về tính dục thì cơ quan sinh dục cái
bắt đầu hoạt động về chức năng: buồng trứng thải trứng chín, các bộ phận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





15
khác phối hợp với nhau hoạt động nhằm tạo điều kiện và môi trường thích
hợp cho sự thụ tinh và sự phát triển của thai được thuận lợi.
Tuy nhiên, cơ quan sinh dục của dê có một số đặc điểm khác so với các
loài khác, buồng trứng của dê cái có hình hạnh nhân (giống như ở bò, cừu,
nhưng khác so với lợn - buồng trứng hình chùm nho mọng); khối lượng một
buồng trứng khoảng từ 3-4 gam; số lượng nang Graaf thành thục từ 1-4 với
đường kính noãn nang từ 5-1 Omm, thể vàng có dạng hình cầu hoặc hình
trứng có đường kính khoảng 9mm và bắt đâu thoái hoá sau khi trứng rụng
(không dược thụ tinh) là 12- 14 ngày (ở bò là 17-18 ngày). Ống dẫn trứng dài
khoảng 15-19 cm; tử cung thuộc loại hình các đôi, chiều dài sừng tử cung từ
10-12cm, chiều dài thân tử cung từ 1-2 cm; Cổ tử cung dài 4-10cm đường
kính ngoài là 2-3cm, khoang cổ tử cung có dạng nhiều vòng nhẫn lồng
ghép vào nhau để đóng kín cổ tử cung một cách an toàn, miệng tử cung có
hình dạng nhỏ và nhô ra; âm đạo dài khoảng 10-14cm; đặc biệt màng trinh ở
dê các phát triển mạnh trong khi ở các loại gia súc khác là không rõ rệt, Trần
Trang Nhung và cs (2005) [13].
1.3.2. Sự hình thành, phát triển của trứng và sự rụng trứng
Sự hình thành và phát triển của trứng
Tế bào trứng được hình thành trong buồng trứng, nó có nguồn gốc từ các
tế bào sinh dục chưa thành thục gọi là noãn nguyên bào. Trải qua quá trình
phân chia nguyên nhiệm và giảm nhiễm, từ 1 noãn nguyên bào hình thành
một tế bào trứng có số nhiệm sắc thể đơn bội (n). Sự hình thành và phát triển
của trứng được điều khiển bởi hormon tuyến yên (FSH), mỗi tế bào trứng
nằm trong một nang trứng, phía bên ngoài được bao bọc bằng một lớp tế
bào hạt phát triển nhiều lớp, trong nang trứng chứa dịch nang có hormon

Oestrogen để gây ra các biểu hiện tính dục của con cái. đặc biệt là ở thời kỳ
động dục, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng như mức độ
dinh dưỡng, thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×