Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kĩ thuật trám sandwich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.37 KB, 6 trang )

Kỹ thuật trám Sandwich
Người chia sẽ :Bàn Chải Đánh Răng
“Hãy là một con tem, gắn chặt vào mục tiêu cho tới khi đến đích”
Có 2 kỹ thuật trám Sandwich đó là kỹ thuật Sandwich đóng và kỹ thuật Sandwich mở.
Kỹ thuật Sandwich đóng thì toàn bộ khối GIC sẽ được che phủ bởi Composite, áp dụng
cho các trường hợp chung quanh xoang trám còn mô men. Kỹ thuật Sandwich mở thì
sẽ có một phần GIC lộ ra bên ngoài xoang trám, áp dụng tốt cho các trường hợp xoang
II mất chất sâu dưới nướu và không còn mô men phía thành nướu.
I. Kỹ thuật thực hiện:
1. Tạo xoang trám và đánh giá mức độ tổn thương để chọn lựa kỹ thuật trám.

2. Đặt khuôn trám và chêm

Kiểm soát cẩn thận sự khít khao của khuôn trám và các thành xoang trám đặc biệt
là phía thành nướu.
3. Conditioner


Sử dụng acid polyacrylic 20% aluminium chloride hexahydrate 3% trong 20s lấy đi
một phần lớp mùn ngà giúp làm tăng hiệu quả dán dính hóa học của GIC với mô ngà.
Sau đó rửa sạch với nước, ở đây nhất thiết ta phải giữ độ ẩm của xoang trám, việc
dùng hơi để thổi khô xoang trám sẽ không tốt bằng việc dùng gòn để lau cho ráo nước
trong xoang trám. Vì trong giai đoạn đầu của quá trình trùng hợp GIC sẽ hấp thụ nước,
sự háo nước này sẽ gây mất nước trong các ống ngà gây kích thích nguyên bào ngà,
một xoang trám ẩm sẽ bù đắp sự háo nước này.
4. Trám lớp thứ nhất với GIC

Lớp GIC này cần thiết phải đủ độ dày, thật gọn gàng, có bề mặt phẳng mịn, tránh
lem lên thành xoang, tránh tạo ra bọt khí và khoảng hở bên dưới miếng trám. Để đạt
được các yêu cầu trên với dụng cụ trám thông thường đòi hỏi một bàn tay rất khéo léo,
tuy nhiên để đơn giản hơn ta có thể tháo khuôn trám và mài chỉnh tạo hình lại xoang


trám sau khi trám xong lớp GIC rồi đặt khuôn trám trở lại và thao tác tiếp các bước sau
đó. Hiện nay công việc của nha sĩ thực sự giản đơn hơn với những dụng cụ chuyên
dụng như súng bơm GIC hay loại GIC đã được định lượng sẳn trong các nhộng. Với
nhiều nha sĩ thì thời gian đông của GIC hóa trùng hợp là quá nhanh thì nay đã không
thành vấn đề với các loại GIC quang trùng hợp.


Đây là một nhẵn hiệu GIC của hẵng GC có dạng nhộng để đưa chất trám vào xoang
rất thuận tiện.
5. Etching

Sử dụng acid phosphoric 37% trong 20s để soi mòn lớp men răng. Hình ảnh này
thực sự không ổn lắm do phần acid etch dư quá nhiều, ta không cần thiết thực hiện quá
trình soi mòn lên bề mặt GIC trước khi trám composite. (J.J. SHETH, M.E. JENSEN,
P.J. SHETH\\\', and J. VERSTEEG)
6. Bonding


Phết keo lên toàn bộ xoang trám thổi nhẹ trong 10s và chiếu đèn trong 20s, nên
thực hiện việc này 2 lần. Kai Chiu Chan, D.D.S., M.S. đã nghiên cứu trên GIC của GC
với composite hiệu Silux và Herculite cho thấy mức độ thâm nhập các chất nhuộm màu
vào phần tiếp xúc giữa hai bề mặt vật liệu cao hơn là khi không sử dụng keo dán
Scotchbond 2. Cho thấy việc cần thiết bonding lên lớp GIC trước khi trám lên đó bằng
composite.

7. Trám composite

Đắp từng lớp mỏng composite và chiếu đèn trong 20s,
8. Tạo hình và hoàn tất miếng trám



III. Tính chất và các yếu tố liên quan
1. Yếu tố thẩm mỹ
Composite có độ trong mờ gần như men răng, màu sắc đa dạng đáp ứng được nhu
cầu thẩm mỹ cao nên sử dụng thay thế cho lớp men trong miếng trám.
Với độ đục cao và có một số màu cơ bản gần với mô ngà nên GIC rất phù hợp trong
việc che màu của lớp ngà sâu bên dưới và được sử dụng thay thế cho lớp ngà trong
miếng trám.
2. Độ bền cơ học
GIC chịu lực tốt nhưng khả năng kháng mài mòn kém, một xoang trám loại II với
phần tiếp xúc bên là GIC thì chẳng mấy chốc ta có một khe hở gây nhồi nhét thức ăn.
Sự đề kháng mài mòn đã được cải thiện tốt hơn ở các chế phẩm resin modified glass–
ionomer cement tuy nhiên vẫn chưa thực sự như mong muốn. Composite có độ bền cơ
học cao, không bị hòa tan, kháng mài mòn cao và kháng nứt gẫy trong cấu trúc tốt. Sử
dụng composite như một vỏ ngoài giúp bảo vệ khối GIC và giữ được hình thể ngoài của
miếng trám.
Sự hấp thụ nước khi trùng hợp và sự mất nước sau khi trùng hợp của GIC ở 24 giờ
đầu sau khi trám làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng miếng trám đã được giải
quyết thật thỏa đáng đối với kỹ thuật sandwich đóng nhưng với kỹ thuật sandwich mở
thì chắc chắn vấn đề này khá nghiêm trọng do ta không thể loại trừ dịch nướu. Tăm đã
sáng tạo một kỹ thuật riêng cho mình đó là sử dụng nhựa phủ phết vào thành khuôn
trám và chiếu đèn trước khi đặt GIC vào xoang, điều này giúp tạo ra một cái vỏ bằng
nhựa phủ giúp cô lập GIC với dịch nướu sau khi ta tháo khuôn trám.
Sự hòa tan của GIC trong môi trường miệng được nhắc đến như một phản ứng thủy
phân làm tan rã miếng trám theo thời gian, thực tế thì quá trình này khá chậm và đáp
ứng được yêu cầu về độ bền của vật liệu.
3. Độ bền dán
Composite liên kết vi cơ học với mô men và liên kết hóa học với GIC cho lực dán
dính tốt. Việc dán dính với ngà răng đạt được yêu cầu trong thời gian đầu tuy nhiên với
thời gian thì lực dán này suy yếu nhanh chóng tạo vi lậu. GIC liên kết hóa học với mô

răng, cho lực bám dính với ngà răng đạt yêu cầu của việc trám răng và duy trì lực dán
này lâu dài. Kết hợp 2 yếu tố này với nhau ta có một cơ chế dán phức hợp men ngà và
giữa 2 loại vật liệu thật tối ưu.
4. Sự co


Khi trùng hợp GIC không thay đổi về mặt thể tích nên không sinh ra các áp lực nội
tại. Trong khi sự co của composite là vấn đề nghiêm trọng làm phát sinh áp lực nội tại
trong khối chất trám và nó sẽ phải giải phóng áp lực đó tại vị trí yếu nhất trong toàn bộ
miếng trám làm xuất hiện vi lậu.
Lớp GIC bên dưới đã góp phần làm giảm thể tích khối composite và làm giảm đi áp
lực của sự co tuy nhiên kỹ thuật trám từng lớp composite vẫn được tuân thủ chặt chẽ
để hạn chế tối đa áp lực từ sự co.
Sự co của composite có thể kéo nền GIC ra khỏi bề mặt ngà làm hình thành vi lậu
do sự co kéo gây hở miếng trám. (Jordan R.) Điều này được lý giải do lực liên kết hóa
học giữa composite với GIC lớn hơn giữa GIC với mô răng và do sự co của composite
sinh ra nội lực lớn, không chỉ kéo bong lớp GIC ra khỏi bề mặt mô răng mà còn làm nứt
vỡ cấu trúc của khối GIC. Để khắc phục ta phải có một lớp GIC có độ dày tối thiểu
1mm, các góc cạnh hoặc phần GIC lem lên khuôn hay xoang trám phải được lấy đi để
bảo đảm độ bền cơ học.
5. Phóng thích Fluor
GIC phóng thích Fluor nên làm tăng khả năng đề kháng sâu răng ở bờ xoang trám
và kể cả các mô răng lân cận.
6. Sự tương hợp sinh học với ngà – tủy
Chưa có bất cứ bằng chứng lâm sàng nào của các thành phần bên trong composite
gây thoái hóa ngà – tủy tuy nhiên có hàng loạt các nhiên cứu trong phòng thí nghiệm
ghi nhận về các tác động gây độc tế bào, thoái hóa tế bào, đột biến gen của các thành
phần có trong composite lên các loại tế bào có trong mô ngà – tủy. Ngoài ra vi lậu
không thể tránh khỏi từ miếng trám composite là nguyên nhân đã được chứng minh là
gây thoái hóa ngà – tủy.

GIC được đánh giá thân thiện với mô tủy, tuy nhiên cần phải thấy rằng trong thời
gian đầu của quá trình trùng hợp độ pH của miếng trám rất thấp (pH =2), nó kích thích
tủy khá nghiêm trọng ở những trường hợp lớp ngà quá mỏng và có thể gây chết tủy do
đó các trường hợp này cần thiết phải lót một ít chất che tủy bên dưới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×