Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ truyền tải điện tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM KHẮC PHƢƠNG

TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TRUYỀN TẢI ĐIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM KHẮC PHƢƠNG

TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TRUYỀN TẢI ĐIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY
TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA
Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
Mã số: Chuyên ngành thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG MINH ĐỨC



Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS TRƢƠNG MINH ĐỨC.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới hình thức nào. Các nội dung tham
khảo đƣợc trích dẫn và có tính kế thừa từ các website, các công trình nghiên cứu.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Khắc Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới TS Trƣơng Minh Đức lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc về những định hƣớng khoa học, phƣơng pháp nghiên cứu và sự chỉ bảo tận tình
của TS trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,
nơi đã cho tôi cơ hội đƣợc học tập, nghiên cứu chƣơng trình trình Thạc sĩ Quản trị
Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự
cảm kích sâu sắc tới tập thể các thầy cô tham gia giảng dậy chƣơng trình thạc sĩ
Quản trị Công nghệ và Phát triển doanh nghiệp, những ngƣời đã tận tình giảng dậy
tôi trong quá trình học, nghiên cứu chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát
triển doanh nghiệp khóa 3B.
Tôi xin gửi lời cảm ơn ban lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, ban
lãnh đạo Công ty Truyền tải điện 1 đã có chủ trƣơng đúng đắn và hỗ trợ về tài chính

trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu chƣơng trình trình Thạc sĩ Quản trị
Công nghệ và phát triển doanh nghiệp tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp ở Tổng
công ty Truyền tải điện Quốc gia, Công ty Công ty Truyền tải điện 1 và các bạn
đồng nghiệp công tác tại các ban quản lý dự án lƣới điện Miền Bắc, Miền Trung đã
hỗ trợ nhiệt tình cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập tài liệu thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp, ngƣời thân và bạn bè đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, công tác cũng nhƣ thực hiện luận
văn này.
Do thời gian hoàn thành có hạn và kiến thức về Tiếp nhận và chuyển giao công
nghệ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài luận văn, xin
kính mong quý thầy cô tiếp tục hƣớng dẫn, chỉ bảo để em đƣợc hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .....................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ....................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................4
1.2. Các khái niệm về công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ................6
1.2.1. Các khái niệm chung về công nghệ ..........................................................6
1.2.2. Các yếu tố cấu thành công nghệ ...............................................................9
1.2.3. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp ..................................................10
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực, trình độ công nghệ ..............................11

1.2.5. Khái niệm tiếp nhận và chuyển giao công nghệ .....................................13
1.2.6. Các mức độ tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ..................................15
1.3. Nội dung của việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ...............................15
1.3.1. Động lực trong tiếp nhận và chuyển giao công nghệ .............................15
1.3.2. Quy trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ......................................17
1.3.3. Các bước thực hiện tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ......................20
1.4. Những rủi ro trong việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ .......................22
1.4.1 Bên nhận ..................................................................................................22
1.4.2 Bên giao ...................................................................................................24
1.5. Những rào cản trong tiếp nhận và chuyển giao công nghệ............................24
1.5.1 Những khó khăn .......................................................................................24
1.5.2 Những thất bại .........................................................................................25
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ...................25
1.6.1 Các yếu tố thuộc bên nhận và nước nhận ................................................25


1.6.2 Các yếu tố thuộc bên giao và nước giao .................................................25
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................27
2.1. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................27
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu .........................................28
2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu .................................................................28
2.2.2. Các phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................29
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG
NGHỆ TRUYỀN TẢI ĐIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC
GIA ............................................................................................................................31
3.1. Khái quát chung về Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia .........................31
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................31
3.1.2. Lĩnh vực hoạt động .................................................................................32
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty ...........................................................33
3.1.4. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Tổng công ty .....................................34

3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ......................................35
3.2. Khái quát về công nghệ trong lĩnh vực truyền tải điện..................................36
3.2.1. Công nghệ truyền tải điện trên Thế giới .................................................36
3.2.2. Công nghệ truyền tải điện tại Việt Nam .................................................44
3.3. Thực trạng tiếp nhận và chuyển giao công nghệ của Công ty .......................44
3.3.1. Thiết bị máy biến áp 500 kV ...................................................................44
3.3.2. Thiết bị máy cắt điện 500, 220kV ...........................................................49
3.3.3. Thiết bị biến dòng điện, biến điện áp 500kV ..........................................53
3.3.4. Thiết bị dao cách ly 500kV .....................................................................56
3.3.5. Thiết bị máy biến áp 220kV ....................................................................58
3.3.6. Các thiêt bị phụ trợ .................................................................................62
3.4. Đánh giá hiệu quả tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong PTC1 ............69
3.4.1. Các hình thức tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ...............................69
3.4.2. Phân tích, đánh giá quy trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ ......69
3.4.3. Kết quả tiếp nhận và chuyển giao công nghệ .........................................71


3.4.4. Phân tích, đánh giá các nguyên nhân tồn tại .........................................72
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ TIẾP NHẬN VÀ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI ĐIỆN .............................................................77
4.1. Định hƣớng chiến lƣợc và quan điểm phát triển công nghệ của ngành ........77
4.1.1. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về công nghệ trong ngành điện ......77
4.1.2. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về phát triển công
nghệ điện lực .........................................................................................................79
4.1.3. Định hướng phát triển công nghệ ...........................................................81
4.2. Các giải pháp thực hiện tiếp nhận và chuyển giao công nghệ cho PCT1 ......83
4.2.1. Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài ..............................84
4.2.2. Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ các cơ sở trong nước ..............86
4.3. Các kiến nghị .................................................................................................87
4.3.1. Đối với ngành .........................................................................................87

4.3.2. Đối với cơ quan nhà nước. .....................................................................87
KẾT LUẬN...........................................................................................................89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................90
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BVKC

Bảo vệ khoảng cách

2

CGCN

Chuyển giao công nghệ

3

CN


Công nghệ

4

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

5

EVNNPT

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia

6

KHCN

Khoa học công nghệ

7

MBA

Máy biến áp

8

PTC1


Công ty Truyền tải điện 1

9

R&D

Nghiên cứu và phát triển

10 SLD

So lệch dọc

11 SX

Sản xuất

12 TBA

Trạm biến áp

13 TN

Tiếp nhận

14 TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

15 VH


Vận hành

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung
Cơ cấu tiếp nhận máy biến áp 500kV

Trang

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Cơ cấu tiếp nhận máy cắt điện 500kV


49

4

Bảng 3.4

Cơ cấu tiếp nhận máy cắt điện 220kV

51

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

Cơ cấu tiếp nhận máy biến dòng điện 500kV

53

7

Bảng 3.7

Cơ cấu tiếp nhận máy biến điện áp 500kV

54


So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
của các hãng sản xuất máy biến áp 500kV

So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
của các hãng sản xuất máy cắt điện 500kV

45
46

52

So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
8

Bảng 3.8

của các hãng sản xuất máy biến dòng điện cấp điện

55

áp 500kV
9

Bảng 3.9

10 Bảng 3.10
11 Bảng 3.11
12 Bảng 3.12
13 Bảng 3.13
14 Bảng 3.14


So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
của các hãng sản xuất biến điện áp 500kV
Cơ cấu tiếp nhận dao cách ly 500kV
So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
của các hãng sản xuất dao cách ly 500kV
Cơ cấu tiếp nhận máy biến áp 220kV
So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
của các hãng sản xuất máy biến áp 220kV
Cơ cấu tiếp nhận rơle so lệch máy biến áp 500kV

ii

55
56
57
58
60
63


STT

Bảng

Nội dung

Trang

15 Bảng 3.15


Cơ cấu tiếp nhận rơle SLD đƣờng dây 500kV

63

16 Bảng 3.16

Cơ cấu tiếp nhận rơle BVKC đƣờng dây 500kV

64

17 Bảng 3.17

Cơ cấu tiếp nhận rơle bảo vệ thanh cái 500kV

64

18 Bảng 3.18

Cơ cấu tiếp nhận rơle so lệch máy biến áp 220kV

64

19 Bảng 3.19

Cơ cấu tiếp nhận rơle SLD đƣờng dây 220kV

65

20 Bảng 3.20


Cơ cấu tiếp nhận rơle BVKC đƣờng dây 220kV

65

21 Bảng 3.21

Cơ cấu tiếp nhận rơle bảo vệ thanh cái 220kV

66

22 Bảng 3.22

23 Bảng 3.23

So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
của các hãng sản xuất bảo vệ so lệch dọc đƣờng dây
So sánh các chỉ tiêu về kinh tế-kỹ thuật-công nghệ
của các hãng sản xuất bảo vệ khoảng cách

iii

66

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT


Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Phát triển công nghệ nội sinh

8

2

Hình 1.2

Phát triển công nghệ ngoại sinh

8

3

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

27


4

Hình 3.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của EVNNPT

33

5

Hình 3.2

Máy biến áp 3 pha 3 cuộn dây

37

6

Hình 3.3

Máy biến dòng điện

39

7

Hình 3.4

Máy biến điện áp


39

8

Hình 3.5

Máy cắt điện

41

9

Hình 3.6

Dao cách ly

42

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT
1

Biểu đồ
Biểu 3.1


Nội dung
Tăng trƣởng công suất máy biến áp 220kV giai đoạn

Trang
71

2000 - 2016
2

Biểu 3.2

Tăng trƣởng công suất máy biến áp 500kV giai đoạn
2000 - 2016

v

72


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) có sứ mệnh là: “đảm bảo
truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội,
an ninh, quốc phòng và thị trƣờng điện Việt Nam”.
Lƣới điện truyền tải phát triển mạnh về quy mô với công nghệ ngày càng hiện
đại. Tính đến 20/12/2016, EVNNPT quản lý vận hành tổng cộng 23.228 km đƣờng
dây, trong đó có 7.439 km đƣờng dây 500kV, 15.789 km đƣờng dây 220kV; 126
trạm biến áp (TBA), trong đó có 26 trạm biến áp 500kV, 100 trạm biến áp 220kV,
tổng dung lƣợng máy biến áp là 66.013 MVA, sản lƣợng điện truyền tải hàng năm
đều tăng hơn 10%. Vốn điều lệ khi thành lập là 7.200 tỷ đồng với tổng tài sản quản

lý năm 2009 là 29.423 tỷ đồng, đến 6/2015 vốn điều lệ là 22.2600 tỷ đồng và tổng
tài sản quản lý tăng lên là 74.000 tỷ đồng.
Với khối lƣợng quản lý vận hành nhƣ trên, hàng năm EVNNPT phải đầu tƣ một
lƣợng lớn thiết bị để đáp ứng nhu cầu sửa chữa thƣờng xuyên và mở rộng quy mô
sản xuất. Phần lớn các thiết bị này có yêu cầu cao về công nghệ, do đó hàng năm
EVNNPT phải nhập khẩu một lƣợng lớn thiết bị.
Tầm nhìn của EVNNPT là vƣơn lên hàng đầu châu Á trong lĩnh vực truyền tải
điện. Vì vậy, muốn nâng cao vị thế của doanh nghiệp, điều đầu tiên cần phải quan
tâm là phát triển công nghệ, cần phải luôn đi đầu về công nghệ tiên tiến, công nghệ
hiện đại.
Nghiên cứu về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ để có đƣợc các công nghệ
tiên tiến với một chi phí hợp lý, một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày
càng phức tạp của lƣới điện truyền tải, mặt khác để tránh đƣợc các rủi ro trong quá
trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
Từ yêu cầu cấp thiết trên, học viên lựa chọn đề tài “Tiếp nhận và chuyển giao
công nghệ truyền tải điện tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia” để làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
1


Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo: Chƣơng trình thạc sĩ Quản
trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp là chƣơng trình đào tạo các nhà quản trị
nói chung và quản trị công nghệ nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị tốt để
phát triển doanh nghiệp. Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ là một phần rất quan
trọng của việc quản trị công nghệ, vì vậy việc nghiên cứu vấn đề tiếp nhận và
chuyển giao công nghệ truyền tải điện tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia là
hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành mà học viên đƣợc đào tạo.
Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề nghiên cứu nội dung đề tài là trả lời đƣợc hai câu
hỏi lớn:
 Câu hỏi thứ nhất là thực trạng về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ truyền tải

điện tại Tổng công ty Truyền tải Quốc gia nhƣ thế nào?
 Câu hỏi thứ hai là cần làm gì để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ truyền tải
điện tại Tổng công ty Truyền tải Quốc gia đƣợc tốt hơn?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp nhận và chuyển giao công nghệ
truyền tải điện tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nhƣ trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu nhƣ sau:
- Nhiệm vụ thứ nhất là: Tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về tiếp nhận và
chuyển giao công nghệ.
- Nhiệm vụ thứ hai là: Phân tích thực trạng về tiếp nhận và chuyển giao công nghệ
truyền tải điện tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
- Nhiệm vụ thứ ba là: Đƣa ra đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp nhận và
chuyển giao công nghệ truyền tải điện tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tiếp nhận và chuyển giao công nghệ truyền tải điện tại Tổng công ty
Truyền tải Quốc gia.
2


b. Phạm vi nghiên cứu
Việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ truyền tải điện có phạm vi rất rộng do
đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ giới hạn phạm vi là: việc tiếp
nhận và chuyển giao các công nghệ chế tạo các thiết bị điện cao áp, các thiết bị
đóng cắt và các hệ thống rơle bảo vệ.
Không gian nghiên cứu là nghiên cứu hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công
nghệ truyền tải điện tại Công ty Truyền tải điện 1. Vì lý do Tổng công ty Truyền tải

điện Quốc gia gồm có 4 Công ty Truyền tải điện. Quá trình tiếp nhận và chuyển
giao công nghệ ở 4 Công ty diễn ra theo một quy trình, quy định giống nhau đƣợc
quy định bởi EVNNPT.
Thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2016.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ trên, luận văn sẽ đạt đƣợc những
đóng góp nhƣ sau:
- Đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tiếp nhận và chuyển giao công
nghệ truyền tải điện tại Tổng công ty Truyền tải Quốc gia.
- Định hƣớng lựa chọn công nghệ trong các dự án đầu tƣ và giảm đƣợc rủi ro trong
quá trình tiếp nhận và chuyển giao công nghệ.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo luận văn bao gồm các
phần sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận về tiếp nhận và
chuyển giao công nghệ.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3. Thực trạng của việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ truyền
tải điện tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Chƣơng 4 . Đề xuất giải pháp, kiến nghị về tiếp nhận và chuyển giao công
nghệ truyền tải điện

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP
NHẬN VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều tài liệu, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của nhiều nhà khoa

học, nhà nghiên cứu lý luận trong nƣớc và quốc tế viết về TN và CGCN nhƣ sau:
 Tài liệu tiếng Việt
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Dƣơng Đức Dũng về đề tài CGCN cải tiến quy trình
quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của Công ty VINECOM, ngƣời hƣớng
dẫn khoa học là PGS.TS Vũ Chí Lộc.
Luận văn tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là việc CGCN phần mềm VinIC:
“Quản Lý Vận Hành Sản Xuất Hình Ảnh Nội Dung” từ Onenet cho Vinecom nhằm
cải tiến hiệu quả năng suất và chất lƣợng sản phẩm hình ảnh, nội dung trên website
Adayroi.com. Luận văn đã rút ra đƣợc những giải pháp chính trong vấn đề cải tiến
quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của Công ty VINECOM.
Các giải pháp đó là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự; đẩy mạnh công tác
chuyển giao, đào tạo hệ thống phần mềm; sử dụng, cải tiến và hoàn thiện phần mềm
hệ thống VinIC; tăng cƣờng mối liên kết hợp tác giữa VinEcom và Onenet.
- Cẩm nang CGCN, bản dịch của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng đƣợc
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật thực hiện năm 2001.
Tài liệu gồm 7 phần: phần 1 nêu những khái niệm cơ bản về CGCN, phần 2 là
vấn đề liên quan giữa SHTT và CGCN, phần 3 là quá trình thu nhận công nghệ,
phần 4 là tìm hiểu về các hợp đồng, phần 5 là CGCN trong các hợp đồng cấp phép
sáng chế, các hợp đồng xây dựng một nhà máy công nghiệp và các hợp đồng tiêu
chuẩn khác, phần 6 nêu vấn đề hợp đồng CGCN mẫu và phần cuối là thƣơng thảo
một hợp đồng CGCN. Nhƣ vậy cẩm nang đã cung cấp cho ngƣời đọc cách thức và

4


phƣơng pháp thực hiện một hợp đồng chuyển giao công nghệ: từ giai đoạn phân
tích và lập kế hoạch cho đến cho đến giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng CGCN.
- CGCN ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp do Tiến sĩ khoa học Phan Xuân
Dũng chủ biên đƣợc Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia thực hiện năm 2004. [4]
Tài liệu gồm 4 chƣơng nêu các vấn đề sau: khái niệm về CGCN, kinh nghiệm

CGCN của một số nƣớc trên thế giới, thực trạng CGCN ở Việt Nam và giải pháp
tăng cƣờng hiệu quả CGCN ở Việt Nam. Tài liệu đã chỉ ra những giải pháp chính
nhằm nâng cao hiệu quả CGCN trong điều kiện ở Việt Nam, đó là: Thực hiện đa
dạng hóa các đối tƣợng, các luồng, các loại hình, các nội dung và phƣơng thức
CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam; Tăng cƣờng vai trò của Nhà nƣớc đối với việc
tiếp nhận công nghệ đƣợc chuyển giao vào Việt Nam; Xây dựng các khu công
nghiệp, công nghệ cao để góp phần thúc đẩy nhanh CGCN; CGCN phải đƣợc đặt
trong một quy hoạch, chiến lƣợc gắn với chính sách đổi mới; tăng cƣờng công tác
tƣ vấn CGCN; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút công nghệ mới; lựa
chọn tính chất “phù hợp” của công nghệ chuyển giao vào Việt Nam; có sự chỉ đạo
thống nhất của Chính phủ để giữa các địa phƣơng phối hợp và tiến hành cạnh tranh
lành mạnh nhằm thu hút các luồng CGCN; đổi mới hệ thống chính sách về đào tạo
và sử dụng cán bộ khoa học.
- Đầu tƣ quốc tế và Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, tác giả Hà Thị Ngọc
Oanh, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, năm 2006.
Trong phần 1 tác giả đề cập vấn đề đầu tƣ Quốc tế trong tình hình Việt Nam hội
nhập kinh tế với thế giới. Chƣơng 6 tác giả nêu lên những vấn đề về CN và CGCN,
các vấn đề về đàm phán và ký kết hợp đồng CGCN, những yếu tố bổ sung để nâng
cao hiệu quả hoạt động CGCN.
- Bộ môn Quản lý Công nghệ, Khoa Khoa học Quản lý, Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc
Dân, Giáo trình Quản lý Công nghệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Giáo trình cung cấp cho ngƣời đọc các kiến thức cơ bản và hiện đại về công
nghệ và cách thức quản lý công nghệ; từ các khái niệm về công nghệ cho đến vấn
đề quản lý trong CGCN.
5


- Giáo trình Quản trị công nghệ, tác giả Hoàng Đình Phi (2011), Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài những vấn đề cơ bản về công nghệ, quản trị công nghệ và chuyền giao

công nghệ. Giáo trình đã giới thiệu thêm một số nội dung liên quan thể hiện tính đa
dạng và liên kết tri thức đa ngành của các bộ môn khác nhau trong Khoa học Quản
trị nhƣ: Quản lý kinh tế, Quản trị Chiến lƣợc kinh doanh, Quản trị tri thức, Quản trị
Tài sản Trí tuệ, Quản trị Tài chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển CN, Quản
trị Marketing,... Giáo trình cung cấp một công cụ lý luận tổng quát, mang nhiều giá
trị tham khảo.
 Tài liệu tiếng Anh.
- Tech Transfer 2.0, Melba Kurman, Triple Helix Press, Ithaca, New York, 2013.
Tài liệu giới thiệu cách thức các trƣờng Đại học ở Hoa Kỳ quản trị các phát minh
và sáng chế, cách thức để gắn kết nghiên cứa khoa học và ứng dụng thực tiễn. Quá
trình chuyển giao công nghệ ở các trƣờng đại học bắt đầu từ việc Chính phủ tài trợ
cho các nghiên cứu cơ bản ở các trƣờng đại học, các giáo sƣ và các nghiên cứu sinh
dùng nguồn tài trợ này để nghiên cứu, phát minh ra các sáng chế. Tiếp theo, các
doanh nghiệp hoặc các nhà khởi nghiệp thƣơng lƣợng với bộ phận quản lý chuyển
giao công nghệ trong trƣờng đại học để có đƣợc hợp đồng về bản quyền sáng chế.
Tuy nhiên, tất cả các công trình nhiên cứu trên đều mới chỉ đề cập đến TN và
CGCN nói chung, chƣa có một công trình, một đề tài khoa học nào nghiên cứu về
TN và Chuyển giao Công nghệ Truyền tải điện, nhất là trong giai đoạn từ năm 2000
đến năm 2016, giai đoạn mà lƣới Truyền tải điện phải đầu tƣ, nâng cấp rất nhiều
thiết bị và chi phí rất lớn về tài chính. Để làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài
này luận văn có kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trên đây.
1.2. Các khái niệm về công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ
1.2.1. Các khái niệm chung về công nghệ
Để nghiên cứu về tiếp nhận và CGCN trƣớc hết chúng ta cần tìm hiểu các khái
niệm chung về công nghệ, tiếp nhận và CGCN nhƣ sau:

6


Công nghệ: Có nhiều khái niệm về công nghệ, có thể hiểu khái niệm này qua hai

cách tiếp cận của Thế giới và Việt Nam nhƣ sau:
 Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến
vật liệu và xử lý thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phƣơng
pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. (theo Ủy
ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương - ESCAP)
 Theo Luật CGCN Việt Nam năm 2006: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí
quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm.
 Công nghệ là tổng hợp các phƣơng pháp, công cụ và phƣơng tiện dựa trên cơ
sở vận dụng các tri thức khoa học vào sản xuất và đời sống để tạo ra các sản phẩm
và dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con ngƣời.
Công nghệ cao: Là công nghệ có hàm lƣợng cao về nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm,dịch vụ có chất lƣợng và giá trị gia tăng cao;
có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành
sản xuất, dịch vụ hiện có.
Công nghệ mới: Là những công nghệ vừa đƣợc phát triển nhƣng vẫn đang trong
quá trình thử nghiệm để sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm mới với các tính năng
mới so với các sản phẩm hiện có trên thị trƣờng.
Công nghệ tiên tiến: Là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình
độ công nghệ cùng loại hiện có.
Công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh
1.2.1.1. Công nghệ nội sinh
Khái niệm: Công nghệ nội sinh là công nghệ đƣợc nghiên cứu thành công và
đƣợc triển khai áp dụng lần đầu ngay chính ở quốc gia đó.

7


Phát triển công nghệ nội sinh như sau:


Nghiên cứu
Thiết kế

Chế tạo thử,

Sản xuất kinh

thƣơng mại

doanh, chuyển

hóa

giao nhân rộng

Hình 1.1: Phát triển công nghệ nội sinh
(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp)
Ưu điểm nghệ nội sinh
- Am hiểu tình hình thực tế nên tạo ra các công nghệ phù hợp.
- Ngƣời sử dụng dễ dàng làm chủ đƣợc công nghệ.
- Tiết kiệm ngoại tệ.
- Không phụ thuộc nhiều vào nƣớc ngoài, đặc biệt về kỹ thuật.
- Tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phƣơng.
- Có thể xuất khẩu công nghệ, mang lại nhiều lợi ích.
Nhược điểm
- Để có đƣợc một công nghệ cần nhiều thời gian, tiền của và nhân lực, do đó nếu chỉ
dựa hoàn toàn vào công nghệ nội sinh thời gian công nghiệp hoá sẽ bị kéo dài
- Nếu trình độ nghiên cứu và triển khai không cao, công nghệ tạo ra sẽ ít giá trị, công
nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trƣờng ngay ở trong nƣớc và
không xuất khẩu đƣợc ra thị trƣờng quốc tế.

1.2.1.2. Công nghệ ngoại sinh
Khái niệm: Công nghệ ngoại sinh là công nghệ có đƣợc bằng cách nhận CGCN
từ quốc gia khác.
Phát triển công nghệ ngoại sinh như sau:
Nhập khẩu

Vận hành và

Làm chủ và

công nghệ

- nghi
thích

sáng tạo

Hình 1.2: Phát triển công nghệ ngoại sinh
(Nguồn:Tác giả tự tổng hợp)
8


1.2.2. Các yếu tố cấu thành công nghệ
Theo PGS.TS. Hoàng Đình Phi (2011) Công nghệ bao giờ cũng tồn tại dƣới dạng
tài sản hữu hình nhƣ một thiết bị, hay ở dạng vô hình nhƣ bản quyền sáng chế, bản
vẽ, bí quyết sản xuất, hoặc phần mềm máy tính gắn với quy trình quản trị kinh
doanh hay sản xuất,…Công nghệ bao gồm các yếu tố cấu thành nhƣ sau:
1.2.2.1. Kỹ thuật (Technoware )
- Bao gồm các hệ thống phụ trợ chuyển đổi vật liệu, xử lý thông tin. Các loại máy
móc hoạt động với chức năng thiết kế, có thể có thêm hệ thống xử lý thông tin đi theo

máy. Trong một vài trƣờng hợp có thể không có hệ thống phụ để xử lý thông tin trong
thiết bị.
1.2.2.2. Con người (Humanware)
- Bao hàm lao động của con ngƣời với các kỹ năng cần thiết để thực hiện thao
tác vận hành phần thiết bị, hay kể cả những con ngƣời hỗ trợ sản xuất, bảo trì sửa
chữa máy móc.
1.2.2.3. Tổ chức (Orgaware)
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công nghệ, trách nhiệm, quyền hạn của các thành
phần trong bộ máy.
- Cơ cấu điều hành trong quản lý công nghệ, chính sách khích lệ, kiểm tra, phân bổ
nguồn nhân lực.
- Với phần này công nghệ đƣợc hiện thân trong thể chế và khoa học quản lý.
1.2.2.4. Thông tin (Infoware)
- Tƣ liệu, thiết kế, quy trình, phƣơng pháp, hƣớng dẫn kỹ thuật, mô tả sáng chế bí
quyết, bản catalogue, bản thuyết minh thể hiện trong các ấn phẩm, bản vẽ các phƣơng
tiện lƣu trữ thông tin khác.
- Phần này có thể trao đổi một cách công khai, đơn giản ở dạng mô tả kỹ thuật hoặc
đƣợc cung cấp có điều kiện ở dạng bí quyết theo quy định về bản quyền sở hữu công
nghiệp.

9


1.2.3. Năng lực công nghệ của doanh nghiệp
Theo quan điểm của PGS.TS.Hoàng Đình Phi (2011): Năng lực công nghệ là
khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ, trong đó có việc lựu chọn công nghệ, thực
hiện các quy trình, sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh quốc tế; và năng
lực quản trị sự thay đổi trong sản phẩm, quy trình, tổ chức nhà máy là cần thiết để
duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế của một ngành công nghiệp.
Theo Ramanathan, Giáo sƣ có nhiều công trình nghiên cứu về quản trị công

nghệ tại Viện Công Nghệ Châu Á, năng lực công nghệ đƣợc phân chia thành 4
nhóm với các yếu tố cấu thành nhƣ sau:
1.2.3.1. Năng lực mua bán
Là khả năng quản lý các cơ chế mua bán công nghệ, bao gồm:
- Năng lực xác định công nghệ cần mua bán trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật chi tiết.
- Năng lực xác định ngƣời bán/ngƣời mua công nghệ phù hợp.
- Năng lực thực hiện tất cả các cơ chế phù hợp để mua/bán công nghệ.
- Năng lực đàm phán các điều khoản có hiệu lực cho việc chuyển giao công nghệ.
1.2.3.2. Năng lực vận hành
Là khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi hiệu quả các yếu tố đầu vào
thành đầu ra theo kế hoạch, đó là các năng lực:
- Năng lực khai thác, sử dụng & kiểm soát các yếu tố phần cứng.
- Năng lực lập kế hoạch thực hiện kể cả kế hoạch kinh doanh và chƣơng trình sản
xuất, đảm bảo chất lƣợng và kiểm soát hàng tồn kho.
- Năng lực liên kết và cung cấp các thông tin hỗ trợ cho các hoạt động doanh nghiệp.
- Năng lực xử lý các vấn đề nảy sinh, tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dƣỡng định
kỳ và sửa chữa hỏng hóc.
1.2.3.3. Năng lực sáng tạo
Là các khả năng của doanh nghiệp trong việc đƣa ra các đổi mới và sáng tạo
công nghệ, bao gồm:
- Năng lực thiết kế ngƣợc để có đƣợc công nghệ.
- Năng lực sáng tạo ra sản phẩm mới.
10


- Năng lực sáng tạo ra quy trình mới.
- Năng lực sáng tạo hệ thống mới.
- Năng lực tạo ra khả năng cạnh tranh nổi trội để làm đòn bẩy sáng tạo.
1.2.3.4. Năng lực hỗ trợ
Là khả năng quản trị của doanh nghiệp trong việc hình thành phát triển, tích hợp

và nâng cao các năng lực mua bán, vận hành và sáng tạo, bao gồm:
- Năng lực xây dựng chiến lƣợc công nghệ.
- Năng lực xác định các nguồn tài chính có tỷ lệ lãi suất cạnh trạnh.
- Năng lực thực hiện dự báo định hƣớng nhu cầu thị trƣờng tƣơng lai.
- Năng lực thu xếp các vật tƣ đầu vào cần thiết cho sản xuất.
- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện các dự án đầu tƣ đổi mới.
- Năng lực lập kế hoạch và quản trị nguồn nhân lực công nghệ.
- Năng lực thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển.
- Năng lực tạo ra các tri thức và kỹ năng mới.
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực, trình độ công nghệ
Theo Nguyễn Đình Phan và Nguyễn Kế Tuấn, 2007, các chỉ tiêu đánh giá công
nghệ có thể tập hợp thành 4 nhóm sau đây:
1.2.4.1. Năng lực hoạt động của công nghệ
Bao gồm các yếu tố nhƣ sau:
- Công suất.
- Thời gian hoạt động ổn định hoặc có khả năng hoạt động ổn định, có hiệu quả của
công nghệ.
- Chế độ bảo trì, bảo dƣỡng.
- Các chỉ tiêu về điều kiện hoạt động của công nghệ (giới hạn về nhiệt độ, độ ẩm, yêu
cầu về môi trƣờng làm việc ...).
- Quy mô và phạm vi hoạt động của công nghệ, trong đó quy mô và phạm vi hoạt
động về mặt không gian đóng vai trò rất quan trọng.

11


- Quy mô và đặc tính của những đối tƣợng lao động (nguyên vật liệu) đƣợc gia công,
chế biến bằng công nghệ đƣợc xem xét.
- Các chỉ tiêu về khoảng dao động của các chỉ số quy định năng lực làm việc của
công nghệ.

1.2.4.2. Trình độ công nghệ
Nhóm chỉ tiêu về trình độ công nghệ đã đƣợc xác định và bổ sung dần cho mỗi
nhóm công nghệ với tƣ cách là những chỉ tiêu đặc trƣng cho mỗi nhóm công nghệ.
Chẳng hạn, với một công nghệ gia công cơ khí, chúng bao gồm những chỉ tiêu:
- Hệ số cơ khí hóa và tự động hóa sản xuất.
- Độ ổn định của quá trình sản xuất.
- Mức độ chính xác của sản phẩm.
Những chỉ tiêu trên hoàn toàn có thể thay đổi hoặc đƣợc bổ sung thêm. Sự thay
đổi, bổ sung thêm này tùy thuộc vào tính chất của công nghệ.
1.2.4.3. Hiệu quả của công nghệ
Đó là các chỉ tiêu đánh giá công nghệ về mặt kinh tế, bao gồm:
- Tỷ suất vốn đầu tƣ trên một đơn vị công suất (sản phẩm) do công nghệ tạo ra.
- Lãi suất, tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn đầu tƣ cho việc tiếp nhận và sử dụng, khai
thác công nghệ.
- Mức (và tỷ lệ) hạ giá thành sản phẩm nhờ việc áp dụng công nghệ.
- Hệ số huy động công suất đảm bảo hòa vốn. Đây là chỉ tiêu rất cần đƣợc xem xét,
bởi trong nhiều trƣờng hợp, công suất của một dây chuyền công nghệ không đƣợc khai
thác một cách tối đa.
- Mức tiêu hao nhiên liệu, năng lƣợng trong quá trình sử dụng công nghệ để sản xuất
một sản phẩm.
- Tỷ lệ tổn thất, thất thoát (hoặc tỷ lệ tận dụng) nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng
lƣợng trong quá trình sản xuất (tƣơng quan giữa lƣợng nguyên vật liệu bị tổn thất hoặc
thất thoát, không đƣợc chuyển hóa vào thành phẩm). Một chỉ tiêu tƣơng đƣơng là hệ số
tận dụng nguyên vật liệu, tính theo lƣợng nguyên vật liệu có ích trong sản phẩm hoàn
chỉnh so với tổng số nguyên vật liệu đƣợc đƣa vào sản xuất.
12


1.2.4.4. Tác động của công nghệ tới môi trường và các ảnh hưởng kinh tế -xã hội khác.
Thông thƣờng, ngƣời ta đánh giá các tác động bất lợi mà công nghệ gây ra cho

môi trƣờng. Các tác động này thƣờng đƣợc liệt kê và phân tích có tính định tính, sau
đó, tiếp tục đƣợc lƣợng hóa thông qua những chi tiêu đặc trƣng cho từng tác động.
Những tiêu thức, chỉ tiêu đƣợc sử dụng có thể là:
- Các yếu tố môi trƣờng bị tác động bởi việc ứng dụng công nghệ và tình hình tác
động của công nghệ tới môi trƣờng.
- Quy mô của môi trƣờng (số lƣợng ngƣời hoặc sinh vật khác, diện tích đất đai, độ
dày của khí quyển và lòng đất...) chịu ảnh hƣởng bất lợi hoặc đƣợc lợi về mặt môi trƣờng
trong quá trình sử dụng công nghệ.
- Lƣợng chất thải độc hại thải ra môi trƣờng trong quá trình sử dụng công nghệ.
1.2.5. Khái niệm tiếp nhận và chuyển giao công nghệ
1.2.5.1. Khái niệm
 Theo luật CGCN: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền CGCN sang bên
nhận công nghệ.
 Theo quan điểm Quản trị: Có thể tiếp cận khái niệm CGCN theo hai định
nghĩa nhƣ sau:
- Chuyển giao công nghệ là hoạt động nhằm đƣa công nghệ tiên tiến, công nghệ hiện
đại vào sản xuất thông qua việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất hoặc
có thể là áp dụng một công nghệ đã hoàn thiện từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp
khác. Chuyển giao công nghệ là sự mua bán công nghệ và là quá trình đào tạo, huấn
luyện để sử dụng công nghệ đƣợc tiếp nhận.
- Chuyển giao công nghệ là một quy trình mà ở đó một phần hay tất cả ba yếu tố cấu
thành công nghệ (thiết bị, tri thức, kỹ năng) đƣợc chuyển từ bên chuyển giao sang bên
nhận chuyển giao để tiếp tục mua bán hay sử dụng vào mục đích sản xuất ra một sản
phẩm hay cung ứng một dịch vụ trên thị trƣờng.

13



×