Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Labial frenectomy ( cắt phanh môi )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 13 trang )

PHẪU THUẬT CẮT PHANH MÔI.

I.

Tóm tắt.

Phanh bám (Frenal attachments) là những nếp gấp mỏng của niêm mạc với các
sợi cơ bên trong, chúng nối từ môi, má tới phần niêm mạc trên xương ổ răng đi
vào màng xương. Thông thường khi khám, nha sĩ không hay kiểm tra phanh bám
về hình thái cũng như cách bám dính .Tuy nhiên một phanh bám bất thường có
thể là dấu hiệu của một hội chứng. Bài này nói về vấn đề phanh bám có liên quan
tới những hội chứng khác nhau cũng như không lien quan tới hội chứng.
II.

GIỚI THIỆU

Một trong những cấu trúc thú vị nhưng dễ bị bỏ quên trong khoang miệng là
phanh bám- một phần lỏng lẻo bám một phần cứng rắn hơn.
Có một số phanh bám mà thường xuất hiện trong một khoang miệng bình
thường, đáng chú ý nhất như phanh môi hàm trên, phanh môi hàm dưới, và
phanh lưỡi.
Chức năng chủ yếu của chúng là đảm bảo sự ổn định của môi trên và dưới và lưỡi.
Mức độ tham gia của chúng trong hệ thống nhai đang còn là tranh cãi. Phanh môi
trên là một nếp gấp mỏng của niêm mạc miệng, với những sợ cơ xuất phát từ cơ
vòng của môi trên, nối môi trên, niêm mạc xương ổ răng và đi vào dưới màng
xương. Nó phát triển thành một đường ở trẻ sơ sinh và kéo dài cho tới nhú khẩu
cái. Thông qua quá trình phát triển của xương ổ răng, như sự mọc răng, nó thay
đổi để phù hợp với cấu trúc của người trưởng thành.
III.

PHÂN LOẠI.


Tùy thuộc các sợi cơ bám dính tới đâu mà phanh môi được phân loại
như sau.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 1


1. Bám dính niêm mạc : khi các sợi của phanh môi bám trên ranh giới niêm
mạc di động và lợi dính

2. Bám dính lợi – Khi sợi cơ đi vào trong lợi dính.

3. Bám dính nhú lợi: Khi sợi cơ đi vào nhú lợi.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 2


4. Bám dính quá nhú: Khi sợi cơ đi qua mào xương kẽ răng đi vào bám dính
nhú lợi phía khẩu cái.

Các kiểu bám dính bất thường khác bao gồm:

1. Phanh môi bình thường với một nhú tròn.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.

Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 3


2. Phanh môi với một nếp gấp thừa .

3. Phanh môi mở rộng.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 4


4. Phanh môi chẻ đôi ( c), phanh môi chẽ ba (d), phanh môi chữ Y (b).

Phanh môi bất thường thường được phát hiện bằng mắt, bằng cách kéo căng nó
và quan sát sự di chuyển của đầu nhú hoặc sự biến đổi màu sắc do thiếu máu cục
bộ . Trên lâm sàng, phanh môi bám nhú hoặc bám quá nhú được xem là bệnh lý
và liên quan tới hiện tượng tụt lợi, khó khăn trong việc đánh răng, sự di chuyển
lệch lạc của răng và nó cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự sát khít của phục hình
hoặc dẫn đến rối loạn tâm lý cho bệnh nhân.
Một phanh môi bất thường có thể trở thành một vấn đề cần chú ý nếu sự di
chuyển của môi kéo bờ lợi ra khỏi răng, hoặc nếu nó ngăn cản quá trình đóng khe
thưa trong quá trình chỉnh nha.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !


Page 5


Phanh môi bám lấn lên nhú lợi có thể làm rộng rãnh nướu, làm tăng nguy cơ tích
tụ mảng bám, tăng nguy cơ bệnh nha chu và từ đó dẫn đến tái phát sau khi điều
trị.
Hội chứng liên quan với những loại phanh môi khác.
• Hội chứng Ehlers-Danlos: Hội chứng Ehlers-Danlos là một nhóm các rối loạn ảnh
hưởng đến các mô liên kết, đó là mô hỗ trợ da, xương, mạch máu, và các cơ quan
khác. Khuyết tật trong các mô liên kết gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của hội
chứng Ehlers-Danlos, mà mức độ thay đổi từ khớp lỏng lẻo đến những biến
chứng đe dọa tính mạng.

• Hẹp môn vị phì đại ở trẻ sơ sinh.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 6


• Holoprosencephaly: Là một rối loạn xoay thai trong đó prosencephalon (não
trước của phôi thai) không phát triển thành hai bán cầu.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 7



• Hội chứng Ellis-van Creveld: Là một rối loạn di truyền của sự phát triển xương
mà kết quả có tầm vóc rất ngắn (lùn). Những người bị bệnh này có cánh tay đặc
biệt ngắn, chân ngắn và ngực hẹp với xương sườn ngắn.

• Hội chứng miệng -mặt- số: Nhóm các triệu chứng liên quan có ảnh hưởng đến
sự phát triển của khoang miệng (miệng và răng), đặc điểm khuôn mặt, và chữ số
(các ngón tay và ngón chân).

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 8


IV. Kỹ Thuật cắt phanh môi.
Có 3 kỹ thuật tỏ ra hiệu quả để cắt bỏ phanh môi:
 Kỹ thuật rạch đơn giản.
 Kỹ thuật tạo vạt hình chữ Z.
 Kỹ thuật giới hạn lại ngách tiền đình.
Kỹ thuật rạch đơn giản và kỹ thuật tạo vạt hình chữ Z có hiệu quả khi các sợi và
niêm mạc của phanh môi tương đối hẹp. Khi phanh môi có chân đáy rộng , một
phẫu thuật giới hạn ngách tiền đình với sự biểu mô hóa thứ phát được ưa thích.
Phương pháp vô cảm là gây tê tại chỗ với thuốc co mạch
Tránh dùng quá nhiều thuốc tê vì nó có thể làm Nha sĩ khó nhìn thấy các cấu trúc
giải phẫu. Cần có một phụ tá để nâng cao và vén môi.
1. Kỹ thuật rạch đơn giản.
Đối với kỹ thuật rạch đơn giản, một đường elip hẹp được rạch xung quanh phanh
môi xuống màng xương, sau đó được laoij bỏ bằng dụng cụ bóc tách sắc và cùn ta
khỏi màng xương và phần mềm.


DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 9


Rìa của vết rạch được làm tù đi bởi chiếc kéo Dean ( kéo có răng cưa) . Mũi khâu
đầu tiên nằm ở chỗ sâu nhất phía tiền đình, xuyên qua cả rìa mép niêm mạc và
dưới màng xương. được gọi là một khâu neo, sẽ tối đa hóa độ sâu tiền đình . Phần
còn lại của rạch nên được khâuvới những mũi gián đoạn.
Đôi khi, một phần của vết thương không thể đóng lại như ban đầu và chuyển sang
liền thương thứ phát (xem hình 4.9A và 4.9B).

Hình 4.9 A cho thấy một phanh môi
bám cao ở trẻ, có thể dẫn tới khe
thưa giữa 2 răng cửa.

Hình 4.9 B Phanh môi bám cao được
cắt với phẫu thuật kiểu đơn giản, mũi
tên chỉ về một phần vết thương đã
được khâu. Nhưng một số vùng không
đóng lại được do thiết mô mềm. Rất
quan trọng để loại bỏ mô sợ ở đường
giữa.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 10



2. Kỹ thuật tạo vạt chữ Z.
Đối với kỹ thuật tạo vạt hình chữ Z, môi được vén lên để bộc lộ phanh môi,
và đường rạch, hai, rạch tiếp 2 đường rạch nhỏ để tạo hình chữ Z. Hai cánh
tà được làm tù và xoay để đóng vết rạch dọc ban đầu bằng một lối ngang. Kỹ
thuật này giúp giảm thiểu lượng mô bị cắt bỏ như đã thấy ở kỹ thuật đơn
giản mô tả trước đây (xem hình 4.10A-C).

Hình 4.10 A: Phanh môi trên
hình làm giới hạn biên giới của
hàm giả và gây ra mất ổn định
hàm giả.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 11


Hình 4. 10 B: Đường nét đứt là
đường rạch chữ Z. Vùng A Và B là
các vạt sẽ đổi vị trí.

Hình 4. 10 c: Phẫu thuật chỉnh sửa
phanh môicho thấy sự cải thiện rõ
rệt.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !


Page 12


3. Phương pháp giới hạn lại ngách tiền đình.
Phương pháp cuối cùng là phẫu thuật giới hạn lại ngách với sự biểu mô thứ
cấp. Trong trường hợp một phanh môi bám với chân rộng , một vết rạch bán
nguyệt ngoài màng xương được thực hiện tại ranh giới của niêm mạc tự do
và lợi dính . Các vạt được làm tù và khâu vào màng xương, do đó tăng độ
sâu của ngách tiền đình. Liền thương diễn ra bởi biểu mô hóa thứ phát, một
phục hình giả với lớp lót mềm mại được đặt trên nó.

DỊCH : NGUYỄN THI HUYỀN.
Bài dịch còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được lời góp ý. Xin cám ơn !

Page 13



×