Tải bản đầy đủ (.doc) (193 trang)

Luận văn Kinh tế ĐỘC QUYỀN: Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Các Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Trên Địa Bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 193 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC PHỤ LỤC.........................................IV
vu....................................................7
Nguồn: IFAC, 1998......................................30
+ .........................................................76
+....................................................77

1.1.1. Các giai đoạn phát triển của KTQTCP theo liên đoàn kế toán quốc tế


111

1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG
ĐỂN KÉ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẤP33
DANH MỤC PHỤ LỤC.........................................IV
vu....................................................7
Nguồn: IFAC, 1998......................................30
+ .........................................................76
+....................................................77


IV

2.1.
TÔNG QUAN VÈ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP TRÊN ĐỊA
BÀN

NỘI……………………………………………………………………………......
..92
DANH MỤC PHỤ LỤC.........................................IV
vu....................................................7


Nguồn: IFAC, 1998......................................30
+ .........................................................76
+....................................................77

DANH MỤC PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


V

ACCA
ABC

: kế toán công chứng Anh quốc
: Activity - Based Costing

BHYT

Phân bổ chi phí theo hoạt động
: Bảo hiềm y tế

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp


BCTC

: Báo cáo tài chính

CP
CPSX

: Chi phí
: Chi phí sản xuất

CPNCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp

CPNVLTT

: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPSDMTC

: Chi phí sử dụng máy thi công

CPSXC

: Chi phí sản xuất chung

CT
CĐKT

: Công trình

: Cân đối kế toán

CTCP

: Công ty cổ phần

CVP

: Phân tích chi phí - khối lượng - lợi nhuận

CPTT

: Chi phí trực tiếp

CPGT

: Chi phí gián tiếp

CIMA

: Hiệp hội KTQT công chứng Anh Quốc

DN

: Doanh nghiệp

DNNN
DNXD

: Doanh nghiệp nhà nước

: Doanh nghiệp xây dựng

DNXL

: Doanh nghiệp xây lắp

HMCT

: Hạng mục công trình

IAS

: International accounting standars
Chuẩn mực kế toán quốc tế


vu
IFAC

: Liên đoàn kế toán quốc tế

IMA
KLXL

: Hiệp hội KTQT Hoa Kỳ
: Khối lượng xây lắp

KLXLDDĐK

: Khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ


KLXLDDCK
KPCĐ

: Khối lượng xây lắp dở dang cuối
kỳ
: Kinh phí công đoàn

KTQT

: Kế toán quản trị

KTQTCP
KTTC

: kế toán quản trị chi phí
: kế toán tài chính

KQKD
NVL

: Kết quả kinh doanh
: Nguyên vật liệu

sx

: Sản xuất

SXKD


: Sản xuất kinh doanh

TK

: Tài khoản

TNHH
TSCĐ

: Trách nhiệm hữu hạn
: Tài sản cố định

VAS

: Chuẩn mực kế toán Việt Nam

XDCB
XN

: Xây dựng cơ bản
: Xí nghiệp


Vlll

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
I. DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC.........................................IV
vu....................................................7
Nguồn: IFAC, 1998......................................30

+ .........................................................76
+....................................................77

ix
DANH MỤC PHỤ LỤC.........................................IV
vu....................................................7
Nguồn: IFAC, 1998......................................30
+ .........................................................76
+....................................................77


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẢP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật
cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm tống kinh phí ngân sách chi cho lĩnh vực này
chiếm phần lớn vốn đầu tư của cả nước. Sản phẩm của ngành xây dựng không chỉ đơn
thuần là những công trình có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa quan
trọng về mặt kinh tế mà còn là những công trình có tính thẩm mỹ cao đồng thời có ý
nghĩa quan trọng về văn hóa - xã hội. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, cùng với sự
đổi mới và phát triển của đất nước, cơ chế quản lý kinh tế cũng có sự thay đổi toàn
diện và sâu sắc. Tuy nhiên, cùng một lúc không thể giải quyết được tất cả những vấn
đề còn tồn tại trong quản lý kinh tế. Một trong những vấn đề nan giải trong quản lý
kinh tế nước ta hiện nay là công tác quản lý kinh tế trong xây dựng cơ bản, đây là lĩnh
vực có tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư khá cao. Đe quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản,
các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp, công cụ quản lý khác nhau. Trong
đó, kế toán là công cụ quản lý kinh tế tài chính hữu hiệu nhất đã được cải cách sâu
sắc, toàn diện, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
kế toán quản trị rất phát triển ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ở
Việt Nam kế toán quản trị cũng đã được đề cập đến trong định hướng phát triển hệ
thống kế toán Việt Nam từ năm 1995, đặc biệt trong chiến lược phát triển hệ thống kế

toán Việt Nam 2000 - 2010 đã xây dựng cụ thể chương trình phát triển công tác kế
toán quản trị ở các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà kế toán quản trị đã trở thành một
công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị trong doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các
chức năng quản trị doanh nghiệp của mình.
kế toán quản trị chi phí là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác kế
toán, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để ra quyết định của doanh
nghiệp. Cho nên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế để
cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, hướng tới khách hàng, tìm kiếm vùng lợi nhuận thì
việc cung cấp thông tin để hỗ trợ việc sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp, chất
lượng được giữ vững có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.


Hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội
hiện nay mới chỉ tập trung vào kế toán tài chính để lập các Báo cáo tài chính là chủ
yếu. Hệ thống kế toán chi phí hướng vào việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập
kế hoạch, kiếm soát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong nội bộ doanh nghiệp
còn rất hạn chế. Hệ thống kế toán chi phí hiện nay không thể cung cấp các thông tin
phù hợp, kịp thời và tin cậy cho việc ra các quyết định kinh doanh, kinh tế khác nhau.
Chính vì lý do đó, NCS đã lựa chọn đề tài: “kế toán quản trị chi phí trong các công
ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội” để nghiên cứu làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. TỎNG QUAN VÈ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
2.1. Các công trình nghiên cứu về KTQT chi phí ở trong nước
Ở Việt Nam, KTQT cũng đã xuất hiện, phát triển gắn liền chính sách, chế độ kế
toán áp dụng ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, KTQT chỉ mới được đề cập một cách hệ
thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành yêu cầu cấp bách trong xây
dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 khi các doanh nghiệp cần
nâng cao chất lượng quản lý đề tăng năng lực cạnh tranh không những ở phạm vi thị
trường Việt Nam mà còn mở rộng ra thị trường khu vực, thị trường thế giới, cụ thể:

2.1.1. Các nghiên cứu về nhận diện chi phí
Phạm Thị Kim Vân (2002) với đề tài “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả
kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch”, luận án đã nêu được những vấn
đề cơ bản của kế toán quản trị trên hai phương diện là lý luận và thực tiễn. Trong luận
án của mình, tác giả đã chỉ ra việc phân loại chi phí một cách cụ thế giúp các doanh
nghiệp có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn công việc, luận án cũng chỉ rõ được những
mặt được và chưa được trong việc vận dụng KTQT tại các công ty Du lịch trong thời
gian qua đế từ đó có những kiến nghị phù hợp.
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phí vận
tải hàng hoả trong các công ty vận tải đường bộ Việt NanT. Luận án đã đi sâu vào
phân tích KTQTCP trong lĩnh vực đặc thù là vận tải hàng hóa. Tác giả đã phân loại chi
phí theo 2 cách: (1) theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động; (2) theo
cách ứng xử chi phí. Theo đó căn cứ để xác định biến phí hay định phí là số km hoặc


tấn/km vận chuyển. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến phương pháp ước tính chi
phí nào là phù hợp đối với doanh nghiệp vận tải khi tách chi phí hỗn hợp mà tác giả
giới thiệu các phương pháp: phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp bình
phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán để doanh nghiệp vận tải tự lựa chọn.
Đinh Thị Kim Xuyến (2014) nghiên cứu “Công tác kế toán quản trị chi phí và
giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động Việt Nam Luận án đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận về KTQTCP và giá thành trong doanh nghiệp dịch vụ, từ việc làm rõ bản
chất của KTQTCP và giá thành, nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị
doanh nghiệp, đến nội dung của KTQTCP và giá thành trong các doanh nghiệp dịch
vụ. Luận án trình bày khá rõ những ảnh hưởng của đặc điểm kinh doanh và tổ chức
kinh doanh đến công tác KTQTCP và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di
động Việt Nam. Đặc biệt, căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả đã đưa ra một số đánh
giá khá xác đáng về thực trạng KTQTCP và giá thành trong các doanh nghiệp viễn
thông di động. Chương 3 tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác
KTQTCP và giá thành tại các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam. Tác giả

đã nghiên cứu các cách nhận diện chi phí trong KTQT như phân loại chi phí theo khả
năng quy nạp chi phí cho đối tượng hạch toán chi phí, phân loại chi phí theo mối quan
hệ với báo cáo tài chính, phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động..
.Đe phục vụ cho việc ra quyết định quản trị DN, các chi phí kinh doanh của các DN
viễn thông được phân loại thành chi phí cố định hay chi phí biến đổi.
2.1.2. Các nghiên cứu về dự toán chi phí
Tác giả Nguyễn Thanh Quý (2004) nghiên cứu “Xây dựng hệ thống thông tin
kinh tế phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh doanh bưu chính viễn thông ” đã hệ thống
các nội dung cơ bản của hệ thống KTQT và đề xuất các phương hướng ứng dụng
KTQT vào các ngành cụ thể. Các đề xuất của tác giả liên quan đến hoàn thiện KTQT
tập trung vào xây dựng hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát giá bao gồm xây dựng
định mức chi phí và dự toán chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn
thông cố định và cho thuê đường truyền dữ liệu.
Hồ Văn Nhàn (2010) nghiên cứu “Tổ chức công tác kế toán quản trị Chi phí và
giá thành dịch vụ vận chuyển hành khách trong các doanh nghiệp taxi”. Trong luận


án, tác giả tập trung vào nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ
vận chuyển. Từ đó, tác giả đề cập đến lập dự toán chi phí và phân tích tình hình thực
hiện dự toán chi phí dịch vụ vận chuyển, từ đó định giá bán dịch vụ vận chuyển dựa
vào thông tin KTQTCP và giá thành.
Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2012) “Hoàn thiện kế toán quản trị chỉ phí
vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng và cần thiết
trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt. Theo đó mô hình lập dự toán trong các
doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn vị cơ sở) với các loại dự
toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự
toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Tác giả cũng cho
rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đường sắt hiện nay là cần thiết nhằm
kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trị xác định sự thay đổi các mức vận

chuyển tác động đến như thế nào đến chi phí cũng như đánh giá được kết quả hoạt
động .
Nguyễn Phú Giang (2013) nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thải Nguyên” cho
rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể: (1) Đối với doanh
nghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với doanh nghiệp thép quy mô
nhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống; (3) Đối
với doanh nghiệp có quy mô lớn lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt và có thể áp
dụng các mô hình dự toán: mô hình dự toán từ trên xuống, mô hình dự toán từ dưới
lên và mô hình kết hợp. Tuy nhiên tác giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiết cho các
đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thời xây dựng dự toán cần xuất phát từ nhu
cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanh nghiệp.
2.1.3. Các nghiên cứu về phân bổ chi phí, xác định giá phí
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) “Tổ chức kế toán quản trị chỉ phí vận tải hàng
hoả trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã nghiên cứu phương pháp ABC,
tác giả cho rằng phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp vận tải quản trị chi phí tốt
hơn, thông tin chi phí chính xác hơn. Tác giả đã xác định các hoạt động, tỷ lệ phân bổ


cho các hoạt động (chi phí tiếp nhận và xử lý đơn hàng phân bổ theo số lượng đơn
hàng; chi phí dịch vụ khách hàng phân bổ theo số lượng khách hàng) khi thực hiện
dịch vụ vận tải. Mặc dù tác giả khẳng định phương pháp ABC trong doanh nghiệp vận
tải là rất tốt, tuy nhiên nghiên cứu cho rằng hiện tại các doanh nghiệp vận tải vẫn nên
áp dụng các phương pháp xác định chi phí truyền thống và chuẩn bị các điều kiện để
tiếp cận dần phương pháp hiện đại.
Nguyễn Phú Giang (2013) "Xây dựng mô hình kế toán quản trị chỉ phí trong
các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thải Nguyên” nghiên cứu phương
pháp xác định giá phí dựa vào quy mô của doanh nghiệp sản xuất thép. Theo đó, nhóm
doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ và vừa nên áp dụng phương pháp chi phí thực tế,
các doanh nghiệp sản xuất thép có quy mô lớn nên áp dụng phương pháp chi phí thực

tế kết hợp với định mức. Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất thép nên áp dụng
phương pháp chi phí của Kaizen nhằm loại bỏ những chi phí không cần thiết, cải tiến
quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí. Nghiên cứu cho rằng phương pháp chi phí
Kaizen rất phù hợp khi áp dụng với doanh nghiệp sản xuất thép ở Thái Nguyên. Tuy
nhiên nghiên cứu chưa đề cập được các bước trong tiến trình thực hiện cắt giảm chi
phí một cách cụ thể.
Năm 2015 nghiên cứu của tác giả Đào Thúy Hà “Hoàn thiện kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam ” trong luận án tác giả đã
tiến hành nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình SPSS 18 để đánh giá nhu cầu thông
tin và mức độ đáp ứng thông tin cho nhà quản trị trong thực hiện chức năng quản lý,
đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQTCP cho các doanh nghiệp có cơ cấu giản đơn,
trực tuyến chức năng và đơn vị chiến lược trong ngành thép ở Việt Nam. Luận án cũng
nghiên cứu về các phương pháp xác định chi phí dựa trên hoạt động, phương pháp chi
phí mục tiêu hay phương pháp tiêu chuẩn.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Huyền “Vận dụng phương pháp kế toán
quản trị Chi phí vào chu kỳ song của sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp
lát ở Việt Nam ”, trong nghiên cứu tác giả cũng đã đưa quản trị chi phí theo chu kỳ sản
phẩm từ giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn sản xuất trước đại trà và giai đoạn đại trà với
mô hình quản trị chi phí tương ứng với từng giai đoạn đó là mô hình chi phí mục tiêu,


chi phí Kaizen kết hợp với chi phí tiêu chuẩn.
2.1.4. Các nghiên cứu về phân tích chi phí
Năm 2002, tác giả Lê Đức Toàn nghiên cứu về “kế toán quản trị và phân tích
chỉ phí sản xuất trong ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam ”. Trong luận án, tác
giả đánh giá thực trạng KTQT và phân tích chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến xây dựng mô hình KTQT và
phân tích chi phí, tập trung vào hoàn thiện dự toán chi phí, phân tích đánh giá tình
hình tài chính theo biến động của các yếu tố. Luận án nghiên cứu đến một số nội dung
về KTQT, đi sâu vào phân tích các yếu tố chi phí sản xuất nhiều hơn và đưa ra mô

hình KTQT cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Vũ Thị Kim Anh (2012) trong nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chỉ phí
vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” đã phân tích chi phí vận tải để ra quyết định kinh doanh: (1) Phân tích mối
quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận; (2) Xác định giá cước vận tải theo biến phí toàn
bộ. Khi phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận tác giả đã phân tích sản
lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, vùng an toàn, đòn bẩy kinh doanh, điều này rất
hữu ích đối với các nhà quản trị vận tải đường sắt vì hạn chế được rủi ro hoạt động,
đảm bảo an toàn và phát triển bền vững. Khi xác định giá cước vận tải theo biến phí
toàn bộ tác giả cho rằng cần xác định phạm vi linh hoạt của giá cước vận tải trong các
trường hợp: Khi năng lực vận tải còn dư thừa; hoạt động trong điều kiện khó khăn;
phải cạnh tranh với các loại vận tải khác. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đi sâu phân tích
các thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định: chấp nhận hay từ chối đơn hàng vận
tải; tự thực hiện hợp đồng hay thuê ngoài thực hiện.
2.1.5. Các nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị chi phí
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) trong nghiên cứu “tổ chức kế toán quản trị Chi
phí vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam” đã đề cập đến hệ
thống báo cáo KTQTCP vận tải, theo đó hệ thống bao gồm; (1) báo cáo đánh giá trách
nhiệm quản lý; (2) báo cáo cung cấp thông tin cho việc xây dựng kế hoạch; (3) báo
cáo cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá; (4) báo cáo cung cấp thông
tin cho quá trình ra quyết định, ứng với mỗi loại báo cáo tác giả đã đề cập đến cơ sở


và căn cứ lập cũng nhu tác dụng của từng loại báo cáo. Tuy nhiên tác giả chua đề cập
đến tần xuất của các loại báo cáo này khi cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh
nghiệp vận tải.
Tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị
chỉ phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế” đã đề xuất hệ thống báo cáo KTQTCP trong các doanh nghiệp
vận tải, bao gồm (1) Báo cáo dự toán phục vụ cho chức năng lập kế hoạch: Báo cáo dự

toán trung tâm chi phí, báo cáo dự toán chi phí theo loại hình vận chuyển; (2) Báo cáo
đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí thông qua báo cáo tình hình thực hiện chi
phí của trung tâm chi phí; (3) Báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý
thông qua báo cáo phân tích chênh lệch chi phí vận tải. Tuy nhiên tác giả mới so sánh
giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán để xác định chênh lệch mà chưa phân tích nhân
tố nào (nhân tố lượng, nhân tố giá, nhân tố mức tiêu hao) tác động làm phát sinh
chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến chênh lệch chi phí cũng như các báo cáo cung cấp
thông tin thích hợp. Điều này làm hạn chế quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản
lý.
2.1.6. Các công trình nghiên cứu về KTQT trong các doanh nghiệp xây lắp
Từ đầu những năm 2000 đến nay, đã có một số nghiên cứu về các vấn đề liên
quan trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây lắp.
Tác giả Trương Thị Thủy (2001) nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc loại hình xây
dựng cầu đường” làm đề tài luận án tiến sĩ cho mình.Trong luận án này, tác giả đã hệ
thống hóa lý luận kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên góc độ
KTTC như các cách phân loại chi phí, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm, phương pháp tập hợp và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, luận án còn trình bày các cách phân loại chi phí theo góc độ KTQT, việc lập
dự toán, báo cáo KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong hoạt
động xây lắp nói chung. Tác giả đã tập trung nghiên cứu một lĩnh vực xây dựng cầu
đường, đã đánh giá một cách khoa học và thực tiễn về chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm xây lắp, qua đó đưa ra được các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí


sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng cầu đường.
Tác giả Hoàng Văn Tưởng (2010) đã nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị với
việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt
Nam Trong luận án, tác giả đã đề cập đến tổ chức KTQT theo chức năng và chu trình
của thông tin kế toán, tổ chức theo nội dung công việc như tổ chức các yếu tố sản

xuất, tổ chức kế toán trách nhiệm, tổ chức kế toán chi phí và xây dựng mô hình KTQT
nói chung. Tuy nhiên, nội dung KTQTCP chưa được tác giả đề cập sâu mà chỉ mang
tính chất chung chung, hơn nữa mô hình kế toán quản trị này cũng được xây dựng cụ
thể cho ngành đặc thù đó là các công ty xây lắp thuộc ngành xây dựng công nghiệp.
Luận án chưa trình bày rõ đặc thù của tổ chức KTQT đối với DNXL, chưa nói rõ đặc
điểm của DNXL ảnh hưởng thế nào đến nội dung tổ chức KTQT chi phí.
Tác giả Lê Thị Diệu Linh (2011) với luận án “Hoàn thiện công tác kế toán tập
hợp chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng
dân dụng”. Luận án đã phân tích, hệ thống hóa các lý luận chi phí giá thành trên cả
khía cạnh KTTC và KTQT, khái quát và phân tích được những hạn chế cơ bản về hạch
toán chi phí và giá thành trong các DN xây dựng dân dụng. Tuy nhiên, các vấn đề
nghiên cứu trong luận án này cơ bản là chi phí sản xuất và tính giá thành trong KTTC.
Tác giả Giáp Đăng Kha (2015) với luận án “Hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất nhằm tăng cường kiểm soát chỉ phí trong các doanh nghiệp xây lắp Luận án đã
phân tích làm rõ

lý luận cơ bản về kế toán chi phí sx trong mối quan hệ với kiểm

soát chi phí trên cả hai góc độ KTQT và KTTC với vai trò là công cụ chủ yếu để kiểm
soát chi phí sản xuất trong DNXL. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sâu thực trạng, luận
án đã luận giải và phân tích rõ những kết quả đạt được và tồn tại trong kế toán chi phí

sx kể cả theo cơ chế khoán nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL hiện
nay. Các giải pháp đề xuất có căn cứ lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện kế toán chi
phí sx nhằm tăng cường kiểm soát chi phí trong các DNXL.
2.2. Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trên thế giới
Trên thế giới các đề tài nghiên cứu của các luận án về KTQT chủ yếu tập trung
vào:
Thứ nhất, là nghiên cứu về KTQT chi phí tập trung vào đề tài: sự khác biệt



giữa kế toán chi phí và kiểm soát quản trị, hệ thống thông tin kế toán và quản trị chiến
lược. Trong nhóm này có một số luận án nghiên cứu về phân bổ chi phí, phân tách chi
phí, hạch toán chi phí theo hoạt động, quản lý chi phí theo hoạt động...
Luận án đầu tiên nghiên cứu về ABC ở Phần Lan “Adoption and
implementatiơn of activity-based ostỉng: practice , problems and motỉves” của tác giả
Teemu Malmi (1997). Luận án nghiên cứu về phân bổ chi phí chung và ABC tại các
DN luyện kim và sản xuất công nghiệp. Tác giả đã khảo sát, nghiên cứu và giải thích
cho sự thất bại của việc áp dụng ABC trong các DN này.
Luận án của Tom Wingren (2005) “Essays on activity - based costing
masstaiỉorừation, implementation and new applications ” nghiên cứu về ABC và
ABCM. Tác giả đã giới thiệu các khái niệm mới về ABC, nghiên cứu về quá trình
thực hiện ABC và ABCM tại các công ty đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh khác
nhau, đồng thời đề xuất một mô hình hoàn thiện KTQT chi phí với mối quan hệ giữa
chiến lược với các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến thành công của DN và các
thước đo hiệu suất.
Theo Majid Nili Ahmadabadi, Ali Soleimani (2013) “Feasibility study for
impỉementation of an activity - Based Costing System (ABCS) in Alloy Steel Industries
” có 8 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng ABC vào ngành sản xuất thép của
Iran đó là: (1) Chi phí sxc chiếm tỷ trọng lớn, (2) quy trình sản xuất phức tạp, (3) các
sản phẩm có tính chất khác biệt, (4) chủng loại sản phẩm đa dạng, (5) kích thước sản
phẩm phong phú, (6) sử dụng nhiều loại nguyên liệu đầu vào khác nhau, (7) thành
phẩm và bán thành phẩm tồn kho lớn, (8) chi phí lưu kho và CPSX cần được đánh giá.
Thứ hai, là các đề tài nghiên cứu về chỉ phí chiến lược gồm: thuộc tính chỉ
phí, chu kỳ Chi phí, chỉ phí chất lượng, chỉ phí mục tiêu.
Luận án “A Contingency Model of Strategỵ, Pertormance Measurement
Systems and Management Accountỉng Practices: An Empỉrỉcal Investigation in
Englỉsh Local Authorỉtỉes” của Alexa Louise Simm thực hiện tại trường ĐH
Southampton (Anh) nghiên cứu về mô hình dự phòng chiến lược, hệ thống đo lường
hiệu suất và KTQT chi phí thực tế trong các tổ chức chính quyền địa phương ở Anh.

Tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc qua phần mềm AMOS 7.0 để phân tích


dữ liệu, đánh giá việc áp dụng mô hình chiến lược và hệ thống đánh giá cũng như các
kỹ thuật khác của KTQT chi phí của các cơ quan chính quyền địa phương ở Anh nhằm
thực hiện chiến lược khác biệt hóa và đổi mới dựa trên việc sử dụng hiệu quả các
nguồn tài trợ.
Nghiên cứu của tác giả Garison, Norren, Brewer (2008) “Managerial
Accounting ”, Mc GrawHill. Bằng việc sử dụng phương pháp xác định chi phí theo
tiêu chuẩn và các báo cáo phân tích biến động chi phí, nhà quản trị có thể đánh giá
trách nhiệm trong việc kiểm soát chi phí ở các bộ phận và xác định được nguyên nhân
của những biến động về chi phí. Từ đó, nhà quản trị DN có những giải pháp cắt giảm
chi phí hợp lý, mang tính hệ thống.
Akira Nishimura (2003), trong nghiên cứu “Management Accounting feed
forward and Asian perspectives ” đã đề cập đến sự phát triển của kế toán quản trị ở
châu Á mà điển hình là Nhật. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra lý do của sự phát triển trên
chịu sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đặc tính, quan điểm, phương thức quản
lý khác nhau đã hình thành phương pháp xác định chi phí mục tiêu. Ông đã chứng
minh sự thành công trong việc áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu của các công ty
lớn ở Nhật khi tham gia vào thị trường quốc tế. Đồng thời tác giả nêu sự ảnh hưởng
của Target costing đối với các công ty lớn của các nước châu Á khác.
Thông qua nghiên cứu, Akira Nishimura cũng đã đề cập đến xu hướng phát triển kế
toán quản trị đó là KTQT gắn liền với quản trị doanh nghiệp đặc biệt là quản trị chiến
lược. Tuy nhiên nghiên cứu đề cập sâu vào sự áp dụng của Target costing đề kiểm soát
chi phí mà chưa nghiên cứu đến các khía cạnh khác của KTQT.
Thứ hai, là các đề tài liên quan đến chiến lược định giá và giá chuyển giao
được xác định dựa trên thông tin kế toán Chi phí.
Luận án tiến sĩ “New dimensions of cost type in/ormatỉon Ịor decision making
in the xvỉne industry” của Topor loan Dan năm 2013. Nội dung của luận án nghiên cứu
các khía cạnh của thông tin chi phí cho việc ra quyết định trong ngành công nghiệp

sản xuất rượu vang ở Bungaria. Trong luận án, tác giả đã phân tích vai trò của thông
tin chi phí trong quá trình ra quyết định, các bất cập hiện có của KTQT chi phí trong
các DN sản xuất rượu vang ở Bungaria và đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT chi


phí trong các DN này. Các giải pháp của tác giả nhấn mạnh đến hoàn thiện KTQT chi
phí phục vụ cho các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và định giá.
Thứ tư, là các đề tài nghiên cứu vê: ngân sách hoạt động, dự toán von, kiểm
soát, đo lường hiệu suất và đánh giả.
Tác giả Artem Gilev (2009) với đề tài “Hệ thống kiểm soát quản trị trong các
DN mới khởi nghiệp”\ tác giả Dan Li (2008) với đề tài “Thực hiện hệ thống kiểm
soát quản trị trong cảc DN tăng trưởng nhanh ”
Qua nghiên cứu các công trình khoa học nước ngoài, tác giả đã phần nào đúc
rút được bản chất của hệ thống KTQT, KTQT chi phí và hệ thống kiểm soát quản trị
trong DN cũng như phương pháp nghiên cứu của các tác giả để làm rõ cho phần lý
luận, về các ứng dụng của KTQT vào từng ngành cụ thể, về các phương pháp xác định
chi phí hiện đại đồng thời phát triển đế xây dựng công tác KTQTCP cho phù hợp với
đặc thù của tổ chức công tác kế toán và đặc điểm SXKD trong các công ty cổ phần
xây lắp trên địa bàn Hà Nội.
2.3. Các bài báo có liên quan đến luận án
Bên cạnh đó, cũng có một số bài viết trên tạp chí chuyên ngành của các tác giả
như “Chi phí mục tiêu - một công cụ quản trị chi phí tại doanh nghiệp” của TS
Huỳnh Phương Đông đăng tạp chí kế toán số 55/2015, “Kể toán chỉ phí của một số
nước phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ” của PGS,.TS Nguyễn Ngọc
Quang đăng tạp chí Kinh tế và phát triển, “ kế toán chỉ phí theo phương pháp chỉ phí
mục tiêu” của tác giả PGS,. TS Trương Bá Thanh, “Quản trị chi phí theo lợi nhuận
mục tiêu và khả năng vận dụng tại Việt Nam” của PGS,.TS Trương Bá Thanh, TS
Nguyễn Công Phương đăng tạp chí chính phủ 2009, ‘‘Phương pháp Chi phí mục tiêu Bài học áp dụng từ công ty Andan Trung Quốc ” của Ths. Nguyễn Thu Hoài đăng hội
thảo khoa học trường Đại học Thăng Long. Các bài viết của các tác giả cũng mới chỉ
đề cập đến một phần nội dung rất nhỏ liên quan đến chi phí mục tiêu, chưa khái quát

được toàn bộ nội dung phương pháp chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp nói chung và
trong DNXL nói riêng.
2.4. Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố liên quan đến KTQT nói chung,


KTQT chi phí và giá thành nói riêng và các công trình nghiên cứu có liên quan đến
DNXL, tác giả rút ra kết luận là: Các công trình đã nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam
đều tập trung vào nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hệ thống KTQT,
KTQTCP, hệ thống kế toán chi phí và giá thành, tổ chức KTQT... để đề xuất các giải
pháp hoàn thiện hệ thống kế toán nói chưng và KTQT chi phí và giá thành nói riêng
trong các DN. Các công trình nghiên cứu về KTQTCP trên thế giới đều tập trung
nghiên cứu về phân bổ chi phí theo hoạt động và các khía cạnh của chi phí liên quan
đến quản trị chi phí chiến lược như quản trị chi phí theo vòng đời, quản trị chi phí
khách hàng, nhà cung cấp...Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã công bố còn một
số hạn chế: thứ nhất, nhiều công trình chỉ tập trung nghiên cứu thông qua tài liệu là
chế độ kế toán như các công trình của tác giả Nguyễn Việt, Phạm Văn Dược và
Nguyễn Văn Bảo. Thứ hai, chưa hợp nhất được các nội dung của KTQTCP để xây
dựng được hệ thống KTQTCP phù hợp với các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn
Hà Nội. Thứ ba, các công trình nghiên cứu về KTQT đã công bố chưa thấy có công
trình nào nghiên cứu về KTQTCP áp dụng cho các công ty cổ phần xây lắp trên địa
bàn Hà Nội. Bên cạnh đó, nhiều luận án chủ yếu dựa vào các quan sát thực tế tại một
số DN và suy đoán, chưa thực hiện các khảo sát của tác giả để đưa ra các kết luận về
những bất cập và nhu cầu thông tin KTQTCP cho quản trị DN là chưa thỏa đáng. Thứ
tư, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu từng phương pháp KTQTCP một cách riêng
biệt. Tác giả Phạm Thị Thủy và tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan có đề cập đến cách tiếp
cận quản trị chi phí theo chu kỳ sống và lựa chọn phương pháp KTQTCP phù hợp với
từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu mới
chỉ giới hạn ở nghiên cứu lý thuyết, đưa ra mô hình kết hợp các phương pháp
KTQTCP ở từng giai đoạn sống. Chưa có nghiên cứu nào đưa ra phương pháp

KTQTCP phù hợp với DNXL.
Từ các nhận xét trên, tác giả cho rằng khoảng trống đề tác giả nghiên cứu về
KTQT chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội là hoàn toàn phù
hợp và cần thiết trong điều kiện ngành kinh doanh quan trọng này đang gặp phải sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ chính các DN trong nước cũng như đứng trước nguy cơ phải
cạnh tranh với các DN nước ngoài.


Từ khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước, tác
giả xây dựng định hướng nghiên cứu như sau:

về mặt lý luận: trên cơ sở nghiên cứu

đặc thù hoạt động SXKD của DNXL, tác giả hệ thống hoá lý luận về KTQTCP ở
DNXL theo hướng tập trung nghiên cứu các nội dung của KTQTCP, nghiên cứu các
phương pháp KTQTCP để đưa ra phương pháp KTQTCP phù hợp nhất đối với
DNXL.

về mặt thực tiễn: trên cơ sở nghiên cứu thực trạng KTQTCP trong các công

ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua tác giả đã đề xuất các nhóm
giải pháp để hoàn thiện theo hướng vận dụng phương pháp KTQT chi phí mục tiêu.
Phương pháp này không chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt
mà còn được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng như DNXL.
Tuy sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng những công trình trong đơn đặt hàng không thể
quá khác biệt mà chủ yếu chỉ khác nhau về kích cỡ, kiểu dáng để có thể thi công bằng
dây truyền công nghệ với lực lượng lao động hiện có. Việc thực hiện thi công đều trải
qua các hoạt động tương tự nhau chỉ khác nhau ở tần suất. Vì vậy, chi phí mục tiêu có
thể vận dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi phí trong giai đoạn thiết kế - giai
đoạn quyết định hiệu quả kinh doanh.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu
Luận án hệ thống hoá và phát triển lý luận chung về KTQTCP; kết hợp với việc
thực hiện khảo sát thực tế tại một số công ty cổ phần xây lắp, luận án phân tích, đánh
giá thực trạng KTQTCP trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội. Từ đó,
đưa ra các giải pháp để hoàn thiện KTQTCP theo hướng vận dụng phương pháp
KTQTCP hiện đại nhằm xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin chi phí phục vụ
công tác quản lý hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu của luận án tập trung vào các nội dung cơ bản như
sau:

-

Lý thuyết cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong các DNXL
Các phương pháp kế toán quản trị chi phí
Nghiên cứu KTQT chi phí ở một số nước trên thế giới và rút ra bài học


kinh nghiệm để vận dụng vào các DN ở Việt Nam

-

Nghiên cứu, khảo sát thực trạng KTQT chi phí tại một số công ty cổ

phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiêm cứu
Đối với doanh nghiệp, thông thường có 3 hoạt động là các hoạt động sản xuất
kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư. Đe luận án được tập trung, tác giả
xin chỉ đi sâu vào nghiên cứu kế toán quản trị chi phí sản xuất của các hoạt động xây

dựng, luận án không nghiên cứu tại các doanh nghiệp lắp đặt, tư vấn thiết kế. Hoạt
động kinh doanh của các DNXL rất phong phú và đa dạng. Phạm vi nghiên cứu của
luận án là tập trung nghiên cứu KTQT chi phí sản xuất cho hoạt động xây dựng các
công trình dân dụng, trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng tại một số DNXL cụ thể
trên địa bàn Hà Nội như Công ty cổ phần xây dựng số 9, Công ty cổ phần xây lắp dầu
khí Hà Nội, Công ty cổ phần Sông đà 9, Công ty cổ phần Khánh Khoa, Công ty cổ
phần đầu tư và xây dựng Sinco.
Ngoài các doanh nghiệp nghiên cứu trực tiếp, tác giả đã tiến hành gửi phiếu
điều tra tới 64 công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội để lấy số liệu bổ sung
trong quá trình phân tích và đánh giá kết quả của luận án. Khi khảo sát số liệu trong
các DNXL phục vụ nghiên cứu trong đề tài luận án tác giả thực hiện khảo sát số liệu
các năm là 2013, 2014, 2015 và năm 2016.
5. CÂU HỎI NGHIÊN cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng câu hỏi nghiên cứu sau:

- Lý luận về kế toán quản trị chi phí nên được vận dụng như thế nào vào các
doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội?

-

Phương pháp kế toán quản trị chi phí nào phù hợp với DNXL?
Phương pháp chi phí mục tiêu vận dụng như thế nào vào các doanh nghiệp

xây lắp trên địa bàn Hà Nội?

-

Thực tế kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa

bàn Hà Nội được thực hiện đến mức độ nào trong thời gian qua?


-

Cần hoàn thiện những nội dung nào của KTQTCP trong các công ty cổ phần

xây lắp trên địa bàn Hà Nội và các bước triển khai cụ thể là gì?


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là phương pháp định tính
kết hợp với định lượng. Tác giả sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
trên quan điểm duy vật biện chứng kết hợp với duy vật lịch sử để nghiên cứu và đánh
giá thực trạng công tác KTQTCP trong các DNXL. Luận án trình bày, phân tích, đánh
giá các vấn đề trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng và tính lịch sử cụ thể của
chúng. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân loại, hệ thống
hoá để khái quát những vấn đề lý luận về KTQTCP. Luận án cũng sử dụng phương
pháp điều tra thống kê để nghiên cứu thực trạng hệ thống kế toán chi phí trong các
công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội. Các phương pháp cụ thể bao gồm:
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính gồm quan sát thực địa, nghiên cứu trường
hợp điển hình hệ thống KTQTCP và phỏng vấn cá nhân bán cấu trúc. Kết quả nghiên
cứu định tính giúp: (1) Thu thập thông tin cơ bản để xây dựng mô hình nghiên cứu, (2)
Thu thập thông tin để thiết kế bảng câu hỏi phục vụ nghiên cứu định lượng, (3) Xác
định phương hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCP
6.1.1. Phương pháp quan sát trực tiếp tại doanh nghiệp: Phương pháp này được tiến
hành kết hợp với phỏng vấn sâu để tiết kiệm nguồn lực. Dưới sự hướng dẫn của cán
bộ quản lý doanh nghiệp (thường là người được phỏng vấn) nghiên cứu sinh trực tiếp
quan sát cách thức tổ chức quản lý,tổ chức sản xuất trong các D N X L . Trong quá
trình đó, có thề kết hợp trao đổi để làm rõ thêm những vấn đề cần biết. Kết quả quan
sát được ghi chép dưới dạng văn bản, không sử dụng hình thức quay phim hay chụp

ảnh.
6.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Đây là cách người phỏng vấn sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau (câu hỏi
đóng/ mở, cấu trúc/bán cấu trúc) để tìm hiểu người được phỏng vấn làm, suy nghĩ hay
cảm thấy gì. Cụ thể, trong trường hợp này, người được phỏng vấn sẽ cho biết KTQT
thực tế tại doanh nghiệp của mình, đồng thời, lý giải về các quyết định, cũng như bày
tỏ quan điểm về khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện. Các thông tin tài liệu
thu nhận được khi sử dụng phương pháp này là các tài liệu sơ cấp mang tính chính xác


cao. Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định danh sách chọn mẫu các DN nghiên cứu được lựa chọn trên
cơ sở dữ liệu thông qua danh bạ các DN do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam phát hành, Niêm giám danh bạ các DN trong những Trang Vàng, danh sách các
DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội... Các DN được lựa chọn cho
nghiên cứu đề tài phải đáp ứng tiêu chí là các Công ty cổ phần có hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp và có trụ sở tại Hà Nội. Tác giả nghiên

CÚ01

trong công ty xây dựng dưới

góc độ là chủ đầu tư, chọn mẫu các công ty xây lắp các công trình xây dựng dân dụng.
Căn cứ vào các tiêu chí này, tác giả lựa chọn mẫu thông qua phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên ra 79 DN. Kết quả nhận phản hồi về 64 DN, Phụ lục 01.
Bước 2: Xác định nguồn thông tin thu thập đối tượng phỏng vấn của luận án là
các thông tin có liên quan đến thực trạng KTQTCP trong các công ty cổ phần xây lắp
trên địa bàn Hà Nội. Đối tượng phỏng vấn là Ban giám đốc, kế toán trưởng, Phó
phòng tài chính kế toán, đội trưởng đội xây dựng, kỹ sư công trường, kế toán viên. Do
nghiên cứu có liên quan đến một số phương pháp kế toán quản trị chí hiện đại

(phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen), tác giả đã phỏng vấn sâu một
số nhà quản trị cấp cao tại 4 doanh nghiệp xây lắp, đặc biệt là chú ý đến khía cạnh
nhận thức của nhà quản trị về các phương pháp kế toán quản trị hiện đại cũng như
việc vận dụng các phương pháp này vào hoạt động quản trị chi phí của doanh nghiệp.
Bước 3: Thiết lập các câu hỏi phỏng vấn
Để việc phỏng vấn sâu được thực hiện hiệu quả, cần chuẩn bị chi tiết các chủ
đề phỏng vấn dưới dạng câu hỏi mở, những gợi ý, chú thích để định hướng cho cuộc
phỏng vấn đạt mục đích nghiên cứu. Nội dung chính của các câu hỏi xoay quanh thực
trạng KTQTCP tại doanh nghiệp và nội dung KTQTCP tại DN. Sau khi soạn thảo
xong, phiếu phỏng vấn sẽ được gửi đến người trả lời trước khi cuộc phỏng vấn được
tiến hành ít nhất một tuần. Mục đích của việc gửi phiếu phỏng vấn là để người trả lời
có thể nắm rõ được mục đích phỏng vấn, yêu cầu trả lời. Từ đó người phỏng vấn sẽ
chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn và kết quả là thông tin thu được từ cuộc phỏng
vấn sẽ cụ thể, chính xác và đúng trọng tâm. Phiếu phỏng vấn sẽ được điều chỉnh cho
phù hợp với mục đích phỏng vấn sau mỗi lần phỏng vấn. Sau khi điều chỉnh bản


hướng dẫn phỏng vấn sẽ được tiếp tục gửi cho các đối tượng tham gia phỏng vấn tiếp
theo. Việc điều chỉnh này là cần thiết để đảm bảo thông tin thu được là phù hợp với
mục đích nghiên cứu, phụ lục 2B.
Bước 4: Thực hiện phỏng vấn
Tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp phi thực nghiệm thông qua điều
tra phỏng vấn tại các DN tiến hành khảo sát bằng các câu hỏi - trả lời; sử dụng bảng
câu hỏi - trả lời bằng viết. Cuộc phỏng vấn được sắp xếp cách nhau để có thời gian
xem xét đánh giá lại câu hỏi phỏng vấn cho lần phỏng vấn tiếp theo. Do hạn chế về
thời gian và nguồn lực nên việc phỏng vấn được thực hiện dưới 2 hình thức là đối
thoại trực diện và qua điện thoại. Thời lượng kéo dài từ lgiờ tới 2giờ30 phút. Người
thực hiện phỏng vấn chính là nghiên cứu sinh, trong một số trường hợp có thêm người
hỗ trợ để ghi chép hoặc quan sát. Việc ghi âm chỉ thực hiện khi được sự chấp thuận
của người được phỏng vấn. Đe có thêm cơ hội quan sát cũng như tiếp cận được nguồn

tài liệu bằng văn bản, tác giả đã cố gắng dàn xếp để cuộc phỏng vấn được thực hiện tại
nơi làm việc của người trả lời để từ đó tiếp cận được nguồn tài liệu về sổ sách và báo
cáo KTQT.
Bước 5: Xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu
Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin được tập hợp lại dưới dạng văn bản theo
từng chủ đề đã dự định trước. Mặc dù lượng thông tin lớn nhưng số quan sát ít nên
việc xử lý dữ liệu được thực hiện theo cách thức thủ công (không có hỗ trợ của phần
mềm máy tính). Nghiên cứu sinh tự’ so sánh, tập hợp các ý kiến của từng đối tượng
được phỏng vấn, tính toán tần suất xuất hiện của các từ khóa. Trong quá trình xử lý dữ
liệu, có đối chiếu với những thông tin thu nhập được bằng cách quan sát trực tiếp và
nghiên cứu tại bàn để kiểm chứng độ tin cậy và bổ sung, làm rõ nếu cần thiết. Các kết
luận của quá trình này được trình bày trong chương 2 của luận án.
6.2. Phương pháp nghiêm cứu định lượng
6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp này dùng để thu thập thông tin về
từng nội dung liên quan đến KTQTCP trong các DNXL, đặc điểm hoạt động kinh
doanh, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của các DNXL. Luận án cũng đã tiến hành
thu thập các tài liệu, số liệu tại một số DNXL. Trên cơ sở các số liệu thu thập được,


nghiên cứu sinh đã lựa chọn những số liệu cần thiết, phù hợp để đưa vào sử dụng.
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Bên cạnh thông tin từ doanh nghiệp, có thể tìm kiếm dữ liệu qua các tổ chức
cung cấp thông tin chuyên nghiệp như Tổng cục thống kê, Thư viện quốc gia, cơ quan
quản lý nhà nước (Bộ Xây dựng, ủy ban chứng khoán nhà nước), các hiệp hội ngành
nghề (Tổng hội xây dựng, Hội kinh tế xây dựng, Hội kết cấu và công nghệ xây dựng,
Diễn đàn xây dựng...). Thông tin từ các nguồn này có tác dụng bổ sung, đối chiếu với
thông tin thu thập được từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là thông tin thứ cấp nên đôi
khi không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu, đồng thời khó kiểm soát mức độ tin cậy.
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Đe làm rõ thực trạng KTQTCP tại các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà

Nội, nguồn cung cấp thông tin chủ yếu là từ DN, bao gồm chứng từ, sổ sách kế toán,
báo cáo và các tài liệu kế toán khác, website hay ý kiến của cán bộ trong doanh
nghiệp...Qua đó, có thể thu thập trực tiếp các dữ liệu cần thiết, cụ thể, chi tiết theo
đúng nhu cầu nghiên cứu. Đây chính là những thông tin sơ cấp, cung cấp những hiểu
biết chuyên sâu về KTQTCP tại các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội. Tuy
nhiên, lượng thông tin có được, cũng nhu kinh phí thu thập thông tin phụ thuộc nhiều
vào mức độ hợp tác của nhà quản lý doanh nghiệp. Đe nghiên cứu thực trạng
KTQTCP, tác giả sử dụng phương pháp điều tra các nhà quản trị và các nhân viên kế
toán của DN. Phiếu điều tra được thiết kế theo mẫu trình bày trong phụ lục 2A và
được gửi đến các DN bằng thư điện tử, đường bưu điện. Quá trình tiến hành khảo sát
diễn ra gần 1 năm tại các Công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội thông qua phát
ra 150 mẫu phiếu điều tra và nhận được 127 mẫu điều tra trả lời hợp lệ đạt tỷ lệ phản
hồi là 84,67%. Đối tượng được khảo sát là các cán bộ kế toán và các nhà quản trị của
64 công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát. Các câu hỏi
trong phiếu khảo sát bao gồm những câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Mục đích của câu
hỏi mở để thu thập thông tin về những biến mới, những nhân tố mới mà nghiên cứu lý
thuyết, thực tiễn và điều tra phỏng vấn trực tiếp chưa phát hiện được. Các câu hỏi
đóng nhằm mục đích thu thập thông tin để mô tả thực trạng KTQTCP trong các công


ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội. Các câu hỏi về mức độ được đo lường bằng
thang đo Likert 5 mức độ. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phiếu điều tra được
tiến hành như sau:
Bưóc 1: Soạn thảo phiếu điều tra để khảo sát thử
Mục đích của khảo sát thử là để đánh giá sự phù hợp, tính khoa học và hiệu
quả của phiếu điều tra chính thức. Đe lập được phiếu điều tra khảo sát thử, tác giả phải
căn cứ vào mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra để xác định thông
tin cần thu nhập. Phiếu khảo sát thử sẽ được điều tra trực diện với người trả lời nhằm
phát hiện những hạn chế về cách đặt câu hỏi, cách thiết kế mẫu phiếu điều tra và phát

hiện những câu hỏi cần phải bổ sung hay lược bớt do trùng lặp. Thời điểm điều tra thử
được tiến hành ngay sau khi thiết kế mô hình nghiên cứu. Người trả lời phiếu điều tra
chính là nhà quản trị các cấp và các cán bộ kế toán của các công ty.
Bưóc 2: Hoàn thiện phiếu điều tra
Kết thúc quá trình khảo sát thử, phiếu điều tra sẽ được tổng hợp và biên soạn
lại về nội dung câu hỏi, cách đặt vấn đề, thước đo cho các biến số và cách sắp xếp các
nội dung và hình thức của phiếu điều tra. Sau khi chỉnh sửa sẽ có phiếu điều tra chính
thức được thiết kế bằng công cụ Google Driver.
Các tiêu chí khảo sát nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác KTQT chi
phí và nhận thức của họ về vai trò và sự hiểu biết của họ về KTQT chi phí trong DN.
Các câu hỏi sử dụng đề khảo sát được chia thành 5 phần như sau:
Phần
Mục đích khảo sát

Câu hỏi

1

Thông tin chung về DN

1-11

2
3

Khảo sát thực trạng kế toán chi phí
Khảo sát thực trạng KTQT chi phí

12-20
21-41


4

Nhận thức của nhà quản trị về CP mục tiêu, Kaizen, định

42-49

mức
5

Khảo sát về tình hình cung cấp thông tin KTQT chi phí

Bước 3: Phát hành phiếu điều tra đễ thu nhập thông tin

50-52


×