Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Đổi mới công nghệ tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia giai đoạn 2016 2020 luận văn ths chuyên ngành quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------o0o---------

HOÀNG MẠNH TÙNG

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI
TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG MẠNH TÙNG

ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI
ĐIỆN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Chuyên ngành : Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. NGUYỄN ANH TUẤN

Hà Nội – 2017

PGS.TS. HOÀNG VĂN HẢI


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn “Đổi mới công nghệ tại Tổng công ty
Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020” là công trình nghiên cứu
riêng của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Hoàng Mạnh Tùng


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập theo chƣơng trình Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị
công nghệ và Phát triển doanh nghiệp của Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc Gia
Hà Nội, đến nay tôi đã hoàn thành chƣơng trình của khóa học và hoàn thiện luận

văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Đổi mới công nghệ tại Tổng công ty
Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020”.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sỹ Nguyễn Anh
Tuấn là giảng viên đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn này cùng các Giáo
sƣ, Tiến sỹ Thầy giáo, Cô giáo của Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
và các trƣờng liên kết đã giảng dạy, truyền thụ cho tôi những tri thức quý báu
trong suốt thời gian qua!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017
Tác giả

Hoàng Mạnh Tùng


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu ................................................ 4
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................ 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 6
1.2. Công nghệ và đổi mới công nghệ ........................................................... 8
1.2.1. Khái niệm công nghệ và các bộ phận cấu thành .............................. 8

1.2.2. Đổi mới công nghệ ......................................................................... 11
1.2.3. Vai trò của đổi mới công nghệ ....................................................... 12
1.3. Vòng đời của công nghệ và các hình thức đổi mới công nghệ............. 14
1.3.1. Vòng đời của công nghệ ................................................................. 14
1.3.2. Các hình thức đổi mới công nghệ .................................................. 16
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến đổi mới công nghệ ................................... 18
1.4.1. Các nhân tố nguồn lực bên trong doanh nghiệp ............................. 18
1.4.2. Các nhân tố về thông tin thị trƣờng ................................................ 20
1.4.3. Các nhân tố về chính sách của chính phủ ...................................... 20
1.4.4. Các nhân tố khác ............................................................................ 20
1.5. Hiệu quả đổi mới công nghệ và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới
công nghệ ..................................................................................................... 21
1.5.1. Hiệu quả đổi mới công nghệ .......................................................... 21


1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ ........................ 22
1.6. Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công nghệ phát triển lƣới điện ......... 25
1.6.1. Công ty điện lực Kansai Nhật Bản (KEPCO) ................................ 25
1.6.2. Công ty Điện lực Italia ................................................................... 27
1.6.3. Các công nghệ mới sử dụng trên lƣới điện truyền tải của các nƣớc
Châu Âu .................................................................................................... 28
1.6.4. Một số nƣớc khác ........................................................................... 29
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………..31
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 31
2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 31
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................ 31
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp .......................................... 31
2.3. Các bƣớc nghiên cứu ............................................................................ 32
2.3.1. Bƣớc 1: Xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ....................... 32
2.3.2. Bƣớc 2: Xây dựng cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....... 32

2.3.3. Bƣớc 3: Thu thập, thống kê, tổng hợp dữ liệu liên quan đến nội dung
nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu. ....................................................... 32
2.3.4. Bƣớc 4: Phân tích, đánh giá dữ liệu thu đƣợc ................................ 32
2.3.5. Bƣớc 5: đề xuất giải pháp đổi mới công nghệ tại EVNNPT giai đoạn
2016 - 2020. .............................................................................................. 33
2.3.6. Bƣớc 6: kiểm chứng giải pháp. ...................................................... 33
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI EVNNPT TRONG
QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRẠM BIẾN ÁP.................................................... 35
3.1. Tổng quan về Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ......................... 35
3.1.1. Tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của EVNNPT ................ 35
3.1.2. Quy mô tài sản, lực lƣợng lao động, trình độ lao động.................. 40
3.1.3. Kết quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015 . 42
3.1.4. Những thành tích đã đƣợc khen thƣởng ......................................... 48
3.1.5. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới công nghệ đối với
EVNNPT................................................................................................... 49


3.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ trong quản lý vận hành trạm biến áp của
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ....................................................... 51
3.2.1. Mối quan hệ trong quản lý vận hành .............................................. 51
3.2.2. Đánh giá công nghệ phần nhất thứ, nhị thứ ................................... 52
3.2.3. Hệ thống camera quan sát .............................................................. 54
3.2.4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy .................................................... 55
3.2.5. Các ứng dụng công nghệ thông tin................................................. 55
3.3. Thực trạng đổi mới công nghệ trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời
trực ............................................................................................................... 56
3.4. Một số đề án của EVNNPT đang triển khai ......................................... 57
3.4.1. Hệ thống tự động hóa trạm biến áp (SAS) ..................................... 57
3.4.2. Hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm .................................................. 58
3.4.3. Hệ thống định vị sự cố ................................................................... 58

3.4.4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)...................................................... 58
3.4.5. Thiết bị giám sát dầu online ........................................................... 59
3.4.6. Sử dụng dây dẫn tổn thất thấp, dây siêu nhiệt................................ 59
3.5. Đánh giá khả năng đổi mới công nghệ của EVNNPT .......................... 59
3.5.1. Tình hình chung.............................................................................. 59
3.5.2. Khả năng áp dụng công nghệ của EVNNPT .................................. 61
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI EVNNPT
TRONG ỨNG DỤNG TRẠM BIẾN ÁP KHÔNG NGƢỜI TRỰC .............. 64
4.1. Phƣơng hƣớng đổi mới công nghệ tại Tổng công ty truyền tải điện Quốc
gia giai đoạn 2016 -2020. ............................................................................ 64
4.1.1. Kết hợp tốt giữa các loại công nghệ. .............................................. 64
4.1.2. Đổi mới công nghệ theo hƣớng đảm bảo tính đồng bộ. ................. 64
4.1.3. Nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội trong đổi mới công nghệ ....... 65
4.2. Một số giải pháp đổi mới công nghệ tại Tổng công ty Truyền tải điện
Quốc gia trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời trực. .......................... 66
4.2.1. Phạm vi chính của giải pháp .......................................................... 66
4.2.2. Giải pháp về mô hình tổ chức ........................................................ 66


4.2.3. Các giải pháp về kỹ thuật ............................................................... 72
4.2.3. Các giải pháp về công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, mạng .. 75
4.2.4. Các giải pháp về đầu tƣ xây dựng .................................................. 77
4.2.5. Giải pháp bảo vệ an ninh, phòng chống cháy nổ, chữa cháy ......... 79
4.2.6. Các giải pháp về lao động .............................................................. 82
4.2.7. Các giải pháp về đào tạo ................................................................ 84
4.2.8. Giải pháp về tuyên truyền, vận động ............................................. 85
4.3. Tổ chức thực hiện ................................................................................. 85
4.3.1. Xây dựng và phê duyệt đề án ......................................................... 85
4.3.2. Xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến: ................. 86
4.3.3. Xây dựng hệ thống văn bản khung pháp lý: .................................. 86

4.3.4. Tổ chức lại bộ máy tổ chức sản xuất để phù hợp với mô hình vận
hành TBA không ngƣời trực. ................................................................... 87
4.3.5. Tổ chức hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá hàng năm .............. 87
4.4. Một số kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền ................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Stt
1.

CCTV

Nguyên nghĩa
Closed Circuit Televison:
Truyền hình mạch kín, là một hệ thống video
riêng biệt, và khép kín.

2.

CNTT

Công nghệ thông tin

3.

ĐMCN


Đổi mới công nghệ

4.

EVNNPT

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

5.

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

6.

IEC

International Electrotechnical Commission:
Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế

7.

PCCC

Phòng cháy, chữa cháy

8.


Remote Terminal Unit

Remote Terminal Unit – RTU:thiết bị đầu cuối

(RTU)

của hệ thống giám sát và thu thập số liệu
(thƣờng đặt tại những trạm điện hay nhà máy
phát điện)

9.

SDH

SYNCHRONOUS DIGITAL HIERARCHY:
truyền dẫn đồng bộ

10.

TTĐK

Trung tâm điều khiển

11.

TTLĐ

Đội thao tác lƣu động

i



DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Số hiệu

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Vòng đời công nghệ

15

2

Hình 2.1

Sơ đồ các bƣớc tiến hành

32

3

Hình 3.1


4

Hình 4.1

5

Hình 4.2

6

Hình 4.3

Sơ đồ Tổ chức của Tổng công ty Truyền
tải điện Quốc gia
Mô hình tổ chức, giám sát, điều khiển
các TBA 220kV
Mô hình kết nối tín hiệu, trao đổi thông
tin giữa các đơn vị
Diễn tập PCCC&CNCH tại trạm 220kV
Trà Nóc

ii

34

65

70


79


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Số hiệu

1

Biểu đồ 3.1

Nội dung
Sản lƣợng điện truyền tải giai đoạn 2011 –

Trang
40

2015
2

Biểu đồ 3.2

Khối lƣợng đầu tƣ giai đoạn 2011 - 2015

iii

43



DANH MỤC BẢNG
STT

Số hiệu

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung
Cơ cấu lao động thuộc khối sản xuất
kinh doanh điện
Cơ cấu lao động theo trình độ
Sản lƣợng điện truyền tải giai đoạn

Trang
39
39
40

2011 - 2015
4


Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

7

Bảng 3.7

8

Bảng 3.8

9

Bảng 3.9

Kết quả thực hiện tổn thất điện năng giai
đoạn 2011 - 2015
Chi tiết khối lƣợng quản lý vận hành
giai đoạn 2011 -2015
Khối lƣợng quản lý vận hành – đầu tƣ
giai đoạn 2011 – 2015
Cơ cấu lao động thuộc khối sản xuất

kinh doanh điện
Năng suất lao động của EVNNPT giai
đoạn 2011 - 2015
Năng suất lao động của EVNNPT giai
đoạn 2016 - 2020

41

41

42

43

44

45

Bảng 4.1. Bảng so sánh công việc giữa
10

Bảng 4.1

nhân viên vận hành TBA 220kV hiện tại
và nhân viên đội thao tác lƣu động

iv

67



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời k dân số vàng với nguồn lao động khoảng
55 triệu trong số 90 triệu ngƣời. Hằng năm có hơn một triệu ngƣời tham gia
vào thị trƣờng lao động. Nguồn lao động trẻ và dồi dào đã mở ra cho Việt
Nam nhiều cơ hội, nhƣng việc có tới gần 80% lực lƣợng lao động chƣa qua
đào tạo hoặc không có bằng cấp đang cản trở Việt Nam khai thác hiệu quả cơ
hội này. Trong khi đó, lợi thế và hàm lƣợng về chi phí nhân công rẻ đang
giảm dần cùng với sự phát triển khoa học - công nghệ, áp lực cạnh tranh thị
trƣờng và nhu cầu tăng lƣơng, cải thiện chất lƣợng sống của ngƣời lao động.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đứng trƣớc áp lực bƣớc vào thời k già hóa
dân số. Các chuyên gia cho rằng, quá trình chuyển đổi từ dân số vàng sang già
hóa của Việt Nam sẽ diễn ra rất nhanh.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, quá trình sản xuất không
ngừng biến đổi, năng suất lao động ngày càng đƣợc nâng cao. Đặc biệt trong
điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xu
hƣớng quốc tế hóa, toàn cầu hóa cùng với tính chất khốc liệt của cạnh tranh
thì vấn đề đổi mới công nghệ trở thành vấn đề sống còn của một doanh
nghiệp.
Hiện nay ở nƣớc ta ngành công nghiệp Điện đang đƣợc coi là ngành
mũi nhọn, ngoài việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, ngành còn góp
phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp lớn vào xuất khẩu, từ đó
góp phần tăng tích luỹ cho nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc. Sự phát triển của ngành Điện lực ngày càng gặp nhiều thách
thức lớn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu tăng trƣởng kinh tế quốc dân và cải
thiện đời sống nhân dân. Có thể nêu ra một số thách thức lớn đối với ngành
1



điện nhƣ: nhu cầu điện đang và còn tiếp tục tăng trƣởng nhanh; nguồn năng
lƣợng sơ cấp đang cạn dần và khả năng cung cấp nguồn năng lƣợng sơ cấp
còn hạn chế dẫn đến sớm phải nhập khẩu nhiên liệu; năng suất lao động
ngành điện còn thấp, hạ tầng thiếu đồng bộ; tổn thất điện truyền tải cao; các
dạng nguồn điện từ năng lƣợng tái tạo còn chiếm tỷ trọng nhỏ; độ tin cậy lƣới
điện chƣa cao…
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đƣợc thành lập theo Quyết định
số 223/QĐ-EVN ngày 11/04/2008 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trên cơ
sở Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/6/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn điện lực Việt Nam. EVNNPT bao
gồm 4 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 3 Ban Quản lý dự án các công
trình điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Trong giai đoạn phát triển 2016 - 2020, hoạt động sản xuất kinh doanh
của EVN nói chung, EVNNPT nói riêng chuyển dịch theo lộ trình phát triển
thị trƣờng điện, trong đó sẽ phải tuân thủ theo các quy luật thị trƣờng về cung
cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, chất lƣợng cung cấp dịch vụ… điều này sẽ ảnh
hƣởng trực tiếp tới EVNNPT.
Do đó, việc đổi mới công nghệ là một yêu cầu tất yếu, cấp thiết và là
một điều kiện quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của EVNNPT và các
đơn vị.
Chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản trị công nghệ và Phát triển doanh
nghiệp là chƣơng trình mới, lần đầu tiên đƣợc thiết kế và giảng dạy tại Việt
Nam; là chƣơng trình kết hợp hai chuyên ngành Quản trị công nghệ và Phát
triển doanh nghiệp có sự hợp tác với các trƣờng đại học quốc tế và do Đại học
quốc gia Hà Nội cấp bằng theo nguyên tắc đảm bảo chất lƣợng theo chuẩn
đầu ra (kiến thức, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm). Chƣơng trình thạc sĩ Quản trị
công nghệ và Phát triển doanh nghiệp tích hợp đƣợc các tri thức liên ngành từ

2



quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh tới quản trị công nghệ và phát triển doanh
nghiệp theo một trục tri thức thống nhất tập trung vào vấn đề phát triển công
nghệ và doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học có cơ hội đƣợc học
tập, khám phá tri thức mới, song cũng đƣợc khuyến khích khả năng tự học và
rèn luyện các kỹ năng tổng hợp lý luận và vận dụng lý luận một cách sáng tạo
vào thực tiễn công tác đa dạng và luôn biến động. Mục tiêu của chƣơng trình
là đào tạo ra các nhà quản trị công nghệ, giám đốc điều hành về công nghệ
cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: Đổi mới
công nghệ tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia giai đoạn 2016 -2020.
Luận văn tập trung làm rõ câu hỏi nghiên cứu: thực trạng công nghệ
trong quản lý vận hành trạm biến áp tại EVNNPT? Các giải pháp đổi mới
công nghệ tại EVNNPT trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời trực giai
đoạn 2016 - 2020?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu:
Áp dụng cơ sở lý thuyết về quản trị công nghệ kết hợp với tình hình
thực tế của doanh nghiệp để đề xuất các giải pháp đổi mới công nghệ tại Tổng
công ty Truyền tải điện Quốc gia trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời
trực giai đoạn 2016 -2020 nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất
lƣợng cung cấp dịch vụ truyền tải điện.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về nội dung đề tài nghiên cứu
đổi mới công nghệ.
- Phân tích thực trạng công nghệ trong quản lý vận hành trạm biến áp
của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.

3



- Đề xuất các nội dung giải pháp đổi mới công nghệ tại Tổng công ty
Truyền tải điện Quốc gia trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời trực giai
đoạn 2016 -2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu về các giải
pháp đổi mới về công nghệ trong quản lý vận hành trạm biến áp trong ứng
dụng trạm biến áp không ngƣời trực giai đoạn 2016 -2020.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: hoạt động đổi mới công nghệ trong ứng dụng trạm
biến áp không ngƣời trực tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia trên toàn
lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian: luận văn sử dụng số liệu trong giai đoạn năm 20112015.
- Về phạm vi: Tên đề tài là Đổi mới công nghệ tại Tổng công ty Truyền
tải điện Quốc gia, tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nội dung này
rất rộng và dàn trải. Đƣơc sự tƣ vấn của Hội đồng đánh giá kết quả nghiên
cứu sơ bộ luận văn, tác giả đề xuất giới hạn phạm vi nghiên cứu thành đổi
mới công nghệ trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời trực để tập trung,
chuyên sâu vào nội dung nghiên cứu nhằm tăng tính ứng dụng thực tiễn.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Luận văn đƣa ra đƣợc những phân tích, đánh giá chung về tình hình
quản lý vận hành trạm biến áp, năng suất lao động của EVNNPT.
Luận văn đƣa ra đƣợc mô hình tổ chức, phƣơng án bố trí lao động trạm
biến áp không ngƣời trực đảm bảo tiết kiệm lao động nhƣng vẫn đảm bảo đáp
ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật vận hành cũng nhƣ hạn chế ảnh hƣởng đến cuộc
sống của ngƣời lao động.

4



Luận văn trình bày đƣợc các giải pháp chính nhằm đổi mới công nghệ
trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời trực tại EVNNPT: các giải pháp về
kỹ thuật, công nghệ thông tin, đầu tƣ xây dựng, an ninh, phòng cháy chữa
cháy, đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực...
Luận văn đƣa ra đƣợc tiến độ, lộ trình cụ thể thực hiện trạm biến áp
không ngƣời trực đối với các trạm biến áp 220kV của EVNNPT giai đoạn
2016 – 2020.
Luận văn đề ra đƣợc các bƣớc tổ chức thực hiện và những kiến nghị,
đề xuất đối với các cơ quan có thẩm quyền, các bộ, ngành có liên quan nhằm
tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc khi triển khai thực hiện.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, luận văn đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng cụ
thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về công
nghệ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng công nghệ quản lý vận hành trạm biến áp tại
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
Chƣơng 4. Một số giải pháp đổi mới công nghệ tại Tổng công ty
Truyền tải điện Quốc gia trong ứng dụng trạm biến áp không ngƣời trực giai
đoạn 2016 - 2020.

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đang

diễn ra nhƣ vũ bão, khoa học, công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực
tiếp. Để tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò đầu tàu của mình, các doanh
nghiệp cần phải có năng lực thiết bị, công nghệ tƣơng xứng. Nhƣng có một
thực tế không mấy khả quan hiện nay là trình độ công nghệ, máy móc của các
doanh nghiệp Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của khu
vực và thế giới. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hoá, nƣớc ta từng bƣớc hội
nhập kinh tế thông qua việc gia nhập các tổ chức thƣơng mại của khu vực và
thế giới, kí kết hiệp định thƣơng mại với Mỹ... hàng hoá của ta phải đủ sức
cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Thực tế đó cho thấy việc đầu tƣ đổi mới
công nghệ ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là rất cấp bách.
Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực đổi mới công nghệ. Phạm vi nghiên cứu của những đề tài này mang tính
chất chung về các lĩnh vực, ngành lớn nhƣ công nghiệp, thủy hải sản…, cụ thể
nhƣ:
- Hoàng Văn Cƣơng, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (Đại học Quốc
gia Hà Nội) “Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp”.
Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giao công
nghệ. Phân tích hoạt động chuyển giao công nghệ của một số nƣớc và rút ra
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trình bày thực trạng hoạt động chuyển
giao công nghệ ở Việt Nam từ năm 1996 đến nay, chỉ ra những mặt tồn tại và
hạn chế trong quá trình chuyển giao công nghệ. Đề xuất một số giải pháp về

6


đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, xây dựng và phát
triển thị trƣờng, phát triển nguồn lực cũng nhƣ đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, chiến lƣợc phát triển, kinh doanh khoa học,
nâng cao tính tự lực trong việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.
- Vũ Thị Thu Thảo, Luận văn Thạc sỹ Quản lý khoa học (Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), “Chính sách thúc đẩy đổi
mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại Quảng
Ninh.”. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng chính sách đổi mới công
nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh. Từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp về chính sách
thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản tại
tỉnh Quảng Ninh.
- Trần Hồng Thanh, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (Đại học kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), “Đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công
nghiệp Việt Nam”. Luận văn khái quát một số nét chung về vai trò của đổi
mới công nghệ với cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng,
kinh nghiệm của một số nƣớc về đổi mới công nghệ và bài học cho Việt Nam.
Nghiên cứu hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp
chủ yếu của nƣớc ta từ năm 2000 đến nay (ngành dệt may, hóa chất, điện tử).
Làm rõ những tác động của đổi mới công nghệ đối với năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp công nghiệp, những tồn tại, hạn chế trong đổi mới công
nghệ từ chính sách của Nhà nƣớc, từ phía doanh nghiệp. Nêu xu hƣớng phát
triển khoa học công nghệ thế giới và quan điểm phát triển khoa học và công
nghệ nƣớc ta thời gian tới. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
đổi mới công nghệ nƣớc ta giai đoạn tới.
Qua nghiên cứu có thể thấy rằng, ngành điện Việt Nam mà cụ thể là
lĩnh vực truyền tải điện ngày càng gặp nhiều thách thức lớn hơn trong việc

7


thỏa mãn nhu cầu tăng trƣởng kinh tế quốc dân và cải thiện đời sống nhân
dân. Để giải quyết vấn đề này thì việc đổi mới công nghệ là yếu tố then chốt,
quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, đề tài “Đổi mới công nghệ
tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia” vẫn mang tính cấp thiết cả về lý

luận và thực tiễn.
1.2. Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.2.1. Khái niệm công nghệ và các bộ phận cấu thành
1.2.1.1. Khái niệm công nghệ
Công nghệ là một yếu tố tạo ra quá trình sản xuất hàng hoá và cung cấp
dịch vụ. Nó liên kết các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh theo
một logíc về mặt kỹ thuật. Nếu thiếu yếu tố này thì không có bất k quá trình
sản xuất kinh doanh nào. Ngay trong quá trình cung cấp dịch vụ thuộc các
lĩnh vực phi vật chất, thậm chí trong các hoạt động công cộng, ngƣời ta cũng
nói tới công nghệ - công nghệ triển khai, cung cấp các dịch vụ và tiến hành
các hoạt động.
Công nghệ đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những
căn cứ, cách tiếp cận khác nhau. Để hiểu về khái niệm công nghệ, có thể xem
xét một số định nghĩa sau.
- Ngân hàng thế giới (1985) đƣa ra định nghĩa “ công nghệ là phƣơng
pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: (1) thông tin về
phƣơng pháp;(2) phƣơng tiện, công cụ sử dụng phƣơng pháp để thực hiện
việc chuyển hoá; (3) sự hiểu biết phƣơng pháp hoạt động nhƣ thế nào và tại
sao”. Theo định nghĩa này, công nghệ có bản chất là thông tin, công cụ, sự
hiếu biết và có mục tiêu chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành sản phẩm.
- Theo UNIDO ( Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc):
“Công nghệ là việc áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp, bằng cách
sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách chính xác có hệ thống

8


và có phƣơng pháp". UNIDO đã dứng trên giác độ một tổ chức phát triển
công nghiệp, nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía
cạnh hiệu quả khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó.

- Tổ chức ESCAP (Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á- Thái Bình
Dƣơng): “ Công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thông tin”. Sau đó ESCAP mở rộng định nghĩa của mình:
“Nó bao gồm, tất cả các kỹ thuật, kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp sử dụng
trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin”. Định nghĩa này không coi
công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể
mà mở rộng khái niệm ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Những công nghệ
mới mẻ đã dần dần trở thành thông dụng: Công nghệ du lịch, công nghệ ngân
hàng, công nghệ đào tạo, công nghệ văn phòng...
- Tại Việt Nam, Luật khoa học và công nghệ (2013) định nghĩa: “Công
nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm
theo công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Đăng Minh:
Công nghệ = Máy móc, công cụ + Tri thức + Kỹ năng + Phƣơng pháp
Máy móc, công cụ: gồm thiết bị, máy móc, công cụ..
Tri thức: tài liệu công nghệ, giáo trình, sách vở..
Kỹ năng: quá trình làm việc cần có kỹ năng tốt
Phƣơng pháp: quá trình làm việc cần cải tiến, thay đổi phƣơng pháp.
Công nghệ là tổng hợp của cả 4 yếu tố trên. Nhƣ vậy, khi có máy móc
và tri thức mà không có phƣơng pháp, kỹ năng thì sẽ không vận hành, sử
dụng đúng, cũng nhƣ khai thác hiệu quả công nghệ mà mình có. Nhƣ một nhà
máy sản xuất ngoài việc có máy móc hiện đại, công nghệ cao với tri thức là
tài liệu công nghệ đầy đủ cần phải có phƣơng pháp tốt liên tục đƣợc các kỹ
sƣ cải tiến, nâng cấp và kỹ năng của công nhân vận hành ngày càng đƣợc

9


hoàn thiện. Để quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả công nghệ với bốn yếu tố
trên nhất thiết cần phải trên một nền móng có bản đó chính là tâm thế. Tại sao

kỹ sƣ không xuống lăn lộn với công nhân tại hiện trƣờng, tại sao họ không
mày mò thực hành để suy nghĩ để cải tiến phƣơng pháp... đó chính là bởi vì
họ không có Tâm thế. Họ không hiểu đƣợc rằng chính công việc đó là có lợi
cho chính bản thân họ.
1.2.1.2. Các bộ phận cấu thành công nghệ
a. Các bộ phận cấu thành công nghệ
Bất cứ một công nghệ nào dù đơn giản cũng phải gồm bốn thành phần
cơ bản tác động đồng bộ qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn,
các thành phần đó là:
- Thành phần trang thiết bị gồm: máy móc thiết bị, khí cụ, nhà xƣởng…
- Thành phần con ngƣời đó là kỹ năng tay nghề, kinh nghiệm, tính sáng
tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động...
- Thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phƣơng pháp, các
dữ liệu và các bản thiết kế.
- Thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối,
quản lý.
Trong đó, thành phần đầu tiên “trang thiết bị” đƣợc gọi là “ phần
cứng”, còn ba thành phần sau gọi là “phần mềm”.
b. Chức năng và mối quan hệ giữa các bộ phận
Mỗi thành phần đảm nhiệm một chức năng nhất định.Thành phần trang
thiết bị đƣợc coi là xƣơng sống, cốt lõi của quá trình hoạt động, nhƣng nó lại
do con ngƣời lắp đặt và vận hành. Thành phần con ngƣời đƣợc coi là chìa
khoá của quá trình hoạt động sản xuất, nhƣng lại phải hoạt động theo các
hƣớng dẫn do thành phần thông tin cung cấp. Thành phần thông tin là cơ sở
hƣớng dẫn ngƣời lao động vận hành các máy móc thiết bị và đƣa ra các quyết

10


định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên kết các thành phần trên, động viên

ngƣời lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Sự kết hợp chặt chẽ
bốn thành phần trên là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động sản xuất đạt
hiệu quả cao.
1.2.2. Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm đổi mới, cải tiến
công nghệ đã có, góp phần cải thiện chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, tăng
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi,
cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác.
Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ, tiến bộ đó dƣới dạng
phƣơng pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật mới tổ chức, quản lý hay
marketing mà nhờ chúng, sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất
lƣợng tốt hơn, chí phí sản xuất thấp hơn và do đó giá thành có thể giảm
xuống.
Có nhiều cách đặt vấn đề khác nhau về đổi mới công nghệ, nhƣng nhìn
chung thực chất của đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm và đổi
mới quy trình sản xuất.
Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải
tiến các sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp
khác. Đối với các nƣớc đang phát triển do còn hạn chế nhiều mặt nên thƣờng
lựa chọn việc cải tiến sản phẩm. Cải tiến sản phẩm thƣờng theo xu hƣớng
hoàn thiện sản phẩm hiện có qua việc cải tiến các thông số kỹ thuật, hoặc các
kiểu dáng, màu sắc, nguyên liệu sản xuất. Cải tiến sản phẩm cho phép tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc tăng độ hấp dẫn của sản phẩm.
Đổi mới quy trình sản xuất là việc tạo ra một quy trình sản xuất mới
hoặc đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đối với quy trình sản

11



xuất. Tiến bộ công nghệ đối với các nƣớc đang phát triển đƣợc tập trung chủ
yếu vào việc cải tiến hiệu quả của quy trình công nghệ. Việc cải tiến này cho
phép nâng cao năng suất máy móc thiết bị cũng nhƣ nâng cao năng suất của
ngƣời lao động.
Nhƣ vậy, đổi mới công nghệ chính là một hình thức của đầu tƣ phát
triển nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiết bị cũng nhƣ trình
độ nguồn nhân lực, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng nhƣ cạnh tranh
thông qua cải tiến, đổi mới sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Tu theo trình độ phát
triển của mỗi doanh nghiệp, đổi mới công nghệ đƣợc thực hiện từng phần
hoặc kết hợp theo 7 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Nhập công nghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu.
- Giai đoạn 2: Tổ chức cơ sở hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu
công nghệ nhập.
- Giai đoạn 3: Tạo nguồn công nghệ từ nƣớc ngoài thông qua lắp ráp.
- Giai đoạn 4: Phát triển công nghệ nhờ lisence.
- Giai đoạn 5: Đổi mới công nghệ nhờ nghiên cứu và triển khai.
- Giai đoạn 6: Xây dựng tiềm lực công nghệ để xuất khẩu công nghệ
dựa trên cơ sở nghiên cứu và triển khai.
- Giai đoạn 7: Liên tục đổi mới công nghệ dựa trên đầu tƣ nghiên cứu
cơ bản.
1.2.3. Vai trò của đổi mới công nghệ
Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực, là nhân tố thúc đẩy sự
phát triển. Chính công nghệ là chìa khoá của sự phát triển kinh tế - xã hội, dựa
trên nền tảng phát triển công nghệ thì mới bền vững và tăng trƣởng cao. Công
nghệ đóng vai trò quan trọng để đƣa đất nƣớc vƣợt khỏi tình trạng nghèo nàn,
lạc hậu, chậm phát triển.

12



1.2.3.1. Đổi mới công nghệ có vai trò quyết định trong quá trình trang
bị công nghệ hiện đại, tiên tiến cho các ngành kinh tế quốc dân
Thành phần trang thiết bị bao gồm máy móc thiết bị, công cụ, nhà
xƣởng …( phần cứng của công nghệ) đƣợc coi là xƣơng sống, cốt lõi của quá
trình hoạt động. Do yêu cầu của thị trƣờng và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
đòi hỏi các sản phẩm sản xuất ra ngày càng phải tăng cả về số lƣợng lẫn chất
lƣợng và phải có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để tham gia xuất
khẩu. Mặt khác, các ngành kinh tế ở Việt Nam đặc biệt là các ngành sản xuất
mũi nhọn nhƣ năng lƣợng, chế biến … hiện nay tình trạng sử dụng các máy
móc thiết bị lạc hậu vẫn còn phổ biến. Vì vậy muốn đáp ứng đƣợc yêu cầu
trên để tồn tại và phát triển thì buộc các doanh nghiệp, các ngành phải thƣờng
xuyên cập nhật công nghệ mà trƣớc hết là trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Do
đó chỉ có đổi mới công nghệ thì mới có điều kiện để trang bị lại hệ thống máy
móc thiết bị trong các doanh nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế quốc dân
nói chung.
1.2.3.2. Vai trò của đổi mới công nghệ trong nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm
Mục đích của việc coi trọng thúc đẩy tiến bộ khoa học đổi mới công
nghệ là nhằm tăng năng suất lao động, đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lƣợng
và hạ giá thành sản phẩm. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, sức cạnh tranh của sản phẩm đƣợc đánh
giá thông qua chất lƣợng, giá cả, mẫu mã…của sản phẩm. Ngày nay nhu cầu
của con ngƣời ngày càng cao, càng phong phú, đa dạng. Do đó đòi hỏi các sản
phẩm sản xuất ra cũng phải tiên tiến, hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu con
ngƣời. Muốn vậy phải đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, vì việc áp
dụng công nghệ tiên tiến một mặt sẽ cho phép doanh nghiệp cải tiến đổi mới

13



×