Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.97 KB, 27 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân




















NGUYễN THị MAI ANH



HON THIệN Kế TOáN QUảN TRị CHI PHí
TRONG CáC CÔNG TY Cổ PHầN NHựA NIÊM YếT
TRÊN THị TRƯờNG CHứNG KHOáN VIệT NAM

Chuyên ngnh: kế toán (Kế toán, Kiểm toán v Phân tích)


Mã số: 62340301























H nội, năm 2014
Công trình đợc hon thnh tại
Trờng đại học Kinh tế Quốc dân


Ngời hớng dẫn khoa học:

GS.ts. ĐặNG THị LOAN




Phản biện 1: PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi
Đại học Lao động Xã hội

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Phú Giang
Đại học Thơng mại

Phản biện 3: PGS.TS. Đặng Văn Thanh
Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam


Lun ỏn s c bo v trc Hi ng chm Lun ỏn
cp Trng hp ti:

TRNG I HC KINH T QUC DN
Vo hi h ngy thỏng nm.


Cú th tỡm hiu lun ỏn ti
- Th vin Quc gia Vit Nam.
- Th vin Trng i hc Kinh t Quc Dõn.


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN ÁN


1.1 Giới thiệu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Luận án được xây dựng nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và kế toán
quản trị chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu và khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các
công ty cổ phần nhựa Việt Nam, trong đó nghiên cứu tập trung vào các công
ty đã niêm yết trên thị tr
ường chứng khoán Việt Nam dotrình độ quản trị ưu
việt hơn các doanh nghiệp cùng ngành và khả năng tiếp cận được các thông
tin chính xác và minh bạch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty
cổ phần nhựa Việt Nam trong mối liên hệ với nhu cầu thông tin của các nhà
quản trị doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp và điều kiện hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại
các công ty c
ổ phần nhựa Việt nam để phù hợp với đặc điểm hoạt động của các
công ty và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản lý trong điều kiện hiện nay.
1.2 Tổng quan nghiên cứu
Đã có nhiều học giả đã tiến hành các khảo sát và công trình nghiên cứu
về các kỹ thuật kế toán quản trị chi phí áp dụng tại các quốc gia trên thế giới
và tập trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất do loại hình doanh này
được coi là nơi bắt nguồn của khái niệm kế toán quản trị, kế toán chi phí và kế
toán quản trị chi phí.
1.2.1. Tại các quốc gia phát triển
Tại Anh, nghiên cứu của Drury và các cộng sự năm 1993 [71] đối với các
doanh nghiệp sản xuất nói chung cho thấy các phương pháp xác định chi phí
như phương pháp xác định dựa trên lao động thường được các doanh nghiệp
sản xuất áp dụng trong khi phương pháp xác định chi phí theo hoạt động
(ABC) tuy được đánh giá cao nhưng lại không được áp dụng rộng rãi. Các kỹ

thuật xây dựng định mức chi phí, phân tích thời gian hoàn vốn, lợi nhuận mục
tiêu cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Tại Mỹ, khảo sát của công ty kiểm toán Ernst & Young năm 2003 đối với
2.000 giám đốc tài chính, phó chủ tịch phụ trách tài chính, giám đốc kiểm soát


2
chi phí cho thấy đa số các nhà quản lý tại Mỹ vẫn ưa chuộng việc áp dụng các
công cụ truyền thống. Việc áp dụng các phương pháp hiện đại vẫn chưa phổ
biến và đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Tại Úc và Nhật Bản, năm 1999, Wijeywardena và Zoysa [102] đã tiến
hành nghiên cứu đối với 217 công ty Nhật Bản và 231 công ty Úc. Nghiên cứu
cho thấy các công ty sản xuất tại Úc chú trọng đến các công cụ kiểm soát chi
phí như lập dự toán, xây dựng định mức chi phí và phân tích sự biến đổi trong
khâu sản xuất trong khi các công ty tại Nhật Bản lại tập trung vào các công cụ
lập kế hoạch và cắt giảm chi phí như xây dựng chi phí mục tiêu trong khâu lập
kế hoạch và thiết kế sản phẩm. Phương pháp ABC được áp dụng tại Úc nhiều
hơn tại Nhật Bản.
Tại New Zealand, Adler, Everett và Waldron năm 2000 [57] đã khảo sát và
phỏng vấn các nhà kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản. Kết quả cho thấy
các phương pháp truyền thống được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn so với các
kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại. Ngoài ra, các công ty có trụ sở tại Úc thường
hay áp dụng ABC và các kỹ thuật về chi phí chất lượng hơn các công ty bản địa.
1.2.2. Tại các quốc gia đang phát triển
Tại các nước Ảrập, nghiên cứu của McLellan và Moustafa năm 2010 [93]
tại các doanh nghiệp sản xuất ở các nước Ảrập cho thấy các kỹ thuật kế toán
quản trị chi phí được áp dụng nhiều nhất là các công cụ lập kế hoạch và kiểm
soát truyền thống như lập dự toán, các phương pháp xác định chi phí truyền
thống như xác định chi phí theo công việc và xác định chi phí định mức kết hợp
với phân tích sự biến đổ

i. Các phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại như
ABC và xác định chi phí mục tiêu không được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Tại Trung Quốc, năm 2007, Xiao và các cộng sự [105, tr32-37] đã tiến
hành nghiên cứu về tình hình áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị chi. Kết
quả chỉ ra rằng nhìn tổng thể, các kỹ thuật kế toán quản trị chi phí đang ngày
càng được các doanh nghiệp tại Trung Quốc nhận thức và áp dụng, các công
ty có quy mô lớn và các công ty sản xuất có xu hướng áp dụng các phương
pháp kế toán quản trị chi phí nhiều hơn các doanh nghiệp khác.
Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Anderson và Lanen [59, tr379-412] năm 1999
chỉ ra các doanh nghiệp Ấn Độ tập trung vào các kỹ thuật so sánh đối chuẩn và
thu thập các dữ liệu liên quan đến chi phí. Nghiên cứu cũng cho thấy sự cải
thiện trong việc lập kế hoạch và dự toán tại các doanh nghiệp Ấn Độ.


3
Tại Malaysia, Isa và Thye [84] năm 2006 đã nghiên cứu thực trạng sử
dụng các tiêu chuẩn về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất. Kết
quả cho thấy không có cơ sở cho nhận định các công ty có quy trình sản xuất
phức tạp thường sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại. Việc sử dụng
các công cụ kế toán quản trị chi phí hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất
không nhất thiết có mối tương quan với mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng
trên thị trường và khi nhận thức về cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên,
họ thường có xu hướng sử dụng nhiều các công cụ kế toán quản trị truyền
thống và không áp dụng phổ biến các công cụ hiện đại.
Tại Singapore, Ghosh và các cộng sự [65] năm 1997 đã tiến hành nghiên
cứu và phân loại mức độ sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị tại 109 doanh
nghiệp sản xuất. Kết quả cho thấy lập dự toán là công cụ được áp dụng phố biến
nhất, tiếp theo là lập kế hoạch dài hạn, lập dự toán tiền mặt, báo cáo thu nhập
theo thời kỳ, xây dựng chi phí định mức, xác định chi phí theo hoạt động, quản
lý chất lượng toàn diện, phân tích điểm hòa vốn, xây dựng dự toán ngân sách…

Tại Philipin, nghiên cứu của Manolo năm 2001 [92, tr429-465] tại 500 công
ty trong ngành bưu chính cho thấy chỉ có 16% trong số này sử dụng phương pháp
xác định chi phí theo hoạt động, 55% vẫn đang áp dụng các phương pháp truyền
thống và 142 công ty không phản hồi về các phương pháp đang áp dụng.
1.2.3. Tại Việt Nam
Có thể tóm tắt các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị tại Việt Nam
qua sơ đồ sau:









Hình 1.2: Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế toán
quản trị chi phí nói riêng tại Việt Nam
Kế toán quản trị mới du
nhập vào Việt Nam,
nghiên cứu sơ lược về kế
toán quản trị

- Nguyễn Việt (1995)
- Phạm văn Dược (1997)

Nghiên cứu những vấn đề
cụ thể trong
kế toán quản trị


- Phạm Quang (2002)
- Trần Văn Dung (2002)
- Lê Đức Toàn (2002)
- Giang Thị Xuyến (2002)
- Huỳnh Lợi (2008)
- Phạm Ngọc Toàn (2010)
Nghiên cứu hệ thống kế toán
quản trị tại các doanh nghiệp
trong các ngành đặc thù
-Phạm Thị Kim Vân (2002)
-Nguyễn Văn Bảo (2002)
-Lưu Thị Hằng Nga (2004)
-Dương Thị Mai Hà Trâm (2004)
-Nguyễn Thanh Quí (2004)
-Phạm Thị Thủy (2007)
-Trần Văn Hợi (2007)
-Văn Thị Thái Thu (2008)
-Hoàng Văn Tưởng (2010)
-Nguyễn Quốc Thắng (2011)
-Nguyễn Hoản (2012)
-Vũ Thị Kim Anh (2012)
-Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012)
- Nguyễn Thị Minh Phương (2013)


4
Có thể thấy rằng, kế toán quản trị nói chung đã được nhiều tác giả nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ nghiên cứu tổng quát kế toán quản trị đến
nghiên cứu từng vấn đề cụ thể trong kế toán quản trị. Tuy nhiên đặc điểm của
các công trình này là chỉ nghiên cứu về kế toán quản trị theo phương pháp

truyền thống mà chưa nghiên cứu các phương pháp hiện đại. Bên cạnh đó, hầu
hết các công trình nghiên cứu (trừ công trình của tác giả Phạm Ngọc Toàn) còn
rất ít số liệu khảo sát các doanh nghiệp, do vậy các nhận định nghiên cứu phần
nhiều còn mang tính chủ quan của tác giả. Gần đây, các công trình nghiên cứu
ứng dụng kế toán quản trị trong các ngành cụ thể đã được nhiều tác giả nghiên
cứu. Kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy, đối với các ngành
nghề khác nhau, các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp kế toán quản trị
khác nhau để phục vụ cho những mục đích quản trị cụ thể của doanh nghiệp.
Trong các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị trong các ngành cụ
thể, chỉ có 8 công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí. Hầu hết các tác
giả đều có nhận định rằng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp Việt
Nam chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Các doanh nghiệp chủ yếu sử
dụng hệ thống kế toán tài chính sẵn có chứ chưa xây dựng hệ thống kế toán
quản trị riêng để cung cấp thông tin phục vụ cho các quyết định quản trị của
doanh nghiệp. Việc phân bổ các chi phí sản xuất gián tiếp thường được tiến
hành theo các tiêu thức phân bổ chủ quan của doanh nghiệp, các báo cáo kế
toán quản trị được lập chủ yếu để phục vụ cho các quyết định ngắn hạn chứ
chưa phục vụ cho các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Điều này cho
thấy Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá lớn với các nước trong khu vực
Đông Nam Á trong việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp. Có thể liệt kê một số điểm còn hạn chế
của các nghiên cứu:
- Rất ít các công trình nghiên cứu có đề cập tới tổng quan lý thuyết và nếu
có mới chỉ dừng lại ở tổng quan các công trình trong nước, chưa có tổng quan
về các công trình trên thế giới.
- Lý do vì sao các doanh nghiệp chưa đầu tư vào hệ thống kế toán quản trị chi
phí chưa được các tác giả tìm hiểu sâu, do vậy các giải pháp nghiên cứu còn mang
tính tổng quát, chưa cụ thể theo đặc thù của các doanh nghiệp, các ngành.
- Chưa có tác giả nào nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong các công
ty nhựa, trong khi các công ty nhựa mang đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất,

thêm vào đó là đặc thù riêng của ngành. Hơn nữa, việc nâng cao hiệu quả của hệ


5
thống kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí là rất quan trọng với các công
ty sản xuất ngành nhựa, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Đây chính là "khoảng trống" mà tác giả sẽ nghiên cứu sâu trong luận án.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên
cứu sau:
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và kế toán
quản trị chi phí nói riêng đã được phát triển trên thế giới và Việt Nam như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các
công ty cổ phần nhựa Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam hiện nay ra sao?
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Lý do của việc áp dụng/không áp dụng kế toán
quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa Việt Nam niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam là gì?
- Câu hỏi nghiên cứu 4: Cần có các giải pháp gì để kế toán quản trị chi
phí tại các công ty cổ phần nhựa Việt nam được xây dựng/hoàn thiện phù hợp
với đặc điểm hoạt động của các công ty và đáp ứng nhu cầu thông tin của các
nhà quản lý trong điều kiện hiện nay?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp định lượng
kết hợp với định tính để phân tích việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị chi
phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm yết. Các dữ liệu định lượng sau khi thu
thập sẽ được xử lý thông qua việc sử dụng các thước đo thống kê để đo lường
và tổng hợp. Các dữ liệu định tính thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sẽ
được xử lý bằng việc phân tích nội dung.




6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
2.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
2.1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí
Theo tác giả, có thể đưa ra định nghĩa kế toán quản trị chi phí là bộ
phận kế toán chi phí trong hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp các
thông tin về chi phí phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển củ
a kế toán quản trị chi phí
Kế toán quản trị chi phí luôn phát triển và biến đổi không ngừng theo bối
cảnh của lịch sử. Mặc dù, kế toán quản trị chi phí đã xuất hiện môt cách sơ
khai từ thế kỷ 13,14 tại Anh và Mỹ nhưng phải đến thế kỷ thứ 19 thì kế toán
quản trị chi phí mới phát triển vượt bậc với một loạt các phát minh về kế toán
quản trị
chi phí.Trong thế kỷ 20, những bước tiến mới về lý thuyết kế toán
quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng diễn ra khá chậm chạp
mặc dù môi trường kinh doanh và sản xuất trong thời kỳ này có nhiều biến
động. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn có nhiều tổng kết, đánh giá về các
phương pháp kế toán quản trị chi phí mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Từ
đó, các nghiên cứu đã cho thấy những bất cập của những phương pháp kế toán
quản trị chi phí truyền thống và một loạt các phương pháp kế toán quản trị chi
phí hiện đại ra đời. Thời kỳ này cũng cho thấy Mỹ và Anh không còn là hai
quốc gia "thống trị" trong việc cung cấp những lý thuyết và thực tế nhiều nhất
về kế toán quản trị chi phí cho thế giới mà còn có Nhật Bản với hai phát minh
quan trọng là phương pháp xác định chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen.

Thế kỷ 21 mặc dù các hệ thống quản trị doanh nghiệp phát triển nhưng trong
lĩnh vực kế toán quản trị vẫn chưa có sự thay đổi so với thế kỷ trước.
2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
Kế toán luôn phục vụ cho nhà quản lý, do đó, vai trò của kế toán quản trị
chi phí luôn gắn liền với vai trò của nhà quản lý trong tổ chức. Trong quá trình
theo đuổi mục tiêu của một tổ chức, các nhà quản lý phải ra quyết định khi
thực hiện các hoạt động cơ bản là lập kế hoạch, hướng dẫn, thúc đẩy nhân
viên và kiểm soát. Trên thực tế, các thông tin về kế toán quản trị chi phí đóng
một vai trò thiết yếu để các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định trong quá
trình lập kế hoạch, hướng dẫn, thúc đẩy và kiểm soát.


7
2.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí
Để có thể theo dõi và kiểm soát tốt chi phí của một tổ chức, cần phải nắm
được nội dung của kế toán quản trị chi phí trong tổ chức. Trong luận án của
mình, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đánh giá thực trạng kế toán quản
trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trong chương 3, ở chương
này tác giả sẽ tổng hợp những nội dung của kế toán quản trị theo nămcấu phần
chính: (1) Những cách phân loại chi phí được nhà quản lý sử dụng và sử dụng
cho mục đích nào; (2) Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí để theo dõi và
kiểm soát chi phí phát sinh trên cơ sở các chi phí đã được phân loại để phù hợp
với yêu cầu quản lý; (3) Xác định chi phí cho từng đối tượng chịu phí nhằm
tính toán chính xác chi phí cho từng đối tượng cụ thể; Trên cơ sở đó sẽ tiến
hành (4) Phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí và (5) Phân tích các
thông tin về chi phí để phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của nhà quản lý.
2.3.Tình hình áp dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp tại
một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Tình hình áp dụng kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí
nói riêng tại các quốc gia trên thế giới đã được tác giả trình bày chi tiết trong

phần tổng quan. Theo quan điểm của tác giả, việc học hỏi và vận dụng hệ
thống kế toán quản trị chi phí của các nước khác cũng cần có thời gian và lộ
trình, đồng thời tận dụng đặc điểm là quốc gia đi sau nên các doanh nghiệp
Việt Nam cũng cần nghiên cứu các kỹ thuật của kế toán quản trị chi phí với
cách thức " đi tắt, đón đầu". Trước mắt, khi mà hệ thống kế toán quản trị chi
phí còn khá đơn giản, Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm về kế toán quản trị
chi phí tại Anh, Mỹ và Nhật Bản. Đây là những quốc gia mà kế toán quản trị
chi phí phát triển cả lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời cũng học hỏi các quốc gia
trong khu vực, những nơi có nhiều đặc điểm khá tương đồng với Việt Nam.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên, định hướng phát triển kế toán quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam cần hướng đến tính
linh hoạt, hiệu quả và đảm bảo quyền tự chủ tối đa trong doanh nghiệp. Trước
hết các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng một hệ thống kế toán quản
trị chi phí hiệu quả là một nhu cầu tự thân để có thể phát triển bền vững và
cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, tránh tình
trạng làm cho có và làm chỉ để đáp ứng các quy định.



8
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1. Những đặc trưng cơ bản của ngành nhựa Việt Nam
3.2. Thực tế kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát (phụ lục 01C), có thể thấy thực tế kế
toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm yết như sau:
3.2.1. Về phân loại chi phí

Theo khảo sát, hiện nay 100% các công ty cổ phần nhựa niêm yết đều
tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế và theo
mục đích - công dụng của chi phí. Ngoài hai cách phân loại chi phí nêu trên,
các công ty không sử dụng thêm bất kỳ cách phân loại nào khác, đặc biệt là
các cách phân loại chi phí phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
3.2.2. Về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
3.2.2.1. Về xây dựng định mức chi phí
 Đối với định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hạt nhựa) chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi phí sản xuất của các công ty nhựa nên 100% các công ty cổ phần
nhựa niêm yết đều tiến hành thực hiện việc xây dựng định mức tiêu hao dựa
trên cơ sở định mức kỹ thuật về nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm
và kiểm soát định mức này một cách chặt chẽ. Định mức tiêu hao nguyên vật
liệu trực tiếp (kg hạt nhựa/kg nhựa thành phẩm) thường do phòng kỹ thuật xây
dựng dựa trên tiêu chuẩn của thế giới đối với sản phẩm.Việc rà soát lại định
mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện khá thường xuyên cho
từng máy. Các công ty cổ phần nhựa niêm yết cũng có các hình thức khuyến
khích tiết kiệm vật liệu như quy định rõ mức thưởng tiết kiệm vật liệu cho từng
phân xưởng. Hầu hết các công ty nhựa chưa xây dựng định mức đơn giá
nguyên vật liệu. Duy nhất có công ty nhựa Rạng Đông đã tiến hành xây dựng
định mức đơn giá nguyên vật liệu dựa trên mức giá nguyên vật liệu trong 3
tháng liên tiếp (phụ lục01C, 04).
 Đối với định mức chi phí nhân công trực tiếp


9
Hầu hết các công ty cổ phần nhựa niêm yết tiến hành xây dựng định mức
chi phí nhân công trên 1 kilogram/tấn nhựa thành phẩm (33,33% các công ty
áp dụng) hoặc số lượng sản phẩm nhựa thành phẩm (55,56%), thực chất đây là
mức giao khoán chi phí nhân công cho các nhà máy, phân xưởng sản xuất.

 Đối với định mức chi phí sản xuất chung
Đối với chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng chung cho phân
xưởng sản xuất, các công ty chủ yếu là khoán số lượng cho các phân xưởng.
Đối với chi phí điện dùng cho sản xuất có 66,67% các công ty xây dựng định
mức theo mức tiêu hao điện năng theo thiết kế máy. Các chi phí khác như chi
phí khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng, chi phí lương và chi phí nước
dùng cho sản xuất không tiến hành xây dựng định mức (phụ lục 01C, 02).
 Đối với định mức chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Ngoại trừ chi phí xăng dầu được xây dựng định mức theo chỉ số tiêu hao
thiết kế của xe, các chi phí khác như chi phí công cụ dụng cụ dùng cho bán
hàng và quản lý, chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi
phí tiếp khách và công tác phí đều được các công ty cổ phần nhựa khoán cho
bộ phận. Các chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp
chưa thực hiện việc xây dựng định mức.
3.2.2.2. Về lập dự toán chi phí
Kết quả khảo sát ở các công ty nhựa niêm yết cho thấy hiện nay lịch sản
xuất của các công ty khá bị động theo các đơn đặt hàng của khách hàng nên
hầu hết các công ty chưa chủ động lập kế hoạch sản xuất. Có tới 66,67% các
công ty không tiến hành lập kế hoạch sản xuất trong khi việc lập kế hoạch sản
xuất lại là cơ sở cho việc xây dựng dự toán chi phí sản xuất. Bên cạnh đó các
công ty nhựa mới chỉ xây dựng được định mức chi phí cho một số khoản mục
chi phí cơ bản nên việc lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh hầu như chưa
được thực hiện. Tại các công ty sản xuất các sản phẩm hàng loạt như công ty
nhựa Tiền Phong, nhựa Đông Á chưa lập dự toán hoàn chỉnh mà mới chỉ dừng
lại ở việc lập dự toán khối lượng mua NVL trực tiếp trên cơ sở chính sách dự
trữ NVL tồn kho ở mức nhu cầu nhựa trung bình sử dụng trong ba tháng. Tại
các công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng như công ty nhựa Rạng
Đông, nhựa Tân Tiến, nhựa Tân Phú, Bao bì Vinh, nhựa Sài Gòn có tiến hành
việc lập dự toán cho từng đơn hàng để làm cơ sở báo giá cho khách hàng và để
giám sát quá trình sản xuất. Ngoài ra, tại công ty nhựa Rạng Đông cũng đã



10
tiến hành lập dự toán tổng quát cho cả năm. Dự toán tổng quát được lập cho
toàn công ty để so sánh số liệu thực tế và số dự toán cho cả năm.
3.2.3. Về xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí
3.2.3.1. Đối với việc xác định chi phí cho đối tượng chịu phí là sản
phẩm/nhóm sản phẩm
Các công ty cổ phần nhựa tiến hành kế toán từng chi phí sản xuất, sau đó
tập hợp chi phí sản xuất, xác định giá trị sản phẩm dở dang để từ đó tính giá
thành sản phẩm/nhóm sản phẩm hoàn thành. Tại các công ty cổ phần nhựa,
thông thường mỗi phân xưởng sản xuất những sản phẩm/nhóm sản phẩm khác
nhau. Tại công ty nhựa Tiền Phong và Bình Minh, các sản phẩm ống nhựa
u.PVC với nhiều đường kính, kích cỡ được sản xuất trên cùng một dây chuyền
công nghệ khép kín tạo thành sản phẩm hoàn thành, mỗi lần thay đổi kích cỡ
khác, công nhân chỉ cần thay bộ phận khuôn trong dây chuyền sản xuất, tương
tự với quy trình sản xuất các sản phẩm ống nhựa PEHD và PP-R. Đối với các
sản phẩm phụ tùng ống như bích nối phải sản xuất qua hai công đoạn: (1)
công đoạn tạo phôi nhựa qua dây chuyền công nghệ khép kín và (2) công đoạn
khoan lỗ bắt vít qua hệ thống máy tiện. Với những đặc điểm này, đối tượng kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành là các nhóm sản phẩm trong từng phân
xưởng sản xuất, chi phí sản xuất và giá thành được xác định trên một tấn hoặc
kilogram sản phẩm nhựa cùng chủng loại trong từng phân xưởng sản xuất. Việc
kế toán chi phí sản xuất được tập hợp trên tài khoản 621, 622, 627 chi tiết theo
từng phân xưởng sản xuất, sau đó cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154 để tính
giá thành sản phẩm/nhóm sản phẩm hoàn thành.
Đối với đánh giá sản phẩm dở dang, với đặc điểm sản phẩm nhựa là các
sản phẩm được "nhựa hóa" nên tất cả các công ty đều xác định giá trị sản
phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có tới 71,43% các công
ty khi trả lời khảo sát cho rằng số lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ chênh

lệch nhiều do sản lượng sản xuất giữa các tháng/quý là khác nhau phụ thuộc
vào nhu cầu đặt hàng và sản lượng tiêu thụ từng thời kỳ.
Đối với việc tính giá thành, tại các công ty nhựa Tiền Phong, Bình Minh và
các công ty sản xuất ống nhựa khác, đối tượng tính giá thành là các nhóm sản
phẩm hoàn thành (ống nhựa u.PVC, ống nhựa PEHD các kích cỡ), các nhóm
sản phẩm này đều được quy đổi về kilogram hoặc tấn sản phẩm sản xuất để tính
giá thành, sau đó căn cứ vào định mức kỹ thuật của từng sản phẩm để tính giá


11
thành cho từng sản phẩm. Phương pháp tính giá là phương pháp chi phí thực tế.
Sau khi đã lập thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm, các công ty cổ phần nhựa sẽ
lập bảng kê tổng hợp giá thành của tất cả các sản phẩm hoàn thành.
3.2.3.2. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí khác
Tất cả các chi phí ngoài sản xuất được tập hợp chung vào tài khoản chi
phí bán hàng và chi phí quản lý của các công ty. Việc xác định chi phí cho các
đối tượng chịu phí khác chưa được thực hiện.

3.2.4. Về phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí
Tại các phân xưởng sản xuất sản phẩm, đối với mức biến động tiêu hao
nguyên vật liệu trực tiếp, do tính trọng yếu của chi phí NVL trực tiếp trong
tổng chi phí của công ty nên các phân xưởng đã theo dõi và báo cáo khá
thường xuyên mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức kỹ thuật.
Do chi phí nhân công được xây dựng định mức/kg nhựa thành phẩm để trả
lương cho CNV của từng phân xưởng sản xuất nên không có sự chênh lệch
giữa mức chi phí nhân công thực tế phát sinh và mức dự kiến. Tại mỗi phân
xưởng đều có bảng chấm công theo dõi thời gian lao động của từng công nhân,
tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tính lương cho từng cá nhân mà chưa được sử dụng
để phân tích biến động năng suất lao động và biến động giá nhân công trong kì.
Các chi phí điện, nước dùng cho sản xuất mặc dù cũng đã có định mức nhưng

thực chất là hình thức khoán chi phí điện nước cho từng phân xưởng. Trên thực
tế các công ty đều tập hợp chi phí điện nước thực tế phát sinh trong kỳ vào chi
phí của công ty chứ chưa dùng định mức so sánh với thực tế để phân tích biến
động trong kì. Ngoài ra, các công ty cổ phần nhựa niêm yết có sự phân chia các
phòng ban chức năng. Mặc dù hàng năm, các phòng ban đều phải lập báo cáo
cho lãnh đạo công ty về những nhiệm vụ được giao và việc thực hiện những
nhiệm vụ này, chi phí để đánh giá trách nhiệm quản lý là các chi phí phát sinh
trực tiếp tại bộ phận mà trưởng bộ phận có quyền kiểm soát.
3.2.5. Phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh
Kết quả khảo sát cho thấy, các công ty cổ phần nhựa niêm yết chưa bao
giờ sử dụng số liệu của hệ thống kế toán để phân tích xác định điểm hòa vốn,
hay hoạch định mức tăng trưởng doanh thu - lợi nhuận trong mỗi dịp đại hội
cổ đông. Các kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều được thực hiện


12
thông qua ước đoán từ kinh nghiệm của các nhà quản lí. Ngoài ra các công ty
cổ phần nhựa niêm yết cũng chưa bao giờ sử dụng thông tin từ hệ thống kế
toán để cân nhắc việc mua ngoài hay tự sản xuất, chấp nhận hay từ chối một
đơn đặt hàng, đầu tư một dây chuyền sản xuất mới mà phần nhiều dựa vào nhu
cầu tăng trưởng và chiến lược phát triển của công ty.
Trong mỗi công ty nhựa thường có một phân xưởng cơ điện. Các nhà
quản lí đều cho rằng hầu hết phân xưởng này làm việc không hết công suất và
chưa thực sự hiệu quả nhưng các công ty nhựa đã không sử dụng thông tin chi
phí để ra quyết định duy trì hay loại bỏ, hoặc thay đổi cách thức quản lí nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động cho phân xưởng cơ điện. Cũng có khi các công
ty nhựa lớn như nhựa Bình Minh, nhựa Tiền Phong thỉnh thoảng có các đơn
đặt hàng cho các loại sản phẩm đặc chủng (về kích cỡ, độ khó) không thể sản
xuất hàng loạt giống các sản phẩm thông thường khác mà cần có qui trình sản
xuất riêng biệt. Tuy nhiên các công ty vẫn áp dụng phương pháp tính giá bán

thông thường (chi phí hạt nhựa cộng thêm khoảng 17 triệu đồng/tấn nhựa
thành phẩm).
3.3. Đánh giá về thực tế kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần
nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, kế toán quản trị chi phí trong các
công ty cổ phần nhựa niêm yết còn tồn tại một số hạn chế sau:
Với cách phân loại chi phí như hiện nay tại các công ty thực sự chưa giúp
cho việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp mà chỉ giúp ích cho công tác tính
giá thành sản phẩm. Bên cạ
nh đó, việc xác định các nguồn phát sinh chi phí
phù hợp với từng loại chi phí cũng cần được các công ty chú trọng bởi công
tác này là cơ sở cho việc xây dựng định mức và lập dự toán chi phí hợp lý tại
các công ty đồng thời cũng giúp cho các công ty xác định chính xác chi phí
cho từng đối tượng chịu phí. Như đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp, một số khoản mục chi phí mang tính chất biến đổi như chi phí
hoa hồng, chi phí tiếp khách, chi phí đi
ện thoại.v v hiện đều được trích lập
theo tỷ lệ với doanh thu hoặc theo hình thức khoán chi phí trong khi những chi
phí này có nguồn phát sinh chi phí khác nhau.
Công tác xây dựng định mức và lập dự toán các yếu tố chi phí sản xuất
kinh doanh tại các công ty cổ phần nhựa chưa được thực hiện một cách toàn
diện và chưa đem lại hiệu quả thực sự cho công ty: Định mức chi phí mới chỉ


13
được các công ty lập cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và là định mức về
kỹ thuật. Mặc dù đã xây dựng định mức kỹ thuật về chi phí nguyên vật liệu
nhưng hầu hết các công ty lại chưa lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp. Các chi phí còn lại chưa lập định mức và xây dựng dự toán.
Việc xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí chưa chính xác và chưa

đáp ứng được nhu cầu quản trị doanh nghiệp. Các công ty cổ phần nhựa mới
chỉ xác định chi phí cho sản phẩm/nhóm sản phẩm hoàn thành thông qua việc
xác định giá thành sản xuấtvà áp dụng phương pháp tính giá thành theo chi phí
thực tế trong đó chi phí sản xuất chung chủ yếu được phân bổ theo chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trong khi từng yếu tố
trong chi phí sản xuất chung lại có các nguồn phát sinh chi phí khác nhau và cần
các tiêu thức phân bổ khác nhau. Theo tác giả, việc chỉ chọn một tiêu thức phân
bổ như thế này là khá đơn giản và chưa hợp lý. Thêm vào đó, trong việc xác định
giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, tất cả các công ty đều xác định theo chi phí
nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mặc dù sản phẩm dở
dang của các công ty ngoài phần chi phí nguyên vật liệu chính còn bao gồm các
vật liệu phụ, chi phí nhân công và các chi phí khác phát sinh trong phân xưởng,
các chi phí này chiếm trên 10% giá trị sản phẩm dở dang. Bên cạnh đó, với mục
đích quản trị doanh nghiệp thì việc các công ty cổ phần nhựa mới chỉ dừng lại ở
việc tính giá thành cho sản phẩm sản xuất theo tác giả là chưa đủ. Việc xác định
chi phí cho các đối tượng chịu phí khác như cho từng đơn đặt hàng, từng khách
hàng hay từng phòng ban chức năng nhằm có những đánh giá chính xác cho từng
đối tượng chịu phí ch
ưa được các công ty thực hiện.
Hầu hết các chi phí đều chưa được phân tích sự biến động để kiểm soát chi
phí: Ngoài việc phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu được thực hiện khá
thường xuyên để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, các chi phí khác phát sinh
trong công ty như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí
bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại chưa được các công ty nhựa theo dõi và
phân tích biến động chi phí trong kỳ. Tại các phòng ban trong các công ty, mặc
dù các báo cáo thực hiện công việ
c được thực hiện định kỳ nhưng còn mang
tính hình thức. Các chỉ tiêu đánh giá còn chưa đầy đủ theo những công việc mà
người lao động được giao quyền. Việc giao trách nhiệm kiểm soát chi phí và
đánh giá việc thực hiện trách nhiệm kiểm soát chi phí thông qua phân tích biến

động chi phí của từng phòng ban trong các công ty nhựa chưa được thực hiện.


14
Nhà quản lý các cấp tại công ty cổ phần nhựa niêm yết hầu như chưa sử
dụng việc phân tích thông tin chi phí để ra các quyết định: Có thể thấy rằng,
việc các công ty cổ phần nhựa niêm yết không tiến hành lập dự toán về chi phí
một cách đầy đủ và chính xác, không xác định chi phí cho từng hợp đồng,
khách hàng, thì không thể kiểm soát chặt chẽ được chi phí cho các đối tượng
này, do đó cũng không thể đánh giá khả năng sinh lời của các đối tượng. Đối
với phân xưởng cơ điện là một bộ phận hoạt động kém hiệu quả, các công ty
cổ phần nhựa cũng không sử dụng thông tin chi phí để ra quyết định nhằm cấu
trúc lại bộ phận này. Có thể thấy rằng việc phân tích chi phí tại các công ty cổ
phần nhựa niêm yết chưa được thực hiện để phục vụ cho việc ra các quyết
định ngắn hạn của các công ty. Đối với các quyết định dài hạn của nhà quản
trị như: Đầu tư tài sản mới, mở rộng quy mô sản xuất, thuê mua tài sản việc
phân tích chi phí không được sử dụng để ra quyết định mà nhà quản trị chủ
yếu quyết định đầu tư dựa trên quy mô phát triển của doanh nghiệp, đơn đặt
hàng của khách hàng, khả năng tài chính hiện tại của doanh nghiệp hay tận
dụng các ưu đãi của Nhà nước để đầu tư.


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

4.1. Nhu cầu về thông tin và các nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam

 Phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
 Có khả năng cung cấp các thông tin đa dạng về chi phí cho quá trình
ra quyết định của nhà quản lý
 Được thiết kế trên cơ sở phân tích lợi ích - chi phí
4.2. Những giải pháp hoàn thiện kế toán qu
ản trị chi phí trong các công ty
cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.2.1. Về phân loại chi phí
Tác giả đề xuất việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt
động và theo khả năng quy nạp vào đối tượng chịu phí .


15
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, chi phí trong
các công ty cổ phần nhựa niêm yết sẽ được phân loại thành chi phí biến đổi, chi
phí cố định và chi phí hỗn hợp dựa trên nhiều nguồn phát sinh chi phí.
 Phân loại theo khả năng quy nạp vào đối tượng chịu phí
Việc phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp cho các
đối tượng chịu chi phí như loại sản phẩm, đơn đặt hàng, khách hàng, các phân
xưởng sản xuất hoặc các chi nhánh, cửa hàng của công ty sẽ giúp nhà quản trị
có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đối tượng quan tâm để từ đó đưa
ra được các quyết định phù hợp.
4.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
4.2.2.1. Về xây dựng định mức chi phí
Đối với định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bên cạnh định mức về
lượng cần xây dựng định mức giá nguyên vật liệu. Tuy nhiên, do đơn giá
nguyên vật liệu biến động liên tục và phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của
giá cả thị trường thế giới về hạt nhựa, nên các công ty cổ phần nhựa niêm yết
không thể xây dựng được đơn giá dự kiến của nguyên vật liệu, làm cơ sở xây
dựng định mức chi phí nguyên vật liệu. Với đặc điểm này, các công ty cổ phần

nhựa niêm yết có thể xác định được giá nguyên vật liệu đầu vào nếu công ty sử
dụng công cụ phòng ngừa rủi ro (hedging). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
phương án xác định đơn giá dự kiến cho nguyên vật liệu mua vào dùng cho sản
xuất bằng việc hạn chế rủi ro chi phí nguyên vật liệu đầu vào thông qua vi
ệc sử
dụng công cụ phái sinh (derivatives). Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của
các doanh nghiệp nhựa trên thế giới trong quá trình quản trị biến động chi phí
nguyên liệu đầu vào, tác giả cho rằng các công ty cổ phần nhựa niêm yết, trước
hết là các công ty có quy mô, thị phần lớn trong ngành như Nhựa Tiền Phong,
Nhựa Bình Minh, Nhựa Tân Tiến có thể nghiên cứu việc thực hiện mua nguyên
vật liệu theo các hợp đồng tương lai (futures)
. Đối với định mức chi phí sản
xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp sẽ được lập dựa trên lịch
sử chi phí phát sinh từ các kỳ trước và số dự kiến phát sinh trong kỳ này do các
bộ phận trong công ty và ban giám đốc tính toán. Dựa vào cơ sở phân loại chi
phí thành biến đổi và cố định, các chi phí này trong các công ty sẽ được lập
theo từng nơi phát sinh chi phí như từng nhóm sản phẩm, phân xưởng sản xuất,
khu vực sản xuất hay từng đơn hàng, khách hàng, phòng ban trong công ty.



16
4.2.2.2. Về lập dự toán chi phí
Căn cứ để tính mức dự toán chi phí sản xuất kinh doanh là dự toán sản xuất
của các công ty nhựa. Dự toán sản xuất được lập dự trên thông tin do bộ phận
bán hàng, bộ phận kinh doanh trong công ty cung cấp về dự báo thị trường trong
và ngoài nước, số liệu sản xuất các kỳ trước, mức dự trữ sản phẩm kỳ này và số
lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến, từ đó xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất
trong kỳ tới.
- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Dùng để xác định những loại

nguyên vật liệu mua vào trong kỳ sao cho đảm bảo được kế hoạch sản xuất
của công ty. Dự toán chi phí nguyên vật liệu được xây dựng trên cơ sở: Căn
cứ vào số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ do bộ phận bán hàng cung
cấp trên cơ sở thông tin về thị trường nhựa và thống kê số lượng sản phẩm tiêu
thụ trong các kỳ trước, định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất từng
loại sản phẩm do phòng kỹ thuật cung cấp, định mức nguyên vật liệu tồn kho
cuối kỳ do bộ phận bán hàng cung cấp và định mức giá từng loại nguyên vật
liệu do phòng kinh doanh cung cấp.
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Được các công ty cổ phần nhựa
niêm yết lập dựa trên nhu cầu sản xuất nhằm đảm bảo quá trình sản xuất của
công ty được vận hành ổn định. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lập
trên cơ sở: Định mức giờ công lao động và đơn giá tiền lương của từng loại
lao động do phòng kỹ thuậ
t cung cấp.
- Dự toán chi phí sản xuất chung: Như đã trình bày trong phần phân loại
chi phí, chi phí sản xuất chung trong công ty cổ phần nhựa bao gồm chi phí
điện, nước dùng cho vận hành dây chuyền sản xuất nhựa sẽ thay đổi theo số
giờ hoạt động của máy, chi phí khởi động lại dây chuyền thay đổi theo số lần
khởi động dây chuyền khi thay đổi kích cỡ/loại sản phẩm sản xuất. Các chi phí
phát sinh khác dùng chung cho s
ản xuất sản phẩm (trong có có phần chi phí
điện nước dùng cho thắp sáng, quạt mát, điều hòa hay nước uống) được coi là
chi phí cố định. Dự toán chi phí sản xuất chung được lập cho từng loại sản
phẩm, từng phân xưởng sản xuất.
- Dự toán chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của các công ty nhựa
thường bao gồm công tác phí biến đổi theo số lượng đơn hàng, chi phí chào
mẫu tính theo thời gian thực hiện mẫu hàng, chi phí tiếp thị tính theo số lượng
đơn hàng, chi phí vận chuyển tính theo độ dài quãng đường chuyên chở, chi phí



17
hoa hồng tính theo doanh thu tiêu thụ, chi phí điện thoại, internet tính theo số
lượng đơn hàng, lương nhân viên tiếp nhận đơn hàng và bán hàng tính theo
doanh thu, lương nhân viên chăm sóc khách hàng tính theo số lượng hợp đồng
theo dõi (phần lương biến đổi). Các chi phí khác phát sinh trong bộ phận bán
hàng như lương cơ bản, các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, chi
phí điện, nước, chi phí văn phòng phẩm, khấu hao tài sản cố định được coi là
chi phí cố định của bộ phận bán hàng trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết.
- Dự toán chi phí quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp trong các công
ty cổ phần nhựa chủ yếu là chi phí cố định ngoại trừ chi phí tiếp khách tính
theo số lượng hợp đồng, chi phí xăng dầu cho xe tính theo độ dài quãng đường
và chi phí điện thoại có nguồn phát sinh chi phí là số lượng cuộc gọi.
4.2.3. Về xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí
4.2.3.1 Đối với đối tượng chịu phí là các sản phẩm
a) Đối với các sản phẩm các công ty cổ phần nhựa đang nghiên cứu
để đưa vào sản xuất kinh doanh
 Áp dụng phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu đối với các công
ty có đặc điểm là công ty chấp nhận giá và đang nghiên cứu sản xuất sản
phẩm mới
 Áp dụng phương pháp xác định chi phí theo chu kỳ sống của sản phẩm
đối với sản phẩm ống nhựa Nano phân tử của công ty nhựa Tiền Phong
b) Đối với các sản phẩm các công ty cổ phần nhựa đã và đang tiến
hành sản xuất kinh doanh
Hiện tại tất cả các công ty đều xác định đối tượng chịu phí là sản phẩm
sản xuất và tính giá thành sản xuất các sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên việc
tính giá thành sản phẩm chưa chính xác. Do đó, công ty nên nghiên cứu áp
dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) để tính chính xác
chi phí khuôn mẫu, chi phí khởi động lại dây chuyền cho những loại sản phẩm
nào mà thực tế phải gánh chịu các chi phí này. Cụ thể:
- Các chi phí khuôn mẫu, khởi động lại dây chuyền sản xuất được tính là

hoạt động mức loại sản phẩm, tức là liên quan đến từng loại sản phẩm mà
không kể đến số lượng sản phẩm được sản xuất. Các chi phí này có nguồn
phát sinh là số lượng loại sản phẩm được sản xuất.


18
- Sau khi đã xác định được chi phí khuôn mẫu và chi phí khởi động dây
chuyền trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Kế toán sẽ tính giá thành cho từng
loại sản phẩm sản xuất.
4.2.3.2 Đối với đối tượng chịu phí là từng đơn hàng, từng khách hàng, từng
phòng ban chức năng trong các công ty cổ phần nhựa
Theo quan điểm của tác giả, các công ty cổ phần nhựa niêm yết cần nhìn
nhận đối tượng chịu phí không chỉ là sản phẩm/nhóm sản phẩm sản xuất mà
còn là bất kể cái gì mà công ty muốn tìm hiểu chi phí. Trên cơ sở đó, tác giả
đề xuất các công ty cổ phần nhựa niêm yết nên nghiên cứu áp dụng phương
pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) để xác định chi phí cho từng đối
tượng chịu phí. Cụ thể:
 Đối với đối tượng chịu phí là các đơn đặt hàng
 Các chi phí phát sinh trong khâu sản xuất của đơn hàng: Là các chi phí
tạo nên giá vốn hàng bán của từng đơn hàng xác định trực tiếp cho từng đơn
hàng. Đối với các chi phí này sẽ được xác định theo cách tính hiện tại của
các công ty.
 Các chi phí phát sinh ngoài sản xuất phục vụ cho đơn hàng: Hiện tại,
các chi phí ngoài sản xuất tại các công ty nhựa bao bì được tập hợp với 2
nhóm chi phí là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó, cần
xác định từng yếu tố chi phí với nguồn phát sinh phù hợp để xác định cho từng
đơn hàng theo phương pháp ABC. Cụ thể:
- Các chi phí thuộc chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được xác
định là hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm: Được thực hiện mỗi lần một đơn hàng
được xử lý mà không phụ thuộc vào quy mô từng đơn hàng.

Dựa vào quy trình thực hiện đơn hàng tại công ty nhựa Rạng Đông, các
chi phí ngoài sản xuất sẽ được nhóm vào các nhóm hoạt động là (1) Nhận đơn
hàng, (2) Thực hiện đơn hàng, (3) Dịch vụ sau bán hàng.
(1) Nhận đơn hàng: Chi phí nhân viên: Đối với nhân viên tiếp nhận đơn
hàng bao gồm lương cố định hàng tháng và lương trả theo đơn hàng khai thác.
Lương cố định sẽ xác định là cấp độ duy trì tổ chức. Lương trả theo đơn hàng
khai thác tính theo % doanh thu đơn hàng; Công tác phí: Tính theo số lượng
đơn hàng thực hiện; Chi phí chào mẫu: Là các chi phí phát sinh khi thực hiện
thử sản phẩm để gửi tới khách hàng. Vì các mẫu hàng có độ phức tạp khác


19
nhau nên chi phí này tính theo thời gian thực hiện mẫu hàng; Chi phí tiếp thị:
Tính theo số lượng đơn hàng.
(2) Thực hiện đơn hàng:Chi phí nhân viên: Đối với nhân viên vận chuyển
hàng tiêu thụ bao gồm lương cố định hàng tháng và lương trả theo khối lượng
công việc thực hiện. Lương cố định xác định là cấp độ duy trì tổ chức. Lương
trả theo công việc tính theo doanh thu từng đơn hàng thực hiện; Chi phí vận
chuyển: Bao gồm chi phí xăng dầu và khấu hao phương tiện vận chuyển. Đối
với chi phí xăng dầu tính theo độ dài quãng đường vận chuyển cho đơn hàng.
Khấu hao phương tiện vận chuyển hiện được công ty Rạng Đông tính theo
phương pháp đường thẳng nên xác định là cấp duy trì tổ chức; Hoa hồng môi
giới: Tính theo doanh thu của đơn hàng; Chi phí điện thoại, internet: Tính theo
số lượng đơn hàng.
(3) Dịch vụ sau bán hàng: Chi phí bảo hành sản phẩm tính theo doanh
thu đơn hàng; Các chi phí còn lại phát sinh tại bộ phận bán hàng và quản lý
doanh nghiệp được xác định là các chi phí thuộc cấp độ duy trì tổ chức.
 Đối với đối tượng chịu phí là từng khách hàng
Các công ty cổ phần nhựa cần xác định chi phí phục vụ cho từng khách
hàng nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế mà từng khách hàng mang lại cho công

ty để từ đó, đưa ra những chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý. Với các chi
phí phát sinh tại bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, các công ty cổ
phần nhựa cần tiến hành xác định các chi phí này là các hoạt động mức khách
hàng, được thực hiện đối với từng khách hàng, cụ thể.
- Chi phí tiếp khách: Chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí ngoài
sản xuất của các công ty cổ phần nhựa niêm yết. Chi phí tiếp khách cần được
tính cho từng khách hàng theo số lượng hợp đồng thực hiện.
- Chi phí nhân viên chăm sóc khách hàng: Bao gồm lương cố định và
lương tính theo số lượng hợp đồng theo dõi. Lương cố định được xác định là
chi phí duy trì tổ chức.
 Đối với đối tượng chịu phí là các phòng ban chức năng
Hiện tại, các công ty cổ phần nhựa mới chỉ xác định chi phí cho các phân
xưởng sản xuất, các phòng ban khác chưa xác định chi phí cụ thể. Như vậy,
đối với các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cần xác định là các hoạt
động mức phòng ban: Đượ
c thực hiện đối với từng phòng ban cụ thể.


20
Để xác định hiệu quả hoạt động của từng phòng ban, công ty cần (1) Xác
định các chi phí trực tiếp phát sinh tại các phòng ban, sau đó (2) Lập báo cáo
chi phí các bộ phận.
(1) Xác định chi phí từng phòng ban: Chi phí nhân viên phòng ban, khấu
hao TSCĐ trong từng phòng ban sẽ xác định trực tiếp cho từng phòng ban;
Khấu hao TSCĐ dùng chung trong khối phòng ban (ô tô) xác định theo Lịch
đăng ký sử dụng xe /Lệnh điều xe (số lần) phục vụ cho từng phòng ban; Chi
phí công cụ dụng cụ, internet, điện nước xác định cho từng phòng ban bằng
việc xây dựng định mức và khoán chi phí cho từng phòng ban.
(2) Sau khi đã xác định chi phí, hàng tháng các bộ phận tiến hành lập
báo cáo chi phí từng phòng ban.

Như vậy, việc áp dụng ABC sẽ giúp các công ty cổ phần nhựa niêm yết
xác định chính xác các chi phí cho từng đối tượng chịu phí phù hợp với đặc
thù sản xuất và quản trị của mỗi công ty. Về tổ chức bộ máy kế toán, tác giả
cho rằng các công ty cổ phần nhựa niêm yết tại Việt Nam nên áp dụng phương
pháp xác định chi phí theo hoạt động song hành với hệ thống kế toán tại công
ty. Để tránh xáo trộn đến công tác lập và công bố báo cáo tài chính, các hệ
thống kế toán hiện hành vẫn nên được sử dụng song hành với hệ thống kế
toán quản trị chi phí để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý.
4.2.3.3 Áp dụng phương pháp ước lượng sản lượng tương đương trong đó sử
dụng phương pháp nhập trước – xuất trước để xác định giá trị SP dở dang
Chỉ có phương pháp nhập trước xuất trước mới giúp cho công ty xác định
được chi phí từng kỳ để kiểm soát tốt chi phí. Theo phương pháp này, khoản
mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/chi phí nguyên vật liệu chính được tính
toàn bộ 100% vào giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp hiện tại tại các
công ty sản xuất bao bì nhựa đang áp dụng, nhưng chi phí này được tách biệt
giữa các chi phí phát sinh kì trước và các chi phí phát sinh kì này, từ đó sẽ
giúp các công ty đánh giá rõ ràng việc kiểm soát khoản mục chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp trong từng kì tại các phân xưởng sản xuất bao bì. Đối với
khoản mục chi phí chế biến, các công ty sẽ dựa vào định mức kinh tế kĩ thuật
của qui trình sản xuất bao bì nhựa với hai giai đoạn ghép màng và làm túi để
ước lượng mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Các chi phí chế biến
cũng tiếp tục được tách biệt giữa phần đã phát sinh kì trước với phần phát sinh
trong kì này. Từ đó, các công ty sản xuất bao bì nhựa có thể lập báo cáo chi


21
phí sản xuất phân xưởng bao bì để tổng hợp tình hình chi phí sản xuất phát
sinh trong phân xưởng từng tháng.
4.2.4. Về phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên nhân phát sinh chênh

lệch (biến động chi phí) được phân tích theo hai nhân tố là biến động về giá
nguyên vật liệu và biến động về tiêu hao nguyên vật liệu. Khi đã phân tích
chính xác nguyên nhân sẽ có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Nguyên nhân phát sinh chênh lệch
được phân tích theo hai nhân tốt là biến động giá nhân công và biến động về
hiệu quả lao động. Căn cứ vào các nguyên nhân đó, công ty sẽ đưa ra các điều
chỉnh cần thiết.
- Đối với chi phí sản xuất chung: Để phục vụ cho công tác phân tích biến
động chi phí nhằm kiểm soát tốt chi phí của các công ty cổ phần nhựa niêm
yết, tác giả đề xuất các công ty cổ phần nhựa nghiên cứu công tác lập dự toán
linh hoạt đối với chi phí sản xuất chung của công ty.
- Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Tương tự
như chi phí sản xuất chung, đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp cũng cần lập dự toán linh hoạt làm cơ sở phân tích, đánh giá và kiểm
soát chi phí.
1.2.5. Về phân tích thông tin chi phí để ra quyết định kinh doanh
Xét về lý thuyết, phân tích thông tin chi phí nhằm phục vụ cho nhu cầu ra
quyết định tại các doanh nghiệp như mua ngoài hay tự sản xuất sản phẩm, từ
chối hay chấp nhận đơn hàng, loại bỏ một loại sản phẩm hay một bộ phận kinh
doanh. Thực tiễn như đã trình bày và phân tích tại mục 3.2.5 chương 3, có
những bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh hoạt động trong các công ty hoạt
động chưa hiệu quả nhưng vẫn được duy trì trong các công ty cổ phần nhựa
niêm yết. Kế toán quản trị chi phí giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định
nhằm định hướng lại hướng hoạt động của những bộ phận chưa hiệu quả đó.
Như tại công ty nhựa Tiền Phong, phân xưởng Cơ điện đang hoạt động với
hiệu suất thấp, do vậy tác giả đề xuất công ty nên nghiên cứu tái cấu trúc lại
phân xưởng Cơ điện theo hai hướng: Loại bỏ phân xưởng Cơ điện hoặc
Chuyển đổi phân cấp quản lí đối với phân xưởng Cơ điện từ trung tâm chi phí
thành trung tâm lợi nhuận.



22
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
4.3.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng
Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các công ty trong đào tạo nhân lực,
nghiên cứu, triển khai và phát triển hệ thống kế toán quản trị. Bên cạnh đó, nhà
nước nên khuyến khích và tạo điều kiện để các công ty có quyền tự chủ tối đa
trong việc thiết lập hệ thống kế toán quản trị chi phí phù hợp với đặc điểm hoạt
động của công ty, không nên can thiệp quá sâu bằng hệ thống các quy định,
chính sách cứng nhắc.
Về phía Hội kế toán Việt Nam và Hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện tại hai tổ
chức trên hầu như chưa có sự kết nối thông tin. Hiệp hội nhựa thường xuyên
mở các khóa đào tạo về chuyên môn ngành sản xuất nhựa cho các doanh nghiệp
nhưng lại chưa có các khóa đào tạo về kế toán, đặc biệt về kế toán quản trị chi
phí cho các doanh nghiệp nhựa. Do đó, hai tổ chức cần có mối liên hệ chặt chẽ,
nâng cao trình độ kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp nhựa, trên cơ sở
đó giúp các công ty cổ phần nhựa nhận thức đúng vai trò và tác dụng của kế
toán quản trị chi phí trong công tác quản trị tại các công ty.
Đối với các cơ sở đào tạo kế toán, cần có sự cập nhật kiến thức kế toán
quản trị chi phí hiện đại, cải tiến chương trình giáo dục về kế toán quản trị chi
phí, đẩy mạnh việc kết hợp giảng dạy giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng
phòng kế toán ảo để sinh viên làm quen với các tình huống thực tế. Bên cạnh
đó, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về kế toán quản trị chi phí
để những người đang làm công tác kế toán có thể tham gia và nâng cao kiến
thức của mình về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp.
4.3.2. Về phía các công ty cổ phần nhựa niêm yết
 Để xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hiệu quả, phù hợp với quy
mô và loại hình sản xuất, các công ty cần hoàn thiện quy trình và hệ thống
quản lý chất lượng sản xuất kinh doanh để làm cơ sở định hướng thiết kế và
xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp.

 Để thực hiện các giải pháp về kế toán quản trị chi phí, trước tiên các công
ty cố phần nhựa niêm yết cần phải tiến hành phân cấp quản lý tài chính một
cách rõ ràng, trao quyền và trách nhiệm quản lý và kiểm soát chi phí cho từng
nhà quản lý các phòng ban, bộ phận. Các bộ phận, phòng ban cần hình thành


23
nên các trung tâm chi phí, lập báo cáo chi phí định kỳ. Hệ thống kế toán quản
trị hiện nay không có một quy chuẩn pháp lý chung nào về hình thức lẫn nội
dung báo cáo. Vì vậy các công ty cần tự nghiên cứu và xây dựng một hệ thống
chỉ tiêu kế toán quản trị cụ thể sao cho phù hợp với mục tiêu quản trị doanh
nghiệp. Các chỉ tiêu này phải đảm bảo tính so sánh được giữa các thời kỳ, từ đó
giúp nhà quản lý có những đánh giá chính xác về thực tế tình hình hoạt động
của các công ty. Trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp có thể tham khảo
các mô hình báo cáo, hệ thống chỉ tiêu của các công ty, tập đoàn đa quốc gia để
nghiên cứu và áp dụng sao cho phù hợp với đặc thù công ty mình.
 Về nhân sự kế toán, các công ty cần xây dựng một đội ngũ nhân sự không
những có chuyên môn nghiệp vụ mà còn có sự hiểu biết chắc chắn về hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể đưa ra các phân tích, đánh giá
chính xác về các thông tin kế toán cung cấp cho nhà quản lý, xác định chính
xác chi phí cho các đối tượng chịu phí, sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí
phù hợp, tính toán chính xác giá thành sản phẩm sản xuất để làm cơ sở xác định
giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Thêm vào đó, các nhân viên kế toán cần có
khả năng sử dụng các công cụ kế toán quản trị chi phí hiện đại nhằm giúp cho
công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp hiệu quả.
 Về bộ máy kế toán, cần nghiên cứu những mô hình kế toán phù hợp với
đặc điểm của từng doanh nghiệp sao cho hiệu quả và kinh tế nhất để đảm bảo
cung cấp số liệu kế toán phù hợp cho các đối tượng bên ngoài đồng thời cung
cấp những thông tin kế toán kịp thời cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp.
 Về công nghệ tin học, việc đầu tư một hệ thống công nghệ thông tin phù

hợp sẽ là tiền đề quan trọng để áp dụng hiệu quả hệ thống kế toán quản trị chi
phí tại các công ty. Hiện nhiều công ty vẫn chưa sử dụng một hệ thống phần
mềm quản trị thống nhất mà chỉ mới áp dụng phần mềm chuyên biệt cho công
tác kế toán. Do đó s
ố liệu cung cấp thường chỉ là những số liệu về kế toán,
chưa có những số liệu chéo từ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.
Điều này dẫn đến số liệu cung cấp cho quản lý còn chưa chính xác và kịp thời.
Do vậy, các công tycần nghiên cứu và đầu tư vào các phần mềm quản trị
doanh nghiệp, trong đó có tích hợp phần mềm kế toán quản trị chi phí để đảm
bả
o cung cấp thông tin kế toán phù hợp cho nhà quản lý.

×