Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu dự trữ thiên nhiên hữu liên, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.36 MB, 165 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
------------  ------------

CHU HOÀNG TUẤN ANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN,
TỈNH LẠNG SƠN

Hà Nội, 2015


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
------------  ------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO
CÓ MẠCH TẠI KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN HỮU LIÊN,
TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Thực vật
Mã số: 60 42 01 11
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương


Hà Nội, 2015


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Lời cam đoan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

i

Lời cám ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

ii

Danh mục các chữ viết tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

iii

Danh mục các bảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

iv

MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . . . .


2

1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2

1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.1. Đối tượng nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2. Nội dung nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.1. Xây dựng danh lục các loài TVBCCM tại khu DTTN Hữu Liên. . . . . . . . . .

7

2.2.2. Đánh giá đa dạng các taxon bậc ngành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7


2.2.3. Đánh giá đa dạng ở bậc taxon ở bậc họ và chi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.4. Đa dạng về phổ dạng sống của hệ thực vật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.5. Đa dạng về nguồn gen bị đe doạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.6. Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.2.7. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển Đa dạng thực vật bậc cao
có mạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7


2.3. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7

2.3.1. Phương pháp kế thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

7


2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . .

8

2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá . . . . . . . . . . . .

8

Chương 3. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

11

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . . . . . . . . .

18

4.1.Xây dựng danh lục TVBCCM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18

4.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18


4.2.1. Mức độ đa dạng ngành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

18

4.2.2. Tỷ trọng giữa hai lớp trong ngành Ngọc lan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20

4.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

4.3.1. Đa dạng bậc họ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

21

4.3.2. Đa dạng bậc chi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

23

4.3.3. Các chỉ số đa dạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

24

4.4. Các loài có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng/quý hiếm. . . . . . . . . . . . . . .

25

4.5. Đa dạng về phổ dạng sống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .


34

4.6. Sự đa dạng về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật . . . . . . . . . . .

35

4.7. Các giải pháp đề xuất nhằm bảo tồn đa dạng TVBCCM. . . . . . . . . . . .

39

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

47


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh lục thực vật bậc cao có mạch tại khu BTTN Hữu Liên
Phụ lục 2. Một số hình ảnh thực địa và một số loài TVBCCM tại khu
DTTN Hữu Liên
Phụ lục 3. Minh chứng bài báo đã công bố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

50



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan những số liệu trình bày trong luận văn là của chính
tác giả, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào. Các tư liệu tham khảo có ghi rõ nguồn
gốc.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2015

Chu Hoàng Tuấn Anh


i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan những số liệu trình bày trong luận văn là
của chính tác giả, không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào. Các tư liệu tham
khảo có ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2015
Tác giả

Chu Hoàng Tuấn Anh


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bản Luận văn "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao
có mạch tại khu Dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn", trước hết tác
giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, quý thầy giáo, cô giáo đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy và hướng dẫn
trong quá trình học tập và thực tập làm luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh
Hương - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam) đã giúp đỡ định hướng đề tài nghiên cứu và tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Trân trọng cảm ơn Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh
Lạng Sơn, Ban Quản lý khu Dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Hạt Kiểm lâm
huyện Hữu Lũng, UBND các xã Hữu Liên, xã Yên Thịnh, xã Hoà Bình,
thuộc huyê ̣n Hữu Lũng; xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và xã Vạn Linh,
huyện Chi Lăng, tỉnh La ̣ng Sơn và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã giúp
đỡ trong quá trình điều tra và cung cấp số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục-Đào tạo, Ban Giám hiệu
trường Phổ thông trung học Cao Lộc đã tạo điều kiện bố trí về thời gian và
công việc để tác giả tổ chức thực hiện hiệu quả đề tài.
Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
giúp đỡ rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt khóa học.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do địa hình phức tạp và quỹ thời gian,
trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong
nhận được các ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô, các nhà khoa học,
các bạn đồng nghiệp để bản luận văn này được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2015
Người thực hiện



Chu Hoàng Tuấn Anh
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
DTTN:

Dự trữ thiên nhiên

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐDTVBCCM:

Đa dạng thực vật bậc cao có mạch

VQG:

Vườn Quốc gia

NĐ 32:

Nghị định 32/2006/NĐ- CP ngày 30 tháng 3 năm 2006

NĐ 160: Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013
QĐ 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014
SĐVN:

Sách đỏ Việt Nam


Tiếng Anh
IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
UNEP: Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc
UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Khoa học của Liên hợp quốc
MAB: Chương trình Con người và Sinh quyển
WWF: Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã Quốc tế
IPGR: Viện Tài nguyên di truyền quốc tế
PRA: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người
dân
WCMC: Trung tâm giám sát Bảo tồn Thế giới


CITES: Công ước Quốc tế về buôn bán Động thực vật hoang dã nguy cấp
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

4.1

Sự phân bố các ngành TVBCCM tại khu DTTN Hữu
Liên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4.2

19

Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành trong ngành

Ngọc lan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4.4

18

Tỷ trọng của hệ thực vật khu DTTN Hữu Liên so với hệ
thực vật Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4.3

Trang

20

Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật khu DTTN Hữu
Liên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

20

4.5

Các chi đa dạng nhất hệ thực vật khu DTTN Hữu Liên .

23

4.6

Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật khu DTTN Hữu Liên
... ..........................................


24

4.7

So sánh các chỉ số đa dạng của khu DTTN Hữu Liên . . .

25

4.8

Nguồn gen có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng/quý hiếm

4.9

ở khu DTTN Hữu Liên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

25

Phổ dạng sống của hệ thực vật khu DTTN Hữu Liên . . .

34

4.10 Thống kê số loài có số lượng công dụng khác nhau tại
khu DTTN Hữu Liên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

36

4.11 Giá trị sử dụng của hệ thực vật khu DTTN Hữu Liên . . .


37


MỞ ĐẦU
Đến nay Việt Nam đã có tới 31 Vườn Quốc gia (VQG) và hàng trăm khu Dự
trữ thiên nhiên (DTTN) được Nhà nước công nhận. Chính phủ nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa
dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Một trong
những mục tiêu cụ thể của bản kế hoạch đã được phê duyệt là củng cố hoàn thiện và
phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật
quý hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái.
Như vậy việc nghiên cứu, điều tra để đánh giá tính đa dạng sinh vật nói chung
và thực vật nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn nhằm cung
cấp những dẫn liệu mới và cơ bản, cũng như đầy đủ nhất để làm cơ sở cho việc xây
dựng chiến lược trong các chương trình qui hoạch, quản lý, bảo vệ, phát triển tài
nguyên rừng ở các khu rừng đặc dụng là hết sức cần thiết.
Từ sau khi được thành lập, khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hữu Liên, nay là
khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) Hữu Liên chưa có được công trình nghiên cứu về đa
dạng thực vật một cách khoa học và đầy đủ, dựa trên cơ sở điều tra thu thập tự liệu
và mẫu vật tại thực địa.
Để có cơ sở khoa học cho việc bảo tồn có hiệu quả, nhất thiết phải điều tra, thu
thập, thống kê và phát hiện được hết thảy các loài thực vật hiện có, học viên thực
hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu Dự trữ
thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn”.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng như

bảo tồn chúng, đã trở thành một chiến lược quan trọng trên toàn thế giới. Nhiều tổ
chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo tồn và
phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là Hiệp hội quốc tế bảo vệ
thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế
về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để
tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội
nghị thượng đỉnh bàn về môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de
Janeiro (Brazil) tháng 6/1 992 và 150 quốc gia đã ký vào Công ước về Đa dạng sinh
vật và bảo vệ chúng. Từ đó nhiều cuộc Hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sách
chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF xuất bản sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh
vật; IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới; IUCN và WWF xuất
bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản sách chiến
lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động; ... Tất cả các công trình đó nhằm
hướng dẫn và đề xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh vật, làm nền tảng cho
công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai. WCMC (1992) công bố công trình
đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung cấp tư liệu về đa dạng sinh vật của các
nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho
việc bảo tồn có hiệu quả.
Cùng với các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hôị thảo khác nhau được tổ
chức nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả đạt được ở khắp
mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được tạo thành mạng
lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật.
Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng to lớn của vấn đề
đa dạng sinh học nói chung và da dạng thực vật nói riêng đối với toàn thế giới, đối


với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ địa phương trong mỗi nước, đặc biệt
là các Khu rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,...) và sự cần
thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học, trong đó có thực vật.
Hầu hết các quốc gia đều đã và đang nghiên cứu đánh giá hay có những công

trình về đa dạng thực vật trên cả nước hay mỗi khu vực ở các mức độ khác nhau,
mức cao là các bộ sách Thực vật chí hay mức độ thấp là Danh lục thực vật cũng như
các bài báo riêng lẻ.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước:
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật rất phong
phú và đa dạng, là một trong những trung tâm có tính đa dạng sinh học cao trên thế
giới với nhiều giống loài có giả trị khoa học và kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều
nguồn gen quý hiếm.
Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17000 loài thực vật, trong
đó ngành Tảo có 2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá thông 1 loài,
ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 loài, ngành
Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13000 loài.
Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam được tiến
hành hơn 2 thế kỷ, nhưng các công trình mới chỉ được công bố nhiều ở khoảng 50
năm trở lại đây.
Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, nhà thực vật học người Pháp J. Loureiro (1790) đã
biên soạn cuốn sách đầu tiên về đa dạng thực vật Việt Nam của hệ thực vật Nam Bộ.
Tiếp theo là tác giả J. B. L. Pierre (1790) về hệ Cây gỗ rừng Nam Bộ. Nửa đầu thế
kỷ XX các nhà thực vật học Pháp dưới sự chủ biên của H. Lecomte (1907-1952) đã
lần lượt xuất bản bộ sách “Thực vật chí đại cương Đông Dương” gồm 7 tập với hơn
7000 loài, là nền tảng cho việc đánh giá đa dạng thực vật đến tận ngày nay. Từ năm
1960 đến nay, bộ sách này đã và đang được một số nhà thực vật Pháp và Việt Nam
biên soạn lại dưới tên “Thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam” với 74 họ thực
vật.
Đặc biệt trong thời gian nửa cuối thế kỷ XX, đã có nhiều công trình là kết


quả nghiên cứu, điều tra, đánh giá đa dạng thực vật Việt Nam của các tác giả trong
nước và nước ngoài rất có giá trị. Lê Khả Kế & cộng sự (1969-1976) nghiên cứu về
các loài thực vật thường gặp ở Việt Nam gồm 6 tập. Phạm Hoàng Hộ (1970-1972)

nghiên cứu các loài thực vật ở miền Nam Việt Nam với 5326 loài, tiếp sau đó tác giả
này có công trình nghiên cứu thực vật cả nước (1991-1993, 1999-2000) với số lượng
loài khá đầy đủ phục vụ tốt việc nghiên cứu đa dạng thực vật Việt Nam đến ngày
nay. Trong 2 số tạp chí chuyên đề của Tạp chí Sinh học (1994-1995) nhiều tác giả
đã công bố kết quả nghiên cứu thực vật các taxon với hàng trăm loài. Đáng chú ý
gần đây, công trình là bộ sách 3 tập “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của
nhiều tác giả (2001, 2003, 2005) đã công bố danh sách hơn 20.000 loài thực vật
trong cả nước; là tài liệu được công nhận mới và đầy đủ nhất, đáng tin cậy nhất từ
trước đến nay; bộ sách là cơ sở tra cứu, chỉnh lý tên khoa học các taxon và nhiều
thông tin khác. Nguyễn Tiến Bân & cộng sự (1996, 2007) công bố hàng trăm loài
thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (2000) thống kê toàn bộ sự đa dạng của cây rừng Việt Nam
với hàng nghìn loài. Một công trình rất có giá trị nghiên cứu đa dạng thực vật là bộ
sách “Thực vật chí Việt Nam” đã xuất bản được 11 tập, Phan Kế Lộc (1998) nghiên
cứu kiểm kê về tính đa dạng hệ thực vật Việt Nam về thành phần loài. Một số
chuyên khảo về các taxon như A. Schuiteman & E. F. de Vogel (2000) về họ Lan ở
Đông Dương. L. V. Averyanov (1994) về họ Lan ở Việt Nam, N. N. Thìn (1995,
1999, 2007) về họ Thầu dầu ở Việt Nam,...
Cùng với những công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh thổ
cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật của mỗi
khu vực và các khu rừng đặc dụng (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên,...)
được nghiên cứu hoặc công bố. Có thể kể đến như đa dạng thực vật các Vườn Quốc
gia Cúc Phương (Ninh Bình), Hoàng Liên (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải
Phòng), Pù Mát (Nghệ An), Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng
Nai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam
Đảo (Vĩnh Phúc), Mũi Cà Mau (Cà Mau),... Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên


nhiên Khau Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang),
Hoàng Liên-Văn Bàn, Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh),... Các khu vực

Tây Bắc; vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền (Thừa
Thiên - Huế); Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Trạm Đa dạng Sinh
học Mê Linh – Vĩnh Phúc,...
Bên cạnh những công trình là các bài báo, sách chuyên khảo, các hội thảo
trong nước và quốc tế như nói trên, nghiên cứu đa dạng thực vật còn thể hiện ở bộ
mẫu thực vật được điều tra thu thập bảo quản bền vững lâu dài ở các Phòng tiêu bản.
Trên thế giới có các Phòng tiêu bản lớn như ở Bảo tàng quốc gia lịch sử tự
nhiên Paris (Pháp) với 10 triệu mẫu, Vườn Thực vật Hoàng Gia Anh, Kew với 8
triệu mẫu, Vườn Thực vật New York (Hoa Kỳ) với 7 triệu mẫu, Viện thực vật
Komarốp (Nga) có 6 triện mẫu. Ở Việt Nam cũng có một số Phòng Tiêu bản thực
vật lưu trữ bảo quản trưng bày giới thiệu về đa đạng thực vật nước ta như ở Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) với hơn 1 triệu mẫu tiêu bản, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên (HNU) với khoảng 1 triệu mẫu, Viện Sinh học nhiệt đới (HM,
VNM) có khoảng 500 nghìn mẫu.
Khu dự trữ thiên nhiên (DTTN) Hữu Liên có tên trong Quyế t đinh
̣ số 45/QĐTTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ của khu
DTTN Hữu Liên là: i/ Tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của dự
án đầu tư xây dựng; ii/ Quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng hợp lý tài nguyên, môi
trường, tài nguyên thiên nhiên; iii/ Khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh
thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu rừng đặc dụng.
Theo Phụ lục I – Danh mục các khu Bảo tồn quy hoạch đến năm 2020 và năm
2030 Ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn Đa dạng sinh học
của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì khu DTTN Hữu Liên, tỉnh
Lạng Sơn có: Diện tích quy hoạch là 8.293 ha; Phân hạng: Dự trữ thiên nhiên; Phân
loại: Trên cạn; Phân cấp quản lý: Địa phương; Phân kỳ quy hoạch: 2020.


Từ khi thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đến nay, đã có một số hoạt động
nghiên cứu điều tra về thực vật của một số cơ quan và tổ chức: Trong diện tích

khoảng 48 km2, Nguyễn Nghĩa Thìn và Vũ Quang Nam đã xác định được trên vùng
núi đá vôi phía Đông Bắc khu DTTN Hữu Liên 554 loài, thuộc 334 chi, 124 họ của
5 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Thông đất - Lycopodiophyta, Cỏ tháp bút Equisetophyta, Dương xỉ - Polypodiophyta, Thông - Pinophyta, Ngọc lan –
Magnoliophyta
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Cục môi trường năm 2008
đã nghiên cứu tính đa dạng thực vật ngành Ngọc lan đã ghi nhận có 850 loài. Tuy
vậy, cần có công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật một cách khoa học và đầy đủ,
dựa trên cơ sở điều tra thu thập tự liệu và mẫu vật tại thực địa.


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thực vật bậc cao có mạch tại khu DTTN Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng Danh lục các loài Thực vật bậc cao có mạch tại khu DTTN
Hữu Liên
2.2.2. Đánh giá đa dạng các taxon bậc ngành
- Mức độ đa dạng ngành
- Tỷ trọng giữa 2 lớp trong ngành Ngọc lan
2.2.3. Đánh giá đa dạng ở bậc họ và chi
- Đa dạng ở bậc họ
- Đa dạng ở bậc chi
2.2.4. Đa dạng về Phổ dạng sống của hệ thực vật
2.2.5. Đa dạng về nguồn gen bị đe dọa
Các loài thực vật có trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN
(2012), Nghị định 32/2006/ NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định 160/2013/NĐ-CP.
2.2.6. Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng
2.2.7. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDTV
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu về khí tượng, thuỷ văn, địa hình, hiện trạng rừng, hệ thực
vật, các kết quả điều tra sơ bộ của một số tổ chức, đơn vị tại khu DTTN Hữu Liên.
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa
- Theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [25], [26]: Thu mẫu
ngoài thực địa (tiêu chuẩn mẫu thu, các thông tin ghi etiket về mẫu thu, xử lý sơ bộ
mẫu tại thực địa, chụp ảnh mẫu,…).


2.3.3. Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm: Ép mẫu; sấy mẫu; phân loại
mẫu theo họ và chi; đối chiếu mẫu thu được với bộ mẫu lưu; phân tích mẫu; tra tên
khoa học; chỉnh lý tên khoa học theo Bộ luật về tên gọi thực vật Tokyo (1994) quy
định đối với họ, theo hệ thống của Brummitt (1992) đối với chi và loài. Tên đầy đủ
của loài cùng các thông tin liên quan theo Danh lục các loài thực vật Việt Nam (tập
1/2001, tập 2/2003, tập 3/2005).
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá
2.3.4.1. Lập Danh lục thực vật: Danh lục được sắp xếp như sau: ngành xếp theo thứ
tự tiến hoá từ thấp lên cao. Trong mỗi ngành, tên khoa học các họ được xếp theo vần
alphabet, riêng trong ngành Ngọc lan thì các họ được xếp thành 2 lớp, lớp Ngọc lan
xếp trước, lớp Hành xếp sau, các họ trong mỗi lớp cũng được xếp theo vần alphabet
tên khoa học. Bảng Danh lục có tên khoa học, tên Việt Nam cùng các thông tin về
phổ dạng sống, công dụng, mức độ bị đe doạ,..
2.3.4.2. Đánh giá đa dạng các bậc taxon [26]: Sau khi đã có thống kê số loài, chi, họ
theo từng ngành thực vật và theo từng lớp đối với ngành Ngọc lan, thì tiến hành
thống kê và đánh giá:
- Đánh giá đa dạng họ, chi, loài của các ngành.
- Đánh giá đa dạng chi, loài của các họ: Thống kê số loài, chi theo từng họ
- Đánh giá đa dạng loài của các chi: Thống kê các chi có nhiều loài nhất
2.3.4.3. Đánh giá đa dạng về dạng sống của Raunkiaer (1934) (Ghi theo Nguyễn
Nghĩa Thìn [25], [26]).

1/ Cây chồi trên (Phanerophytes) – Ph: gồm những cây có chồi trong mùa khó
khăn nằm cách mặt đất từ 25 cm trở lên.
a. Cây chồi trên to (Mega-phanerophytes) – Mg: là cây gỗ hay dây leo gỗ cao
từ 25 m trở lên.
b. Cây chồi trên nhỡ (Meso-phanerophytes) – Me: gồm những cây gỗ hay dây
leo gỗ từ 8-25 m.
c. Cây chồi trên nhỏ (Micro-phanerophytes) – Mi: là cây gỗ nhỏ, cây bụi, dây
leo gỗ, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 2 - 8 m.


d. Cây chồi trên lùn (Nano-phanerophytes) - Na: gồm cây gỗ lùn, cây bụi hay
nửa bụi, dây leo gỗ nhỏ, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25 - 200 cm.
e. Cây bì sinh (Epiphytes) – Ep: gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên
thân, cành cây gỗ, trên vách đá …
f. Cây mọng nước (Succulentes) – Suc: Nước và chất dinh dưỡng tích trữ ở
thân.
g. Dây leo gỗ (Liano-phanerophytes) – Lp: gồm các loài dây leo thân hoá gỗ.
h. Cây ký sinh hay bán ký sinh trên thân gỗ (Parasit – hemiparasit
phanerophytes) – Pp.
i. Cây chồi trên thân thảo (Herbaces- phanerophytes) – Hp: những cây thân
thảo (thân không có chất gỗ) sống lâu năm.
2/ Cây chồi sát đất (Chamaephytes) - Ch: gồm những cây có chồi cách mặt
đất dưới 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh: Cao
cẳng, Mạch môn, Ráy.
3/ Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – Hm: gồm những cây có chồi trong mùa
khó khăn nằm sát mặt đất (ngang mặt) được lá khô che phủ bảo vệ, thường các loài
này có thân nửa nằm dưới đất, nửa trên mặt đất: nhiều loài thuộc Dương xỉ, Náng.
4/ Cây chồi ẩn (Cryptophytes) – Cr: gồm những cây có chồi trong mùa khó khăn
nằm dưới đất (bao gồm các loài có củ hay căn hành (thân ngầm), bao gồm cả những
cây có chồi trong đất (geophytes) hay cây chồi thủy sinh (Hy – trong nước

(Hydrophytes) và dưới nước (Helophytes).
5/ Cây một năm (Therophytes) – Th: gồm những cây vào thời kỳ khó khăn toàn
bộ cây chết đi, chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt. Đó là toàn bộ cây có đời
sống ngắn hơn một năm, sống ở bất kể môi trường nào.
2.3.4.4. Đánh giá nguồn gen bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [5], Danh lục
đỏ IUCN (2012) [32], Nghị định 32/2006/NĐ-CP [12] và Nghị định 160/2013/NĐCP [14].
2.3.4.5. Đánh giá giá trị sử dụng nguồn tài nguyên thực vật theo Đỗ Tất Lợi (2000)
[17], Võ Văn Chi (1997) [8], Võ Văn Chi và Trần Hợp (1999, 2002) [9], Lã Đình


Mỡi (2001, 2002) [21],...với các ký hiệu sau [6]: Cây làm thuốc: THU; Cây cho gỗ:
LGO; Cây ăn được: AND (Rau, Quả); Cây làm cảnh: CAN; Cây cho dầu béo: CDB;
Cây cho tinh dầu: CTD; Cây cho sợi: SOI; Cây có chất độc: DOC; Cây cho nhựa:
CNH; Cây cho tanin/nhuộm: TAN; Cây có công dụng khác: Kh.


CHƯƠNG 3
SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Khu DTTN Hữu Liên cách Hà Nô ̣i khoảng 90 km về phía Bắ c, cos tọa độ địa
lý: 21030’ - 21046’20’’ vĩ độ Bắc và 106035’48’’ - 106049’15’’ kinh độ Đông, bao
gồ m toàn bô ̣ xã Hữu Liên và mô ̣t phần của xã Yên Thinh,
̣ xã Hoà Bình, thuô ̣c huyê ̣n
Hữu Lũng; một phần xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và một phần xã Vạn Linh, huyện
Chi Lăng, tin
̉ h La ̣ng Sơn.
Độ cao so với mực nước biển: Thấp nhất  100 m; Cao nhất  600 m.

Thành phần các dân tộc sống trong KBT: dân tô ̣c Tày, Dao, H’Mông và Kinh.



Ban Quản lý Khu Dự trữ Thiên nhiên Hữu Liên được thành lâ ̣p năm 1989
theo Quyết định Số 10/QĐ-KL, ngày 10/6/1989, của Uỷ ban Nhân dân tin̉ h La ̣ng
Sơn. Ngày 31/5/2006, Ban quản lý khu DTTN được tái kiện toàn theo Quyết định số
705/QĐ/UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn Hữu Liên, trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn. Ban Quản lý khu DTTN hiện có 11 cán bô ̣ (Chi
cu ̣c Kiểm lâm La ̣ng Sơn, 2003). Năm 1990 dự án đầu tư thành lâ ̣p khu DTTN Hữu
Liên được xây dựng (Anon. 1990), đề xuất diện tích cho khu bảo tồ n là 10.640 ha và
diện tích vùng đệm khoảng 10.000 ha. Khu DTTN Hữu Liên có trong danh mu ̣c các
khu rừng đặc du ̣ng Viê ̣t Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cu ̣c Kiể m lâm - Bô ̣
NN&PTNT với diện tích 10.640 ha (Birdlife International in Indochina và Bộ
NN&PTNT (2004). Danh mu ̣c này hiêṇ vẫn chưa đươ ̣c Chính phủ phê duyê ̣t.
Khu DTTN Hữu Liên có cảnh quan nổ i bâ ̣t là núi đá vôi. Theo dự án đầ u tư
(Anon. 1990) khu bảo tồn có 9.734 ha diê ̣n tích núi đá vôi, chiế m 91% diê ̣n tích,
trong đó diện tích rừng trên núi đá vôi là 9.082 ha, chiế m 93% diêṇ tích núi đá vôi.
Khố i núi đá vôi bi ̣ chia cắt bởi 2 thung lũng khá bằng phẳ ng cha ̣y theo hướng bắ c
nam ở trung tâm khu bảo tồn. Hai thung lũng này có đô ̣ cao khoảng 100 m so với
mực nước biể n. Đin
̉ h cao nhấ t trong khu bảo tồ n là Núi Kheng 638 m.
Trong khu vực có hai hê ̣ suối chính là suối Bu ̣c và suố i An. Ngoài ra, trong
khu bảo tồn còn có 4 hồ nuớc là hồ Giang Ca (125 ha), hồ Đèo Long (60 ha), hồ Lan
Đat (30 ha) và hồ Lan Ty (19 ha).
Thảm thực vâ ̣t ở Khu DTTN Hữu Liên chủ yế u là rừng trên núi đá vôi. Bước
đầu đã ghi nhâ ̣n đươ ̣c 794 loài thực vâ ̣t bâ ̣c cao có ma ̣ch thuô ̣c 162 ho ̣, trong đó có
31 loài đươ ̣c ghi trong Sách đỏ Viê ̣t Nam, đă ̣c biệt đáng chú ý là các loài: Hoàng
đàn (Cupressus tonkinensis), Nghiế n (Burretiodendron tonkinensis), Trai (Garcinia
fagraeoides) (Nguyễn Xuân Đă ̣ng et al. 1999).
Từ năm 1998, Nguyễn Xuân Đă ̣ng et al. (1999) đã tiế n hành nghiên cứu khu
hê ̣ đô ̣ng vâ ̣t Hữu Liên và bước đầ u đã ghi nhâ ̣n đươ ̣c 57 loài thú, 23 loài bò sát, 14
loài lưỡng cư. Trong số đó, có 29 loài đươ ̣c ghi trong Sách đỏ Viê ̣t Nam. Theo kế t

quả giám đinh
̣ mẫu tiêu bản, Nguyễn Xuân Đă ̣ng et al. (1999) đã khẳ ng đinh
̣ sự có


mă ̣t của loài Hươu xa ̣ Moschus berezovskii trong khu bảo tồ n. Theo Đă ̣ng Ngo ̣c Cầ n
và Nguyễn Xuân Đă ̣ng (1999a) ước tính có khoảng 83 cá thể loài Hươu xa ̣ phân bố
trong Khu DTTN Hữu Liên.
Nguyễn Xuân Đă ̣ng et al. (1999) còn ghi nhâ ̣n hai loài linh trưởng là: Voo ̣c
đen má trắ ng Semnopithecus francoisi francoisi và Vươ ̣n đen Hylobates concolor
phân bố trong khu bảo tồn. Tuy nhiên, những ghi nhâ ̣n này mới chỉ dựa trên các tài
liệu phỏng vấ n, căn cứ vào tình trạng săn bắ n và mức độ tác đô ̣ng tới rừng hiêṇ nay
thì có thể hai loài này không còn có trong khu bảo tồ n (Theo T. Osborn, 2007).
Các hệ sinh thái
- Các hệ sinh thái đặc trưng của khu DTTN: Hệ sinh thái rừng kín thường xanh
trên núi đá vôi, hệ sinh thái thuỷ vực nội địa.
- Hiện trạng của các hệ sinh thái: Rừng Ba Bể gồ m hai kiểu rừng chính là rừng
trên núi đá vôi và rừng thường xanh đấ t thấp. Rừng trên núi đá vôi phân bố trên các
sườn núi đá vôi dốc có tầ ng đấ t mỏng. Rừng trên núi đá vôi che phủ tỉ lê ̣ lớn diêṇ
tích của khu DTTN. Kiể u rừng ưu thế bởi các loài Nghiế n (Burretiodendron
hsienmu), Ma ̣y tèo (Streblus tonkinensis). Rừng thường xanh đấ t thấ p phân bố ở
những sườn thấp và có tầ ng đấ t mă ̣t dày hơn. Sự đa da ̣ng về thành phầ n loài khu hê ̣
thực vâ ̣t của rừng thường xanh đấ t thấ p cao hơn nhiề u so với rừng trên núi đá vôi.
- Những yếu tố/tác động của môi trường, con ngưới ảnh hưởng tới hệ sinh thái:
Nhìn chung mức độ tác đô ̣ng từ cô ̣ng đồng đế n rừng ở đây cao, trong đó khai thác
gỗ, và phát rừng làm rẫy là những hoa ̣t đô ̣ng phổ biế n đáng đươ ̣c quan tâm chú ý.
Hiê ̣n chỉ còn lại diêṇ tích rấ t nhỏ rừng tự nhiên trong khu DTTN là chưa bi ta
̣ ́ c đô ̣ng.
Thảm thực vật của khu DTTN:
- Cấu trúc thảm thực vật của khu DTTN

Tính đa dạng khu hệ thực vật cùng với các yếu tố phát sinh quần thể khác đã
tạo nên ở khu DTTN Hữu Liên hai kiểu thảm thực vật rừng chính, đó là Kiểu rừng
kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp mà chủ yếu là các kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đá vôi.
Các dạng thảm thực vật:


- Rừng trên sườn và đỉnh núi cao: Dạng rừng này phân bố trên các sườn núi
có độ dốc đến 400 và có cấu trúc hệ cây gỗ khá đơn giản. Trong dạng rừng này chỉ
có tầng tán là phát triển với các cây gỗ có chiều cao tối đa là 15 m. Nhìn chung, các
sườn núi này không có lớp đất mà chỉ có một lớp thảm lá mục mềm trên bề mặt đá.
Thành phần các loài cây gỗ thay đổi mạnh theo chiều cao lên đến đỉnh.
- Rừng trên các đỉnh và sườn núi cát-tơ với mảnh diệp thạch ở độ cao 300400 m: Rừng cây gỗ trên các mỏm cát-tơ ở độ cao 300 đến 400 m so với mặt biển ở
khu DTTN Hữu Liên rất phát triển. Tùy thuộc vào độ dốc và điều kiện thổ nhưỡng,
rừng ở đây phân làm hai tầng và đôi khi là ba tầng. Tầng tán gồm các cây cao 20
đến 30 m, đôi khi có những cây cao tới 35 - 40 m. Chu vi thân cây dao động từ 40
đến 90 cm, cá biệt có những cây chu vi đến 110 - 120 cm. Hệ rễ phát triển nông và
nhiều cây có bạnh vè. Tán lá của các cây gỗ thường có hình trứng hoặc hình ô và rất
lớn với bán kính 4 đến 12 m. Do vậy, tầng trên thường rất rậm.
- Rừng trên núi đất lẫn đá: Loại rừng này chiếm một diện tích không lớn lắm
trong khu vực. Thành phần loài chủ yếu ở đây là phay sừng (Duabanga
sonneratioides), sấu (Dracontomelum duperreanum), dâu (Morus australis), sếu
(Celtis sinensis), nóng (Saurauja tristyla),... ở những nơi ít bị tác động cây rừng cao
trên 20 m, đường kính trung bình tới 60 cm. ở những nơi đã bị tác động nhưng đang
phục hồi trở lại thường gặp sếu, tiêng (Eriolaena malvacea), núc nác (Oroxylon
indicum), nhọc (Polyalthia sp.)...
- Rừng trên đồi và núi thấp nằm trên những thung lũng xen kẽ với các dãy núi
đá vôi: Thảm thực ở đây khi chưa bị tàn phá có nhiều cá thể to lớn hơn trên núi đá
vôi, với chiều cao trung bình trên 20m, đường kính bình quân 50 - 70 cm. Thường
gặp hai loại ưu hợp là Dẻ (Castanopsis) - De (Cinnamomum) - Dâu (Morus

australis) - Lát (Chukrasia tabularis)... mọc trên các thung lũng ở cao 600 - 800 m và
ưu hợp Lát (Chukrasia tabularis) - Đinh thối (Fernandoa brilletii) - Dâu (Morus
australis) - De (Cinnamomum) - Dẻ (Castanopsis) - Thung (Tetrameles nudiflora)...
mọc ở các thung lũng trên độ cao 200-300 m.


- Rừng ven mặt nước: Trong khu vực khu DTTN Hữu Liên nhiều chỗ thảm
thực vật rừng phát triển tới sát mép nước hồ, tạo nên một trạng thái rừng ven bờ
nước rất đặc sắc và hấp dẫn. Thành phần loài ưu thế trong các trạng thái rừng này là
vối rừng (Cleistocalyx operculatus), si (Ficus retusa), nhội (Bischofia javanica), đại
phong tử (Hydnocarpus hainanensis), sưa (Dalbergia sp.)... Các loài cây mọc ven
sông từ hồ Hữu Liên đến động Puông phổ biến là sung (Ficus racemosa), cơi
(Pterocarya tonkinensis), phèn đen (Phylanthus reticulata)... Có nhiều chỗ, cây gỗ
rừng mọc xen với các đám trúc dây (Ampelocalamus sp.) tạo nên những sinh cảnh
rất đẹp mắt.
- Rừng tre nứa: Các loài tre nứa điển hình ở khu vực Khu bảo tồn Hữu Liên,
như vầu (Bambusa nutans), giang (Dendrocalamus patellaris), nứa (Neohouzeauna
dullooa), trúc dây (Ampelocalamus sp.)..., hầu như không mọc thành những quần xã
thuần loại mà chúng thường mọc xen với các loài cây gỗ trên diện tích khá rộng trên
toàn khu vực. Nhiều nơi chúng mọc khá tập trung, như ở vùng Khau Com. Theo báo
cáo của Tổ chức khám phá môi trường, trong các quần xã rừng tre nứa hỗn loài có
các loài cây gỗ sau ở tầng trên cùng: Polyalthia sp., Acer sp., Sterculia henryi,
Aphanamixis grandifolia, và Markhamia pierrei. ở tầng cây tái sinh có các loài:
Clausena excavata, Polyalthia sp., Miliusa balansae, Phoebe sp., Acer sp., và
Aphanamixis grandifolia. Trong thảm cỏ chiếm ưu thế là Amomum ovoideum và
một số loài dương xỉ.
- Trảng cây bụi: Thường gặp ở các xã Nam Cường, Hà Lầm và một số nơi
khác. Trong các trạng thái thực bì này thường gặp các loài tổ kén (Helicteres sp.), cò
ke (Grewia microcos), hồng bì rừng (Clausena lansium), thôi ba (Alangium kurzii),
thôi chanh (Evodia meliaefolia), ba soi (Macaranga denticulata), ba bét (Mallotus

paniculatus), bùng bục (Mallotus barbatus) và một số cây gỗ dạng bụi khác. Trong
các trạng thái thực bì này, một số loài thực vật thân thảo (cỏ lào - Eupatorium
odoratum, cỏ tranh-Imperata cylindrica) vẫn còn phân bố rộng trên nhiều diện tích.
- Trảng cỏ: Thường phát triển trên đất sau nương rãy bỏ hoang. Trong các
trạng thái thực bì này, ở giai đoạn đầu các loài cỏ thân thảo thuộc họ Lúa (Poaceae)


×